NGHỊ ĐỊNH
SỐ 31-CP NGÀY 29 THÁNG 1 NĂM 1980 QUY ĐỊNH VIỆC TÀU THUYỀN ĐÁNH CÁ NƯỚC NGOÀI TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG NGHỀ CÁ TRÊN CÁC VÙNG BIỂN CỦA NƯỚC CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ vào Luật tổ chức Hội đồng Chính phủ do Quốc hội thông qua ngày 14 tháng 7 năm 1960;
Căn cứ tuyên bố ngày 12 tháng 5 năm 1977 của Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam
Căn cứ nghị định số 30-CP ngày 29 tháng 1 năm 1980 của Hội đồng Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về quy chế cho tàu thuyền nước ngoài hoạt động trên các vùng biển của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩaViệt Nam.
NGHỊ ĐỊNH
Điều 1 – Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện chủ quyền hoàn toàn về mặt thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lý tất cả các nguồn tài nguyên thiên nhiên sinh vật và không sinh vật tại các vùng biển của mình, như đã quy định trong tuyên bố ngày 12 tháng 5 năm 1977 của Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Điều 2 – Xuất phát từ chính sách hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nghề cá, nhằm mục đích bảo vệ và khai thác hợp lý các nguồn lợi hải sản của mình, Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thể cho phép tàu thuyền đánh cá nước ngoài được tiến hành đánh bắt các loại hải sản nhất định, ở các khu vực nhất định trong các vùng biển của mình, trên cơ sở các hiệp định hoặc các thoả thuận giữa Việt Nam và các bên hữu quan.
Điều 3 – Tàu thuyền đánh cá nước ngoài khi hoạt động trong các vùng biển của Việt Nam phải có giấy phép đánh cá do Bộ Hải sản nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cấp theo đơn xin cấp giấy phép đánh cá của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài có hiệp định hoặc thoả thuận khác về nghề các với nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đơn xin cấp giấy phép đánh cá phải làm theo mẫu do Bộ Hải sản Việt Nam quy định.
Điều 4 – Giấy phép đánh cá có hiệu lực trong thời hạn một năm kể từ ngày cấp. Trong trường hợp chưa cấp được giấy phép mới thì giấy phép cũ có thể được gia hạn theo đề nghị bằng văn bản của cơ quan đã xin cấp giấy phép như nêu trong điều 3 của nghị định này; mỗi lần gia hạn không quá 6 tháng.
Điều 5 – Mỗi lần nhận giấy phép đánh cá, tàu thuyền đánh cá nước ngoài phải nộp lệ phí theo quy định liên bộ của Bộ Hải sản và Bộ Tài chính nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Điều 6 – Tàu thuyền đánh cá nước ngoài được phép đánh cá trong các vùng biển Việt Nam phải thông báo cho Bộ Hải sản Việt Nam biết chính xác nơi xuất phát, hướng đi của tàu thuyền, ít nhất là một tuần trước khi đến cảng hoặc đến ngư trường hoạt động.
Điều 7 – Tàu thuyền đánh cá nước ngoài được phép vào hoạt động trong các vùng biển Việt Nam phải thực hiện nghiêm chỉnh các luật lệ hiện hành của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về hoạt động của tàu thuyền nước ngoài, về bảo vệ môi trường sống và về bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản của Việt Nam.
Điều 8 – Tàu thuyền đánh cá nước ngoài được phép vào hoạt động trong các vùng biển Việt Nam phải:
a. Nghiêm chỉnh thực hiện các quy định ghi trong hiệp định đánh cá đã kí kết và trong giấy phép đánh cá;
b. Hàng ngày thông báo cho Bộ Hải sản Việt Nam biết tình hình hoạt động của tàu thuyền đánh cá và báo cáo kết thúc từng chuyến đi biển theo mẫu do Bộ Hải sản Việt Nam quy định;
c. Không được tiến hành những hoạt động thăm dò, điều tra, nghiên cứu ngoài phạm vi phục vụ cho hoạt động đánh cá đã được quy định trong hiệp định đánh cá;
d. Không được khai thác các loài đặc sản mà Bộ Hải sản Việt Nam cấm khai thác. Trong khi đánh cá nếu đặc sản cấm khai thác có lẫn trong cá quá tỷ lệ do Bộ Hải sản quy định thì tàu thuyền đánh cá nước ngoài phải nộp lại cho phía Việt Nam theo phương thức do Bộ Hải sản Việt Nam quy định.
Điều 9 – Tàu thuyền đánh cá nước ngoài phải chịu sự kiểm soát của nhà chức trách Việt Nam và phải tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà chức trách Việt Nam làm nhiệm vụ kiểm soát đó.
Điều 10 – Tàu thuyền đánh cá nước ngoài phải bồi thường thích đáng cho cơ quan Nhà nước, các tổ chức hoặc công dân của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khi gây thiệt hại trước mắt và lâu dài đến tài nguyên hoặc làm hư hại các tài sản của Nhà nước, của các tổ chức hoặc công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Điều 11 – Tàu thuyền đánh cá nước ngoài vi phạm các điều khoản của nghị định này, các điều khoản của hiệp định đánh cá, các quy định ghi trong giấy phép đánh cá thì tuỳ theo mức độ vi phạm mà chịu những hình phạt thích đáng.
Mức độ xử phạt có thể là một hoặc hai hình thức sau đây
– Cảnh cáo;
– Phạt một số tiền có thể lên đến 10000 đồng Việt Nam (tính bằng một ngoại tệ thông dụng theo tỷ giá hối đoái hiện hành ).
Trong trường hợp những vi phạm nói trên gây thiệt hại đáng kể hoặc gây ra những hậu quả nghiêm trọng khác hoặc trong trường hợp cố ý tái phạm thì những kẻ phạm tội sẽ bị truy tố trước toà án Việt Nam theo đúng pháp luật hiện hành của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Điều 12 – Trong trường hợp nhân viên trên tàu thuyền đánh cá nước ngoài có những hành động vi phạm các luật pháp hiện hành khác của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì sẽ bị xử lý theo các điều luật áp dụng trong từng lĩnh vực cụ thể đó.
Điều 13 – Các đồng chí Bộ trưởng các Bộ Hải sản, Bộ Giao thông vận tải Tài chính , Ngoại giao, Ngoại thương, Quốc phòng, Nội vụ và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố có vùng biển chịu trách nhiệm thi hành nghị định này.
NGHỊ ĐỊNH
SỐ 31-CP NGÀY 29 THÁNG 1 NĂM 1980 QUY ĐỊNH VIỆC TÀU THUYỀN ĐÁNH CÁ NƯỚC NGOÀI TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG NGHỀ CÁ TRÊN CÁC VÙNG BIỂN CỦA NƯỚC CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ vào Luật tổ chức Hội đồng Chính phủ do Quốc hội thông qua ngày 14 tháng 7 năm 1960;
Căn cứ tuyên bố ngày 12 tháng 5 năm 1977 của Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam
Căn cứ nghị định số 30-CP ngày 29 tháng 1 năm 1980 của Hội đồng Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về quy chế cho tàu thuyền nước ngoài hoạt động trên các vùng biển của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩaViệt Nam.
NGHỊ ĐỊNH
Điều 1 – Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện chủ quyền hoàn toàn về mặt thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lý tất cả các nguồn tài nguyên thiên nhiên sinh vật và không sinh vật tại các vùng biển của mình, như đã quy định trong tuyên bố ngày 12 tháng 5 năm 1977 của Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Điều 2 – Xuất phát từ chính sách hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nghề cá, nhằm mục đích bảo vệ và khai thác hợp lý các nguồn lợi hải sản của mình, Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thể cho phép tàu thuyền đánh cá nước ngoài được tiến hành đánh bắt các loại hải sản nhất định, ở các khu vực nhất định trong các vùng biển của mình, trên cơ sở các hiệp định hoặc các thoả thuận giữa Việt Nam và các bên hữu quan.
Điều 3 – Tàu thuyền đánh cá nước ngoài khi hoạt động trong các vùng biển của Việt Nam phải có giấy phép đánh cá do Bộ Hải sản nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cấp theo đơn xin cấp giấy phép đánh cá của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài có hiệp định hoặc thoả thuận khác về nghề các với nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đơn xin cấp giấy phép đánh cá phải làm theo mẫu do Bộ Hải sản Việt Nam quy định.
Điều 4 – Giấy phép đánh cá có hiệu lực trong thời hạn một năm kể từ ngày cấp. Trong trường hợp chưa cấp được giấy phép mới thì giấy phép cũ có thể được gia hạn theo đề nghị bằng văn bản của cơ quan đã xin cấp giấy phép như nêu trong điều 3 của nghị định này; mỗi lần gia hạn không quá 6 tháng.
Điều 5 – Mỗi lần nhận giấy phép đánh cá, tàu thuyền đánh cá nước ngoài phải nộp lệ phí theo quy định liên bộ của Bộ Hải sản và Bộ Tài chính nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Điều 6 – Tàu thuyền đánh cá nước ngoài được phép đánh cá trong các vùng biển Việt Nam phải thông báo cho Bộ Hải sản Việt Nam biết chính xác nơi xuất phát, hướng đi của tàu thuyền, ít nhất là một tuần trước khi đến cảng hoặc đến ngư trường hoạt động.
Điều 7 – Tàu thuyền đánh cá nước ngoài được phép vào hoạt động trong các vùng biển Việt Nam phải thực hiện nghiêm chỉnh các luật lệ hiện hành của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về hoạt động của tàu thuyền nước ngoài, về bảo vệ môi trường sống và về bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản của Việt Nam.
Điều 8 – Tàu thuyền đánh cá nước ngoài được phép vào hoạt động trong các vùng biển Việt Nam phải:
a. Nghiêm chỉnh thực hiện các quy định ghi trong hiệp định đánh cá đã kí kết và trong giấy phép đánh cá;
b. Hàng ngày thông báo cho Bộ Hải sản Việt Nam biết tình hình hoạt động của tàu thuyền đánh cá và báo cáo kết thúc từng chuyến đi biển theo mẫu do Bộ Hải sản Việt Nam quy định;
c. Không được tiến hành những hoạt động thăm dò, điều tra, nghiên cứu ngoài phạm vi phục vụ cho hoạt động đánh cá đã được quy định trong hiệp định đánh cá;
d. Không được khai thác các loài đặc sản mà Bộ Hải sản Việt Nam cấm khai thác. Trong khi đánh cá nếu đặc sản cấm khai thác có lẫn trong cá quá tỷ lệ do Bộ Hải sản quy định thì tàu thuyền đánh cá nước ngoài phải nộp lại cho phía Việt Nam theo phương thức do Bộ Hải sản Việt Nam quy định.
Điều 9 – Tàu thuyền đánh cá nước ngoài phải chịu sự kiểm soát của nhà chức trách Việt Nam và phải tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà chức trách Việt Nam làm nhiệm vụ kiểm soát đó.
Điều 10 – Tàu thuyền đánh cá nước ngoài phải bồi thường thích đáng cho cơ quan Nhà nước, các tổ chức hoặc công dân của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khi gây thiệt hại trước mắt và lâu dài đến tài nguyên hoặc làm hư hại các tài sản của Nhà nước, của các tổ chức hoặc công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Điều 11 – Tàu thuyền đánh cá nước ngoài vi phạm các điều khoản của nghị định này, các điều khoản của hiệp định đánh cá, các quy định ghi trong giấy phép đánh cá thì tuỳ theo mức độ vi phạm mà chịu những hình phạt thích đáng.
Mức độ xử phạt có thể là một hoặc hai hình thức sau đây
– Cảnh cáo;
– Phạt một số tiền có thể lên đến 10000 đồng Việt Nam (tính bằng một ngoại tệ thông dụng theo tỷ giá hối đoái hiện hành ).
Trong trường hợp những vi phạm nói trên gây thiệt hại đáng kể hoặc gây ra những hậu quả nghiêm trọng khác hoặc trong trường hợp cố ý tái phạm thì những kẻ phạm tội sẽ bị truy tố trước toà án Việt Nam theo đúng pháp luật hiện hành của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Điều 12 – Trong trường hợp nhân viên trên tàu thuyền đánh cá nước ngoài có những hành động vi phạm các luật pháp hiện hành khác của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì sẽ bị xử lý theo các điều luật áp dụng trong từng lĩnh vực cụ thể đó.
Điều 13 – Các đồng chí Bộ trưởng các Bộ Hải sản, Bộ Giao thông vận tải Tài chính , Ngoại giao, Ngoại thương, Quốc phòng, Nội vụ và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố có vùng biển chịu trách nhiệm thi hành nghị định này.
Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào
đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.
Reviews
There are no reviews yet.