Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Chỉ thị về việc đẩy mạnh chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em trong cả nước

CHỈ THỊ

CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG SỐ 373-CT
NGÀY 5 THÁNG 12 NĂM 1985 VỀ VIỆC ĐẨY MẠNH CHƯƠNG TRÌNH TIÊM CHỦNG MỞ RỘNG CHO TRẺ EM TRONG CẢ NƯỚC.

Từ năm 1981 đến năm 1984, với sự viện trợ quốc tế, đặc biệt là hai tổ chức Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) và Y tế thế giới (WHO), Bộ Y tế đã triển khai chương trình tiêm chủng mở rộng cho trên 200.000 trẻ em dưới 1 tuổi ở 1.813 xã, phường thuộc 166 huyện, quận của 20 tỉnh, thành phố, để phòng 6 bệnh truyền nhiễm mà trẻ em hay mắc là lao, bại liệt, sởi, bạch hầu, uốn ván, ho gà.

Kết quả trên được các tổ chức UNICEF, WHO đánh giá tốt và đề nghị nước ta phát triển chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em xong trước năm 1990, để rút kinh nghiệm cho các nước trong khu vực.

Để thực hiện chương trình này do UNICEF viện trợ, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng chỉ thị:

1. Các tỉnh, thành phố và đặc khu trực thuộc Trung ương phải triển khai chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em trong thời gian từ tháng 12 năm 1985 đến năm 1988. Riêng các tỉnh, thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Quảng Nam – Đà Nẵng, Hà Nam Ninh, Thanh Hoá, Thái Bình, Bình Trị Thiên, Long An, Tiền Giang, cần phấn đấu hoàn thành chương trình này trước năm 1988 với tỷ lệ tiêm chủng cao, để rút kinh nghiệm cho các địa phương khác.

Ngoài việc tiêm chủng thường xuyên khác, từ nay đến hết năm 1988, nước ta chăm lo thực hiện chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em theo quy định của Bộ Y tế.

Căn cứ vào sự hướng dẫn của Bộ Y tế, các tỉnh, thành phố và đặc khu trực thuộc Trung ương phải tổ chức ngày phát động phong trào để mở đầu cho chương trình tiêm chủng mở rộng.

2. Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo thực hiện tốt chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em trong địa phương mình.

Bộ Y tế phối hợp với các tổ chức UNICEF, WHO và các ngành, các đoàn thể liên quan thực hiện mọi biện pháp cần thiết nhằm hoàn thành tốt chương trình tiêm chủng mở rộng: lo đủ vắc-xin, dụng cụ tiêm chủng, đào tạo cán bộ chuyên môn v.v…; bàn với Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, Bộ Tài chính về chỉ tiêu kế hoạch, về kinh phí cho hoạt động tiêm chủng mở rộng.

Bộ Giao thông vận tải, Tổng cục Hải quan có trách nhiệm bảo đảm các khâu tiếp nhận xắc-xin ở bến cảng, sân bay được mau chóng; vận chuyển kịp thời các vắc-xin và dụng cụ tiêm chủng, đặc biệt là đối với vắc-xin phải bảo quản lạnh.

Các ngành văn hoá thông tin, phát thanh truyền hình, các báo, ngành giáo dục phổ thông và Uỷ ban Bảo vệ bà mẹ trẻ em, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Chữ thập đỏ cần tuyên truyền, giải thích cho nhân dân hiểu rõ lợi ích của việc tiêm chủng này.

Chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em năm 1985 – 1988 không chỉ bảo vệ sức khoẻ trẻ em mà còn có ý nghĩa về chính trị, xã hội và quan hệ quốc tế. Yêu cầu các ngành, các cấp trong phạm vi trách nhiệm của mình thực hiện tốt chỉ thị này.

Bộ Y tế chịu trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện chương trình tiêm chủng mở rộng và từng thời gian báo cáo kết quả với Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.

Thuộc tính văn bản
Chỉ thị về việc đẩy mạnh chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em trong cả nước
Cơ quan ban hành: Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Số công báo: Đang cập nhật
Số hiệu: 373-CT Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Chỉ thị Người ký: Phạm Văn Đồng
Ngày ban hành: 05/12/1985 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đang cập nhật Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực:
Tóm tắt văn bản
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

CHỈ THỊ

CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG SỐ 373-CT
NGÀY 5 THÁNG 12 NĂM 1985 VỀ VIỆC ĐẨY MẠNH CHƯƠNG TRÌNH TIÊM CHỦNG MỞ RỘNG CHO TRẺ EM TRONG CẢ NƯỚC.

Từ năm 1981 đến năm 1984, với sự viện trợ quốc tế, đặc biệt là hai tổ chức Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) và Y tế thế giới (WHO), Bộ Y tế đã triển khai chương trình tiêm chủng mở rộng cho trên 200.000 trẻ em dưới 1 tuổi ở 1.813 xã, phường thuộc 166 huyện, quận của 20 tỉnh, thành phố, để phòng 6 bệnh truyền nhiễm mà trẻ em hay mắc là lao, bại liệt, sởi, bạch hầu, uốn ván, ho gà.

Kết quả trên được các tổ chức UNICEF, WHO đánh giá tốt và đề nghị nước ta phát triển chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em xong trước năm 1990, để rút kinh nghiệm cho các nước trong khu vực.

Để thực hiện chương trình này do UNICEF viện trợ, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng chỉ thị:

1. Các tỉnh, thành phố và đặc khu trực thuộc Trung ương phải triển khai chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em trong thời gian từ tháng 12 năm 1985 đến năm 1988. Riêng các tỉnh, thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Quảng Nam – Đà Nẵng, Hà Nam Ninh, Thanh Hoá, Thái Bình, Bình Trị Thiên, Long An, Tiền Giang, cần phấn đấu hoàn thành chương trình này trước năm 1988 với tỷ lệ tiêm chủng cao, để rút kinh nghiệm cho các địa phương khác.

Ngoài việc tiêm chủng thường xuyên khác, từ nay đến hết năm 1988, nước ta chăm lo thực hiện chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em theo quy định của Bộ Y tế.

Căn cứ vào sự hướng dẫn của Bộ Y tế, các tỉnh, thành phố và đặc khu trực thuộc Trung ương phải tổ chức ngày phát động phong trào để mở đầu cho chương trình tiêm chủng mở rộng.

2. Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo thực hiện tốt chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em trong địa phương mình.

Bộ Y tế phối hợp với các tổ chức UNICEF, WHO và các ngành, các đoàn thể liên quan thực hiện mọi biện pháp cần thiết nhằm hoàn thành tốt chương trình tiêm chủng mở rộng: lo đủ vắc-xin, dụng cụ tiêm chủng, đào tạo cán bộ chuyên môn v.v…; bàn với Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, Bộ Tài chính về chỉ tiêu kế hoạch, về kinh phí cho hoạt động tiêm chủng mở rộng.

Bộ Giao thông vận tải, Tổng cục Hải quan có trách nhiệm bảo đảm các khâu tiếp nhận xắc-xin ở bến cảng, sân bay được mau chóng; vận chuyển kịp thời các vắc-xin và dụng cụ tiêm chủng, đặc biệt là đối với vắc-xin phải bảo quản lạnh.

Các ngành văn hoá thông tin, phát thanh truyền hình, các báo, ngành giáo dục phổ thông và Uỷ ban Bảo vệ bà mẹ trẻ em, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Chữ thập đỏ cần tuyên truyền, giải thích cho nhân dân hiểu rõ lợi ích của việc tiêm chủng này.

Chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em năm 1985 – 1988 không chỉ bảo vệ sức khoẻ trẻ em mà còn có ý nghĩa về chính trị, xã hội và quan hệ quốc tế. Yêu cầu các ngành, các cấp trong phạm vi trách nhiệm của mình thực hiện tốt chỉ thị này.

Bộ Y tế chịu trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện chương trình tiêm chủng mở rộng và từng thời gian báo cáo kết quả với Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Chỉ thị về việc đẩy mạnh chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em trong cả nước”