THÔNG TƯ
CỦA BỘ Y TẾ SỐ 32-BYT/TT NGÀY 14-12-1983 HƯỚNG DẪN VỀ CHẾ ĐỘ, THỜI HẠN CÔNG TÁC Ở MIỀN NÚI, TÂY NGUYÊN, HẢI ĐẢO,
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ĐỐI VỚI CÁN BỘ Y TẾ
Căn cứ chỉ thị số 214-CT ngày 5-8-1983 của Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng về việc tiếp tục kiện toàn đội ngũ cán bộ chính quyền cấp huyện và cơ sở, tiết a, điểm 5, mục c của chỉ thị về chính sách cán bộ có ghi: đối với cán bộ khoa học kỹ thuật, chuyên môn, nghiệp vụ công tác ở miền núi và những nơi xa xôi hẻo lánh, thời hạn công tác là 5 năm đối với nam và 4 năm đối với nữ;
Sau khi có sự nhất trí của Ban tổ chức của Chính phủ tại công văn số 40-CB/TCCP ngày 19-11-1983;
Bộ Y tế ban hành thông tư này nhằm hướng dẫn chế độ, thời hạn công tác ở miền núi, hải đảo và đồng bằng sông Cửu Long đối với cán bộ y tế như sau:
I. CHẾ ĐỘ VỀ THỜI HẠN CÔNG TÁC
1. Cán bộ chuyên môn y tế được điều động từ miền xuôi lên miền núi và Tây Nguyên, từ đất liền ra hải đảo, từ các tỉnh khác đến các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, từ vùng núi thấp lên vùng núi cao. Từ nay thực hiện theo chế độ thời hạn công tác là 5 năm đối với nam và 4 năm đối với nữ. Thời gian được tính là thời hạn công tác là thời gian thực sự làm việc và nghỉ theo chế độ, thời gian nghỉ phép quá hạn và nghỉ không có lý do chính đáng không được tính. Sau thời hạn công tác nếu đã hoàn thành nhiệm vụ đều được chuyển về miền xuôi, về cơ quan cũ hoặc địa phương cũ, nếu hoàn thành tốt nhiệm vụ thì được giảm 1 năm, nếu không hoàn thành nhiệm vụ, hoặc bị kỷ luật từ cảnh cáo trở lên sẽ bị kéo dài 1 năm trở lên và chỉ khi nào hoàn thành nhiệm vụ, có sửa chữa khuyết điểm và tiến bộ mới được xét chuyển.
Khi chuyển về cơ quan cũ, trong phạm vi chỉ tiêu biên chế và quỹ lương được giao, cần ưu tiên thu nhận và bố trí công tác số cán bộ đã hoàn thành thời hạn phục vụ ở miền núi, Tây Nguyên và những nơi xa xôi hẻo lánh, v.v… trở về. Nếu có khó khăn về chỉ tiêu biên chế và quỹ lương thì đề nghị điều chỉnh thêm hoặc sắp xếp công tác khác. Nếu cơ quan cũ đã giải thể thì Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố (nếu ở địa phương) và Bộ Y tế hoặc các Bộ, ngành (nếu ở cơ quan trực thuộc Bộ Y tế hoặc trực thuộc các Bộ, ngành) chịu trách nhiệm sắp xếp công tác nơi khác.
2. Cán bộ y tế lâu năm có trình độ năng lực và kinh nghiệm, các giáo sư, tiến sỹ, phó tiến sỹ, thực tập sinh và chuyên gia y tế Việt Nam ở nước ngoài về, khi có yêu cầu sẽ được điều động tăng cường cho các huyện và tỉnh nói trên, để làm các công tác giảng dạy đào tạo bồi dưỡng cán bộ, chỉ đạo chuyên môn kỹ thuật và nghiên cứu khoa học.
II. NGUYÊN TẮC VÀ THỦ TỤC ĐIỀU ĐỘNG
1. Đối với học sinh mới tốt nghiệp ra trường, Bộ Y tế sẽ phân bố chỉ tiêu số lượng và có quyết định chính thức về nhân sự bố trí công tác tại các địa phương hoặc cơ sở. Trên cơ sở đó Bộ Y tế có quyết định điều động tiếp theo cử cán bộ đến nhận công tác ở các tỉnh miền núi, Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long, trong quyết định có ghi rõ thời hạn công tác của mỗi người.
2. Đối với cán bộ đang công tác được điều động đi tăng cường. Bộ Y tế sẽ thông báo số lượng và cơ cấu chuyên khoa cần thiết cho các tỉnh để tỉnh chọn cử người đi theo đúng yêu cầu và ra quyết định (không phải của Bộ Y tế) gửi cho tỉnh bạn nơi có yêu cầu, đối với cán bộ ở các cơ quan trực thuộc Bộ Y tế thì Bộ Y tế ra quyết định.
3. Trước 6 tháng khi hết thời hạn công tác, các tỉnh đang sử dụng cán bộ phải báo cáo cho Bộ Y tế và tỉnh có cán bộ đang công tác ở tỉnh mình, về tình hình mọi mặt của mỗi cán bộ để tỉnh bạn nắm được và khi đã đúng thời hạn, Uỷ ban nhân dân tỉnh có quyết định chuyển về cơ quan cũ, tỉnh cũ.
III. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Thông tư này thi hành kể từ ngày 1 tháng 8 năm 1983.
Các sở y tế giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố, đặc khu, các đơn vị trực thuộc Bộ cần tổ chức thực hiện tốt thông tư này.
Quá trình thực hiện có khó khăn gì xin phản ảnh về Bộ để nghiên cứu giải quyết.
THÔNG TƯ
CỦA BỘ Y TẾ SỐ 32-BYT/TT NGÀY 14-12-1983 HƯỚNG DẪN VỀ CHẾ ĐỘ, THỜI HẠN CÔNG TÁC Ở MIỀN NÚI, TÂY NGUYÊN, HẢI ĐẢO,
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ĐỐI VỚI CÁN BỘ Y TẾ
Căn cứ chỉ thị số 214-CT ngày 5-8-1983 của Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng về việc tiếp tục kiện toàn đội ngũ cán bộ chính quyền cấp huyện và cơ sở, tiết a, điểm 5, mục c của chỉ thị về chính sách cán bộ có ghi: đối với cán bộ khoa học kỹ thuật, chuyên môn, nghiệp vụ công tác ở miền núi và những nơi xa xôi hẻo lánh, thời hạn công tác là 5 năm đối với nam và 4 năm đối với nữ;
Sau khi có sự nhất trí của Ban tổ chức của Chính phủ tại công văn số 40-CB/TCCP ngày 19-11-1983;
Bộ Y tế ban hành thông tư này nhằm hướng dẫn chế độ, thời hạn công tác ở miền núi, hải đảo và đồng bằng sông Cửu Long đối với cán bộ y tế như sau:
I. CHẾ ĐỘ VỀ THỜI HẠN CÔNG TÁC
1. Cán bộ chuyên môn y tế được điều động từ miền xuôi lên miền núi và Tây Nguyên, từ đất liền ra hải đảo, từ các tỉnh khác đến các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, từ vùng núi thấp lên vùng núi cao. Từ nay thực hiện theo chế độ thời hạn công tác là 5 năm đối với nam và 4 năm đối với nữ. Thời gian được tính là thời hạn công tác là thời gian thực sự làm việc và nghỉ theo chế độ, thời gian nghỉ phép quá hạn và nghỉ không có lý do chính đáng không được tính. Sau thời hạn công tác nếu đã hoàn thành nhiệm vụ đều được chuyển về miền xuôi, về cơ quan cũ hoặc địa phương cũ, nếu hoàn thành tốt nhiệm vụ thì được giảm 1 năm, nếu không hoàn thành nhiệm vụ, hoặc bị kỷ luật từ cảnh cáo trở lên sẽ bị kéo dài 1 năm trở lên và chỉ khi nào hoàn thành nhiệm vụ, có sửa chữa khuyết điểm và tiến bộ mới được xét chuyển.
Khi chuyển về cơ quan cũ, trong phạm vi chỉ tiêu biên chế và quỹ lương được giao, cần ưu tiên thu nhận và bố trí công tác số cán bộ đã hoàn thành thời hạn phục vụ ở miền núi, Tây Nguyên và những nơi xa xôi hẻo lánh, v.v… trở về. Nếu có khó khăn về chỉ tiêu biên chế và quỹ lương thì đề nghị điều chỉnh thêm hoặc sắp xếp công tác khác. Nếu cơ quan cũ đã giải thể thì Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố (nếu ở địa phương) và Bộ Y tế hoặc các Bộ, ngành (nếu ở cơ quan trực thuộc Bộ Y tế hoặc trực thuộc các Bộ, ngành) chịu trách nhiệm sắp xếp công tác nơi khác.
2. Cán bộ y tế lâu năm có trình độ năng lực và kinh nghiệm, các giáo sư, tiến sỹ, phó tiến sỹ, thực tập sinh và chuyên gia y tế Việt Nam ở nước ngoài về, khi có yêu cầu sẽ được điều động tăng cường cho các huyện và tỉnh nói trên, để làm các công tác giảng dạy đào tạo bồi dưỡng cán bộ, chỉ đạo chuyên môn kỹ thuật và nghiên cứu khoa học.
II. NGUYÊN TẮC VÀ THỦ TỤC ĐIỀU ĐỘNG
1. Đối với học sinh mới tốt nghiệp ra trường, Bộ Y tế sẽ phân bố chỉ tiêu số lượng và có quyết định chính thức về nhân sự bố trí công tác tại các địa phương hoặc cơ sở. Trên cơ sở đó Bộ Y tế có quyết định điều động tiếp theo cử cán bộ đến nhận công tác ở các tỉnh miền núi, Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long, trong quyết định có ghi rõ thời hạn công tác của mỗi người.
2. Đối với cán bộ đang công tác được điều động đi tăng cường. Bộ Y tế sẽ thông báo số lượng và cơ cấu chuyên khoa cần thiết cho các tỉnh để tỉnh chọn cử người đi theo đúng yêu cầu và ra quyết định (không phải của Bộ Y tế) gửi cho tỉnh bạn nơi có yêu cầu, đối với cán bộ ở các cơ quan trực thuộc Bộ Y tế thì Bộ Y tế ra quyết định.
3. Trước 6 tháng khi hết thời hạn công tác, các tỉnh đang sử dụng cán bộ phải báo cáo cho Bộ Y tế và tỉnh có cán bộ đang công tác ở tỉnh mình, về tình hình mọi mặt của mỗi cán bộ để tỉnh bạn nắm được và khi đã đúng thời hạn, Uỷ ban nhân dân tỉnh có quyết định chuyển về cơ quan cũ, tỉnh cũ.
III. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Thông tư này thi hành kể từ ngày 1 tháng 8 năm 1983.
Các sở y tế giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố, đặc khu, các đơn vị trực thuộc Bộ cần tổ chức thực hiện tốt thông tư này.
Quá trình thực hiện có khó khăn gì xin phản ảnh về Bộ để nghiên cứu giải quyết.
Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào
đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.
Reviews
There are no reviews yet.