QUYẾT ĐỊNH
CỦA HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ SỐ 36-CP NGÀY 2 THÁNG 2 NĂM 1980
VỀ VIỆC THÀNH LẬP TIỂU BAN NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG DANH MỤC VÀ TIÊU CHUẨN NGHIỆP VỤ CÁC CHỨC VỤ VIÊN CHỨC
HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ vào nghị quyết của Hội đồng Chính phủ trong phiên họp tháng 1 năm 1980;
Để có căn cứ sắp xếp, chấn chỉnh bộ máy Nhà nước, quản lý chặt chẽ biên chế Nhà nước và xác định nội dung kế hoạch đào tạo cán bộ.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1 – Nay thành lập Tiểu ban nghiên cứu xây dựng danh mục và tiêu chuẩn nghiệp vụ các chức vụ viên chức Nhà nước, gồm những đồng chí sau đây:
– Đồng chí Nguyễn Thọ Chân, Bộ trưởng Bộ Lao động làm Trưởng tiểu ban;
– Đồng chí Vũ Trọng Kiên, trưởng Ban tổ chức của Chính phủ làm Phó tiểu ban;
– Đồng chí Nguyễn Song Tùng, Thứ trưởng Bộ Lao động, Phó tiểu ban thường trực;
– Đại diện Uỷ ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước,
– Đại diện Uỷ ban Khoa học xã hội Việt Nam,
– Đại diện Bộ Đại học và trung học chuyên nghiệp,
– Đại diện Tổng cục dạy nghề,
– Một đồng chí uỷ viên Ban thư ký Tổng công đoàn Việt Nam.
Điều 2 – Tiểu ban nghiên cứu xây dựng danh mục và tiêu chuẩn nghiệp vụ các chức vụ viên chức Nhà nước có nhiệm vụ phối hợp với các Bộ, các ngành nghiên cứu trình Hội đồng Chính phủ ban hành:
a. Danh mục thống nhất các chức vụ viên chức Nhà nước (từ cán bộ lãnh đạo và quản lý hành chính Nhà nước hoặc quản lý sản xuất kinh doanh ở các ngành, các cấp đến cán bộ, nhân viên chuyên môn nghiệp vụ về kinh tế, kỹ thuật, văn hoá, giáo dục, y tế… cán bộ làm việc ở trong nước và ở nước ngoài) và quy định mã số cho từng danh mục.
b. Tiêu chuẩn nghiệp vụ các chức vụ viên chức Nhà nước theo các danh mục thống nhất nói trên.
Điều 3 – Các Bộ, Tổng cục quản lý ngành kinh tế, văn hoá, xã hội cần thành lập tổ chuyên trách nghiên cứu để giúp Bộ trưởng lập bảng danh mục và tiêu chuẩn nghiệp vụ trong ngành mình theo sự chỉ đạo nghiệp vụ của Tiểu ban nói trên cho đến khi hoàn thành công việc. Ngoài ra, các Bộ, các ngành có trách nhiệm cử cán bộ có trình độ kinh tế, kỹ thuật, nghiệp vụ trực tiếp tham gia công việc nghiên cứu của Tiểu ban và chịu sự phân công của Tiểu ban.
Điều 4 – Các đồng chí thủ trưởng các Bộ, các cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Hội đồng Chính phủ và các đồng chí có tên nêu trên có trách nhiệm thi hành Quyết định này.
QUYẾT ĐỊNH
CỦA HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ SỐ 36-CP NGÀY 2 THÁNG 2 NĂM 1980
VỀ VIỆC THÀNH LẬP TIỂU BAN NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG DANH MỤC VÀ TIÊU CHUẨN NGHIỆP VỤ CÁC CHỨC VỤ VIÊN CHỨC
HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ vào nghị quyết của Hội đồng Chính phủ trong phiên họp tháng 1 năm 1980;
Để có căn cứ sắp xếp, chấn chỉnh bộ máy Nhà nước, quản lý chặt chẽ biên chế Nhà nước và xác định nội dung kế hoạch đào tạo cán bộ.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1 – Nay thành lập Tiểu ban nghiên cứu xây dựng danh mục và tiêu chuẩn nghiệp vụ các chức vụ viên chức Nhà nước, gồm những đồng chí sau đây:
– Đồng chí Nguyễn Thọ Chân, Bộ trưởng Bộ Lao động làm Trưởng tiểu ban;
– Đồng chí Vũ Trọng Kiên, trưởng Ban tổ chức của Chính phủ làm Phó tiểu ban;
– Đồng chí Nguyễn Song Tùng, Thứ trưởng Bộ Lao động, Phó tiểu ban thường trực;
– Đại diện Uỷ ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước,
– Đại diện Uỷ ban Khoa học xã hội Việt Nam,
– Đại diện Bộ Đại học và trung học chuyên nghiệp,
– Đại diện Tổng cục dạy nghề,
– Một đồng chí uỷ viên Ban thư ký Tổng công đoàn Việt Nam.
Điều 2 – Tiểu ban nghiên cứu xây dựng danh mục và tiêu chuẩn nghiệp vụ các chức vụ viên chức Nhà nước có nhiệm vụ phối hợp với các Bộ, các ngành nghiên cứu trình Hội đồng Chính phủ ban hành:
a. Danh mục thống nhất các chức vụ viên chức Nhà nước (từ cán bộ lãnh đạo và quản lý hành chính Nhà nước hoặc quản lý sản xuất kinh doanh ở các ngành, các cấp đến cán bộ, nhân viên chuyên môn nghiệp vụ về kinh tế, kỹ thuật, văn hoá, giáo dục, y tế… cán bộ làm việc ở trong nước và ở nước ngoài) và quy định mã số cho từng danh mục.
b. Tiêu chuẩn nghiệp vụ các chức vụ viên chức Nhà nước theo các danh mục thống nhất nói trên.
Điều 3 – Các Bộ, Tổng cục quản lý ngành kinh tế, văn hoá, xã hội cần thành lập tổ chuyên trách nghiên cứu để giúp Bộ trưởng lập bảng danh mục và tiêu chuẩn nghiệp vụ trong ngành mình theo sự chỉ đạo nghiệp vụ của Tiểu ban nói trên cho đến khi hoàn thành công việc. Ngoài ra, các Bộ, các ngành có trách nhiệm cử cán bộ có trình độ kinh tế, kỹ thuật, nghiệp vụ trực tiếp tham gia công việc nghiên cứu của Tiểu ban và chịu sự phân công của Tiểu ban.
Điều 4 – Các đồng chí thủ trưởng các Bộ, các cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Hội đồng Chính phủ và các đồng chí có tên nêu trên có trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào
đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.
Reviews
There are no reviews yet.