QUYẾT ĐỊNH
CỦA BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI SỐ 1329/QĐ NGÀY 3 THÁNG 6 NĂM 1975 BAN HÀNH QUY TẮC ĐẢM BẢO AN TOÀN GIAO THÔNG
KHI THI CÔNG TRÊN ĐƯỜNG Ô TÔ
BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
Để đảm bảo cho các loại xe và người qua lại trên những đoạn đường ô tô có công trình đang thi công được an toàn, thông suốt.
Theo đề nghị của ông cục trưởng Cục quản lý đường bộ và sau khi đã trao đổi ý kiếnvới Bộ Công an và Bộ Xây dựng.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Nay ban hành kèm theo quyết định này bản Quy tắc đảm bảo an toàn giao thông khi thi công trên đường ôtô.
Điều 2. Quy tắc này áp dụng chung cho công tác xây dựng, sửa chữa, bảo dưỡng các công trình của tất cả các ngành (kể cả công trình ngầm) trên các tuyến đường ô tô đang khai thác, trừ đường ô tô chuyên dụng.
Điều 3. Quy tắc này được thi hành kể từ ngàyký. Nhữngquy định trước đây trái với bản quy tắc này đều bãi bỏ.
Điều 4. Ông Chánh Văn phòng bộ, ông Cục trưởng cụcquản lý đường bộ, các ông chủtịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các ông Giám đốc Sở, Trưởng ty giao thông vận tải chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
QUY TẮC
ĐẢM BẢO AN TOÀN GIAO THÔNG KHI THI CÔNG TRÊN ĐƯỜNG Ô-TÔ
(Ban hành theo Quyết định số 1329/QĐ ngày 3/6/1975)
CHƯƠNG I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Những đơn vị làm công tác xây dựng mới, sửa chữa, bảo dưỡng cầu đường và những cơ quan, xí nghiệp đã được cơ quan quản lý đường bộ cho phép xây dựng hoặc sửa chữa các công trình của ngành mình (kể cả công trình ngầm) trên các tuyến đường ôtô đang khai thác đều có trách nhiệm phải chấp hành nghiêm chỉnh bản quy tắc này để đảm bảo cho người và xe qua lại được an toàn, thông suốt.
Điều 2. Trước khi khởi công, đơn vị thi công phải báo cho cơ quan quản lý đường đó biết và phải được cơ quan đó thống nhất biện pháp bảo đảm an toàn giao thông, và chỉ được thi công sau khi đã thực hiện các biện pháp trên và đã triển khai đầy đủ các báo hiệu cần thiết theo như quy định ở bản Điều lệ báo hiệu đường bộ Việt Nam do Bộ Giao thông vận thải ban hành theo Quyết định số 813-QĐ ngày 1/4/1974.
Điều 3. Những công trình khi thi công cần cắt giao thông trên tuyến chính thì đơn vị thi công có trách nhiệm làm đường tránh và thường xuyên tu sửa để đảm bảo giao thông thông suốt, an toàn, êm thuận.
Đường tránh phải được cơ quan quản lý đường đó nghiệm thu cho thông xe mới được cắt giao thông trên tuyến chính. Ngoài việc cắm biển cấm, đơn vị thi công phải rào chắn vững chắc hai đầu đường chỗ đường cắt, ban đêm có đặt đèn đỏ. Trường hợp có xe riêng của đơn vị ra vào thì nhất thiết phải bố trí người canh gác không được bỏ ngỏ để xe khác đi vào xảy ra tai nạn.
Điều 4. Những xe, máy thi công chuyên dùng của ngành giao thông đường bộ như xe, lu, xe rải đường, nhà ở lưu động của công nhân, v.v… thường xuyên làm đường đều phải sơm mày vàng da cam để phân biệt với phương tiện vận tải khác.
Những xe máy chuyên dùng trên phải kẻ số đăng ký quản lý và phải có đèn đỏ phản chiếu gắn ở trước và sau xe.
Cục quản lý đường bộ có trách nhiệm quy định và hướng dẫn thống nhất việc kẻ sổ đăng ký vào các xe, máy chuyên dùng.
Điều 5. Giới hạn bề rộng xe, máy thi công chuyên dùng trên là 2,50 m, xe, máy nào rộng quá 2,50 m thì phần rộng hơn phải sơn kẻ vạch vàng, vạch đỏ xen kẽ nhau, bề rộng mỗi vạch là 0,12 m, kẻ nghiêng một góc 450, những bộ phận di động như cần trục v.v… cũng sơn kẻ vạch theo quy cách trên.
Điều 6. Sau giờ thi công xe, máy phải đưa vào bãi không được để trên đường, trường hợp tạm thời để trên đường thì phải đỗ ở chỗ lề đường rộng, không được đỗ choán ra mặt đường che khuất tầm nhìn xe khác. Đối với một số xe chuyên dùng rải đường vi tính chất sử dụng và điều kiện hoạt động có thể để ở chỗ đang thi công nhưng phải có biển báo hiệu để báo cho các xe khác biết.
Xe, máy hư hỏng hoặc không làm ở ca đang thi công phải đưa cất vào bãi, cấm để ở ngoài đường gây cản trở giao thông.
Điều 7. Hàng ngày, sai giờ thi công phải vệ sinh hiện trường và sau khi hoàn thành công trình phải thu dọn đoạn đường đã làm, tháo dỡ rào chắn, biển báo hiệu đã đặt trong khi thi công để xe cộ, bộ hành đi lại bình thường trên đường.
Điều 8. Tất cả các trường hợp có công nhân đang thi công trên mặt đường, có công trình dở dang, có chướng ngại trên mặt đường có thể gây tai nạn cho xe và người đều phải có biển báo hiệu rào chắn di động, ban đêm phải có đèn đỏ như đã quy định trong bản Điều lệ báo hiệu đường bộ. Khi làm xong việc và hết nguy hiểm cho xe và người qua lại thì phải thu dọn ngay các báo hiệu, rào chắn đó.
CHƯƠNG II
CÁC QUY ĐỊNH ÁP DỤNG KHI THI CÔNG NỀN, MẶT ĐƯỜNG
Điều 9. Tất cả các công việc làm ở nền, mặt đường tại những đoạn không có đường tránh thì chỉ được tiến hành trên một phần đường, còn phải dành lại một phần rộng tối thiểu 3 m để xe cộ, bộ hành đi lại và chỉ sau khi đã hoàn chỉnh phần thi công cho xe chạy mới được chuyển sang làm tiếp phần đường bên kia.
Các vật liệu, xe máy không được để choán ra mặt đường phần dành cho xe cộ, bộ hành đi. Chiều dài đoạn đường thi công từ 100 m trở lên hoặc những nơi đường hẹp, không đủ bề rộng phải vừa làm vừa cho xe đi thì đèu phải bố trí người hướng dẫn điều chỉnh giao thông không được để xe ùn lại hoặc tranh dành đường làm tắc giao thông.
Điều 10. Khi đào đường để hạ dốc, xây dựng, sửa chữa các công trình, lát đá, mở rộng đường, chữa hố cao su, v.v… cần phải chuẩn bị chu đáo đặt kế hoạch đào từng đoạn đảm bảo làm xong trong ngày để kéo dài trở ngại việc đi lại an toàn trên đường.
Trường hợp đặc biệt đào lên không làm ngay được thì khi hết giờ đơn vị phải có biện pháp phòng vệ để người, xe không bị xa xuống chỗ đào, ban đêm phải có đèn đỏ báo hiệu ở hai đầu chỗ đào.
Điều 11.Vật liệu dùng để thi công chỉ được đưa ra đường đủ dùng trong vài ba ngày và để gọn vào một bên lề đường không được để song song cả 2 bên làm thu hẹp nền mặt đường. Vật liệu phải để cách mép mặt đường 0,30 m để cho 2 xe tránh nhau được. Đất đá, cát, sỏi đều phải đánh đống dài (coóc-đông) rộng 0,70m, dài tối đa 50m, đống nọ cách đống kia 20m, chiều dài để vật liệu từng đoạn không quá 300m. Gỗ, sắt, thép v.v… phải xếp gọn không được để ngổn ngang lấn ra mặt đường. Thùng nhựa, thùng nhiên liệu cũng phải để gọn gàng, nhất là không được để chảy lênh láng ra mặt đường, gây nguy hiểm cho xe cộ, bộ hành, nơi nào để chảy ra đường nhất thiết phải thu dọn sạch sẽ.
Những nơi đường hẹp không đủ 2 xe tránh nhau thì cấm để vật liệu trên đường.
Điều 12. Đất dùng đến đâu chuyển ra đường đến đó để tránh bụi bậm khi nắng, trơn lầy khi mưa. Cấm đưa đất ra để dự trữ ở dọc đường. Mọi công việc làm đất như hót đất sụt, đào mở rộng đường cong, đào nền đường cạp rộng, tôn cao đường v.v… cần phải tiến hành nhanh, gọn không để đất vương vãi, bê bết đóng từng mảng trên đường.
Điều 13. Những đơn vị không trực tiếp thi công trên đường mà chỉ làm nhiệm vụ vận chuyền đất đá ra đường cũng không được để vương vãi đất, đá trên mặt đường, nếu để đất, đá rơi vãi trên đường, đơn vị vận chuyển phải thu dọn sạch ngay.
Điều 14. Việc nếu nhựa rải đường phải có trang thiết bị chuyên dùng. Cấm đào lề đường, kê gạch, đá làm bếp đun nấu nhựa. Nghiêm cấm đun nấu nhựa ở đường phố, khu nhà ở, chỗ để chất cháy, chấtnổ sát cạnh cầu gỗ, cọc tiêu, biển báo hiệu và cây cối hai bên đường.
Điều 15. Khi dùng mìn để hót đất sụt trên đường, phá cây đổ ở nền mặt đường hoặc phá đất đá gần 2 bên đường, đơn vị thi công phải bố trí người cảnh giới có đeo băng đỏ, dùng cờ, còi để báo cho mọi người và xe qua lại biết. Phải đặt rào chắn ở 2 đầu đường cách chỗ dùng mìn tối thiểu 300m, tuyệt đố không được để bộ hành, xe cộ qua lại khi đốt mình để khỏi xảy ra tai nạn do mìn nổ hay đất đá văng vào.
Trường hợp dùng mìn để phá đất, đá hai bên đường phải tính toán sao cho khối lượng đất đá đổ ra đường không làm tắc giao thông. Trường hợp cần phải cấm đường để thu dọn đất, đá trên được thì thời gian cấm đường tối đa không được quá 1 giờ.
Điều 16. Khi chặt tỉa cây cối hai bên đường đều phải cử người cảnh giới báo cho xe, người qua lại biết để chú ý đề phòng tai nạn. Cây chặt phải cho đổ ngả ra phía ngoài đường, trường hợp bắt buộc phải cho đổ vào phía trong đường thì phải chuẩn bị trước để kéo ngay cây đổ ra khỏi đường không được chậm trễ làm tắc giao thông. Cây chặt sát mặt đất đào bỏ rễ, làm trả hoàn lại nên, mặt đường như cũ, cây chặt rồi chưa chuyển đi kịp, phải bỏ hết cành lá và kéo dọc lề đường. Nhưng tối đa không được để quá 3 ngày và không được để ngang trên lề đường. Cành lá cây phải xếp gọn gàng để vào lề đường không được choán ra mặt đường làm trở ngại cho việc đi lại trên đường.
CHƯƠNG III
CÁC QUY ĐỊNH ÁP DỤNG KHI THI CÔNG CẦU CÔNG, KÈ, ĐƯỜNG NGẦM
Điều 17. Những cầu, cống, kè, đường ngầm vừa sửa chữa vừa cho người và xe quan lại thì phải bảo đảm thật an toàn như:
– Cắm biển hạn chế tốc độ, biển báo công trường, v.v….
– Máy móc, thiết bị, vật liệu để gọn gàng đảm bảo cho xe và người qua cầu, cống, đường ngầm được dễ dàng. Đặc biệt khi công trường có dùng máy điện hàn, điện đèn thì phải hết sức chú trọng đến hệ thống dây, cầu dao v.v… thường xuyên kiểm tra để tránh xảy ra tai nạn;
– Bố trí người hướng dẫn điều chỉnh giao thông ở hai đầu cầu, cống, đường ngầm để sắp xếp cho xe đi một chiều không để xe tranh giành nhau đi qua hoặc các xe ở cả hai đầu đường cùng vào cầu, cống, đường ngầm một lúc;
– Nhân viên điều chỉnh giao thông phải được bồi dưỡng về nghiệp vụ, nắm được luật lệ giao thông và khi làm nhiệm vụ phải có đầy đủ còi, cờ, phù hiệu thống nhất như điều lệ báo hiệu đường bộ đã quy định.
Điều 18. Những cầu, cống, đường ngầm khi thi công cần cắt giao thông trên đường chính thì phải có đường tránh và đường tránh phải đảm bảo chuẩn tắc kỹ thuật do cơ quan quản lý đường đề ra và phải thực hiện đầy đủ các quy định ở Điều 3 trên đây.
Điều 19. Vật liệu, xe, máy thi công phải để trong phạm vi công trường, trường hợp phải để ở ngoài thì phải thực hiện đúng theo quy định ở Điều 11.
CHƯƠNG IV
CÁC QUY ĐỊNH ÁP DỤNG KHI THI CÔNG BẾN PHÀ
Điều 20. Việc sữa chữa đường xuống bến phà áp dụng theo các điều đã quy định ở chương II trong bản quy tắc này. Riêng bề rộng mặt đường phải dành để lại tối thiểu là 4 m cho xe lên xuống phà an toàn.
Điều 21. Khi tiến hành sửa chữa mặt bến phà phải đảm bảo bề rộng phần mặt bến còn lại tối thiểu là 6 m để cho phà vẫn có thể ra vào bến được.
Trường hợp đóng cọc, bỏ đá kè phải có đầy đủ biển báo hiệu rào chắn v.v… để phà không đắm và xảy ra tai nạn, nếu thấy phà ra vào bến khó khăn nguy hiểm thì phải cho đi bến khác hoặc làm bến tạm thời để bảo đảm giao thông.
Điều 22. Việc trục vớt phà, phao, canô v.v… đắm ở cửa bến phà phải có đầy đủ phao tiêu, tín hiện theo quy định hiện hành trong quy tắc giao thông đường sông và phải có biện pháp đảm baỏ thật an toàn cho phà ra vào bến mới được tiến hành trục vớt.
CHƯƠNG V
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 23. Bản quy tắc này áp dụng với tất cả các cơ quan, đơn vị trong và ngoài ngành giao thông vận tải, đối với các loại công tác xây dựng sửa chữa, bảo dưỡng các công tình trên các tuyến đường ô-tô đang khai thác.
Điều 24. Các Sở, Ty giao thông vận tải, các đoàn bảo dưỡng đường bộ, với chức năng quản lý, khai thác đường bộ có trách nhiệm phải thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông trong suốt quá trình các đơn vị thi công bất kỳ công trình gì trên đường, trường hợp xét thấy không đảm bảo an toàn cho người và xe qua lại thì phải kịp thời can thiệp, yêu cầu các đơn vị đó thực hiện, nếu không chấp hành thì buộc phải ra lệnh tạm đình chỉ thi công và báo ngay cho cơ quan chủ quản công trình đó biết.
Điều 25. Cục quản lý đường bộ có trách nhiệm hướng dẫn cụ thể và kiểm tra đôn đốc việc thực hiện bản quy tắc này.
Điều 26. Tất cả các loại xe và người qua lại trên những đoạn đường đang thi công đều phải nghiêm chỉnh chấp hành các quy định về trật tự an toàn giao thông, theo đúng sự hướng dẫn của cán bộ, nhân viên điều chỉnh giao thông và các báo hiệu trên đường.
Điều 27. Đơn vị, cá nhân nào có thành tích trong việc thực hiện bản quy tắc này, kịp thời phát hiện những hành động vi phạm quy tắc, ngăn chặn được tai nạn khỏi xảy ra sẽ được xét khen thưởng thích đáng, đơn vị cá nhân nào vi phạm sẽ tuỳ theo trường hợp nặng, nhẹ mà xử ký theo luật lệ hiện hành. Trường hợp để xảy ra tại nạn cho xe và người qua lại trên đường thì phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Reviews
There are no reviews yet.