Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Nghị định ban hành Điều lệ quản lý xây dựng cơ bản

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 232 – CP NGÀY 6-6-1981 BAN HÀNH ĐIỀU LỆ

QUẢN LÝ XÂY DỰNG CƠ BẢN

HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ

Để tăng cường quản lý công tác xây dựng cơ bản;

Theo đề nghị của đồng chí chủ nhiệm Uỷ ban Xây dựng cơ bản Nhà nước

Căn cứ vào nghị quyết của Hội đồng Chính phủ trong phiên họp ngày 7 và 8 tháng 11 năm 1980,

NGHỊ ĐỊNH

Điều 1 – Ban hành kèm theo nghị định này bản Điều lệ quản lý xây dựng cơ bản.
Điều 2 – Điều lệ này thi hành thống nhất trong cả nước và có hiệu lực kể từ ngày ban hành. Các văn bản ban hành trước đây trái với bản điều lệ này đều bãi bỏ.
Điều 3 – Các đồng chí bộ trưởng, chủ nhiệm các Uỷ ban Nhà nước, thủ trưởng các cơ quan trực thuộc Hội đồng Chính phủ và chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành nghị định này.
ĐIỀU LỆ
QUẢN LÝ XÂY DỰNG CƠ BẢN

(Ban hành kèm theo nghị định số 232-CP ngày 6-6-1981 của Hội đồng Chính phủ)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1Yêu cầu cơ bản của công tác quản lý xây dựng cơ bản.
Công tác quản lý xây dựng cơ bản phải thể hiện đúng đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội và chính sách phát triển kinh tế, văn hoá của Đảng và Nhà nước, nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn vốn đầu tư, khai thác tốt tài nguyên của đất nước, tận dụng tiềm lực lao động, đất đai và mọi tiềm lực sản xuất khác để xây dựng thành công cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội. Chủ trương đầu tư và kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản phải bảo đảm nhịp độ phát triển nền kinh tế một cách cân đối, nhịp nhàng, xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý trong từng giai đoạn, đạt được hiệu quả kinh tế, tăng sản phẩm xã hội, tăng thu nhập quốc dân và đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội.
Điều 2 – Những nguyên tắc cơ bản của công tác quản lý xây dựng cơ bản
Điều 3 – Phạm vi và trình tự xây dựng cơ bản.
Điều 4 – Đối tượng đầu tư xây dựng cơ bản.
Đối tượng để được cấp vốn đầu tư xây dựng cơ bản là công trình hoặc liên hiệp công trình.
Điều 5- Vốn đầu tư xây dựng cơ bản.
Vốn đầu tư xây dựng cơ bản là toàn bộ chi phí để đạt được mục đích đầu tư, bao gồm chi phí cho việc chuẩn bị đầu tư; chi phí về thiết kế và xây dựng; chi phí mua sắm và lắp đặt thiết bị và các chi phí kiến thiết cơ bản khác ghi trong tổng dự toán được duyệt.
Điều 6- Trách nhiệm của các ngành, các cấp trong quản lý xây dựng cơ bản.
Chương II
Chuẩn bị đầu tư
Điều 7 – Công tác chuẩn bị đầu tư.
Tất cả các công trình dự định đầu tư đều phải được chuẩn bị chu đáo các công việc sau đây:
1. Xác định rõ sự cần thiết phải xây dựng công trình.
2. Tiến hành tiếp xúc, thăm dò thị trường trong nước hoặc ngoài nước, nếu là công trình có liên quan đến nguồn cung ứng vật tư thiết bị hoặc tiêu thụ sản phẩm trong nước hoặc ngoài nước.
3. Tiến hành điều tra, khảo sát và chọn địa điểm để có căn cứ lập luận chứng kinh tế kỹ thuật.
4. Lập, thẩm tra, xét duyệt luận chứng kinh tế kỹ thuật.

Điều 8 – Luận chứng kinh tế kỹ thuật.
Điều 9 – Nội dung luận chứng kinh tế kỹ thuật.
Nội dung chủ yếu để làm căn cứ tính toán, lập, xét duyệt luận chứng kinh tế kỹ thuật là:
1. Sự cần thiết phải đầu tư.
2. Các phương án về hình thức đầu tư.
3. Đầu tư cho công trình chính; đầu tư cho những công trình liên quan trực tiếp như cơ sở nguyên liệu, điện, nước, giao thông, bưu điện từ các tuyến chính đến công trình, v.v…; đầu tư cho nhà ở của công nhân vận hành; dự kiến đầu tư cho các bước tiếp theo hoặc mở rộng công trình (nếu có).
4. Các phương án về địa điểm, tuyến công trình trong quy hoạch xây dựng tổng thể, dự kiến diện tích chiếm đất, khả năng tận dụng cơ sở kỹ thuật hạ tầng và phục vụ công cộng, các giải pháp bảo vệ tài nguyên, bảo vệ môi trường, sinh thái và di tích lịch sử, bảo đảm mỹ quan, mức độ an toàn trong thời chiến và khi có thiên tai.
5. Các phương án về sản phẩm, công nghệ và trang bị, khả năng hợp tác sản xuất, nguồn cung cấp thiết bị, các thông số và đặc tính kỹ thuật của các thiết bị chủ yếu, các chỉ tiêu kinh tế – kỹ thuật đạt được sau khi công trình đi vào sản xuất, sử dụng.
6. Nhu cầu về nguyên liệu, lao động, năng lượng, nước và vận tải, và khả năng đáp ứng những nhu cầu ấy khi vận hành công trình.
7. Các phương án xây dựng (kèm theo các bản vẽ cần thiết): tiêu chuẩn và cấp công trình, cơ cấu công trình, các phương án về tổng mặt bằng, các phương án về thi công xây lắp và tổng tiến độ, khối lượng công tác xây lắp chủ yếu, yêu cầu và khả năng đáp ứng về vật liệu xây dựng, thiết bị thi công và công xưởng phục vụ xây lắp.
8. Các chỉ tiêu kinh tế: suất vốn đầu tư, giá thành sản phẩm, thời hạn thu hồi vốn…
9. Đối với công trình nhập của nước ngoài phải tính toán thêm các mặt sau đây:
– Giá cả nhập khẩu công trình và giá sản phẩm loại tương ứng trên thị trường quốc tế.
– Khả năng ngoại tệ, điều kiện thương mại, hợp tác vay vốn và thanh toán.
– Khả năng xuất khẩu sản phẩm để trả nợ, giảm nhập hoặc trả nợ thông qua sản phẩm khác.
– Khả năng hợp tác với các nước trong cộng đồng xã hội chủ nghĩa và khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường quốc tế.
– Các điều kiện hợp đồng về chuyên gia, đào tạo công nhân và cán bộ, cung ứng nguyên liệu, nhiên liệu, phụ tùng thay thế cho giai đoạn vận hành ban đầu.
Điều 10 – Chuẩn bị đầu tư các công trình hợp tác với nước ngoài.
Công trình hợp tác với nước ngoài dưới mọi hình thức, ngoài những quy định trên phải thực hiện các yêu cầu sau đây trong công tác chuẩn bị đầu tư:
Điều 11 – Thẩm quyền xét duyệt luận chứng kinh tế kỹ thuật.
Điều 12 – Hội đồng thẩm tra luận chứng kinh tế kỹ thuật.
Điều 13. – Thời hạn xét duyệt luận chứng kinh tế kỹ thuật.
Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, thời gian thẩm tra là 60 ngày, thời gian xét duyệt là 15 ngày. Trường hợp phải lập lại hoặc bổ sung hồ sơ, thời gian tính từ ngày cơ quan thẩm tra, xét duyệt nhận đủ hồ sơ, tài liệu ấy.
Điều 14. – Sửa đổi luận chứng kinh tế kỹ thuật.
Khi luận chứng kinh tế kỹ thuật đã được xét duyệt, nhất thiết không được thay đổi địa điểm, chủ trương đầu tư và phương án xây dựng; trường hợp chủ đầu tư muốn thay đổi phải lập và trình duyệt lại toàn bộ luận chứng kinh tế kỹ thuật. Chỉ cấp có thẩm quyền xét duyệt luận chứng kinh tế kỹ thuật mới được quyền cho phép thay đổi. Khi chưa có quyết định mới thì không được phép ngừng các công việc đang triển khai.
Chương III
Chuẩn bị xây dựng
Điều 15 – Công tác chuẩn bị xây dựng.
Các công trình xây dựng chỉ được khởi công xây lắp khi chủ đầu tư, tổ chức thiết kế, tổ chức xây lắp… đã làm tốt các công việc chuẩn bị xây dựng sau đây:
Điều 16 – Khảo sát và thiết kế.
Điều 17. – Hợp đồng kinh tế về giao thầu và nhận thầu thiết kế.

1. Việc thiết kế công trình do chủ đầu tư ký hợp đồng kinh tế với các tổ chức thiết kế. Trong trường hợp một công trình có nhiều tổ chức cùng tham gia thiết kế thì bắt buộcphải có một tổ chức nhận thầu chính về thiết kế. Tổ chức nhận thầu chính chịu trách nhiệm toàn bộ về việc thực hiện hợp đồng nhận thầu với chủ đầu tư, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của thiết kế và được hưởng một khoản phụ phí trả cho công tác nhận thầu chính.
Đối với những công trình liên quan trực tiếp đã được phê chuẩn đầu tư riêng, chủ đầu tư những công trình đó có thể ký hợp đồng với các tổ chức thiết kế chuyên ngành.
2. Hợp đồng thiết kế phải bảo đảm thực hiện đúng yêu cầu và nội dung luận chứng kinh tế kỹ thuật được duyệt; phải theo đúng quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn, định mức kinh tế – kỹ thuật và các chế độ, thể lệ khác có liên quan của Nhà nước; phải xác định rõ lịch giao thiết kế và trách nhiệm bảo đảm việc giao thiết kế theo lịch.
3. Đối với các công trình do tổ chức thiết kế nước ngoài đảm nhận, khi ký hợp đồng giao thầu thiết kế chủ đầu tư phải:
– Thi hành đúng các chế độ quản lý thống nhất của Nhà nước về cung cấp tài liệu, số liệu cho nước ngoài.
– Nếu dùng quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn, định mức kinh tế – kỹ thuật của nước ngoài để thiết kế trong khi đã có quy định của Nhà nước thì phải được sự thoả thuận của Uỷ ban Xây dựng cơ bản Nhà nước.
Điều 18 – Xét duyệt thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán.
Điều 19 – Định mức, đơn giá để lập dự toán và tổng dự toán.
Khi lập dự toán và tổng dự toán của tất cả các công trình xây dựng (kể cả các công trình hợp tác với nước ngoài) phải căn cứ các định mức, đơn giá được cấp có thẩm quyền ban hành theo sự quản lý thống nhất của Uỷ ban Xây dựng cơ bản Nhà nước.
Điều 20 – Đặt mua thiết bị công nghệ, thiết bị thi công, vật tư kỹ thuật.
Điều 21 – Bàn giao mặt bằng xây dựng.
Sau khi luận chứng kinh tế kỹ thuật của công trình được xét duyệt và chủ quản đầu tư ghi kế hoạch chuẩn bị xây dựng thì chủ đầu tư có trách nhiệm làm thủ tục để được dùng đất xây dựng.
Chủ đầu tư phải giải phóng và bàn giao mặt bằng cho tổ chức nhận thầu xây lắp làm công tác chuẩn bị xây dựng đúng thời hạn quy định trong hợp đồng.
Điều 22 – Xây dựng công trình kỹ thuật hạ tầng.
Trong kế hoạch đầu tư xây dựng các khu công nghiệp tập trung, các cụm công nghiệp, các khu dân cư và cùng kinh tế mới, cơ quan lập kế hoạch phải căn cứ vào quy hoạch chung để bố trí vốn xây dựng trước các công trình kỹ thuật hạ tầng theo quy hoạch xây dựng. Vốn đầu tư của các công trình kỹ thuật hạ tầng này được giao cho các ngành và địa phương thực hiện dưới sự quản lý thống nhất của nhà nước.
Điều 23 – Hợp đồng kinh tế về giao thầu và nhận thầu xây lắp.

Sau khi thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán được duyệt, chủ đầu tư được tiến hành ký kết hợp đồng kinh tế về giao thầu và nhận thầu xây lắp toàn bộ công trình với tổ chức xây lắp. Hợp đồng giao thầu và nhận thầu xây lắp phải bảo đảm tổng tiến độ và thời hạn đưa công trình vào sản xuất, sử dụng đã được kế hoạch Nhà nước quy định.

Điều 24 – Ban quản lý công trình
Chương IV
Xây lắp
Điều 25 – Công tác xây lắp.
Chỉ được ghi vào kế hoạch xây lắp các công trình chính khi đã làm tốt công tác chuẩn bị xây dựng.
Chỉ tiêu pháp lệnh quan trọng nhất đối với công tác xây lắp là đưa công trình vào sản xuất, sử dụng đồng bộ, hoàn chỉnh, đúng thời hạn huy động theo tổng tiến độ, bảo đảm chất lượng và tổng dự toán được duyệt.
Điều 26 – Chế độ giao thầu và nhận thầu xây lắp.
Việc xây lắp công trình chỉ được thực hiện bằng phương thức giao thầu và nhận thầu giữa chủ đầu tư và tổ chức xây lắp. Tuỳ theo điều kiện cụ thể của công trình mà áp dụng một trong những chế độ nhận thầu sau đây:
– Chế độ nhận thầu chính xây lắp;
– Chế độ tổng nhận thầu xây dựng;
– Chế độ giao thầu xây lắp trực tiếp.
Trong các chế độ nhận thầu trên đây thì chế độ nhận thầu chính xây lắp là chủ yếu.
Điều 27 – Chế độ nhận thầu chính xây lắp.
1. Chủ đầu tư chỉ ký hợp đồng giao thầu với một tổ chức nhận thầu chính về xây lắp toàn bộ công trình kể cả nhà ở của công nhân vận hành. Đối với những công trình liên quan trực tiếp đã được phê chuẩn đầu tư riêng, chủ đầu tư có thể ký hợp đồng với tổ chức xây lắp chuyên ngành.
2. Tuỳ khả năng và đặc điểm khối lượng công tác xây lắp, tổ chức nhận thầu chính xây lắp có thể ký hợp đồng giao thầu lại với các tổ chức nhận thầu phụ.
Tổ chức nhận thầu chính xây lắp chịu trách nhiệm về toàn bộ việc thực hiện hợp đồng nhận thầu đã ký với chủ đầu tư và được hưởng một khoản phụ phí cho công tác nhận thầu chính.
Điều 28 – Chế độ tổng nhận thầu xây dựng.
1. Chế độ tổng nhận thầu xây dựng chỉ được áp dụng trong việc xây dựng các công trình nhà ở, các công trình dân dụng và công trình sản xuất kinh doanh quy mô nhỏ, kỹ thuật đơn giản.
2. Chủ đầu tư giao thầu cho một tổ chức nhận thầu toàn bộ việc thiết kế, công tác chuẩn bị xây dựng và thi công xây lắp và có thể uỷ nhiệm cho tổ chức tổng nhận thầu làm một số việc khác thuộc nhiệm vụ của chủ đầu tư. Tổng nhận thầu xây dựng có thể tự mình thiết kế hoặc giao thầu lại thiết kế, đảm nhận chức năng nhận thầu chính xây lắp và được hưởng một khoản phụ phí cho các công tác tổng nhận thầu. Chủ đầu tư có trách nhiệm xét duyệt thiết kế, tổng dự toán, giám sát chất lượng, nghiệm thu và nhận bàn giao khi công trình hoàn thành xây dựng.
Điều 29 – Chế độ giao thầu xây lắp trực tiếp.
Chủ đầu tư ký hợp đồng giao thầu với nhiều tổ chức nhận thầu xây lắp cùng thi công một công trình. Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức việc phối hợp hoạt động xây lắp của các tổ chức nhận thầu.
Chế độ giao thầu này chỉ được áp dụng cho việc xây dựng các công trình mà chủ đầu tư xét thấy không có điều kiện áp dụng hai chế độ giao thầu nói trên.
Điều 30 – Tiếp nhận, vận chuyển, bảo quản thiết bị công nghệ và vật tư kỹ thuật.
Điều 31 – Quản lý kỹ thuật và chất lượng xây dựng.
Tổ chức nhận thầu xây lắp chịu trách nhiệm trước Nhà nước và chủ đầu tư về kỹ thuật và chất lượng xây dựng. Đối với các khâu có liên quan đến chất lượng công trình, tổ chức xây lắp phải lập hồ sơ nghiệm thu, có sự kiểm tra, hoặc xác nhận của các bên có liên quan. Hồ sơ nghiệm thu phải được lưu trữ trong hồ sơ hoàn thành công trình và bàn giao cho chủ đầu tư.
Trong quá trình xây lắp, chủ đầu tư, tổ chức thiết kế và cơ quan giám định xây dựng phải tổ chức giám sát chất lượng xây dựng và xử lý những trường hợp không bảo đảm chất lượng. Tổ chức nhận thầu xây lắp phải thực hiện yêu cầu xử lý của chủ đầu tư. Trường hợp có ý kiến khác nhau về việc xử lý thì phải thực hiện theo quyết định của cơ quan giám định chất lượng Nhà nước.
Điều 32 – Nghiệm thu và bàn giao.
Điều 33 – Thanh toán và quyết toán.
Sau khi nghiệm thu, bàn giao công trình, chủ đầu tư có trách nhiệm thanh toán với tổ chức nhận thầu xây lắp và quyết toán với chủ quản đầu tư và cơ quan cấp vốn. Việc thanh toán và quyết toán công trình được quy định cụ thể trong chương V của bản điều lệ này.
Điều 34 – Kết thúc đầu tư xây dựng.
Sau khi đã hoàn thành đồng bộ, hoàn chỉnh toàn bộ công trình theo luận chứng kinh tế kỹ thuật được duyệt, nghiệm thu đạt các thông số kinh tế – kỹ thuật và đã bàn giao toàn bộ công trình (bao gồm các hạng mục công trình chính, phụ, kể cả vườn hoa, cây xanh, vệ sinh mặt bằng, nhà ở của công nhân vận hành) thì công việc đầu tư xây dựng công trình cũng như nhiệm vụ của đơn vị xây lắp mới được coi là kết thúc và lúc đó mới được khánh thành.
Điều 35 – Chế độ bảo hành.
Từ nay tất cả tổ chức nhận thẩu khảo sát, thiết kế, cung ứng thiết bị, vật tư, xây lắp đều phải thực hiện chế độ bảo hành đối với công trình xây dựng theo thời hạn và nội dung do Nhà nước quy định.
Chương V
Quản lý vốn
Điều 36 – Nguồn vốn đầu tư.
Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản bao gồm:
Điều 37 – Sử dụng các nguồn vốn.
Điều 38 – Quản lý tổng dự toán.
Điều 39 – Chế độ thanh toán sản phẩm xây lắp.
Việc thanh toán giữa chủ đầu tư và tổ chức nhận thầu xây lắp chỉ được tiến hành sau khi đã bàn giao xong các công trình hoặc hạng mục công trình. Đối với những công trình quy mô lớn, xây dựng trong nhiều năm, thì được thanh toán từng phần đã hoàn thành theo thời hạn huy động do tổng tiến độ quy định và đã được nghiệm thu giữa chủ đầu tư và tổ chức nhận thầu xây lắp.
Việc thanh toán được tiến hành theo biên bản của hội đồng nghiệm thu cơ sở.
Điều 40 – Chế độ thanh toán tiền thuê thiết kế.
Thực hiện việc thanh toán tiền thuê thiết kế theo giá thiết kế công trình. Sau khi đã nhận đủ hồ sơ thiết kế giao đúng hạn theo tiến độ ghi trong hợp đồng và đạt yêu cầu chất lượng, chủ đầu tư phải thanh toán tiền thuê thiết kế công trình cho tổ chức nhận thầu thiết kế, chỉ giữ lại 10% tiền thiết kế. Số tiền này sẽ được thanh toán khi tổ chức nhận thầu thiết kế đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình ghi trong hợp đồng kinh tế đã ký kết.
Điều 41 – Lợi nhuận định mức trong xây lắp
Tổ chức nhận thầu xây lắp được tính lợi nhuận định mức bình quân là 6% của giá thành dự toán xây lắp.
Điều 42 – Quyết toán giá trị công trình xây dựng cơ bản hoàn thành.

Chương VI
Thưởng, phạt

Điều 43 – Thưởng, phạt đối với tổ chức nhận thầu thiết kế.
1. Tổ chức nhận thầu thiết kế đạt được những yêu cầu cơ bản dưới đây thì được chủ đầu tư xét thưởng; mức thưởng cao nhất không quá 10% tiền thiết kế:
– Bảo đảm chất lượng khảo sát, thiết kế, thể hiện ở mức độ đáp ứng yêu cầu của luận chứng kinh tế kỹ thuật được duyệt bằng những thông số kinh tế – kỹ thuật đạt được với mức vốn đầu tư hợp lý, tiết kiệm.
– Giao hồ sơ khảo sát, thiết kế đồng bộ, hoàn chỉnh, đúng hạn (kể cả trường hợp phải điều chỉnh, bổ sung thiết kế trong quá trình thi công).
2. Nếu không đạt những yêu cầu nói trên thì phải chịu phạt tuỳ theo mức sai sót nặng, nhẹ; mức chịu phạt tương ứng với mức thưởng. Trường hợp sai phạm lớn về kỹ thuật do phía thiết kế gây nên làm giảm sút nghiêm trọng chất lượng công trình, gây sập đổ công trình (kể cả các trường hợp xẩy ra sau khi đưa vào sản xuất, sử dụng) thì phải bồi thường và bị truy tố trước pháp luật.
Điều 44 – Thưởng, phạt đối với tổ chức nhận thầu xây lắp.
1. Các tổ chức nhận thầu xây lắp nếu đạt các yêu cầu sau đây thì được chủ đầu tư xét thưởng; mức thưởng cao nhất cho cả bốn yêu cầu không quá 3% tính theo giá trị tổng dự toán xây lắp công trình:
– Hoàn thành bàn giao đưa toàn bộ công trình vào sản xuất, sử dụng đồng bộ, hoàn chỉnh, đúng thời hạn quy định trong tổng tiến độ, bảo đảm chất lượng công trình và không vượt quá mức tổng dự toán được duyệt;
– Hoàn thành hạng mục công trình và hoàn thành tiến độ ở các khâu then chốt theo yêu cầu về thời hạn huy động của tổng tiến độ;
– Hoàn thành tiến độ hàng năm theo đúng thời hạn huy động của tổng tiến độ;
– Bảo đảm chất lượng công tác hoàn thiện.
2. Trường hợp không đạt tổng tiến độ quy định, không bảo đảm chất lượng hoặc kéo dài thời gian xây dựng công trình, thì phải chịu phạt; mức phạt không vượt quá 1% tính theo giá trị tổng dự toán xây lắp công trình. Trường hợp sai phạm lớn về kỹ thuật do phía thi công gây nên làm giảm sút nghiêm trọng chất lượng công trình, gây sập đổ công trình (kể cả các trường hợp xảy ra sau khi đưa vào sản xuất, sử dụng) thì phải bồi trường và bị truy tố trước pháp luật.
Điều 45 – Thưởng, phạt đối với chủ đầu tư và tổ chức sản xuất, kinh doanh khác.
1. Chủ đầu tư và các tổ chức sản xuất, kinh doanh khác nếu thi hành đúng hợp đồng kinh tế, góp phần đưa toàn bộ công trình vào sản xuất, sử dụng đồng bộ, hoàn chỉnh … theo quy định ở điểm 1, điều 44 của bản điều lệ này thì được xét thưởng.
2. Khi chủ đầu tư không làm tròn nghĩa vụ của mình ghi trong hợp đồng kinh tế như giao mặt bằng, giao hồ sơ thiết kế dự toán, giao thiết bị không đúng hạn, v.v… thì phải bồi thường thiệt hại về kinh tế cho các tổ chức thiết kế hoặc tổ chức xây lắp.
3. Các tổ chức cung ứng thiết bị, vật tư, vật liệu xây dựng, vận tải nếu không thi hành đúng hợp đồng kinh tế, gây chậm trễ, kéo dài tổng tiến độ và làm giảm sút chất lượng xây dựng, thì phải bồi thường thiệt hại về kinh tế cho chủ đầu tư hoặc tổ chức xây lắp.
Điều 46 – Thưởng, phạt đối với cá nhân.
Đối với cá nhân thuộc các tổ chức thiết kế, xây lắp, cung ứng thiết bị vật tư, vật liệu xây dựng, vận tải, chủ đầu tư và cơ quan quản lý có liên quan, nếu làm tốt thì được khen thưởng, nếu vì thiếu trách nhiệm gây ra những sai phạm thì sẽ tuỳ theo lỗi nặng, nhẹ và mức thiệt hại để xử phạt.
Các hình thức khen thưởng và xử phạt như sau:
1. Khen thưởng: thưởng tiền hay hiện vật; nâng bậc lương, đề bạt.
2. Xử phạt: thi hành kỷ luật hành chính; hạ bậc lương; bắt bồi thường vật chất; truy tố trước pháp luật.
Điều 47 – Nguồn tiền thưởng, phạt và thực hiện việc thưởng, phạt.
1. Tiền thưởng quy định trong các điều 43, 44, 45 của chương này được trích trong giá trị sản phẩm tăng thêm hoặc trong lợi nhuận thu được do rút ngắn thời gian xây dựng đem lại, hoặc trích theo tỷ lệ phần trăm của vốn đầu tư xây dựng công trình.
2. Tiền phạt cơ quan thiết kế, xây lắp hoặc các tổ chức sản xuất, kinh doanh phục vụ xây lắp trích từ vốn tự có hoặc từ quỹ xí nghiệp của tổ chức đó, sau đó tập thể cán bộ, công nhân, viên chức sẽ quyết định mức phạt đối với từng cá nhân trong đơn vị. Tiền phạt chủ đầu tư tính vào vốn tự có của tổ chức sản xuất, kinh doanh bỏ vốn đầu tư.
3. Việc thưởng, phạt phải ghi thành điều khoản trong hợp đồng kinh tế và được thực hiện căn cứ vào hồ sơ nghiệm thu, bàn giao hoặc biên bản xác nhận giữa các bên. Khi có đủ văn bản về thưởng, phạt, thì ngân hàng làm thủ tục thanh toán. Những tranh chấp giữa các bên trong việc thực hiện thưởng, phạt do hội đồng trọng tài kinh tế các cấp giải quyết.
4. Uỷ ban Xây dựng cơ bản Nhà nước cùng với Bộ Tài chính, Bộ Lao động quy định cụ thể tiêu chuẩn và mức thưởng, phạt cho từng đối tượng và từng trường hợp.
Chương VII
Điều khoản thi hành
Điều 48 – Bản điều lệ này thay cho các văn bản về quản lý xây dựng cơ bản đã ban hành như quyết định số 354-TTg ngày 5-8-1957 của Thủ tướng Chính phủ; các nghị quyết và nghị định số 50-CP ngày 1-4-1969; số 54-CP ngày 24-3-1972 số 64-CP ngày 19-11-1960 của Hội đồng Chính phủ; các thông tư số 120-TTg ngày 5-11-1969, số 91-TTg ngày 10-9-1969; số 113-TTg ngày 25-3-1971; số 217-TTg ngày 13-6-1975 của Thủ tướng Chính phủ. Những quy định khác trái với điều lệ này đều bãi bỏ.
Điều 49. – Các đồng chí bộ trưởng, chủ nhiệm các Uỷ ban Nhà nước, thủ trưởng các cơ quan trực thuộc Hội đồng Chính phủ, chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố và đặc khu trực thuộc trung ương có trách nhiệm thực hiện đầy đủ bản điều lệ này.
Đồng chí chủ nhiệm Uỷ ban Xây dựng cơ bản Nhà nước cùng với thủ trưởng các Bộ, ngành có liên quan nghiên cứu trình Chính phủ ban hành các văn bản tiếp theo bản điều lệ này và chịu trách nhiệm hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc thi hành.
Điều 50. – Bản điều lệ này có hiệu lực kể từ ngày ban hành và áp dụng thống nhất đối với khu vực kinh tế quốc doanh trong cả nước. Đối với việc xây dựng của hợp tác xã và của nhân dân, Uỷ ban Xây dựng cơ bản Nhà nước có hướng dẫn riêng.
Thuộc tính văn bản
Nghị định ban hành Điều lệ quản lý xây dựng cơ bản
Cơ quan ban hành: Hội đồng Chính phủ Số công báo: Đang cập nhật
Số hiệu: 232-CP Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Nghị định Người ký: Phạm Văn Đồng
Ngày ban hành: 06/06/1981 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực:
Tóm tắt văn bản
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 232 – CP NGÀY 6-6-1981 BAN HÀNH ĐIỀU LỆ

QUẢN LÝ XÂY DỰNG CƠ BẢN

HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ

Để tăng cường quản lý công tác xây dựng cơ bản;

Theo đề nghị của đồng chí chủ nhiệm Uỷ ban Xây dựng cơ bản Nhà nước

Căn cứ vào nghị quyết của Hội đồng Chính phủ trong phiên họp ngày 7 và 8 tháng 11 năm 1980,

NGHỊ ĐỊNH

Điều 1 – Ban hành kèm theo nghị định này bản Điều lệ quản lý xây dựng cơ bản.
Điều 2 – Điều lệ này thi hành thống nhất trong cả nước và có hiệu lực kể từ ngày ban hành. Các văn bản ban hành trước đây trái với bản điều lệ này đều bãi bỏ.
Điều 3 – Các đồng chí bộ trưởng, chủ nhiệm các Uỷ ban Nhà nước, thủ trưởng các cơ quan trực thuộc Hội đồng Chính phủ và chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành nghị định này.
ĐIỀU LỆ
QUẢN LÝ XÂY DỰNG CƠ BẢN

(Ban hành kèm theo nghị định số 232-CP ngày 6-6-1981 của Hội đồng Chính phủ)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1Yêu cầu cơ bản của công tác quản lý xây dựng cơ bản.
Công tác quản lý xây dựng cơ bản phải thể hiện đúng đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội và chính sách phát triển kinh tế, văn hoá của Đảng và Nhà nước, nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn vốn đầu tư, khai thác tốt tài nguyên của đất nước, tận dụng tiềm lực lao động, đất đai và mọi tiềm lực sản xuất khác để xây dựng thành công cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội. Chủ trương đầu tư và kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản phải bảo đảm nhịp độ phát triển nền kinh tế một cách cân đối, nhịp nhàng, xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý trong từng giai đoạn, đạt được hiệu quả kinh tế, tăng sản phẩm xã hội, tăng thu nhập quốc dân và đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội.
Điều 2 – Những nguyên tắc cơ bản của công tác quản lý xây dựng cơ bản
Điều 3 – Phạm vi và trình tự xây dựng cơ bản.
Điều 4 – Đối tượng đầu tư xây dựng cơ bản.
Đối tượng để được cấp vốn đầu tư xây dựng cơ bản là công trình hoặc liên hiệp công trình.
Điều 5- Vốn đầu tư xây dựng cơ bản.
Vốn đầu tư xây dựng cơ bản là toàn bộ chi phí để đạt được mục đích đầu tư, bao gồm chi phí cho việc chuẩn bị đầu tư; chi phí về thiết kế và xây dựng; chi phí mua sắm và lắp đặt thiết bị và các chi phí kiến thiết cơ bản khác ghi trong tổng dự toán được duyệt.
Điều 6- Trách nhiệm của các ngành, các cấp trong quản lý xây dựng cơ bản.
Chương II
Chuẩn bị đầu tư
Điều 7 – Công tác chuẩn bị đầu tư.
Tất cả các công trình dự định đầu tư đều phải được chuẩn bị chu đáo các công việc sau đây:
1. Xác định rõ sự cần thiết phải xây dựng công trình.
2. Tiến hành tiếp xúc, thăm dò thị trường trong nước hoặc ngoài nước, nếu là công trình có liên quan đến nguồn cung ứng vật tư thiết bị hoặc tiêu thụ sản phẩm trong nước hoặc ngoài nước.
3. Tiến hành điều tra, khảo sát và chọn địa điểm để có căn cứ lập luận chứng kinh tế kỹ thuật.
4. Lập, thẩm tra, xét duyệt luận chứng kinh tế kỹ thuật.

Điều 8 – Luận chứng kinh tế kỹ thuật.
Điều 9 – Nội dung luận chứng kinh tế kỹ thuật.
Nội dung chủ yếu để làm căn cứ tính toán, lập, xét duyệt luận chứng kinh tế kỹ thuật là:
1. Sự cần thiết phải đầu tư.
2. Các phương án về hình thức đầu tư.
3. Đầu tư cho công trình chính; đầu tư cho những công trình liên quan trực tiếp như cơ sở nguyên liệu, điện, nước, giao thông, bưu điện từ các tuyến chính đến công trình, v.v…; đầu tư cho nhà ở của công nhân vận hành; dự kiến đầu tư cho các bước tiếp theo hoặc mở rộng công trình (nếu có).
4. Các phương án về địa điểm, tuyến công trình trong quy hoạch xây dựng tổng thể, dự kiến diện tích chiếm đất, khả năng tận dụng cơ sở kỹ thuật hạ tầng và phục vụ công cộng, các giải pháp bảo vệ tài nguyên, bảo vệ môi trường, sinh thái và di tích lịch sử, bảo đảm mỹ quan, mức độ an toàn trong thời chiến và khi có thiên tai.
5. Các phương án về sản phẩm, công nghệ và trang bị, khả năng hợp tác sản xuất, nguồn cung cấp thiết bị, các thông số và đặc tính kỹ thuật của các thiết bị chủ yếu, các chỉ tiêu kinh tế – kỹ thuật đạt được sau khi công trình đi vào sản xuất, sử dụng.
6. Nhu cầu về nguyên liệu, lao động, năng lượng, nước và vận tải, và khả năng đáp ứng những nhu cầu ấy khi vận hành công trình.
7. Các phương án xây dựng (kèm theo các bản vẽ cần thiết): tiêu chuẩn và cấp công trình, cơ cấu công trình, các phương án về tổng mặt bằng, các phương án về thi công xây lắp và tổng tiến độ, khối lượng công tác xây lắp chủ yếu, yêu cầu và khả năng đáp ứng về vật liệu xây dựng, thiết bị thi công và công xưởng phục vụ xây lắp.
8. Các chỉ tiêu kinh tế: suất vốn đầu tư, giá thành sản phẩm, thời hạn thu hồi vốn…
9. Đối với công trình nhập của nước ngoài phải tính toán thêm các mặt sau đây:
– Giá cả nhập khẩu công trình và giá sản phẩm loại tương ứng trên thị trường quốc tế.
– Khả năng ngoại tệ, điều kiện thương mại, hợp tác vay vốn và thanh toán.
– Khả năng xuất khẩu sản phẩm để trả nợ, giảm nhập hoặc trả nợ thông qua sản phẩm khác.
– Khả năng hợp tác với các nước trong cộng đồng xã hội chủ nghĩa và khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường quốc tế.
– Các điều kiện hợp đồng về chuyên gia, đào tạo công nhân và cán bộ, cung ứng nguyên liệu, nhiên liệu, phụ tùng thay thế cho giai đoạn vận hành ban đầu.
Điều 10 – Chuẩn bị đầu tư các công trình hợp tác với nước ngoài.
Công trình hợp tác với nước ngoài dưới mọi hình thức, ngoài những quy định trên phải thực hiện các yêu cầu sau đây trong công tác chuẩn bị đầu tư:
Điều 11 – Thẩm quyền xét duyệt luận chứng kinh tế kỹ thuật.
Điều 12 – Hội đồng thẩm tra luận chứng kinh tế kỹ thuật.
Điều 13. – Thời hạn xét duyệt luận chứng kinh tế kỹ thuật.
Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, thời gian thẩm tra là 60 ngày, thời gian xét duyệt là 15 ngày. Trường hợp phải lập lại hoặc bổ sung hồ sơ, thời gian tính từ ngày cơ quan thẩm tra, xét duyệt nhận đủ hồ sơ, tài liệu ấy.
Điều 14. – Sửa đổi luận chứng kinh tế kỹ thuật.
Khi luận chứng kinh tế kỹ thuật đã được xét duyệt, nhất thiết không được thay đổi địa điểm, chủ trương đầu tư và phương án xây dựng; trường hợp chủ đầu tư muốn thay đổi phải lập và trình duyệt lại toàn bộ luận chứng kinh tế kỹ thuật. Chỉ cấp có thẩm quyền xét duyệt luận chứng kinh tế kỹ thuật mới được quyền cho phép thay đổi. Khi chưa có quyết định mới thì không được phép ngừng các công việc đang triển khai.
Chương III
Chuẩn bị xây dựng
Điều 15 – Công tác chuẩn bị xây dựng.
Các công trình xây dựng chỉ được khởi công xây lắp khi chủ đầu tư, tổ chức thiết kế, tổ chức xây lắp… đã làm tốt các công việc chuẩn bị xây dựng sau đây:
Điều 16 – Khảo sát và thiết kế.
Điều 17. – Hợp đồng kinh tế về giao thầu và nhận thầu thiết kế.

1. Việc thiết kế công trình do chủ đầu tư ký hợp đồng kinh tế với các tổ chức thiết kế. Trong trường hợp một công trình có nhiều tổ chức cùng tham gia thiết kế thì bắt buộcphải có một tổ chức nhận thầu chính về thiết kế. Tổ chức nhận thầu chính chịu trách nhiệm toàn bộ về việc thực hiện hợp đồng nhận thầu với chủ đầu tư, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của thiết kế và được hưởng một khoản phụ phí trả cho công tác nhận thầu chính.
Đối với những công trình liên quan trực tiếp đã được phê chuẩn đầu tư riêng, chủ đầu tư những công trình đó có thể ký hợp đồng với các tổ chức thiết kế chuyên ngành.
2. Hợp đồng thiết kế phải bảo đảm thực hiện đúng yêu cầu và nội dung luận chứng kinh tế kỹ thuật được duyệt; phải theo đúng quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn, định mức kinh tế – kỹ thuật và các chế độ, thể lệ khác có liên quan của Nhà nước; phải xác định rõ lịch giao thiết kế và trách nhiệm bảo đảm việc giao thiết kế theo lịch.
3. Đối với các công trình do tổ chức thiết kế nước ngoài đảm nhận, khi ký hợp đồng giao thầu thiết kế chủ đầu tư phải:
– Thi hành đúng các chế độ quản lý thống nhất của Nhà nước về cung cấp tài liệu, số liệu cho nước ngoài.
– Nếu dùng quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn, định mức kinh tế – kỹ thuật của nước ngoài để thiết kế trong khi đã có quy định của Nhà nước thì phải được sự thoả thuận của Uỷ ban Xây dựng cơ bản Nhà nước.
Điều 18 – Xét duyệt thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán.
Điều 19 – Định mức, đơn giá để lập dự toán và tổng dự toán.
Khi lập dự toán và tổng dự toán của tất cả các công trình xây dựng (kể cả các công trình hợp tác với nước ngoài) phải căn cứ các định mức, đơn giá được cấp có thẩm quyền ban hành theo sự quản lý thống nhất của Uỷ ban Xây dựng cơ bản Nhà nước.
Điều 20 – Đặt mua thiết bị công nghệ, thiết bị thi công, vật tư kỹ thuật.
Điều 21 – Bàn giao mặt bằng xây dựng.
Sau khi luận chứng kinh tế kỹ thuật của công trình được xét duyệt và chủ quản đầu tư ghi kế hoạch chuẩn bị xây dựng thì chủ đầu tư có trách nhiệm làm thủ tục để được dùng đất xây dựng.
Chủ đầu tư phải giải phóng và bàn giao mặt bằng cho tổ chức nhận thầu xây lắp làm công tác chuẩn bị xây dựng đúng thời hạn quy định trong hợp đồng.
Điều 22 – Xây dựng công trình kỹ thuật hạ tầng.
Trong kế hoạch đầu tư xây dựng các khu công nghiệp tập trung, các cụm công nghiệp, các khu dân cư và cùng kinh tế mới, cơ quan lập kế hoạch phải căn cứ vào quy hoạch chung để bố trí vốn xây dựng trước các công trình kỹ thuật hạ tầng theo quy hoạch xây dựng. Vốn đầu tư của các công trình kỹ thuật hạ tầng này được giao cho các ngành và địa phương thực hiện dưới sự quản lý thống nhất của nhà nước.
Điều 23 – Hợp đồng kinh tế về giao thầu và nhận thầu xây lắp.

Sau khi thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán được duyệt, chủ đầu tư được tiến hành ký kết hợp đồng kinh tế về giao thầu và nhận thầu xây lắp toàn bộ công trình với tổ chức xây lắp. Hợp đồng giao thầu và nhận thầu xây lắp phải bảo đảm tổng tiến độ và thời hạn đưa công trình vào sản xuất, sử dụng đã được kế hoạch Nhà nước quy định.

Điều 24 – Ban quản lý công trình
Chương IV
Xây lắp
Điều 25 – Công tác xây lắp.
Chỉ được ghi vào kế hoạch xây lắp các công trình chính khi đã làm tốt công tác chuẩn bị xây dựng.
Chỉ tiêu pháp lệnh quan trọng nhất đối với công tác xây lắp là đưa công trình vào sản xuất, sử dụng đồng bộ, hoàn chỉnh, đúng thời hạn huy động theo tổng tiến độ, bảo đảm chất lượng và tổng dự toán được duyệt.
Điều 26 – Chế độ giao thầu và nhận thầu xây lắp.
Việc xây lắp công trình chỉ được thực hiện bằng phương thức giao thầu và nhận thầu giữa chủ đầu tư và tổ chức xây lắp. Tuỳ theo điều kiện cụ thể của công trình mà áp dụng một trong những chế độ nhận thầu sau đây:
– Chế độ nhận thầu chính xây lắp;
– Chế độ tổng nhận thầu xây dựng;
– Chế độ giao thầu xây lắp trực tiếp.
Trong các chế độ nhận thầu trên đây thì chế độ nhận thầu chính xây lắp là chủ yếu.
Điều 27 – Chế độ nhận thầu chính xây lắp.
1. Chủ đầu tư chỉ ký hợp đồng giao thầu với một tổ chức nhận thầu chính về xây lắp toàn bộ công trình kể cả nhà ở của công nhân vận hành. Đối với những công trình liên quan trực tiếp đã được phê chuẩn đầu tư riêng, chủ đầu tư có thể ký hợp đồng với tổ chức xây lắp chuyên ngành.
2. Tuỳ khả năng và đặc điểm khối lượng công tác xây lắp, tổ chức nhận thầu chính xây lắp có thể ký hợp đồng giao thầu lại với các tổ chức nhận thầu phụ.
Tổ chức nhận thầu chính xây lắp chịu trách nhiệm về toàn bộ việc thực hiện hợp đồng nhận thầu đã ký với chủ đầu tư và được hưởng một khoản phụ phí cho công tác nhận thầu chính.
Điều 28 – Chế độ tổng nhận thầu xây dựng.
1. Chế độ tổng nhận thầu xây dựng chỉ được áp dụng trong việc xây dựng các công trình nhà ở, các công trình dân dụng và công trình sản xuất kinh doanh quy mô nhỏ, kỹ thuật đơn giản.
2. Chủ đầu tư giao thầu cho một tổ chức nhận thầu toàn bộ việc thiết kế, công tác chuẩn bị xây dựng và thi công xây lắp và có thể uỷ nhiệm cho tổ chức tổng nhận thầu làm một số việc khác thuộc nhiệm vụ của chủ đầu tư. Tổng nhận thầu xây dựng có thể tự mình thiết kế hoặc giao thầu lại thiết kế, đảm nhận chức năng nhận thầu chính xây lắp và được hưởng một khoản phụ phí cho các công tác tổng nhận thầu. Chủ đầu tư có trách nhiệm xét duyệt thiết kế, tổng dự toán, giám sát chất lượng, nghiệm thu và nhận bàn giao khi công trình hoàn thành xây dựng.
Điều 29 – Chế độ giao thầu xây lắp trực tiếp.
Chủ đầu tư ký hợp đồng giao thầu với nhiều tổ chức nhận thầu xây lắp cùng thi công một công trình. Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức việc phối hợp hoạt động xây lắp của các tổ chức nhận thầu.
Chế độ giao thầu này chỉ được áp dụng cho việc xây dựng các công trình mà chủ đầu tư xét thấy không có điều kiện áp dụng hai chế độ giao thầu nói trên.
Điều 30 – Tiếp nhận, vận chuyển, bảo quản thiết bị công nghệ và vật tư kỹ thuật.
Điều 31 – Quản lý kỹ thuật và chất lượng xây dựng.
Tổ chức nhận thầu xây lắp chịu trách nhiệm trước Nhà nước và chủ đầu tư về kỹ thuật và chất lượng xây dựng. Đối với các khâu có liên quan đến chất lượng công trình, tổ chức xây lắp phải lập hồ sơ nghiệm thu, có sự kiểm tra, hoặc xác nhận của các bên có liên quan. Hồ sơ nghiệm thu phải được lưu trữ trong hồ sơ hoàn thành công trình và bàn giao cho chủ đầu tư.
Trong quá trình xây lắp, chủ đầu tư, tổ chức thiết kế và cơ quan giám định xây dựng phải tổ chức giám sát chất lượng xây dựng và xử lý những trường hợp không bảo đảm chất lượng. Tổ chức nhận thầu xây lắp phải thực hiện yêu cầu xử lý của chủ đầu tư. Trường hợp có ý kiến khác nhau về việc xử lý thì phải thực hiện theo quyết định của cơ quan giám định chất lượng Nhà nước.
Điều 32 – Nghiệm thu và bàn giao.
Điều 33 – Thanh toán và quyết toán.
Sau khi nghiệm thu, bàn giao công trình, chủ đầu tư có trách nhiệm thanh toán với tổ chức nhận thầu xây lắp và quyết toán với chủ quản đầu tư và cơ quan cấp vốn. Việc thanh toán và quyết toán công trình được quy định cụ thể trong chương V của bản điều lệ này.
Điều 34 – Kết thúc đầu tư xây dựng.
Sau khi đã hoàn thành đồng bộ, hoàn chỉnh toàn bộ công trình theo luận chứng kinh tế kỹ thuật được duyệt, nghiệm thu đạt các thông số kinh tế – kỹ thuật và đã bàn giao toàn bộ công trình (bao gồm các hạng mục công trình chính, phụ, kể cả vườn hoa, cây xanh, vệ sinh mặt bằng, nhà ở của công nhân vận hành) thì công việc đầu tư xây dựng công trình cũng như nhiệm vụ của đơn vị xây lắp mới được coi là kết thúc và lúc đó mới được khánh thành.
Điều 35 – Chế độ bảo hành.
Từ nay tất cả tổ chức nhận thẩu khảo sát, thiết kế, cung ứng thiết bị, vật tư, xây lắp đều phải thực hiện chế độ bảo hành đối với công trình xây dựng theo thời hạn và nội dung do Nhà nước quy định.
Chương V
Quản lý vốn
Điều 36 – Nguồn vốn đầu tư.
Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản bao gồm:
Điều 37 – Sử dụng các nguồn vốn.
Điều 38 – Quản lý tổng dự toán.
Điều 39 – Chế độ thanh toán sản phẩm xây lắp.
Việc thanh toán giữa chủ đầu tư và tổ chức nhận thầu xây lắp chỉ được tiến hành sau khi đã bàn giao xong các công trình hoặc hạng mục công trình. Đối với những công trình quy mô lớn, xây dựng trong nhiều năm, thì được thanh toán từng phần đã hoàn thành theo thời hạn huy động do tổng tiến độ quy định và đã được nghiệm thu giữa chủ đầu tư và tổ chức nhận thầu xây lắp.
Việc thanh toán được tiến hành theo biên bản của hội đồng nghiệm thu cơ sở.
Điều 40 – Chế độ thanh toán tiền thuê thiết kế.
Thực hiện việc thanh toán tiền thuê thiết kế theo giá thiết kế công trình. Sau khi đã nhận đủ hồ sơ thiết kế giao đúng hạn theo tiến độ ghi trong hợp đồng và đạt yêu cầu chất lượng, chủ đầu tư phải thanh toán tiền thuê thiết kế công trình cho tổ chức nhận thầu thiết kế, chỉ giữ lại 10% tiền thiết kế. Số tiền này sẽ được thanh toán khi tổ chức nhận thầu thiết kế đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình ghi trong hợp đồng kinh tế đã ký kết.
Điều 41 – Lợi nhuận định mức trong xây lắp
Tổ chức nhận thầu xây lắp được tính lợi nhuận định mức bình quân là 6% của giá thành dự toán xây lắp.
Điều 42 – Quyết toán giá trị công trình xây dựng cơ bản hoàn thành.

Chương VI
Thưởng, phạt

Điều 43 – Thưởng, phạt đối với tổ chức nhận thầu thiết kế.
1. Tổ chức nhận thầu thiết kế đạt được những yêu cầu cơ bản dưới đây thì được chủ đầu tư xét thưởng; mức thưởng cao nhất không quá 10% tiền thiết kế:
– Bảo đảm chất lượng khảo sát, thiết kế, thể hiện ở mức độ đáp ứng yêu cầu của luận chứng kinh tế kỹ thuật được duyệt bằng những thông số kinh tế – kỹ thuật đạt được với mức vốn đầu tư hợp lý, tiết kiệm.
– Giao hồ sơ khảo sát, thiết kế đồng bộ, hoàn chỉnh, đúng hạn (kể cả trường hợp phải điều chỉnh, bổ sung thiết kế trong quá trình thi công).
2. Nếu không đạt những yêu cầu nói trên thì phải chịu phạt tuỳ theo mức sai sót nặng, nhẹ; mức chịu phạt tương ứng với mức thưởng. Trường hợp sai phạm lớn về kỹ thuật do phía thiết kế gây nên làm giảm sút nghiêm trọng chất lượng công trình, gây sập đổ công trình (kể cả các trường hợp xẩy ra sau khi đưa vào sản xuất, sử dụng) thì phải bồi thường và bị truy tố trước pháp luật.
Điều 44 – Thưởng, phạt đối với tổ chức nhận thầu xây lắp.
1. Các tổ chức nhận thầu xây lắp nếu đạt các yêu cầu sau đây thì được chủ đầu tư xét thưởng; mức thưởng cao nhất cho cả bốn yêu cầu không quá 3% tính theo giá trị tổng dự toán xây lắp công trình:
– Hoàn thành bàn giao đưa toàn bộ công trình vào sản xuất, sử dụng đồng bộ, hoàn chỉnh, đúng thời hạn quy định trong tổng tiến độ, bảo đảm chất lượng công trình và không vượt quá mức tổng dự toán được duyệt;
– Hoàn thành hạng mục công trình và hoàn thành tiến độ ở các khâu then chốt theo yêu cầu về thời hạn huy động của tổng tiến độ;
– Hoàn thành tiến độ hàng năm theo đúng thời hạn huy động của tổng tiến độ;
– Bảo đảm chất lượng công tác hoàn thiện.
2. Trường hợp không đạt tổng tiến độ quy định, không bảo đảm chất lượng hoặc kéo dài thời gian xây dựng công trình, thì phải chịu phạt; mức phạt không vượt quá 1% tính theo giá trị tổng dự toán xây lắp công trình. Trường hợp sai phạm lớn về kỹ thuật do phía thi công gây nên làm giảm sút nghiêm trọng chất lượng công trình, gây sập đổ công trình (kể cả các trường hợp xảy ra sau khi đưa vào sản xuất, sử dụng) thì phải bồi trường và bị truy tố trước pháp luật.
Điều 45 – Thưởng, phạt đối với chủ đầu tư và tổ chức sản xuất, kinh doanh khác.
1. Chủ đầu tư và các tổ chức sản xuất, kinh doanh khác nếu thi hành đúng hợp đồng kinh tế, góp phần đưa toàn bộ công trình vào sản xuất, sử dụng đồng bộ, hoàn chỉnh … theo quy định ở điểm 1, điều 44 của bản điều lệ này thì được xét thưởng.
2. Khi chủ đầu tư không làm tròn nghĩa vụ của mình ghi trong hợp đồng kinh tế như giao mặt bằng, giao hồ sơ thiết kế dự toán, giao thiết bị không đúng hạn, v.v… thì phải bồi thường thiệt hại về kinh tế cho các tổ chức thiết kế hoặc tổ chức xây lắp.
3. Các tổ chức cung ứng thiết bị, vật tư, vật liệu xây dựng, vận tải nếu không thi hành đúng hợp đồng kinh tế, gây chậm trễ, kéo dài tổng tiến độ và làm giảm sút chất lượng xây dựng, thì phải bồi thường thiệt hại về kinh tế cho chủ đầu tư hoặc tổ chức xây lắp.
Điều 46 – Thưởng, phạt đối với cá nhân.
Đối với cá nhân thuộc các tổ chức thiết kế, xây lắp, cung ứng thiết bị vật tư, vật liệu xây dựng, vận tải, chủ đầu tư và cơ quan quản lý có liên quan, nếu làm tốt thì được khen thưởng, nếu vì thiếu trách nhiệm gây ra những sai phạm thì sẽ tuỳ theo lỗi nặng, nhẹ và mức thiệt hại để xử phạt.
Các hình thức khen thưởng và xử phạt như sau:
1. Khen thưởng: thưởng tiền hay hiện vật; nâng bậc lương, đề bạt.
2. Xử phạt: thi hành kỷ luật hành chính; hạ bậc lương; bắt bồi thường vật chất; truy tố trước pháp luật.
Điều 47 – Nguồn tiền thưởng, phạt và thực hiện việc thưởng, phạt.
1. Tiền thưởng quy định trong các điều 43, 44, 45 của chương này được trích trong giá trị sản phẩm tăng thêm hoặc trong lợi nhuận thu được do rút ngắn thời gian xây dựng đem lại, hoặc trích theo tỷ lệ phần trăm của vốn đầu tư xây dựng công trình.
2. Tiền phạt cơ quan thiết kế, xây lắp hoặc các tổ chức sản xuất, kinh doanh phục vụ xây lắp trích từ vốn tự có hoặc từ quỹ xí nghiệp của tổ chức đó, sau đó tập thể cán bộ, công nhân, viên chức sẽ quyết định mức phạt đối với từng cá nhân trong đơn vị. Tiền phạt chủ đầu tư tính vào vốn tự có của tổ chức sản xuất, kinh doanh bỏ vốn đầu tư.
3. Việc thưởng, phạt phải ghi thành điều khoản trong hợp đồng kinh tế và được thực hiện căn cứ vào hồ sơ nghiệm thu, bàn giao hoặc biên bản xác nhận giữa các bên. Khi có đủ văn bản về thưởng, phạt, thì ngân hàng làm thủ tục thanh toán. Những tranh chấp giữa các bên trong việc thực hiện thưởng, phạt do hội đồng trọng tài kinh tế các cấp giải quyết.
4. Uỷ ban Xây dựng cơ bản Nhà nước cùng với Bộ Tài chính, Bộ Lao động quy định cụ thể tiêu chuẩn và mức thưởng, phạt cho từng đối tượng và từng trường hợp.
Chương VII
Điều khoản thi hành
Điều 48 – Bản điều lệ này thay cho các văn bản về quản lý xây dựng cơ bản đã ban hành như quyết định số 354-TTg ngày 5-8-1957 của Thủ tướng Chính phủ; các nghị quyết và nghị định số 50-CP ngày 1-4-1969; số 54-CP ngày 24-3-1972 số 64-CP ngày 19-11-1960 của Hội đồng Chính phủ; các thông tư số 120-TTg ngày 5-11-1969, số 91-TTg ngày 10-9-1969; số 113-TTg ngày 25-3-1971; số 217-TTg ngày 13-6-1975 của Thủ tướng Chính phủ. Những quy định khác trái với điều lệ này đều bãi bỏ.
Điều 49. – Các đồng chí bộ trưởng, chủ nhiệm các Uỷ ban Nhà nước, thủ trưởng các cơ quan trực thuộc Hội đồng Chính phủ, chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố và đặc khu trực thuộc trung ương có trách nhiệm thực hiện đầy đủ bản điều lệ này.
Đồng chí chủ nhiệm Uỷ ban Xây dựng cơ bản Nhà nước cùng với thủ trưởng các Bộ, ngành có liên quan nghiên cứu trình Chính phủ ban hành các văn bản tiếp theo bản điều lệ này và chịu trách nhiệm hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc thi hành.
Điều 50. – Bản điều lệ này có hiệu lực kể từ ngày ban hành và áp dụng thống nhất đối với khu vực kinh tế quốc doanh trong cả nước. Đối với việc xây dựng của hợp tác xã và của nhân dân, Uỷ ban Xây dựng cơ bản Nhà nước có hướng dẫn riêng.

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Nghị định ban hành Điều lệ quản lý xây dựng cơ bản”