CÔNG VĂN
SỐ 1217-NN NGÀY 23 THÁNG 4 NĂM 1990 CỦA HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
VỀ VIỆC PHÂN BÓN
Kính gửi:– Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm,
– Uỷ ban nhân dân các tỉnh miền Nam (từ Quảng Nam – Đà Nẵng trở vào)
Đồng kính gửi: – Bộ Tài chính,
– Bộ thương nghiệp,
– Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước,
– Uỷ ban Vật giá Nhà nước,
– Ngân hàng Nhà nước Việt Nam,
Năm 1990, nguồn phân bón của Liên Xô theo Hiệp định có thể không đảm bảo. Để có đủ phân bón cho sản xuất, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng chủ trương và yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm, Uỷ ban nhân dân các tỉnh:
1/ Số phân bón nhập của Liên Xô năm 1990 có khó khăn, nên chủ yếu dành bán cho các tỉnh không có gạo xuất khẩu; đối với các tỉnh có xuất khẩu gạo và hàng nông sản khá, các tỉnh, thành tự cân đối phần lớn phân, thuốc trừ sâu bằng mọi nguồn hàng xuất khẩu, chủ yếu là gạo và các nông sản của từng địa phương.
2/ Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm có trách nhiệm:
– Đôn đốc phía Liên Xô giao nhanh số phân bón đã ký kết theo Hiệp định năm 1990 và cả số phân năm 1989 bạn chưa giao đủ.
– Tính toán, cân đối ngay nhu cầu phân bón năm 1990 cho từng mùa vụ của từng tỉnh và cả nước để sớm chủ động trong việc giải quyết đủ phân bón cho sản xuất.
– Bàn với Bộ Công nghiệp nặng, Bộ Giao thông vận tải và Bưu điện và các địa phương có nhu cầu, ra sức sử dụng phân lân trong nước để giảm nhập khẩu phân lân.
– Thông báo sớm số lượng phân bón mà Bộ bán cho từng tỉnh trong năm 1990 để các tỉnh (nhất là các tỉnh phía Nam) có cơ sở chủ động tính toán nhập thêm cho kịp thời vụ số phân bón cân đối với nhu cầu sản xuất của tỉnh.
3/ Uỷ ban nhân dân các tỉnh có trách nhiệm:
– Ngoài số phân bón do Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm bán cho các địa phương, các tỉnh phải chủ động tính toán, cân đối dành số ngoại tệ thu được do xuất khẩu gạo và các nông sản khác để nhập phân bón, nhất là cho vụ hè thu và vụ mùa năm 1990.
– Từ năm 1991 trở đi, các tỉnh phải tự cân đối tìm nguồn xuất khẩu, chủ yếu là gạo và các nông sản khác để nhập phân bón, thuốc trừ sâu cho nhu cầu phát triển sản xuất của địa phương.
4/ Số phân bón các ngành và địa phương nhập về bán theo giá thoả thuận mà nông dân chấp nhận được, Nhà nước không bù lỗ, nếu phát sinh chênh lệch giá, các tỉnh dùng kinh doanh, xuất nhập tự bù lỗ.
5/ Các Bộ: Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm, Tài chính, Thương nghiệp, Công nghiệp nặng, Giao thông vận tải và Bưu điện, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước có trách nhiệm giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các địa phương tiêu thụ phân lân trong nước và tự cân đối xuất khẩu để nhập phân bón.
CÔNG VĂN
SỐ 1217-NN NGÀY 23 THÁNG 4 NĂM 1990 CỦA HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
VỀ VIỆC PHÂN BÓN
Kính gửi:– Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm,
– Uỷ ban nhân dân các tỉnh miền Nam (từ Quảng Nam – Đà Nẵng trở vào)
Đồng kính gửi: – Bộ Tài chính,
– Bộ thương nghiệp,
– Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước,
– Uỷ ban Vật giá Nhà nước,
– Ngân hàng Nhà nước Việt Nam,
Năm 1990, nguồn phân bón của Liên Xô theo Hiệp định có thể không đảm bảo. Để có đủ phân bón cho sản xuất, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng chủ trương và yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm, Uỷ ban nhân dân các tỉnh:
1/ Số phân bón nhập của Liên Xô năm 1990 có khó khăn, nên chủ yếu dành bán cho các tỉnh không có gạo xuất khẩu; đối với các tỉnh có xuất khẩu gạo và hàng nông sản khá, các tỉnh, thành tự cân đối phần lớn phân, thuốc trừ sâu bằng mọi nguồn hàng xuất khẩu, chủ yếu là gạo và các nông sản của từng địa phương.
2/ Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm có trách nhiệm:
– Đôn đốc phía Liên Xô giao nhanh số phân bón đã ký kết theo Hiệp định năm 1990 và cả số phân năm 1989 bạn chưa giao đủ.
– Tính toán, cân đối ngay nhu cầu phân bón năm 1990 cho từng mùa vụ của từng tỉnh và cả nước để sớm chủ động trong việc giải quyết đủ phân bón cho sản xuất.
– Bàn với Bộ Công nghiệp nặng, Bộ Giao thông vận tải và Bưu điện và các địa phương có nhu cầu, ra sức sử dụng phân lân trong nước để giảm nhập khẩu phân lân.
– Thông báo sớm số lượng phân bón mà Bộ bán cho từng tỉnh trong năm 1990 để các tỉnh (nhất là các tỉnh phía Nam) có cơ sở chủ động tính toán nhập thêm cho kịp thời vụ số phân bón cân đối với nhu cầu sản xuất của tỉnh.
3/ Uỷ ban nhân dân các tỉnh có trách nhiệm:
– Ngoài số phân bón do Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm bán cho các địa phương, các tỉnh phải chủ động tính toán, cân đối dành số ngoại tệ thu được do xuất khẩu gạo và các nông sản khác để nhập phân bón, nhất là cho vụ hè thu và vụ mùa năm 1990.
– Từ năm 1991 trở đi, các tỉnh phải tự cân đối tìm nguồn xuất khẩu, chủ yếu là gạo và các nông sản khác để nhập phân bón, thuốc trừ sâu cho nhu cầu phát triển sản xuất của địa phương.
4/ Số phân bón các ngành và địa phương nhập về bán theo giá thoả thuận mà nông dân chấp nhận được, Nhà nước không bù lỗ, nếu phát sinh chênh lệch giá, các tỉnh dùng kinh doanh, xuất nhập tự bù lỗ.
5/ Các Bộ: Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm, Tài chính, Thương nghiệp, Công nghiệp nặng, Giao thông vận tải và Bưu điện, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước có trách nhiệm giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các địa phương tiêu thụ phân lân trong nước và tự cân đối xuất khẩu để nhập phân bón.
Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào
đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.
Reviews
There are no reviews yet.