Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Thông tư 10/2009/TT-BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc bổ sung một số điểm của Thông tư 127/2008/TT-BNN ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn việc trồng cao su trên đất lâm nghiệp

THÔNG TƯ

CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN SỐ 10/2009/TT-BNN

NGÀY 04 THÁNG 3 NĂM 2009

BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỂM CỦA THÔNG TƯ SỐ 127/2008/TT-BNN NGÀY 31 THÁNG 12 NĂM 2008 CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VỀ HƯỚNG DẪN VIỆC TRỒNG CAO SU TRÊN ĐẤT LÂM NGHIỆP

Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Thông tư số 127/2008/TT-BNN ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn việc trồng cao su trên đất lâm nghiệp;
Căn cứ tình hình thực tế chuyển rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng cao su trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên;

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bổ sung một số điểm của Thông tư số 127/2008/TT-BNN ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn việc trồng cao su trên đất lâm nghiệp như sau:

1. Bổ sung điểm a, tiết 2.3.2, khoản 2 Mục II như sau:

“ a) Đối với các tỉnh Tây Nguyên:

– Rừng gỗ lá rộng thường xanh và nửa rụng lá có trữ lượng gỗ bình quân theo lô nhỏ hơn 110 mét khối trên một héc ta (sau đây viết tắt là m3/ha);

– Rừng hỗn giao gỗ, tre nứa có trữ lượng gỗ bình quân theo lô nhỏ hơn 65 m3/ha;

– Rừng khộp (rừng rụng lá) có trữ lượng gỗ bình quân theo lô nhỏ hơn 50 m3/ha. Riêng những dự án trồng cao su đã trình các ngành chức năng hoặc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trước ngày 31 tháng 12 năm 2008 nhưng chưa phê duyệt, có trữ lượng gỗ bình quân theo lô lớn hơn hoặc bằng 50 m3/ha và nhỏ hơn 100 m3/ha thì được thực hiện theo dự án đã lập.”

2. Bổ sung điểm d, tiết 4.3.1, khoản 4 Mục II như sau:

“d) Sau khi dự án được phê duyệt, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt hồ sơ thiết kế và cấp phép khai thác tận dụng lâm sản cho chủ rừng hoặc đơn vị khai thác tận dụng do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định. Việc khai thác tận dụng lâm sản có thể tiến hành trước hoặc đồng thời với công tác khai hoang chuẩn bị đất để trồng cao su.”

Những Quy định khác tại Thông tư số 127/2008/TT-BNN ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vẫn có hiệu lực thi hành.

Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo.

BỘ TRƯỞNG

Cao Đức Phát

Thuộc tính văn bản
Thông tư 10/2009/TT-BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc bổ sung một số điểm của Thông tư 127/2008/TT-BNN ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn việc trồng cao su trên đất lâm nghiệp
Cơ quan ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 10/2009/TT-BNN Ngày đăng công báo: Đã biết
Loại văn bản: Thông tư Người ký: Cao Đức Phát
Ngày ban hành: 04/03/2009 Ngày hết hiệu lực: Đã biết
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Nông nghiệp-Lâm nghiệp
Tóm tắt văn bản
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

THÔNG TƯ

CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN SỐ 10/2009/TT-BNN

NGÀY 04 THÁNG 3 NĂM 2009

BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỂM CỦA THÔNG TƯ SỐ 127/2008/TT-BNN NGÀY 31 THÁNG 12 NĂM 2008 CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VỀ HƯỚNG DẪN VIỆC TRỒNG CAO SU TRÊN ĐẤT LÂM NGHIỆP

Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Thông tư số 127/2008/TT-BNN ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn việc trồng cao su trên đất lâm nghiệp;
Căn cứ tình hình thực tế chuyển rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng cao su trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên;

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bổ sung một số điểm của Thông tư số 127/2008/TT-BNN ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn việc trồng cao su trên đất lâm nghiệp như sau:

1. Bổ sung điểm a, tiết 2.3.2, khoản 2 Mục II như sau:

“ a) Đối với các tỉnh Tây Nguyên:

– Rừng gỗ lá rộng thường xanh và nửa rụng lá có trữ lượng gỗ bình quân theo lô nhỏ hơn 110 mét khối trên một héc ta (sau đây viết tắt là m3/ha);

– Rừng hỗn giao gỗ, tre nứa có trữ lượng gỗ bình quân theo lô nhỏ hơn 65 m3/ha;

– Rừng khộp (rừng rụng lá) có trữ lượng gỗ bình quân theo lô nhỏ hơn 50 m3/ha. Riêng những dự án trồng cao su đã trình các ngành chức năng hoặc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trước ngày 31 tháng 12 năm 2008 nhưng chưa phê duyệt, có trữ lượng gỗ bình quân theo lô lớn hơn hoặc bằng 50 m3/ha và nhỏ hơn 100 m3/ha thì được thực hiện theo dự án đã lập.”

2. Bổ sung điểm d, tiết 4.3.1, khoản 4 Mục II như sau:

“d) Sau khi dự án được phê duyệt, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt hồ sơ thiết kế và cấp phép khai thác tận dụng lâm sản cho chủ rừng hoặc đơn vị khai thác tận dụng do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định. Việc khai thác tận dụng lâm sản có thể tiến hành trước hoặc đồng thời với công tác khai hoang chuẩn bị đất để trồng cao su.”

Những Quy định khác tại Thông tư số 127/2008/TT-BNN ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vẫn có hiệu lực thi hành.

Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo.

BỘ TRƯỞNG

Cao Đức Phát

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Thông tư 10/2009/TT-BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc bổ sung một số điểm của Thông tư 127/2008/TT-BNN ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn việc trồng cao su trên đất lâm nghiệp”