Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Quyết định về việc sửa đổi, bổ sung một số điểm trong Nghị định số 203-CP ngày 19/11/1962 của Hội đồng Chính phủ về giao thông vận tải đường biển

QUYẾT ĐỊNH

CỦA HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ SỐ 94-CP NGÀY 26-3-1980 VỀ VIỆC
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỂM TRONG NGHỊ ĐỊNH SỐ 203-CP NGÀY 19-11-1962 CỦA HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ VỀ GIAO THÔNG VẬN TẢI ĐƯỜNG BIỂN (IN TRONG CÔNG BÁO 1962 SỐ 45 TRANG 620)

HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ nghị định số 203-CP ngày 19/11/1962 của Hội đồng Chính phủ về giao thông vận tải đường biển;

Căn cứ sự phát triển của ngành hải sản trong giai đoạn hiện nay;

Xét đề nghị của đồng chí Bộ trưởng Bộ Hải sản và Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải tại công văn số 989-HS/VP ngày 18/4/1979 và công văn số 3974-LB/HS/GTVT ngày 3/12/1979.

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Nay sửa đổi, bổ sung một số điểm trong nghị định số 203-CP ngày 19/11/1962 của Hội đồng Chính phủ về giao thông vận tải đường biển, ở các điều thuộc các chương sau đây:

Điều 2 trong chương I nghị định số 203-CP được sửa đổi và thay bằng điều 2 mới như sau:

Điều 2 mới: “Trừ những phương tiện đi biển của quân đội nhân dân, công an nhân dân, tất cả các phương tiện đi biển của cơ quan Nhà nước, xí nghiệp quốc doanh, công tư hợp doanh, hợp tác xã hay tập đoàn (bất luận là phương tiện vận tải hay phương tiện chuyên dùng như tàu kéo, tàu cuốc, tàu hoa tiêu, v.v…) đều do các cơ quan giao thông vận tải có trách nhiệm thống nhất quản lý kỹ thuật, kiểm tra an toàn, đăng ký và cấp giấy phép đi lại. Riêng đối với các phương tiện đi biển làm nghề cá nay quy định:

1. Các phương tiện có chiều dài đường nước thiết kế từ 20 mét trở xuống do các cơ quan ngành hải sản chịu trách nhiệm thống nhất quản lý về kỹ thuật, kiểm tra an toàn, đăng ký và cấp giấy phép đi lại.

2. Đối với các loại tàu cá sau đây vẫn do các cơ quan giao thông vận tải chịu trách nhiệm thống nhất quản lý về kỹ thuật, kiểm tra an toàn, đăng ký và cấp giấy phép đi lại:

a. Tàu cá có đường nước thiết kế trên 20 met;

b. Tàu nước ngoài không kể kích thước lớn nhỏ được phép vào đánh cá ở vùng biển và vào các cảng của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

c. Tàu cá của Việt Nam không kể kích thước lớn nhỏ ra hoạt động ở ngoài vùng biển của Việt Nam.

Điều 8 trong chương II nghị định số 203-CP được sửa đổi và thay bằng điều 8 mới như sau:

Điều 8 mới: “Thuyền trưởng, thợ máy, thợ điện trên các phương tiện cơ giới đi biển đều phải có bằng do cơ quan giao thông vận tải cấp. Các nhân viên vô tuyến điện sẽ do Tổng cục Bưu điện và truyền thanh đào tạo và cấp bằng. Bộ Giao thông vận tải quy định những điều kiện về việc cấp bằng cho thuyền trưởng, thợ máy, thợ điện về năng lực của công nhân viên trên tàu, đồng thời tổ chức việc đào tạo, sát hạch và cấp bằng cho thuyền trưởng, thợ máy, thợ điện của các phương tiện đi biển.

Các việc đào tạo, sát hạch và cấp bằng cho thuyền trưởng, thợ máy của các tàu cá sẽ do Bộ Hải sản đảm nhận”.

Điều 2: Các đồng chí Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Hải sản, Quốc phòng, Nội vụ, chủ tịch Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố có vùng biển và đặc khu chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

Thuộc tính văn bản
Quyết định về việc sửa đổi, bổ sung một số điểm trong Nghị định số 203-CP ngày 19/11/1962 của Hội đồng Chính phủ về giao thông vận tải đường biển
Cơ quan ban hành: Hội đồng Chính phủ Số công báo: Đang cập nhật
Số hiệu: 94-CP Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Quyết định Người ký: Phạm Văn Đồng
Ngày ban hành: 26/03/1980 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đang cập nhật Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực:
Tóm tắt văn bản
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

QUYẾT ĐỊNH

CỦA HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ SỐ 94-CP NGÀY 26-3-1980 VỀ VIỆC
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỂM TRONG NGHỊ ĐỊNH SỐ 203-CP NGÀY 19-11-1962 CỦA HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ VỀ GIAO THÔNG VẬN TẢI ĐƯỜNG BIỂN (IN TRONG CÔNG BÁO 1962 SỐ 45 TRANG 620)

HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ nghị định số 203-CP ngày 19/11/1962 của Hội đồng Chính phủ về giao thông vận tải đường biển;

Căn cứ sự phát triển của ngành hải sản trong giai đoạn hiện nay;

Xét đề nghị của đồng chí Bộ trưởng Bộ Hải sản và Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải tại công văn số 989-HS/VP ngày 18/4/1979 và công văn số 3974-LB/HS/GTVT ngày 3/12/1979.

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Nay sửa đổi, bổ sung một số điểm trong nghị định số 203-CP ngày 19/11/1962 của Hội đồng Chính phủ về giao thông vận tải đường biển, ở các điều thuộc các chương sau đây:

Điều 2 trong chương I nghị định số 203-CP được sửa đổi và thay bằng điều 2 mới như sau:

Điều 2 mới: “Trừ những phương tiện đi biển của quân đội nhân dân, công an nhân dân, tất cả các phương tiện đi biển của cơ quan Nhà nước, xí nghiệp quốc doanh, công tư hợp doanh, hợp tác xã hay tập đoàn (bất luận là phương tiện vận tải hay phương tiện chuyên dùng như tàu kéo, tàu cuốc, tàu hoa tiêu, v.v…) đều do các cơ quan giao thông vận tải có trách nhiệm thống nhất quản lý kỹ thuật, kiểm tra an toàn, đăng ký và cấp giấy phép đi lại. Riêng đối với các phương tiện đi biển làm nghề cá nay quy định:

1. Các phương tiện có chiều dài đường nước thiết kế từ 20 mét trở xuống do các cơ quan ngành hải sản chịu trách nhiệm thống nhất quản lý về kỹ thuật, kiểm tra an toàn, đăng ký và cấp giấy phép đi lại.

2. Đối với các loại tàu cá sau đây vẫn do các cơ quan giao thông vận tải chịu trách nhiệm thống nhất quản lý về kỹ thuật, kiểm tra an toàn, đăng ký và cấp giấy phép đi lại:

a. Tàu cá có đường nước thiết kế trên 20 met;

b. Tàu nước ngoài không kể kích thước lớn nhỏ được phép vào đánh cá ở vùng biển và vào các cảng của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

c. Tàu cá của Việt Nam không kể kích thước lớn nhỏ ra hoạt động ở ngoài vùng biển của Việt Nam.

Điều 8 trong chương II nghị định số 203-CP được sửa đổi và thay bằng điều 8 mới như sau:

Điều 8 mới: “Thuyền trưởng, thợ máy, thợ điện trên các phương tiện cơ giới đi biển đều phải có bằng do cơ quan giao thông vận tải cấp. Các nhân viên vô tuyến điện sẽ do Tổng cục Bưu điện và truyền thanh đào tạo và cấp bằng. Bộ Giao thông vận tải quy định những điều kiện về việc cấp bằng cho thuyền trưởng, thợ máy, thợ điện về năng lực của công nhân viên trên tàu, đồng thời tổ chức việc đào tạo, sát hạch và cấp bằng cho thuyền trưởng, thợ máy, thợ điện của các phương tiện đi biển.

Các việc đào tạo, sát hạch và cấp bằng cho thuyền trưởng, thợ máy của các tàu cá sẽ do Bộ Hải sản đảm nhận”.

Điều 2: Các đồng chí Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Hải sản, Quốc phòng, Nội vụ, chủ tịch Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố có vùng biển và đặc khu chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Quyết định về việc sửa đổi, bổ sung một số điểm trong Nghị định số 203-CP ngày 19/11/1962 của Hội đồng Chính phủ về giao thông vận tải đường biển”