Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Quyết định 0123/1999/QĐ-BTM của Bộ Thương mại về việc bổ sung Quy chế kinh doanh theo phương thức tạm nhập tái xuất ban hành kèm theo Quyết định số 1311/1998/QĐ-BTM ngày 31/10/1998 của Bộ Thương mại

QUYẾT ĐỊNH

CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI SỐ 0123 /1999/QĐ-BTM
NGÀY 04 THÁNG 2 NĂM 1999 VỀ VIỆCBỔ SUNG QUY CHẾ
KINH DOANH THEO PHƯƠNG THỨC TẠM NHẬP TÁI XUẤTBAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 1311/1998/QĐ-BTM NGÀY 31/10/1998
CỦA BỘ THƯƠNG MẠI

BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI

Căn cứ Nghị định 95/CP ngày 4/12/1993 của Chính phủ qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Thương mại;

Căn cứ Nghị định 57/1998/NĐ-CP ngày 31/7/1998 của Chính phủ qui định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hoá với nước ngoài;

Xét tính chất đặc thù của mặt hàng xăng dầu;

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1:Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế kinh doanh tạm nhập tái xuất xăng dầu để bổ sung choQuy chế kinh doanh theo phương thức tạm nhập tái xuất ban hành kèm theo Quyết định 1311/1998/QĐ-BTM ngày 31/10/1998 của Bộ Thương mại.

Điều 2:Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký và thay thế cho Quyết định 555/TM-XNK ngày 28/6/1995 của Bộ trưởng Bộ Thương mại về việc bổ sung Quy chế kinh doanh theo phương thức tạm nhập để tái xuất .

Điều 3:Các doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập tái xuất xăng dầu,Vụ trưởng các Vụ có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này .


QUY CHẾ

KINH DOANH TẠM NHẬP TÁI XUẤT XĂNG DẦU

(Ban hành kèm theo Quyết định số0123/1999/QĐ-BTM ngày 04/2/1999
của Bộ trưởng Bộ Thương mại ).

I- QUI ĐỊNH CHUNG:

Điều 1: Mặt hàng xăng dầu qui định trong Quy chế này bao gồm: xăng, diesel, dầu hoả, nhiên liệu bay ( ZA1, TC1 ) và ma zút .

Điều 2: Tạm nhập tái xuất xăng dầu qui định trong Quy chế này là việcdoanh nghiệp Việt nam mua xăng dầu từ nước ngoài để bán lạicho doanh nghiệp củamột nước khác, có làm thủtục nhập khẩu xăng dầu vào Việt nam và làm thủ tụcxuất khẩura khỏi Việt nam .

Các trường hợp mua xăng dầu từ nước ngoài để bán cho các đối tượng sau đây cũng được coi là kinh doanh tạm nhập tái xuất và phải thực hiện theo qui định của Quy chế này:

1. Các doanh nghiệp thuộc các khu chế xuất và các doanh nghiệpchế xuất nằm trong các khu công nghiệp, khu công nghệ cao .

2. Máy baycủa các hãng hàng không Việt nam bay trên các tuyến bay quốc tế vàmáy bay của các hãng hàng không nước ngoài hạ cánh tại Việt Nam .

3.Tầu biển nước ngoài cập cảng Việt nam .

Điều 3: Doanh nghiệp được thực hiện tạm nhập tái xuất xăng dầu khi có văn bản cho phép của Bộ Thương mại .

1. Các doanh nghiệp đầu mốinhập khẩu xăng dầu được ký kết hợp đồng nhập khẩu và xuất khẩu xăng dầutrước khi xin phép Bộ Thương mại.

2. Các doanh nghiệpkhác có chức năng kinh doanh xăng dầu qui định trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanhnếu có nhu cầu kinh doanh tạm nhập tái xuất xăng dầu sẽ được Bộ Thương mại xem xét giải quyết từng thương vụ .

II- THỦ TỤC XIN CẤP GIẤY PHÉP TẠM NHẬP TÁI XUẤT
XĂNG DẦU:

Điều 4: Bộ Thương mại cấp giấy phép tạm nhập tái xuất xăng dầu cho các doanh nghiệp nêu tại Khoản 1 Điều 3 căn cứ vào hồ sơ sau đây:

1. Công văn đề nghị cấp giấy phép tạm nhập tái xuất xăng dầu, nêu rõ: số lượng, chủng loại xăng dầu xin tạm nhập tái xuất, khách mua hàng, cửa khẩu tạm nhập, cửa khẩu tái xuất , thời gian thực hiện….

2.Hợp đồng mua xăng dầuký với khách hàng nước ngoài .

3.Hợp đồng bán xăng dầu ký vớidoanh nghiệp ( nếu bán cho doanh nghiệp nước ngoài hoặc cho các đối tượng qui định tại Khoản 1 Điều 2), ký với các hãng hàng không( trường hợp bán cho các đối tượng qui định tại Khoản 2 Điều 2) và dự kiếnkế hoạch bán hàng do Giám đốc doanh nghiệp đề nghị ( trường hợp bán cho đối tượng qui định tại Khoản 3 Điều 2).

– Trường hợp bán xăng dầu cho đối tượng qui định tại Khoản 1 Điều 2 phải có văn bản của cơ quan có thẩm quyềnchấp thuận việc nhập khẩu xăng dầuphục vụ sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp .

Bộ Thương mại cấp giấy phép tạm nhập tái xuất xăng dầu cho doanh nghiệp trong vòng 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận đượchồ sơ đầy đủ hợp lệ.

Điều 5: Các doanh nghiệp nêu tại Khoản 2 Điều 3 nếu có nhu cầu kinh doanh tạm nhập tái xuất xăng dầu , cần gửi văn bản về Bộ Thương mại giải trình cụ thể phương án kinh doanh và khả năng thực hiện bảo đảm hiệu quả, an toàn, đúng qui định .

Trong vòng 7 ngày làm việc kể từngàynhận được công văn đề nghịcủa doanh nghiệp, Bộ Thương mại sẽ có văn bản cho phépdoanh nghiệp triển khai ký kết hợp đồng mua bán hoặc thông báo lý do không giải quyết.

III- QUI ĐỊNH VIỆC THỰC HIỆN TẠM NHẬP TÁI XUẤT
XĂNG DẦU:

Điều 6: Xăng dầu tái xuất phải được thanh toán qua ngân hàng bằng ngoại tệ tự do chuyển đổitheo đúng cácqui định hiện hành của Nhà nước về quản lý ngoại hối .

Điều 7: Doanh nghiệp được phép tạm nhập xăng dầu theo một lô lớn và tái xuất nguyên lô hoặctheo từng lô nhỏ từ các kho chứa trong nội địa theo đúng số lượng và chủng loại đã tạm nhập .

Điều 8: Đối với các doanh nghiệp là đầu mối nhập khẩu xăng dầu,khối lượng xăng dầu thực tái xuấtđược phép chênh lệch thấp hơn không quá 10% so với khối lượng đã tạm nhập. Lượng xăng dầuchênh lệch này phảinộp đủ thuế và các khoản thu khácnhư đối với xăng dầu nhập khẩu đểtiêu thụ nội địavà phải tính trừ vào chỉ tiêu nhập khẩu xăng dầu cùng chủng loại Bộ Thương mại đã giao cho doanh nghiệp hàng năm.

Các doanh nghiệp nêutại Khoản 2 Điều 3 phải tái xuất toàn bộkhốilượng xăng dầuđãtạm nhập .

Điều 9:Hồ sơ nộp cho cơ quanHải quan để làm thủ tục tạm nhập tái xuất xăng dầu bao gồm:

1. Hợp đồng mua hàng, hợp đồng bán hàng (bản sao có xác nhận của doanh nghiệp ).

2. Văn bản của Bộ Thương mại cho phép doanh nghiệp tạm nhập tái xuất xăng dầu ( bản sao có xác nhận của doanh nghiệp ).

3. Các chứng từ liên quan đến giao nhận hàng hoátheo qui định của Hải quan .

Trường hợp căn cứ văn bản cho phép của Bộ Thương mại, doanh nghiệp ủy quyền cho các doanh nghiệp hoặc chi nhánh trực thuộc làm thủ tục tạm nhập và hoặc tái xuất xăng dầuthì doanh nghiệp hoặc chi nhánh trực thuộc phải xuất trình thêm văn bản uỷ quyền hợp lệ, nêu rõ số lượng, chủng loạixăng dầuuỷ quyền thực hiện.

IV- ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH:

Điều 10: Các doanh nghiệp đã được phép kinh doanh tạm nhập tái xuất xăng dầu có trách nhiệm báo cáo định kỳ 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng và hàng nămvề tình hình thực hiện theo biểu mẫu đính kèm .

Điều 11: Cácvấn đề kháccó liên quan đến kinh doanh tạm nhập tái xuất không nêu tạiQuy chế này đượcthực hiện theo qui định tại Quy chế kinh doanh theo phươngthức tạm nhập tái xuất ban hành kèm theo Quyết định 1311/1998/QĐ-BTM ngày 31/10/1998 của Bộ trưởng Bộ Thương mại .

Điều 12: Qui chế này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngàyban hànhthay thế cho Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 555/TM-XNK ngày 28/6/1995 của Bộ Trưởng Bộ Thương mại về việc bổ sung Quy chế kinh doanh theo phương thức tạm nhập để tái xuất.

Tên D.N báo cáo

Số:

CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

…….., ngàythángnăm 199

BÁO CÁO THỰC HIỆN TẠM NHẬP TÁI XUẤT XĂNG DẦU

………….. THÁNG NĂM 199

Giấy phép tạm nhập tái xuất

Đối tượng tái xuất

Số lượng đã được duyệt

(tấn)

Số lượng đã tạm nhập (tấn)

Số lượng đã tái xuất

(tấn)

Trị giá đã

tái xuất

(USD)

Ghi chú

Tổng số :

Trong đó:

– Xăng

– Diesel

– Ma zut

– Dầu hoả

– Nhiên liệu bay

Cv số/TM-XNK ngàythángnăm 1999

– Xăng

– Diesel

Kampuchia

Cv số/TM-XNK

ngàythángnăm 1999

– Ma zut

– Nhiên liệu bay

Lào

Cvsố/TM-XNK

ngàythángnăm 1999

– Diesel

Tầu biển nước ngoài

Cv số/TM-XNK

ngàythángnăm 1999

– Nhiên liệu bay

Máy bay nước ngoài

Thuộc tính văn bản
Quyết định 0123/1999/QĐ-BTM của Bộ Thương mại về việc bổ sung Quy chế kinh doanh theo phương thức tạm nhập tái xuất ban hành kèm theo Quyết định số 1311/1998/QĐ-BTM ngày 31/10/1998 của Bộ Thương mại
Cơ quan ban hành: Bộ Thương mại Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 0123/1999/QĐ-BTM Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Quyết định Người ký: Lương Văn Tự
Ngày ban hành: 04/02/1999 Ngày hết hiệu lực: Đã biết
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Xuất nhập khẩu , Thương mại-Quảng cáo
Tóm tắt văn bản
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

QUYẾT ĐỊNH

CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI SỐ 0123 /1999/QĐ-BTM
NGÀY 04 THÁNG 2 NĂM 1999 VỀ VIỆCBỔ SUNG QUY CHẾ
KINH DOANH THEO PHƯƠNG THỨC TẠM NHẬP TÁI XUẤTBAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 1311/1998/QĐ-BTM NGÀY 31/10/1998
CỦA BỘ THƯƠNG MẠI

BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI

Căn cứ Nghị định 95/CP ngày 4/12/1993 của Chính phủ qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Thương mại;

Căn cứ Nghị định 57/1998/NĐ-CP ngày 31/7/1998 của Chính phủ qui định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hoá với nước ngoài;

Xét tính chất đặc thù của mặt hàng xăng dầu;

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1:Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế kinh doanh tạm nhập tái xuất xăng dầu để bổ sung choQuy chế kinh doanh theo phương thức tạm nhập tái xuất ban hành kèm theo Quyết định 1311/1998/QĐ-BTM ngày 31/10/1998 của Bộ Thương mại.

Điều 2:Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký và thay thế cho Quyết định 555/TM-XNK ngày 28/6/1995 của Bộ trưởng Bộ Thương mại về việc bổ sung Quy chế kinh doanh theo phương thức tạm nhập để tái xuất .

Điều 3:Các doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập tái xuất xăng dầu,Vụ trưởng các Vụ có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này .


QUY CHẾ

KINH DOANH TẠM NHẬP TÁI XUẤT XĂNG DẦU

(Ban hành kèm theo Quyết định số0123/1999/QĐ-BTM ngày 04/2/1999
của Bộ trưởng Bộ Thương mại ).

I- QUI ĐỊNH CHUNG:

Điều 1: Mặt hàng xăng dầu qui định trong Quy chế này bao gồm: xăng, diesel, dầu hoả, nhiên liệu bay ( ZA1, TC1 ) và ma zút .

Điều 2: Tạm nhập tái xuất xăng dầu qui định trong Quy chế này là việcdoanh nghiệp Việt nam mua xăng dầu từ nước ngoài để bán lạicho doanh nghiệp củamột nước khác, có làm thủtục nhập khẩu xăng dầu vào Việt nam và làm thủ tụcxuất khẩura khỏi Việt nam .

Các trường hợp mua xăng dầu từ nước ngoài để bán cho các đối tượng sau đây cũng được coi là kinh doanh tạm nhập tái xuất và phải thực hiện theo qui định của Quy chế này:

1. Các doanh nghiệp thuộc các khu chế xuất và các doanh nghiệpchế xuất nằm trong các khu công nghiệp, khu công nghệ cao .

2. Máy baycủa các hãng hàng không Việt nam bay trên các tuyến bay quốc tế vàmáy bay của các hãng hàng không nước ngoài hạ cánh tại Việt Nam .

3.Tầu biển nước ngoài cập cảng Việt nam .

Điều 3: Doanh nghiệp được thực hiện tạm nhập tái xuất xăng dầu khi có văn bản cho phép của Bộ Thương mại .

1. Các doanh nghiệp đầu mốinhập khẩu xăng dầu được ký kết hợp đồng nhập khẩu và xuất khẩu xăng dầutrước khi xin phép Bộ Thương mại.

2. Các doanh nghiệpkhác có chức năng kinh doanh xăng dầu qui định trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanhnếu có nhu cầu kinh doanh tạm nhập tái xuất xăng dầu sẽ được Bộ Thương mại xem xét giải quyết từng thương vụ .

II- THỦ TỤC XIN CẤP GIẤY PHÉP TẠM NHẬP TÁI XUẤT
XĂNG DẦU:

Điều 4: Bộ Thương mại cấp giấy phép tạm nhập tái xuất xăng dầu cho các doanh nghiệp nêu tại Khoản 1 Điều 3 căn cứ vào hồ sơ sau đây:

1. Công văn đề nghị cấp giấy phép tạm nhập tái xuất xăng dầu, nêu rõ: số lượng, chủng loại xăng dầu xin tạm nhập tái xuất, khách mua hàng, cửa khẩu tạm nhập, cửa khẩu tái xuất , thời gian thực hiện….

2.Hợp đồng mua xăng dầuký với khách hàng nước ngoài .

3.Hợp đồng bán xăng dầu ký vớidoanh nghiệp ( nếu bán cho doanh nghiệp nước ngoài hoặc cho các đối tượng qui định tại Khoản 1 Điều 2), ký với các hãng hàng không( trường hợp bán cho các đối tượng qui định tại Khoản 2 Điều 2) và dự kiếnkế hoạch bán hàng do Giám đốc doanh nghiệp đề nghị ( trường hợp bán cho đối tượng qui định tại Khoản 3 Điều 2).

– Trường hợp bán xăng dầu cho đối tượng qui định tại Khoản 1 Điều 2 phải có văn bản của cơ quan có thẩm quyềnchấp thuận việc nhập khẩu xăng dầuphục vụ sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp .

Bộ Thương mại cấp giấy phép tạm nhập tái xuất xăng dầu cho doanh nghiệp trong vòng 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận đượchồ sơ đầy đủ hợp lệ.

Điều 5: Các doanh nghiệp nêu tại Khoản 2 Điều 3 nếu có nhu cầu kinh doanh tạm nhập tái xuất xăng dầu , cần gửi văn bản về Bộ Thương mại giải trình cụ thể phương án kinh doanh và khả năng thực hiện bảo đảm hiệu quả, an toàn, đúng qui định .

Trong vòng 7 ngày làm việc kể từngàynhận được công văn đề nghịcủa doanh nghiệp, Bộ Thương mại sẽ có văn bản cho phépdoanh nghiệp triển khai ký kết hợp đồng mua bán hoặc thông báo lý do không giải quyết.

III- QUI ĐỊNH VIỆC THỰC HIỆN TẠM NHẬP TÁI XUẤT
XĂNG DẦU:

Điều 6: Xăng dầu tái xuất phải được thanh toán qua ngân hàng bằng ngoại tệ tự do chuyển đổitheo đúng cácqui định hiện hành của Nhà nước về quản lý ngoại hối .

Điều 7: Doanh nghiệp được phép tạm nhập xăng dầu theo một lô lớn và tái xuất nguyên lô hoặctheo từng lô nhỏ từ các kho chứa trong nội địa theo đúng số lượng và chủng loại đã tạm nhập .

Điều 8: Đối với các doanh nghiệp là đầu mối nhập khẩu xăng dầu,khối lượng xăng dầu thực tái xuấtđược phép chênh lệch thấp hơn không quá 10% so với khối lượng đã tạm nhập. Lượng xăng dầuchênh lệch này phảinộp đủ thuế và các khoản thu khácnhư đối với xăng dầu nhập khẩu đểtiêu thụ nội địavà phải tính trừ vào chỉ tiêu nhập khẩu xăng dầu cùng chủng loại Bộ Thương mại đã giao cho doanh nghiệp hàng năm.

Các doanh nghiệp nêutại Khoản 2 Điều 3 phải tái xuất toàn bộkhốilượng xăng dầuđãtạm nhập .

Điều 9:Hồ sơ nộp cho cơ quanHải quan để làm thủ tục tạm nhập tái xuất xăng dầu bao gồm:

1. Hợp đồng mua hàng, hợp đồng bán hàng (bản sao có xác nhận của doanh nghiệp ).

2. Văn bản của Bộ Thương mại cho phép doanh nghiệp tạm nhập tái xuất xăng dầu ( bản sao có xác nhận của doanh nghiệp ).

3. Các chứng từ liên quan đến giao nhận hàng hoátheo qui định của Hải quan .

Trường hợp căn cứ văn bản cho phép của Bộ Thương mại, doanh nghiệp ủy quyền cho các doanh nghiệp hoặc chi nhánh trực thuộc làm thủ tục tạm nhập và hoặc tái xuất xăng dầuthì doanh nghiệp hoặc chi nhánh trực thuộc phải xuất trình thêm văn bản uỷ quyền hợp lệ, nêu rõ số lượng, chủng loạixăng dầuuỷ quyền thực hiện.

IV- ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH:

Điều 10: Các doanh nghiệp đã được phép kinh doanh tạm nhập tái xuất xăng dầu có trách nhiệm báo cáo định kỳ 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng và hàng nămvề tình hình thực hiện theo biểu mẫu đính kèm .

Điều 11: Cácvấn đề kháccó liên quan đến kinh doanh tạm nhập tái xuất không nêu tạiQuy chế này đượcthực hiện theo qui định tại Quy chế kinh doanh theo phươngthức tạm nhập tái xuất ban hành kèm theo Quyết định 1311/1998/QĐ-BTM ngày 31/10/1998 của Bộ trưởng Bộ Thương mại .

Điều 12: Qui chế này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngàyban hànhthay thế cho Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 555/TM-XNK ngày 28/6/1995 của Bộ Trưởng Bộ Thương mại về việc bổ sung Quy chế kinh doanh theo phương thức tạm nhập để tái xuất.

Tên D.N báo cáo

Số:

CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

…….., ngàythángnăm 199

BÁO CÁO THỰC HIỆN TẠM NHẬP TÁI XUẤT XĂNG DẦU

………….. THÁNG NĂM 199

Giấy phép tạm nhập tái xuất

Đối tượng tái xuất

Số lượng đã được duyệt

(tấn)

Số lượng đã tạm nhập (tấn)

Số lượng đã tái xuất

(tấn)

Trị giá đã

tái xuất

(USD)

Ghi chú

Tổng số :

Trong đó:

– Xăng

– Diesel

– Ma zut

– Dầu hoả

– Nhiên liệu bay

Cv số/TM-XNK ngàythángnăm 1999

– Xăng

– Diesel

Kampuchia

Cv số/TM-XNK

ngàythángnăm 1999

– Ma zut

– Nhiên liệu bay

Lào

Cvsố/TM-XNK

ngàythángnăm 1999

– Diesel

Tầu biển nước ngoài

Cv số/TM-XNK

ngàythángnăm 1999

– Nhiên liệu bay

Máy bay nước ngoài

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Quyết định 0123/1999/QĐ-BTM của Bộ Thương mại về việc bổ sung Quy chế kinh doanh theo phương thức tạm nhập tái xuất ban hành kèm theo Quyết định số 1311/1998/QĐ-BTM ngày 31/10/1998 của Bộ Thương mại”