Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Thông tư 26/2009/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện quyết toán bù lỗ kinh doanh các mặt hàng dầu năm 2008

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 26/2009/TT-BTC NGÀY 06 THÁNG 02 NĂM 2009

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN QUYẾT TOÁN BÙ LỖ KINH DOANH

CÁC MẶT HÀNG DẦU NĂM 2008

Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 3647/VPCP-KHTT ngày 01/7/2005 về cơ chế bù lỗ kinh doanh các mặt hàng dầu; Thông báo số 240/TB-VPCP ngày 16/11/2007 thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ về điều hành giá xăng dầu 2 tháng cuối năm 2007 và trong năm 2008; Thông báo số 82/TB-VPCP ngày 25/3/2008 của Văn phòng Chính phủ về kế hoạch đảm bảo cung ứng xăng dầu năm 2008; Thông báo số 171/TB-VPCP ngày 18/7/2008 thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ về phương án điều chỉnh giá xăng, dầu 6 tháng cuối năm 2008 và sửa đổi một số quy định của Quyết định 289/QĐ-TTg ngày 18/3/2008 của Thủ tướng Chính phủ; Thông báo số 253/TB-VPCP ngày 15/9/2008 thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng về điều hành kinh doanhxăng dầu thời gian tới;

Để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối chuyển sang kinh doanh theo cơ chế thị trường, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quyết toán bù lỗ kinh doanh các mặt hàng dầu năm 2008 như sau:

I. QUY ĐỊNH CHUNG

1. Đối tượng áp dụng:

Những doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu theo chỉ tiêu được Bộ Công Thương giao năm 2008, tiêu thụ các mặt hàng dầu nhập khẩu (diesel, dầu hoả, mazut) với giá nhà nước quy định mà kết quả hoạt động kinh doanh của các mặt hàng dầu bị lỗ.

2. Phạm vi, thời gian áp dụng chính sách bù lỗ:

– Lỗ kinh doanh tiêu thụ mặt hàng mazut và dầu hoả phát sinh từ ngày 01/01/2008 đến ngày 21/7/2008.

– Lỗ kinh doanh tiêu thụ mặt hàng diesel phát sinh từ ngày 01/01/2008 đến ngày 16/9/2008 và lỗ tồn kho mặt hàng diesel nhập khẩu tại thời điểm 16/9/2008 (bao gồm cả diesel nhập khẩu đang đi đường thuộc sở hữu doanh nghiệp).

– Không bao gồm việc tiêu thụ các mặt hàng dầu sản xuất, chế biến trong nước và tạm nhập tái xuất.

II. NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

1. Xác định mức bù lỗ:

1.1Đối với lỗ tiêu thụ các mặt hàng dầu (dầu hoả, mazut, diesel) phát sinh trong kỳ áp dụng chính sách bù lỗ:

Mức bù lỗ tại từng doanh nghiệp được xác định như sau:

Mức bù lỗ từng mặt hàng (đ/lít,kg)

=

Giá vốn nhập khẩubình quân gia quyền thực tế từng mặt hàng của doanh nghiệp (đ/lít,kg)

+

Thuế giá trị gia tăng, phí quy định (đ/lít, kg)

+

Định mức chi phí kinh doanh từ cảng VN đến bán lẻ (đ/lít,kg)

Bình quân gia quyền giá bán nhà nước quy định từng mặt hàng (đ/lít,kg)

*

Đơn giá vốn nhập khẩu bình

quân gia quyền từng mặt hàng

=

Trị giá vốn tồn kho đầu kỳ 2008

+

Trị giá vốn nhập khẩu (CIF)

đến thời điểm chuyển sang kinh doanh theo giá thị trường

Lượng tồn kho đầu kỳ 2008

+

Lượng nhập khẩu đến thời điểm chuyển sang kinh doanh theo giá thị trường

– Trị giá vốn tồn kho đầu kỳ 2008: lấy theo trị giá vốn tồn kho cuối kỳ trong báo cáo tài chính năm 2007 của doanh nghiệp đã được kiểm toán.

– Trị giá vốn nhập khẩu (CIF) đến thời điểm chuyển sang kinh doanh theo giá thị trường căn cứ:

+ Giá nhập khẩu CIF thực tế theo tờ khai đã được hải quan kiểm tra và thông quan.

Đối với dầu hoả, mazut: áp dụng cho lô hàng nhập khẩu từ 01/01/2008 đến 21/7/2008.

Đối với diesel: áp dụng cho lô hàng nhập khẩu từ 01/01/2008 đến 16/9/2008.

+ Tỷ giá hạch toán tại thời điểm nhập khẩu (được ghi nhận trên tờ khai hải quan).

+ Thuế nhập khẩu tính trong giá vốn: 0% áp dụng cho toàn bộ giai đoạn bù lỗ.

– Lượng hàng: tương ứng với trị giá tồn kho đầu kỳ và nhập khẩu trong kỳ nêu trên (căn cứ báo cáo kiểm kê tồn kho thời điểm 01/01/2008 và số lượng nhập khẩu thực tế theo kết quả giám định, kê khai trên tờ khai hải quan).

* Thuế giá trị gia tăng (từ nhập khẩu đến khâu bán lẻ), phí nộp ngân sách nhà nước:

– Đơn giá phí dầu diesel: 300 đồng/lít

Đơn giá bình quân gia quyền thuế giá trị gia tăng

=

Bình quân gia quyền giá bán nhà nước quy định từng thời kỳ

Phí dầu diesel 300 đồng/lít

x

10%

110%

* Định mức đơn giá chi phí kinh doanh từ cảng Việt Nam đến bán lẻ:

– Mặt hàng dầu hoả, diesel: 500 đồng/lít (chi phí từ cảng Việt Nam đến bán lẻ)

– Mặt hàng mazut: 300 đồng/kg (chi phí bán buôn).

* Đơn giá bán nhà nước quy định bình quân gia quyền của từng mặt hàng: xác định trên cơ sở lượng tiêu thụ thực tế tương ứng với giá bán nhà nước quy định cho từng giai đoạn như sau:

– Đối với mặt hàng dầu hoả:

+ Từ ngày 01/01/2008 đến trước 11 giờ ngày 25/02/2008 là 10.200 đ/lít (Quyết định số 95/2007/QĐ-BTC ngày 22 tháng 11 năm 2007 về giá bán xăng và các loại dầu).

+ Từ 11 giờ ngày 25/02/2008 đến trước 10 giờ ngày 21/7/2008 là 13.900 đ/lít (Quyết định số 12/2008/QĐ-BTC ngày 25 tháng 02năm 2008 về giá bán xăng và các loại dầu).

– Đối với mặt hàng mazut:

+ Từ ngày 01/01/2008 đến trước 11 giờ ngày 25/02/2008 là 8.500 đ/kg (Quyết định số 95/2007/QĐ-BTC ngày 22tháng 11 năm 2007 về giá bán xăng và các loại dầu).

+ Từ 11 giờ ngày 25/02/2008 đến trước 10 giờ ngày 21/7/2008 là 9.500 đ/kg (Quyết định số 12/2008/QĐ-BTC ngày 25 tháng 02năm 2008 về giá bán xăng và các loại dầu).

– Đối với mặt hàng diesel:

+ Từ ngày 01/01/2008 đến trước 11 giờ ngày 25/02/2008 là 10.200 đ/lít Diesel 0,25% S; 10.250 đ/lít Diesel 0,05% S (Quyết định số 95/2007/QĐ-BTC ngày 22tháng 11 năm 2007 về giá bán xăng và các loại dầu).

+ Từ 11 giờ ngày 25/02/2008 đến trước 10 giờ ngày 21/7/2008 là 13.900 đ/lít Diesel 0,25% S; 13.950 đ/lít Diesel 0,05% S (Quyết định số 12/2008/QĐ-BTC ngày 25 tháng 02năm 2008 về giá bán xăng và các loại dầu).

+ Từ 10 giờ ngày 21/7/2008 đến trước 11 giờ ngày 16/9/2008 là 15.900 đ/lít Diesel 0,25% S; 15.950 đ/lít Diesel 0,05% S (Quyết định số 57/2008/QĐ-BTC ngày 21tháng 7năm 2008 về giá bán xăng và các loại dầu).

+ Từ 11 giờ ngày 16/9/2008 là 15.450 đ/lít Diesel 0,25% S; 15.500 đ/lít Diesel 0,05% S (Quyết định số 78/2008/QĐ-BTC ngày 16/9/2008 về giảm giá bán dầu diesel và cơ chế điều hành kinh doanh xăng dầu).

1.2 Đối với lỗ tồn kho diesel tại thời điểm 16/9/2008:

Số tiền bù lỗ tồn kho diesel

=

Lượng tồn kho diesel

x

Đơn giá vốn tồn kho diesel

Đơn giá vốn CIF quy đổitừ giá bán lẻ quy định tại Quyết định 78/2008/QĐ-BTC ngày 16/9/2008

* Lượng tồn kho diesel: là lượng tồn kho thực tế theo báo cáo kiểm kê tại thời điểm thực hiện Quyết định số 78/2008/QĐ-BTC ngày 16/9/2008 (phù hợp với cân đối xuất nhập tồn hàng hoá trong kỳ).

* Đơn giá vốn tồn kho diesel:là đơn giá vốn nhập khẩu bình quân gia quyền thực tế được kết chuyển tương ứng theo phương pháp tính nêu tại điểm 1.1.

* Đơn giá vốn nhập khẩu CIF (VNĐ) quy đổi từ giá bán lẻ theo Quyết định 78/2008/QĐ-BTC ngày 16/9/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về giảm giá bán dầu diesel và cơ chế điều hành kinh doanh xăng dầu: Diesel 0,25S là 13.250 đ/lít; Diesel 0,05S là 13.300 đ/lít.

2. Quyết toán cấp bù lỗ:

2.1 Tổng số tiền bù lỗ dầu hoả/ hoặc mazut:

Tổng số tiền bù lỗ

dầuhoả/ hoặc mazutTổng số tiền bù lỗ dầu hoả/ hoặc mazut

=

Mức bù lỗ mặt hàng dầu hoả/hoặc mazut (đ/lít,kg)

x

Lượng dầu hoả/hoặc mazut tiêu thụ từ 01/01/2008 đến 21/7/2008

+

Số tiền chênh lệch tỷ giá phân bổ cho mặt hàng dầu hoả/hoặc mazut phát sinh từ 01/01/2008 đến21/7/2008

2.2 Tổng số tiền bù lỗ diesel:

Tổng số tiền bù lỗ diesel

=

Mức bù lỗ mặt hàng diesel (đ/lít)

x

Lượng diesel tiêu thụ từ 01/01/2008 -16/9/2008

+

Số tiền chênh lệch tỷ giá phân bổ cho mặt hàng diesel phát sinh từ 01/01/2008 – 16/9/2008

+

Đơn giá vốn tồn kho diesel thời điểm 16/9/2008

Đơn giá vốn CIF quy đổitừ giá bán lẻ quy định tại thời điểm 16/9/2008

x

Lượng diesel tồn kho thời điểm 16/9/2008

* Chênh lệch tỷ giá: là khoản chênh lệch giữa tỷ giá thực thanh toán cho ngân hàng với tỷ giá hạch toán hàng nhập khẩu.

Số tiền chênh lệch tỷ giá phân bổ cho từng mặt hàng dầu: được xác định trên cơ sở tổng số tiền chênh lệch tỷ giá phát sinh về kinh doanh xăng dầu đã hạch toán trong kỳ (bù trừ chênh lệch tăng và chênh lệch giảm), phân bổ cho từng chủng loại xăng dầu tiêu thụ theo tiêu thức sản lượng.

3. Trình tự thủ tục quyết toán bù lỗ:

3.1 Trên cơ sở báo cáo tài chính 9 tháng năm 2008, số tiền ngân sách nhà nước đã tạm ứng bù lỗ, doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối lập báo cáo quyết toán bù lỗ cho các mặt hàng dầu theo hướng dẫn nêu trên.

3.2 Căn cứ công văn đề nghị và báo cáo quyết toán bù lỗ của doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối, Bộ Tài chính kiểm tra xác định chính thức số tiền bù lỗ kinh doanh các mặt hàng dầu theo quy định tại Thông tư này.

3.3 Căn cứ báo cáo quyết toán bù lỗ các mặt hàng dầu đã được kiểm tra, Bộ Tài chính thực hiện cấp tiếp số tiền bù lỗ còn thiếu. Trường hợp số tiền đã tạm ứng bù lỗ lớn hơn số tiền quyết toán bù lỗ, doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối có nghĩa vụ hoàn trả kịp thời ngân sách nhà nước.

3.4 Trường hợp nếu kết quả kinh doanh chung xăng dầu quý IV/2008 của doanh nghiệp bị lỗ, nguyên nhân do tiếp tục tiêu thụ lượng tồn kho diesel 16/9/2008 ở các giai đoạn sau giá bán giảm (được Bộ Công Thương và Bộ Tài chính chấp thuận đăng ký giá) thì doanh nghiệp báo cáo Bộ Tài chính và Bộ Công Thương xem xét cụ thể.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký.

Các văn bản hướng dẫn bù lỗ kinh doanh các mặt hàng dầu trước đây trái với Thông tư này đều bãi bỏ.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị doanh nghiệp phản ánh về Bộ Tài chính để kịp thời xử lý./.

K.T BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

Trần Xuân Hà

Thuộc tính văn bản
Thông tư 26/2009/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện quyết toán bù lỗ kinh doanh các mặt hàng dầu năm 2008
Cơ quan ban hành: Bộ Tài chính Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 26/2009/TT-BTC Ngày đăng công báo: Đã biết
Loại văn bản: Thông tư Người ký: Trần Xuân Hà
Ngày ban hành: 06/02/2009 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Tài chính-Ngân hàng , Doanh nghiệp
Tóm tắt văn bản
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 26/2009/TT-BTC NGÀY 06 THÁNG 02 NĂM 2009

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN QUYẾT TOÁN BÙ LỖ KINH DOANH

CÁC MẶT HÀNG DẦU NĂM 2008

Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 3647/VPCP-KHTT ngày 01/7/2005 về cơ chế bù lỗ kinh doanh các mặt hàng dầu; Thông báo số 240/TB-VPCP ngày 16/11/2007 thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ về điều hành giá xăng dầu 2 tháng cuối năm 2007 và trong năm 2008; Thông báo số 82/TB-VPCP ngày 25/3/2008 của Văn phòng Chính phủ về kế hoạch đảm bảo cung ứng xăng dầu năm 2008; Thông báo số 171/TB-VPCP ngày 18/7/2008 thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ về phương án điều chỉnh giá xăng, dầu 6 tháng cuối năm 2008 và sửa đổi một số quy định của Quyết định 289/QĐ-TTg ngày 18/3/2008 của Thủ tướng Chính phủ; Thông báo số 253/TB-VPCP ngày 15/9/2008 thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng về điều hành kinh doanhxăng dầu thời gian tới;

Để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối chuyển sang kinh doanh theo cơ chế thị trường, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quyết toán bù lỗ kinh doanh các mặt hàng dầu năm 2008 như sau:

I. QUY ĐỊNH CHUNG

1. Đối tượng áp dụng:

Những doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu theo chỉ tiêu được Bộ Công Thương giao năm 2008, tiêu thụ các mặt hàng dầu nhập khẩu (diesel, dầu hoả, mazut) với giá nhà nước quy định mà kết quả hoạt động kinh doanh của các mặt hàng dầu bị lỗ.

2. Phạm vi, thời gian áp dụng chính sách bù lỗ:

– Lỗ kinh doanh tiêu thụ mặt hàng mazut và dầu hoả phát sinh từ ngày 01/01/2008 đến ngày 21/7/2008.

– Lỗ kinh doanh tiêu thụ mặt hàng diesel phát sinh từ ngày 01/01/2008 đến ngày 16/9/2008 và lỗ tồn kho mặt hàng diesel nhập khẩu tại thời điểm 16/9/2008 (bao gồm cả diesel nhập khẩu đang đi đường thuộc sở hữu doanh nghiệp).

– Không bao gồm việc tiêu thụ các mặt hàng dầu sản xuất, chế biến trong nước và tạm nhập tái xuất.

II. NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

1. Xác định mức bù lỗ:

1.1Đối với lỗ tiêu thụ các mặt hàng dầu (dầu hoả, mazut, diesel) phát sinh trong kỳ áp dụng chính sách bù lỗ:

Mức bù lỗ tại từng doanh nghiệp được xác định như sau:


Mức bù lỗ từng mặt hàng (đ/lít,kg)

=

Giá vốn nhập khẩubình quân gia quyền thực tế từng mặt hàng của doanh nghiệp (đ/lít,kg)

+

Thuế giá trị gia tăng, phí quy định (đ/lít, kg)

+

Định mức chi phí kinh doanh từ cảng VN đến bán lẻ (đ/lít,kg)

Bình quân gia quyền giá bán nhà nước quy định từng mặt hàng (đ/lít,kg)

*

Đơn giá vốn nhập khẩu bình

quân gia quyền từng mặt hàng

=

Trị giá vốn tồn kho đầu kỳ 2008

+

Trị giá vốn nhập khẩu (CIF)

đến thời điểm chuyển sang kinh doanh theo giá thị trường

Lượng tồn kho đầu kỳ 2008

+

Lượng nhập khẩu đến thời điểm chuyển sang kinh doanh theo giá thị trường

– Trị giá vốn tồn kho đầu kỳ 2008: lấy theo trị giá vốn tồn kho cuối kỳ trong báo cáo tài chính năm 2007 của doanh nghiệp đã được kiểm toán.

– Trị giá vốn nhập khẩu (CIF) đến thời điểm chuyển sang kinh doanh theo giá thị trường căn cứ:

+ Giá nhập khẩu CIF thực tế theo tờ khai đã được hải quan kiểm tra và thông quan.

Đối với dầu hoả, mazut: áp dụng cho lô hàng nhập khẩu từ 01/01/2008 đến 21/7/2008.

Đối với diesel: áp dụng cho lô hàng nhập khẩu từ 01/01/2008 đến 16/9/2008.

+ Tỷ giá hạch toán tại thời điểm nhập khẩu (được ghi nhận trên tờ khai hải quan).

+ Thuế nhập khẩu tính trong giá vốn: 0% áp dụng cho toàn bộ giai đoạn bù lỗ.

– Lượng hàng: tương ứng với trị giá tồn kho đầu kỳ và nhập khẩu trong kỳ nêu trên (căn cứ báo cáo kiểm kê tồn kho thời điểm 01/01/2008 và số lượng nhập khẩu thực tế theo kết quả giám định, kê khai trên tờ khai hải quan).

* Thuế giá trị gia tăng (từ nhập khẩu đến khâu bán lẻ), phí nộp ngân sách nhà nước:

– Đơn giá phí dầu diesel: 300 đồng/lít

Đơn giá bình quân gia quyền thuế giá trị gia tăng

=

Bình quân gia quyền giá bán nhà nước quy định từng thời kỳ

Phí dầu diesel 300 đồng/lít

x

10%

110%

* Định mức đơn giá chi phí kinh doanh từ cảng Việt Nam đến bán lẻ:

– Mặt hàng dầu hoả, diesel: 500 đồng/lít (chi phí từ cảng Việt Nam đến bán lẻ)

– Mặt hàng mazut: 300 đồng/kg (chi phí bán buôn).

* Đơn giá bán nhà nước quy định bình quân gia quyền của từng mặt hàng: xác định trên cơ sở lượng tiêu thụ thực tế tương ứng với giá bán nhà nước quy định cho từng giai đoạn như sau:

– Đối với mặt hàng dầu hoả:

+ Từ ngày 01/01/2008 đến trước 11 giờ ngày 25/02/2008 là 10.200 đ/lít (Quyết định số 95/2007/QĐ-BTC ngày 22 tháng 11 năm 2007 về giá bán xăng và các loại dầu).

+ Từ 11 giờ ngày 25/02/2008 đến trước 10 giờ ngày 21/7/2008 là 13.900 đ/lít (Quyết định số 12/2008/QĐ-BTC ngày 25 tháng 02năm 2008 về giá bán xăng và các loại dầu).

– Đối với mặt hàng mazut:

+ Từ ngày 01/01/2008 đến trước 11 giờ ngày 25/02/2008 là 8.500 đ/kg (Quyết định số 95/2007/QĐ-BTC ngày 22tháng 11 năm 2007 về giá bán xăng và các loại dầu).

+ Từ 11 giờ ngày 25/02/2008 đến trước 10 giờ ngày 21/7/2008 là 9.500 đ/kg (Quyết định số 12/2008/QĐ-BTC ngày 25 tháng 02năm 2008 về giá bán xăng và các loại dầu).

– Đối với mặt hàng diesel:

+ Từ ngày 01/01/2008 đến trước 11 giờ ngày 25/02/2008 là 10.200 đ/lít Diesel 0,25% S; 10.250 đ/lít Diesel 0,05% S (Quyết định số 95/2007/QĐ-BTC ngày 22tháng 11 năm 2007 về giá bán xăng và các loại dầu).

+ Từ 11 giờ ngày 25/02/2008 đến trước 10 giờ ngày 21/7/2008 là 13.900 đ/lít Diesel 0,25% S; 13.950 đ/lít Diesel 0,05% S (Quyết định số 12/2008/QĐ-BTC ngày 25 tháng 02năm 2008 về giá bán xăng và các loại dầu).

+ Từ 10 giờ ngày 21/7/2008 đến trước 11 giờ ngày 16/9/2008 là 15.900 đ/lít Diesel 0,25% S; 15.950 đ/lít Diesel 0,05% S (Quyết định số 57/2008/QĐ-BTC ngày 21tháng 7năm 2008 về giá bán xăng và các loại dầu).

+ Từ 11 giờ ngày 16/9/2008 là 15.450 đ/lít Diesel 0,25% S; 15.500 đ/lít Diesel 0,05% S (Quyết định số 78/2008/QĐ-BTC ngày 16/9/2008 về giảm giá bán dầu diesel và cơ chế điều hành kinh doanh xăng dầu).

1.2 Đối với lỗ tồn kho diesel tại thời điểm 16/9/2008:

Số tiền bù lỗ tồn kho diesel

=

Lượng tồn kho diesel

x

Đơn giá vốn tồn kho diesel

Đơn giá vốn CIF quy đổitừ giá bán lẻ quy định tại Quyết định 78/2008/QĐ-BTC ngày 16/9/2008

* Lượng tồn kho diesel: là lượng tồn kho thực tế theo báo cáo kiểm kê tại thời điểm thực hiện Quyết định số 78/2008/QĐ-BTC ngày 16/9/2008 (phù hợp với cân đối xuất nhập tồn hàng hoá trong kỳ).

* Đơn giá vốn tồn kho diesel:là đơn giá vốn nhập khẩu bình quân gia quyền thực tế được kết chuyển tương ứng theo phương pháp tính nêu tại điểm 1.1.

* Đơn giá vốn nhập khẩu CIF (VNĐ) quy đổi từ giá bán lẻ theo Quyết định 78/2008/QĐ-BTC ngày 16/9/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về giảm giá bán dầu diesel và cơ chế điều hành kinh doanh xăng dầu: Diesel 0,25S là 13.250 đ/lít; Diesel 0,05S là 13.300 đ/lít.

2. Quyết toán cấp bù lỗ:

2.1 Tổng số tiền bù lỗ dầu hoả/ hoặc mazut:

Tổng số tiền bù lỗ

dầuhoả/ hoặc mazutTổng số tiền bù lỗ dầu hoả/ hoặc mazut

=

Mức bù lỗ mặt hàng dầu hoả/hoặc mazut (đ/lít,kg)

x

Lượng dầu hoả/hoặc mazut tiêu thụ từ 01/01/2008 đến 21/7/2008

+

Số tiền chênh lệch tỷ giá phân bổ cho mặt hàng dầu hoả/hoặc mazut phát sinh từ 01/01/2008 đến21/7/2008

2.2 Tổng số tiền bù lỗ diesel:

Tổng số tiền bù lỗ diesel

=

Mức bù lỗ mặt hàng diesel (đ/lít)

x

Lượng diesel tiêu thụ từ 01/01/2008 -16/9/2008

+

Số tiền chênh lệch tỷ giá phân bổ cho mặt hàng diesel phát sinh từ 01/01/2008 – 16/9/2008

+

Đơn giá vốn tồn kho diesel thời điểm 16/9/2008

Đơn giá vốn CIF quy đổitừ giá bán lẻ quy định tại thời điểm 16/9/2008

x

Lượng diesel tồn kho thời điểm 16/9/2008

* Chênh lệch tỷ giá: là khoản chênh lệch giữa tỷ giá thực thanh toán cho ngân hàng với tỷ giá hạch toán hàng nhập khẩu.

Số tiền chênh lệch tỷ giá phân bổ cho từng mặt hàng dầu: được xác định trên cơ sở tổng số tiền chênh lệch tỷ giá phát sinh về kinh doanh xăng dầu đã hạch toán trong kỳ (bù trừ chênh lệch tăng và chênh lệch giảm), phân bổ cho từng chủng loại xăng dầu tiêu thụ theo tiêu thức sản lượng.

3. Trình tự thủ tục quyết toán bù lỗ:

3.1 Trên cơ sở báo cáo tài chính 9 tháng năm 2008, số tiền ngân sách nhà nước đã tạm ứng bù lỗ, doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối lập báo cáo quyết toán bù lỗ cho các mặt hàng dầu theo hướng dẫn nêu trên.

3.2 Căn cứ công văn đề nghị và báo cáo quyết toán bù lỗ của doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối, Bộ Tài chính kiểm tra xác định chính thức số tiền bù lỗ kinh doanh các mặt hàng dầu theo quy định tại Thông tư này.

3.3 Căn cứ báo cáo quyết toán bù lỗ các mặt hàng dầu đã được kiểm tra, Bộ Tài chính thực hiện cấp tiếp số tiền bù lỗ còn thiếu. Trường hợp số tiền đã tạm ứng bù lỗ lớn hơn số tiền quyết toán bù lỗ, doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối có nghĩa vụ hoàn trả kịp thời ngân sách nhà nước.

3.4 Trường hợp nếu kết quả kinh doanh chung xăng dầu quý IV/2008 của doanh nghiệp bị lỗ, nguyên nhân do tiếp tục tiêu thụ lượng tồn kho diesel 16/9/2008 ở các giai đoạn sau giá bán giảm (được Bộ Công Thương và Bộ Tài chính chấp thuận đăng ký giá) thì doanh nghiệp báo cáo Bộ Tài chính và Bộ Công Thương xem xét cụ thể.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký.

Các văn bản hướng dẫn bù lỗ kinh doanh các mặt hàng dầu trước đây trái với Thông tư này đều bãi bỏ.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị doanh nghiệp phản ánh về Bộ Tài chính để kịp thời xử lý./.

K.T BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

Trần Xuân Hà

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Thông tư 26/2009/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện quyết toán bù lỗ kinh doanh các mặt hàng dầu năm 2008”