Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Quyết định về một số chính sách kinh tế tài chính trước mắt đối với 6 tỉnh biên giới phía Bắc

QUYẾT ĐỊNH

CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG SỐ 109-CT
NGÀY 29 THÁNG 3 NĂM 1985 VỀ MỘT SỐ CHÍNH SÁCH KINH TẾ
TÀI CHÍNH TRƯỚC MẮT VỚI 6 TỈNH BIÊN GIỚI PHÍA BẮC

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG

Căn cứ Nghị quyết số 133-HĐBT ngày 15-10-1984 của Hội đồng Bộ trưởng về những nhiệm vụ trước mắt để củng cố 6 tỉnh biên giới phía Bắc và tăng cường sức chiến đấu bảo vệ Tổ quốc;

Để hỗ trợ thiết thực cho 6 tỉnh biên giới phía Bắc phát huy cácthế mạnh và tiềm lực kinh tế của địa phương, tạo cơ sở ổn định và cải thiện từng bước đời sống của nhân dân phục vụ chiến đấu tốt hơn, giải quyết hậu cần tại chỗ cho các lực lượng vũ trang tới mức cố gắng cao nhất, giảm dần khối lượng hàng hoá đưa từ xa tới;

Theo đề nghị của Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, các Bộ và Uỷ ban nhân dân các tỉnh có liên quan,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1.- Phải vận dụng tốt các chính sách đầu tư vốn, vật tư, lao động vào các ngành kinh tế ở 6 tỉnh biên giới nhằm thực hiện có kết quả những nhiệm vụ, mục tiêu và phương hướng phát triển kinh tế xã hội đã được nêu rõ trong Nghị quyết số 133-HĐBT, và thể hiện cụ thể trong kế hoạch Nhà nước năm 1985 và 5 năm 1986-1990 của từng tỉnh. Đi đôi với việc tăng cường đầu tư vào các ngành sản xuất, phải hết sức chú trọng phát triển giao thông vận tải và thương nghiệp ở miền núi. Trước mắt, Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước có trách nhiệm cùng các Bộ có liên quan phối hợp với Uỷ ban nhân dân các tỉnh biên giới rà soát lại và hoàn chỉnh quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 1985 của từng tỉnh và trên địa bàn từng huyện trình Thường vụ Hội đồng Bộ trưởng thông qua và chính thức công bố chậm nhất vào đầu quý II năm 1985.

Điều 2.- Về chính sách thuế.

a) Về thuế nông nghiệp, thu theo đúng Pháp lệnh của Hội đồng Nhà nước, có tính đến điều kiện thực tế của các tỉnh biên giới phía Bắc hiện nay.

– Đối với những xã giáp biên thường xảy ra chiến sự, sản xuất và đời sống của nhân dân hết sức khó khăn (bao gồm cả những người được di chuyển về sống và tham gia sản xuất ở các xã phía sau) Uỷ ban nhân dân tỉnh xét, miễn hẳn thuế nông nghiệp.

– Đối với nhân dân các xã khác, cần theo khảo sát thực tế từng nơi trong từng vụ,để thực hiện đúng đẵn chính sách miễn, giảm thuế nông nghiệp ở những vùng bị thiệt hại do thiên tai, địch hoạ.

– Đối với những đơn vị sản xuất mà do điều kiện khách quan không thuận lợi, sản xuất lương thực thường xuyên không đủ ăn, thì cho nộp thuế nông nghiệp bằng tiền hoặc bằng các nông sản, lâm sản khác.

– Các đơn vị lực lượng vũ trang được cấp đất để sản xuất lương thực, thực phẩm nhằm cải thiện đời sốngthì được miễn thuế nông nghiệp.

b) Về thuế công thương nghiệp, nói chung vẫn thu theo đúng pháp lệnh của Hội đồng Nhà nước. Nhưng để khuyến khích việc liên kết kinh tế giữa các tỉnh, huyện miền núi với các tỉnh, thành phố ở miền xuối thì miễn thuế buôn chuyến đối với hàng hoá do mậu dịch quốc doanh hoặc hợp tác xã mua bán tổ chức lưu thông có kế hoạch giữa các địa phương.

Điều 3.- Về chính sách thu mua, giá cả, quản lý thị trường.

a) Về lương thực. Ngoài các khoản thu thuế nông nghiệp, công dịch vụ, phí thuỷ lợi (nếu có), Nhà nước mua lương thực ở các tỉnh biên giới vẫn bằng hai cách là thông qua hợp đồng hai chiều và mua theo giá thoả thuận, nhưng với chính sách ưu đãi cụ thể như sau:

– Đối với các xã giáp biên. Nhà nước ưu tiên cung ứng phân hoá học, thuốc trừ sâu, giống tốt (nếu cần) theo giá chỉ đạo ổn định, người sản xuất không phải bán lại lương thực cho Nhà nước. Nơi nào có khả năng bán lại lương thực thì theo tỷ lệ mua 1 kilôgam u-rê bán lại 1 kilôgam thóc (hoặc 1 ngô, 1 sắn lát khô). Trường hợp cá biệt ở những nơi vì điều kiện chiến sự, sản xuất và đời sống quá khó khăn, Uỷ ban nhân dân huyện xét, đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định dành một số vật tư giúp nhân dân sản xuất không lấy tiền.

Đối với các xã khác. Để khuyến khích đẩy mạnh thâm canh tăng vụ ở các vùng miền núi phía Bắc, tăng thêm sản lượng lương thực để đáp ứng nhu cầu tại chỗ, tỷ lệ trao đổi trong hợp đồng hai chiều quy định như sau: ở các xã vùng thấp hoặc trung du, điều kiện sản xuất tương đối thuận lợi, mua 1 kilôgam u-rê thì bán lại 2 kilôgam thóc (hoặc ngô, sắn lát khô); ở các xã vùng giữa và vùng cao, điều kiện sản xuất khó khăn hơn, mua 1 kilôgam u-rê thì bán lại 1,5 kilôgam thóc (hoặc ngô, sẵn lát khô).

Mức giá muathoả thuận cũng được định cao hơn các tỉnh đồng bằng sông Hồng, tối đa có thể bằng giá mua ở đồng bằng cộng với phí vận chuyển lên miền núi và một tỷ lệ hao hụt hợp lý, nhưng nói chung không được vượt quá mức giá đã hình thành thực tế ở thị trường địa phương. Dựa vào nguyên tắc trên đây, Uỷ ban Vật giá Nhà nước cùng các Bộ có liên quan (lương thực, nông nghiệp, tài chính) công bố khung giá mua thoả thuận ở từng vùng miền núi biên giới và chỉ đạo hướng dẫn các điạ phương thực hiện.

b) Đối với sản phẩm chăn nuôi.

Nhà nước hết sức khuyến khích các đơn vị kinh tế quốc doanh, các hợp tác xã nông nghiệp, các gia đình, các đơn vị lực lượng vũ trang phát triển chăn nuôi lợn, trâu, bò, ngựa, dê, thỏ, cá và các loại gia cầm để đáp ứng nhu cầu thực phẩm của nhân dân và các lực lượng vũ trang.

– Giúp đỡ các cơ sở sản xuất về vốn, vật tư để phát triển sản xuất các đàn con giống, cung ứng thuốc thú y và tinh động viên giống tốt theo giá rẻ (do Bộ Nông nghiệp phối hợp với Uỷ ban Vật giá Nhà nước quyết định).

– Những đơn vị sản xuất có quan hệ hợp đồng hai chiều với Nhà nước được cung ứng giống, vật liệu xây dựng, một phần thức ăn, thuốc thú y theo giá chỉ đạo ổn định, đồng thời có nghĩa vụ bán lại sản phẩm cho Nhà nước cũng theo giá chỉ đạo ổn định.

Những nơi không có điều kiện ký kết hợp đồng thì Nhà nước mua sản phẩm chăn nuôi theo giá thoả thuận. Giá mua lợn ở 6 tỉnh biên giới có thể định cao hơn giá mua ở các tỉnh khác, tối đa có thể bằng giá mua ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng cộng với phí vận chuyển lên miền núi và một tỷ lệ hao hụt hợp lý, nhưng không được vượt quá mức giá đã hình thành thực tế ở thị trường địa phương. Giá mua trâu, bò được quy định trên tinh thần khuyến khích sản xuất và tiêu thụ thịt trâu, bò hay thịt lợn, khuyến khích tăng đàn trâu, bò cày đáp ứng nhu cầu tại chỗ và của các tỉnh miền xuôi. Giá mua ngựa phải có tác dụng khuyến khích đẩy mạnh chăn nuôi để có thêm sức vận tải ở miền núi. Uỷ ban Vật giá Nhà nước dựa vào tinh thần trên đây bàn thống nhất với các Bộ có liên quan để quy định và công bố khung giá mua thoả thuận về các sản phẩm chăn nuôi chủ yếu và hướng dẫn các địa phương thi hành.

c) Đối với các vùng trồng cây công nghiệp tập trung, trồng và khai thác lâm sản theo quy hoạch và kế hoạch Nhà nước.

– Nhà nước ưu tiên đầu tư vốn, cấp tín dụng, cung ứng tư liệu sản xuất, hướng dẫn giúp đỡ về kỹ thuật, tạo điều kiện cho các đơn vị sản xuất hoàn thành tốt kế hoạch sản xuất hàng năm và từng vụ. Mặt khác, bảo đảm cung ứng đủ lương thực cho các hợp tác xã nông nghiệp thiếu hoặc không có lương thực theo phương thức cung ứng lương thực theo đầu tấn sản phẩm bán cho Nhà nước.

Dưới sự chỉ đạo của các Bộ chủ quản và Uỷ ban nhân dân các tỉnh biên giới, các liên hiệp xí nghiệp và công ty (của Trung ương và địa phương) được phân công thu mua các loại nông sản, lâm sản trên địa bàn huyện nào phải chịu sự quản lý thống nhất của Uỷ ban nhân dân huyện đó; phải xúc tiến việc ký kết hợp đồng hai chiều với các đơn vị sản xuất cho kịp các thời vụ sản xuất trong năm 1985 và phải phối hợp với các ngành cung ứng vật tư, hành hoá, giao thông vận tải, ngân hàng bảo đảm thực hiện nghiêm chỉnh các hợp đồng đó.

– Về giá cả, trong khi chờ đợi Hội đồng Bộ trưởng giải quyết vấn đề này một cách đồng bộ, Uỷ ban Vật giá Nhà nước cần cùng các Bộ có liên quan và Uỷ ban nhân dân cáctỉnh biên giới rà soát lại giá mua các loại cây công nghiệp và lâm sản; nếu xét thấy giá nào chưa hợp lý thì kịp thời đề nghị Thường vụ Hội đồng Bộ trưởng điều chỉnh.

Để khuyến khích các đơn vị sản xuất làm ra nhiều nguyên liệu cho công nghiệp, tuỳ theo mức độ quan trọng và điều kiện sản xuất thực tế của từng loại sản phẩm, các Bộ chủ quản (Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Công nghiệp thực phẩm, Công nghiệp nhẹ…) phối hợp với Bộ Tài chính và Uỷ ban Vật giá Nhà nước thông qua việc quy định giá mua sản phẩm, định mức thu quốc doanh và mức lợi nhuận để lại cho xí nghiệp mà giải quyết một cách thoả đáng 3 mặt lợi ích là lợi ích của các đơn vị sản xuất ra nguyên liệu, lợi ích của các đơn vị công nghiệp chế biến nguyên liệu đó ra sản phẩm, và lợi ích của Nhà nước (bao gồm cả phần tập trung vào ngân sách Trung ương và phần để lại cho ngân sách địa phương).

– Để khuyến khích các đơn vị sản xuất và các địa phương ra sức đẩy mạnh sản xuất và cung cấp nhiều hàng xuất khẩu có chất lượng tốt, có giá trị kinh tế cao cho Nhà nước, Hội đồng Bộ trưởng giao cho Bộ Ngoại thương cùng Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước và Uỷ ban Vật giá Nhà nước quy định cụ thể chính sách ưu đãi về lãi suất và ưu đãi về quyền sử dụng ngoại tệ để tạo điều kiện cho các địa phương và cơ sở tăng thêm khả năng cung ứng cho mình vật tư, thiết bị, năng lượng, thậm chí cả lương thực cần thiết cho việc phát triển kinh tế, trước nhất là mở rộng nguồn hàng xuất khẩu.

d) Về thương nghiệp. Cần phát triển mạnh mạng lưới thu mua, bán buôn, bán lẻ và dịch vụ của thương nghiệp quốc doanh và hợp tác xã mua bán trên các địa phương miền núi, bảo đảm việc mua bán của dân được thuận tiện hơn. Bộ Nội thương cần phối hợp chặt chẽ với các tỉnh điều tra nắm sát nhu cầu thực tế của các tầng lớp dân cư trên các tỉnh biên giới, trên cơ sở đó, bố trí hàng hoá cần thiết cho các tỉnh và huyện, nhất là về những mặt hàng thiết yếu (muối, vải, dầu, pin đèn, chỉ thêu, v.v…) phù hợp với tập quán và nhu cầu tiêu dùng của đồng bào các dân tộc, và có chính sách ưu tiên phân phối hàng cho các xã giáp biên giới.

đ) Để phục vụ tốt cho sản xuất và lưu thông hàng hoá ở các tỉnh biên giới, Ngân hàng Nhà nước cần tăng cường công tác tín dụng phục vụ cho sản xuất và xây dựng kinh tế, thu mua, vận chuyển hàng hoá; nghiên cứu ban hành chính sách ưu đãi về sản xuất đối với miền núi. Mặt khác, cần mau chóng cải tiến công tác quản lý tiền mặt cho thích hợp với điều kiện thực tế của miền núi, giao thông đi lại khó khăn.

Điều 4.- Về sản xuất công nghiệp (bao gồm cả tiểu công nghiệp và thủ công nghiệp): căn cứ vào những mục tiêu và phương hướng phát triển công nghiệp ở các tỉnh biên giới như Nghị quyết số 133-HĐBT đã đề ra.

Trong bố trí kế hoạch, bố trí ngân sách và tín dụng hàng năm cho các tỉnh, các huyện, Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, Bộ Tài chính và Nhân hàng Nhà nước cần chú trọng dành số vốn cần thiết để xây dựng và phát triển các cơ sở công nghiệp địa phương chế biến nông sản, lâm sản (như chế biến đường mía, ép dầu, chế biến thực phẩm, rau quả, dược phẩm) với quy mô vừa và nhỏ thích hợp trên địa bàn từng huỵện và dùng thiết bị chế tạo trong nước là chủ yếu; xây dựng các cơ sởthuỷ điện nhỏ kết hợp với thuỷ lợi, các cơ sở khai thác than, khí mê – tan, sản xuất vật liệu xây dựng, các mặt hàng tiêu dùng bằng nguyên liệu tại chỗ như gốm, sứ, đồ mộc, v.v…

Các Bộ Cơ khí và luyện kim, Công nghiệp thực phẩm, Công nghiệp nhẹ, Lâm nghiệp, Nông nghiệp, Y tế cần chỉ đạo các xí nghiệp trực thuộc Bộ sản xuất ra những thiết bị phụ tùngthích hợp cungcấp cho các cơ sở công nghiệp địa phương nói trên, hướng dẫn giúp đỡ các địa phương về mặt tổ chức sắp xếp sản xuất theo ngành kinh tế – kỹ thuật, về mặt kỹ thuật và công nghệ sản xuất, và về cơ chế quản lý xí nghiệp đế sản xuất có năng suất, chất lượng và hiệu quả.

Để tạo thêm điều kiện thuận lợi cho việc phát triển công nghiệp địa phương, các tỉnh biên giới phải chủ động thông qua các hình thức liên kết kinh tế. liên doanh, hợp tác trong sản xuất và trong xuất nhập khẩu, để tận dụng năng lực của các xí nghiệp công nghiệp Trung ương đóng trên địa bàn lãnh thổ, các xí nghiệp quan trọng của các thành phố và khu công nghiệp lớn hỗ trợ cho xí nghiệp công nghiệp địa phương (tỉnh và huyện) phát triển sản xuất.

Điều 5.- Về giao thông vận tải. Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước cùng Bộ Tài chính và Bộ Giao thông vận tải cần bàn kỹ với các tỉnh biên giới, có kế hoạch tăng cường đầu tư của Nhà nước về vốn, phương tiện, vật tư, và lao động để thực hiện tốt kế hoạch năm 1985 và những năm sau về làm cầu và đường bộ trên các địa bàn quan trọng; tăng cường năng lực vận tải đường sắt và vận tải thuỷ trên sông Hồng, sông Lô để phục vụ tốt hơn các yêu cầu vận chuyển cho quốc phòng và kinh tế. Mặt khác, hết sức coi trọng việc đầu tư vốn và phương tiện cho các ngành vận tải cơ giới của tỉnh; khuyến khích phát triển mạnh lực lượng vận tải của huyện chủ yếu bằng phương tiện thô sơ (xe thồ, ngựa thồ, xe trâu bò,xe ngựa, xe ba gác, v.v…) để đáp ứng kịp yêu cầu mở rộng giao lưu vật tư, hàng hoá phục vụ sản xuất, chiến đấu và đời sống của nhân dân, đặc biệt của các xã vùng cao và các xã giáp biên giới.

Điều 6.- Chính sách đối với bộ đội làm kinh tế.

a) Đối với đơn vị được chuyển hẳn sang làm kinh tế, quyền lợi và nghĩa vụ được giải quyết theo các chính sách, chế độ riêng do Hội đồng Bộ trưởng ban hành.

b) Đối với các đơn vị lực lượng vũ trang vừa chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu, vừa sản xuất và tham gia xây dựng kinh tế ở biên giới.

– Về sản xuất, nếu được Nhà nước giao đất, giao rừng và đầu tư vốn, vật tư, giống và thức ăn gia súc thì sản phẩm làm ra phải giao nộp cho Nhà nước được Nhà nước trả theo giá mua trong hợp đồng hai chiều với nông dân địa phương; nếu giữ lại tiêu dùng thì trừ vào kế hoạch cung ứng theo tiêu chuẩn định lượng. Nếu không được Nhà nước đầu tư thì sản phẩm làm ra, nếu đưa vào cung cấp theo tiêu chuẩn định lượng thì được Nhà nước trả bằng 80% giá mua thoả thuận ở địa phương.

– Đơn vị nào nhận làm khoán gọn từng công trình cho cơ quan, xí nghiệp Nhà nước (ví dụ làm một đoạn đường, xây dựng một xí nghiệp, một công trình thủy lợi, v.v…) thì ngoài phần lương, phụ cấp hay hay sinh hoạt phí của cán bộ, chiến sĩ vẫn đang hưởng theo đúng chế độ, đơn vị còn được trả công bằng khoảng từ 30 đến 40% mức khoán đã đạt được (tuỳ theo tính chất từng loại công việc) để sử dụng một phần vào việc đầu tư phát triển sản xuất của đơn vị, một phần đưa vào quỹ phúc lợi chung, còn phần lớn dành để bồi dưỡng cho những người trực tiếp tham gia lao động.

c) Đối với bộ đội xuất ngũ ở các địa phương biên giới, Nhà nước khuyến khích các cán bộ, chiến sĩ khi xuất ngũ tình nguyện ở lại các tỉnh biên giới bằng những chính sách ưu đãi sau đây:

– Được ưu tiên tiếp nhận vào làm ở các nông trường, lâm trường, xí nghiệp, cơ quan Nhà nước ở địa phương. Trong trường hợp này, được hưởng từ 60% đến 70% mức phí tuyển dụng chi cho một công nhân đưa từ miền xuôi lên và được cấp trang bị ban đầu theo chế độ hiện hành. Nếu đương sự yêu cầu, chính quyến địa phương sẽ giới thiệu về tham gia sản xuất, kinh doanh trong các hợp tác xã nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, vận tải, xây dựng, mua bán, tín dụng, v.v…

– Nếu đưa cả gia đình lên làm ăn sinh sống, chính quyền địa phương sẽ giải quyết các thủ tục nhập hộ khẩu dễ dàng, giúp đỡ về nơi ở, ưu tiên cấp đất, giao rừng để sản xuất theo chính sách chung; được Ngân hàng hay hợp tác xã tín dụng cho vay vốn với lãi suất nhẹ để có vốn ban đầu xây dựng cơ sở sản xuất. Nếu sản xuất trên đất nông nghiệp, thì được miễn thuế 3 năm. Trong trường hợp khai hoang thì được miến thuếnông nghiệp theo chính sách chung của địa phương.

– Khi ốm đau thì bản thân và gia đình được ưu tiên tiếp nhận vào khám chữa bệnh ở các bệnh viện quân y hoặc dân y nơi gần nhất.

Điều 7.- Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ban hành. Thủ trưởng các Bộ và Uỷ ban Nhà nước có liên quan cần ra ngay thông tư hướng dẫn thi hành phần cụ thể do ngành mình phụ trách.

Điều 8.- Bộ trưởng Tổng thư ký Hội đồng Bộ trưởng, Thủ trưởng các Bộ, Uỷ ban Nhà nước có liên quan, và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân 6 tỉnh biên giới phía Bắc chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Thuộc tính văn bản
Quyết định về một số chính sách kinh tế tài chính trước mắt đối với 6 tỉnh biên giới phía Bắc
Cơ quan ban hành: Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Số công báo: Đang cập nhật
Số hiệu: 109-CT Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Quyết định Người ký: Tố Hữu
Ngày ban hành: 29/03/1985 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực:
Tóm tắt văn bản
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

QUYẾT ĐỊNH

CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG SỐ 109-CT
NGÀY 29 THÁNG 3 NĂM 1985 VỀ MỘT SỐ CHÍNH SÁCH KINH TẾ
TÀI CHÍNH TRƯỚC MẮT VỚI 6 TỈNH BIÊN GIỚI PHÍA BẮC

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG

Căn cứ Nghị quyết số 133-HĐBT ngày 15-10-1984 của Hội đồng Bộ trưởng về những nhiệm vụ trước mắt để củng cố 6 tỉnh biên giới phía Bắc và tăng cường sức chiến đấu bảo vệ Tổ quốc;

Để hỗ trợ thiết thực cho 6 tỉnh biên giới phía Bắc phát huy cácthế mạnh và tiềm lực kinh tế của địa phương, tạo cơ sở ổn định và cải thiện từng bước đời sống của nhân dân phục vụ chiến đấu tốt hơn, giải quyết hậu cần tại chỗ cho các lực lượng vũ trang tới mức cố gắng cao nhất, giảm dần khối lượng hàng hoá đưa từ xa tới;

Theo đề nghị của Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, các Bộ và Uỷ ban nhân dân các tỉnh có liên quan,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1.- Phải vận dụng tốt các chính sách đầu tư vốn, vật tư, lao động vào các ngành kinh tế ở 6 tỉnh biên giới nhằm thực hiện có kết quả những nhiệm vụ, mục tiêu và phương hướng phát triển kinh tế xã hội đã được nêu rõ trong Nghị quyết số 133-HĐBT, và thể hiện cụ thể trong kế hoạch Nhà nước năm 1985 và 5 năm 1986-1990 của từng tỉnh. Đi đôi với việc tăng cường đầu tư vào các ngành sản xuất, phải hết sức chú trọng phát triển giao thông vận tải và thương nghiệp ở miền núi. Trước mắt, Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước có trách nhiệm cùng các Bộ có liên quan phối hợp với Uỷ ban nhân dân các tỉnh biên giới rà soát lại và hoàn chỉnh quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 1985 của từng tỉnh và trên địa bàn từng huyện trình Thường vụ Hội đồng Bộ trưởng thông qua và chính thức công bố chậm nhất vào đầu quý II năm 1985.

Điều 2.- Về chính sách thuế.

a) Về thuế nông nghiệp, thu theo đúng Pháp lệnh của Hội đồng Nhà nước, có tính đến điều kiện thực tế của các tỉnh biên giới phía Bắc hiện nay.

– Đối với những xã giáp biên thường xảy ra chiến sự, sản xuất và đời sống của nhân dân hết sức khó khăn (bao gồm cả những người được di chuyển về sống và tham gia sản xuất ở các xã phía sau) Uỷ ban nhân dân tỉnh xét, miễn hẳn thuế nông nghiệp.

– Đối với nhân dân các xã khác, cần theo khảo sát thực tế từng nơi trong từng vụ,để thực hiện đúng đẵn chính sách miễn, giảm thuế nông nghiệp ở những vùng bị thiệt hại do thiên tai, địch hoạ.

– Đối với những đơn vị sản xuất mà do điều kiện khách quan không thuận lợi, sản xuất lương thực thường xuyên không đủ ăn, thì cho nộp thuế nông nghiệp bằng tiền hoặc bằng các nông sản, lâm sản khác.

– Các đơn vị lực lượng vũ trang được cấp đất để sản xuất lương thực, thực phẩm nhằm cải thiện đời sốngthì được miễn thuế nông nghiệp.

b) Về thuế công thương nghiệp, nói chung vẫn thu theo đúng pháp lệnh của Hội đồng Nhà nước. Nhưng để khuyến khích việc liên kết kinh tế giữa các tỉnh, huyện miền núi với các tỉnh, thành phố ở miền xuối thì miễn thuế buôn chuyến đối với hàng hoá do mậu dịch quốc doanh hoặc hợp tác xã mua bán tổ chức lưu thông có kế hoạch giữa các địa phương.

Điều 3.- Về chính sách thu mua, giá cả, quản lý thị trường.

a) Về lương thực. Ngoài các khoản thu thuế nông nghiệp, công dịch vụ, phí thuỷ lợi (nếu có), Nhà nước mua lương thực ở các tỉnh biên giới vẫn bằng hai cách là thông qua hợp đồng hai chiều và mua theo giá thoả thuận, nhưng với chính sách ưu đãi cụ thể như sau:

– Đối với các xã giáp biên. Nhà nước ưu tiên cung ứng phân hoá học, thuốc trừ sâu, giống tốt (nếu cần) theo giá chỉ đạo ổn định, người sản xuất không phải bán lại lương thực cho Nhà nước. Nơi nào có khả năng bán lại lương thực thì theo tỷ lệ mua 1 kilôgam u-rê bán lại 1 kilôgam thóc (hoặc 1 ngô, 1 sắn lát khô). Trường hợp cá biệt ở những nơi vì điều kiện chiến sự, sản xuất và đời sống quá khó khăn, Uỷ ban nhân dân huyện xét, đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định dành một số vật tư giúp nhân dân sản xuất không lấy tiền.

Đối với các xã khác. Để khuyến khích đẩy mạnh thâm canh tăng vụ ở các vùng miền núi phía Bắc, tăng thêm sản lượng lương thực để đáp ứng nhu cầu tại chỗ, tỷ lệ trao đổi trong hợp đồng hai chiều quy định như sau: ở các xã vùng thấp hoặc trung du, điều kiện sản xuất tương đối thuận lợi, mua 1 kilôgam u-rê thì bán lại 2 kilôgam thóc (hoặc ngô, sắn lát khô); ở các xã vùng giữa và vùng cao, điều kiện sản xuất khó khăn hơn, mua 1 kilôgam u-rê thì bán lại 1,5 kilôgam thóc (hoặc ngô, sẵn lát khô).

Mức giá muathoả thuận cũng được định cao hơn các tỉnh đồng bằng sông Hồng, tối đa có thể bằng giá mua ở đồng bằng cộng với phí vận chuyển lên miền núi và một tỷ lệ hao hụt hợp lý, nhưng nói chung không được vượt quá mức giá đã hình thành thực tế ở thị trường địa phương. Dựa vào nguyên tắc trên đây, Uỷ ban Vật giá Nhà nước cùng các Bộ có liên quan (lương thực, nông nghiệp, tài chính) công bố khung giá mua thoả thuận ở từng vùng miền núi biên giới và chỉ đạo hướng dẫn các điạ phương thực hiện.

b) Đối với sản phẩm chăn nuôi.

Nhà nước hết sức khuyến khích các đơn vị kinh tế quốc doanh, các hợp tác xã nông nghiệp, các gia đình, các đơn vị lực lượng vũ trang phát triển chăn nuôi lợn, trâu, bò, ngựa, dê, thỏ, cá và các loại gia cầm để đáp ứng nhu cầu thực phẩm của nhân dân và các lực lượng vũ trang.

– Giúp đỡ các cơ sở sản xuất về vốn, vật tư để phát triển sản xuất các đàn con giống, cung ứng thuốc thú y và tinh động viên giống tốt theo giá rẻ (do Bộ Nông nghiệp phối hợp với Uỷ ban Vật giá Nhà nước quyết định).

– Những đơn vị sản xuất có quan hệ hợp đồng hai chiều với Nhà nước được cung ứng giống, vật liệu xây dựng, một phần thức ăn, thuốc thú y theo giá chỉ đạo ổn định, đồng thời có nghĩa vụ bán lại sản phẩm cho Nhà nước cũng theo giá chỉ đạo ổn định.

Những nơi không có điều kiện ký kết hợp đồng thì Nhà nước mua sản phẩm chăn nuôi theo giá thoả thuận. Giá mua lợn ở 6 tỉnh biên giới có thể định cao hơn giá mua ở các tỉnh khác, tối đa có thể bằng giá mua ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng cộng với phí vận chuyển lên miền núi và một tỷ lệ hao hụt hợp lý, nhưng không được vượt quá mức giá đã hình thành thực tế ở thị trường địa phương. Giá mua trâu, bò được quy định trên tinh thần khuyến khích sản xuất và tiêu thụ thịt trâu, bò hay thịt lợn, khuyến khích tăng đàn trâu, bò cày đáp ứng nhu cầu tại chỗ và của các tỉnh miền xuôi. Giá mua ngựa phải có tác dụng khuyến khích đẩy mạnh chăn nuôi để có thêm sức vận tải ở miền núi. Uỷ ban Vật giá Nhà nước dựa vào tinh thần trên đây bàn thống nhất với các Bộ có liên quan để quy định và công bố khung giá mua thoả thuận về các sản phẩm chăn nuôi chủ yếu và hướng dẫn các địa phương thi hành.

c) Đối với các vùng trồng cây công nghiệp tập trung, trồng và khai thác lâm sản theo quy hoạch và kế hoạch Nhà nước.

– Nhà nước ưu tiên đầu tư vốn, cấp tín dụng, cung ứng tư liệu sản xuất, hướng dẫn giúp đỡ về kỹ thuật, tạo điều kiện cho các đơn vị sản xuất hoàn thành tốt kế hoạch sản xuất hàng năm và từng vụ. Mặt khác, bảo đảm cung ứng đủ lương thực cho các hợp tác xã nông nghiệp thiếu hoặc không có lương thực theo phương thức cung ứng lương thực theo đầu tấn sản phẩm bán cho Nhà nước.

Dưới sự chỉ đạo của các Bộ chủ quản và Uỷ ban nhân dân các tỉnh biên giới, các liên hiệp xí nghiệp và công ty (của Trung ương và địa phương) được phân công thu mua các loại nông sản, lâm sản trên địa bàn huyện nào phải chịu sự quản lý thống nhất của Uỷ ban nhân dân huyện đó; phải xúc tiến việc ký kết hợp đồng hai chiều với các đơn vị sản xuất cho kịp các thời vụ sản xuất trong năm 1985 và phải phối hợp với các ngành cung ứng vật tư, hành hoá, giao thông vận tải, ngân hàng bảo đảm thực hiện nghiêm chỉnh các hợp đồng đó.

– Về giá cả, trong khi chờ đợi Hội đồng Bộ trưởng giải quyết vấn đề này một cách đồng bộ, Uỷ ban Vật giá Nhà nước cần cùng các Bộ có liên quan và Uỷ ban nhân dân cáctỉnh biên giới rà soát lại giá mua các loại cây công nghiệp và lâm sản; nếu xét thấy giá nào chưa hợp lý thì kịp thời đề nghị Thường vụ Hội đồng Bộ trưởng điều chỉnh.

Để khuyến khích các đơn vị sản xuất làm ra nhiều nguyên liệu cho công nghiệp, tuỳ theo mức độ quan trọng và điều kiện sản xuất thực tế của từng loại sản phẩm, các Bộ chủ quản (Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Công nghiệp thực phẩm, Công nghiệp nhẹ…) phối hợp với Bộ Tài chính và Uỷ ban Vật giá Nhà nước thông qua việc quy định giá mua sản phẩm, định mức thu quốc doanh và mức lợi nhuận để lại cho xí nghiệp mà giải quyết một cách thoả đáng 3 mặt lợi ích là lợi ích của các đơn vị sản xuất ra nguyên liệu, lợi ích của các đơn vị công nghiệp chế biến nguyên liệu đó ra sản phẩm, và lợi ích của Nhà nước (bao gồm cả phần tập trung vào ngân sách Trung ương và phần để lại cho ngân sách địa phương).

– Để khuyến khích các đơn vị sản xuất và các địa phương ra sức đẩy mạnh sản xuất và cung cấp nhiều hàng xuất khẩu có chất lượng tốt, có giá trị kinh tế cao cho Nhà nước, Hội đồng Bộ trưởng giao cho Bộ Ngoại thương cùng Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước và Uỷ ban Vật giá Nhà nước quy định cụ thể chính sách ưu đãi về lãi suất và ưu đãi về quyền sử dụng ngoại tệ để tạo điều kiện cho các địa phương và cơ sở tăng thêm khả năng cung ứng cho mình vật tư, thiết bị, năng lượng, thậm chí cả lương thực cần thiết cho việc phát triển kinh tế, trước nhất là mở rộng nguồn hàng xuất khẩu.

d) Về thương nghiệp. Cần phát triển mạnh mạng lưới thu mua, bán buôn, bán lẻ và dịch vụ của thương nghiệp quốc doanh và hợp tác xã mua bán trên các địa phương miền núi, bảo đảm việc mua bán của dân được thuận tiện hơn. Bộ Nội thương cần phối hợp chặt chẽ với các tỉnh điều tra nắm sát nhu cầu thực tế của các tầng lớp dân cư trên các tỉnh biên giới, trên cơ sở đó, bố trí hàng hoá cần thiết cho các tỉnh và huyện, nhất là về những mặt hàng thiết yếu (muối, vải, dầu, pin đèn, chỉ thêu, v.v…) phù hợp với tập quán và nhu cầu tiêu dùng của đồng bào các dân tộc, và có chính sách ưu tiên phân phối hàng cho các xã giáp biên giới.

đ) Để phục vụ tốt cho sản xuất và lưu thông hàng hoá ở các tỉnh biên giới, Ngân hàng Nhà nước cần tăng cường công tác tín dụng phục vụ cho sản xuất và xây dựng kinh tế, thu mua, vận chuyển hàng hoá; nghiên cứu ban hành chính sách ưu đãi về sản xuất đối với miền núi. Mặt khác, cần mau chóng cải tiến công tác quản lý tiền mặt cho thích hợp với điều kiện thực tế của miền núi, giao thông đi lại khó khăn.

Điều 4.- Về sản xuất công nghiệp (bao gồm cả tiểu công nghiệp và thủ công nghiệp): căn cứ vào những mục tiêu và phương hướng phát triển công nghiệp ở các tỉnh biên giới như Nghị quyết số 133-HĐBT đã đề ra.

Trong bố trí kế hoạch, bố trí ngân sách và tín dụng hàng năm cho các tỉnh, các huyện, Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, Bộ Tài chính và Nhân hàng Nhà nước cần chú trọng dành số vốn cần thiết để xây dựng và phát triển các cơ sở công nghiệp địa phương chế biến nông sản, lâm sản (như chế biến đường mía, ép dầu, chế biến thực phẩm, rau quả, dược phẩm) với quy mô vừa và nhỏ thích hợp trên địa bàn từng huỵện và dùng thiết bị chế tạo trong nước là chủ yếu; xây dựng các cơ sởthuỷ điện nhỏ kết hợp với thuỷ lợi, các cơ sở khai thác than, khí mê – tan, sản xuất vật liệu xây dựng, các mặt hàng tiêu dùng bằng nguyên liệu tại chỗ như gốm, sứ, đồ mộc, v.v…

Các Bộ Cơ khí và luyện kim, Công nghiệp thực phẩm, Công nghiệp nhẹ, Lâm nghiệp, Nông nghiệp, Y tế cần chỉ đạo các xí nghiệp trực thuộc Bộ sản xuất ra những thiết bị phụ tùngthích hợp cungcấp cho các cơ sở công nghiệp địa phương nói trên, hướng dẫn giúp đỡ các địa phương về mặt tổ chức sắp xếp sản xuất theo ngành kinh tế – kỹ thuật, về mặt kỹ thuật và công nghệ sản xuất, và về cơ chế quản lý xí nghiệp đế sản xuất có năng suất, chất lượng và hiệu quả.

Để tạo thêm điều kiện thuận lợi cho việc phát triển công nghiệp địa phương, các tỉnh biên giới phải chủ động thông qua các hình thức liên kết kinh tế. liên doanh, hợp tác trong sản xuất và trong xuất nhập khẩu, để tận dụng năng lực của các xí nghiệp công nghiệp Trung ương đóng trên địa bàn lãnh thổ, các xí nghiệp quan trọng của các thành phố và khu công nghiệp lớn hỗ trợ cho xí nghiệp công nghiệp địa phương (tỉnh và huyện) phát triển sản xuất.

Điều 5.- Về giao thông vận tải. Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước cùng Bộ Tài chính và Bộ Giao thông vận tải cần bàn kỹ với các tỉnh biên giới, có kế hoạch tăng cường đầu tư của Nhà nước về vốn, phương tiện, vật tư, và lao động để thực hiện tốt kế hoạch năm 1985 và những năm sau về làm cầu và đường bộ trên các địa bàn quan trọng; tăng cường năng lực vận tải đường sắt và vận tải thuỷ trên sông Hồng, sông Lô để phục vụ tốt hơn các yêu cầu vận chuyển cho quốc phòng và kinh tế. Mặt khác, hết sức coi trọng việc đầu tư vốn và phương tiện cho các ngành vận tải cơ giới của tỉnh; khuyến khích phát triển mạnh lực lượng vận tải của huyện chủ yếu bằng phương tiện thô sơ (xe thồ, ngựa thồ, xe trâu bò,xe ngựa, xe ba gác, v.v…) để đáp ứng kịp yêu cầu mở rộng giao lưu vật tư, hàng hoá phục vụ sản xuất, chiến đấu và đời sống của nhân dân, đặc biệt của các xã vùng cao và các xã giáp biên giới.

Điều 6.- Chính sách đối với bộ đội làm kinh tế.

a) Đối với đơn vị được chuyển hẳn sang làm kinh tế, quyền lợi và nghĩa vụ được giải quyết theo các chính sách, chế độ riêng do Hội đồng Bộ trưởng ban hành.

b) Đối với các đơn vị lực lượng vũ trang vừa chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu, vừa sản xuất và tham gia xây dựng kinh tế ở biên giới.

– Về sản xuất, nếu được Nhà nước giao đất, giao rừng và đầu tư vốn, vật tư, giống và thức ăn gia súc thì sản phẩm làm ra phải giao nộp cho Nhà nước được Nhà nước trả theo giá mua trong hợp đồng hai chiều với nông dân địa phương; nếu giữ lại tiêu dùng thì trừ vào kế hoạch cung ứng theo tiêu chuẩn định lượng. Nếu không được Nhà nước đầu tư thì sản phẩm làm ra, nếu đưa vào cung cấp theo tiêu chuẩn định lượng thì được Nhà nước trả bằng 80% giá mua thoả thuận ở địa phương.

– Đơn vị nào nhận làm khoán gọn từng công trình cho cơ quan, xí nghiệp Nhà nước (ví dụ làm một đoạn đường, xây dựng một xí nghiệp, một công trình thủy lợi, v.v…) thì ngoài phần lương, phụ cấp hay hay sinh hoạt phí của cán bộ, chiến sĩ vẫn đang hưởng theo đúng chế độ, đơn vị còn được trả công bằng khoảng từ 30 đến 40% mức khoán đã đạt được (tuỳ theo tính chất từng loại công việc) để sử dụng một phần vào việc đầu tư phát triển sản xuất của đơn vị, một phần đưa vào quỹ phúc lợi chung, còn phần lớn dành để bồi dưỡng cho những người trực tiếp tham gia lao động.

c) Đối với bộ đội xuất ngũ ở các địa phương biên giới, Nhà nước khuyến khích các cán bộ, chiến sĩ khi xuất ngũ tình nguyện ở lại các tỉnh biên giới bằng những chính sách ưu đãi sau đây:

– Được ưu tiên tiếp nhận vào làm ở các nông trường, lâm trường, xí nghiệp, cơ quan Nhà nước ở địa phương. Trong trường hợp này, được hưởng từ 60% đến 70% mức phí tuyển dụng chi cho một công nhân đưa từ miền xuôi lên và được cấp trang bị ban đầu theo chế độ hiện hành. Nếu đương sự yêu cầu, chính quyến địa phương sẽ giới thiệu về tham gia sản xuất, kinh doanh trong các hợp tác xã nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, vận tải, xây dựng, mua bán, tín dụng, v.v…

– Nếu đưa cả gia đình lên làm ăn sinh sống, chính quyền địa phương sẽ giải quyết các thủ tục nhập hộ khẩu dễ dàng, giúp đỡ về nơi ở, ưu tiên cấp đất, giao rừng để sản xuất theo chính sách chung; được Ngân hàng hay hợp tác xã tín dụng cho vay vốn với lãi suất nhẹ để có vốn ban đầu xây dựng cơ sở sản xuất. Nếu sản xuất trên đất nông nghiệp, thì được miễn thuế 3 năm. Trong trường hợp khai hoang thì được miến thuếnông nghiệp theo chính sách chung của địa phương.

– Khi ốm đau thì bản thân và gia đình được ưu tiên tiếp nhận vào khám chữa bệnh ở các bệnh viện quân y hoặc dân y nơi gần nhất.

Điều 7.- Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ban hành. Thủ trưởng các Bộ và Uỷ ban Nhà nước có liên quan cần ra ngay thông tư hướng dẫn thi hành phần cụ thể do ngành mình phụ trách.

Điều 8.- Bộ trưởng Tổng thư ký Hội đồng Bộ trưởng, Thủ trưởng các Bộ, Uỷ ban Nhà nước có liên quan, và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân 6 tỉnh biên giới phía Bắc chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Quyết định về một số chính sách kinh tế tài chính trước mắt đối với 6 tỉnh biên giới phía Bắc”