THÔNG TƯ
CỦA UỶ BAN NHÀ NƯỚC VỀ HỢP TÁC VÀ ĐẦU TƯ SỐ 2200 UB-TĐ
NGÀY 9 THÁNG 10 NĂM 1995
Về các dự án khách sạn,
văn phòng, căn hộ cho thuê
Kính gửi:Các Bộ, Tổng cục, cơ quan khác trực thuộc Chính phủ
Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Thực hiện ý kiến của Thủ tướng Chính phủ về một số vấn đề liên quan đến việc xây dựng, kinh doanh khách sạn, văn phòng, nhà ở cho thuê tại Thông báo số 133-TB ngày 6-10-1995 của Văn phòng Chính phủ, Uỷ ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư xin thông báo như sau:
Việc hợp tác liên doanh với nước ngoài để xây dựng, khách sạn, văn phòng nhà ở với tiện nghi cao cấp ở các khu đô thị là cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu tăng trưởng khách du lịch, đầu tư, phù hợp với mục tiêu quy hoạch tổng thể phát triển du lịch đến năm 2000.
Uỷ ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư đề nghị kể từ nay các Bộ, Tổng cục, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khi hướng dẫn đối tác Việt Nam đàm phán các dự án xây dựng khách sạn, văn phòng, nhà ở cho thuê, cần chú ý những vấn đề sau:
1. Tận dụng mọi khả năng để nâng tỷ lệ góp vốn pháp định của phía Việt Nam lên trên 30% bằng cách:
+ Góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất trong toàn bộ thời hạn liên doanh.
+ Hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam khác cùng bỏ vốn đầu tư.
+ Huy động các Ngân hàng Việt Nam cùng góp vốn đầu tư, huy động vốn của cán bộ công nhân viên của nhân dân bằng những hình thức thích hợp như lập công ty cổ phần, bán trái phiếu.
+ Vay vốn của ngân hàng hoặc của Bên nước ngoài với lãi suất hợp lý để đưa vào góp vốn.
2. Đối với những trường hợp không có khả năng nâng tỷ lệ vốn pháp định của phía Việt Nam lên trên 30%, thì cần đàm phán để trong thời gian kinh doanh nâng dần tỷ lệ phân chia lợi nhuận cho Bên Việt Nam mà không phải góp thêm vốn hoặc Bên Việt Nam có quyền tăng dần tỷ lệ góp vốn pháp định của mình bằng cách hoặc mua dần phần vốn góp của Bên nước ngoài theo giá ban đầu, hoặc góp thêm vốn…
3. Đối với các dự án có vốn đầu tư lớn, nhất là dự án thuộc nhóm A theo quy định tại Nghị định số 191-CP ngày 28-12-1994 của Chính phủ thuộc lĩnh vực khách sạn, văn phòng, căn hộ cho thuê (có quy mô từ 40 triệu USD trở lên), cần đàm phán với Bên nước ngoài để đạt được yêu cầu chuyển giao không bồi hoàn tài sản cố định cho Bên Việt Nam hoặc một tổ chức do Nhà nước Việt Nam chỉ định khi kết thúc hoạt động.
Xin thông báo để các Bộ, các địa phương cùng phối hợp thực hiện.
THÔNG TƯ
CỦA UỶ BAN NHÀ NƯỚC VỀ HỢP TÁC VÀ ĐẦU TƯ SỐ 2200 UB-TĐ
NGÀY 9 THÁNG 10 NĂM 1995
Về các dự án khách sạn,
văn phòng, căn hộ cho thuê
Kính gửi:Các Bộ, Tổng cục, cơ quan khác trực thuộc Chính phủ
Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Thực hiện ý kiến của Thủ tướng Chính phủ về một số vấn đề liên quan đến việc xây dựng, kinh doanh khách sạn, văn phòng, nhà ở cho thuê tại Thông báo số 133-TB ngày 6-10-1995 của Văn phòng Chính phủ, Uỷ ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư xin thông báo như sau:
Việc hợp tác liên doanh với nước ngoài để xây dựng, khách sạn, văn phòng nhà ở với tiện nghi cao cấp ở các khu đô thị là cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu tăng trưởng khách du lịch, đầu tư, phù hợp với mục tiêu quy hoạch tổng thể phát triển du lịch đến năm 2000.
Uỷ ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư đề nghị kể từ nay các Bộ, Tổng cục, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khi hướng dẫn đối tác Việt Nam đàm phán các dự án xây dựng khách sạn, văn phòng, nhà ở cho thuê, cần chú ý những vấn đề sau:
1. Tận dụng mọi khả năng để nâng tỷ lệ góp vốn pháp định của phía Việt Nam lên trên 30% bằng cách:
+ Góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất trong toàn bộ thời hạn liên doanh.
+ Hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam khác cùng bỏ vốn đầu tư.
+ Huy động các Ngân hàng Việt Nam cùng góp vốn đầu tư, huy động vốn của cán bộ công nhân viên của nhân dân bằng những hình thức thích hợp như lập công ty cổ phần, bán trái phiếu.
+ Vay vốn của ngân hàng hoặc của Bên nước ngoài với lãi suất hợp lý để đưa vào góp vốn.
2. Đối với những trường hợp không có khả năng nâng tỷ lệ vốn pháp định của phía Việt Nam lên trên 30%, thì cần đàm phán để trong thời gian kinh doanh nâng dần tỷ lệ phân chia lợi nhuận cho Bên Việt Nam mà không phải góp thêm vốn hoặc Bên Việt Nam có quyền tăng dần tỷ lệ góp vốn pháp định của mình bằng cách hoặc mua dần phần vốn góp của Bên nước ngoài theo giá ban đầu, hoặc góp thêm vốn…
3. Đối với các dự án có vốn đầu tư lớn, nhất là dự án thuộc nhóm A theo quy định tại Nghị định số 191-CP ngày 28-12-1994 của Chính phủ thuộc lĩnh vực khách sạn, văn phòng, căn hộ cho thuê (có quy mô từ 40 triệu USD trở lên), cần đàm phán với Bên nước ngoài để đạt được yêu cầu chuyển giao không bồi hoàn tài sản cố định cho Bên Việt Nam hoặc một tổ chức do Nhà nước Việt Nam chỉ định khi kết thúc hoạt động.
Xin thông báo để các Bộ, các địa phương cùng phối hợp thực hiện.
Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào
đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.
Reviews
There are no reviews yet.