Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Nghị định về cải tiến công tác quản lý vật tư

NGHỊ ĐỊNH

CỦA HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG SỐ 190-HĐBT NGÀY 27 THÁNG 6 NĂM 1985 VỀ CẢI TIẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ VẬT TƯ

HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng Bộ trưởng ngày 4-7-1981;

Căn cứ Nghị định 35-CP ngày 9-2-1981 của Hội đồng Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Bộ trưởng và chức năng của Bộ trong một số lĩnh vực quản lý Nhà nước;

Để thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về đổi mới công tác quản lý và kinh doanh cung ứng vật tư;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Vật tư,

NGHỊ ĐỊNH

CHƯƠNG MỘT
NGUYÊN TẮC CHUNG

Điều 1- Vật tư kỹ thuật là loại hàng hoá đặc biệt, là tài sản quốc gia, phải được quản lý tập trung thống nhất theo kế hoạch Nhà nước (Trung ương, địa phương, cơ sở), không được trao đổi hoặc mua bán tự do trên thị trường. Chỉ những đơn vị được Nhà nước cho phép mới được kinh doanh cung ứng vật tư.

Điều 2- Vật tư kỹ thuật phải được cung ứng đúng mục đích, hợp nhu cầu, theo định mức kinh tế – kỹ thuật hợp lý.

Nói chung, vật tư phải được tổ chức cung ứng thẳng từ nơi tạo nguồn đến nơi tiêu dùngvới hành trình hợp lý.

Điều 3- Xoá bỏ cơ chế quản lý quan liêu, bao cấp, chuyển hẳn sang cơ chế hạch toán kinh tế và kinh doanh xã hội chủ nghĩa trong cung ứng vật tư, bảo đảm thực hiện tốt các nhiệm vụ kinh tế xã hội trong kế hoạch Nhà nước. Sắp xếp lại mạng lưới kinh doanh theo hướng bỏ bớt các khâu trung gian và bộ máy quản lý cồng kềnh. Tăng cường cải tạo và quản lý chặt chẽ thị trường kinh doanh vật tư.

Điều 4- Gắn công tác nhập khẩu và cung ứng với sản xuất vật tư trong nước để tăng cường mạnh mẽ khả năng vật tư cân đối với yêu cầu phát triển kinh tế văn hoá, xã hội.

CHƯƠNG HAI
QUẢN LÝ VÀ KINH DOANH CUNG ỨNG VẬT TƯ

Điều 5- Sản xuất và quản lý nguồn vật tư trong nước:

1. Đẩy mạnh khai thác nguồn vật tư có khả năng sản xuất trong nước nhằm từng bước thay thế vật tư nhập khẩu. Chú trọng sản xuất các loại khoáng sản, kim loại, hoá chất cơ bản, thiết bị, phụ tùng, vật liệu xây dựng… với quy mô thích hợp.

Ưu tiên cung ứng các điều kiện thiết yếu cho các cơ sở sản xuất vật tư như năng lượng, thiết bị, vận tải… vốn và cho hưởng tỷ suất lợi nhuận cao hơn sản xuất hàng tiêu dùng để khuyến khích sản xuất.

Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước cùng Bộ Vật tư và các ngành cần có quy hoạch và kế hoạch phát triển sản xuất vật tư ngay trong kế hoạch nhà nước 5 năm (1986-1990) và kế hoạch dài hạn đến năm 2000.

Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước đưa vào chương trình nghiên cứu của Nhà nước các đề tài sản xuất một số loại vật tư quan trọng thay thế vật tưnhập khẩu.

2. Tận dụng các nguồn thứ liệu, phế liệu.

Đối với các loại vật tư quan trọng, như máy tổng thành, săm lốp ôtô, dầu thải, bình điện, bao bì,v.v… khi cung ứng vật tư mới cần thu hồi lại vật tư cũ và được thanh toán theo giá trị sử dụng còn lại, Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước quy định mức thu hồi trong kế hoạch phân phối vật tư hàng năm cho các đơn vị sản xuất – kinh doanh.

Các Bộ sản xuất, kinh doanh và các địa phương có trách nhiệm tổ chức thu hồi và sử dụng lại các thứ liệu, phế liệu quan trọng theo kế hoạch của Nhà nước. Đối với những thứ liệu, phế liệu mà cả địa phương và Trung ương đều cần thì khi Trung ương điều đi, cần dành một tỷ lệ hợp lý cho nhu cầu của địa phương (hoặc đổi lại một phần sản phẩm).

Các xí nghiệp muốn giữ lại một phần thứ liệu, phế liệu để tổ chức sản xuất phụ phải được cơ quan quản lý cấp trên cho phép.

Để khuyến khích việc thu hồi và sử dụng thứ liệu, phế liệu nay quy định:

– Bộ Vật tư cùng Uỷ ban Vật giá Nhà nước nghiên cứu điều chỉnh lại giá thu mua thứ liệu, phế liệu cho thoả đáng.

– Tiền thu về thứ liệu, phế liệu được phân phối như sau:

Đối với nguồn phế liệu thuộc tài sản quốc gia như: đường ray hỏng, toa xe hư nát, cầu đổ, phế liệu chiến tranh,v.v… thì sau khi trừ chi phí thu hồi và tuỳ theo giá trị của phế liệu mà dành từ 30% đến 50% số tiền thu được cho đơn vị có phế liệu thu hồi để đưa vào các quỹ của đơn vị, số còn lại nộp vào Ngân sách Nhà nước (không áp dụng với việc trục vớt tàu đắm, thu hồi xác máy bay).

Đối với các thứ liệu, phế liệu phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh thì dành 50% cho cơ sở có thứ liệu, phế liệu thu hồi để đưa vào các quỹ của cơ sở, 50% trừ vào giá thành sản xuất.

Nghiêm cấm các cơ sở sản xuất – kinh doanh biến vật tư nguyên liệu chính thành thứ liệu, phế liệu để tăng thu nhập bất chính.

3. Những loại vật tư ứ đọng (kể cả thiết bị toàn bộ) từ ngày 31-12-1984 trở về trước thì xử lý theo Chỉ thị 316-TTg ngày 19-9-1979 của Thủ tướng Chính phủ; Bộ Tài chính, Bộ Vật tư và Uỷ ban Vật giá Nhà nước soát xét lại và trình Hội đồng Bộ trưởng quyết định những sửa đổi, bổ sung cần thiết cho phù hợp với tình hình mới.

Đối với các loại vật tư, thiết bị không rõ chủ quản thì giao cho Bộ Vật tư để có kế hoạch sử dụng hợp lý.

Kể từ ngày 1-1-1985 nếu xí nghiệp sản xuất và tổ chức cung ứng để vật tư, nguyên liệu, thiết bị, phụ tùng tồn đọng vượt quá định mức quy định (trừ một số loại được Bộ Tài chính cho phép) thì phải vay vốn của ngân hàng với lãi suất lũy tiến.

Điều 6- Quản lý việc nhập khẩu vật tư:

1. Chỉ nhập khẩu những vật tư trong nước chưa sản xuất được hoặc chưa sản xuất đủ. Ưu tiên nhập những vật tư để sản xuất những sản phẩm thiết yếu cho nền kinh tế quốc dân. Ưu tiên nhập vật tư từ khu vực xã hội chủ nghĩa; trường hợp thật cần thiết mới nhập từ khu vực tư bản chủ nghĩa.

Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước cùng Bộ Ngoại thương, Bộ Vật tư nghiên cứu và trình Hội đồng Bộ trưởng quyết định danh mục các loại vật tư, thiết bị không được nhập khẩu.

2. Việc nhập khẩu vật tư theo kế hoạch Nhà nước (Trung ương) được phân công như sau:

– Đối với các loại vật tư thông dụng (như xăng dầu, kim khí, hoá chất, thiết bị lẻ và phụ tùng, vật liệu điện, dụng cụ cơ khí…) thì giao cho các Tổng Công ty cung ứng ngành hàng của Bộ Vật tư cùng các Tổng Công ty của Bộ Ngoại thương đàm phán, ký kết hợp đồng nhập khẩu với nước ngoài và tổ chức tiếp nhận, cung ứng theo kế hoạch Nhà nước.

– Đối với các loại vật tư chuyên dùng của các ngành (như thiết bị và phụ tùng ngành mỏ, đường sắt, hàng hải, nghề cá, y tế, bông sợi và thiết bị phụ tùng ngành dệt…) do các công ty chuyên dùng của các ngành phụ trách đặt hàng nhập khẩu qua các Tổng Công tycủa Bộ Ngoại thương, hoặc tự nhập khẩu (nếu được Nhà nước cho phép).

3. Ngoài phần vật tư nhập khẩu theo kế hoạch Nhà nước (Trung ương) các ngành, các địa phương và cơ sở được nhập khẩu bổ sung các loại vật tư, thiết bị, phụ tùng cần thiết bằng nguồn ngoại tệ tự có của mình, nhưng phải theo đúng những quy định về nhập khẩu vật tư của Nhà nước.

4. Cho phép các tổ chức cung ứng vật tư làm đại lý bán hàng, đại lý bảo hành cho các công ty nước ngoài, nhưng phải phối hợp chặt chẽ với các Tổng Công ty của Bộ Ngoại thương.

Điều 7- Kế hoạch hoá cung ứng vật tư:

1. Nhằm phát huy mạnh mẽ tính chủ động, sáng tạo trong sản xuất, kinh doanh của cơ sở, của ngành và của địa phương, đồng thời bảo đảm sự chỉ đạo thống nhất của Trung ương, kế hoạch cung ứng vật tư phải được xây dựng từ cơ sở và địa phương lên cùng với kế hoạch sản xuất, tiêu thụ và vận tải; những vật tư do Nhà nước thống nhất quản lý phải được tổng hợp theo ngành và địa phương và được cân đối trong kế hoạch Nhà nước. Kế hoạch vật tư phải được ưu tiên bảo đảm cân đối cho những nhiệm vụ chủ yếu, những sản phẩm quan trọng, những xí nghiệp và công trình trọng điểm.

2. Các ngành, các địa phương, các đơn vị cơ sở tận dụng mọi khả năng, triệt để khai thác các nguồn vật tư tự có hoặc bằng liên kết kinh tế và xuất – nhập khẩu để chủ động cân đối kế hoạch phát triển kinh tế, văn hoá ngay từ đầu năm.

3. Trong kế hoạch cân đối và phân phối vật tư hàng năm, Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước căn cứ vào tình hình thực tế về nguồn vật tư cần có kế hoạch từng bước tạo quỹ vật tư dự trữ ở các khâu sản xuất, lưu thông và dự trữ của Hội đồng Bộ trưởng để bảo đảm cho việc cung ứng được ổn định và phòng ngừa các bất trắc.

4. Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước trình Hội đồng Bộ trưởng quyết định trong quý III năm 1985 danh mục những vật tư do Nhà nước thống nhất quản lý và việc phân công, phân cấp cân đối và phân phối.

5. Từ năm 1986 thực hiện việc cân đối và quyết toán hàng năm vật tư, hàng hoá của Nhà nước giao cho các ngành, các địa phương với sản phẩm của ngành và địa phương giao nộp cho Nhà nước. Đối với những địa phương điều kiện sản xuất có khó khăn, Nhà nước có chính sách riêng để hỗ trợ.

6. Dành một số vật tư thông dụng như xăng dầu, sắt thép, xi măng… để bán lẻ cho nhân dân.

Điều 8- Chế độ lưu thông cung ứng vật tư:

1. Để xoá bỏ các cấp trung gian không cần thiết, các tổ chức kinh doanh vật tư của Nhà nước cung ứng thẳng vật tư cho các tổ chức sản xuất, kinh doanh theo chỉ tiêu kế hoạch đã được xét duyệt và hợp đồng đã ký kết.

2. Vật tư của Nhà nước cung ứng cho kinh tế tập thể và kinh tế gia đình trong nông nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp, tiểu và thủ công nghiệp, vận tải tư nhân thông qua các hợp dồng kinh tế hai chiều theo những định mức tiêu hao hợp lý và giá chỉ đạo thống nhất của Nhà nước.

3. Việc điều hoà vật tư từ nơi thừa sang nơi thiếu trong Bộ do Bộ trưởng, trong địa phương do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố quyết định. Địa phương không được điều hoà vật tư của các xí nghiệp của Trung ương đóng tại địa phương; nếu cần điều vật tư do kế hoạch Trung ương phân phối từ ngành này sang ngành khác trong phạm vi địa phương thì cũng phải được sự đồng ý của cơ quan quản lý ngành Trung ương. Trong trường hợp khó khăn vượt quá khả năng điều hoà tại chỗ, có thể yêu cầu các Tổng Công ty hoặc tổ chức kinh doanh cung ứng vật tư ngành hàng điều hoà; chi phí phát sinh trong việc điều hoà do hai bên thoả thuận.

4. Đối với vật tư do các tổ chức kinh doanh vật tư tự khai thác thêm cũng phải đưa vào kếhoạch, nhưng phải hạch toán riêng. Nghiêm cấm việc lợi dụng mua đi bán lại các loại vật tư này để kiếm lời, gây rối loạn thị trường.

5. Các tổ chức kinh doanh cung ứng vật tư cùng với bên tiêu thụ có trách nhiệm tìm mọi biện pháp để thực hiện cung ứng đúng số lượng, đúng phẩm chất, quy cách, đúng giá cả, đúng địa điểm và thời gian giao hàng mà cả hai bên đã thoả thuận trong hợp đồng kinh tế.

6. Thực hiện nghiêm chỉnh chế độ hợp đồng kinh tế về thu mua, nhập khẩu, vận chuyển và cung ứng vật tư. Trong hợp đồng phải quy định rõ trách nhiệm vật chất của mỗi bên, các điều kiện thưởng và phạt rõ ràng. Trọng tài kinh tế Nhà nước các cấp cần tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện hợp đồng kinh tế và kịp thời xử lý các trường hợp vi phạm.

7. Các tổ chức kinh doanh cung ứng vật tư được phép mở rộng các hoạt động gia công chế biến, tổ chức các dịch vụ sửa chữa vật tư, thiết bị để phục vụ tốt hơn sản xuất – kinh doanh trong xã hội. Những hoạt động sản xuấtvà dịch vụ này được hạch toán riêng, được hưởng lợi nhuận, tiền thưởng và chế độ phân phối lợi nhuận như sản xuất phụ trong công nghiệp.

8. Các tổ chức kinh doanh vật tư cần tổ chức các cửa hàng mở rộng mạng lưới bán lẻ hoặc sử dụng các hợp tác xã mua bán mở rộng kinh doanh và làm đại lý bán lẻ những loại vật tư thông dụng cần thiết cho sản xuất và đời sống nhân dân; thu mua và cung ứng thứ liệu, phế liệu.

Tổ chức các cửa hàng thu mua hoặc bán hộ với giá thoả đáng các loại vật tư do công nhân, học sinh, cán bộ và kiều bào ở nước ngoài đem về hoặc gửi về nước.

9. Tiến hành cải tạo tư nhân kinh doanh vật tư theo chính sách cải tạo công thương nghiệp tư doanh của Nhà nước. Phải loại trừ tư nhân khỏi lĩnh vực kinh doanh các loại vật tư kỹ thuật quan trọng do Nhà nước thống nhất quản lý.

Những loại vật tư thông thường do kinh tế tập thể và gia đình sản xuất, khai thác đều phải ưu tiên bán cho Nhà nước; trường hợp các tổ chức kinh doanh của Nhà nước không mua thì được tự tiêu thụ, nhưng phải theo đúng các quy định của Nhà nước về quản lý thị trường. Những loại vật tư quý hiếm thuộc diện Nhà nước thống nhất quản lý thì chỉ được bán cho cơ quan thu mua của Nhà nước không được lưu thông tự do.

Kiểm soát chặt chẽ các hoạt động gia công sản xuất của kinh tế quốc doanh với kinh tế tập thể và tư nhân về định mức tiêu hao vật tư và phải quyết toán vật tư theo từng hợp đồng.

Nghiêm cấm các cơ quan, tổ chức kinh tế của Nhà nước hoạt động kinh doanh vật tư trái phép.

Trừng trị thích đáng bọn trộm cắp, móc ngoặc và đầu cơ buôn lậu các loại vật tư kỹ thuật.

Điều 9- Vận chuyển vật tư:

1. Bộ giao thông vận tải có trách nhiệm bảo đảm vận chuyển vật tư, hàng hoá đến nơi tiêu dùng nhanh chóng, thuận tiện và tiết kiệm, cụ thể là:

– Đối với các loại vật tư có khối lượng lớn như than, gỗ, xi măng, sắt thép, xăng dầu, cần vận chuyển thẳng đến các xí nghiệp lớn và các công trình trọng điểm của Nhà nước.

– Đối với các loại vật tư phục vụ nông nghiệp như xăng dầu, phân bón, thuốc trừ sâu, vận chuyển thẳng đến huyện lỵ hoặc đầu mối gần huyện lỵ nhất. Việc vận chuyển vật tư từ huyện lỵ về cơ sở sản xuất chủ yếu dùng phương tiện vận tải thô sơ của các cơ sở sản xuất.

2. Các đơn vị chủ hàng và chủ phương tiện trong phạm vi trách nhiệm của mình phối hợp chặt chẽ với lực lượng công an để tổ chức việc bảo vệ, bảo quản vật tư, thiết bị, hàng hoá ở trong kho, tại ga, bến cảng hoặc đi trên đường, không để mất mát, hư hỏng. Coi trọng việc tổ chức bốc dỡ, điều hoà vận chuyển, giao nhận hàng hoá để giải toả cảng nhanh chóng.

3. Chủ phương tiện vận tải có trách nhiệm quản lý toàn bộ số vật tư, hàng hoá trên đường vận chuyển. Chủ hàng được phép thực hiện chế độ khoán đối với chủ phương tiện và được trích từ lợi nhuận để khen thưởng cho bên vận chuyển bảo đảm đúng thời gian, đủ số lượng và chất lượng. Trường hợp để hao hụt, mất mát, hư hỏng quá mức quy định thì chủ phương tiện có trách nhiệm bồi thường cho chủ hàng, trường hợp nghiêm trọng còn có thể còn có thể bị xử lý về mặt hành chính hoặc bị truy tố trước pháp luật.

4. Cho phép các Tổng Công ty và Công ty ngành hàng được tổ chức lực lượng vận tải chủ lực để giải quyết những yêu cầu cấp bách, đột xuất, vận chuyển đường ngắn…

Điều 10- Sử dụng và quyết toán vật tư:

1. Việc sử dụng vật tư phải đúng mục đích, theo định mức hợp lý.

Vật tư, nguyên liệu mà cơ sở sản xuất – kinh doanh tiết kiệm được thì thưởng theo quy định trong Nghị quyết số 156-HĐBT ngày 30-11-1984.

Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước cần rà soát lại hệ thống định mức, tiêu chuẩn, bổ sung những định mức cần thiết và sửa đổi những định mức bất hợp lý. Các ngành, các cấp, các đơn vị sản xuất – kinh doanh phải căn cứ vào các định mức hợp lý để lập kế hoạch sản xuất, cung ứng vật tư và quyết toán vật tư.

2. Nghiêm chỉnh thực hiện chế độ báo cáo thống kê và định kỳ kiểm kê vật tư hàng hoá. Các đơn vị kinh doanh cung ứng vật tư phải nắm chắc tình hình vật tư: chủng loại, quy cách ở các khâu thu mua, nhập khẩu, cung ứng, tồn kho ở các kho, bãi, bến cảng, nhà ga, trên đường vận chuyển.

3. Tăng cường công tác thanh tra vật tư, kịp thời xử lý các trường hợp vi phạm chế độ về phân phối, vận chuyển, cung ứng và sử dụng vật tư.

4. Thực hiện nghiêm ngặt chế độ trách nhiệm vật chất đối với mọi cán bộ, nhân viên quản lý vật tư để vật tư bị mất mát, hư hỏng, cung ứng và sử dụng sai chế độ, chính sách bằng các hình thức: bồi thường thiệt hại về vật chất; trường hợp nghiêm trọng còn bị xử lý kỷ luật hành chính hoặc truy tố trước pháp luật.

5. Thực hiện nghiêm chỉnh Quyết định số 195-HĐBT ngày 14-12-1982 của Hội đồng Bộ trưởng về chế độ quyết toán vật tư trong nền kinh tế quốc dân.

Những đơn vị sản xuất – kinh doanh không quyết toán vật tư theo đúng quy định thì cơ quan cung ứng được phép tạm ngừng việc cung ứng.

Bộ Vật tư chịu trách nhiệm hướng dẫn và xét duyệt việc quyết toán vật tư.

CHƯƠNG BA
CHẾ ĐỘ KINH TẾ – TÀI CHÍNH VÀ XÂY DỰNG CƠ SỞ
VẬT CHẤT KỸ THUẬT CỦA ĐƠN VỊ KINH DOANH
CUNG ỨNG VẬT TƯ

Điều 11- Hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh giao cho các tổ chức kinh doanh cung ứng vật tư bao gồm:

1. Tổng doanh số bán ra (đã bán hàng thu tiền về) theo giá kế hoạch.

2. Số lượng mặt hàng chủ yếu bán ra theo kế hoạch, trong đó cho các đơn vị trọng điểm theo hợp đồng kinh tế.

3. Tỷ lệ giảm chi phí lưu thông (% so với định mức).

4. Lợi nhuận và các khoản nộp ngân sách.

5. Vật tư được Nhà nước phân phối để làm nhiệm vụ cung ứng.

Điều 12- Uỷ ban Vật giá Nhà nước, Bộ Tài chính cùng Bộ vật tư tính toán lại chiết khấu lưu thông vật tư cho phù hợp với đặc điểm kinh doanh của từng ngành hàng, bảo đảm bù đắp được chi phí lưu thông và có lợi nhuận định mức hợp lý, bảo đảm 3 quỹ như đối với xí nghiệp công nghiệp quốc doanh.

Điều 13- Bộ Tài chính cùng các ngành có liên quan điều chỉnh mức khấu hao sửa chữa lớn tài sản cố định và phần để lại thích đáng cho các tổ chức kinh doanh cung ứng vật tư.

Điều 14- Vốn lưu động định mức thực hiện theo chế độ hiện hành của Nhà nước. Để mở rộng kinh doanh ngoài chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước, được phép vay của Ngân hàng bổ sung vốn lưu động.

Điều 15- Mức lợi nhuận của các tổ chức kinh doanh vật tư được tính như sau:

– Đối với các loại vật tư cung ứng theo kế hoạch Nhà nước được hưởng định mức từ 1% đến 1,5% trên doanh số bán ra tuỳ theo ngành hàng.

– Đối với các loại vật tư do tổ chức kinh doanh vật tư khai thác từ các nguồn (kể cả vật tư thuộc diện Nhà nước thống nhất quản lý) được hưởng mức cao hơn, nhưng không vượt quá 2 lần lợi nhuận định mức của vật tư cùng loại kinh doanh theo kế hoạch Nhà nước.

Việc phân phối lợi nhuận trong các tổ chức kinh doanh vật tư được áp dụng như đối với các xí nghiệp công nghiệp theo Nghị quyết số 156-HĐBT ngày 30 tháng 11 năm 1984.

Điều 16- Thực hiện chính sách một giá đối với vật tư do Nhà nước thống nhất quản lý để tạo sự ổn định về giá cả cho cơ sở sản xuất, kinh doanh tiến hành hạch toán kinh tế. Áp dụng giá khu vực đối với một số loại vật tư, chủ yếu nhằm giải quyết chênh lệch về chi phí vận chuyển gỗ, than, xi măng.

Có chính sách giá cả hợp lý để khuyến khích sản xuất sử dụng vật tư trong nước; khuyến khích thu hồi và sử dụng thứ liệu, phế liệu.

Giá vật tư của Nhà nước phải được chấp hành nghiêm chỉnh; tất cả các ngành các cấp không được tuỳ tiện thay đổi giá bán, giá mua vật tư hoặc tự ý thu thêm tiền dưới bất cứ hình thức nào.

Điều 17- Các tổ chức kinh doanh cung ứng vật tư phải có biện pháp tận dụng công suất, thiết bị, phương tiện, kho tàng bến bãi hiện có đồng thời có quy hoạch về kế hoạch xây dựng thêm một số kho tàng ở các đầu mối giao nhận, nơi tập kết và dự trữ vật tư.

Bộ Vật tư cùng với Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước xây dựng phương án tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho ngành (trước mắt cho hệ thống xăng dầu) trình Thường vụ Hội đồng Bộ trưởng xem xét và giải quyết trong quý IV năm 1985.

CHƯƠNG BỐN
HỆ THỐNG TỔ CHỨC KINH DOANH CUNG ỨNG VẬT TƯ
VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VẬT TƯ

Điều 18- Hệ thống kinh doanh cung ứng vật tư được tổ chức như sau:

1. Trung ương:

Đối với vật tư thông dụng, tổ chức các Tổng Công ty theo ngành hàng: xăng dầu, kim khí, hoá chất và vật liệu điện thiết bị và phụ tùng, và trực thuộc Bộ Vật tư.

– Tổng Công ty cung ứng than trực thuộc Liên hiệp các xí nghiệp than (Bộ Mỏ và Than).

– Tổng Công ty cung ứng xi măng trực thuộc Bộ Xây dựng.

– Tổng Công ty cung ứng lâm sản trực thuộc Bộ Lâm nghiệp.

– Tổng Công ty vật tư phục vụ nông nghiệp trực thuộc Bộ Nông nghiệp.

Tổng Công ty tổ chức các Công ty hoặc Trung tâm, trạm phân phối trực thuộc đóng tại các khu vực kinh tế để thay mặt Tổng Công ty tiếp nhận vật tư từ các đầu mối nhập khẩu, đầu mối giao thông (ga, bến cảng) đầu nguồn sản xuất trong nước và cung ứng thẳng đến các cơ sở sản xuất, các huyện, thị xã… trên địa bàn được phân công; đồng thời, có thể làm nhiệm vụ đại lý cho các ngành hàng khác.

Đối với vật tư chuyên dùng, các ngành có nhu cầu lớn được tổ chức một công ty vật tư chuyên dùng.

2. tỉnh và thành phố, những nơi kinh doanh thêm vật tư với khối lượng lớn ngoài kế hoạch cung ứng của Trung ương thì tổ chức một Công ty vật tư của địa phương, nhưng cần bàn với Bộ Vật tư để có kế hoạch phối hợp kinh doanh, tránh sự trùng lắp, cồng kềnh về tổ chức.

3. mỗi huyện và thị xã được tổ chức một Công ty vật tư trực thuộc Uỷ ban Nhân dân huyện.

4. Nhiệm vụ của các tổ chức kinh doanh cung ứng vật tư được quy định như sau:

a) Các Tổng Công ty ngành hàng Trung ương có nhiệm vụ:

– Tổ chức nắm nhu cầu vật tư thuộc ngành hàng trên phạm vi cả nước và trực tiếp đặt hàng trong nước và nhập khẩu.

– Tiếp nhận, điều hoà và tổ chức cung ứng cho các nhu cầu của cả nước về mặt hàng được phân công. Tổng công ty ngành hàng là tổ chức kinh doanh thực hiện hạch toán kinh tế tập trung.

b) Các Công ty vật tư chuyên dùng của các Bộ, Tổng cục chỉ kinh doanh cung ứng các loại vật tư chuyên dùng được phân công, không được kinh doanh các loại vật tư khác, không có mạng lưới ở các địa phương; cần sử dụng các Công ty của Bộ Vật tư hoặc của địa phương làm đại lý cung ứng cho những nhu cầu nhỏ lẻ.

c) Công ty vật tư tỉnh, thành phố có nhiệm vụ:

– Khai thác thu mua và cung ứng các loại vật tư từ nguồn của địa phương.

– Làm đại lý cho các Tổng Công ty và Công ty Trung ương, trong việc cung ứng cho các xí nghiệp có nhu cầu nhỏ lẻ.

d) Công ty vật tư huyện có nhiệm vụ:

– Tổ chức tiếp nhận và cung ứng vật tư cho các hợp tác xã nông nghiệp và tiểucông nghiệp, thủ công nghiệp trên địa bàn huyện.

– Khai thác, thu mua và cung ứng các loại vật tư từ nguồn của địa phương.

– Làm đại lý cung ứng cho các Tổng Công ty, Công ty Trung ương và tỉnh đối với các xí nghiệp của Trung ương và tỉnh đóng trên địa bàn.

(Riêng việc cung ứng vật tư lâm sản ở các huyện trung du và miền núi vẫn do xí nghiệp khai thác và cung ứng lâm sản của huyện đảm nhiệm).

5. các quận nội thành và thị xã tỉnh lỵ nói chung không tổ chức Công ty vật tư của quận, thị xã, mà do Công ty vật tư tỉnh, thành phố trực tiếp làm nhiệm vụ kinh doanh cung ứng. một số quận thuộc các thành phố lớn có tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp phát triển thì tuỳ theo tình hình cụ thể có thể tổ chức Công ty vật tư của quận.

Điều 19- Chức năng quản lý hành chính Nhà nước về vật tư:

1. Bộ phận vật tư có nhiệm vụ quyền hạn sau đây:

Trình Hội đồng Bộ trưởng quyết định các chính sách, chế độ, hoặc quyết định theo uỷ quyền của Hội đồng Bộ trưởng các chế độ, biện pháp về tạo nguồn vật tư, phân phối, lưu thông, bảo quản và sử dụng vật tư.

– Trình Hội đồng Bộ trưởng quyết định về hệ thống tổ chức vật tư trong nền kinh tế quốc dân, quy hoạch thống nhất các hệ thống kho tàng.

Quyết định các biện pháp cụ thể nhằm thực hiện những chính sách chế độ của Nhà nước về quản lý, kinh doanh, vật tư và hướng dẫn, kiểm tra các ngành, các cấp, các đơn vị cơ sở trong cả nước trong việc thực hiện các chủ trương biện pháp đó.

– Cùng với Bộ Đại học và trung học chuyên nghiệp và các ngành hữu quan xây dựng quy hoạch và kế hoạch đào tạo bồi dưỡng và sử dụng cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật cho hệ thống kinh doanh vật tư; trước mắt, chú trọng các Công ty kinh doanh vật tư huyện.

– Có kế hoạch và biện pháp tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng, bồi dưỡng phẩm chất, đạo đức cho cán bộ, công nhân, viên chức làm công tác vật tư; đề cao ý thức làm chủ tập thể, bảo vệ của công, phục vụ sản xuất; kiên quyết đấu tranh chống mọi hành vi cửa quyền, móc ngoặc, hối lộ, tham ô.

2. Các Bộ có làm công tác cung ứng vật tư có nhiệm vụ nắm nhu cầu về các loại thiết bị, vật tư và khả năng về nguồn vật tư trong và ngoài nước, trình Hội đồng Bộ trưởng quyết định các biện pháp về sản xuất, nhập khẩu, phân phối và sử dụng.

3. Các Bộ sử dụng thiết bị, vật tư có nhiệm vụ căn cứ quy định của Nhà nước, xây dựng các chế độ, tiêu chuẩn, định mức về sử dụng vật tư, chỉ đạo các đơn vị thuộc Bộ thực hiện nghiêm chỉnh các chế độ, tiêu chuẩn, định mức của Nhà nước.

4. Uỷ ban Nhân dân các cấp có nhiệm vụ kiểm tra đôn đốc các tổ chức sản xuất, kinh doanh vật tư hoạt động trên địa bàn chấp hành các chính sách, chế độ về quản lý vật tư và quản lý thị trường vật tư.

Điều 20- Các Bộ, các địa phương có trách nhiệm sắp xếp, củng cố các tổ chức kinh doanh vật tư của mình theo những quy định trên; xoá bỏ những tổ chức trung gian, kinh doanh vật tư trái phép.

Việc thành lập các tổ chức mới, sửa đổi các tổ chức quản lý, kinh doanh hiện có do Bộ trưởng hoặc Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố quyết định sau khi có sự thoả thuận của Bộ trưởng Bộ Vật tư.

CHƯƠNG NĂM
TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 21- Bộ trưởng Bộ Vật tư có trách nhiệm xây dựng phương án triển khai Nghị định vào quý III năm 1985 và cùng các Bộ, Uỷ ban Nhân dân các cấp hoàn thành việc sắp xếp lại hệ thống cung ứng vật tư trong năm 1985.

Điều 22- Các Bộ làm chức năng tổng hợp, căn cứ vào chức năng nhiệm vụ được phân công, ra các văn bản hướng dẫn thi hành Nghị định này trong quý III năm 1985.

Điều 23- Bộ trưởng Bộ Vật tư có nhiệm vụ kiểm tra, đôn đốc các ngành, các địa phương, các đơn vị cơ sở thực hiện và định kỳ báo cáo cho Hội đồng Bộ trưởng biết về kết quả thực hiện Nghị định.

Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký. Các quy định trước đây trái với Nghị định này đều bãi bỏ.

Thuộc tính văn bản
Nghị định về cải tiến công tác quản lý vật tư
Cơ quan ban hành: Hội đồng Bộ trưởng Số công báo: Đang cập nhật
Số hiệu: 190-HĐBT Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Nghị định Người ký: Tố Hữu
Ngày ban hành: 27/06/1985 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực:
Tóm tắt văn bản
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

NGHỊ ĐỊNH

CỦA HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG SỐ 190-HĐBT NGÀY 27 THÁNG 6 NĂM 1985 VỀ CẢI TIẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ VẬT TƯ

HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng Bộ trưởng ngày 4-7-1981;

Căn cứ Nghị định 35-CP ngày 9-2-1981 của Hội đồng Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Bộ trưởng và chức năng của Bộ trong một số lĩnh vực quản lý Nhà nước;

Để thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về đổi mới công tác quản lý và kinh doanh cung ứng vật tư;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Vật tư,

NGHỊ ĐỊNH

CHƯƠNG MỘT
NGUYÊN TẮC CHUNG

Điều 1- Vật tư kỹ thuật là loại hàng hoá đặc biệt, là tài sản quốc gia, phải được quản lý tập trung thống nhất theo kế hoạch Nhà nước (Trung ương, địa phương, cơ sở), không được trao đổi hoặc mua bán tự do trên thị trường. Chỉ những đơn vị được Nhà nước cho phép mới được kinh doanh cung ứng vật tư.

Điều 2- Vật tư kỹ thuật phải được cung ứng đúng mục đích, hợp nhu cầu, theo định mức kinh tế – kỹ thuật hợp lý.

Nói chung, vật tư phải được tổ chức cung ứng thẳng từ nơi tạo nguồn đến nơi tiêu dùngvới hành trình hợp lý.

Điều 3- Xoá bỏ cơ chế quản lý quan liêu, bao cấp, chuyển hẳn sang cơ chế hạch toán kinh tế và kinh doanh xã hội chủ nghĩa trong cung ứng vật tư, bảo đảm thực hiện tốt các nhiệm vụ kinh tế xã hội trong kế hoạch Nhà nước. Sắp xếp lại mạng lưới kinh doanh theo hướng bỏ bớt các khâu trung gian và bộ máy quản lý cồng kềnh. Tăng cường cải tạo và quản lý chặt chẽ thị trường kinh doanh vật tư.

Điều 4- Gắn công tác nhập khẩu và cung ứng với sản xuất vật tư trong nước để tăng cường mạnh mẽ khả năng vật tư cân đối với yêu cầu phát triển kinh tế văn hoá, xã hội.

CHƯƠNG HAI
QUẢN LÝ VÀ KINH DOANH CUNG ỨNG VẬT TƯ

Điều 5- Sản xuất và quản lý nguồn vật tư trong nước:

1. Đẩy mạnh khai thác nguồn vật tư có khả năng sản xuất trong nước nhằm từng bước thay thế vật tư nhập khẩu. Chú trọng sản xuất các loại khoáng sản, kim loại, hoá chất cơ bản, thiết bị, phụ tùng, vật liệu xây dựng… với quy mô thích hợp.

Ưu tiên cung ứng các điều kiện thiết yếu cho các cơ sở sản xuất vật tư như năng lượng, thiết bị, vận tải… vốn và cho hưởng tỷ suất lợi nhuận cao hơn sản xuất hàng tiêu dùng để khuyến khích sản xuất.

Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước cùng Bộ Vật tư và các ngành cần có quy hoạch và kế hoạch phát triển sản xuất vật tư ngay trong kế hoạch nhà nước 5 năm (1986-1990) và kế hoạch dài hạn đến năm 2000.

Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước đưa vào chương trình nghiên cứu của Nhà nước các đề tài sản xuất một số loại vật tư quan trọng thay thế vật tưnhập khẩu.

2. Tận dụng các nguồn thứ liệu, phế liệu.

Đối với các loại vật tư quan trọng, như máy tổng thành, săm lốp ôtô, dầu thải, bình điện, bao bì,v.v… khi cung ứng vật tư mới cần thu hồi lại vật tư cũ và được thanh toán theo giá trị sử dụng còn lại, Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước quy định mức thu hồi trong kế hoạch phân phối vật tư hàng năm cho các đơn vị sản xuất – kinh doanh.

Các Bộ sản xuất, kinh doanh và các địa phương có trách nhiệm tổ chức thu hồi và sử dụng lại các thứ liệu, phế liệu quan trọng theo kế hoạch của Nhà nước. Đối với những thứ liệu, phế liệu mà cả địa phương và Trung ương đều cần thì khi Trung ương điều đi, cần dành một tỷ lệ hợp lý cho nhu cầu của địa phương (hoặc đổi lại một phần sản phẩm).

Các xí nghiệp muốn giữ lại một phần thứ liệu, phế liệu để tổ chức sản xuất phụ phải được cơ quan quản lý cấp trên cho phép.

Để khuyến khích việc thu hồi và sử dụng thứ liệu, phế liệu nay quy định:

– Bộ Vật tư cùng Uỷ ban Vật giá Nhà nước nghiên cứu điều chỉnh lại giá thu mua thứ liệu, phế liệu cho thoả đáng.

– Tiền thu về thứ liệu, phế liệu được phân phối như sau:

Đối với nguồn phế liệu thuộc tài sản quốc gia như: đường ray hỏng, toa xe hư nát, cầu đổ, phế liệu chiến tranh,v.v… thì sau khi trừ chi phí thu hồi và tuỳ theo giá trị của phế liệu mà dành từ 30% đến 50% số tiền thu được cho đơn vị có phế liệu thu hồi để đưa vào các quỹ của đơn vị, số còn lại nộp vào Ngân sách Nhà nước (không áp dụng với việc trục vớt tàu đắm, thu hồi xác máy bay).

Đối với các thứ liệu, phế liệu phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh thì dành 50% cho cơ sở có thứ liệu, phế liệu thu hồi để đưa vào các quỹ của cơ sở, 50% trừ vào giá thành sản xuất.

Nghiêm cấm các cơ sở sản xuất – kinh doanh biến vật tư nguyên liệu chính thành thứ liệu, phế liệu để tăng thu nhập bất chính.

3. Những loại vật tư ứ đọng (kể cả thiết bị toàn bộ) từ ngày 31-12-1984 trở về trước thì xử lý theo Chỉ thị 316-TTg ngày 19-9-1979 của Thủ tướng Chính phủ; Bộ Tài chính, Bộ Vật tư và Uỷ ban Vật giá Nhà nước soát xét lại và trình Hội đồng Bộ trưởng quyết định những sửa đổi, bổ sung cần thiết cho phù hợp với tình hình mới.

Đối với các loại vật tư, thiết bị không rõ chủ quản thì giao cho Bộ Vật tư để có kế hoạch sử dụng hợp lý.

Kể từ ngày 1-1-1985 nếu xí nghiệp sản xuất và tổ chức cung ứng để vật tư, nguyên liệu, thiết bị, phụ tùng tồn đọng vượt quá định mức quy định (trừ một số loại được Bộ Tài chính cho phép) thì phải vay vốn của ngân hàng với lãi suất lũy tiến.

Điều 6- Quản lý việc nhập khẩu vật tư:

1. Chỉ nhập khẩu những vật tư trong nước chưa sản xuất được hoặc chưa sản xuất đủ. Ưu tiên nhập những vật tư để sản xuất những sản phẩm thiết yếu cho nền kinh tế quốc dân. Ưu tiên nhập vật tư từ khu vực xã hội chủ nghĩa; trường hợp thật cần thiết mới nhập từ khu vực tư bản chủ nghĩa.

Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước cùng Bộ Ngoại thương, Bộ Vật tư nghiên cứu và trình Hội đồng Bộ trưởng quyết định danh mục các loại vật tư, thiết bị không được nhập khẩu.

2. Việc nhập khẩu vật tư theo kế hoạch Nhà nước (Trung ương) được phân công như sau:

– Đối với các loại vật tư thông dụng (như xăng dầu, kim khí, hoá chất, thiết bị lẻ và phụ tùng, vật liệu điện, dụng cụ cơ khí…) thì giao cho các Tổng Công ty cung ứng ngành hàng của Bộ Vật tư cùng các Tổng Công ty của Bộ Ngoại thương đàm phán, ký kết hợp đồng nhập khẩu với nước ngoài và tổ chức tiếp nhận, cung ứng theo kế hoạch Nhà nước.

– Đối với các loại vật tư chuyên dùng của các ngành (như thiết bị và phụ tùng ngành mỏ, đường sắt, hàng hải, nghề cá, y tế, bông sợi và thiết bị phụ tùng ngành dệt…) do các công ty chuyên dùng của các ngành phụ trách đặt hàng nhập khẩu qua các Tổng Công tycủa Bộ Ngoại thương, hoặc tự nhập khẩu (nếu được Nhà nước cho phép).

3. Ngoài phần vật tư nhập khẩu theo kế hoạch Nhà nước (Trung ương) các ngành, các địa phương và cơ sở được nhập khẩu bổ sung các loại vật tư, thiết bị, phụ tùng cần thiết bằng nguồn ngoại tệ tự có của mình, nhưng phải theo đúng những quy định về nhập khẩu vật tư của Nhà nước.

4. Cho phép các tổ chức cung ứng vật tư làm đại lý bán hàng, đại lý bảo hành cho các công ty nước ngoài, nhưng phải phối hợp chặt chẽ với các Tổng Công ty của Bộ Ngoại thương.

Điều 7- Kế hoạch hoá cung ứng vật tư:

1. Nhằm phát huy mạnh mẽ tính chủ động, sáng tạo trong sản xuất, kinh doanh của cơ sở, của ngành và của địa phương, đồng thời bảo đảm sự chỉ đạo thống nhất của Trung ương, kế hoạch cung ứng vật tư phải được xây dựng từ cơ sở và địa phương lên cùng với kế hoạch sản xuất, tiêu thụ và vận tải; những vật tư do Nhà nước thống nhất quản lý phải được tổng hợp theo ngành và địa phương và được cân đối trong kế hoạch Nhà nước. Kế hoạch vật tư phải được ưu tiên bảo đảm cân đối cho những nhiệm vụ chủ yếu, những sản phẩm quan trọng, những xí nghiệp và công trình trọng điểm.

2. Các ngành, các địa phương, các đơn vị cơ sở tận dụng mọi khả năng, triệt để khai thác các nguồn vật tư tự có hoặc bằng liên kết kinh tế và xuất – nhập khẩu để chủ động cân đối kế hoạch phát triển kinh tế, văn hoá ngay từ đầu năm.

3. Trong kế hoạch cân đối và phân phối vật tư hàng năm, Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước căn cứ vào tình hình thực tế về nguồn vật tư cần có kế hoạch từng bước tạo quỹ vật tư dự trữ ở các khâu sản xuất, lưu thông và dự trữ của Hội đồng Bộ trưởng để bảo đảm cho việc cung ứng được ổn định và phòng ngừa các bất trắc.

4. Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước trình Hội đồng Bộ trưởng quyết định trong quý III năm 1985 danh mục những vật tư do Nhà nước thống nhất quản lý và việc phân công, phân cấp cân đối và phân phối.

5. Từ năm 1986 thực hiện việc cân đối và quyết toán hàng năm vật tư, hàng hoá của Nhà nước giao cho các ngành, các địa phương với sản phẩm của ngành và địa phương giao nộp cho Nhà nước. Đối với những địa phương điều kiện sản xuất có khó khăn, Nhà nước có chính sách riêng để hỗ trợ.

6. Dành một số vật tư thông dụng như xăng dầu, sắt thép, xi măng… để bán lẻ cho nhân dân.

Điều 8- Chế độ lưu thông cung ứng vật tư:

1. Để xoá bỏ các cấp trung gian không cần thiết, các tổ chức kinh doanh vật tư của Nhà nước cung ứng thẳng vật tư cho các tổ chức sản xuất, kinh doanh theo chỉ tiêu kế hoạch đã được xét duyệt và hợp đồng đã ký kết.

2. Vật tư của Nhà nước cung ứng cho kinh tế tập thể và kinh tế gia đình trong nông nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp, tiểu và thủ công nghiệp, vận tải tư nhân thông qua các hợp dồng kinh tế hai chiều theo những định mức tiêu hao hợp lý và giá chỉ đạo thống nhất của Nhà nước.

3. Việc điều hoà vật tư từ nơi thừa sang nơi thiếu trong Bộ do Bộ trưởng, trong địa phương do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố quyết định. Địa phương không được điều hoà vật tư của các xí nghiệp của Trung ương đóng tại địa phương; nếu cần điều vật tư do kế hoạch Trung ương phân phối từ ngành này sang ngành khác trong phạm vi địa phương thì cũng phải được sự đồng ý của cơ quan quản lý ngành Trung ương. Trong trường hợp khó khăn vượt quá khả năng điều hoà tại chỗ, có thể yêu cầu các Tổng Công ty hoặc tổ chức kinh doanh cung ứng vật tư ngành hàng điều hoà; chi phí phát sinh trong việc điều hoà do hai bên thoả thuận.

4. Đối với vật tư do các tổ chức kinh doanh vật tư tự khai thác thêm cũng phải đưa vào kếhoạch, nhưng phải hạch toán riêng. Nghiêm cấm việc lợi dụng mua đi bán lại các loại vật tư này để kiếm lời, gây rối loạn thị trường.

5. Các tổ chức kinh doanh cung ứng vật tư cùng với bên tiêu thụ có trách nhiệm tìm mọi biện pháp để thực hiện cung ứng đúng số lượng, đúng phẩm chất, quy cách, đúng giá cả, đúng địa điểm và thời gian giao hàng mà cả hai bên đã thoả thuận trong hợp đồng kinh tế.

6. Thực hiện nghiêm chỉnh chế độ hợp đồng kinh tế về thu mua, nhập khẩu, vận chuyển và cung ứng vật tư. Trong hợp đồng phải quy định rõ trách nhiệm vật chất của mỗi bên, các điều kiện thưởng và phạt rõ ràng. Trọng tài kinh tế Nhà nước các cấp cần tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện hợp đồng kinh tế và kịp thời xử lý các trường hợp vi phạm.

7. Các tổ chức kinh doanh cung ứng vật tư được phép mở rộng các hoạt động gia công chế biến, tổ chức các dịch vụ sửa chữa vật tư, thiết bị để phục vụ tốt hơn sản xuất – kinh doanh trong xã hội. Những hoạt động sản xuấtvà dịch vụ này được hạch toán riêng, được hưởng lợi nhuận, tiền thưởng và chế độ phân phối lợi nhuận như sản xuất phụ trong công nghiệp.

8. Các tổ chức kinh doanh vật tư cần tổ chức các cửa hàng mở rộng mạng lưới bán lẻ hoặc sử dụng các hợp tác xã mua bán mở rộng kinh doanh và làm đại lý bán lẻ những loại vật tư thông dụng cần thiết cho sản xuất và đời sống nhân dân; thu mua và cung ứng thứ liệu, phế liệu.

Tổ chức các cửa hàng thu mua hoặc bán hộ với giá thoả đáng các loại vật tư do công nhân, học sinh, cán bộ và kiều bào ở nước ngoài đem về hoặc gửi về nước.

9. Tiến hành cải tạo tư nhân kinh doanh vật tư theo chính sách cải tạo công thương nghiệp tư doanh của Nhà nước. Phải loại trừ tư nhân khỏi lĩnh vực kinh doanh các loại vật tư kỹ thuật quan trọng do Nhà nước thống nhất quản lý.

Những loại vật tư thông thường do kinh tế tập thể và gia đình sản xuất, khai thác đều phải ưu tiên bán cho Nhà nước; trường hợp các tổ chức kinh doanh của Nhà nước không mua thì được tự tiêu thụ, nhưng phải theo đúng các quy định của Nhà nước về quản lý thị trường. Những loại vật tư quý hiếm thuộc diện Nhà nước thống nhất quản lý thì chỉ được bán cho cơ quan thu mua của Nhà nước không được lưu thông tự do.

Kiểm soát chặt chẽ các hoạt động gia công sản xuất của kinh tế quốc doanh với kinh tế tập thể và tư nhân về định mức tiêu hao vật tư và phải quyết toán vật tư theo từng hợp đồng.

Nghiêm cấm các cơ quan, tổ chức kinh tế của Nhà nước hoạt động kinh doanh vật tư trái phép.

Trừng trị thích đáng bọn trộm cắp, móc ngoặc và đầu cơ buôn lậu các loại vật tư kỹ thuật.

Điều 9- Vận chuyển vật tư:

1. Bộ giao thông vận tải có trách nhiệm bảo đảm vận chuyển vật tư, hàng hoá đến nơi tiêu dùng nhanh chóng, thuận tiện và tiết kiệm, cụ thể là:

– Đối với các loại vật tư có khối lượng lớn như than, gỗ, xi măng, sắt thép, xăng dầu, cần vận chuyển thẳng đến các xí nghiệp lớn và các công trình trọng điểm của Nhà nước.

– Đối với các loại vật tư phục vụ nông nghiệp như xăng dầu, phân bón, thuốc trừ sâu, vận chuyển thẳng đến huyện lỵ hoặc đầu mối gần huyện lỵ nhất. Việc vận chuyển vật tư từ huyện lỵ về cơ sở sản xuất chủ yếu dùng phương tiện vận tải thô sơ của các cơ sở sản xuất.

2. Các đơn vị chủ hàng và chủ phương tiện trong phạm vi trách nhiệm của mình phối hợp chặt chẽ với lực lượng công an để tổ chức việc bảo vệ, bảo quản vật tư, thiết bị, hàng hoá ở trong kho, tại ga, bến cảng hoặc đi trên đường, không để mất mát, hư hỏng. Coi trọng việc tổ chức bốc dỡ, điều hoà vận chuyển, giao nhận hàng hoá để giải toả cảng nhanh chóng.

3. Chủ phương tiện vận tải có trách nhiệm quản lý toàn bộ số vật tư, hàng hoá trên đường vận chuyển. Chủ hàng được phép thực hiện chế độ khoán đối với chủ phương tiện và được trích từ lợi nhuận để khen thưởng cho bên vận chuyển bảo đảm đúng thời gian, đủ số lượng và chất lượng. Trường hợp để hao hụt, mất mát, hư hỏng quá mức quy định thì chủ phương tiện có trách nhiệm bồi thường cho chủ hàng, trường hợp nghiêm trọng còn có thể còn có thể bị xử lý về mặt hành chính hoặc bị truy tố trước pháp luật.

4. Cho phép các Tổng Công ty và Công ty ngành hàng được tổ chức lực lượng vận tải chủ lực để giải quyết những yêu cầu cấp bách, đột xuất, vận chuyển đường ngắn…

Điều 10- Sử dụng và quyết toán vật tư:

1. Việc sử dụng vật tư phải đúng mục đích, theo định mức hợp lý.

Vật tư, nguyên liệu mà cơ sở sản xuất – kinh doanh tiết kiệm được thì thưởng theo quy định trong Nghị quyết số 156-HĐBT ngày 30-11-1984.

Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước cần rà soát lại hệ thống định mức, tiêu chuẩn, bổ sung những định mức cần thiết và sửa đổi những định mức bất hợp lý. Các ngành, các cấp, các đơn vị sản xuất – kinh doanh phải căn cứ vào các định mức hợp lý để lập kế hoạch sản xuất, cung ứng vật tư và quyết toán vật tư.

2. Nghiêm chỉnh thực hiện chế độ báo cáo thống kê và định kỳ kiểm kê vật tư hàng hoá. Các đơn vị kinh doanh cung ứng vật tư phải nắm chắc tình hình vật tư: chủng loại, quy cách ở các khâu thu mua, nhập khẩu, cung ứng, tồn kho ở các kho, bãi, bến cảng, nhà ga, trên đường vận chuyển.

3. Tăng cường công tác thanh tra vật tư, kịp thời xử lý các trường hợp vi phạm chế độ về phân phối, vận chuyển, cung ứng và sử dụng vật tư.

4. Thực hiện nghiêm ngặt chế độ trách nhiệm vật chất đối với mọi cán bộ, nhân viên quản lý vật tư để vật tư bị mất mát, hư hỏng, cung ứng và sử dụng sai chế độ, chính sách bằng các hình thức: bồi thường thiệt hại về vật chất; trường hợp nghiêm trọng còn bị xử lý kỷ luật hành chính hoặc truy tố trước pháp luật.

5. Thực hiện nghiêm chỉnh Quyết định số 195-HĐBT ngày 14-12-1982 của Hội đồng Bộ trưởng về chế độ quyết toán vật tư trong nền kinh tế quốc dân.

Những đơn vị sản xuất – kinh doanh không quyết toán vật tư theo đúng quy định thì cơ quan cung ứng được phép tạm ngừng việc cung ứng.

Bộ Vật tư chịu trách nhiệm hướng dẫn và xét duyệt việc quyết toán vật tư.

CHƯƠNG BA
CHẾ ĐỘ KINH TẾ – TÀI CHÍNH VÀ XÂY DỰNG CƠ SỞ
VẬT CHẤT KỸ THUẬT CỦA ĐƠN VỊ KINH DOANH
CUNG ỨNG VẬT TƯ

Điều 11- Hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh giao cho các tổ chức kinh doanh cung ứng vật tư bao gồm:

1. Tổng doanh số bán ra (đã bán hàng thu tiền về) theo giá kế hoạch.

2. Số lượng mặt hàng chủ yếu bán ra theo kế hoạch, trong đó cho các đơn vị trọng điểm theo hợp đồng kinh tế.

3. Tỷ lệ giảm chi phí lưu thông (% so với định mức).

4. Lợi nhuận và các khoản nộp ngân sách.

5. Vật tư được Nhà nước phân phối để làm nhiệm vụ cung ứng.

Điều 12- Uỷ ban Vật giá Nhà nước, Bộ Tài chính cùng Bộ vật tư tính toán lại chiết khấu lưu thông vật tư cho phù hợp với đặc điểm kinh doanh của từng ngành hàng, bảo đảm bù đắp được chi phí lưu thông và có lợi nhuận định mức hợp lý, bảo đảm 3 quỹ như đối với xí nghiệp công nghiệp quốc doanh.

Điều 13- Bộ Tài chính cùng các ngành có liên quan điều chỉnh mức khấu hao sửa chữa lớn tài sản cố định và phần để lại thích đáng cho các tổ chức kinh doanh cung ứng vật tư.

Điều 14- Vốn lưu động định mức thực hiện theo chế độ hiện hành của Nhà nước. Để mở rộng kinh doanh ngoài chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước, được phép vay của Ngân hàng bổ sung vốn lưu động.

Điều 15- Mức lợi nhuận của các tổ chức kinh doanh vật tư được tính như sau:

– Đối với các loại vật tư cung ứng theo kế hoạch Nhà nước được hưởng định mức từ 1% đến 1,5% trên doanh số bán ra tuỳ theo ngành hàng.

– Đối với các loại vật tư do tổ chức kinh doanh vật tư khai thác từ các nguồn (kể cả vật tư thuộc diện Nhà nước thống nhất quản lý) được hưởng mức cao hơn, nhưng không vượt quá 2 lần lợi nhuận định mức của vật tư cùng loại kinh doanh theo kế hoạch Nhà nước.

Việc phân phối lợi nhuận trong các tổ chức kinh doanh vật tư được áp dụng như đối với các xí nghiệp công nghiệp theo Nghị quyết số 156-HĐBT ngày 30 tháng 11 năm 1984.

Điều 16- Thực hiện chính sách một giá đối với vật tư do Nhà nước thống nhất quản lý để tạo sự ổn định về giá cả cho cơ sở sản xuất, kinh doanh tiến hành hạch toán kinh tế. Áp dụng giá khu vực đối với một số loại vật tư, chủ yếu nhằm giải quyết chênh lệch về chi phí vận chuyển gỗ, than, xi măng.

Có chính sách giá cả hợp lý để khuyến khích sản xuất sử dụng vật tư trong nước; khuyến khích thu hồi và sử dụng thứ liệu, phế liệu.

Giá vật tư của Nhà nước phải được chấp hành nghiêm chỉnh; tất cả các ngành các cấp không được tuỳ tiện thay đổi giá bán, giá mua vật tư hoặc tự ý thu thêm tiền dưới bất cứ hình thức nào.

Điều 17- Các tổ chức kinh doanh cung ứng vật tư phải có biện pháp tận dụng công suất, thiết bị, phương tiện, kho tàng bến bãi hiện có đồng thời có quy hoạch về kế hoạch xây dựng thêm một số kho tàng ở các đầu mối giao nhận, nơi tập kết và dự trữ vật tư.

Bộ Vật tư cùng với Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước xây dựng phương án tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho ngành (trước mắt cho hệ thống xăng dầu) trình Thường vụ Hội đồng Bộ trưởng xem xét và giải quyết trong quý IV năm 1985.

CHƯƠNG BỐN
HỆ THỐNG TỔ CHỨC KINH DOANH CUNG ỨNG VẬT TƯ
VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VẬT TƯ

Điều 18- Hệ thống kinh doanh cung ứng vật tư được tổ chức như sau:

1. Trung ương:

Đối với vật tư thông dụng, tổ chức các Tổng Công ty theo ngành hàng: xăng dầu, kim khí, hoá chất và vật liệu điện thiết bị và phụ tùng, và trực thuộc Bộ Vật tư.

– Tổng Công ty cung ứng than trực thuộc Liên hiệp các xí nghiệp than (Bộ Mỏ và Than).

– Tổng Công ty cung ứng xi măng trực thuộc Bộ Xây dựng.

– Tổng Công ty cung ứng lâm sản trực thuộc Bộ Lâm nghiệp.

– Tổng Công ty vật tư phục vụ nông nghiệp trực thuộc Bộ Nông nghiệp.

Tổng Công ty tổ chức các Công ty hoặc Trung tâm, trạm phân phối trực thuộc đóng tại các khu vực kinh tế để thay mặt Tổng Công ty tiếp nhận vật tư từ các đầu mối nhập khẩu, đầu mối giao thông (ga, bến cảng) đầu nguồn sản xuất trong nước và cung ứng thẳng đến các cơ sở sản xuất, các huyện, thị xã… trên địa bàn được phân công; đồng thời, có thể làm nhiệm vụ đại lý cho các ngành hàng khác.

Đối với vật tư chuyên dùng, các ngành có nhu cầu lớn được tổ chức một công ty vật tư chuyên dùng.

2. tỉnh và thành phố, những nơi kinh doanh thêm vật tư với khối lượng lớn ngoài kế hoạch cung ứng của Trung ương thì tổ chức một Công ty vật tư của địa phương, nhưng cần bàn với Bộ Vật tư để có kế hoạch phối hợp kinh doanh, tránh sự trùng lắp, cồng kềnh về tổ chức.

3. mỗi huyện và thị xã được tổ chức một Công ty vật tư trực thuộc Uỷ ban Nhân dân huyện.

4. Nhiệm vụ của các tổ chức kinh doanh cung ứng vật tư được quy định như sau:

a) Các Tổng Công ty ngành hàng Trung ương có nhiệm vụ:

– Tổ chức nắm nhu cầu vật tư thuộc ngành hàng trên phạm vi cả nước và trực tiếp đặt hàng trong nước và nhập khẩu.

– Tiếp nhận, điều hoà và tổ chức cung ứng cho các nhu cầu của cả nước về mặt hàng được phân công. Tổng công ty ngành hàng là tổ chức kinh doanh thực hiện hạch toán kinh tế tập trung.

b) Các Công ty vật tư chuyên dùng của các Bộ, Tổng cục chỉ kinh doanh cung ứng các loại vật tư chuyên dùng được phân công, không được kinh doanh các loại vật tư khác, không có mạng lưới ở các địa phương; cần sử dụng các Công ty của Bộ Vật tư hoặc của địa phương làm đại lý cung ứng cho những nhu cầu nhỏ lẻ.

c) Công ty vật tư tỉnh, thành phố có nhiệm vụ:

– Khai thác thu mua và cung ứng các loại vật tư từ nguồn của địa phương.

– Làm đại lý cho các Tổng Công ty và Công ty Trung ương, trong việc cung ứng cho các xí nghiệp có nhu cầu nhỏ lẻ.

d) Công ty vật tư huyện có nhiệm vụ:

– Tổ chức tiếp nhận và cung ứng vật tư cho các hợp tác xã nông nghiệp và tiểucông nghiệp, thủ công nghiệp trên địa bàn huyện.

– Khai thác, thu mua và cung ứng các loại vật tư từ nguồn của địa phương.

– Làm đại lý cung ứng cho các Tổng Công ty, Công ty Trung ương và tỉnh đối với các xí nghiệp của Trung ương và tỉnh đóng trên địa bàn.

(Riêng việc cung ứng vật tư lâm sản ở các huyện trung du và miền núi vẫn do xí nghiệp khai thác và cung ứng lâm sản của huyện đảm nhiệm).

5. các quận nội thành và thị xã tỉnh lỵ nói chung không tổ chức Công ty vật tư của quận, thị xã, mà do Công ty vật tư tỉnh, thành phố trực tiếp làm nhiệm vụ kinh doanh cung ứng. một số quận thuộc các thành phố lớn có tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp phát triển thì tuỳ theo tình hình cụ thể có thể tổ chức Công ty vật tư của quận.

Điều 19- Chức năng quản lý hành chính Nhà nước về vật tư:

1. Bộ phận vật tư có nhiệm vụ quyền hạn sau đây:

Trình Hội đồng Bộ trưởng quyết định các chính sách, chế độ, hoặc quyết định theo uỷ quyền của Hội đồng Bộ trưởng các chế độ, biện pháp về tạo nguồn vật tư, phân phối, lưu thông, bảo quản và sử dụng vật tư.

– Trình Hội đồng Bộ trưởng quyết định về hệ thống tổ chức vật tư trong nền kinh tế quốc dân, quy hoạch thống nhất các hệ thống kho tàng.

Quyết định các biện pháp cụ thể nhằm thực hiện những chính sách chế độ của Nhà nước về quản lý, kinh doanh, vật tư và hướng dẫn, kiểm tra các ngành, các cấp, các đơn vị cơ sở trong cả nước trong việc thực hiện các chủ trương biện pháp đó.

– Cùng với Bộ Đại học và trung học chuyên nghiệp và các ngành hữu quan xây dựng quy hoạch và kế hoạch đào tạo bồi dưỡng và sử dụng cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật cho hệ thống kinh doanh vật tư; trước mắt, chú trọng các Công ty kinh doanh vật tư huyện.

– Có kế hoạch và biện pháp tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng, bồi dưỡng phẩm chất, đạo đức cho cán bộ, công nhân, viên chức làm công tác vật tư; đề cao ý thức làm chủ tập thể, bảo vệ của công, phục vụ sản xuất; kiên quyết đấu tranh chống mọi hành vi cửa quyền, móc ngoặc, hối lộ, tham ô.

2. Các Bộ có làm công tác cung ứng vật tư có nhiệm vụ nắm nhu cầu về các loại thiết bị, vật tư và khả năng về nguồn vật tư trong và ngoài nước, trình Hội đồng Bộ trưởng quyết định các biện pháp về sản xuất, nhập khẩu, phân phối và sử dụng.

3. Các Bộ sử dụng thiết bị, vật tư có nhiệm vụ căn cứ quy định của Nhà nước, xây dựng các chế độ, tiêu chuẩn, định mức về sử dụng vật tư, chỉ đạo các đơn vị thuộc Bộ thực hiện nghiêm chỉnh các chế độ, tiêu chuẩn, định mức của Nhà nước.

4. Uỷ ban Nhân dân các cấp có nhiệm vụ kiểm tra đôn đốc các tổ chức sản xuất, kinh doanh vật tư hoạt động trên địa bàn chấp hành các chính sách, chế độ về quản lý vật tư và quản lý thị trường vật tư.

Điều 20- Các Bộ, các địa phương có trách nhiệm sắp xếp, củng cố các tổ chức kinh doanh vật tư của mình theo những quy định trên; xoá bỏ những tổ chức trung gian, kinh doanh vật tư trái phép.

Việc thành lập các tổ chức mới, sửa đổi các tổ chức quản lý, kinh doanh hiện có do Bộ trưởng hoặc Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố quyết định sau khi có sự thoả thuận của Bộ trưởng Bộ Vật tư.

CHƯƠNG NĂM
TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 21- Bộ trưởng Bộ Vật tư có trách nhiệm xây dựng phương án triển khai Nghị định vào quý III năm 1985 và cùng các Bộ, Uỷ ban Nhân dân các cấp hoàn thành việc sắp xếp lại hệ thống cung ứng vật tư trong năm 1985.

Điều 22- Các Bộ làm chức năng tổng hợp, căn cứ vào chức năng nhiệm vụ được phân công, ra các văn bản hướng dẫn thi hành Nghị định này trong quý III năm 1985.

Điều 23- Bộ trưởng Bộ Vật tư có nhiệm vụ kiểm tra, đôn đốc các ngành, các địa phương, các đơn vị cơ sở thực hiện và định kỳ báo cáo cho Hội đồng Bộ trưởng biết về kết quả thực hiện Nghị định.

Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký. Các quy định trước đây trái với Nghị định này đều bãi bỏ.

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Nghị định về cải tiến công tác quản lý vật tư”