Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Thông tư hướng dẫn Quyết định số 111-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng về chính sách, chế độ đối với cán bộ y tế xã, phường

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ SỐ 12-BYT/TT NGÀY 7-8-1982 HƯỚNG DẪN QUYẾT ĐỊNH SỐ 111-HĐBT NGÀY 13-10-1981 CỦA HỘI ĐỒNG
BỘ TRƯỞNG VỀ CHÍNH SÁCH, CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI
CÁN BỘ Y TẾ Xà, PHƯỜNG

Căn cứ Quyết định số 111-HĐBT ngày 13-10-1981 của Hội đồng Bộ trưởng về việc sửa đổi, bổ sung một số chính sách, chế độ đối với cán bộ xã, phường;

Căn cứ Thông tư hướng dẫn số 1-TCCP/CQ ngày 12-1-1982 của Ban tổ chức Chính phủ hướng dẫn thi hành Quyết định số 111-HĐBT và Công văn số 16-CQDP/TCCP ngày 10-4-1982 của Ban tổ chức của Chính phủ nhất trí với Bộ Y tế về việc hướng dẫn chế độ đãi ngộ đối với cán bộ y tế xã, phường;

Căn cứ Quyết định số 156-CP ngày 7-10-1968 của Hội đồng Chính phủ về chính sách đối với y tế vùng cao, miền núi;

Bộ Y tế ra Thông tư hướng dẫn về chế độ, chính sách đối với cán bộ y tế xã, phường như sau,

I. CHẾ ĐỘ SINH HOẠT PHÍ

1. Cán bộ y tế có đủ tiêu chuẩn (quy định tại Thông tư số 29-BYT/TT ngày 29-12-1980) được bố trí sắp xếp chuyên trách công tác ở trạm y tế xã, phường đã hoàn thành nhiệm vụ đều được hưởng sinh hoạt phí hàng tháng theo bảng sinh hoạt phí quy định dưới đây:

Thời gian công tác và mức sinh hoạt phí

Chức vụ

Dưới 5 năm

Trên 5 năm đến 10 năm

Trên 10 năm đến 15 năm

Trên 15 năm đến 20 năm

Trên 20 năm đến 25 năm

Trên 25 năm

– Y sĩ, dược sĩ trung học

45 đ

50 đ

58 đ

68 đ

78 đ

– Nha sĩ sơ học

38 đ

43 đ

49 đ

55 đ

64 đ

74 đ

– Y tá, dược tá sơ học

36 đ

41 đ

47 đ

53 đ

62 đ

72 đ

– Bác sĩ

60 đ

70 đ

85 đ

100 đ

116 đ

– Nữ hộ sinh quốc gia – y tá trung học và y tá quốc gia xếp như y sĩ.

– Cán bộ y dược học dân tộc thì tuỳ theo sự phân loại trình độ chuyên môn mà xếp như sau:

Cấp I xếp như sơ học;

Cấp II xếp như trung học;

Cấp III xếp như đại học.

Những người phải qua thời gian tập sự hưởng bằng 85% mức khởi điểm của sinh hoạt phí theo chức vụ được giao.

Riêng đối với bác sĩ y khoa đào tạo từ y sĩ xã vẫn thực hiện theo Quyết định số 176-TTg ngày 8-7-1974 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 23-BYT/TT ngày 16-8-1974 của Bộ Y tế cho tuyển dụng vào biên chế Nhà nước bố trí ở mạng lưới y tế của huyện (ban y thể, đội vệ sinh phòng dịch, y tế lưu động, phòng khám đa khoa khu vực hoặc trực tiếp phụ trách trạm y tế xã).

Từ nay, sau khi đã xếp lại sinh hoạt phí mới theo quy định nói trên, cứ sau 5 năm công tác mà hoàn thành nhiệm vụ được giao, chấp hành tốt các chế độ, chính sách, pháp luật của Nhà nước và địa phương thì được xét để nâng sinh hoạt phí như việc xét nêng bậc lương hàng năm của cán bộ, công nhân, viên chức Nhà nước.

2. Cách sắp xếp sinh hoạt phí:

Cán bộ y tế xã, phường có đủ tiêu chuẩn về trình độ chuyôn môn và thời gian công tác như đã nói trên, làm tốt nhiệm vụ được giao thì đều được xếp ngay vào mức sinh hoạt phí đã quy định trong bảng sinh hoạt phí của cán bộ y tế xã, phường và được hưởng kể từ ngày cấp có thẩm quyền ra quyết định.

Ví dụ: Một y sĩ xã đã có thời gian công tác trên 10 năm, kết quả công tác hoàn thành nhiệm vụ được giao được xếp ngay vào bậc 3 mức sinh hoạt phí của y sĩ là 58 đồng.

– Một y tá đã có thời gian công tác tròn 5 nâm, kết quả công tác hoàn thành nhiệm vụ được giao được xếp ngay vào bậc 2 mức sinh hoạt phí của y tá là 41 đồng.

– Những cán bộ y tế xã, phường trong quá trình công tác có nhiều thành tích được khen thưởng hoặc được bầu là chiến sĩ thi đua thì khi xếp sinh hoạt phí có thể được xếp sớm hơn quy định chung từ 1 đến 2 năm; trường hợp trong quá trình công tác có phạm sai lầm khuyết điểm bị kỷ luật từ cảnhcáo trở lên, sau đó lại công tác tốt, có sửa chữa tiến bộ thì cũng được xếp sinh hoạt phí theo thời gian công tác như quy định chung, nhưng có thể xếp thấp hơn, chậm hơn từ 1 đến 2 năm.

Nếu xét tinh thần và kết quả công tác tốt có thể xếp ngay vào bậc trên.

Ví dụ: Một y tá có 14 năm 6 tháng công tác thì khi xếp có thể xếp ngay bậc 4 là 53 đồng.

Việc xét xếp sinh hoạt phí lần đầu và nâng mức sinh hoạt phí hàng năm do y ban nhân dân xã, phường đề nghị Ban y thể huyện, quận xét duyệt báo cáo với y ban nhân dân huyện, quận ra quyết định.

Mỗi cán bộ y tế xã, phường cần phải có bản sơ yếu lí lịch khai rõ quá trình công tác, thời gian tốt nghiệp có chứng nhận của y ban nhân dân xã, phường, có bằng tốt nghiệp hoặc giấy chứng nhận trình độ chuyên môn làm căn cứ để xét xếp sinh hoạt phí, giải quyết các chính sách và thực hiện việc quản lý cán bộ.

3. Cách tính thời gian thâm niên công tác:

Thời gian công tác của cán bộ y tế xã, phường tính từ khi tốt nghiệp ra trường và đã thực sự làm việc ở trạm y tế xã, phường cho đến nay, trừ thời gian gián đoạn không được tính.

Thời gian công tác của cán bộ y tế xã, phường ở các tỉnh phía Nam do chính quyền cũ đào tạo, nếu sau khi tốt nghiệp đã ra làm việc (kể cả công sở hoặc tư sở) trước ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng (30-4-1975) là người làm công ăn lương và làm ăn lương thiện, phục vụ lợi ích cho xã hội, không làm gì có hại cho cách mạng thì thời gian đó cũng được tính là thời gian công tác để xếp sinh hoạt phí (nhưng không được tính là thời gian công tác liên tục để hưởng chế độ già yếu nghỉ việc sau này).

4. Đối với cán bộ y tế công tác ở các thôn, bản vùng cao miền núi, biên giới vẫn thực hiện theo quyết định số 156-CP ngày 7-10-1968 của Hội đồng Chính phủ, được hưởng phụ cấp sinh hoạt phí 20 đồng/tháng, nay được nâng cấp lên gấp đôi là 40 đồng/tháng.

II. CHẾ ĐỘ PHỤ CẤP SINH HOẠT PHÍ TẠM THỜI

Theo hướng dẫn của Ban tổ chức của Chính phủ tại điểm e, mục II trong Thông tư số 1-TCCP/CQ ngày 12-1-1982 thì cán bộ y tế xã, phường sau khi được hưởng sinh hoạt phí hàng tháng theo quy định của thông tư này đều được hưởng phụ cấp tạm thời bằng 100% mức sinh hoạt phí theo Quyết định số 219-CP ngày 29-5-1981 của Hội đồng Chính phủ.

Những nơi đang thực hiện phụ cấp sinh hoạt phí cho y sĩ 35 đồng cộng với phụ cấp tạm thời 35 đồng là 70 đồng; cho y tá 30 đồng cộng với phụ cấp tạm thời 30 đồng là 60 đồng thì nay đều xếp lại sinh hoạt phí theo mục I của thông tư này và được hưởng phụ cấp tạm thời bằng 100% mức sinh hoạt phí đã xếp theo quy định nói trên.

Ví dụ: Một y tá đang hưởng sinh hoạt phí là 30 đồng và phụ cấp tạm thời 30 đồng là 60 đồng/tháng. Y tá đó có trên 10 năm công tác được xếp sinh hoạt phí là 47 đồng, thì được hưởng phụ cấp tạm thời là 47 đồng, cộng là 94 đồng/tháng .

III. CHẾ ĐỘ THƯỜNG TRỰC

1. Cán bộ y tế ở các trạm y tế xã vùng cao miền núi, biên giới, hải đảo, miền rừng núi có dân tộc ít người, vùng kinh tế mới thuộc đối tượng thi hành Quyết định số 156- CP ngày 7-10-1968 của Hội đồng Chính phủ được hưởng chế độ cung cấp lương thực, thực phẩm, phiếu vải, phiếu đường như cán bộ, công nhân, viên chức Nhà nước.

2. Cán bộ y tế công tác ở các trạm y tế phường thuộc quận và thị xã được cung cấp như cán bộ, công nhân, viên chức Nhà nước bằng 13 kilôgam/tháng (số lượng mỗi trạm không nên quá 5 người) hoặc những vùng không sản xuất lương thực khác Nhà nước bán 13 kilôgam lương thực/tháng.

3. Đối với cán bộ y tế công tác ở trạm y tế xã đồng bằng, trung du nơi đã có hợp tác xã hoặc tập đoàn sản xuất nông nghiệp thì hợp tác xã hoặc tập đoàn sản xuất nông nghiệp theo Quyết định số 400-CP ngày 5-11-1979 của Hội đồng Chính phủ chịu trách nhiệm điều hoà lương thực như đối với xã viên có ngày lao động trung bình trong hợp tác xã nhưng cao nhất không quá 21 kilôgam quy thóc hàng tháng, nếu gặp những năm mất mùa thì y ban nhân dân xã báo cáo y ban nhân dân huyện giải quyết bán cho cán bộ y tế xã một số lương thực cần thiết để bảo đảm đời sống.

4. Cán bộ y tế ở các xã chưa có hợp tác xã, hàng tháng được mua 13 kilôgam lương thực quy gạo/tháng theo giá chỉ đạo trích trong tỷ lệ thuế nông nghiệp để lại cho xã.

những nơi cán bộ y tế xã không được mua lương thực; vì phần lương thực trích trong tỷ lệ thuế nông nghiệp để lại cho xã không bảo đảm, nên cán bộ y tế xã phải tự túc lương thực thì ủy ban nhân dân xã phải cấp thêm tiền (tính ngoài sinh hoạt phí hàng tháng) để mua 13 kilôgam lương thực quy gạo/tháng theo giá chỉ đạo về lương thực của địa phương.

5. Hiện nay ở nhiều địa phương, y ban nhân dân xã và hợp tác xã đã giải quyết bán lương thực cho y tế xã, y ban nhân dân tỉnh, thành, huyện nên xét tình hình cụ thể của địa phương để xác định giá nào thuận lợi và hợp lý nhất bảo đảm cho cán bộ y tế xã có lương thực thường xuyên và ổn định không bị thiệt thòi so với trước.

IV. CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI CÁN BỘ Y TẾ Xà, PHƯỜNG CÔNG TÁC LÂU NĂM KHI GIÀYẾU ĐƯỢC NGHỈ VIỆC

Cán bộ y tế xã, phường thuộc đối tượng hưởng sinh hoạt phí hàng tháng bao gồm trạm trưởng, phó trạm trưởng, các y sĩ, bác sĩ , y tá, dược tá, hộ sinh, cán bộ y dược học dân tộc, có đủ 15 năm công tác liên tục ở trạm y tế xã, phường và nam đã 55 tuổi, nữ đã 50 tuổi được hưởng chế độ già yếu nghỉ việc, hàng tháng được hưởng chế độ trợ cấp bằng 60% của mức sinh hoạt phí khi đang công tác.

Cán bộ y tế xã, phường có 15 năm công tác liên tục ở trạm y tế xã, phường đã được hưởng phụ cấp hoặc sinh hoạt phí từ trước đến nay, nam đã 52 tuổi, nữ đã 47 tuổi, nay vì ốm đau phải nghỉ việc (có xác định của hội đồng giám định y khoa) cũng được hưởng trợ cấp bằng 60% mức sinh hoạt phí khi đang công tác.

Thời gian công tác để tính là thời gian công tác liên tục làm việc ở trạm y tế xã phường, dưới chính quyền cách mạng (kể cả thời gian làm việc ở cơ quan Nhà nước và Quân đội nhân dân Việt Nam). Thời gian làm việc ở thôn, bản, ấp không được tính. Nếu có trường hợp gián đoạn thì được tính cộng thời gian trước với thời gian sau, trừ thời gian gián đoạn không tính. Cán bộ y tế xã, phường hoạt động trong kháng chiến chống Pháp , chống Mỹ hoặc chống quân bành chướng Trung Quốc mà bị địch bắt tra tấn, không sai phạm nghiêm trọng, nay yếu đau hoặc bị thương tật sức khoẻ giảm sút được y ban nhân dân cấp trên trực tiếp quyết định (bằng văn bản) cho nghỉ việc thì thời gian công tác liên tục có thể được giảm từ 3 đến 5 năm. Các ban y thể huyện, quận cần kiểm tra xem xét cụ thể từng trường hợp để báo cáo các y ban nhân dân huyện, quận hoặc tỉnh, thành xét giải quyết.

Các trạm trưởng, phó trạm trưởng trạm y tế xã, phường (trước đây đã được xác định là trưởng, phó ngành ở xã theo Thông tư số 16-LB/TT ngày 19-6-1976 của liên Bộ Y tế – Tài chính hướng dẫn quyết định số 130-CP ngày 20-6-1975 của Hội đồng Chính phủ) có 15 năm công tác liên tục và nam đã 55 tuổi, nữ đã 50 tuổi nghỉ việc trước ngày ban hành Quyết định số 111-HĐBT ngày 13-10-1981, được hưởng trợ cấp hàng tháng 12 đồng thì nay được nâng lên 20 đồng và được hưởng phụ cấp tạm thời bằng 100% của mức trợ cấp mới là 20 đ + 20 đ = 40 đồng/tháng. Những trạm trưởng, phó trạm trưởng tuy đã có đủ các điều kiện về tiêu chuẩn trước ngày về nghỉ chưa được hưởng trợ cấp, thì y ban nhân dân xã, phường và ban y thể huyện, quận xét từng trường hợp cụ thể để báo cáo với y ban nhân dân huyện, quận xét giải quyết cho hưởng trợ cấp hàng tháng.

Các thủ tục giải quyết cho cán bộ y tế xã, phường nghỉ việc hưởng trợ cấp làm giống như công nhân, viên chức về hưu hoặc nghỉ việc vì mất sức lao động gồm có:

– Đơn đề nghị,

– Phiếu cá nhân (có ảnh),

– Công văn đề nghị của uỷ ban nhân dân xã, phường,

– Ban y thể huyện, quận xét duyệt và đề nghị uỷ ban nhân dân huyện, quận ký quyết định.

V. KINH PHÍ ĐÀI THỌ

1. Cán bộ y tế ở các xã, thôn, bản vùng cao miền núi, biên giới, xã hải đảo, xã miền rừng núi có dân tộc ít người, vùng kinh tế mới, thuộc đối tượng thi hành Quyết định số 156-CP ngày 7-10-1968 của Hội đồng Chính phủ do ngân sách tỉnh, thành phố đài thọ.

2. Cán bộ y tế các xã đồng bằng, trung du và phường do ngân sách xã, phường và nguồn thu về y tế trong ngân sách xã như hoa hồng thuốc tân dược, lãi sản xuất thuốc nam. Tổ chức vận động nhân dân đóng góp đài thọ.

VI. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Thông tư này có hiêu lực kể từ ngày ký ban hành. Các văn bản trước đây trái với Thông tư này đều bãi bỏ.

Việc xếp sinh hoạt phí cho cán bộ y tế xã, phường cần được thực hiện kịp thời và xong trong năm 1982.

Các Sở, Ty y tế cần có kế hoạch tích cực và khẩn trương báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố và đặc khu trực thuộc Trung ương và giúp y ban nhân dân hướng dẫn, chỉ đạo, đôn đốc các huyện, quận thi hành đầy đủ thông tư này, tổng kết báo cáo kết quả về Bộ Y tế vào tháng 12 năm 1982.

Thuộc tính văn bản
Thông tư hướng dẫn Quyết định số 111-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng về chính sách, chế độ đối với cán bộ y tế xã, phường
Cơ quan ban hành: Bộ Y tế Số công báo: Đang cập nhật
Số hiệu: 12-BYT/TT Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Thông tư Người ký: Nguyễn Duy Cương
Ngày ban hành: 07/08/1982 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực:
Tóm tắt văn bản
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ SỐ 12-BYT/TT NGÀY 7-8-1982 HƯỚNG DẪN QUYẾT ĐỊNH SỐ 111-HĐBT NGÀY 13-10-1981 CỦA HỘI ĐỒNG
BỘ TRƯỞNG VỀ CHÍNH SÁCH, CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI
CÁN BỘ Y TẾ Xà, PHƯỜNG

Căn cứ Quyết định số 111-HĐBT ngày 13-10-1981 của Hội đồng Bộ trưởng về việc sửa đổi, bổ sung một số chính sách, chế độ đối với cán bộ xã, phường;

Căn cứ Thông tư hướng dẫn số 1-TCCP/CQ ngày 12-1-1982 của Ban tổ chức Chính phủ hướng dẫn thi hành Quyết định số 111-HĐBT và Công văn số 16-CQDP/TCCP ngày 10-4-1982 của Ban tổ chức của Chính phủ nhất trí với Bộ Y tế về việc hướng dẫn chế độ đãi ngộ đối với cán bộ y tế xã, phường;

Căn cứ Quyết định số 156-CP ngày 7-10-1968 của Hội đồng Chính phủ về chính sách đối với y tế vùng cao, miền núi;

Bộ Y tế ra Thông tư hướng dẫn về chế độ, chính sách đối với cán bộ y tế xã, phường như sau,

I. CHẾ ĐỘ SINH HOẠT PHÍ

1. Cán bộ y tế có đủ tiêu chuẩn (quy định tại Thông tư số 29-BYT/TT ngày 29-12-1980) được bố trí sắp xếp chuyên trách công tác ở trạm y tế xã, phường đã hoàn thành nhiệm vụ đều được hưởng sinh hoạt phí hàng tháng theo bảng sinh hoạt phí quy định dưới đây:

Thời gian công tác và mức sinh hoạt phí

Chức vụ

Dưới 5 năm

Trên 5 năm đến 10 năm

Trên 10 năm đến 15 năm

Trên 15 năm đến 20 năm

Trên 20 năm đến 25 năm

Trên 25 năm

– Y sĩ, dược sĩ trung học

45 đ

50 đ

58 đ

68 đ

78 đ

– Nha sĩ sơ học

38 đ

43 đ

49 đ

55 đ

64 đ

74 đ

– Y tá, dược tá sơ học

36 đ

41 đ

47 đ

53 đ

62 đ

72 đ

– Bác sĩ

60 đ

70 đ

85 đ

100 đ

116 đ

– Nữ hộ sinh quốc gia – y tá trung học và y tá quốc gia xếp như y sĩ.

– Cán bộ y dược học dân tộc thì tuỳ theo sự phân loại trình độ chuyên môn mà xếp như sau:

Cấp I xếp như sơ học;

Cấp II xếp như trung học;

Cấp III xếp như đại học.

Những người phải qua thời gian tập sự hưởng bằng 85% mức khởi điểm của sinh hoạt phí theo chức vụ được giao.

Riêng đối với bác sĩ y khoa đào tạo từ y sĩ xã vẫn thực hiện theo Quyết định số 176-TTg ngày 8-7-1974 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 23-BYT/TT ngày 16-8-1974 của Bộ Y tế cho tuyển dụng vào biên chế Nhà nước bố trí ở mạng lưới y tế của huyện (ban y thể, đội vệ sinh phòng dịch, y tế lưu động, phòng khám đa khoa khu vực hoặc trực tiếp phụ trách trạm y tế xã).

Từ nay, sau khi đã xếp lại sinh hoạt phí mới theo quy định nói trên, cứ sau 5 năm công tác mà hoàn thành nhiệm vụ được giao, chấp hành tốt các chế độ, chính sách, pháp luật của Nhà nước và địa phương thì được xét để nâng sinh hoạt phí như việc xét nêng bậc lương hàng năm của cán bộ, công nhân, viên chức Nhà nước.

2. Cách sắp xếp sinh hoạt phí:

Cán bộ y tế xã, phường có đủ tiêu chuẩn về trình độ chuyôn môn và thời gian công tác như đã nói trên, làm tốt nhiệm vụ được giao thì đều được xếp ngay vào mức sinh hoạt phí đã quy định trong bảng sinh hoạt phí của cán bộ y tế xã, phường và được hưởng kể từ ngày cấp có thẩm quyền ra quyết định.

Ví dụ: Một y sĩ xã đã có thời gian công tác trên 10 năm, kết quả công tác hoàn thành nhiệm vụ được giao được xếp ngay vào bậc 3 mức sinh hoạt phí của y sĩ là 58 đồng.

– Một y tá đã có thời gian công tác tròn 5 nâm, kết quả công tác hoàn thành nhiệm vụ được giao được xếp ngay vào bậc 2 mức sinh hoạt phí của y tá là 41 đồng.

– Những cán bộ y tế xã, phường trong quá trình công tác có nhiều thành tích được khen thưởng hoặc được bầu là chiến sĩ thi đua thì khi xếp sinh hoạt phí có thể được xếp sớm hơn quy định chung từ 1 đến 2 năm; trường hợp trong quá trình công tác có phạm sai lầm khuyết điểm bị kỷ luật từ cảnhcáo trở lên, sau đó lại công tác tốt, có sửa chữa tiến bộ thì cũng được xếp sinh hoạt phí theo thời gian công tác như quy định chung, nhưng có thể xếp thấp hơn, chậm hơn từ 1 đến 2 năm.

Nếu xét tinh thần và kết quả công tác tốt có thể xếp ngay vào bậc trên.

Ví dụ: Một y tá có 14 năm 6 tháng công tác thì khi xếp có thể xếp ngay bậc 4 là 53 đồng.

Việc xét xếp sinh hoạt phí lần đầu và nâng mức sinh hoạt phí hàng năm do y ban nhân dân xã, phường đề nghị Ban y thể huyện, quận xét duyệt báo cáo với y ban nhân dân huyện, quận ra quyết định.

Mỗi cán bộ y tế xã, phường cần phải có bản sơ yếu lí lịch khai rõ quá trình công tác, thời gian tốt nghiệp có chứng nhận của y ban nhân dân xã, phường, có bằng tốt nghiệp hoặc giấy chứng nhận trình độ chuyên môn làm căn cứ để xét xếp sinh hoạt phí, giải quyết các chính sách và thực hiện việc quản lý cán bộ.

3. Cách tính thời gian thâm niên công tác:

Thời gian công tác của cán bộ y tế xã, phường tính từ khi tốt nghiệp ra trường và đã thực sự làm việc ở trạm y tế xã, phường cho đến nay, trừ thời gian gián đoạn không được tính.

Thời gian công tác của cán bộ y tế xã, phường ở các tỉnh phía Nam do chính quyền cũ đào tạo, nếu sau khi tốt nghiệp đã ra làm việc (kể cả công sở hoặc tư sở) trước ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng (30-4-1975) là người làm công ăn lương và làm ăn lương thiện, phục vụ lợi ích cho xã hội, không làm gì có hại cho cách mạng thì thời gian đó cũng được tính là thời gian công tác để xếp sinh hoạt phí (nhưng không được tính là thời gian công tác liên tục để hưởng chế độ già yếu nghỉ việc sau này).

4. Đối với cán bộ y tế công tác ở các thôn, bản vùng cao miền núi, biên giới vẫn thực hiện theo quyết định số 156-CP ngày 7-10-1968 của Hội đồng Chính phủ, được hưởng phụ cấp sinh hoạt phí 20 đồng/tháng, nay được nâng cấp lên gấp đôi là 40 đồng/tháng.

II. CHẾ ĐỘ PHỤ CẤP SINH HOẠT PHÍ TẠM THỜI

Theo hướng dẫn của Ban tổ chức của Chính phủ tại điểm e, mục II trong Thông tư số 1-TCCP/CQ ngày 12-1-1982 thì cán bộ y tế xã, phường sau khi được hưởng sinh hoạt phí hàng tháng theo quy định của thông tư này đều được hưởng phụ cấp tạm thời bằng 100% mức sinh hoạt phí theo Quyết định số 219-CP ngày 29-5-1981 của Hội đồng Chính phủ.

Những nơi đang thực hiện phụ cấp sinh hoạt phí cho y sĩ 35 đồng cộng với phụ cấp tạm thời 35 đồng là 70 đồng; cho y tá 30 đồng cộng với phụ cấp tạm thời 30 đồng là 60 đồng thì nay đều xếp lại sinh hoạt phí theo mục I của thông tư này và được hưởng phụ cấp tạm thời bằng 100% mức sinh hoạt phí đã xếp theo quy định nói trên.

Ví dụ: Một y tá đang hưởng sinh hoạt phí là 30 đồng và phụ cấp tạm thời 30 đồng là 60 đồng/tháng. Y tá đó có trên 10 năm công tác được xếp sinh hoạt phí là 47 đồng, thì được hưởng phụ cấp tạm thời là 47 đồng, cộng là 94 đồng/tháng .

III. CHẾ ĐỘ THƯỜNG TRỰC

1. Cán bộ y tế ở các trạm y tế xã vùng cao miền núi, biên giới, hải đảo, miền rừng núi có dân tộc ít người, vùng kinh tế mới thuộc đối tượng thi hành Quyết định số 156- CP ngày 7-10-1968 của Hội đồng Chính phủ được hưởng chế độ cung cấp lương thực, thực phẩm, phiếu vải, phiếu đường như cán bộ, công nhân, viên chức Nhà nước.

2. Cán bộ y tế công tác ở các trạm y tế phường thuộc quận và thị xã được cung cấp như cán bộ, công nhân, viên chức Nhà nước bằng 13 kilôgam/tháng (số lượng mỗi trạm không nên quá 5 người) hoặc những vùng không sản xuất lương thực khác Nhà nước bán 13 kilôgam lương thực/tháng.

3. Đối với cán bộ y tế công tác ở trạm y tế xã đồng bằng, trung du nơi đã có hợp tác xã hoặc tập đoàn sản xuất nông nghiệp thì hợp tác xã hoặc tập đoàn sản xuất nông nghiệp theo Quyết định số 400-CP ngày 5-11-1979 của Hội đồng Chính phủ chịu trách nhiệm điều hoà lương thực như đối với xã viên có ngày lao động trung bình trong hợp tác xã nhưng cao nhất không quá 21 kilôgam quy thóc hàng tháng, nếu gặp những năm mất mùa thì y ban nhân dân xã báo cáo y ban nhân dân huyện giải quyết bán cho cán bộ y tế xã một số lương thực cần thiết để bảo đảm đời sống.

4. Cán bộ y tế ở các xã chưa có hợp tác xã, hàng tháng được mua 13 kilôgam lương thực quy gạo/tháng theo giá chỉ đạo trích trong tỷ lệ thuế nông nghiệp để lại cho xã.

những nơi cán bộ y tế xã không được mua lương thực; vì phần lương thực trích trong tỷ lệ thuế nông nghiệp để lại cho xã không bảo đảm, nên cán bộ y tế xã phải tự túc lương thực thì ủy ban nhân dân xã phải cấp thêm tiền (tính ngoài sinh hoạt phí hàng tháng) để mua 13 kilôgam lương thực quy gạo/tháng theo giá chỉ đạo về lương thực của địa phương.

5. Hiện nay ở nhiều địa phương, y ban nhân dân xã và hợp tác xã đã giải quyết bán lương thực cho y tế xã, y ban nhân dân tỉnh, thành, huyện nên xét tình hình cụ thể của địa phương để xác định giá nào thuận lợi và hợp lý nhất bảo đảm cho cán bộ y tế xã có lương thực thường xuyên và ổn định không bị thiệt thòi so với trước.

IV. CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI CÁN BỘ Y TẾ Xà, PHƯỜNG CÔNG TÁC LÂU NĂM KHI GIÀYẾU ĐƯỢC NGHỈ VIỆC

Cán bộ y tế xã, phường thuộc đối tượng hưởng sinh hoạt phí hàng tháng bao gồm trạm trưởng, phó trạm trưởng, các y sĩ, bác sĩ , y tá, dược tá, hộ sinh, cán bộ y dược học dân tộc, có đủ 15 năm công tác liên tục ở trạm y tế xã, phường và nam đã 55 tuổi, nữ đã 50 tuổi được hưởng chế độ già yếu nghỉ việc, hàng tháng được hưởng chế độ trợ cấp bằng 60% của mức sinh hoạt phí khi đang công tác.

Cán bộ y tế xã, phường có 15 năm công tác liên tục ở trạm y tế xã, phường đã được hưởng phụ cấp hoặc sinh hoạt phí từ trước đến nay, nam đã 52 tuổi, nữ đã 47 tuổi, nay vì ốm đau phải nghỉ việc (có xác định của hội đồng giám định y khoa) cũng được hưởng trợ cấp bằng 60% mức sinh hoạt phí khi đang công tác.

Thời gian công tác để tính là thời gian công tác liên tục làm việc ở trạm y tế xã phường, dưới chính quyền cách mạng (kể cả thời gian làm việc ở cơ quan Nhà nước và Quân đội nhân dân Việt Nam). Thời gian làm việc ở thôn, bản, ấp không được tính. Nếu có trường hợp gián đoạn thì được tính cộng thời gian trước với thời gian sau, trừ thời gian gián đoạn không tính. Cán bộ y tế xã, phường hoạt động trong kháng chiến chống Pháp , chống Mỹ hoặc chống quân bành chướng Trung Quốc mà bị địch bắt tra tấn, không sai phạm nghiêm trọng, nay yếu đau hoặc bị thương tật sức khoẻ giảm sút được y ban nhân dân cấp trên trực tiếp quyết định (bằng văn bản) cho nghỉ việc thì thời gian công tác liên tục có thể được giảm từ 3 đến 5 năm. Các ban y thể huyện, quận cần kiểm tra xem xét cụ thể từng trường hợp để báo cáo các y ban nhân dân huyện, quận hoặc tỉnh, thành xét giải quyết.

Các trạm trưởng, phó trạm trưởng trạm y tế xã, phường (trước đây đã được xác định là trưởng, phó ngành ở xã theo Thông tư số 16-LB/TT ngày 19-6-1976 của liên Bộ Y tế – Tài chính hướng dẫn quyết định số 130-CP ngày 20-6-1975 của Hội đồng Chính phủ) có 15 năm công tác liên tục và nam đã 55 tuổi, nữ đã 50 tuổi nghỉ việc trước ngày ban hành Quyết định số 111-HĐBT ngày 13-10-1981, được hưởng trợ cấp hàng tháng 12 đồng thì nay được nâng lên 20 đồng và được hưởng phụ cấp tạm thời bằng 100% của mức trợ cấp mới là 20 đ + 20 đ = 40 đồng/tháng. Những trạm trưởng, phó trạm trưởng tuy đã có đủ các điều kiện về tiêu chuẩn trước ngày về nghỉ chưa được hưởng trợ cấp, thì y ban nhân dân xã, phường và ban y thể huyện, quận xét từng trường hợp cụ thể để báo cáo với y ban nhân dân huyện, quận xét giải quyết cho hưởng trợ cấp hàng tháng.

Các thủ tục giải quyết cho cán bộ y tế xã, phường nghỉ việc hưởng trợ cấp làm giống như công nhân, viên chức về hưu hoặc nghỉ việc vì mất sức lao động gồm có:

– Đơn đề nghị,

– Phiếu cá nhân (có ảnh),

– Công văn đề nghị của uỷ ban nhân dân xã, phường,

– Ban y thể huyện, quận xét duyệt và đề nghị uỷ ban nhân dân huyện, quận ký quyết định.

V. KINH PHÍ ĐÀI THỌ

1. Cán bộ y tế ở các xã, thôn, bản vùng cao miền núi, biên giới, xã hải đảo, xã miền rừng núi có dân tộc ít người, vùng kinh tế mới, thuộc đối tượng thi hành Quyết định số 156-CP ngày 7-10-1968 của Hội đồng Chính phủ do ngân sách tỉnh, thành phố đài thọ.

2. Cán bộ y tế các xã đồng bằng, trung du và phường do ngân sách xã, phường và nguồn thu về y tế trong ngân sách xã như hoa hồng thuốc tân dược, lãi sản xuất thuốc nam. Tổ chức vận động nhân dân đóng góp đài thọ.

VI. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Thông tư này có hiêu lực kể từ ngày ký ban hành. Các văn bản trước đây trái với Thông tư này đều bãi bỏ.

Việc xếp sinh hoạt phí cho cán bộ y tế xã, phường cần được thực hiện kịp thời và xong trong năm 1982.

Các Sở, Ty y tế cần có kế hoạch tích cực và khẩn trương báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố và đặc khu trực thuộc Trung ương và giúp y ban nhân dân hướng dẫn, chỉ đạo, đôn đốc các huyện, quận thi hành đầy đủ thông tư này, tổng kết báo cáo kết quả về Bộ Y tế vào tháng 12 năm 1982.

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Thông tư hướng dẫn Quyết định số 111-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng về chính sách, chế độ đối với cán bộ y tế xã, phường”