THÔNG TƯ
CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 14-TC/TNN NGÀY 21-3-1984 QUY ĐỊNH
SỐ LƯỢNG CÁN BỘ BAN THUẾ NÔNG NGHIỆP Xà VÀ
CHẾ ĐỘ TRỢ CẤP CÁN BỘ THUẾ Xà
Tại Điều 22 Pháp lệnh thuế nông nghiệp quy định: “Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn có nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác thuế nông nghiệp ở địa phương mình…; kiện toàn tổ chức giúp việc là Ban thuế nông nghiệp xã, phường, thị trấn”. Tiếp theo Thông tư số 49-TC/TCCB ngày 31 tháng 12 năm 1983 của Bộ Tài chính quy định tổ chức bộ máy thuế nông nghiệp ở cơ quan Tài chính các cấp, Thông tư này Bộ Tài chính quy định số lượng cán bộ Ban thuế nông nghiệp xã và chế độ trợ cấp cán bộ thuế xã.
Những căn cứ để quy định số lượng cán bộ Ban thuế nông nghiệp xã.
Để bố trí cán bộ thuế nông nghiệp phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ thu thuế nông nghiệp ở từng xã và ở từng vùng đã hợp tác hoá hay chưa hợp tác hoá, số lượng cán bộ Ban thuế nông nghiệp xã được quy định như sau:
a) Ở các xã thuộc vùng chưa hoàn thành hợp tác hoá:
Mỗi ấp (có số thuế quy thóc phải thu hàng năm từ 80 tấn ở vùng đồng bằng, 60 tấn ở vùng trung du và 20 tấn ở vùng miền núi trở lên) thì được 1 cán bộ thuế nông nghiệp.
Những ấp có số thuế phải thu dưới mức nói ở trên, thì 2 ấp được 1 cán bộ thuế nông nghiệp.
b) Ở các xã thuộc vùng đã hoàn thành hợp tác hoá:
Mỗi xã (có số thuế quy thóc phải thu hàng năm từ 150 tấn ở vùng đồng bằng, 100 tấn ở vùng trung du và 50 tấn ở vùng miền núi trở lên) thì được 2 cán bộ thuế nông nghiệp.
Những xã có số thuế phải thu dưới mức nói ở trên được 1 cán bộ thuế nông nghiệp xã.
c) Những xã có thu thuế cây lâu năm bằng tiền trên 250.000 đồng/năm thì được cử thêm 1 cán bộ thuế nông nghiệp (những xã có số thu dưới mức nói trên không được tăng thêm cán bộ thuế).
Định mức số lượng cán bộ Ban thuế nông nghiệp xã nói ở trên là tính số cán bộ, không kể Trưởng ban thuế nông nghiệp xã là Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã.
Cán bộ thuế nông nghiệp xã nói ở trên phải có các tiêu chuẩn sau đây:
– Là nông dân lao động tiền tiến.
– Hăng hái tích cực công tác, có nhiệt tình với công tác tài chính; bản thân và gia đình chấp hành nghiêm chỉnh các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, được nhân dân tín nhiệm.
– Có trình độ văn hoá tối thiểu lớp 8 phổ thông, có khả năng nắm được chính sách, nghiệp vụ công tác thuế nông nghiệp và biết tuyên truyền vận động nhân dân nộp thuế, bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố đặc khu cần chỉ đạo chặt chẽ ngành tài chính và Uỷ ban nhân dân các huyện, các xã lựa chọn cán bộ thuế nông nghiệp xã bảo đảm các yêu cầu về số lượng và chất lượng nói trên. Đối với những cán bộ đang làm công tác thuế, nếu còn thiếu tiêu chuẩn nào thì phải bồi dưỡng và sau một thời gian nhất định nếu vẫn không đủ các tiêu chuẩn trên, không phát huy được tác dụng thì cần thay thế cán bộ có đủ tiêu chuẩn để bảo đảm nhiệm vụ thu thuế nông nghiệp ở từng xã.
Ban thuế nông nghiệp huyện hướng dẫn Uỷ ban nhân dân xã nắm vững các tiêu chuẩn để lựa chọn cán bộ thuế cho từng xã đủ số lượng và đúng tiêu chuẩn; sau đó giúp Uỷ ban nhân dân huyện xét quyết định công nhận danh sách cán bộ thuế xã do Uỷ ban nhân dân xã đề nghị. Cán bộ thuế xã phải được phân công chuyên trách, không điều động cán bộ thuế đi công tác khác. Trường hợp cần thiết phải thay đổi cán bộ thuế xã thì Uỷ ban nhân dân xã phải trao đổi với Ban thuế nông nghiệp huyện trước khi báo cáo Uỷ ban nhân dân huyện quyết định.
II- TRỢ CẤP THÙ LAO HÀNG THÁNG CHO CÁN BỘ
THUẾ NÔNG NGHIỆP Xà
1. Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã làm Trưởng Ban thuế nông nghiệp xã đã được hưởng trợ cấp theo Quyết định số 111-HĐBT ngày 13-10-1981 của Hội đồng bộ trưởng, không hưởng trợ cấp kinh phí thuế nông nghiệp.
2. Cán bộ thuế nông nghiệp xã được hưởng trợ cấp hàng tháng được vận dụng theo tinh thần Quyết định số 111-HĐBT ngày 13-10-1981 của Hội đồng Bộ trưởng như sau:
Phó ban thuế nông nghiệp xã được hưởng trợ cấp hàng tháng từ 90 đồng đến 100 đồng.
Cán bộ chuyên trách thuế nông nghiệp xã được hưởng trợ cấp hàng tháng từ 80 đồng đến 100 đồng.
Số trợ cấp hàng tháng nói trên được hưởng cả 12 tháng trong năm.
3. ở những xã có thu tiền thuế cây lâu năm thì những cán bộ trực tiếp làm công tác kê khai tính thuế, thu nhận tiền thuế, được hưởng theo tiền thù lao bằng 0,4% tính trên số thuế cây lâu năm thu được hàng năm.
4. Mỗi vụ thu thuế (chỉ tính các vụ chính) ở vùng chưa hợp tác hoá được chi 500 đồng 1 xã, ở vùng đã hoàn thành hợp tác hoá được chi 200 đồng 1 xã để trợ cấp thêm cho cán bộ thuế nông nghiệp xã trong những ngày làm việc tại kho thu nhận thóc thuế, phát biên lai thu thuế, làm biên bản xác nhận số thuế đã nộp kho để thanh toán nộp tiền vào ngân sách.
5. Những ngày cán bộ đi họp, đi công tác thì được hưởng chế độ công tác phí hiện hàng đối với cán bộ xã.
Ngoài những chế độ nói trên, cán bộ thuế nông nghiệp còn được hưởng chế độ tiền thưởng hoàn thành nhiệm vụ thu thuế từng vụ và cả năm theo Thông tư số 50-TC ngày 31-12-1983 của Bộ Tài chính.
III- CHẾ ĐỘ CHI TIÊU CHO CÔNG TÁC
THUẾ NÔNG NGHIỆP Ở Xà
Ban thuế nông nghiệp xã được chi bình quân mỗi xã một số tiền bằng 600 kg thóc 1 năm (tính thành tiền theo giá tính thanh toán thuế nông nghiệp hiện hành ở địa phương) để mua giấy, bút, mực, dầu đèn, chè nước cho hội nghị thuế nông nghiệp ở xã, v.v…
Những khoản chi theo chế độ nói trong điểm II và III thuộc kinh phí sự nghiệp do Ngân sách trung ương đài thọ, ghi vào kinh phí ngành thuế nông nghiệp của cả nước.
Hàng năm, căn cứ vào chế độ quy định của Nhà nước, Sở Tài chính (Ban thuế nông nghiệp tỉnh) lập dự toán chi cho công tác thuế nông nghiệp gửi Bộ Tài chính xét duyệt và chuyển kinh phí uỷ quyền hàng quý để Sở Tài chính cấp cho Ban thuế nông nghiệp các cấp.
Đề nghị Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố, đặc khu thực hiện đúng những quy định và các chế độ trên đây đối với cán bộ thuế nông nghiệp xã, đồng thời tạo mọi điều kiện bồi dưỡng, động viên cán bộ thuế xã yên tâm, phấn khởi công tác để bảo đảm chi tiêu kế hoạch thu thuế nông nghiệp hàng năm đúng chính sách và thời gian quy định.
Thông tư này có hiệu lực từ ngày ký.
Reviews
There are no reviews yet.