QUYẾT ĐỊNH
CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG SỐ 142-CT
NGÀY 16 THÁNG 4 NĂM 1985 VỀ VIỆC KHUYẾN KHÍCH
NHÀ TRƯỜNG ĐẨY MẠNH LAO ĐỘNG SẢN XUẤT
Trong tình hình nền kinh tế nước ta phát triển chậm và còn nhiều khó khăn, khả năng đầu tư của Nhà nước cho các ngành giáo dục có hạn, lao động sản xuất giữa thầy và trò, bên cạnh ý nghĩa giáo dục con người mới, còn là biện pháp tạo thêm vốn để duy trì và phát triển sự nghiệp giáo dục như Nghị quyết số 14 của Bộ Chính trị Trung ương Đảng về cải cách giáo dục đã chỉ rõ.
Các trường dạy nghề, phổ thông, đại học và trung học chuyên nghiệp cần soát xét lại mục tiêu đào tạo, cải tiến nội dung chương trình dạy và học, để sớm đưa lao động sản xuất (từ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, dịch vụ đến các hoạt động thiết kế, điều tra cơ bản, thực nghiệm và nghiên cứu khoa học kỹ thuật) thành một hoạt động chính khoá, có tỷ lệ thời gian thích đáng và có hiệu quả, tuỳ theo theo tính chất từng loại trường, đặc điểm từng ngành nghề, điều kiện kinh tế – xã hội của từng địa phương.
Để khuyến khích nhà trường đẩy mạnh lao động sản xuất, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng quyết định:
1. Các trường học, do lao động sản xuất mà có thu nhập được miễn nộp thuế, kể cả thuế nông nghiệp.
Sau khi trừ chi phí sản xuất, nhà trường được sử dụng phần thu nhập còn lại để sửa sang, xây dựng hoặc trang bị trường sở, cải thiện đời sống thầy và trò.
2. Các ngành giáo dục (phổ thông, dạy nghề, đại học và trung học chuyên nghiệp) được sử dụng số ngoại tệ thu được do xuất khẩu những sản phẩm từ lao động sản xuất của các trường học để nhập các thiết bị, vật tư kỹ thuật phục vụ công tác dạy và học. Việc xuất khẩu những sản phẩm này do các tổ chức ngoại thương đảm nhiệm theo uỷ thác của các ngành giáo dục.
3. Các ngành sản xuất (nông, lâm, ngư nghiệp, công nghiệp, thủ công nghiệp…), các ngành ngoại thương, ngân hàng, tài chính, kế hoạch, v.v… và Uỷ ban nhân dân các cấp có nhiệm vụ khuyến khích và giúp đỡ nhà trường đẩy mạnh lao động sản xuất có hiệu quả và sử dụng hợp lý thành quả lao động sản xuất.
Các đoàn thể (thanh niên, phụ nữ, công đoàn, hội nông dân tập thể) vận dộng nhân dân và các tổ chức quần chúng ở cơ sở phối hợp với nhà trường phát huy tính chủ động, sáng tạo của thầy và trò trong hoạt động lao động sản xuất.
Các cơ quan thông tin báo chí cần cổ động phong trào lao động sản xuất trong các trường học.
4. Tổng cục Dạy nghề, Bộ Giáo dục, Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Bộ Tài chính, Bộ Ngoại thương, các Bộ liên quan và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Điều 1 và Bộ Ngoại thương hướng dẫn thi hành Điều 2 quyết định này, sau khi thoả thuận với Bộ Giáo dục, Bộ Đại học và trung học chuyên nghiệp và Tổng cục Dạy nghề.
QUYẾT ĐỊNH
CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG SỐ 142-CT
NGÀY 16 THÁNG 4 NĂM 1985 VỀ VIỆC KHUYẾN KHÍCH
NHÀ TRƯỜNG ĐẨY MẠNH LAO ĐỘNG SẢN XUẤT
Trong tình hình nền kinh tế nước ta phát triển chậm và còn nhiều khó khăn, khả năng đầu tư của Nhà nước cho các ngành giáo dục có hạn, lao động sản xuất giữa thầy và trò, bên cạnh ý nghĩa giáo dục con người mới, còn là biện pháp tạo thêm vốn để duy trì và phát triển sự nghiệp giáo dục như Nghị quyết số 14 của Bộ Chính trị Trung ương Đảng về cải cách giáo dục đã chỉ rõ.
Các trường dạy nghề, phổ thông, đại học và trung học chuyên nghiệp cần soát xét lại mục tiêu đào tạo, cải tiến nội dung chương trình dạy và học, để sớm đưa lao động sản xuất (từ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, dịch vụ đến các hoạt động thiết kế, điều tra cơ bản, thực nghiệm và nghiên cứu khoa học kỹ thuật) thành một hoạt động chính khoá, có tỷ lệ thời gian thích đáng và có hiệu quả, tuỳ theo theo tính chất từng loại trường, đặc điểm từng ngành nghề, điều kiện kinh tế – xã hội của từng địa phương.
Để khuyến khích nhà trường đẩy mạnh lao động sản xuất, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng quyết định:
1. Các trường học, do lao động sản xuất mà có thu nhập được miễn nộp thuế, kể cả thuế nông nghiệp.
Sau khi trừ chi phí sản xuất, nhà trường được sử dụng phần thu nhập còn lại để sửa sang, xây dựng hoặc trang bị trường sở, cải thiện đời sống thầy và trò.
2. Các ngành giáo dục (phổ thông, dạy nghề, đại học và trung học chuyên nghiệp) được sử dụng số ngoại tệ thu được do xuất khẩu những sản phẩm từ lao động sản xuất của các trường học để nhập các thiết bị, vật tư kỹ thuật phục vụ công tác dạy và học. Việc xuất khẩu những sản phẩm này do các tổ chức ngoại thương đảm nhiệm theo uỷ thác của các ngành giáo dục.
3. Các ngành sản xuất (nông, lâm, ngư nghiệp, công nghiệp, thủ công nghiệp…), các ngành ngoại thương, ngân hàng, tài chính, kế hoạch, v.v… và Uỷ ban nhân dân các cấp có nhiệm vụ khuyến khích và giúp đỡ nhà trường đẩy mạnh lao động sản xuất có hiệu quả và sử dụng hợp lý thành quả lao động sản xuất.
Các đoàn thể (thanh niên, phụ nữ, công đoàn, hội nông dân tập thể) vận dộng nhân dân và các tổ chức quần chúng ở cơ sở phối hợp với nhà trường phát huy tính chủ động, sáng tạo của thầy và trò trong hoạt động lao động sản xuất.
Các cơ quan thông tin báo chí cần cổ động phong trào lao động sản xuất trong các trường học.
4. Tổng cục Dạy nghề, Bộ Giáo dục, Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Bộ Tài chính, Bộ Ngoại thương, các Bộ liên quan và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Điều 1 và Bộ Ngoại thương hướng dẫn thi hành Điều 2 quyết định này, sau khi thoả thuận với Bộ Giáo dục, Bộ Đại học và trung học chuyên nghiệp và Tổng cục Dạy nghề.
Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào
đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.
Reviews
There are no reviews yet.