THÔNG TƯ
CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 142/1998/TT/BTC NGÀY 29 THÁNG 10 NĂM 1998 HƯỚNG DẪN BỔ SUNG, SỬA ĐỔI THÔNG TƯ SỐ 116 TC/ĐT
NGÀY 24/12/1994 VỀ VIỆC QUẢN LÝ, SỬ DỤNG 80 TRIỆU NDT
THUỘC HIỆP ĐỊNH VAY ODA CỦA CHÍNH PHỦ TRUNG QUỐC
Căn cứ vào Nghị định số 87/CP ngày 5/8/1997 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nguồn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA).
Căn cứ vào Hiệp địnhHợp tác Kinh tế kỹ thuật đã ký ngày 02/12/1992 giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ nước CHND Trung Hoa.
Căn cứ Công văn số 6237/QHQT ngày 08/11/1994 của Văn phòng Chính phủ về việc sử dụng khoản tín dụng 80 triệu NDT của Trung Quốc.
Căn cứ Công văn số 4242/QHQT ngày 29/8/1996 của Văn phòng Chính phủ về việc thay đổi mục đích sử dụng 30 triệu NDT thuộc khoản tín dụng 80 triệu NDT nói trên.
Sau khi thống nhất ý kiến với các cơ quan liên quan, Bộ Tài chính hướng dẫn bổ sung, sửa đổi Thông tư số 116 TC/ĐT ngày 24/12/1994 về việc quản lý, sửdụng 30 triệu NDT thuộc nguồn vốn vay ODA trị giá 80 triệu NDT của Chính phủ Trung Quốc như sau:
I. QUYĐỊNH CHUNG
1. Mục đích sử dụng: Phần vốn vay ưu đãi của Chính phủ Trung Quốc trị giá 30 triệu NDT đã phân bổ để cấp phát cho các công trình cung cấp nước sạch các tỉnh miền núi phía Bắc nay được chuyển sang cho các xí nghiệp do Trung Quốc giúp Việt Nam xây dựng trước đây vay lại nhằm đổi mới thiết bị công nghệ. Các dự án cụ thể do các cơ quan có thẩm quyền quyết định phù hợp với Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức ban hành kèm theo Nghị định số 87/CP ngày 5/8/1997 của Chính phủ.
2. Bộ Tài chính uỷ nhiệm cho Tổng cục Đầu tư và phát triển thực hiện cho vay lại khoản vay nói trên, chịu trách nhiệm thu hồi nợ cho Ngân sách Nhà nước và được hưởng phí theo quy định.
3. Phương thức rút vốn: Ngân hàng Ngoại thương là ngân hàng giao dịch bao gồm các hoạt động thanh toán đối ngoại, mở sổ theo dõi đối chiếu các số rút vốn và được thu phí dịch vụ ngân hàng theo quy đinh tại “Biểu phí dịch vụ” hiện hành của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Các dự án sử dụng nguồn vốn 30 triệu NDT thuộc Hiệp định vay ký ngày 2/12/1992 được áp dụng phương thức rút vốn thanh toán trực tiếp quy định trong thoả ước Ngân hàng giữa Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và Ngân hàng Trung Quốc.
II. NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ:
1. Điều kiện cho vay lại:
– Lãi suất cho vay lại là4% năm trên số dư nợ tiền vay, trong đó phí cho vay lại của Tổng cục Đầu tư và phát triển được hưởng là 0,3%/năm trên dư nợ đối với khoản vốn vay có trị giá dưới 3 triệu USD thời hạn dưới 12 năm; 0,25%/năm trên dư nợ đối với khoản vay có trị giá dưới 3 triệu USD thời hạn trên 12 năm; 0,2%/năm trên dư nợ đối với khoản vay có trị giá trên 3 triệu USD. Phí giao dịch trong các nghiệp vụ thanh toán quốc tế do chủ đầu tư hoặc đơn vị uỷ thác nhập khẩu (phù hợp với hợp đồng uỷ thác nhập khẩu) thanh toán trực tiếp cho ngân hàng phục vụ theo thực tế phát sinh.
– Lãi suất phạt quá hạn bằng 150% lãi suất vay lại.
– Thời hạn vay lại được Bộ Tài chính (Vụ Tài chính Đối ngoại và Tổng cục Đầu tư phát triển) xác định căn cứ vào Dự án đầu tư được duyệt và tối đa bằng thời hạn còn lại của Hiệp định vay Trung Quốc (thời hạn vay tối đa đến năm 2012; thời gian ân hạn tối đa đến năm 2002).
2. Đồng tiền nhận nợ, trả nợ và tỷ giá áp dụng:
– Đồngtiền nhận nợ là Nhân dân tệ (NDT). Đơn vịcó thể hoàn trả Bộ Tài chính bằng đồng tiền nhận nợ (NDT) hoặc VDN hoặc ngoại tệ tự do chuyển đổi.
– Trường hợp hoàn trả bằng VND, tỷ giá áp dụng để quy đổi từ VND sang NDT là tỷ giá NDT/VND trung bình trên thị trường liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố 10 ngày/lần. Tỷ giá này sẽ do Tổng cục Đầu tư Phát triển thông báo bằng fax cho các Cục Đầu tư địa phương sau khi nhận được thông báo của Ngân hàng Nhà nước.
– Trường hợp hoàn trả bằng USD hoặc bằng ngoại tệ mạnh khác: áp dụng theo quy định tại Công văn số 3000 TC/TCĐN ngày 10/8/1998 hướng dẫn về tỷ giá thu hồi nợ của Bộ Tài chính.
3. Trách nhiệm của các cơ quan liên quan:
– Vụ Tài chính Đối ngoại Bộ Tài chính có trách nhiệm ký Hợp đồng uỷ nhiệm cho vay lại với Tổng cục Đầu tư và Phát triển; Theo dõi quá trình rút vốn vay, bố trí vốn trả nợ khi đến hạn và làm thủ tục ghi thu ghi chi Ngân sách Nhà nước.
– Tổng cục Đầu tư phát triển Bộ Tài chính có trách nhiệm ký hợp đồng tín dụng cho vay lại với các chủ đầu tư theo các điều kiện quy định; theo dõi quá trình thực hiện dự án, thu hồi nợ và định kỳ 6 tháng báo cáo Bộ Tài chính về tình hình thu hồi nợ. Sau khi thu hồi vốn vay, hệ thống Tổng cục Đầu tư Phát triển hoàn trả ngay vào Ngân sách Nhà nước.
– Chủ đầu tư có trách nhiệm ký hợp đồng vay lại với Tổng cục Đầu tư và Phát triển, thực hiện các thủ tục về đấu thầu mua sắm thiết bị theo các quy định hiện hành có tính đến điều kiện đặc thù của vốn vay Trung Quốc. Chủ đầu tư trực tiếp hoặc phối hợp với các đơn vị uỷ thác nhập khẩu đàm phán ký kết hợp đồng thương mại với đối tác Trung Quốc với điều kiện phần hợp đồng được sử dụng vốn vay có trị giá không vượt quá trị giá tính bằng NDT của hợp đồng tín dụng đã ký. Chủ đầu tư có trách nhiệm hoàn trả nợ gốc và lãi đúng thời hạn quy định trong hợp đồng tín dụng.
– Sau khi hợp đồng thương mại đã được Bộ Thương mại phê chuẩn, Bộ Tài chính sẽ thực hiệncác thủ tục thông qua hợp đồng, gửi cho Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam để ngân hàng hướng dẫn các chủ đầu tư thực hiện các thủ tục thanh toán đối ngoại theo phương thức rút vốn thanh toán trực tiếp phù hợp với Thoả ước ngân hàng đã ký với phía Trung Quốc. Sau khi nhận được thông báo rút vốn từ Ngân hàng Trung Quốc, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam thông báo cho Bộ Tài chính để làm thủ tục ghi thu ghi chi qua ngân sách Nhà nước.
III. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH:
Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký. Trong quá trình thực hiện có vấn đề vướng mắc đề nghị các ngành, các địa phương và đơn vị phản ánh kịp thời để Bộ Tài chính xem xét giải quyết.
THÔNG TƯ
CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 142/1998/TT/BTC NGÀY 29 THÁNG 10 NĂM 1998 HƯỚNG DẪN BỔ SUNG, SỬA ĐỔI THÔNG TƯ SỐ 116 TC/ĐT
NGÀY 24/12/1994 VỀ VIỆC QUẢN LÝ, SỬ DỤNG 80 TRIỆU NDT
THUỘC HIỆP ĐỊNH VAY ODA CỦA CHÍNH PHỦ TRUNG QUỐC
Căn cứ vào Nghị định số 87/CP ngày 5/8/1997 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nguồn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA).
Căn cứ vào Hiệp địnhHợp tác Kinh tế kỹ thuật đã ký ngày 02/12/1992 giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ nước CHND Trung Hoa.
Căn cứ Công văn số 6237/QHQT ngày 08/11/1994 của Văn phòng Chính phủ về việc sử dụng khoản tín dụng 80 triệu NDT của Trung Quốc.
Căn cứ Công văn số 4242/QHQT ngày 29/8/1996 của Văn phòng Chính phủ về việc thay đổi mục đích sử dụng 30 triệu NDT thuộc khoản tín dụng 80 triệu NDT nói trên.
Sau khi thống nhất ý kiến với các cơ quan liên quan, Bộ Tài chính hướng dẫn bổ sung, sửa đổi Thông tư số 116 TC/ĐT ngày 24/12/1994 về việc quản lý, sửdụng 30 triệu NDT thuộc nguồn vốn vay ODA trị giá 80 triệu NDT của Chính phủ Trung Quốc như sau:
I. QUYĐỊNH CHUNG
1. Mục đích sử dụng: Phần vốn vay ưu đãi của Chính phủ Trung Quốc trị giá 30 triệu NDT đã phân bổ để cấp phát cho các công trình cung cấp nước sạch các tỉnh miền núi phía Bắc nay được chuyển sang cho các xí nghiệp do Trung Quốc giúp Việt Nam xây dựng trước đây vay lại nhằm đổi mới thiết bị công nghệ. Các dự án cụ thể do các cơ quan có thẩm quyền quyết định phù hợp với Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức ban hành kèm theo Nghị định số 87/CP ngày 5/8/1997 của Chính phủ.
2. Bộ Tài chính uỷ nhiệm cho Tổng cục Đầu tư và phát triển thực hiện cho vay lại khoản vay nói trên, chịu trách nhiệm thu hồi nợ cho Ngân sách Nhà nước và được hưởng phí theo quy định.
3. Phương thức rút vốn: Ngân hàng Ngoại thương là ngân hàng giao dịch bao gồm các hoạt động thanh toán đối ngoại, mở sổ theo dõi đối chiếu các số rút vốn và được thu phí dịch vụ ngân hàng theo quy đinh tại “Biểu phí dịch vụ” hiện hành của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Các dự án sử dụng nguồn vốn 30 triệu NDT thuộc Hiệp định vay ký ngày 2/12/1992 được áp dụng phương thức rút vốn thanh toán trực tiếp quy định trong thoả ước Ngân hàng giữa Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và Ngân hàng Trung Quốc.
II. NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ:
1. Điều kiện cho vay lại:
– Lãi suất cho vay lại là4% năm trên số dư nợ tiền vay, trong đó phí cho vay lại của Tổng cục Đầu tư và phát triển được hưởng là 0,3%/năm trên dư nợ đối với khoản vốn vay có trị giá dưới 3 triệu USD thời hạn dưới 12 năm; 0,25%/năm trên dư nợ đối với khoản vay có trị giá dưới 3 triệu USD thời hạn trên 12 năm; 0,2%/năm trên dư nợ đối với khoản vay có trị giá trên 3 triệu USD. Phí giao dịch trong các nghiệp vụ thanh toán quốc tế do chủ đầu tư hoặc đơn vị uỷ thác nhập khẩu (phù hợp với hợp đồng uỷ thác nhập khẩu) thanh toán trực tiếp cho ngân hàng phục vụ theo thực tế phát sinh.
– Lãi suất phạt quá hạn bằng 150% lãi suất vay lại.
– Thời hạn vay lại được Bộ Tài chính (Vụ Tài chính Đối ngoại và Tổng cục Đầu tư phát triển) xác định căn cứ vào Dự án đầu tư được duyệt và tối đa bằng thời hạn còn lại của Hiệp định vay Trung Quốc (thời hạn vay tối đa đến năm 2012; thời gian ân hạn tối đa đến năm 2002).
2. Đồng tiền nhận nợ, trả nợ và tỷ giá áp dụng:
– Đồngtiền nhận nợ là Nhân dân tệ (NDT). Đơn vịcó thể hoàn trả Bộ Tài chính bằng đồng tiền nhận nợ (NDT) hoặc VDN hoặc ngoại tệ tự do chuyển đổi.
– Trường hợp hoàn trả bằng VND, tỷ giá áp dụng để quy đổi từ VND sang NDT là tỷ giá NDT/VND trung bình trên thị trường liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố 10 ngày/lần. Tỷ giá này sẽ do Tổng cục Đầu tư Phát triển thông báo bằng fax cho các Cục Đầu tư địa phương sau khi nhận được thông báo của Ngân hàng Nhà nước.
– Trường hợp hoàn trả bằng USD hoặc bằng ngoại tệ mạnh khác: áp dụng theo quy định tại Công văn số 3000 TC/TCĐN ngày 10/8/1998 hướng dẫn về tỷ giá thu hồi nợ của Bộ Tài chính.
3. Trách nhiệm của các cơ quan liên quan:
– Vụ Tài chính Đối ngoại Bộ Tài chính có trách nhiệm ký Hợp đồng uỷ nhiệm cho vay lại với Tổng cục Đầu tư và Phát triển; Theo dõi quá trình rút vốn vay, bố trí vốn trả nợ khi đến hạn và làm thủ tục ghi thu ghi chi Ngân sách Nhà nước.
– Tổng cục Đầu tư phát triển Bộ Tài chính có trách nhiệm ký hợp đồng tín dụng cho vay lại với các chủ đầu tư theo các điều kiện quy định; theo dõi quá trình thực hiện dự án, thu hồi nợ và định kỳ 6 tháng báo cáo Bộ Tài chính về tình hình thu hồi nợ. Sau khi thu hồi vốn vay, hệ thống Tổng cục Đầu tư Phát triển hoàn trả ngay vào Ngân sách Nhà nước.
– Chủ đầu tư có trách nhiệm ký hợp đồng vay lại với Tổng cục Đầu tư và Phát triển, thực hiện các thủ tục về đấu thầu mua sắm thiết bị theo các quy định hiện hành có tính đến điều kiện đặc thù của vốn vay Trung Quốc. Chủ đầu tư trực tiếp hoặc phối hợp với các đơn vị uỷ thác nhập khẩu đàm phán ký kết hợp đồng thương mại với đối tác Trung Quốc với điều kiện phần hợp đồng được sử dụng vốn vay có trị giá không vượt quá trị giá tính bằng NDT của hợp đồng tín dụng đã ký. Chủ đầu tư có trách nhiệm hoàn trả nợ gốc và lãi đúng thời hạn quy định trong hợp đồng tín dụng.
– Sau khi hợp đồng thương mại đã được Bộ Thương mại phê chuẩn, Bộ Tài chính sẽ thực hiệncác thủ tục thông qua hợp đồng, gửi cho Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam để ngân hàng hướng dẫn các chủ đầu tư thực hiện các thủ tục thanh toán đối ngoại theo phương thức rút vốn thanh toán trực tiếp phù hợp với Thoả ước ngân hàng đã ký với phía Trung Quốc. Sau khi nhận được thông báo rút vốn từ Ngân hàng Trung Quốc, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam thông báo cho Bộ Tài chính để làm thủ tục ghi thu ghi chi qua ngân sách Nhà nước.
III. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH:
Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký. Trong quá trình thực hiện có vấn đề vướng mắc đề nghị các ngành, các địa phương và đơn vị phản ánh kịp thời để Bộ Tài chính xem xét giải quyết.
Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào
đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.
Reviews
There are no reviews yet.