CHỈ THỊ
CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG SỐ 24 – CT
NGÀY 9 THÁNG 2 NĂM 1982 VỀ VIỆC GIẢI QUYẾT CỦI,
THAN CỦI CUNG CẤP CHO SẢN XUẤT VÀ ĐỜI SỐNG NHÂN DÂN
Để chủ động giải quyết nhu cầu chất đốt ngày càng tăng cho sản xuất và đời sống, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng yêu cầu Bộ Lâm nghiệp và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố khi xây dựng kế hoạch giải quyết chất đốt của địa phương và cơ sở, ngoài việc tận dụng các nguồn nguyên liệu sẵn có ở các địa phương như than bùn, trấu, mùn cưa, v.v… cần có kế hoạch chủ động giải quyết nhu cầu về củi và than củi theo phương hướng và biện pháp sau đây để vừa đáp ứng đầy đủ nhu cầu chất đốt, vừa bảo đảm ngăn chặn nạn phá rừng lấy củi, than củi.
1. Bộ Lâm nghiệp cần hướng dẫn các tỉnh xác định ngay các khu vực rừng có thể kết hợp với việc khai thác gỗ hoặc tỉa thưa, tu bổ, cải tạo rừng hoặc kết hợp với việc khai hoang, dọn các vùng lòng hồ của các công trình thuỷ điện, thuỷ lợi để bố trí các lực lượng quốc doanh, hợp tác xã, cơ quan, quân đội và nhân dân có tổ chức đến khai thác tận thu củi theo sự hướng dẫn của các cơ sở, ty, liên hiệp xí nghiệp, lâm trường thuộc ngành lâm nghiệp.
Để ổn định cung cấp củi lâu dài, Bộ Lâm nghiệp phải hướng dẫn các tỉnh, thành phố bố trí đất đai để xây dựng quy hoạch trồng cây lấy củi và than củi, chú trọng trồng các loại cây mọc nhanh, trồng rừng củi ở những khu vực gần thị xã, thành phố, khu công nghiệp, các khu vực đóng quân của quân đội. Đặc biệt là ở các vùng trồng các loại cây công nghiệp, cây xuất khẩu cần nhiều nhiên liệu để sấy, chế biến như chè, thuốc lá, ngành lâm nghiệp phải giao đất cho các cơ sở sản xuất trồng rừng lấy củi để tránh nạn phá rừng hoặc tránh vận chuyển than đá từ xa đến.
2. Cần tổ chức nhanh các lực lượng trồng rừng, điều chế rừng, lực lượng khai thác, vận xuất, vận chuyển củi, than củi.
a) Uỷ ban nhân dân các tỉnh có rừng tiến hành ngay việc quy hoạch tổ chức xây dựng các lâm trường, công trường, hợp tác xã chuyên trồng, khai thác củi, than củi, có lực lượng vận chuyển riêng, kết hợp cơ giới và thủ công, coi trọng vận chuyển đường sông và sử dụng công cụ cải tiến. Các thành phố, các tỉnh không có rừng nhưng có lực lượng lao động, có thể phối hợp với các tỉnh có đất, có rừng để tiếp nhận một số khu vực rừng, đất rừng và tổ chức trồng, khai thác củi, than củi thêm nguồn nhiêu liệu cho địa phương mình theo sự hướng dẫn của cơ quan lâm nghiệp địa phương. Ngoài ra các tỉnh, thành phố cần tích cực chỉ đạo hướng dẫn nhân dân phát triển nhanh việc trồng cây ở những nơi đất trống, gò, đồi trọc, các bờ vùng, bờ thửa để tăng thêm nguồn củi tại chỗ.
b) Các hợp tác xã nông, lâm nghiệp được giao đất, giao rừng nằm trong vùng quy hoạch sản xuất củi, ngoài việc trồng rừng khai thác gỗ cần coi việc trồng rừng củi, kết hợp với tu bổ, cải tạo rừng để tận dụng khai thác củi là một nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, phải xây dựng kế hoạch sản xuất và cung ứng củi, than củi, có lực lượng chuyên nghiệp đảm nhiệm.
Ở những khu vực đang khai hoang, dọn lòng hồ và những nơi lẻ tẻ, có thể sử dụng lực lượng của nhân dân để khai thác củi, than củi thì tỉnh, huyện phải hướng dẫn nhân dân khai thác tận thu củi, than củi để bán cho Nhà nước hoặc bán ra thị trường nhưng phải có sự chỉ đạo và quản lý chặt chẽ về bảo vệ rừng.
c) Các lực lượng quân đội nhân dân đóng ở nơi có rừng và đất rừng được giao một số diện tích đất đai theo quy hoạch của tỉnh để tổ chức việc trồng rừng củi gần khu vực đóng quân và tự giải quyết nhu cầu chất đốt tại chỗ.
3. Bộ lâm nghiệp cùng với một số ngành có liên quan như tài chính, nội thương, vật giá Nhà nước ban hành các Thông tư liên bộ hoặc trình Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ban hành một số chế độ, chính sách nhằm khuyến khích việc trồng rừng củi sản xuất và cung ứng củi, tự giải quyết củi và than củi một cách ổn định và lâu dài.
Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng yêu cầu Bộ lâm nghiệp, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố và các Bộ, các ngành có liên quan khẩn trương thực hiện các biện pháp trên đây để chủ động bảo đảm được nhu cầu củi, than củi phục vụ cho sản xuất và đời sống nhân dân.
CHỈ THỊ
CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG SỐ 24 – CT
NGÀY 9 THÁNG 2 NĂM 1982 VỀ VIỆC GIẢI QUYẾT CỦI,
THAN CỦI CUNG CẤP CHO SẢN XUẤT VÀ ĐỜI SỐNG NHÂN DÂN
Để chủ động giải quyết nhu cầu chất đốt ngày càng tăng cho sản xuất và đời sống, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng yêu cầu Bộ Lâm nghiệp và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố khi xây dựng kế hoạch giải quyết chất đốt của địa phương và cơ sở, ngoài việc tận dụng các nguồn nguyên liệu sẵn có ở các địa phương như than bùn, trấu, mùn cưa, v.v… cần có kế hoạch chủ động giải quyết nhu cầu về củi và than củi theo phương hướng và biện pháp sau đây để vừa đáp ứng đầy đủ nhu cầu chất đốt, vừa bảo đảm ngăn chặn nạn phá rừng lấy củi, than củi.
1. Bộ Lâm nghiệp cần hướng dẫn các tỉnh xác định ngay các khu vực rừng có thể kết hợp với việc khai thác gỗ hoặc tỉa thưa, tu bổ, cải tạo rừng hoặc kết hợp với việc khai hoang, dọn các vùng lòng hồ của các công trình thuỷ điện, thuỷ lợi để bố trí các lực lượng quốc doanh, hợp tác xã, cơ quan, quân đội và nhân dân có tổ chức đến khai thác tận thu củi theo sự hướng dẫn của các cơ sở, ty, liên hiệp xí nghiệp, lâm trường thuộc ngành lâm nghiệp.
Để ổn định cung cấp củi lâu dài, Bộ Lâm nghiệp phải hướng dẫn các tỉnh, thành phố bố trí đất đai để xây dựng quy hoạch trồng cây lấy củi và than củi, chú trọng trồng các loại cây mọc nhanh, trồng rừng củi ở những khu vực gần thị xã, thành phố, khu công nghiệp, các khu vực đóng quân của quân đội. Đặc biệt là ở các vùng trồng các loại cây công nghiệp, cây xuất khẩu cần nhiều nhiên liệu để sấy, chế biến như chè, thuốc lá, ngành lâm nghiệp phải giao đất cho các cơ sở sản xuất trồng rừng lấy củi để tránh nạn phá rừng hoặc tránh vận chuyển than đá từ xa đến.
2. Cần tổ chức nhanh các lực lượng trồng rừng, điều chế rừng, lực lượng khai thác, vận xuất, vận chuyển củi, than củi.
a) Uỷ ban nhân dân các tỉnh có rừng tiến hành ngay việc quy hoạch tổ chức xây dựng các lâm trường, công trường, hợp tác xã chuyên trồng, khai thác củi, than củi, có lực lượng vận chuyển riêng, kết hợp cơ giới và thủ công, coi trọng vận chuyển đường sông và sử dụng công cụ cải tiến. Các thành phố, các tỉnh không có rừng nhưng có lực lượng lao động, có thể phối hợp với các tỉnh có đất, có rừng để tiếp nhận một số khu vực rừng, đất rừng và tổ chức trồng, khai thác củi, than củi thêm nguồn nhiêu liệu cho địa phương mình theo sự hướng dẫn của cơ quan lâm nghiệp địa phương. Ngoài ra các tỉnh, thành phố cần tích cực chỉ đạo hướng dẫn nhân dân phát triển nhanh việc trồng cây ở những nơi đất trống, gò, đồi trọc, các bờ vùng, bờ thửa để tăng thêm nguồn củi tại chỗ.
b) Các hợp tác xã nông, lâm nghiệp được giao đất, giao rừng nằm trong vùng quy hoạch sản xuất củi, ngoài việc trồng rừng khai thác gỗ cần coi việc trồng rừng củi, kết hợp với tu bổ, cải tạo rừng để tận dụng khai thác củi là một nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, phải xây dựng kế hoạch sản xuất và cung ứng củi, than củi, có lực lượng chuyên nghiệp đảm nhiệm.
Ở những khu vực đang khai hoang, dọn lòng hồ và những nơi lẻ tẻ, có thể sử dụng lực lượng của nhân dân để khai thác củi, than củi thì tỉnh, huyện phải hướng dẫn nhân dân khai thác tận thu củi, than củi để bán cho Nhà nước hoặc bán ra thị trường nhưng phải có sự chỉ đạo và quản lý chặt chẽ về bảo vệ rừng.
c) Các lực lượng quân đội nhân dân đóng ở nơi có rừng và đất rừng được giao một số diện tích đất đai theo quy hoạch của tỉnh để tổ chức việc trồng rừng củi gần khu vực đóng quân và tự giải quyết nhu cầu chất đốt tại chỗ.
3. Bộ lâm nghiệp cùng với một số ngành có liên quan như tài chính, nội thương, vật giá Nhà nước ban hành các Thông tư liên bộ hoặc trình Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ban hành một số chế độ, chính sách nhằm khuyến khích việc trồng rừng củi sản xuất và cung ứng củi, tự giải quyết củi và than củi một cách ổn định và lâu dài.
Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng yêu cầu Bộ lâm nghiệp, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố và các Bộ, các ngành có liên quan khẩn trương thực hiện các biện pháp trên đây để chủ động bảo đảm được nhu cầu củi, than củi phục vụ cho sản xuất và đời sống nhân dân.
Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào
đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.
Reviews
There are no reviews yet.