Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Thông tư hướng dẫn thi hành Nghị định số 46-HĐBT ngày 10/5/1983 của Hội đồng Bộ trưởng quy định việc xử lý bằng biện pháp hành chính các hành vi đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép

THÔNG TƯ

LIÊN BỘ TƯ PHÁP – TÀI CHÍNH SỐ 1-TT/LB NGÀY 25-1-1984 HƯỚNG DẪN THI HÀNH NGHỊ ĐỊNH SỐ 46-HĐBT NGÀY 10-5-1983 CỦA HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG QUY ĐỊNH VIỆC XỬ LÝ BẰNG BIỆN PHÁP HÀNH CHÍNH CÁC HÀNH VI ĐẦU CƠ, BUÔN LẬU, LÀM HÀNG GIẢ, KINH DOANH TRÁI PHÉP.

Thi hành Nghị định số 46-HĐBT ngày 10-5-1983 của Hội đồng bộ trưởng quy định việc xử lý bằng biện pháp hành chính các hành vi đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép, sau khi nhất trí với các ngành có liên quan, liên Bộ Tư pháp – Tài chính hướng dẫn về thẩm quyền xử lý, giải quyết tang vật phạm pháp và chi trả tiền thưởng cho những người có thành tích phát hiện, truy bắt vụ vi phạm như sau:

PHẦN I
THẨM QUYỀN XỬ LÝ CÁC VỤ VI PHẠM
I. ĐỐI VỚI CÁC LOẠI VI PHẠM ĐÃ CÓ VĂN BẢN HIỆN HÀNH CỦA NHÀ NƯỚC QUY ĐỊNH CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN XỬ LÝ
Đối với các vi phạm nhỏ về buôn lậu, tàng trữ trái phép vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, ngoại tệ trong nội địa; buôn lậu, tàng trữ, vận chuyển trái phép lâm sản; buôn lậu, tàng trữ, vận chuyển trái phép hàng hoá ngoại hối qua biên giới; vi phạm pháp luật thuế công thương nghiệp, đã có văn bản hiện hành quy định cơ quan có thẩm quyền xử lý thì nay thẩm quyền xử lý vẫn thuộc về các cơ quan ấy. Nhưng về hình thức xử phạt và mức xử phạt mà các cơ quan nói trên áp dụng phải căn cứ vào những quy định của Nghị định số 46-HĐBT như hướng dẫn dưới đây.
1. Đối với các vụ vi phạm nhỏ về buôn lậu, tàng trữ trái phép (ở nội địa) vàng, bạc, kim khí quý, đá quý nói ở điều 5 Nghị định số 46-HĐBT, thẩm quyền xử lý quy định như sau:
a) Các cấp có thẩm quyền:
– Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (dưới đây gọi tắt là huyện) xử lý các vụ vi phạm có trị giá hàng phạm pháp dưới 5000 đồng;
– Uỷ ban nhân dân huyện xử lý các vụ vi phạm có trị giá hàng phạm pháp dưới 10.000 đồng;
– Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc trung ương (dưới đây gọi tắt là tỉnh) xử lý các vụ vi phạm có giá trị hàng phạm pháp dưới 15.000 đồng;
– Uỷ ban nhân dân tỉnh xử lý các vụ vi phạm có giá trị hàng phạm pháp dưới 20.000 đồng.
b) Biện pháp xử phạt:
Tất cả các cấp có thẩm quyền nói trên có quyền xử phạt như sau:
– Tịch thu toàn bộ tang vật phạm pháp và phương tiện mà người vi phạm chuyên dùng để cất giấu, vận chuyển hàng phạm pháp:
– Phạt tiền từ 1 đến 2 lần trị giá hàng phạm pháp nếu là vi phạm lần đầu.
– Phạt tiền từ 3 đến 5 lần trị giá hàng phạm pháp nếu là tái phạm.
– Ngoài các biện pháp xử phạt trên, Uỷ ban nhân dân huyện và Uỷ ban nhân dân tỉnh còn có quyền quyết định thu hồi có thời hạn hoặc không thời hạn giấy phép kinh doanh.
2. Đối với các vụ vi phạm nhỏ về buôn lậu, tàng trữ trái phép (ở nội địa) các loại ngoại tệ, chứng từ, giấy tờ có giá trị ngoại tệ do ngân hàng phát hành nói ở điều 5 Nghị định số 46-HĐBT thẩm quyền xử lý quy định như sau:
a) Các cấp có thẩm quyền:
– Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước huyện xử lý các vụ vi phạm có trị giá ngoại tệ phạm pháp dưới 5000 đồng (tính theo tỷ giá trên thị trường không có tổ chức)
– Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh xử lý các vụ vi phạm có trị giá ngoại tệ phạm pháp dưới 20.000 đồng (tính theo tỉ giá trên thị trường không có tổ chức)
b) Biện pháp xử phạt:
– Tịch thu toàn bộ tang vật phạm pháp và phương tiện mà người vi phạm chuyên dùng để cất giấu, vận chuyển tang vật phạm pháp:
– Phạt tiền từ 1 đến 2 lần trị giá ngoại tệ phạm pháp nếu là vi phạm lần đầu.
– Phạt tiền từ 3 đến 5 lần trị giá ngoại tệ phạm pháp nếu là tái phạm. – Nếu thấy cần thu hồi giấy phép kinh doanh của người vi phạm thì phải đề nghị Uỷ ban nhân dân huyện hoặc Uỷ ban nhân dân tỉnh xét, quyết định.
3. Đối với các vụ vi phạm nhỏ về buôn lậu, tàng trữ, vận chuyển trái phép các loại lâm sản nói ở điều 5 Nghị định số 46-HĐBT, thẩm quyền xử lý quy định như sau:
a) Các cấp có thẩm quyền:
– Trưởng hạt kiểm lâm nhân dân hoặc kiểm soát lâm sản xử lý các vụ vi phạm có trị giá hàng phạm pháp dưới 10.000 đồng.
– Chi cục trưởng kiểm lâm nhân dân hoặc trưởng hạt kiểm lâm nhân dân tỉnh xử lý các vụ vi phạm có trị giá hàng phạm pháp dưới 20.000 đồng.
b) Biện pháp xử phạt:
– Tịch thu toàn bộ hàng phạm pháp và phương tiện mà người vi phạm chuyên dùng để cất giấu, vận chuyển hàng phạm pháp:
– Phạt tiền từ 1 đến 2 lần trị giá hàng phạm pháp nếu là vi phạm lần đầu.
– Phạt tiền từ 3 đến 5 lần trị giá hàng phạm pháp nếu là tái phạm.
– Thu hồi giấy phép khai thác vận chuyển lâm sản hoặc giấy tờ có giá trị phân phối lâm sản của người vi phạm.
Nếu thấy cần thu hồi giấy phép kinh doanh của người vi phạm thì phải đề nghị Uỷ ban nhân dân huyện hoặc Uỷ ban nhân dân tỉnh xét, quyết định.
4. Đối với các vi phạm nhỏ về buôn lậu, hoặc vận chuyển trái phép hàng hoá ngoại hối (gồm vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, ngoại tệ, giấy tờ có giá trị ngoại tệ) qua biên giới bằng đường bộ, đường thuỷ, đường không, đường bưu điện quốc tế nói ở Điều 5 Nghị định số 46-HĐBT, thẩm quyền xử lý quy định như sau:
a) Các cấp có thẩm quyền:
– Trưởng trạm hải quan, chi cục trưởng hải quan cửa khẩu xử lý các vụ vi phạm thủ tục hải quan không có dụng ý buôn lậu có trị giá hàng phạm pháp dưới 1000 đồng.
– Phân cục trưởng, chi cục trưởng hải quan tỉnh xử lý các vụ vi phạm có trị giá hàng phạm pháp dưới 10.000 đồng.
– Cục trưởng cục hải quan xử lý các vụ vi phạm có trị giá hàng phạm pháp dưới 20.000 đồng.
b) Biện pháp xử phạt:
Trưởng trạm hải quan, chi cục trưởng hải quan cửa khẩu có quyền cảnh cáo người vi phạm (không có quyền phạt tiền và tịch thu hàng).
Phân cục trưởng, chi cục trưởng hải quan tỉnh và cục trưởng cục hải quan có quyền xử phạt như sau:
– Tịch thu toàn bộ hàng phạm pháp và phương tiện mà người vi phạm chuyên dùng để cất giấu, vận chuyển hàng phạm pháp:
– Phạt tiền từ 1 đến 2 lần trị giá hàng phạm pháp nếu là vi phạm lần đầu.
– Phạt tiền từ 3 đến 5 lần trị giá hàng phạm pháp nếu là tái phạm.
5. Đối với các vụ vi phạm pháp luật về thuế công thương nghiệp nói ở điều 8 nghị định số 46-HĐBT, thẩm quyền xử phạt và các biện pháp xử phạt được thực hiện theo quy định của Điều 6 và Điều 8 Pháp lệnh ngày 26-2-1983 sửa đổi một số điều về thuế công thương nghiệp.
6. Đối với các vụ thu lợi do đầu cơ nâng giá cao hơn giá niêm yết nói ở Điều 7 Nghị định số 46-HĐBT, thẩm quyền xử phạt và biện pháp xử phạt được thực hiện theo quy định của Điều 8 Nghị định số 19-HĐBT ngày 23-3-1983 của Hội đồng Bộ trưởng quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh sửa đổi một số điều về thuế công thương nghiệp.
Biện pháp xử phạt thu hồi lợi tức đầu cơ nâng giá nói trên không loại trừ việc xử phạt về kinh doanh trái phép nói ở Điều 7 Nghị định số 46-HĐBT được hướng dẫn ở mục II, phần I trong thông tư này.
II. ĐỐI VỚI CÁC LOẠI VI PHẠM KHÁC VỀ ĐẦU CƠ,
BUÔN LẬU LÀM HÀNG GIẢ
Đối với các loại vi phạm về đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả mà văn bản hiện hành chưa quy định cụ thể cơ quan có thẩm quyền xử lý thì nay xác định thẩm quyền xử lý thuộc về cơ quan có thẩm quyền chung là Uỷ ban nhân dân huyện và Uỷ ban nhân dân tỉnh. Những vụ vi phạm thuộc loại nói trên, do bất kỳ đơn vị kiểm soát thuộc ngành nào hoặc tổ chức nào phát hiện, bắt giữ đều phải chuyển lên Uỷ ban nhân dân huyện hoặc Uỷ ban nhân dân tỉnh xử lý. Phòng thương nghiệp huyện và Sở thương nghiệp tỉnh với chức năng giúp Uỷ ban nhân dân cấp mình thống nhất quản lý thị trường nội địa, có nhiệm vụ tiếp nhận các vụ vi phạm nói trên và thu thập các tang vật, bằng chứng, tài liệu cần thiết cho việc xử lý của Uỷ ban nhân dân.
1. Đối với các vụ vi phạm nhỏ về buôn lậu, tàng trữ, vận chuyển trái phép các loại vật tư, hàng hoá Nhà nước cấm tư nhân buôn bán, tàng trữ (trừ các loại vàng, bạc, kim khí quý, ngoại tệ, lâm sản) nói ở Điều 5 Nghị định 46-HĐBT, thẩm quyền xử lý quy định như sau:
a) Các cấp có thẩm quyền:
– Uỷ ban nhân dân huyện xử lý các vụ vi phạm có trị giá hàng phạm pháp dưới 10.000 đồng.
– Uỷ ban nhân dân tỉnh xử lý các vụ vi phạm có trị giá hàng phạm pháp dưới 20.000 đồng.
b) Biện pháp xử phạt:
– Tịch thu toàn bộ hàng phạm pháp và phương tiện mà người vi phạm chuyên dùng để cất giấu, vận chuyển hàng phạm pháp.
– Phạt tiền từ 1 đến 2 lần trị giá hàng phạm pháp nếu là vi phạm lần đầu.
– Phạt tiền từ 3 đến 5 lần trị giá hàng phạm pháp nếu là tái phạm.
– Thu hồi có thời hạn hoặc không thời hạn giấy phép kinh doanh.
2. Đối với các vụ vi phạm nhỏ về đầu cơ vật tư, hàng hoá hoặc các loại tem phiếu, vé giấy tờ có giá trị phân phối hàng hoá hay cung ứng dịch vụ nói ở Điều 4 Nghị định số 46-HĐBT, thẩm quyền xử lý quy định như sau:
a) Các cấp có thẩm quyền:
– Uỷ ban nhân dân huyện xử lý các vụ vi phạm có trị giá hàng phạm pháp dưới 10.000 đồng.
– Uỷ ban nhân dân tỉnh xử lý các vụ vi phạm có trị giá hàng phạm pháp dưới 20.000 đồng.
b) Biện pháp xử phạt:
– Phạt tiền từ 3 đến 5 lần trị giá hàng phạm pháp.
– Trưng mua toàn bộ hàng phạm pháp theo giá thu mua của nhà nước đối với mặt hàng đó nếu là vi phạm lần đầu, hàng phạm pháp không thuộc diện cấm tư nhân kinh doanh và trị giá hàng phạm pháp dưới 10.000 đồng.
– Nếu hàng phạm pháp không thuộc diện cấm tư nhân kinh doanh nhưng trị giá từ 10.000 đồng trở lên thì Uỷ ban nhân dân tỉnh có quyền tịch thu.
– Tịch thu toàn bộ hàng phạm pháp nếu là tái phạm, hoặc hàng phạm pháp thuộc diện cấm tư nhân kinh doanh, hoặc hàng phạm pháp là tem, phiếu, vé, giấy tờ có giá trị phân phối hàng hoá hay cung ứng dịch vụ.
– Thu hồi có thời hạn hoặc không thời hạn giấy phép kinh doanh.
3. Đối với các vụ mới bắt đầu làm hoặc bán một số ít hàng giả không thuộc loại lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh nói ở Điều 6 Nghị định số 46-HĐBT, thẩm quyền xử lý quy định như sau:
a) Các cấp có thẩm quyền:
– Uỷ ban nhân dân huyện xử lý các vụ vi phạm có trị giá hàng giả dưới 10.000 đồng (tính theo trị giá hàng thật cùng loại trên thị trường không có tổ chức).
– Uỷ ban nhân dân tỉnh xử lý các vụ vi phạm có trị giá hàng giả dưới 20.000 đồng (tính trị giá như trên).
b) Biện pháp xử phạt:
– Tịch thu toàn bộ hàng giả và phương tiện làm hàng giả.
– Uỷ ban nhân dân huyện có quyền phạt tiền từ 500 đồng đến 5000 đồng.
– Uỷ ban nhân dân tỉnh có quyền phạt tiền đến 10.000 đồng.
– Thu hồi có thời hạn hoặc không thời hạn giấy phép kinh doanh.
Nếu hành vi làm hoặc bán hàng giả là tái phạm, hoặc hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh thì trong bất cứ trường hợp nào, không kể số lượng hoặc trị giá hàng là bao nhiêu, người vi phạm đều bị truy tố trước pháp luật. Uỷ ban nhân dân huyện hoặc Uỷ ban nhân dân tỉnh phải chuyển hồ sơ và tang vật phạm pháp sang Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp để nghiên cứu, khởi tố.
III. ĐỐI VỚI CÁC VỤ VI PHẠM NHỎ VỀ
KINH DOANH TRÁI PHÉP.
Như kinh doanh không có giấy phép, kinh doanh sai mặt hàng hoặc sai địa diểm cho phép, bán hoặc cho mượn giấy phép kinh doanh dùng giấy phép kinh doanh của người khác; không niêm yết giá hoặc niêm yết giá không đúng quy định, bán sai giá niêm yết; không thực hiện đúng những quy định về kiểm dịch thực phẩm, vệ sinh, đăng ký nhãn hiệu hàng hoá không chấp hành chế độ mở sổ sách kế toán và mở tài khoản tại ngân hàng (đối với những người có nghĩa vụ đó), thẩm quyền xử lý quy định như sau:
1. Đội trưởng, trạm trưởng kiểm soát của các ngành có chức năng quản lý thị trường như thương nghiệp, cảnh sát kinh tế, thuế vụ… theo uỷ quyền của cơ quan chủ quản cấp huyện xử lý các vụ kinh doanh trái phép là vi phạm lần đầu; không có nhiều hành vi vi phạm đồng thời; có mức thu lời do kinh doanh trái phép không đáng kể; quy mô kinh doanh và trị giá hàng kinh doanh trái phép không lớn; tính chất ngành nghề hoặc hàng hoá kinh doanh trái phép ít quan trọng và không phải là thiết yếu; người kinh doanh trái phép không có thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt để làm ăn phi pháp hoặc trốn tránh sự kiểm tra, kiểm soát của nhà nước; vụ vi phạm không đến mức phải xử phạt thu hồi có thời hạn hoặc không thời hạn giấy phép kinh doanh.
Trong phạm vi nói trên, đội trưởng, trạm trưởng được quyền xử phạt như sau:
– Cảnh cáo trong nội bộ ngành nghề, phường, xã.
Phạt tiền từ 100 đồng đến 500 đồng.
Đối với những vụ vi phạm có tình tiết vượt ra ngoài phạm vi nói trên thì đội trưởng, trạm trưởng kiểm soát của các ngành có chức năng quản lý thị trường phải chuyển lên phòng thương nghiệp huyện hoặc Uỷ ban nhân dân huyện xử lý, không được giữ lại để xử phạt.
2. Trưởng phòng thương nghiệp huyện có quyền xử phạt như sau:
– Cảnh cáo trong nội bộ ngành nghề phường xã;
– Phạt tiền từ 100 đồng đến 2.000 đồng nếu là vi phạm lần đầu.
– Phạt tiền từ 500 đồng đến 5.000 đồng nếu là tái phạm.
Nếu thấy cần thu hồi giấy phép kinh doanh của người vi phạm, thì phải đề nghị Uỷ ban nhân dân huyện xét, quyết định.
3. Uỷ ban nhân dân huyện có quyền xử phạt như sau:
– Cảnh cáo trong nội bộ ngành nghề, phường xã.
– Phạt tiền từ 100 đồng đến 5.000 đồng nếu là vi phạm lần đầu.
– Phạt tiền từ 500 đồng đến 10.000 đồng nếu là tái phạm.
– Thu hồi có thời hạn hoặc không thời hạn giấy phép kinh doanh.
Riêng đối với các vụ vi phạm nhỏ về kinh doanh trái phép lâm sản ở những nơi có tổ chức kiểm lâm nhân dân hoặc kiểm soát lâm sản thì:
– Trưởng hạt kiểm lâm nhân dân hoặc kiểm soát lâm sản có thẩm quyền xử lý như trưởng phòng thương nghiệp huyện.
– Chi cục trưởng kiểm lâm nhân dân hoặc trưởng hạt kiểm lâm nhân dân tỉnh có thẩm quyền xử lý như Uỷ ban nhân dân huyện; trừ biện pháp thu hồi giấy phép kinh doanh vẫn do Uỷ ban nhân dân huyện quyết định theo đề nghị của cơ quan kiểm lâm.
IV. TRƯỜNG HỢP CÁC VỤ VI PHẠM NHỎ CÓ LIÊN QUAN
ĐẾN NHIỀU LĨNH VỰC NÓI TRÊN
Trong trường hợp các vụ vi phạm nhỏ nói trong nghị định số 46-HĐBT có liên quan đến nhiều lĩnh vực nói trên thì thẩm quyền xử lý thuộc về Uỷ ban nhân dân huyện hoặc Uỷ ban nhân dân tỉnh.
Cơ quan thương nghiệp huyện và tỉnh có nhiệm vụ phối hợp với cơ quan tài chính cùng cấp giúp Uỷ ban nhân dân cấp mình tiếp nhận các vụ vi phạm nhiều mặt này và thu thập các tang vật, bằng chứng tài liệu cần thiết cho việc xử lý của Uỷ ban nhân dân.
Nếu trị giá hàng phạm pháp dưới 10.000 đồng thì thẩm quyền xử lý thuộc về Uỷ ban nhân dân huyện; nếu trị giá hàng phạm pháp dưới 20.000 đồng thì thẩm quyển xử lý thuộc về Uỷ ban nhân dân tỉnh. Để quyết định biện pháp xử phạt, Uỷ ban nhân dân vận dụng các quy định tương ứng trong phần trên của Thông tư này.
V. ĐỐI VỚI CÁC VỤ VI PHẠM NHỎ NÓI TRONG NGHỊ ĐỊNH SỐ 46-HĐBT DO CÁC ĐƠN VỊ KIỂM SOÁT CỦA NGÀNH NỘI VỤ CẤP TRUNG ƯƠNG PHÁT HIỆN, BẮT GIỮ, THÌ PHẢI XIN Ý KIẾN CỦA BAN CHỈ ĐẠO QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG TRUNG ƯƠNG, ĐỂ BAN CHỈ ĐẠO XEM XÉT VÀ QUYẾT ĐỊNH CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN XỬ LÝ VỤ VI PHẠM.
PHẦN II
THỦ TỤC XỬ LÝ CÁC VỤ VI PHẠM
Căn cứ Điều 2 Nghị định số 46-HĐBT “thủ tục xử lý hành chính được thực hiện theo các quy định hiện hành về từng lĩnh vực có liên quan (như quản lý thị trường, thuế, hải quan, kiểm lâm, cảnh sát kinh tế cùng các lĩnh vực khác)”.
Để việc thi hành Nghị định được chặt chẽ, phòng ngừa những sơ hở có thể đưa đến việc bắt giữ, xử phạt tuỳ tiện, liên bộ hướng dẫn thêm một số điểm về thủ tục sau đây để các ngành, các cấp vận dụng:
1. Để có cơ sở pháp lý cho việc xử phạt hành chính, các đơn vị kiểm soát thuộc bất kỳ ngành nào, cấp nào, khi thừa hành công vụ, phát hiện các vụ vi phạm nói trong Nghị định số 46-HĐBT, đều phải kịp thời lập biên bản vụ vi phạm. Nếu xét thấy cần bắt giữa tang vật phạm pháp thì phải xin ý kiến của thủ trưởng đơn vị mình và đăng ký cập nhật trên sổ sách theo các mẫu quy định hiện hành mà từng ngành áp dụng. Sau khi làm xong các thủ tục trên đây, phải giao vụ vi phạm cho các cơ quan có thẩm quyền xử lý.
2. Khi bắt giữ cũng như khi xử lý, phải xác định và phân biệt hành vi nào là đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép, căn cứ vào định nghĩa trong Thông tư số 6-TTLN ngày 20-12-1982 của liên ngành Toà án nhân dân tối cao – Viện kiểm soát nhân dân tối cao – Bộ Tư pháp – Bộ Nội vụ.
3. Chỉ thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền xử lý hoặc người được uỷ quyền hợp pháp mới có quyền quyết định các biện pháp xử phạt đối với các vụ vi phạm thuộc quyền xử lý của mình. Quyết định về biện pháp xử phạt này không được vượt ra ngoài phạm vi quyền hạn đã quy định cho mỗi cấp đối với mỗi loại vi phạm cụ thể.
4. Vụ vi phạm được xử lý bằng biện pháp hành chính phải là vụ vi phạm nhỏ, có các tiêu chuẩn đã quy định trong điều 1 của nghị định số 46-HĐBT và hướng dẫn trong Thông tư số 340-TT/PLKT ngày 23-6-1983 của Bộ Tư pháp.
Đối với các vụ việc khó xác định là vi phạm nhỏ hay tội phạm thì cơ quan xử lý phải trao đổi ý kiến với Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp. Nếu Viện kiểm sát nhân dân xét thấy cần truy tố, thì cơ quan xử lý hành chính chuyển toàn bộ hồ sơ sang Viện kiểm sát. Nếu Viện kiểm sát nhân dân thấy không cần hoặc miễn truy tố, thì Viện kiểm sát giao lại vụ vi phạm cho cơ quan có thẩm quyền xử lý hành chính.
5. Cơ quan xử lý có quyền và nhiệm vụ yêu cầu đơn vị hoặc nhân viên kiểm sát bắt giữ vụ vi phạm nộp hồ sơ đầy đủ về vụ vi phạm. Cơ quan xử lý phải nghiên cứu kỹ hồ sơ để có quyết định đúng, có thể tiếp xúc với người vi phạm và những người có liên quan để thu thập thêm tài liệu, chứng cứ. Nội dung khai báo qua cuộc tiếp xúc phải ghi vào biên bản (gọi là biên bản lấy lời khai). Biên bản lập xong, phải đọc cho những người khai báo nghe và cùng ký tên.
Trong trường hợp tang vật bị nghi là giả cơ quan xử lý phải làm các thủ tục giao cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành giám định. Kết quả giám định phải ghi thành văn bản, có chữ ký của người giám định và thủ trưởng cơ quan giám định xác nhận.
6. Việc xử lý phải cân nhắc thận trọng, xác định đúng hành vi vi phạm, mức độ và tính chất của vụ vi phạm, để vận dụng các biện pháp xử lý một cách thích đáng và nghiêm khắc. Đối với các vụ vi phạm buộc phải tịch thu tang vật phạm pháp thì phải quyết định tịch thu; không được phạt tiền thay cho biện pháp tịch thu.
Biện pháp tịch thu hoặc trưng mua tang vận phạm pháp không loại trừ biện pháp phạt tiền, phạt tiền không được thấp hơn hoặc cao hơn mức đã quy định trong Thông tư này đối với mỗi loại vi phạm.
7. Nếu những hành vi bị xử lý theo Nghị định số 46-HĐBT còn vi phạm các quy định về lĩnh vực quản lý khác của Nhà nước (về kiểm dịch động vật, thực vật, sử dụng vụ khí, trật tự trị an xã hội…) thì ngoài việc bị xử phạt theo quy định của Nghị định số 46-HĐBT và Thông tư này, còn bị cơ quan có thẩm quyền xử phạt theo luật lệ hiện hành về các mặt đó.
8. Khi xử lý phải có mặt của đương sự. Nếu đương sự cố tình không đến hoặc vắng mặt, không có lý do chính đáng, thì cơ quan xử lý được xử lý vắng mặt, sau khi đã xin ý kiến của cơ quan xử lý cấp trên.
9. Việc xử lý các vi phạm phải làm khẩn trương trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ vụ vi phạm. Trong trường hợp cần kéo dài quá thời hạn nói trên, cơ quan xử lý phải báo cáo xin ý kiến quyết định của cơ quan có thẩm quyền xử lý cấp trên.
10. Quyết định xử lý phải viết thành văn bản (gọi là quyết định xử lý). Quyết định cần ghi rõ tính chất, nội dung vi phạm, hình thức và mức xử phạt… theo mẫu do các ngành chủ quản quy định. Quyết định phải đọc cho đương sự nghe và có chữ ký của đương sự. Trong trường hợp người vi phạm không chịu ký hoặc cố tình vắng mặt khi xử lý, thì phải ghi rõ việc đó vào quyết định xử lý.
– Quyết định xử lý phải lập thành 4 bản: 1 giao cho người vi phạm để thi hành, 1 giao cho cơ quan chủ quản của đơn vị bắt giữ tang vật, 1 gửi cho cơ quan tài chính cùng cấp để thi hành các mặt có liên quan, 1 lưu hồ sơ của cơ quan xử lý.
11. Trong trường hợp đội trưởng, trạm trưởng kiểm soát của các ngành có chức năng quyết định xử phạt tiền trong phạm vi đã quy định, cũng phải lập biên bản theo đúng thủ tục.
Khi thu tiền phạt, phải cấp biên lai cho đương sự. Biên lai thu tiền phạt, cũng như các thủ tục về cấp phát, giao nhận, thanh toán, quản lý và sử dụng biên lai này do Bộ Tài chính phát hành và quy định thống nhất cho tất cả các trường hợp thu tiền phạt của người vi phạm. Tiền thu được phải đăng ký cập nhật vào sổ sách, và nộp vào công quỹ theo đúng các thủ tục về quản lý tài chính và hướng dẫn của Thông tư này.
Thủ trưởng đơn vị phải chịu trách nhiệm về mọi sự mất mát, nhầm lẫn tiền bạc, chứng từ thu nộp xẩy ra ở đơn vị.
12. Quyết định mức tiền thưởng cho những người có công phát hiện, truy bắt vụ vi phạm do thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền xử lý vụ vi phạm đó quyết định, trừ trường hợp việc xử phạt tiền do đội trưởng, trạm trưởng kiểm soát quyết định, thì mức tiền thưởng phải do thủ trưởng cơ quan xử lý cấp trên của đơn vị kiểm soát đó quyết định. Quyết định mức thưởng, thủ tục chi trả thưởng phải theo đúng hướng dẫn ở phần IV Thông tư này.
13. Quyết định xử lý của cơ quan có thẩm quyền có hiệu lực pháp luật; đương sự và các cơ quan, đơn vị có liên quan phải nghiêm chỉnh thi hành. Trong thời hạn do cơ quan xử lý quy định, nếu đương sự không chịu thi hành, thì cơ quan xử lý chuyển quyết định đó cho Uỷ ban nhân dân địa phương để cưỡng chế thi hành.
14. Nếu người bị xử phạt khiếu nại quyết định xử lý của cơ quan có thẩm quyền, thì việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại tiến hành theo trình tự đã quy định trong Pháp lệnh ngày 27-11-1981 quy định việc xét và giải quyết các khiếu nại, tố cáo của công dân và Nghị định số 58-HĐBT ngày 29-3-1982 của Hội đồng Bộ trưởng về việc thi hành Pháp lệnh nói trên.
Việc giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền của cơ quan nào, cấp nào, thì cơ quan đó, cấp đó phải kịp thời xem xét giải quyết trong thời hạn luật định. Trong khi chờ đợi, đương sự vẫn phải thi hành quyết định của cơ quan xử lý.
Khi việc khiếu nại đã được cơ quan có thẩm quyền giải quyết, thì đương sự và các cơ quan có liên quan phải nghiêm chỉnh chấp hành quyết định của cơ quan đó.
15. Nếu bắt giữ, xử lý sai pháp luật và gây thiệt hại về tài sản Nhà nước hoặc tài sản của công dân, thì người quyết định việc bắt giữ hoặc xử lý phải bồi thường thiệt hại theo các quy định pháp luật có liên quan. Ngoài ra, nếu cố ý lạm dụng chức quyền, làm trái pháp luật như bao che, ăn hối lộ… thì tuỳ theo mức độ vi phạm còn bị thi hành kỷ luật hoặc truy tố trước pháp luật.
PHẦN III
GIẢI QUYẾT TANG VẬT PHẠM PHÁP
Việc giải quyết tang vật phạm pháp trong các vụ vi phạm nhỏ về đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép được xử lý bằng biện pháp hành chính có 2 bước.
Bước 1: Giải quyết tang vật trong khi chờ xử lý vụ vi phạm.
Bước 2: Giải quyết tang vật sau khi có quyết định xử lý của cơ quan có thẩm quyền.
I. BƯỚC 1.
GIẢI QUYẾT TANG VẬT TRONG KHI CHỜ XỬ LÝ VỤ VI PHẠM
1. Phương thức giao nộp tang vật sau khi bắt giữ.
1. Cơ quan bắt giữ tang vật phạm pháp phải giao nộp tang vật đó ngay sau khi bắt giữ cho cơ quan có trách nhiệm tạm giữ tang vật trong khi chờ xử lý vụ vi phạm.
2. Tang vật là hàng dễ hư hỏng, tuỳ theo loại hàng, giao cho cửa hàng chuyên doanh cấp huyện ở gần nơi bắt giữ hàng nhất để cửa hàng tiêu thụ theo quy định của ngành chủ quản:
a) Thực phẩm tươi sống (thịt, cá, gia cầm, trứng…) giao cho cửa hàng thực phẩm.
b) Nông sản (thuốc lá, thuốc lào, các loại gỗ, lạc, vừng tươi, rau quả…) giao cho cửa hàng nông sản.
c) Tư liệu sản xuất nông nghiệp (con, cây giống) giao cho cửa hàng tư liệu nông nghiệp.
d) Lương thực (thóc, gạo, các loại lương thực tươi) giao cho cửa hàng lương thực.
Đơn vị nhận hàng có trách nhiệm thanh toán tiền hàng ngay cho cơ quan chủ quản bắt giữ hàng hoặc cho cơ quan chủ quản cấp trên trực tiếp của đơn vị kiểm soát, nếu là hàng do các đội, các trạm kiểm soát bắt giữ. Tiền chuyển vào tài khoản tạm giữ chờ xử lý (TK – 651) của cơ quan chủ quản đó ở Ngân hàng Nhà nước, để chờ khi có quyết định xử lý của cơ quan có thẩm quyền sẽ thanh lý.
Giá dùng làm căn cứ để thanh toán giữa các cơ quan giao nhận hàng nói trên là giá thu mua khuyến khích hiện đang áp dụng đối với nông sản thực phẩm ở địa phương, theo giá chuẩn hoặc khung giá chỉ đạo do Hội đồng Bộ trưởng và Uỷ ban Vật giá Nhà nước quy định. Chú ý: không trừ (-) chiết khấu kinh doanh thương nghiệp.
3. Đối với tang vật là các loại hàng khác:
a) Các loại hàng kể dưới đây, không kể là do cơ quan thuộc ngành nào bắt giữ, phải giao nộp cho cơ quan có chức năng quản lý quy định như sau:
– Vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, tiền Việt Nam, ngoại tệ: giao cho Ngân hàng Nhà nước cấp huyện, nơi bắt giữ vụ vi phạm.
– Thuốc phiện, ma tuý các loại: giao cho công ty chuyên doanh dược liệu đặc sản ở địa phương theo quy định tại Thông tư số 63-V6/TP ngày 9-6-1982 của Hội đồng Bộ trưởng. Nếu ở địa phương không có công ty chuyên doanh nói trên thì Uỷ ban nhân tỉnh xét và giao trách nhiệm cho cơ quan nào có điều kiện quản lý chặt chẽ loại hàng đó ở địa phương, tạm giữ chờ xử lý vụ vi phạm.
– Dược liệu, dược phẩm dùng cho người (sản xuất trong nước và nước ngoài); chất độc, chất có vi trùng: giao cho công ty kinh doanh dược phẩm; dược liệu, dược phẩm dùng cho gia súc, giao cho cơ quan thú y cấp huyện.
– Vật liệu nổ, vũ khí: giao cho đơn vị có chức năng quản lý thuộc cơ quan quân sự hoặc cơ quan công an cấp huyện.
– Vật tư thuộc ngành văn hoá và văn hoá phẩm phạm pháp: giao cho cơ quan văn hoá huyện ở nơi bắt giữ hàng.
b) Đối với các mặt hàng khác không kể ở điểm 2 và tiết a, điểm 3 trên đây thì:
– Hàng buôn bán hoặc vận chuyển trái phép qua biên giới bằng đường bộ, đường thuỷ, đường bưu điện, đường hàng không: giao cho phân cục hay chi cục hải quan trực thuộc Cục hải quan ở nơi bắt giữ hàng.
– Lâm sản khai thác, vận chuyển, kinh doanh trái phép: giao cho hạt kiểm soát lâm sản hay hạt kiểm lâm nhân dân ở nơi bắt giữ hàng, hoặc Chi cục kiểm lâm nhân dân, ở nơi không có hạt kiểm soát lâm sản.
– Hàng phạm pháp về thuế công thương nghiệp: giao cho phòng thuế công thương nghiệp huyện sở tại.
4. Tang vật là tem, phiếu, vé, sổ mua hàng chứng từ có giá trị phân phối hàng hoá hay cung ứng dịch vụ: giao cho cơ quan tài chính huyện, nếu là tem, phiếu, sổ mua hàng về các loại hàng thuộc diện cung cấp cho cán bộ, công nhân viên hoặc giao cho các cơ quan có chức năng quản lý tem phiếu khác, nếu là tem phiếu, chứng từ phân phối hàng hoá khác.
5. Tang vật phạm pháp là phương tiện mà người vi phạm chuyên dùng để cất giấu, vận chuyển hàng phạm pháp thì cơ quan chủ quản bắt giữ vụ vi phạm tạm giữ trong khi chở xử lý vụ vi phạm.
2. Quy chế quản lý tang vật trong khi chờ xử lý vụ vi phạm.
a) Tang vật phạm pháp phải được quản lý chặt chẽ ngay từ khâu bắt giữ, ngăn ngừa hư hao mất mát, đổi tráo, gây thiệt hại cho tài sản Nhà nước và tài sản của nhân dân. Các ngành chức năng được phép thành lập các đơn vị kiểm soát ở cơ sở theo quy định của Nhà nước, cần ban hành và chỉ đạo thực hiện quy chế quản lý chặt chẽ tang vật phạm pháp ở khâu bắt giữ. Quy chế này phải bảo đảm đưa việc quản lý tang vật phạm pháp đi vào nền nếp; tang vật sau khi bắt giữ phải được giao nộp kịp thời cho các cơ quan có trách nhiệm tiếp nhận và tạm giữ trong khi chờ xử lý vụ vi phạm, không để tồn đọng hoặc lưu giữ ở đơn vị kiểm soát. Cơ quan chủ quản của các đơn vị kiểm soát cần ban hành quy tắc tập trung, giao nộp từng loại tang vật cho từng đơn vị kiểm soát thuộc quyền, có xét đến điều kiện, hoàn cảnh hoạt động của từng đơn vị kiểm soát như khối lượng công việc, số cán bộ, nhân viên của đơn vị, địa điểm ở xa hay ở gần cơ quan nhận tang vật giao nộp, phương tiện cất giữ, vận chuyển tang vật…
b) Tang vật phạm pháp tạm giữ chờ xử lý phải giao nộp đúng cho cơ quan, đơn vị có trách nhiệm tiếp nhận theo quy định. Các cơ quan, đơn vị đó có trách nhiệm phải tiếp nhận ngay số tang vật do cơ quan, đơn vị bắt giữ tang vật giao nộp, tránh trì hoãn hoặc kéo dài việc giao nhận. Cơ quan, đơn vị không có trách nhiệm tiếp nhận tang vật theo quy định, không được quyền tiếp nhận tang vật phạm pháp. c) Khi giao nhận tang vật phạm pháp chờ xử lý giữa cơ quan này với cơ quan khác, trong cùng một ngành, một cấp hay khác ngành, khác cấp, không kể mục đích việc giao nhận tang vật đó như thế nào (giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm, cho cơ quan chủ quản cấp trên, trích mẫu tang vật để kiểm nghiệm, giám định…) đều phải cân đong, đo, đếm chính xác, cẩn thận; phải lập biên bản giao nhận tang vật, có chữ ký của đại diện có thẩm quyền của hai bên giao nhận.
Biên bản giao nhận tang vật phải lập thành 4 bản:
– 1 bản cơ quan giao tang vật giữ,
– 1 bản do cơ quan nhận tang vật giữ,
– 1 bản lưu hồ sơ vụ vi phạm, gửi cho cơ quan có thẩm quyền xử lý,
– 1 bản gửi cơ quan tài chính cấp huyện.
Biên bản giao nhận tang vật phải ghi rõ ràng, đầy đủ, chính xác số lượng, trọng lượng, kích thước, chất lượng, đặc điểm riêng (nếu có), màu sắc, quy cách, nhãn hiệu… đối với từng loại tang vật. Nếu tang vật là ngoại tệ thì ghi rõ loại tiền, số lượng tiền mỗi loại, số xêri của từng tờ giấy bạc.
d) Tang vật tạm giữ chờ xử lý phải được đóng gói cẩn thận, nhập kho, sắp xếp ngăn nắp theo từng vụ vi phạm, từng loại hàng, từng loại tang vật; nếu là hàng có giá trị lớn (vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, thuốc phiện, đồng hồ đeo tay…) phải niêm phong theo thủ tục quy định.
đ) Các cơ quan, đơn vị có chức năng quản lý tang vật phạm pháp chờ xử lý (như các đơn vị kiểm soát, cơ quan tạm giữ tang vật, cơ quan chủ quản của các trạm kiểm soát bắt giữ tang vật) phải mở sổ sách, ghi chép kế toán tang vật, thực hiện nghiêm chỉnh chế độ báo cáo kế toán về tang vật phạm pháp thuộc trách nhiệm quản lý của mình theo hướng dẫn của ngành chủ quản.
e) Nghiêm cấm mọi hành động sử dụng tuỳ tiện các tang vật tạm giữ chờ xử lý như phân phối nội bộ, bán đổi lấy hàng khác, thưởng cho những người có công.
g) Mọi sự mất mát, hư hao, đổi trác tang vật xảy ra ở cơ quan, đơn vị nào, cơ quan, đơn vị đó cùng các cán bộ, nhân viên có liên quan phải bồi thường tổn thất đã gây ra; ngoài ra có thể bị thi hành kỷ luật và nếu có hành vi nghiêm trọng thì có thể bị truy tố trước pháp luật.
h) Các cơ quan, đơn vị quản lý tang vật phạm pháp chờ xử lý chịu sự kiểm tra của cơ quan xử lý vụ vi phạm có liên quan và của cơ quan tài chính các cấp.
Cơ quan chủ quản cấp trên của các đơn vị kiểm soát có nhiệm vụ thường xuyên kiểm tra việc bắt giữ và quản lý tang vật của các đơn vị kiểm soát thuộc quyền.
II. Bước 2.
Giải quyết tang vật sau khi có quyết định xử lý của cơ quan có thẩm quyền.
Sau khi cơ quan có thẩm quyền xử lý đã quyết định hình thức và mức độ xử lý vụ vi phạm thì tất cả các cơ quan có liên quan (cơ quan bắt giữ tang vật, cơ quan tạm giữ tang vật chờ xử lý, cơ quan tài chính) phải thi hành kịp thời và nghiêm chỉnh quyết định xử lý đó để giải quyết số tang vật thuộc vụ vi phạm.
A. Giải quyết tang vật hiện vật:
1. Đối với tang vật xử lý tịch thu:
a) Nếu là hàng hoá, vật tư, phương tiện chuyên dùng cất giấu vận chuyển hàng hoặc là phương tiện làm hàng giả có giá trị sử dụng tiêu thụ được hoặc là hàng giả mạo nhãn hiệu còn tiêu thụ được thì, mặt hàng thuộc chức năng kinh doanh của ngành nào, giao cho đơn vị chuyên doanh (công ty cửa hàng) thuộc ngành đó ở huyện nơi bắt giữ tang vật.
b) Nếu tang vật phạm pháp là loại tem, phiếu, vé, sổ mua hàng, chứng từ có giá trị phân phối hàng hoá hay cung ứng dịch vụ thì tuỳ theo loại tem, phiếu mà giao cho cơ quan tài chính hoặc cơ quan khác có chức năng quản lý tem, phiếu, chứng từ đó ở cấp huyện để giải quyết theo các quy định hiện hành của Nhà nước.
c) Nếu tang vật là hàng giả, hoàn toàn không có giá trị sử dụng, hoặc là tem phiếu giả thì cơ quan có thẩm quyền xử lý tổ chức việc tiêu huỷ theo thủ tục quy định. Phải lập biên bản tiêu huỷ, có đại diện của cơ quan chủ quản bắt giữ tang vật, cơ quan tạm giữ tang vật chờ xử lý và cơ quan tài chính hữu quan chứng kiến.
2. Đối với tang vật xử lý trưng mua:
Cơ quan bắt giữ hàng giao hàng cho đơn vị chuyên doanh loại hàng đó ở cấp huyện nơi bắt giữ hàng.
3. Đối với tang vật xử lý trả lại cho chủ sở hữu.
a) Cơ quan xử lý thông báo quyết định đó cho các cơ quan liên quan. Cơ quan chủ quản cấp trên của đơn vị kiểm soát đã bắt giữ hàng hoá có trách nhiệm phối hợp với cơ quan đang tạm giữ hàng chờ xử lý và cơ quan tài chính cùng cấp tổ chức việc giao trả tang vật cho đương sự.
b) Khi giao trả hàng phải lập biên bản có chữ ký của cơ quan giao hàng, của người nhận hàng và của đại diện các cơ quan chứng kiến việc giao trả hàng (cơ quan bắt giữ hàng, cơ quan tạm giữ hàng và cơ quan tài chính). c) Nếu không còn hiện vật để giao trả cho đương sự và nếu cơ quan tài chính hữu quan, căn cứ vào chế độ, thể lệ hiện hành quyết định cho thanh toán với đương sự bằng tiền thì các cơ quan có liên quan (cơ quan bắt giữ, cơ quan đã nhận hoặc đã tiêu thụ số hàng có liên quan) tổ chức kịp thời việc thanh toán tiền cho chủ sở hữu tang vật. Số tiền phải thanh toán bằng số tiền mà các cơ quan nhận hàng đã thanh toán cho cơ quan chủ quản bắt giữ hàng.
B. Thủ tục giao nhận tang vật và thanh toán tiền hàng khi có quyết định xử lý của cơ quan có thẩm quyền.
1. Đơn vị (công ty, cửa hàng) nhận tang vật thuộc diện bị xử lý tịch thu hoặc trưng mua nói ở điểm 1a và 2, mục A trên đây có trách nhiệm thanh toán tiền về số tang vật đã nhận cho cơ quan chủ quản bắt giữ vụ vi phạm.
Tiền thanh toán về số hàng tịch thu và trưng mua đều chuyển vào tài khoản tạm giữ chờ xử lý (TK-651) của cơ quan chủ quản bắt giữ vụ vi phạm.
2. Giá dùng làm căn cứ để thanh toán giữa đơn vị nhận hàng tịch thu hoặc trưng mua với cơ quan chủ quản bắt giữ vụ vi phạm theo quy định dưới đây:
a) Nếu hàng giao nhận là vật tư kỹ thuật Nhà nước thống nhất quản lý thì thanh toán theo giá bán buôn vật tư quy định tại Quyết định số 28-HĐBT ngày 19-2-1982 của Hội đồng Bộ trưởng và do Uỷ ban Vật giá Nhà nước hướng dẫn trong Quyết định số 9-VGNN ngày 19-2-1982, trừ (-) chiết khấu lưu thông quy định cho ngành vật tư.
b) Nếu hàng giao nhận là nông sản thực phẩm thì thanh toán theo giá thu mua khuyến khích được áp dụng ở địa phương, theo giá chuẩn hoặc khung giá chỉ đạo do Hội đồng bộ trưởng và Uỷ ban Vật giá Nhà nước quy định: Chú ý: không trừ (-) chiết khấu kinh doanh thương nghiệp như trong các trường hợp khác.
c) Nếu hàng giao nhận là hàng công nghiệp tiêu dùng, không phân biệt là hàng thiết yếu hay không thiết yếu thì thanh toán theo giá cao có hướng dẫn theo quy định của Hội đồng Bộ trưởng, Uỷ ban Vật giá Nhà nước và Bộ Nội thương trừ (-) triết khấu thương nghiệp.
d) Nếu hàng giao nhận là hàng nhập khẩu thì thanh toán theo giá tính thuế quy định tại Điều 6 Điều lệ thuế hàng hoá hiện hành, (-) chiết khấu thương nghiệp theo quy định.
3. Trong trường hợp hàng phạm pháp được xử lý trưng mua thì cơ quan chủ quản bắt giữ vụ vi phạm làm thủ tục rút tiền từ tài khoản TK-651 của mình để thanh toán tiền hàng cho người vi phạm – chủ hàng.
Giá thanh toán với chủ có hàng xử lý trưng mua như sau:
– Hàng trưng mua là nông sản thực phẩm buôn lậu trong nội địa thì thanh toán theo giá chỉ đạo thu mua của Nhà nước quy định trong Quyết định số 95-HĐBT ngày 26-9-1981 của Hội đồng bộ trưởng, Quyết định số 198-CT ngày 15-7-1983 của Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng và các văn bản khác có liên quan của Hội đồng Bộ trưởng và Uỷ ban Vật giá Nhà nước.
Khoản chênh lệch giữa giá thanh toán với chủ hàng và giá thanh toán của cơ quan kinh doanh thương nghiệp nhận hàng trưng mua, cơ quan chủ quản bắt giữ vụ vi phạm phải chuyển nộp vào ngân sách Nhà nước khi thanh lý tài khoản tạm giữ chờ xử lý (TK-651) thuộc vụ vi phạm.
– Hàng trưng mua là hàng công nghiệp buôn lậu trong nội địa thì thanh toán theo giá bán buôn công nghiệp hoặc theo giá chỉ đạo bán lẻ hiện hành của Nhà nước trừ (-) chiết khấu thương nghiệp theo mức tương ứng dành cho tổ chức kinh doanh thương nghiệp.
– Trường hợp hàng buôn lậu qua biên giới bị trưng mua là hàng thuộc diện được xuất nhập khẩu phi mậu dịch, thì áp dụng giá thanh toán quy định tại Thông tư số 275-CT ngày 19-10-1983 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.
4. Trong tất cả các trường hợp mặt hàng chưa có giá chuẩn hoặc khung giá chỉ đạo của Hội đồng Bộ trưởng hoặc Uỷ ban Vật giá Nhà nước thì giá thanh toán do Uỷ ban nhân dân tỉnh xét và quyết định, trên cơ sở đề nghị của cơ quan vật giá Nhà nước cấp tỉnh phối hợp với các cơ quan chức năng khác, căn cứ vào các nguyên tắc xác định giá do Hội đồng Bộ trưởng hoặc các cơ quan có thẩm quyền quy định và hướng dẫn thi hành.
Trong trường hợp chủ hàng phải nộp thuế theo quy định của Nhà nước thì cơ quan chủ quản bắt giữ vụ vi phạm thu tiền thuế, cấp biên lai cho người nộp thuế và làm thủ tục nộp số thuế đã thu vào ngân sách Nhà nước theo quy định.
5. Đối với số tang vật là hàng dễ hư hỏng đã được cơ quan chủ quản bắt giữ hàng giao ngay sau khi bắt giữ cho đơn vị chuyên doanh để tiêu thụ và đã được đơn vị chuyên doanh thanh toán tiền cho cơ quan chủ quản bắt giữ hàng thì khi có quyết định xử ý của cơ quan có thẩm quyền, giải quyết như sau:
– Trong trường hợp hàng bị xử lý trưng mua thì cơ quan chủ quản bắt giữ hàng rút tiền từ TK-651 của mình để thanh toán tiền cho chủ có hàng bị trưng mua theo quy định ở điểm 3, mục B này.
– Nếu cơ quan xử lý quyết định trả lại hàng cho người có hàng thì cơ quan bắt giữ hàng rút tiền ở TK-651 của mình để thanh toán cho đương sự theo quy định ở tiết c, điểm 3, mục A, phần III, bước 2 nói trên đây.
6. Việc tiêu thụ, sử dụng số hàng hoá vật tư, phương tiện phạm pháp bị xử lý tịch thu hay trưng mua phải tuân thủ các chế độ phân phối, hiện hành của Nhà nước; phải theo kế hoạch phân phối sử dụng chung của địa phương và sự hướng dẫn của ngành chủ quản.
C. Trong trường hợp người bị phạm có khiếu nại khi đã có quyết định xử lý của cơ quan có thẩm quyền thì:
1. Đương sự vẫn phải nộp tiền phạt theo quyết định của cơ quan xử lý, trong khi chờ giải quyết khiếu nại.
2. Về tang vật phạm pháp, các cơ quan chức năng có liên quan có trách nhiệm thi hành đúng Pháp lệnh của Hội đồng Nhà nước ngày 27-11-1981 quy định việc xét, và giải quyết các khiếu nại, tố cáo của công dân và Nghị định số 58-HĐBT ngày 29-3-1982 của Hội đồng Bộ trưởng, và phải chờ quyết định của cơ quan có thẩm quyền giải quyết việc khiếu nại để giải quyết tang vật phạm pháp theo đúng quyết định đó.
3. Trong trường hợp tang vật phạm pháp đã được giải quyết theo quyết định của cơ quan xử lý rồi mà đương sự có khiếu nại và quyết định của cơ quan giải quyết khiếu nại khác với quyết định của cơ quan xử lý, thì các cơ quan chức năng có liên quan có trách nhiệm tính toán, điều chỉnh lại (nếu có) việc thanh toán tiền hàng của các đối tượng có liên quan và tiền phạt mà người vi phạm phải nộp, bảo đảm thi hành đúng quyết định các cơ quan giải quyết việc khiếu nại và các chế độ, thể lệ hiện hành về quản lý tài chính Nhà nước.
D. Cơ quan tài chính các cấp có trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra các cơ quan thuộc các ngành có liên quan trong việc thực hiện chế độ báo cáo định kỳ đối với các cơ quan chủ quản bắt giữ hàng về tình hình tang vật như số tang vật bắt giữ, số tang vật giao cho các cơ quan tạm giữ chờ xử lý hoặc giao cho các đơn vị chuyên doanh sau khi có quyết định xử lý, số tiền hàng tịch thu hay trưng mua đã thanh toán, tiền thanh toán cho chủ hàng được trả lại hàng.
PHẦN IV
CHI TRẢ TIỀN THƯỞNG CHO NHỮNG NGƯỜI CÓ CÔNG
1. Đối tượng được thưởng gồm:
– Cán bộ, nhân viên các đơn vị kiểm soát thuộc các ngành có chức năng quản lý thị trường;
– Cán bộ, nhân viên thuộc các ngành khác hoặc không thuộc các đơn vị kiểm soát;
– Các đối tượng khác không phải là cán bộ, nhân viên Nhà nước.
Những người được thưởng phải là những người đã thực sự góp công sức vào việc điều tra, phát hiện vụ vi phạm hoặc bắt giữ hàng phạm pháp và người vi phạm. Đối tượng được thưởng trong mỗi vụ do cơ quan có thẩm quyền xử lý xét và quyết định, trên cơ sở đề nghị của cơ quan chủ quản bắt giữ vụ vi phạm hoặc các cơ quan có liên quan khác.
Việc thưởng cho những người có công chỉ được thực hiện sau khi có quyết định xử lý của cơ quan có thẩm quyền. Trong trường hợp đương sự có khiếu nại thì việc thưởng chỉ thực hiện sau khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền giải quyết việc khiếu nại.
2. Mức thưởng:
a) Tiền thưởng được trích từ một trong hai nguồn thu dưới đây:
– Số tiền phạt mà người vi phạm đã thực nộp cho cơ quan xử lý theo quyết định xử lý hoặc quyết định của cơ quan giải quyết việc khiếu nại (nếu có).
– Số tiền thu được về số hàng xử lý tịch thu mà các cơ quan nhận hàng đã thanh toán với cơ quan chủ quản bắt giữ vụ vi phạm.
b) Mức tiền thưởng cho mỗi người trong mỗi vụ tuỳ theo mức đóng góp của mỗi người vào thành tích chung trong phạm vi số tiền thưởng cho cả vụ tính theo tỷ lệ phần trăm do cơ quan có thầm quyền xử lý quyết định cho trích từ tiền phạt hoặc tiền thanh toán hàng tịch thu.
3. Thủ tục chi trả tiền thưởng:
a) Việc chi trả tiền thưởng thuộc chức năng của cơ quan chủ quản bắt giữ vụ vi phạm hoặc cơ quan chủ quản cấp trên trực tiếp của đơn vị kiểm soát. Cơ quan xử lý và các cơ quan khác không làm nhiệm vụ trực tiếp chi trả thưởng cho các đối tượng được thưởng.
b) Các cơ quan có chức năng quản lý thị trường từ cấp huyện trở lên, nếu được Uỷ ban nhân dân tỉnh hoặc cơ quan có thẩm quyền của ngành chủ quản cho phép thành lập các đơn vị kiểm soát ở cơ sở theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước thì được mở tại Ngân hàng Nhà nước cùng cấp một tài khoản gửi tiền tạm giữ chờ xử lý (TK-651) riêng của cơ quan để xử lý các khoản thu, chi có liên quan đến việc thi hành Nghị định số 46-HĐBT. Tài khoản này tiếp nhận các khoản thu về tiền phạt về tiền thanh toán các tang vật phạm pháp được giao nhận và được sử dụng chi trả tiền thưởng cho những người có công theo quyết định của cơ quan xử lý. Thủ tục mở tài khoản, thu nộp và rút tiền ở tài khoản nói trên do Ngân hàng Nhà nước quy định và hướng dẫn thi hành.
c) Thủ tục chi trả tiền thưởng theo quy định dưới đây:
Tiền thưởng được trích từ tiền phạt:
Cơ quan xử lý (hoặc cơ quan được Uỷ ban nhân dân huyện hoặc Uỷ ban nhân dân tỉnh uỷ quyền) trực tiếp nhận tiền phạt do người vi phạm nộp và cấp biên lai cho người nộp phạt.
Sau đó, căn cứ vào quy mô, tính chất vụ vi phạm, mức đóng góp của những người có công phát hiện, truy bắt vụ vi phạm theo đề nghị của cơ quan chủ quản bắt giữ vụ vi phạm và căn cứ vào số tiền phạt người vi phạm đã nộp, thủ trưởng cơ quan xử lý quyết định tỉ lệ phần trăm được trích từ tiền phạt để làm tiền tưởng và mức thưởng cho từng người có công. Văn bản quyết định thưởng này gửi cho cơ quan chủ quản bắt giữ vụ vi phạm và cơ quan tài chính sở quan. Đồng thời cơ quan xử lý làm thủ tục chuyển số tiền phạt đã thu của người vi phạm vào tài khoản tiền gửi tạm giữ chờ xử lý (TK-651) của cơ quan chủ quản bắt giữ vụ vi phạm, mở tại Ngân hàng Nhà nước.
– Cơ quan chủ quản bắt giữ vụ vi phạm nhận được quyết định thưởng của cơ quan xử lý và giấy báo có về số tiền phạt thuộc vụ vi phạm được chuyển vào TK-651 của mình, có nhiệm vụ:
Trích từ TK-651 nói trên, đúng và đủ số tiền thưởng thuộc về các cán bộ, nhân viên đơn vị kiểm soát được thưởng thuộc quyền quản lý của mình, chuyển nộp vào quỹ thưởng của ngành mình theo quy định để xét thưởng theo quy chế thưởng của ngành.
Xác định khoản phải chuyển nộp vào ngân sách Nhà nước trích từ số tiền phạt đã thu được, và làm thủ tục chuyển nộp vào khoản 81, hạng 3 loại IV, theo Mục lục ngân sách hiện hành, vào TK-730, ngân sách tỉnh nếu cơ quan chủ quản bắt giữ vụ vi phạm thuộc địa phương; vào TK-710, ngân sách trung ương, nếu cơ quan chủ quản bắt giữ vụ vi phạm là cơ quan trung ương.
Xác định khoản tiền để chi trả thưởng cho các đối tượng được thưởng khác không phải là cán bộ, nhân viên kiểm soát thuộc quyền, theo quyết định thưởng của cơ quan xử lý.
Tiền thưởng được trích từ tiền thanh toán tang vật tịch thu.
– Đơn vị chuyên doanh nhận tang vật thanh toán tiền về số tang vật tịch thu cho cơ quan chủ quản bắt giữ vụ vi phạm; bằng cách chuyển nộp vào tài khoản tiền gửi tạm giữ chờ xử lý (TK-651) của cơ quan chủ quản bắt giữ vụ vi phạm, mở tại Ngân hàng Nhà nước.
Cơ quan chủ quản bắt giữ vụ vi phạm có nhiệm vụ đôn đốc, theo dõi việc thanh toán tiền về số tang vật tịch thu giao cho các đơn vị hữu quan; cần chú ý đến số hàng dễ hư hỏng đã được giao ngay sau khi bắt giữ và tiền thanh toán về số hàng đã có trong tài khoản tạm giữ chờ xử lý, để thanh lý luôn, nếu hàng thuộc diện tịch thu. Khi các cơ quan nhận hàng đã thanh toán đầy đủ tiền về số hàng bị xử lý tịch thu thuộc vụ vi phạm thì báo cáo kịp thời cho cơ quan xử lý vụ vi phạm và cơ quan tài chính cùng cấp.
– Cơ quan xử lý vụ vi phạm, căn cứ vào quy mô, tính chất vụ vi phạm, mức đóng góp của những người có công theo đề nghị của cơ quan chủ quản và căn cứ vào tổng số tiền thanh toán hàng tịch thu thuộc vụ vi phạm mà quyết định tỷ lệ phần trăm được trích từ số tiền hàng tịch thu để làm tiền thưởng và mức thưởng cho từng người có công. Văn bản quyết định thưởng gửi cho cơ quan chủ quản bắt giữ vụ vi phạm và cơ quan tài chính sở quan.
– Cơ quan chủ quản bắt giữ vụ vi phạm có nhiệm vụ căn cứ vào quyết định thưởng nói trên mà xử lý số tiền thu được về hàng tịch thu trong tài khoản tạm giữ chờ xử lý (TK-651) của mình:
Trích đúng và đủ số tiền thưởng thuộc về các cán bộ, nhân viên đơn vị kiểm soát được thưởng thuộc quyền quản lý của mình, chuyển nộp vào quỹ thưởng của ngành mình theo quy định, để xét thưởng theo quy chế thưởng của ngành.
Xác định khoản phải chuyển nộp vào ngân sách Nhà nước tính từ số tiền thanh toán hàng tịch thu và chuyển nộp vào khoản 82, hạng 2 thu về các tài sản tịch thu theo Mục lục ngân sách hiện hành; nếu cơ quan chủ quản bắt giữ hàng là cơ quan thuộc địa phương thì nộp vào ngân sách tỉnh; nếu là cơ quan trung ương thì nộp vào ngân sách trung ương.
Xác định khoản tiền để chi trả thưởng cho các đối tượng được thưởng khác không phải là cán bộ, nhân viên kiểm soát thuộc quyền, theo quyết định thưởng của cơ quan xử lý.
4. Cơ quan chủ quản bắt giữ vụ vi phạm, thông báo cho các đối tượng được thưởng không phải là cán bộ, nhân viên kiểm soát thuộc quyền quản lý của mình, đến nhận tiền thưởng. Khi người được thưởng đến, cơ quan chủ quản làm thủ tục rút tiền từ tài khoản TK-651 của cơ quan mình ở Ngân hàng Nhà nước để trả thưởng.
Việc chi trả tiền thưởng cần làm khẩn trương, kịp thời, chậm nhất là 30 ngày sau khi có quyết định thưởng của cơ quan xử lý.
5. Cơ quan chủ quản bắt giữ vụ vi phạm có tài khoản tạm giữ chờ xử lý (TK-651) ở Ngân hàng Nhà nước dùng vào mục đích thi hành Nghị định số 46-HĐBT có trách nhiệm quản lý tài khoản đó theo đúng các quy định hiện hành có liên quan.
Nghiêm cấm việc sử dụng tuỳ tiện tiền phạt, tiền bán hàng tịch thu hay trưng mua và tiền thuế thu được trong việc xử lý các vụ vi phạm.
Cuối mỗi quý, cơ quan chủ quản bắt giữ vụ vi phạm phải lập báo cáo về tình hình tài khoản tạm giữ chờ xử lý để thi hành Nghị định số 46-HĐBT của mình, phân tích rõ các khoản thu (tiền phạt, tiền bán tang vật, tiền thuế) và các khoản chi (tiền thưởng, tiền thanh toán cho chủ có hàng trưng mua hoặc được trả lại hàng, các khoản phải chuyển nộp vào cơ quan ngân sách Nhà nước, trong đó chú ý khoản chênh lệch giữa giá thanh toán tiền hàng của cơ quan nhận hàng trưng mua và thanh toán cho chủ có hàng bị trưng mua) về từng vụ vi phạm, gửi cho cơ quan tài chính cùng cấp và cơ quan chủ quản cấp trên.
Cơ quan tài chính các cấp có trách nhiệm phối hợp với Ngân hàng Nhà nước sở quản theo dõi, kiểm tra, giám đốc các cơ quan hữu quan trong việc quản lý tài khoản nói trên theo đúng chế độ quy định.
PHẦN V
THỦ TỤC THI HÀNH
1. Thông tư này thi hành kể từ ngày 1 tháng 2 năm 1984.
2. Đối với các vụ vi phạm về đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép, chưa được xử lý trước ngày 1-2-1984, cơ quan hiện đang giữ quyền xử lý, có nhiệm vụ:
Soát lại xem các vụ vi phạm đó có đủ các yếu tố để xử lý bằng biện pháp hành chính hay phải chuyển cho Viện kiểm soát nhân dân để truy cứu hình sự;
Tiếp tục xúc tiến việc xử lý vụ vi phạm cho xong, nếu vụ vi phạm đó là vụ vi phạm nhỏ; không đặt vấn đề điều chỉnh lại cơ quan xử lý cho đúng với thẩm quyền quy định trong Thông tư này.
3. Về việc quản lý tang vật thuộc các vụ vi phạm nói trên, đơn vị nào hiện đang giữ tang vật chờ xử lý vẫn tiếp tục giữ và quản lý số tang vật đó; tránh điều chỉnh, xáo trộn cơ quan quản lý, tạm giữ tang vật, tạo sơ hở gây tổn thất tài sản.
Riêng việc giải quyết tang vật sau khi xử lý, việc thanh toán tiền có liên quan đến số tang vật đó và việc thưởng cho những người có công thì thi hành theo đúng hướng dẫn trong Thông tư này.
Về hình thức xử lý các vụ vi phạm đó, cần vận dụng các quy định có liên quan trong thông tư này để thi hành đúng tinh thần Nghị định số 46-HĐBT.
4. Các Bộ có chức năng chỉ đạo quản lý thị trường, căn cứ vào Nghị định số 46-HĐBT và thông tư liên Bộ này, ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể và chi tiết việc thực hiện.
5. Trong trường hợp các Bộ, các ngành, các địa phương trước đây đã ban hành những văn bản hướng dẫn thi hành Nghị định số 46-HĐBT thì đề nghị cho rà soát lại và bổ sung hoặc điều chỉnh những điểm chưa phù hợp với thông tư liên bộ này để việc thi hành luật pháp được thống nhất trong cả nước.
Thuộc tính văn bản
Thông tư hướng dẫn thi hành Nghị định số 46-HĐBT ngày 10/5/1983 của Hội đồng Bộ trưởng quy định việc xử lý bằng biện pháp hành chính các hành vi đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép
Cơ quan ban hành: Bộ Tư pháp; Bộ Tài chính Số công báo: Đang cập nhật
Số hiệu: 1-TT/LB Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Thông tư liên tịch Người ký: Phạm Thị Mai Cương; Phùng Văn Tửu
Ngày ban hành: 25/01/1984 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực:
Tóm tắt văn bản
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

THÔNG TƯ

LIÊN BỘ TƯ PHÁP – TÀI CHÍNH SỐ 1-TT/LB NGÀY 25-1-1984 HƯỚNG DẪN THI HÀNH NGHỊ ĐỊNH SỐ 46-HĐBT NGÀY 10-5-1983 CỦA HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG QUY ĐỊNH VIỆC XỬ LÝ BẰNG BIỆN PHÁP HÀNH CHÍNH CÁC HÀNH VI ĐẦU CƠ, BUÔN LẬU, LÀM HÀNG GIẢ, KINH DOANH TRÁI PHÉP.

Thi hành Nghị định số 46-HĐBT ngày 10-5-1983 của Hội đồng bộ trưởng quy định việc xử lý bằng biện pháp hành chính các hành vi đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép, sau khi nhất trí với các ngành có liên quan, liên Bộ Tư pháp – Tài chính hướng dẫn về thẩm quyền xử lý, giải quyết tang vật phạm pháp và chi trả tiền thưởng cho những người có thành tích phát hiện, truy bắt vụ vi phạm như sau:

PHẦN I
THẨM QUYỀN XỬ LÝ CÁC VỤ VI PHẠM
I. ĐỐI VỚI CÁC LOẠI VI PHẠM ĐÃ CÓ VĂN BẢN HIỆN HÀNH CỦA NHÀ NƯỚC QUY ĐỊNH CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN XỬ LÝ
Đối với các vi phạm nhỏ về buôn lậu, tàng trữ trái phép vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, ngoại tệ trong nội địa; buôn lậu, tàng trữ, vận chuyển trái phép lâm sản; buôn lậu, tàng trữ, vận chuyển trái phép hàng hoá ngoại hối qua biên giới; vi phạm pháp luật thuế công thương nghiệp, đã có văn bản hiện hành quy định cơ quan có thẩm quyền xử lý thì nay thẩm quyền xử lý vẫn thuộc về các cơ quan ấy. Nhưng về hình thức xử phạt và mức xử phạt mà các cơ quan nói trên áp dụng phải căn cứ vào những quy định của Nghị định số 46-HĐBT như hướng dẫn dưới đây.
1. Đối với các vụ vi phạm nhỏ về buôn lậu, tàng trữ trái phép (ở nội địa) vàng, bạc, kim khí quý, đá quý nói ở điều 5 Nghị định số 46-HĐBT, thẩm quyền xử lý quy định như sau:
a) Các cấp có thẩm quyền:
– Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (dưới đây gọi tắt là huyện) xử lý các vụ vi phạm có trị giá hàng phạm pháp dưới 5000 đồng;
– Uỷ ban nhân dân huyện xử lý các vụ vi phạm có trị giá hàng phạm pháp dưới 10.000 đồng;
– Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc trung ương (dưới đây gọi tắt là tỉnh) xử lý các vụ vi phạm có giá trị hàng phạm pháp dưới 15.000 đồng;
– Uỷ ban nhân dân tỉnh xử lý các vụ vi phạm có giá trị hàng phạm pháp dưới 20.000 đồng.
b) Biện pháp xử phạt:
Tất cả các cấp có thẩm quyền nói trên có quyền xử phạt như sau:
– Tịch thu toàn bộ tang vật phạm pháp và phương tiện mà người vi phạm chuyên dùng để cất giấu, vận chuyển hàng phạm pháp:
– Phạt tiền từ 1 đến 2 lần trị giá hàng phạm pháp nếu là vi phạm lần đầu.
– Phạt tiền từ 3 đến 5 lần trị giá hàng phạm pháp nếu là tái phạm.
– Ngoài các biện pháp xử phạt trên, Uỷ ban nhân dân huyện và Uỷ ban nhân dân tỉnh còn có quyền quyết định thu hồi có thời hạn hoặc không thời hạn giấy phép kinh doanh.
2. Đối với các vụ vi phạm nhỏ về buôn lậu, tàng trữ trái phép (ở nội địa) các loại ngoại tệ, chứng từ, giấy tờ có giá trị ngoại tệ do ngân hàng phát hành nói ở điều 5 Nghị định số 46-HĐBT thẩm quyền xử lý quy định như sau:
a) Các cấp có thẩm quyền:
– Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước huyện xử lý các vụ vi phạm có trị giá ngoại tệ phạm pháp dưới 5000 đồng (tính theo tỷ giá trên thị trường không có tổ chức)
– Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh xử lý các vụ vi phạm có trị giá ngoại tệ phạm pháp dưới 20.000 đồng (tính theo tỉ giá trên thị trường không có tổ chức)
b) Biện pháp xử phạt:
– Tịch thu toàn bộ tang vật phạm pháp và phương tiện mà người vi phạm chuyên dùng để cất giấu, vận chuyển tang vật phạm pháp:
– Phạt tiền từ 1 đến 2 lần trị giá ngoại tệ phạm pháp nếu là vi phạm lần đầu.
– Phạt tiền từ 3 đến 5 lần trị giá ngoại tệ phạm pháp nếu là tái phạm. – Nếu thấy cần thu hồi giấy phép kinh doanh của người vi phạm thì phải đề nghị Uỷ ban nhân dân huyện hoặc Uỷ ban nhân dân tỉnh xét, quyết định.
3. Đối với các vụ vi phạm nhỏ về buôn lậu, tàng trữ, vận chuyển trái phép các loại lâm sản nói ở điều 5 Nghị định số 46-HĐBT, thẩm quyền xử lý quy định như sau:
a) Các cấp có thẩm quyền:
– Trưởng hạt kiểm lâm nhân dân hoặc kiểm soát lâm sản xử lý các vụ vi phạm có trị giá hàng phạm pháp dưới 10.000 đồng.
– Chi cục trưởng kiểm lâm nhân dân hoặc trưởng hạt kiểm lâm nhân dân tỉnh xử lý các vụ vi phạm có trị giá hàng phạm pháp dưới 20.000 đồng.
b) Biện pháp xử phạt:
– Tịch thu toàn bộ hàng phạm pháp và phương tiện mà người vi phạm chuyên dùng để cất giấu, vận chuyển hàng phạm pháp:
– Phạt tiền từ 1 đến 2 lần trị giá hàng phạm pháp nếu là vi phạm lần đầu.
– Phạt tiền từ 3 đến 5 lần trị giá hàng phạm pháp nếu là tái phạm.
– Thu hồi giấy phép khai thác vận chuyển lâm sản hoặc giấy tờ có giá trị phân phối lâm sản của người vi phạm.
Nếu thấy cần thu hồi giấy phép kinh doanh của người vi phạm thì phải đề nghị Uỷ ban nhân dân huyện hoặc Uỷ ban nhân dân tỉnh xét, quyết định.
4. Đối với các vi phạm nhỏ về buôn lậu, hoặc vận chuyển trái phép hàng hoá ngoại hối (gồm vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, ngoại tệ, giấy tờ có giá trị ngoại tệ) qua biên giới bằng đường bộ, đường thuỷ, đường không, đường bưu điện quốc tế nói ở Điều 5 Nghị định số 46-HĐBT, thẩm quyền xử lý quy định như sau:
a) Các cấp có thẩm quyền:
– Trưởng trạm hải quan, chi cục trưởng hải quan cửa khẩu xử lý các vụ vi phạm thủ tục hải quan không có dụng ý buôn lậu có trị giá hàng phạm pháp dưới 1000 đồng.
– Phân cục trưởng, chi cục trưởng hải quan tỉnh xử lý các vụ vi phạm có trị giá hàng phạm pháp dưới 10.000 đồng.
– Cục trưởng cục hải quan xử lý các vụ vi phạm có trị giá hàng phạm pháp dưới 20.000 đồng.
b) Biện pháp xử phạt:
Trưởng trạm hải quan, chi cục trưởng hải quan cửa khẩu có quyền cảnh cáo người vi phạm (không có quyền phạt tiền và tịch thu hàng).
Phân cục trưởng, chi cục trưởng hải quan tỉnh và cục trưởng cục hải quan có quyền xử phạt như sau:
– Tịch thu toàn bộ hàng phạm pháp và phương tiện mà người vi phạm chuyên dùng để cất giấu, vận chuyển hàng phạm pháp:
– Phạt tiền từ 1 đến 2 lần trị giá hàng phạm pháp nếu là vi phạm lần đầu.
– Phạt tiền từ 3 đến 5 lần trị giá hàng phạm pháp nếu là tái phạm.
5. Đối với các vụ vi phạm pháp luật về thuế công thương nghiệp nói ở điều 8 nghị định số 46-HĐBT, thẩm quyền xử phạt và các biện pháp xử phạt được thực hiện theo quy định của Điều 6 và Điều 8 Pháp lệnh ngày 26-2-1983 sửa đổi một số điều về thuế công thương nghiệp.
6. Đối với các vụ thu lợi do đầu cơ nâng giá cao hơn giá niêm yết nói ở Điều 7 Nghị định số 46-HĐBT, thẩm quyền xử phạt và biện pháp xử phạt được thực hiện theo quy định của Điều 8 Nghị định số 19-HĐBT ngày 23-3-1983 của Hội đồng Bộ trưởng quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh sửa đổi một số điều về thuế công thương nghiệp.
Biện pháp xử phạt thu hồi lợi tức đầu cơ nâng giá nói trên không loại trừ việc xử phạt về kinh doanh trái phép nói ở Điều 7 Nghị định số 46-HĐBT được hướng dẫn ở mục II, phần I trong thông tư này.
II. ĐỐI VỚI CÁC LOẠI VI PHẠM KHÁC VỀ ĐẦU CƠ,
BUÔN LẬU LÀM HÀNG GIẢ
Đối với các loại vi phạm về đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả mà văn bản hiện hành chưa quy định cụ thể cơ quan có thẩm quyền xử lý thì nay xác định thẩm quyền xử lý thuộc về cơ quan có thẩm quyền chung là Uỷ ban nhân dân huyện và Uỷ ban nhân dân tỉnh. Những vụ vi phạm thuộc loại nói trên, do bất kỳ đơn vị kiểm soát thuộc ngành nào hoặc tổ chức nào phát hiện, bắt giữ đều phải chuyển lên Uỷ ban nhân dân huyện hoặc Uỷ ban nhân dân tỉnh xử lý. Phòng thương nghiệp huyện và Sở thương nghiệp tỉnh với chức năng giúp Uỷ ban nhân dân cấp mình thống nhất quản lý thị trường nội địa, có nhiệm vụ tiếp nhận các vụ vi phạm nói trên và thu thập các tang vật, bằng chứng, tài liệu cần thiết cho việc xử lý của Uỷ ban nhân dân.
1. Đối với các vụ vi phạm nhỏ về buôn lậu, tàng trữ, vận chuyển trái phép các loại vật tư, hàng hoá Nhà nước cấm tư nhân buôn bán, tàng trữ (trừ các loại vàng, bạc, kim khí quý, ngoại tệ, lâm sản) nói ở Điều 5 Nghị định 46-HĐBT, thẩm quyền xử lý quy định như sau:
a) Các cấp có thẩm quyền:
– Uỷ ban nhân dân huyện xử lý các vụ vi phạm có trị giá hàng phạm pháp dưới 10.000 đồng.
– Uỷ ban nhân dân tỉnh xử lý các vụ vi phạm có trị giá hàng phạm pháp dưới 20.000 đồng.
b) Biện pháp xử phạt:
– Tịch thu toàn bộ hàng phạm pháp và phương tiện mà người vi phạm chuyên dùng để cất giấu, vận chuyển hàng phạm pháp.
– Phạt tiền từ 1 đến 2 lần trị giá hàng phạm pháp nếu là vi phạm lần đầu.
– Phạt tiền từ 3 đến 5 lần trị giá hàng phạm pháp nếu là tái phạm.
– Thu hồi có thời hạn hoặc không thời hạn giấy phép kinh doanh.
2. Đối với các vụ vi phạm nhỏ về đầu cơ vật tư, hàng hoá hoặc các loại tem phiếu, vé giấy tờ có giá trị phân phối hàng hoá hay cung ứng dịch vụ nói ở Điều 4 Nghị định số 46-HĐBT, thẩm quyền xử lý quy định như sau:
a) Các cấp có thẩm quyền:
– Uỷ ban nhân dân huyện xử lý các vụ vi phạm có trị giá hàng phạm pháp dưới 10.000 đồng.
– Uỷ ban nhân dân tỉnh xử lý các vụ vi phạm có trị giá hàng phạm pháp dưới 20.000 đồng.
b) Biện pháp xử phạt:
– Phạt tiền từ 3 đến 5 lần trị giá hàng phạm pháp.
– Trưng mua toàn bộ hàng phạm pháp theo giá thu mua của nhà nước đối với mặt hàng đó nếu là vi phạm lần đầu, hàng phạm pháp không thuộc diện cấm tư nhân kinh doanh và trị giá hàng phạm pháp dưới 10.000 đồng.
– Nếu hàng phạm pháp không thuộc diện cấm tư nhân kinh doanh nhưng trị giá từ 10.000 đồng trở lên thì Uỷ ban nhân dân tỉnh có quyền tịch thu.
– Tịch thu toàn bộ hàng phạm pháp nếu là tái phạm, hoặc hàng phạm pháp thuộc diện cấm tư nhân kinh doanh, hoặc hàng phạm pháp là tem, phiếu, vé, giấy tờ có giá trị phân phối hàng hoá hay cung ứng dịch vụ.
– Thu hồi có thời hạn hoặc không thời hạn giấy phép kinh doanh.
3. Đối với các vụ mới bắt đầu làm hoặc bán một số ít hàng giả không thuộc loại lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh nói ở Điều 6 Nghị định số 46-HĐBT, thẩm quyền xử lý quy định như sau:
a) Các cấp có thẩm quyền:
– Uỷ ban nhân dân huyện xử lý các vụ vi phạm có trị giá hàng giả dưới 10.000 đồng (tính theo trị giá hàng thật cùng loại trên thị trường không có tổ chức).
– Uỷ ban nhân dân tỉnh xử lý các vụ vi phạm có trị giá hàng giả dưới 20.000 đồng (tính trị giá như trên).
b) Biện pháp xử phạt:
– Tịch thu toàn bộ hàng giả và phương tiện làm hàng giả.
– Uỷ ban nhân dân huyện có quyền phạt tiền từ 500 đồng đến 5000 đồng.
– Uỷ ban nhân dân tỉnh có quyền phạt tiền đến 10.000 đồng.
– Thu hồi có thời hạn hoặc không thời hạn giấy phép kinh doanh.
Nếu hành vi làm hoặc bán hàng giả là tái phạm, hoặc hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh thì trong bất cứ trường hợp nào, không kể số lượng hoặc trị giá hàng là bao nhiêu, người vi phạm đều bị truy tố trước pháp luật. Uỷ ban nhân dân huyện hoặc Uỷ ban nhân dân tỉnh phải chuyển hồ sơ và tang vật phạm pháp sang Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp để nghiên cứu, khởi tố.
III. ĐỐI VỚI CÁC VỤ VI PHẠM NHỎ VỀ
KINH DOANH TRÁI PHÉP.
Như kinh doanh không có giấy phép, kinh doanh sai mặt hàng hoặc sai địa diểm cho phép, bán hoặc cho mượn giấy phép kinh doanh dùng giấy phép kinh doanh của người khác; không niêm yết giá hoặc niêm yết giá không đúng quy định, bán sai giá niêm yết; không thực hiện đúng những quy định về kiểm dịch thực phẩm, vệ sinh, đăng ký nhãn hiệu hàng hoá không chấp hành chế độ mở sổ sách kế toán và mở tài khoản tại ngân hàng (đối với những người có nghĩa vụ đó), thẩm quyền xử lý quy định như sau:
1. Đội trưởng, trạm trưởng kiểm soát của các ngành có chức năng quản lý thị trường như thương nghiệp, cảnh sát kinh tế, thuế vụ… theo uỷ quyền của cơ quan chủ quản cấp huyện xử lý các vụ kinh doanh trái phép là vi phạm lần đầu; không có nhiều hành vi vi phạm đồng thời; có mức thu lời do kinh doanh trái phép không đáng kể; quy mô kinh doanh và trị giá hàng kinh doanh trái phép không lớn; tính chất ngành nghề hoặc hàng hoá kinh doanh trái phép ít quan trọng và không phải là thiết yếu; người kinh doanh trái phép không có thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt để làm ăn phi pháp hoặc trốn tránh sự kiểm tra, kiểm soát của nhà nước; vụ vi phạm không đến mức phải xử phạt thu hồi có thời hạn hoặc không thời hạn giấy phép kinh doanh.
Trong phạm vi nói trên, đội trưởng, trạm trưởng được quyền xử phạt như sau:
– Cảnh cáo trong nội bộ ngành nghề, phường, xã.
Phạt tiền từ 100 đồng đến 500 đồng.
Đối với những vụ vi phạm có tình tiết vượt ra ngoài phạm vi nói trên thì đội trưởng, trạm trưởng kiểm soát của các ngành có chức năng quản lý thị trường phải chuyển lên phòng thương nghiệp huyện hoặc Uỷ ban nhân dân huyện xử lý, không được giữ lại để xử phạt.
2. Trưởng phòng thương nghiệp huyện có quyền xử phạt như sau:
– Cảnh cáo trong nội bộ ngành nghề phường xã;
– Phạt tiền từ 100 đồng đến 2.000 đồng nếu là vi phạm lần đầu.
– Phạt tiền từ 500 đồng đến 5.000 đồng nếu là tái phạm.
Nếu thấy cần thu hồi giấy phép kinh doanh của người vi phạm, thì phải đề nghị Uỷ ban nhân dân huyện xét, quyết định.
3. Uỷ ban nhân dân huyện có quyền xử phạt như sau:
– Cảnh cáo trong nội bộ ngành nghề, phường xã.
– Phạt tiền từ 100 đồng đến 5.000 đồng nếu là vi phạm lần đầu.
– Phạt tiền từ 500 đồng đến 10.000 đồng nếu là tái phạm.
– Thu hồi có thời hạn hoặc không thời hạn giấy phép kinh doanh.
Riêng đối với các vụ vi phạm nhỏ về kinh doanh trái phép lâm sản ở những nơi có tổ chức kiểm lâm nhân dân hoặc kiểm soát lâm sản thì:
– Trưởng hạt kiểm lâm nhân dân hoặc kiểm soát lâm sản có thẩm quyền xử lý như trưởng phòng thương nghiệp huyện.
– Chi cục trưởng kiểm lâm nhân dân hoặc trưởng hạt kiểm lâm nhân dân tỉnh có thẩm quyền xử lý như Uỷ ban nhân dân huyện; trừ biện pháp thu hồi giấy phép kinh doanh vẫn do Uỷ ban nhân dân huyện quyết định theo đề nghị của cơ quan kiểm lâm.
IV. TRƯỜNG HỢP CÁC VỤ VI PHẠM NHỎ CÓ LIÊN QUAN
ĐẾN NHIỀU LĨNH VỰC NÓI TRÊN
Trong trường hợp các vụ vi phạm nhỏ nói trong nghị định số 46-HĐBT có liên quan đến nhiều lĩnh vực nói trên thì thẩm quyền xử lý thuộc về Uỷ ban nhân dân huyện hoặc Uỷ ban nhân dân tỉnh.
Cơ quan thương nghiệp huyện và tỉnh có nhiệm vụ phối hợp với cơ quan tài chính cùng cấp giúp Uỷ ban nhân dân cấp mình tiếp nhận các vụ vi phạm nhiều mặt này và thu thập các tang vật, bằng chứng tài liệu cần thiết cho việc xử lý của Uỷ ban nhân dân.
Nếu trị giá hàng phạm pháp dưới 10.000 đồng thì thẩm quyền xử lý thuộc về Uỷ ban nhân dân huyện; nếu trị giá hàng phạm pháp dưới 20.000 đồng thì thẩm quyển xử lý thuộc về Uỷ ban nhân dân tỉnh. Để quyết định biện pháp xử phạt, Uỷ ban nhân dân vận dụng các quy định tương ứng trong phần trên của Thông tư này.
V. ĐỐI VỚI CÁC VỤ VI PHẠM NHỎ NÓI TRONG NGHỊ ĐỊNH SỐ 46-HĐBT DO CÁC ĐƠN VỊ KIỂM SOÁT CỦA NGÀNH NỘI VỤ CẤP TRUNG ƯƠNG PHÁT HIỆN, BẮT GIỮ, THÌ PHẢI XIN Ý KIẾN CỦA BAN CHỈ ĐẠO QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG TRUNG ƯƠNG, ĐỂ BAN CHỈ ĐẠO XEM XÉT VÀ QUYẾT ĐỊNH CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN XỬ LÝ VỤ VI PHẠM.
PHẦN II
THỦ TỤC XỬ LÝ CÁC VỤ VI PHẠM
Căn cứ Điều 2 Nghị định số 46-HĐBT “thủ tục xử lý hành chính được thực hiện theo các quy định hiện hành về từng lĩnh vực có liên quan (như quản lý thị trường, thuế, hải quan, kiểm lâm, cảnh sát kinh tế cùng các lĩnh vực khác)”.
Để việc thi hành Nghị định được chặt chẽ, phòng ngừa những sơ hở có thể đưa đến việc bắt giữ, xử phạt tuỳ tiện, liên bộ hướng dẫn thêm một số điểm về thủ tục sau đây để các ngành, các cấp vận dụng:
1. Để có cơ sở pháp lý cho việc xử phạt hành chính, các đơn vị kiểm soát thuộc bất kỳ ngành nào, cấp nào, khi thừa hành công vụ, phát hiện các vụ vi phạm nói trong Nghị định số 46-HĐBT, đều phải kịp thời lập biên bản vụ vi phạm. Nếu xét thấy cần bắt giữa tang vật phạm pháp thì phải xin ý kiến của thủ trưởng đơn vị mình và đăng ký cập nhật trên sổ sách theo các mẫu quy định hiện hành mà từng ngành áp dụng. Sau khi làm xong các thủ tục trên đây, phải giao vụ vi phạm cho các cơ quan có thẩm quyền xử lý.
2. Khi bắt giữ cũng như khi xử lý, phải xác định và phân biệt hành vi nào là đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép, căn cứ vào định nghĩa trong Thông tư số 6-TTLN ngày 20-12-1982 của liên ngành Toà án nhân dân tối cao – Viện kiểm soát nhân dân tối cao – Bộ Tư pháp – Bộ Nội vụ.
3. Chỉ thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền xử lý hoặc người được uỷ quyền hợp pháp mới có quyền quyết định các biện pháp xử phạt đối với các vụ vi phạm thuộc quyền xử lý của mình. Quyết định về biện pháp xử phạt này không được vượt ra ngoài phạm vi quyền hạn đã quy định cho mỗi cấp đối với mỗi loại vi phạm cụ thể.
4. Vụ vi phạm được xử lý bằng biện pháp hành chính phải là vụ vi phạm nhỏ, có các tiêu chuẩn đã quy định trong điều 1 của nghị định số 46-HĐBT và hướng dẫn trong Thông tư số 340-TT/PLKT ngày 23-6-1983 của Bộ Tư pháp.
Đối với các vụ việc khó xác định là vi phạm nhỏ hay tội phạm thì cơ quan xử lý phải trao đổi ý kiến với Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp. Nếu Viện kiểm sát nhân dân xét thấy cần truy tố, thì cơ quan xử lý hành chính chuyển toàn bộ hồ sơ sang Viện kiểm sát. Nếu Viện kiểm sát nhân dân thấy không cần hoặc miễn truy tố, thì Viện kiểm sát giao lại vụ vi phạm cho cơ quan có thẩm quyền xử lý hành chính.
5. Cơ quan xử lý có quyền và nhiệm vụ yêu cầu đơn vị hoặc nhân viên kiểm sát bắt giữ vụ vi phạm nộp hồ sơ đầy đủ về vụ vi phạm. Cơ quan xử lý phải nghiên cứu kỹ hồ sơ để có quyết định đúng, có thể tiếp xúc với người vi phạm và những người có liên quan để thu thập thêm tài liệu, chứng cứ. Nội dung khai báo qua cuộc tiếp xúc phải ghi vào biên bản (gọi là biên bản lấy lời khai). Biên bản lập xong, phải đọc cho những người khai báo nghe và cùng ký tên.
Trong trường hợp tang vật bị nghi là giả cơ quan xử lý phải làm các thủ tục giao cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành giám định. Kết quả giám định phải ghi thành văn bản, có chữ ký của người giám định và thủ trưởng cơ quan giám định xác nhận.
6. Việc xử lý phải cân nhắc thận trọng, xác định đúng hành vi vi phạm, mức độ và tính chất của vụ vi phạm, để vận dụng các biện pháp xử lý một cách thích đáng và nghiêm khắc. Đối với các vụ vi phạm buộc phải tịch thu tang vật phạm pháp thì phải quyết định tịch thu; không được phạt tiền thay cho biện pháp tịch thu.
Biện pháp tịch thu hoặc trưng mua tang vận phạm pháp không loại trừ biện pháp phạt tiền, phạt tiền không được thấp hơn hoặc cao hơn mức đã quy định trong Thông tư này đối với mỗi loại vi phạm.
7. Nếu những hành vi bị xử lý theo Nghị định số 46-HĐBT còn vi phạm các quy định về lĩnh vực quản lý khác của Nhà nước (về kiểm dịch động vật, thực vật, sử dụng vụ khí, trật tự trị an xã hội…) thì ngoài việc bị xử phạt theo quy định của Nghị định số 46-HĐBT và Thông tư này, còn bị cơ quan có thẩm quyền xử phạt theo luật lệ hiện hành về các mặt đó.
8. Khi xử lý phải có mặt của đương sự. Nếu đương sự cố tình không đến hoặc vắng mặt, không có lý do chính đáng, thì cơ quan xử lý được xử lý vắng mặt, sau khi đã xin ý kiến của cơ quan xử lý cấp trên.
9. Việc xử lý các vi phạm phải làm khẩn trương trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ vụ vi phạm. Trong trường hợp cần kéo dài quá thời hạn nói trên, cơ quan xử lý phải báo cáo xin ý kiến quyết định của cơ quan có thẩm quyền xử lý cấp trên.
10. Quyết định xử lý phải viết thành văn bản (gọi là quyết định xử lý). Quyết định cần ghi rõ tính chất, nội dung vi phạm, hình thức và mức xử phạt… theo mẫu do các ngành chủ quản quy định. Quyết định phải đọc cho đương sự nghe và có chữ ký của đương sự. Trong trường hợp người vi phạm không chịu ký hoặc cố tình vắng mặt khi xử lý, thì phải ghi rõ việc đó vào quyết định xử lý.
– Quyết định xử lý phải lập thành 4 bản: 1 giao cho người vi phạm để thi hành, 1 giao cho cơ quan chủ quản của đơn vị bắt giữ tang vật, 1 gửi cho cơ quan tài chính cùng cấp để thi hành các mặt có liên quan, 1 lưu hồ sơ của cơ quan xử lý.
11. Trong trường hợp đội trưởng, trạm trưởng kiểm soát của các ngành có chức năng quyết định xử phạt tiền trong phạm vi đã quy định, cũng phải lập biên bản theo đúng thủ tục.
Khi thu tiền phạt, phải cấp biên lai cho đương sự. Biên lai thu tiền phạt, cũng như các thủ tục về cấp phát, giao nhận, thanh toán, quản lý và sử dụng biên lai này do Bộ Tài chính phát hành và quy định thống nhất cho tất cả các trường hợp thu tiền phạt của người vi phạm. Tiền thu được phải đăng ký cập nhật vào sổ sách, và nộp vào công quỹ theo đúng các thủ tục về quản lý tài chính và hướng dẫn của Thông tư này.
Thủ trưởng đơn vị phải chịu trách nhiệm về mọi sự mất mát, nhầm lẫn tiền bạc, chứng từ thu nộp xẩy ra ở đơn vị.
12. Quyết định mức tiền thưởng cho những người có công phát hiện, truy bắt vụ vi phạm do thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền xử lý vụ vi phạm đó quyết định, trừ trường hợp việc xử phạt tiền do đội trưởng, trạm trưởng kiểm soát quyết định, thì mức tiền thưởng phải do thủ trưởng cơ quan xử lý cấp trên của đơn vị kiểm soát đó quyết định. Quyết định mức thưởng, thủ tục chi trả thưởng phải theo đúng hướng dẫn ở phần IV Thông tư này.
13. Quyết định xử lý của cơ quan có thẩm quyền có hiệu lực pháp luật; đương sự và các cơ quan, đơn vị có liên quan phải nghiêm chỉnh thi hành. Trong thời hạn do cơ quan xử lý quy định, nếu đương sự không chịu thi hành, thì cơ quan xử lý chuyển quyết định đó cho Uỷ ban nhân dân địa phương để cưỡng chế thi hành.
14. Nếu người bị xử phạt khiếu nại quyết định xử lý của cơ quan có thẩm quyền, thì việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại tiến hành theo trình tự đã quy định trong Pháp lệnh ngày 27-11-1981 quy định việc xét và giải quyết các khiếu nại, tố cáo của công dân và Nghị định số 58-HĐBT ngày 29-3-1982 của Hội đồng Bộ trưởng về việc thi hành Pháp lệnh nói trên.
Việc giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền của cơ quan nào, cấp nào, thì cơ quan đó, cấp đó phải kịp thời xem xét giải quyết trong thời hạn luật định. Trong khi chờ đợi, đương sự vẫn phải thi hành quyết định của cơ quan xử lý.
Khi việc khiếu nại đã được cơ quan có thẩm quyền giải quyết, thì đương sự và các cơ quan có liên quan phải nghiêm chỉnh chấp hành quyết định của cơ quan đó.
15. Nếu bắt giữ, xử lý sai pháp luật và gây thiệt hại về tài sản Nhà nước hoặc tài sản của công dân, thì người quyết định việc bắt giữ hoặc xử lý phải bồi thường thiệt hại theo các quy định pháp luật có liên quan. Ngoài ra, nếu cố ý lạm dụng chức quyền, làm trái pháp luật như bao che, ăn hối lộ… thì tuỳ theo mức độ vi phạm còn bị thi hành kỷ luật hoặc truy tố trước pháp luật.
PHẦN III
GIẢI QUYẾT TANG VẬT PHẠM PHÁP
Việc giải quyết tang vật phạm pháp trong các vụ vi phạm nhỏ về đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép được xử lý bằng biện pháp hành chính có 2 bước.
Bước 1: Giải quyết tang vật trong khi chờ xử lý vụ vi phạm.
Bước 2: Giải quyết tang vật sau khi có quyết định xử lý của cơ quan có thẩm quyền.
I. BƯỚC 1.
GIẢI QUYẾT TANG VẬT TRONG KHI CHỜ XỬ LÝ VỤ VI PHẠM
1. Phương thức giao nộp tang vật sau khi bắt giữ.
1. Cơ quan bắt giữ tang vật phạm pháp phải giao nộp tang vật đó ngay sau khi bắt giữ cho cơ quan có trách nhiệm tạm giữ tang vật trong khi chờ xử lý vụ vi phạm.
2. Tang vật là hàng dễ hư hỏng, tuỳ theo loại hàng, giao cho cửa hàng chuyên doanh cấp huyện ở gần nơi bắt giữ hàng nhất để cửa hàng tiêu thụ theo quy định của ngành chủ quản:
a) Thực phẩm tươi sống (thịt, cá, gia cầm, trứng…) giao cho cửa hàng thực phẩm.
b) Nông sản (thuốc lá, thuốc lào, các loại gỗ, lạc, vừng tươi, rau quả…) giao cho cửa hàng nông sản.
c) Tư liệu sản xuất nông nghiệp (con, cây giống) giao cho cửa hàng tư liệu nông nghiệp.
d) Lương thực (thóc, gạo, các loại lương thực tươi) giao cho cửa hàng lương thực.
Đơn vị nhận hàng có trách nhiệm thanh toán tiền hàng ngay cho cơ quan chủ quản bắt giữ hàng hoặc cho cơ quan chủ quản cấp trên trực tiếp của đơn vị kiểm soát, nếu là hàng do các đội, các trạm kiểm soát bắt giữ. Tiền chuyển vào tài khoản tạm giữ chờ xử lý (TK – 651) của cơ quan chủ quản đó ở Ngân hàng Nhà nước, để chờ khi có quyết định xử lý của cơ quan có thẩm quyền sẽ thanh lý.
Giá dùng làm căn cứ để thanh toán giữa các cơ quan giao nhận hàng nói trên là giá thu mua khuyến khích hiện đang áp dụng đối với nông sản thực phẩm ở địa phương, theo giá chuẩn hoặc khung giá chỉ đạo do Hội đồng Bộ trưởng và Uỷ ban Vật giá Nhà nước quy định. Chú ý: không trừ (-) chiết khấu kinh doanh thương nghiệp.
3. Đối với tang vật là các loại hàng khác:
a) Các loại hàng kể dưới đây, không kể là do cơ quan thuộc ngành nào bắt giữ, phải giao nộp cho cơ quan có chức năng quản lý quy định như sau:
– Vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, tiền Việt Nam, ngoại tệ: giao cho Ngân hàng Nhà nước cấp huyện, nơi bắt giữ vụ vi phạm.
– Thuốc phiện, ma tuý các loại: giao cho công ty chuyên doanh dược liệu đặc sản ở địa phương theo quy định tại Thông tư số 63-V6/TP ngày 9-6-1982 của Hội đồng Bộ trưởng. Nếu ở địa phương không có công ty chuyên doanh nói trên thì Uỷ ban nhân tỉnh xét và giao trách nhiệm cho cơ quan nào có điều kiện quản lý chặt chẽ loại hàng đó ở địa phương, tạm giữ chờ xử lý vụ vi phạm.
– Dược liệu, dược phẩm dùng cho người (sản xuất trong nước và nước ngoài); chất độc, chất có vi trùng: giao cho công ty kinh doanh dược phẩm; dược liệu, dược phẩm dùng cho gia súc, giao cho cơ quan thú y cấp huyện.
– Vật liệu nổ, vũ khí: giao cho đơn vị có chức năng quản lý thuộc cơ quan quân sự hoặc cơ quan công an cấp huyện.
– Vật tư thuộc ngành văn hoá và văn hoá phẩm phạm pháp: giao cho cơ quan văn hoá huyện ở nơi bắt giữ hàng.
b) Đối với các mặt hàng khác không kể ở điểm 2 và tiết a, điểm 3 trên đây thì:
– Hàng buôn bán hoặc vận chuyển trái phép qua biên giới bằng đường bộ, đường thuỷ, đường bưu điện, đường hàng không: giao cho phân cục hay chi cục hải quan trực thuộc Cục hải quan ở nơi bắt giữ hàng.
– Lâm sản khai thác, vận chuyển, kinh doanh trái phép: giao cho hạt kiểm soát lâm sản hay hạt kiểm lâm nhân dân ở nơi bắt giữ hàng, hoặc Chi cục kiểm lâm nhân dân, ở nơi không có hạt kiểm soát lâm sản.
– Hàng phạm pháp về thuế công thương nghiệp: giao cho phòng thuế công thương nghiệp huyện sở tại.
4. Tang vật là tem, phiếu, vé, sổ mua hàng chứng từ có giá trị phân phối hàng hoá hay cung ứng dịch vụ: giao cho cơ quan tài chính huyện, nếu là tem, phiếu, sổ mua hàng về các loại hàng thuộc diện cung cấp cho cán bộ, công nhân viên hoặc giao cho các cơ quan có chức năng quản lý tem phiếu khác, nếu là tem phiếu, chứng từ phân phối hàng hoá khác.
5. Tang vật phạm pháp là phương tiện mà người vi phạm chuyên dùng để cất giấu, vận chuyển hàng phạm pháp thì cơ quan chủ quản bắt giữ vụ vi phạm tạm giữ trong khi chở xử lý vụ vi phạm.
2. Quy chế quản lý tang vật trong khi chờ xử lý vụ vi phạm.
a) Tang vật phạm pháp phải được quản lý chặt chẽ ngay từ khâu bắt giữ, ngăn ngừa hư hao mất mát, đổi tráo, gây thiệt hại cho tài sản Nhà nước và tài sản của nhân dân. Các ngành chức năng được phép thành lập các đơn vị kiểm soát ở cơ sở theo quy định của Nhà nước, cần ban hành và chỉ đạo thực hiện quy chế quản lý chặt chẽ tang vật phạm pháp ở khâu bắt giữ. Quy chế này phải bảo đảm đưa việc quản lý tang vật phạm pháp đi vào nền nếp; tang vật sau khi bắt giữ phải được giao nộp kịp thời cho các cơ quan có trách nhiệm tiếp nhận và tạm giữ trong khi chờ xử lý vụ vi phạm, không để tồn đọng hoặc lưu giữ ở đơn vị kiểm soát. Cơ quan chủ quản của các đơn vị kiểm soát cần ban hành quy tắc tập trung, giao nộp từng loại tang vật cho từng đơn vị kiểm soát thuộc quyền, có xét đến điều kiện, hoàn cảnh hoạt động của từng đơn vị kiểm soát như khối lượng công việc, số cán bộ, nhân viên của đơn vị, địa điểm ở xa hay ở gần cơ quan nhận tang vật giao nộp, phương tiện cất giữ, vận chuyển tang vật…
b) Tang vật phạm pháp tạm giữ chờ xử lý phải giao nộp đúng cho cơ quan, đơn vị có trách nhiệm tiếp nhận theo quy định. Các cơ quan, đơn vị đó có trách nhiệm phải tiếp nhận ngay số tang vật do cơ quan, đơn vị bắt giữ tang vật giao nộp, tránh trì hoãn hoặc kéo dài việc giao nhận. Cơ quan, đơn vị không có trách nhiệm tiếp nhận tang vật theo quy định, không được quyền tiếp nhận tang vật phạm pháp. c) Khi giao nhận tang vật phạm pháp chờ xử lý giữa cơ quan này với cơ quan khác, trong cùng một ngành, một cấp hay khác ngành, khác cấp, không kể mục đích việc giao nhận tang vật đó như thế nào (giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm, cho cơ quan chủ quản cấp trên, trích mẫu tang vật để kiểm nghiệm, giám định…) đều phải cân đong, đo, đếm chính xác, cẩn thận; phải lập biên bản giao nhận tang vật, có chữ ký của đại diện có thẩm quyền của hai bên giao nhận.
Biên bản giao nhận tang vật phải lập thành 4 bản:
– 1 bản cơ quan giao tang vật giữ,
– 1 bản do cơ quan nhận tang vật giữ,
– 1 bản lưu hồ sơ vụ vi phạm, gửi cho cơ quan có thẩm quyền xử lý,
– 1 bản gửi cơ quan tài chính cấp huyện.
Biên bản giao nhận tang vật phải ghi rõ ràng, đầy đủ, chính xác số lượng, trọng lượng, kích thước, chất lượng, đặc điểm riêng (nếu có), màu sắc, quy cách, nhãn hiệu… đối với từng loại tang vật. Nếu tang vật là ngoại tệ thì ghi rõ loại tiền, số lượng tiền mỗi loại, số xêri của từng tờ giấy bạc.
d) Tang vật tạm giữ chờ xử lý phải được đóng gói cẩn thận, nhập kho, sắp xếp ngăn nắp theo từng vụ vi phạm, từng loại hàng, từng loại tang vật; nếu là hàng có giá trị lớn (vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, thuốc phiện, đồng hồ đeo tay…) phải niêm phong theo thủ tục quy định.
đ) Các cơ quan, đơn vị có chức năng quản lý tang vật phạm pháp chờ xử lý (như các đơn vị kiểm soát, cơ quan tạm giữ tang vật, cơ quan chủ quản của các trạm kiểm soát bắt giữ tang vật) phải mở sổ sách, ghi chép kế toán tang vật, thực hiện nghiêm chỉnh chế độ báo cáo kế toán về tang vật phạm pháp thuộc trách nhiệm quản lý của mình theo hướng dẫn của ngành chủ quản.
e) Nghiêm cấm mọi hành động sử dụng tuỳ tiện các tang vật tạm giữ chờ xử lý như phân phối nội bộ, bán đổi lấy hàng khác, thưởng cho những người có công.
g) Mọi sự mất mát, hư hao, đổi trác tang vật xảy ra ở cơ quan, đơn vị nào, cơ quan, đơn vị đó cùng các cán bộ, nhân viên có liên quan phải bồi thường tổn thất đã gây ra; ngoài ra có thể bị thi hành kỷ luật và nếu có hành vi nghiêm trọng thì có thể bị truy tố trước pháp luật.
h) Các cơ quan, đơn vị quản lý tang vật phạm pháp chờ xử lý chịu sự kiểm tra của cơ quan xử lý vụ vi phạm có liên quan và của cơ quan tài chính các cấp.
Cơ quan chủ quản cấp trên của các đơn vị kiểm soát có nhiệm vụ thường xuyên kiểm tra việc bắt giữ và quản lý tang vật của các đơn vị kiểm soát thuộc quyền.
II. Bước 2.
Giải quyết tang vật sau khi có quyết định xử lý của cơ quan có thẩm quyền.
Sau khi cơ quan có thẩm quyền xử lý đã quyết định hình thức và mức độ xử lý vụ vi phạm thì tất cả các cơ quan có liên quan (cơ quan bắt giữ tang vật, cơ quan tạm giữ tang vật chờ xử lý, cơ quan tài chính) phải thi hành kịp thời và nghiêm chỉnh quyết định xử lý đó để giải quyết số tang vật thuộc vụ vi phạm.
A. Giải quyết tang vật hiện vật:
1. Đối với tang vật xử lý tịch thu:
a) Nếu là hàng hoá, vật tư, phương tiện chuyên dùng cất giấu vận chuyển hàng hoặc là phương tiện làm hàng giả có giá trị sử dụng tiêu thụ được hoặc là hàng giả mạo nhãn hiệu còn tiêu thụ được thì, mặt hàng thuộc chức năng kinh doanh của ngành nào, giao cho đơn vị chuyên doanh (công ty cửa hàng) thuộc ngành đó ở huyện nơi bắt giữ tang vật.
b) Nếu tang vật phạm pháp là loại tem, phiếu, vé, sổ mua hàng, chứng từ có giá trị phân phối hàng hoá hay cung ứng dịch vụ thì tuỳ theo loại tem, phiếu mà giao cho cơ quan tài chính hoặc cơ quan khác có chức năng quản lý tem, phiếu, chứng từ đó ở cấp huyện để giải quyết theo các quy định hiện hành của Nhà nước.
c) Nếu tang vật là hàng giả, hoàn toàn không có giá trị sử dụng, hoặc là tem phiếu giả thì cơ quan có thẩm quyền xử lý tổ chức việc tiêu huỷ theo thủ tục quy định. Phải lập biên bản tiêu huỷ, có đại diện của cơ quan chủ quản bắt giữ tang vật, cơ quan tạm giữ tang vật chờ xử lý và cơ quan tài chính hữu quan chứng kiến.
2. Đối với tang vật xử lý trưng mua:
Cơ quan bắt giữ hàng giao hàng cho đơn vị chuyên doanh loại hàng đó ở cấp huyện nơi bắt giữ hàng.
3. Đối với tang vật xử lý trả lại cho chủ sở hữu.
a) Cơ quan xử lý thông báo quyết định đó cho các cơ quan liên quan. Cơ quan chủ quản cấp trên của đơn vị kiểm soát đã bắt giữ hàng hoá có trách nhiệm phối hợp với cơ quan đang tạm giữ hàng chờ xử lý và cơ quan tài chính cùng cấp tổ chức việc giao trả tang vật cho đương sự.
b) Khi giao trả hàng phải lập biên bản có chữ ký của cơ quan giao hàng, của người nhận hàng và của đại diện các cơ quan chứng kiến việc giao trả hàng (cơ quan bắt giữ hàng, cơ quan tạm giữ hàng và cơ quan tài chính). c) Nếu không còn hiện vật để giao trả cho đương sự và nếu cơ quan tài chính hữu quan, căn cứ vào chế độ, thể lệ hiện hành quyết định cho thanh toán với đương sự bằng tiền thì các cơ quan có liên quan (cơ quan bắt giữ, cơ quan đã nhận hoặc đã tiêu thụ số hàng có liên quan) tổ chức kịp thời việc thanh toán tiền cho chủ sở hữu tang vật. Số tiền phải thanh toán bằng số tiền mà các cơ quan nhận hàng đã thanh toán cho cơ quan chủ quản bắt giữ hàng.
B. Thủ tục giao nhận tang vật và thanh toán tiền hàng khi có quyết định xử lý của cơ quan có thẩm quyền.
1. Đơn vị (công ty, cửa hàng) nhận tang vật thuộc diện bị xử lý tịch thu hoặc trưng mua nói ở điểm 1a và 2, mục A trên đây có trách nhiệm thanh toán tiền về số tang vật đã nhận cho cơ quan chủ quản bắt giữ vụ vi phạm.
Tiền thanh toán về số hàng tịch thu và trưng mua đều chuyển vào tài khoản tạm giữ chờ xử lý (TK-651) của cơ quan chủ quản bắt giữ vụ vi phạm.
2. Giá dùng làm căn cứ để thanh toán giữa đơn vị nhận hàng tịch thu hoặc trưng mua với cơ quan chủ quản bắt giữ vụ vi phạm theo quy định dưới đây:
a) Nếu hàng giao nhận là vật tư kỹ thuật Nhà nước thống nhất quản lý thì thanh toán theo giá bán buôn vật tư quy định tại Quyết định số 28-HĐBT ngày 19-2-1982 của Hội đồng Bộ trưởng và do Uỷ ban Vật giá Nhà nước hướng dẫn trong Quyết định số 9-VGNN ngày 19-2-1982, trừ (-) chiết khấu lưu thông quy định cho ngành vật tư.
b) Nếu hàng giao nhận là nông sản thực phẩm thì thanh toán theo giá thu mua khuyến khích được áp dụng ở địa phương, theo giá chuẩn hoặc khung giá chỉ đạo do Hội đồng bộ trưởng và Uỷ ban Vật giá Nhà nước quy định: Chú ý: không trừ (-) chiết khấu kinh doanh thương nghiệp như trong các trường hợp khác.
c) Nếu hàng giao nhận là hàng công nghiệp tiêu dùng, không phân biệt là hàng thiết yếu hay không thiết yếu thì thanh toán theo giá cao có hướng dẫn theo quy định của Hội đồng Bộ trưởng, Uỷ ban Vật giá Nhà nước và Bộ Nội thương trừ (-) triết khấu thương nghiệp.
d) Nếu hàng giao nhận là hàng nhập khẩu thì thanh toán theo giá tính thuế quy định tại Điều 6 Điều lệ thuế hàng hoá hiện hành, (-) chiết khấu thương nghiệp theo quy định.
3. Trong trường hợp hàng phạm pháp được xử lý trưng mua thì cơ quan chủ quản bắt giữ vụ vi phạm làm thủ tục rút tiền từ tài khoản TK-651 của mình để thanh toán tiền hàng cho người vi phạm – chủ hàng.
Giá thanh toán với chủ có hàng xử lý trưng mua như sau:
– Hàng trưng mua là nông sản thực phẩm buôn lậu trong nội địa thì thanh toán theo giá chỉ đạo thu mua của Nhà nước quy định trong Quyết định số 95-HĐBT ngày 26-9-1981 của Hội đồng bộ trưởng, Quyết định số 198-CT ngày 15-7-1983 của Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng và các văn bản khác có liên quan của Hội đồng Bộ trưởng và Uỷ ban Vật giá Nhà nước.
Khoản chênh lệch giữa giá thanh toán với chủ hàng và giá thanh toán của cơ quan kinh doanh thương nghiệp nhận hàng trưng mua, cơ quan chủ quản bắt giữ vụ vi phạm phải chuyển nộp vào ngân sách Nhà nước khi thanh lý tài khoản tạm giữ chờ xử lý (TK-651) thuộc vụ vi phạm.
– Hàng trưng mua là hàng công nghiệp buôn lậu trong nội địa thì thanh toán theo giá bán buôn công nghiệp hoặc theo giá chỉ đạo bán lẻ hiện hành của Nhà nước trừ (-) chiết khấu thương nghiệp theo mức tương ứng dành cho tổ chức kinh doanh thương nghiệp.
– Trường hợp hàng buôn lậu qua biên giới bị trưng mua là hàng thuộc diện được xuất nhập khẩu phi mậu dịch, thì áp dụng giá thanh toán quy định tại Thông tư số 275-CT ngày 19-10-1983 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.
4. Trong tất cả các trường hợp mặt hàng chưa có giá chuẩn hoặc khung giá chỉ đạo của Hội đồng Bộ trưởng hoặc Uỷ ban Vật giá Nhà nước thì giá thanh toán do Uỷ ban nhân dân tỉnh xét và quyết định, trên cơ sở đề nghị của cơ quan vật giá Nhà nước cấp tỉnh phối hợp với các cơ quan chức năng khác, căn cứ vào các nguyên tắc xác định giá do Hội đồng Bộ trưởng hoặc các cơ quan có thẩm quyền quy định và hướng dẫn thi hành.
Trong trường hợp chủ hàng phải nộp thuế theo quy định của Nhà nước thì cơ quan chủ quản bắt giữ vụ vi phạm thu tiền thuế, cấp biên lai cho người nộp thuế và làm thủ tục nộp số thuế đã thu vào ngân sách Nhà nước theo quy định.
5. Đối với số tang vật là hàng dễ hư hỏng đã được cơ quan chủ quản bắt giữ hàng giao ngay sau khi bắt giữ cho đơn vị chuyên doanh để tiêu thụ và đã được đơn vị chuyên doanh thanh toán tiền cho cơ quan chủ quản bắt giữ hàng thì khi có quyết định xử ý của cơ quan có thẩm quyền, giải quyết như sau:
– Trong trường hợp hàng bị xử lý trưng mua thì cơ quan chủ quản bắt giữ hàng rút tiền từ TK-651 của mình để thanh toán tiền cho chủ có hàng bị trưng mua theo quy định ở điểm 3, mục B này.
– Nếu cơ quan xử lý quyết định trả lại hàng cho người có hàng thì cơ quan bắt giữ hàng rút tiền ở TK-651 của mình để thanh toán cho đương sự theo quy định ở tiết c, điểm 3, mục A, phần III, bước 2 nói trên đây.
6. Việc tiêu thụ, sử dụng số hàng hoá vật tư, phương tiện phạm pháp bị xử lý tịch thu hay trưng mua phải tuân thủ các chế độ phân phối, hiện hành của Nhà nước; phải theo kế hoạch phân phối sử dụng chung của địa phương và sự hướng dẫn của ngành chủ quản.
C. Trong trường hợp người bị phạm có khiếu nại khi đã có quyết định xử lý của cơ quan có thẩm quyền thì:
1. Đương sự vẫn phải nộp tiền phạt theo quyết định của cơ quan xử lý, trong khi chờ giải quyết khiếu nại.
2. Về tang vật phạm pháp, các cơ quan chức năng có liên quan có trách nhiệm thi hành đúng Pháp lệnh của Hội đồng Nhà nước ngày 27-11-1981 quy định việc xét, và giải quyết các khiếu nại, tố cáo của công dân và Nghị định số 58-HĐBT ngày 29-3-1982 của Hội đồng Bộ trưởng, và phải chờ quyết định của cơ quan có thẩm quyền giải quyết việc khiếu nại để giải quyết tang vật phạm pháp theo đúng quyết định đó.
3. Trong trường hợp tang vật phạm pháp đã được giải quyết theo quyết định của cơ quan xử lý rồi mà đương sự có khiếu nại và quyết định của cơ quan giải quyết khiếu nại khác với quyết định của cơ quan xử lý, thì các cơ quan chức năng có liên quan có trách nhiệm tính toán, điều chỉnh lại (nếu có) việc thanh toán tiền hàng của các đối tượng có liên quan và tiền phạt mà người vi phạm phải nộp, bảo đảm thi hành đúng quyết định các cơ quan giải quyết việc khiếu nại và các chế độ, thể lệ hiện hành về quản lý tài chính Nhà nước.
D. Cơ quan tài chính các cấp có trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra các cơ quan thuộc các ngành có liên quan trong việc thực hiện chế độ báo cáo định kỳ đối với các cơ quan chủ quản bắt giữ hàng về tình hình tang vật như số tang vật bắt giữ, số tang vật giao cho các cơ quan tạm giữ chờ xử lý hoặc giao cho các đơn vị chuyên doanh sau khi có quyết định xử lý, số tiền hàng tịch thu hay trưng mua đã thanh toán, tiền thanh toán cho chủ hàng được trả lại hàng.
PHẦN IV
CHI TRẢ TIỀN THƯỞNG CHO NHỮNG NGƯỜI CÓ CÔNG
1. Đối tượng được thưởng gồm:
– Cán bộ, nhân viên các đơn vị kiểm soát thuộc các ngành có chức năng quản lý thị trường;
– Cán bộ, nhân viên thuộc các ngành khác hoặc không thuộc các đơn vị kiểm soát;
– Các đối tượng khác không phải là cán bộ, nhân viên Nhà nước.
Những người được thưởng phải là những người đã thực sự góp công sức vào việc điều tra, phát hiện vụ vi phạm hoặc bắt giữ hàng phạm pháp và người vi phạm. Đối tượng được thưởng trong mỗi vụ do cơ quan có thẩm quyền xử lý xét và quyết định, trên cơ sở đề nghị của cơ quan chủ quản bắt giữ vụ vi phạm hoặc các cơ quan có liên quan khác.
Việc thưởng cho những người có công chỉ được thực hiện sau khi có quyết định xử lý của cơ quan có thẩm quyền. Trong trường hợp đương sự có khiếu nại thì việc thưởng chỉ thực hiện sau khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền giải quyết việc khiếu nại.
2. Mức thưởng:
a) Tiền thưởng được trích từ một trong hai nguồn thu dưới đây:
– Số tiền phạt mà người vi phạm đã thực nộp cho cơ quan xử lý theo quyết định xử lý hoặc quyết định của cơ quan giải quyết việc khiếu nại (nếu có).
– Số tiền thu được về số hàng xử lý tịch thu mà các cơ quan nhận hàng đã thanh toán với cơ quan chủ quản bắt giữ vụ vi phạm.
b) Mức tiền thưởng cho mỗi người trong mỗi vụ tuỳ theo mức đóng góp của mỗi người vào thành tích chung trong phạm vi số tiền thưởng cho cả vụ tính theo tỷ lệ phần trăm do cơ quan có thầm quyền xử lý quyết định cho trích từ tiền phạt hoặc tiền thanh toán hàng tịch thu.
3. Thủ tục chi trả tiền thưởng:
a) Việc chi trả tiền thưởng thuộc chức năng của cơ quan chủ quản bắt giữ vụ vi phạm hoặc cơ quan chủ quản cấp trên trực tiếp của đơn vị kiểm soát. Cơ quan xử lý và các cơ quan khác không làm nhiệm vụ trực tiếp chi trả thưởng cho các đối tượng được thưởng.
b) Các cơ quan có chức năng quản lý thị trường từ cấp huyện trở lên, nếu được Uỷ ban nhân dân tỉnh hoặc cơ quan có thẩm quyền của ngành chủ quản cho phép thành lập các đơn vị kiểm soát ở cơ sở theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước thì được mở tại Ngân hàng Nhà nước cùng cấp một tài khoản gửi tiền tạm giữ chờ xử lý (TK-651) riêng của cơ quan để xử lý các khoản thu, chi có liên quan đến việc thi hành Nghị định số 46-HĐBT. Tài khoản này tiếp nhận các khoản thu về tiền phạt về tiền thanh toán các tang vật phạm pháp được giao nhận và được sử dụng chi trả tiền thưởng cho những người có công theo quyết định của cơ quan xử lý. Thủ tục mở tài khoản, thu nộp và rút tiền ở tài khoản nói trên do Ngân hàng Nhà nước quy định và hướng dẫn thi hành.
c) Thủ tục chi trả tiền thưởng theo quy định dưới đây:
Tiền thưởng được trích từ tiền phạt:
Cơ quan xử lý (hoặc cơ quan được Uỷ ban nhân dân huyện hoặc Uỷ ban nhân dân tỉnh uỷ quyền) trực tiếp nhận tiền phạt do người vi phạm nộp và cấp biên lai cho người nộp phạt.
Sau đó, căn cứ vào quy mô, tính chất vụ vi phạm, mức đóng góp của những người có công phát hiện, truy bắt vụ vi phạm theo đề nghị của cơ quan chủ quản bắt giữ vụ vi phạm và căn cứ vào số tiền phạt người vi phạm đã nộp, thủ trưởng cơ quan xử lý quyết định tỉ lệ phần trăm được trích từ tiền phạt để làm tiền tưởng và mức thưởng cho từng người có công. Văn bản quyết định thưởng này gửi cho cơ quan chủ quản bắt giữ vụ vi phạm và cơ quan tài chính sở quan. Đồng thời cơ quan xử lý làm thủ tục chuyển số tiền phạt đã thu của người vi phạm vào tài khoản tiền gửi tạm giữ chờ xử lý (TK-651) của cơ quan chủ quản bắt giữ vụ vi phạm, mở tại Ngân hàng Nhà nước.
– Cơ quan chủ quản bắt giữ vụ vi phạm nhận được quyết định thưởng của cơ quan xử lý và giấy báo có về số tiền phạt thuộc vụ vi phạm được chuyển vào TK-651 của mình, có nhiệm vụ:
Trích từ TK-651 nói trên, đúng và đủ số tiền thưởng thuộc về các cán bộ, nhân viên đơn vị kiểm soát được thưởng thuộc quyền quản lý của mình, chuyển nộp vào quỹ thưởng của ngành mình theo quy định để xét thưởng theo quy chế thưởng của ngành.
Xác định khoản phải chuyển nộp vào ngân sách Nhà nước trích từ số tiền phạt đã thu được, và làm thủ tục chuyển nộp vào khoản 81, hạng 3 loại IV, theo Mục lục ngân sách hiện hành, vào TK-730, ngân sách tỉnh nếu cơ quan chủ quản bắt giữ vụ vi phạm thuộc địa phương; vào TK-710, ngân sách trung ương, nếu cơ quan chủ quản bắt giữ vụ vi phạm là cơ quan trung ương.
Xác định khoản tiền để chi trả thưởng cho các đối tượng được thưởng khác không phải là cán bộ, nhân viên kiểm soát thuộc quyền, theo quyết định thưởng của cơ quan xử lý.
Tiền thưởng được trích từ tiền thanh toán tang vật tịch thu.
– Đơn vị chuyên doanh nhận tang vật thanh toán tiền về số tang vật tịch thu cho cơ quan chủ quản bắt giữ vụ vi phạm; bằng cách chuyển nộp vào tài khoản tiền gửi tạm giữ chờ xử lý (TK-651) của cơ quan chủ quản bắt giữ vụ vi phạm, mở tại Ngân hàng Nhà nước.
Cơ quan chủ quản bắt giữ vụ vi phạm có nhiệm vụ đôn đốc, theo dõi việc thanh toán tiền về số tang vật tịch thu giao cho các đơn vị hữu quan; cần chú ý đến số hàng dễ hư hỏng đã được giao ngay sau khi bắt giữ và tiền thanh toán về số hàng đã có trong tài khoản tạm giữ chờ xử lý, để thanh lý luôn, nếu hàng thuộc diện tịch thu. Khi các cơ quan nhận hàng đã thanh toán đầy đủ tiền về số hàng bị xử lý tịch thu thuộc vụ vi phạm thì báo cáo kịp thời cho cơ quan xử lý vụ vi phạm và cơ quan tài chính cùng cấp.
– Cơ quan xử lý vụ vi phạm, căn cứ vào quy mô, tính chất vụ vi phạm, mức đóng góp của những người có công theo đề nghị của cơ quan chủ quản và căn cứ vào tổng số tiền thanh toán hàng tịch thu thuộc vụ vi phạm mà quyết định tỷ lệ phần trăm được trích từ số tiền hàng tịch thu để làm tiền thưởng và mức thưởng cho từng người có công. Văn bản quyết định thưởng gửi cho cơ quan chủ quản bắt giữ vụ vi phạm và cơ quan tài chính sở quan.
– Cơ quan chủ quản bắt giữ vụ vi phạm có nhiệm vụ căn cứ vào quyết định thưởng nói trên mà xử lý số tiền thu được về hàng tịch thu trong tài khoản tạm giữ chờ xử lý (TK-651) của mình:
Trích đúng và đủ số tiền thưởng thuộc về các cán bộ, nhân viên đơn vị kiểm soát được thưởng thuộc quyền quản lý của mình, chuyển nộp vào quỹ thưởng của ngành mình theo quy định, để xét thưởng theo quy chế thưởng của ngành.
Xác định khoản phải chuyển nộp vào ngân sách Nhà nước tính từ số tiền thanh toán hàng tịch thu và chuyển nộp vào khoản 82, hạng 2 thu về các tài sản tịch thu theo Mục lục ngân sách hiện hành; nếu cơ quan chủ quản bắt giữ hàng là cơ quan thuộc địa phương thì nộp vào ngân sách tỉnh; nếu là cơ quan trung ương thì nộp vào ngân sách trung ương.
Xác định khoản tiền để chi trả thưởng cho các đối tượng được thưởng khác không phải là cán bộ, nhân viên kiểm soát thuộc quyền, theo quyết định thưởng của cơ quan xử lý.
4. Cơ quan chủ quản bắt giữ vụ vi phạm, thông báo cho các đối tượng được thưởng không phải là cán bộ, nhân viên kiểm soát thuộc quyền quản lý của mình, đến nhận tiền thưởng. Khi người được thưởng đến, cơ quan chủ quản làm thủ tục rút tiền từ tài khoản TK-651 của cơ quan mình ở Ngân hàng Nhà nước để trả thưởng.
Việc chi trả tiền thưởng cần làm khẩn trương, kịp thời, chậm nhất là 30 ngày sau khi có quyết định thưởng của cơ quan xử lý.
5. Cơ quan chủ quản bắt giữ vụ vi phạm có tài khoản tạm giữ chờ xử lý (TK-651) ở Ngân hàng Nhà nước dùng vào mục đích thi hành Nghị định số 46-HĐBT có trách nhiệm quản lý tài khoản đó theo đúng các quy định hiện hành có liên quan.
Nghiêm cấm việc sử dụng tuỳ tiện tiền phạt, tiền bán hàng tịch thu hay trưng mua và tiền thuế thu được trong việc xử lý các vụ vi phạm.
Cuối mỗi quý, cơ quan chủ quản bắt giữ vụ vi phạm phải lập báo cáo về tình hình tài khoản tạm giữ chờ xử lý để thi hành Nghị định số 46-HĐBT của mình, phân tích rõ các khoản thu (tiền phạt, tiền bán tang vật, tiền thuế) và các khoản chi (tiền thưởng, tiền thanh toán cho chủ có hàng trưng mua hoặc được trả lại hàng, các khoản phải chuyển nộp vào cơ quan ngân sách Nhà nước, trong đó chú ý khoản chênh lệch giữa giá thanh toán tiền hàng của cơ quan nhận hàng trưng mua và thanh toán cho chủ có hàng bị trưng mua) về từng vụ vi phạm, gửi cho cơ quan tài chính cùng cấp và cơ quan chủ quản cấp trên.
Cơ quan tài chính các cấp có trách nhiệm phối hợp với Ngân hàng Nhà nước sở quản theo dõi, kiểm tra, giám đốc các cơ quan hữu quan trong việc quản lý tài khoản nói trên theo đúng chế độ quy định.
PHẦN V
THỦ TỤC THI HÀNH
1. Thông tư này thi hành kể từ ngày 1 tháng 2 năm 1984.
2. Đối với các vụ vi phạm về đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép, chưa được xử lý trước ngày 1-2-1984, cơ quan hiện đang giữ quyền xử lý, có nhiệm vụ:
Soát lại xem các vụ vi phạm đó có đủ các yếu tố để xử lý bằng biện pháp hành chính hay phải chuyển cho Viện kiểm soát nhân dân để truy cứu hình sự;
Tiếp tục xúc tiến việc xử lý vụ vi phạm cho xong, nếu vụ vi phạm đó là vụ vi phạm nhỏ; không đặt vấn đề điều chỉnh lại cơ quan xử lý cho đúng với thẩm quyền quy định trong Thông tư này.
3. Về việc quản lý tang vật thuộc các vụ vi phạm nói trên, đơn vị nào hiện đang giữ tang vật chờ xử lý vẫn tiếp tục giữ và quản lý số tang vật đó; tránh điều chỉnh, xáo trộn cơ quan quản lý, tạm giữ tang vật, tạo sơ hở gây tổn thất tài sản.
Riêng việc giải quyết tang vật sau khi xử lý, việc thanh toán tiền có liên quan đến số tang vật đó và việc thưởng cho những người có công thì thi hành theo đúng hướng dẫn trong Thông tư này.
Về hình thức xử lý các vụ vi phạm đó, cần vận dụng các quy định có liên quan trong thông tư này để thi hành đúng tinh thần Nghị định số 46-HĐBT.
4. Các Bộ có chức năng chỉ đạo quản lý thị trường, căn cứ vào Nghị định số 46-HĐBT và thông tư liên Bộ này, ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể và chi tiết việc thực hiện.
5. Trong trường hợp các Bộ, các ngành, các địa phương trước đây đã ban hành những văn bản hướng dẫn thi hành Nghị định số 46-HĐBT thì đề nghị cho rà soát lại và bổ sung hoặc điều chỉnh những điểm chưa phù hợp với thông tư liên bộ này để việc thi hành luật pháp được thống nhất trong cả nước.

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Thông tư hướng dẫn thi hành Nghị định số 46-HĐBT ngày 10/5/1983 của Hội đồng Bộ trưởng quy định việc xử lý bằng biện pháp hành chính các hành vi đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép”