THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ ——
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————
|
Số: 1463/QĐ-TTg
|
Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2008
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC THÀNH LẬP BAN QUẢN LÝ CÁC KHU CÔNG NGHIỆP VÀ CHẾ XUẤT HÀ NỘI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
——–
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Nghị quyết số 15/2008/NQ-QH12 ngày 29 tháng 5 năm 2008 của Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 3 về điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội và một số tỉnh liên quan;
Căn cứ Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;
Căn cứ Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế;
Căn cứ Nghị định số 99/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2003 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế khu công nghệ cao;
Xét đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tại các văn bản số 768/UBND-SNV ngày 28 tháng 8 năm 2008 và số 1444/UBND-SNV ngày 24 tháng 9 năm 2008; của Bộ trưởng Bộ Nội vụ tại văn bản số 2803/BNV-TCBC ngày 15 tháng 9 năm 2008,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Về thành lập và quy định vị trí, chức năng của Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội, thành phố Hà Nội
1. Thành lập Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội, thành phố Hà Nội (sau đây gọi tắt là Ban Quản lý) trên cơ sở hợp nhất Ban Quản lý các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội, thành phố Hà Nội (được thành lập theo Quyết định số 758/TTg ngày 20 tháng 11 năm 1995 của Thủ tướng Chính phủ) với Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Hà Tây (được thành lập theo Quyết định số 49/2003/QĐ-TTg ngày 14 tháng 4 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ).
2. Ban Quản lý là cơ quan trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, thực hiện chức năng quản lý nhà nước trực tiếp đối với các Khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn thành phố Hà Nội và Khu công nghệ cao sinh học Hà Nội; quản lý và tổ chức thực hiện chức năng cung ứng dịch vụ hành chính công và dịch vụ hỗ trợ khác có liên quan đến hoạt động đầu tư và sản xuất, kinh doanh cho các nhà đầu tư trong các khu công nghiệp, khu chế xuất và Khu công nghệ cao sinh học Hà Nội trên địa bàn thành phố Hà Nội theo quy định của pháp luật.
3. Ban Quản lý có tư cách pháp nhân, có tài khoản, con dấu hình Quốc huy, trụ sở làm việc tại thành phố Hà Nội; là đầu mối kế hoạch ngân sách của thành phố Hà Nội; kinh phí hoạt động của Ban Quản lý, kinh phí hoạt động sự nghiệp thuộc Ban Quản lý do ngân sách nhà nước cấp theo quy định của pháp luật.
Điều 2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Quản lý
Ban Quản lý thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại:
1. Điều 81 Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;
2. Điều 37 Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế;
3. Điều 35 Nghị định số 99/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2003 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế khu công nghệ cao;
4. Các văn bản pháp luật khác có liên quan.
Điều 3. Cơ cấu tổ chức và biên chế của Ban Quản lý
1. Lãnh đạo Ban Quản lý:
Ban Quản lý có Trưởng ban và không quá 04 (bốn) Phó Trưởng ban.
Trưởng ban do Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội bổ nhiệm, miễn nhiệm theo tiêu chuẩn chức danh do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành; Phó Trưởng ban do Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội bổ nhiệm, miễm nhiệm theo đề nghị của Trưởng ban Ban Quản lý.
2. Cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý:
a) Các tổ chức hành chính gồm: văn phòng, các phòng chuyên môn nghiệp vụ và đại diện Ban Quản lý;
b) Các tổ chức sự nghiệp trực thuộc.
Căn cứ yêu cầu, nhiệm vụ phát triển Khu công nghệ cao sinh học Hà Nội và các khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn thành phố Hà Nội trong từng giai đoạn cụ thể, Trưởng ban Ban Quản lý chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành liên quan trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội quyết định theo thẩm quyền về tổ chức bộ máy của Ban Quản lý.
3. Biên chế:
a) Biên chế hành chính của Ban Quản lý gồm: Trưởng ban, các Phó Trưởng ban chuyên trách và biên chế của văn phòng, các phòng chuyên môn nghiệp vụ và đại diện Ban Quản lý do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội quyết định trong tổng biên chế hành chính được giao;
b) Biên chế sự nghiệp của Ban Quản lý do Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội quyết định theo quy định của pháp luật về phân cấp quản lý biên chế hành chính, sự nghiệp và cơ chế quản lý biên chế đối với đơn vị sự nghiệp của Nhà nước.
4. Trưởng ban Ban Quản lý trình Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý theo quy định của pháp luật.
Điều 4. Hiệu lực thi hành
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ban hành và thay thế Quyết định số 758/TTg ngày 20 tháng 11 năm 1995 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội, thành phố Hà Nội và Quyết định số 49/2003/QĐ-TTg ngày 14 tháng 4 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hà Tây.
Điều 5. Trách nhiệm thi hành
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Trưởng ban Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội, thành phố Hà Nội chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: – Ban Bí thư Trung ương Đảng; – Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; – Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; – VP BCĐTW về phòng, chống tham nhũng; – HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; – Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; – Văn phòng Chủ tịch nước; – Hội đồng Dân tộc và các ủy ban của Quốc hội; – Văn phòng Quốc hội; – Tòa án nhân dân tối cao; – Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; – Kiểm toán Nhà nước; – Ủy ban Giám sát tài chính QG; – BQL KKTCKQT Bờ Y; – Ngân hàng Chính sách Xã hội; – Ngân hàng Phát triển Việt Nam; – UBTW Mặt Trận Tổ quốc Việt Nam; – Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; – Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội, thành phố Hà Nội; – VPCP: BTCN, các PCN, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; – Lưu: Văn thư, TCCV (7b)
|
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng
|
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ ——
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————
|
Số: 1463/QĐ-TTg
|
Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2008
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC THÀNH LẬP BAN QUẢN LÝ CÁC KHU CÔNG NGHIỆP VÀ CHẾ XUẤT HÀ NỘI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
——–
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Nghị quyết số 15/2008/NQ-QH12 ngày 29 tháng 5 năm 2008 của Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 3 về điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội và một số tỉnh liên quan;
Căn cứ Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;
Căn cứ Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế;
Căn cứ Nghị định số 99/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2003 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế khu công nghệ cao;
Xét đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tại các văn bản số 768/UBND-SNV ngày 28 tháng 8 năm 2008 và số 1444/UBND-SNV ngày 24 tháng 9 năm 2008; của Bộ trưởng Bộ Nội vụ tại văn bản số 2803/BNV-TCBC ngày 15 tháng 9 năm 2008,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Về thành lập và quy định vị trí, chức năng của Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội, thành phố Hà Nội
1. Thành lập Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội, thành phố Hà Nội (sau đây gọi tắt là Ban Quản lý) trên cơ sở hợp nhất Ban Quản lý các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội, thành phố Hà Nội (được thành lập theo Quyết định số 758/TTg ngày 20 tháng 11 năm 1995 của Thủ tướng Chính phủ) với Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Hà Tây (được thành lập theo Quyết định số 49/2003/QĐ-TTg ngày 14 tháng 4 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ).
2. Ban Quản lý là cơ quan trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, thực hiện chức năng quản lý nhà nước trực tiếp đối với các Khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn thành phố Hà Nội và Khu công nghệ cao sinh học Hà Nội; quản lý và tổ chức thực hiện chức năng cung ứng dịch vụ hành chính công và dịch vụ hỗ trợ khác có liên quan đến hoạt động đầu tư và sản xuất, kinh doanh cho các nhà đầu tư trong các khu công nghiệp, khu chế xuất và Khu công nghệ cao sinh học Hà Nội trên địa bàn thành phố Hà Nội theo quy định của pháp luật.
3. Ban Quản lý có tư cách pháp nhân, có tài khoản, con dấu hình Quốc huy, trụ sở làm việc tại thành phố Hà Nội; là đầu mối kế hoạch ngân sách của thành phố Hà Nội; kinh phí hoạt động của Ban Quản lý, kinh phí hoạt động sự nghiệp thuộc Ban Quản lý do ngân sách nhà nước cấp theo quy định của pháp luật.
Điều 2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Quản lý
Ban Quản lý thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại:
1. Điều 81 Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;
2. Điều 37 Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế;
3. Điều 35 Nghị định số 99/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2003 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế khu công nghệ cao;
4. Các văn bản pháp luật khác có liên quan.
Điều 3. Cơ cấu tổ chức và biên chế của Ban Quản lý
1. Lãnh đạo Ban Quản lý:
Ban Quản lý có Trưởng ban và không quá 04 (bốn) Phó Trưởng ban.
Trưởng ban do Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội bổ nhiệm, miễn nhiệm theo tiêu chuẩn chức danh do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành; Phó Trưởng ban do Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội bổ nhiệm, miễm nhiệm theo đề nghị của Trưởng ban Ban Quản lý.
2. Cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý:
a) Các tổ chức hành chính gồm: văn phòng, các phòng chuyên môn nghiệp vụ và đại diện Ban Quản lý;
b) Các tổ chức sự nghiệp trực thuộc.
Căn cứ yêu cầu, nhiệm vụ phát triển Khu công nghệ cao sinh học Hà Nội và các khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn thành phố Hà Nội trong từng giai đoạn cụ thể, Trưởng ban Ban Quản lý chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành liên quan trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội quyết định theo thẩm quyền về tổ chức bộ máy của Ban Quản lý.
3. Biên chế:
a) Biên chế hành chính của Ban Quản lý gồm: Trưởng ban, các Phó Trưởng ban chuyên trách và biên chế của văn phòng, các phòng chuyên môn nghiệp vụ và đại diện Ban Quản lý do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội quyết định trong tổng biên chế hành chính được giao;
b) Biên chế sự nghiệp của Ban Quản lý do Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội quyết định theo quy định của pháp luật về phân cấp quản lý biên chế hành chính, sự nghiệp và cơ chế quản lý biên chế đối với đơn vị sự nghiệp của Nhà nước.
4. Trưởng ban Ban Quản lý trình Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý theo quy định của pháp luật.
Điều 4. Hiệu lực thi hành
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ban hành và thay thế Quyết định số 758/TTg ngày 20 tháng 11 năm 1995 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội, thành phố Hà Nội và Quyết định số 49/2003/QĐ-TTg ngày 14 tháng 4 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hà Tây.
Điều 5. Trách nhiệm thi hành
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Trưởng ban Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội, thành phố Hà Nội chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: – Ban Bí thư Trung ương Đảng; – Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; – Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; – VP BCĐTW về phòng, chống tham nhũng; – HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; – Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; – Văn phòng Chủ tịch nước; – Hội đồng Dân tộc và các ủy ban của Quốc hội; – Văn phòng Quốc hội; – Tòa án nhân dân tối cao; – Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; – Kiểm toán Nhà nước; – Ủy ban Giám sát tài chính QG; – BQL KKTCKQT Bờ Y; – Ngân hàng Chính sách Xã hội; – Ngân hàng Phát triển Việt Nam; – UBTW Mặt Trận Tổ quốc Việt Nam; – Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; – Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội, thành phố Hà Nội; – VPCP: BTCN, các PCN, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; – Lưu: Văn thư, TCCV (7b)
|
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng
|
Reviews
There are no reviews yet.