THÔNG TƯ
LIÊN BỘ SỐ 72-TT/LB NGÀY 6-12-1991 CỦA LIÊN BỘ TÀI CHÍNH
– XÂY DỰNG HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN
ĐƠN VỊ CHỦ ĐẦU TƯ
– Thi hành Điều lệ quản lý xây dựng cơ bản ban hành theo Nghị định số 385-HĐBT ngày 07-11-1990 của Hội đồng Bộ trưởng; hệ thống tài khoản kế toán thống nhất ban hành theo Quyết định số 212-TC/CĐKT ngày 15-12-1989; chế độ báo cáo kế toán ban hành theo Quyết định số 224-TC/CĐKT ngày 18-4-1990; chế độ sổ kế toán ban hành theo Quyết định số 257-TC/CĐKT ngày 01-6-1990; chế độ quyết toán vốn đầu tư khi công trình hoàn thành ban hành theo Thông tư số 28-TC/DDT ngày 10-5-1991 của Bộ Tài chính.
– Căn cứ vào đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý của đơn vị chủ đầu tư, sau khi trao đổi thống nhất với Tổng cục thống kê, Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam về những vấn đề có liên quan, Liên Bộ tài chính – Xây dựng quy định và hướng dẫn chế độ kế toán áp dụng thống nhất cho các đơn vị chủ đầu tư thuộc các ngành kinh tế quốc doanh trong cả nước như sau:
1. Quy định chung:
– Chủ đầu tư chịu trách nhiệm toàn diện và trực tiếp quản lý việc thực hiện đầu tư, chủ đầu tư có thể thành lập Ban quản lý công trình để thực hiện các nhiệm vụ cụ thể của mình trong các giai đoạn chuyển bị xây dựng – xây lắp, chuẩn bị vận hành. Ban quản lý công trình chuyên trách và tự làm thành lập theo quyết định của chủ đầu tư, hoặc chủ quản đầu tư chịu trách nhiệm tổ chức bộ máy kế toán, công việc kế toán theo đúng quy định của Pháp lệnh kế toán thống kê và thông tư Liên Bộ này.
– Trường hợp xây dựng nhỏ, cải tạo, mở rộng không lớn, xen kẽ với sản xuất, kinh doanh, không thành lập Ban quản lý công trình thì công việc kế toán được thực hiện trong hệ thống sổ kế toán của đơn vị sản xuất, kinh doanh; nhưng phải mở sổ chi tiết phản ánh chi phí và nguồn vốn của quá trình đầu tư công trình.
– Kế toán đơn vị chủ đầu tư có nhiệm vụ tính toán, ghi chép, phản ánh chính xác, kịp thời, đầy đủ nguồn vốn hình thành (vốn ngân sách, vốn tín dụng, vốn đầu tư bổ sung, vốn liên doanh…); tình hình chi phí, sử dụngvà thanh toán vốn, tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản theo từng thành phần và cơ cấu vốn đầu tư và từng hạng mục công trình. Tính toán và phản ánh chính xác, đầy đủ, kịp thời giá trị từng loại, từng thứ tài sản cố định và tài sản lưu động tăng lên do đầu tư xây dựng cơ bản mang lại; bao gồm cả giá trị tài sản đầu tư được đánh giá lại mang theo mặt bằng giá khi bàn giao, đưa công trình vào sử dụng.
2. Hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho đơn vị chủ đầu tư:
– Hệ thống tài khoản thống nhất áp dụng cho đơn vị chủ đầu tư gồm 29 tài khoản trong bảng TKTS, chia làm 9 loại và 5 tài khoản ngoài bảng TKTS (phụ lục số 01).
– Việc hạch toán kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh ở đơn vị chủ đầu tư, về nguyên tắc phải thực hiện đúng những quy định và hướng dẫn chung của Bộ Tài chính: tính chất, nội dung, kết cấu và phương pháp ghi chép của mỗi tài khoản trong “Hệ thống tài khoản thống nhất”, đồng thời phải thực hiện theo những quy định cụ thể trong thông tư hướng dẫn này ở một số tài khoản (tiểu khoản).
– Ban quản lý công trình căn cứ vào hệ thống tài khoản áp dụng cho đơn vị chủ đầu tư quy định trong thông tư, căn cứ vào đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý cụ thể của đơn vị mình mà áp dụng những tài khoản phù hợp.
3. Chứng từ và sổ kế toán:
– Chứng từ ghi chép ban đầu sử dụngtrong hoạt động đầu tư được áp dụng theo chế độ ghi chép ban đầu hiện hành do Nhà nước quy định.
– Sổ kế toán dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế đã phát sinh theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế bằng chỉ tiêu tổng hợp và chi tiết theo yêu cầu quản lý của Nhà nước và đơn vị chủ đầu tư.
– Tuỳ theo đặc điểm quy mô, yêu cầu quản lý và hoạt động của đơn vị chủ đầu tư để tổ chức hệ thống sổ kế toán ở đơn vị theo một trong hai hình thức sau:
+ Hình thức “Nhật ký – Sổ cái” áp dụng cho Ban quản lý công trình có hoạt động kinh doanh phụ, sử dụngít tài khoản…
+ Hình thức “chứng từ ghi sổ” áp dụng cho tất cả các đơn vị.
Ngoài hai hình thức chủ yếu nói trên, các đơn vị chủ đầu tư có quy mô lớn, chuyên trách… có thể sử dụnghình thức “Nhật ký chứng từ” (Phụ lục số 02).
4. Báo cáo kế toán:
Báo cáo kế toán định kỳ (quý, 6 tháng, năm) của đơn vị chủ đầu tư, bao gồm (phụ lục số 03).
Ký hiệu |
Tên báo cáo |
Kỳ |
Đơn vị nhận báo cáo |
|||
biểu |
|
báo cáo |
Chủ quản |
Tài chính |
Ngân hàng |
Thống kê |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
01/BCĐT |
Bảng tổng kết tài sản |
Quý, năm |
x |
x |
x |
x |
|
Nguồn vốn đầu tư |
Quý, năm |
x |
x |
x |
x |
02/BCĐT |
Thực hiện đầu tư |
Quý, năm |
x |
x |
x |
x |
03/BCĐT |
03-A/BCĐT- thực hiện đầu tư theo công trình hạng mục công trình. |
Quý, năm |
x |
x |
x |
x |
|
03-B/BCĐT – Công trình, hạng mục công trình bàn giao cho sử dụng, duyệt quyết toán |
Quý, năm |
x |
x |
x |
x |
|
03-C/BCĐT – Chi phí kiến thiết cơ bản và chi phí Ban quản lý công trình |
Quý, năm |
x |
x |
x |
x |
04/BCĐT |
Kết quả kinh doanh |
6 tháng và năm |
x |
|
|
|
05/BCĐT |
Phiếu đối chiếu với Ngân hàng về tình hình cấp phát (cho vay vốn đầu tư) |
6 tháng và năm |
x |
|
|
|
06/BCĐT |
Bản giải trình quyết toán |
6 tháng và năm |
x |
|
|
|
– Hệ thống báo cáo kế toán định kỳ ban hành theo Thông tư này thay thế hệ thống báo cáo kế toán của đơn vị chủ đầu tư ban hành theo Quyết định số 670-TCTK/PPCĐ ngày 25-12-1985.
– Thời hạn gửi báo cáo:
Báo cáo quý, báo cáo 6 tháng gửi cho cơ quan nhận báo cáo, chậm nhất là 20 ngày sau khi kết thúc quý.
Báo cáo năm gửi cho cơ quan nhận báo cáo, chậm nhất là 3 ngày sau khi kết thúc năm.
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ 01-01-1992 áp dụng thống nhất cho tất cả các đơn vị chủ đầu tư trong các ngành ở trung ương và địa phương.
PHỤ LỤC 01
I- HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN ÁP DỤNG
CHO CÁC ĐƠN VỊ CHỦ ĐẦU TƯ
Tài khoản |
Tiểu khoản |
||
1 |
2 |
3 |
4 |
Số hiệu |
Tên gọi |
Số hiệu |
Tên gọi |
10
11 |
Loại 1: Tài sản cố định Tài sản cố định Hao mòn tài sản cố định |
101
104 |
tài sản cố định dùng cho Ban quản lý công trình tài sản cố định chờ xử lý |
20 21 22 |
Loại 2: Dự trữ Mua hàng Nguyên liệu, vật liệu Công cụ lao động nhỏ |
211 212 213 214 215
216 217 |
Nguyên liệu, vật liệu chính Vật liệu phụ Nhiên liệu Phụ tùng Thiết bị XDCB (215A- Thiết bị trong kho 215B – Thiết bị đưa đi lắp; 215C – Thiết bị tạm sử dụng … Vật liệu khác… |
31 33 35 36 |
Loại 3: Chi phí Sản xuất, kinh doanh phụ Chi phí quản lý xí nghiệp Chi phí đầu tư XDCB Chi phí theo dự toán |
361 |
Chi phí chờ phân bổ |
40 |
Loại 4: Tiêu thụ và kết quả. Tiêu thụ và kết quả |
402 405 |
Hoạt động sản xuất kinh doanh phụ Hoạt động khác. |
50 51 52 |
Loại 5: Vốn bằng tiền Tiền mặt Tiền gửi Ngân hàng Tiền đang chuyển
|
501 502 503 512 533 |
Tiền Việt Nam Tín phiếu, vàng bạc Ngoại tệ Ngoại tệ gửi Ngân hàng Tiền gửi Ngân hàng và đầu tư xây dựng cơ bản |
60 61 62 63 64
65 67 68 69 |
Loại 6: Thanh toán Thanh toán với người bán Thanh toán với người mua Các khoản phải thu, phải trả Thanh toán nội bộ Thanh toán với ngân sách
Chênh lệch tỉ giá và chỉ số giá Tài sản chờ xử lý Thanh toán BHXH Thanh toán với công nhân viên |
621 622 632 641 642 649 651 652
681 682 691 692 |
Chi tiết theo từng đối tượng
Tạm ứng Phải thu, phải trả Thanh toán khác Thuế doanh thu Thuế lợi tức Thanh toán khác Chênh lệch tỉ giá Chênh lệch chỉ số gia
Bảo hiểm xã hội Kinh phí công đoàn Thanh toán lương Thanh toán các khoản khác. |
70
|
Loại 7: Thu nhập Thu nhập và phân phối thu nhập |
702 |
Thu nhập và phân phối thu nhập của hoạt động phụ |
80
82
83 |
Loại 8: Nguồn vốn Nguồn vốn cố định
Nguồn vốn XDCB
Quỹ xí nghiệp |
801 802 821 822 |
Nguồn vốn cấp phát Nguồn vốn tự bổ sung Nguồn cấp vốn phát Nguồn vốn xây dựng cơ bảntự bổ sung |
90 91
92 |
Loại 9: Nguồn vốn tín dụng Vay ngắn hạn Ngân hàng Vay dài hạn Ngân hàng
Vay đối tượng khác |
901 902 911 912 921 922 |
Vay tiền Việt Nam Vay ngoại tệ Vay tiền Việt Nam Vay ngoại tệ Vay tiền Việt Nam Vay ngoại tệ |
01 04 07 |
Các tài khoản ngoài bảng TKTS: TSCĐ thuê ngoài Nợ khó đòi đã xử lý Ngoại tệ các loại |
05 06 |
Nguồn vốn liên doanh Nguồn vốn cổ phần |
Ghi chú: Đơn vị chủ đầu tư không có hoạt động sản xuất, kinh doanh sẽ không sử dụngcác tài khoản sau:
TK 40 – Tiêu thụ và kết quả
TK 61 – Thanh toán với người mua
TK 70 – Thu nhập và phân phối thu nhập
TK 83 – Quỹ xí nghiệp…
PHỤ LỤC SỐ 02
QUY ĐỊNH CHUNG VỀ SỔ KẾ TOÁN
Sổ kế toán dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình đầu tư theo trình tự và thời gian và theo nội dung kinh tế bằng các chỉ tiêu tổng hợp và chi tiết theo yêu cầu quản lý của Nhà nước và các đơn vị chủ đầu tư.
Đơn vị chủ đầu tư phải căn cứ vào hệ thống tài khoản kế toán sử dụngở đơn vị mình và yêu cầu quản lý của đơn vị để mở đủ các sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết cần thiết.
Hình thức nhật ký sổ cái, hình thức chứng từ ghi sổ gồm các sổ sau:
|
|
|
Phạm vi áp dụng |
|
Số TT |
Tên sổ |
Số hiệu |
Hình thức Nhật ký sổ cái |
Hình thức chứng từ ghi sổ |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
1 |
Chứng từ ghi sổ |
01-SKT/ĐT |
0 |
x |
2 |
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ |
02-SKT/ĐT |
0 |
x |
3 |
Sổ cái theo hình thức chứng từ ghi sổ |
03-SKT/ĐT |
0 |
x |
4 |
Nhật ký sổ cái |
04-SKT/ĐT |
0 |
0 |
5 |
Sổ tài sản |
05-SKT/ĐT |
0 |
x |
6 |
Thẻ kho |
06-SKT/ĐT |
x |
x |
7 |
Sổ chi tiết vật tư |
07-SKT/ĐT |
x |
x |
8 |
Sổ chi phí sản xuất kinh doanh dịch vụ |
08-SKT/ĐT |
x |
x |
9 |
Sổ chi phí Ban quản lý công trình |
09-SKT/ĐT |
x |
x |
10 |
Sổ chi phí KTCB khác |
10-SKT/ĐT |
x |
x |
11 |
Thẻ hoặc sổ chi phí đầu tư xây dựng cơ bản |
11-SKT/ĐT |
x |
x |
12 |
Sổ tiêu thụ |
12-SKT/ĐT |
x |
x |
13 |
Sổ quỹ tiền mặt |
13-SKT/ĐT |
x |
x |
14 |
Sổ tiền gửi Ngân hàng |
14-SKT/ĐT |
x |
x |
15 |
Sổ kế toán chi tiết dùng chung cho các TK 60,61, 62,63,64,70, 80, 82, 91, 92 |
15-SKT/ĐT |
x |
x |
16 |
Sổ thanh toán tiền lương CNVC |
16-SKT/ĐT |
x |
x |
Hình thức nhật ký chứng từ gồm các sổ sau:
Số hiệu số |
|
|||
NKCT |
Bảng kê |
Bảng phân bổ |
Sổ chi tiết |
Nội dung ghi sổ |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
|
|
|
|
I- Hạch toán vốn bằng tiền |
1/NKCT |
2/BK |
|
|
Ghi có TK 50 – Tiền mặt |
|
|
|
|
Ghi nợ TK 50 – Tiền mặt |
2/NKCT |
2/BK |
|
|
Ghi có TK 51 – Tiền gửi |
|
|
|
|
Ngân hàng |
3/NKCT |
|
|
|
Ghi có TK 52 – Tiền đang chuyển |
|
|
|
|
Ghi có TK 90 – Vay ngắn hạn |
|
|
|
|
Ngân hàng |
4/NKCT |
|
|
|
Ghi có TK 91 – Vay dài hạn |
|
|
|
|
Ngân hàng |
|
|
|
|
Ghi có TK 92 – vay vốn đối tượng khác |
|
|
|
1/SCT |
Sổ chi tiết vay Ngân hàng và vay đối tượng khác. |
|
|
|
|
II- Hạch toán thanh toán với người bán và mua hàng |
5/NKCT |
|
|
|
Ghi có TK 60 – thanh toán với người bán |
|
|
|
2/SCT |
Sổ chi tiết thanh toán với người bán |
6/NKCT |
|
|
|
Ghi có TK 20 – Mua hàng |
|
|
|
|
III- Hạch toán chi phí đầu tư xây dựng cơ bản, chi phí sản xuất, dịch vụ, lao vụ |
7/NKCT |
|
|
|
Ghi có các TK 21, 22, 31, 33, 35, 36, 68,69 |
|
|
|
7/SCT |
Sổ chi tiết TK 33 – Chi phí Ban quản lý công trình |
|
|
|
8/SCT |
Thẻ hoặc sổ chi phí đầu tư xây dựng cơ bản (TK 35) |
|
|
|
9/SCT |
Sổ chi phí KTCB khác (TK 35) |
|
3/BK |
|
|
Bảng tính giá thành thực tế vật liệu và CCLĐ nhỏ: (TK 21, 22) |
|
4/BK |
|
|
Bảng kê tập hợp chi phí |
|
|
|
|
Ban quản lý công trình (TK 33) |
|
6/BK |
|
|
Chi phí đầu tư xây dựng cơ bản (KT 35) |
|
|
|
|
Bảng kê chi phí theo dự toán (TK 36) |
|
|
1/BPB |
|
Bảng phân bổ tiền lương và Bảo hiểm xã hội |
|
|
2/BPB |
|
Bảng phân bổ nguyên, vật liệu, công cụ lao động nhỏ, thiết bị đầu tư cho công trình |
|
|
4/BPB |
|
Bảng tính giá thành và phân bổ lao vụ sản xuất kinh doanh dịch vụ |
|
|
|
|
IV- Hạch toán tiêu thụ và kết quả, thanh toán với người mua |
8/NKCT |
|
|
|
Ghi có TK 40 – Tiêu thụ và kết quả |
|
|
|
|
Ghi có TK 61 – Thanh toán với người mua |
|
|
|
3/SCT |
Sổ chi tiết tiêu thụ và kết quả (KT-40) |
|
11/BK |
|
|
Bảng kê thanh toán với người mua (TK61) |
|
|
|
4/SCT |
Sổ chi tiết thanh toán với người mua CTK61 |
|
|
|
|
V- Hạch toán tài sản cố định nguồn vốn cố định |
9/NKCT |
|
|
|
Ghi có TK 10 – TSCĐ, T K 11-Hao mòn TSCĐ; TK 80-Nguồn vốn cố định |
|
|
|
|
VI- Hạch toán các nghiệp vụ khác |
10/NKCT |
|
|
|
Ghi có các TK 62,63,64, 65, 67, 70, 83, 82 |
|
|
|
6/SCT |
Sổ chi tiết dùng chung cho các TK. |
Reviews
There are no reviews yet.