THÔNG TƯ
CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 86/1999/TT-BTC NGÀY 8 THÁNG 7 NĂM 1999
HƯỚNG DẪN VIỆC GIẢI NGÂN VÀ CƠ CHẾ CHO VAY LẠI ĐỐI VỚI
CHƯƠNG TRÌNH VAY VỐN TÍN DỤNG CỦA BA LAN NHẰM PHÁT TRIỂN
NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐÓNG TẦU THUỶ VIỆT NAM
Căn cứ Nghị định số 87/CP ngày 5/8/1997 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nguồn Hỗ trợ phát triển chính thức,
Căn cứ Nghị định số 90/1998/NĐ-CP ngày 7/11/1998 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý vay và trả nợ nước ngoài,
Căn cứ Hiệp định ký ngày 6/6/1998 giữa Chính phủ CHXHCN Việt Nam và Chính phủ CH Ba Lan về việc cung cấp tín dụng (dưới đây gọi tắt là “Hiệp định”),
Căn cứ công văn số 1510/CP-QHQT ngày 12/12/1998 của Chính phủ về cơ chế tài chính để thực hiện các dự án vốn vay của Ba Lan,
Bộ Tài chính hướng dẫn việc giải ngân và cơ chế cho vay lại đối với Chương trình vay vốn tín dụng của Ba Lan nhằm phát triển ngành công nghiệp đóng tầu thuỷ Việt Nam như sau:
I. CÁC QUI ĐỊNH CHUNG
1. Khoản tín dụng của Chính phủ Ba Lan cung cấp để thực hiện Chương trình phát triển ngành công nghiệp đóng tầu thuỷ Việt Nam là khoản vay nợ nước ngoài của Chính phủ. Vì vậy, toàn bộ tiền vay được hạch toán vào Ngân sách nhà nước, Bộ Tài chính có trách nhiệm trả nợ nước ngoài khi đến hạn.
2. Chủ đầu tư Chương trình phát triển ngành công nghiệp đóng tầu thuỷ Việt Nam là Tổng Công ty Công nghiệp tầu thuỷ Việt Nam (dưới đây gọi tắt là “VINASHIN”) có trách nhiệm sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả, phù hợp với các điều kiện trong Hiệp định. VINASHIN chịu trách nhiệm nhận nợ và hoàn trả cho Ngân sách nhà nước theo đúng Hợp đồng vay lại ký với và các qui định tại Thông tư này.
3. chịu trách nhiệm thực hiện việc cho vay lại, quản lý và thu hồi nợ đối với Chủ đầu tư và được hưởng phí cho vay lại nguồn vốn tín dụng nhà nước quy định hiện hành.
II. CÁC QUY ĐỊNH CỤ THỂ
1. Các điều kiện vay chính theo Hiệp định:
– Tổng trị giá vay theo cam kết tại Hiệp định là 70 triệu USD dùng để thanh toán 90% trị giá các hợp đồng thương mại ký giữa VINASHIN và đối tác Ba Lan để đóng tầu hoặc cung cấp máy móc, trang thiệt bị nhằm hiện đại hoá các nhà máy đóng tầu tại Việt Nam. Khoản đặt cọc 10% trị giá các hợp đồng thương mại do VINASHIN thu xếp và thanh toán theo phương thức chuyển tiền cho đối tác Ba Lan trong vòng 30 ngày kể từ ngày hợp đồng thương mại có hiệu lực.
– Thời gian vay và lãi suất vay:
+ Đối với phần tín dụng hiện đại hoá nhà máy đóng tầu: 15,5 năm trong đó có 5 năm ân hạn trả gốc vay và lãi suất vay là 4,75%/năm.
+ Đối với phần tín dụng cho việc mua tầu đóng tại Ba Lan hoặc mua vật tư thiết bị để đóng tầu tại Việt Nam: 13,5 năm trong đó có 3 năm ân hạn trả gốc vay và lãi suất vay là 5%/năm.
Phù hợp với thời hạn vay trên, việc trả nợ gốc sẽ được thanh toán thành 21 khoản bán niên liên tục. Khoản trả nợ gốc đầu tiên được thực hiện như sau:
+ Đối với phần tín dụng hiện đại hoá nhà máy đóng tầu: 5 năm sau ngày cấp Giấy chứng nhận đã nhận hàng (Certificate of Receipt).
+ Đối với phần tín dụng cho việc mua tầu đóng tại Ba Lan: 3 năm sau ngày cấp Giấy chứng nhận bàn giao từng phần (Certificate of Receipt for each phase of the shipbuilding process).
+ Đối với phần tín dụng cho việc mua vật tư thiết bị để đóng tầu tại Việt Nam: 3 năm sau ngày cấp các chứng từ vận chuyển có liên quan (Bill of Lading, Airway Bill).
– Lãi phạt chậm trả: Bằng mức lãi suất nói ở điểm trên cộng thêm tỷ lệ 1,5%/năm.
– Khoản tín dụng theo Hiệp định được sử dụng trước ngày 31/12/2000 và có thể được gia hạn theo sự thoả thuận của hai Chính phủ.
3. Tổ chức điều hành và thực hiện Chương trình vay tín dụng của Chính phủ Ba Lan theo Hiệp định tín dụng:
Chương trình phát triển ngành công nghiệp đóng tầu thuỷ Việt Nam sử dụng nguồn vốn tín dụng của Chính phủ Ba Lan (dưới đây gọi tắt là “Chương trình”) là một Chương trình đồng bộ có mục tiêu, bao gồm nhiều dự án chi tiết (dưới đây gọi tắt là các “Dự án”) như nâng cấp các nhà máy đóng tầu, lắp bể thử mô hình, các dây chuyền đóng tầu cá, đóng các loại tầu chuyên dụng…
VINASHIN là đầu mối tổ chức và điều hành thực hiện toàn bộ Chương trình, có các trách nhiệm chính sau:
– Thành lập Ban quản lý Chương trình với thành phần bao gồm VINASHIN và đại diện các Dự án thuộc Chương trình VINASHIN cần xây dựng Quy chế hoạt động của Ban quản lý Chương trình trong đó xác định rõ trách nhiệm xây dựng các kế hoạch (đầu từ, giải ngân vốn vay, vốn đối ứng), tổ chức công tác sản xuất, tổ chức thực hiện công tác kế toán, xác định mối quan hệ giữa VINASHIN với các Dự án để thực hiện tốt Chương trình.
– Tổ chức thẩm định và phê duyệt các Dự án thuộc Chương trình với sự tham gia của các Bộ, ngành liên quan, bảo đảm tuân thủ các qui định hiện hành về quản lý đầu tư và xây dựng.
– Tổ chức đấu thầu, ký kết và làm thủ tục phê duyệt các hợp đồng thương mại với các đối tác Ba Lan để thực hiện Chương trình theo các quy dịnh hiện hành.
4. Hướng dẫn việc giải ngân vốn vay Ba Lan:
a) Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam được chỉ định là Ngân hàng phục vụ trong các giao dịch giải ngân vốn vay của Chương trình tín dụng Ba Lan có trách nhiệm hướng dẫn VINASHIN và các đơn vị liên quan thực hiện theo các qui định tại Thoả ước Ngân hàng đã ký giữa Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và Ngân hàng Ba Lan Handlowy w Warszawie S.A.
VINASHIN có trách nhiệm thanh toán các loại phí do Ngân hàng Ngoại thương thu, hoặc do Ngân hàng Ba Lan thu (nếu có) liên quan đến dịch vụ thành toán đối ngoại qua các ngân hàng.
b) Căn cứ vào công văn đề nghị rút vốn tín dụng để thanh toán cho các hợp đồng thương mại của VINASHIN, kèm theo các quyết định phê duyệt từng Dự án và phê duyệt từng hợp đồng thương mại của cấp có thẩm quyền, Bộ Tài chính có công văn uỷ quyền cho Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam làm thủ tục rút vốn tín dụng để thanh toán cho từng hợp đồng thương mại.
c) Các hợp đồng thương mại sử dụng tín dụng Ba Lan ký với các Người bán hoặc Người chế tạo Ba Lan được thanh toán bằng đồng Đôla Mỹ. Thành phần hàng hoá, máy móc, thiết bị và dịch vụ có xuất xứ từ Ba Lan trong các hợp đồng thương mại theo Hiệp định tín dụng này không được thấp hơn 70%.
d) Hợp đồng thương mại được thanh toán theo các điều kiện cụ thể sau:
+ 10% trị giá hợp đồng là tiền đặt cọc do VINASHIN thực hiện theo phương thức chuyển tiền vào tài khoản của Người bán hoặc Người chế tạo Ba Lan mở tại Ngân hàng Ba Lan Handlowy w Warszawie S.A. kèm ghi chú “Theo Hiệp định tín dụng 70 triệu USD ký ngày 6/6/1998”, được thực hiện trong vòng 30 ngày làm việc kể từ ngày có hiệu lực của mỗi hợp đồng thương mại đã ký và được duyệt.
Chứng từ thanh toán tiền đặt cọc là hoá đơn đòi tiền đặt cọc của Người bán hoặc Người chế tạo Ba Lan, kèm theo Thư bảo lãnh tiền đặt cọc của Ngân hàng Ba Lan Handlowy w Warszawie S.A. có giá trị cho đến khi Người bán hoặc Người chế tạo Ba Lan thực hiện xong mọi nghĩa vụ theo hợp đồng thương mại đã ký. Thư bảo lãnh nói trên phải được thông báo cho Người thụ hưởng là VINASHIN thông qua Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.
+ 90% trị giá hợp đồng được thanh toán từ nguồn tín dụng Chính phủ Ba Lan căn cứ vào sự xuất trình các chứng từ sau đây của Người bán hoặc Người chế tạo Ba Lan tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam:
* Hoá đơn thương mại 5 bản.
* Thư uỷ quyền ký các chứng từ của VINASHIN (nêu rõ tên, chức danh, chữ ký của người được uỷ quyền).
* Giấy chứng nhận đã nhận hàng (Certificate of Teceipt) do Người được VINASHIN uỷ quyền ký trong trường hợp nhận vật tư, thiết bị cho việc hiện đại hoá các nhà máy đóng tầu tại Việt Nam.
Hoặc giấy chứng nhận bàn giao từng phần (Certificate of Receipt gor each phse of the shipbuiding process) do Người được VINASHIN uỷ quyền ký trong trường hợp đóng tầu tại Ba Lan.
Hoặc các chứng từ vận chuyển có liên quan (Bill of Lading, Aiway Bill) trong trường hợp cung cấp các máy móc, thiết bị để đóng tầu tại Việt Nam.
* Chứng từ bảo hiểm (Insuranse Document) trong các trường hợp hợp đồng được ký theo điều kiện CIF.
e) Tất cả các loại máy móc, thiết bị thuỷ, hàng hoá nhập khẩu theo các hợp đồng thương mại được thanh toán bằng nguồn tín dụng Ba Lan đều phải được cơ quan Đăng kiểm quốc tế cấp chứng chỉ chất lượng hàng hoá trước khi giao xuống tầu. Chứng chỉ do cơ quan Đăng kiểm quốc tế cấp xác nhận hàng hoá được giao phù hợp với qui phạm và tiêu chuẩn kỹ thuật quốc tế là chứng từ cần thiết để Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam làm thủ tục rút vốn tín dụng thanh toán cho Người bán hoặc Người chế tạo Ba Lan.
f)
g) Trình tự lập kế hoạch và quản lý giải ngân vốn vay Ba Lan được thực hiện theo hướng dẫn cụ thể tại Thông tư liên tịch số 81/1998/TTLT-BTC-NHNN ngày 17/6/1998 của Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Quyết định số 1860a/1998/QĐ/BTC ngày 16/12/1998 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
5. Vốn đối ứng cho Chương trình:
VINASHIN có trách nhiệm lập kế hoạch vốn đối ứng cho Chương trình tín dụng Ba Lan, bao gồm cả phần vốn bố trí để thanh toán tiền đặt cọc, các chi phí trong nước khác không được tài trợ từ nguồn tín dụng và các loại thuế… phải nộp theo qui định hiện hành. Nguồn vốn đối ứng do VINASHIN cân đối bằng vốn tự có, vốn Ngân sách nhà nước đầu tư (nếu được duyệt), vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước và vốn vay ưu đãi từ Quỹ Hỗ trợ đầu tư Quốc gia. Việc vay vốn đối ứng được thực hiện theo đúng các qui định hiện hành nêu tại Luật khuyến khích đầu tư trong nước và các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về công tác tín dụng đầu tư.
6. Trách nhiệm của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam:
Hàng tháng, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chuyển Sao kê tài khoản (Statement of Account) do ngân hàng Ba Lan gửi cho VINASHIN. VINASHIN có trách nhiệm kiểm tra, xác nhận Sao kê tài khoản gửi lại cho Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trong vòng 25 ngày kể từ ngày ghi trên Sao kê tài khoản để Ngân hàng Ngoại thương chính thức xác nhận với Ngân hàng Ba Lan. Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam gửi cho Bộ Tài chính (Vụ Tài chính đối ngoại) bản sao Sao kê tài khoản hàng tháng đã được VINASHIN xác nhận nói trên để làm thủ tục ghi thu ghi chi Ngân sách nhà nước.
Trước mỗi kỳ đến hạn trả nợ Ba Lan, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam phối hợp với Ngân hàng Ba Lan gửi thông báo nợ cho Bộ Tài chính để bảo đảm chuyển tiền trả nợ đúng hạn cho phía Ba Lan.
7. Chế độ báo cáo:
Định kỳ hàng quý VINASHIN có trách nhiệm báo cáo cho Bộ Tài chính (, Vụ Tài chính đối ngoại), Bộ Kế hoạch và Đầu tư về tình hình tiếp nhận, sử dụng và hoàn trả vốn vay Ba Lan và tình hình bố trí, sử dụng vốn đối ứng trong nước thực hiện chương trình.
VINASHIN chịu trách nhiệm lập và gửi cho Bộ Tài chính (, Vụ Tài chính đối ngoại) báo cáo tổng hợp về tình hình thực hiện và báo cáo quyết toán, kiểm toán của từng Dự án và toàn bộ Chương trình chậm nhất 3 tháng sau khi két thúc.
III. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị Tổng Công ty Công nghiệp tầu thuỷ Việt Nam, các Ban quản lý và đơn vị chủ quản các Dự án thuộc Chương trình và các cơ quan có liên quan phản ánh kịp thời cho Bộ Tài chính để xem xét, giải quyết.
THÔNG TƯ
CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 86/1999/TT-BTC NGÀY 8 THÁNG 7 NĂM 1999
HƯỚNG DẪN VIỆC GIẢI NGÂN VÀ CƠ CHẾ CHO VAY LẠI ĐỐI VỚI
CHƯƠNG TRÌNH VAY VỐN TÍN DỤNG CỦA BA LAN NHẰM PHÁT TRIỂN
NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐÓNG TẦU THUỶ VIỆT NAM
Căn cứ Nghị định số 87/CP ngày 5/8/1997 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nguồn Hỗ trợ phát triển chính thức,
Căn cứ Nghị định số 90/1998/NĐ-CP ngày 7/11/1998 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý vay và trả nợ nước ngoài,
Căn cứ Hiệp định ký ngày 6/6/1998 giữa Chính phủ CHXHCN Việt Nam và Chính phủ CH Ba Lan về việc cung cấp tín dụng (dưới đây gọi tắt là “Hiệp định”),
Căn cứ công văn số 1510/CP-QHQT ngày 12/12/1998 của Chính phủ về cơ chế tài chính để thực hiện các dự án vốn vay của Ba Lan,
Bộ Tài chính hướng dẫn việc giải ngân và cơ chế cho vay lại đối với Chương trình vay vốn tín dụng của Ba Lan nhằm phát triển ngành công nghiệp đóng tầu thuỷ Việt Nam như sau:
I. CÁC QUI ĐỊNH CHUNG
1. Khoản tín dụng của Chính phủ Ba Lan cung cấp để thực hiện Chương trình phát triển ngành công nghiệp đóng tầu thuỷ Việt Nam là khoản vay nợ nước ngoài của Chính phủ. Vì vậy, toàn bộ tiền vay được hạch toán vào Ngân sách nhà nước, Bộ Tài chính có trách nhiệm trả nợ nước ngoài khi đến hạn.
2. Chủ đầu tư Chương trình phát triển ngành công nghiệp đóng tầu thuỷ Việt Nam là Tổng Công ty Công nghiệp tầu thuỷ Việt Nam (dưới đây gọi tắt là “VINASHIN”) có trách nhiệm sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả, phù hợp với các điều kiện trong Hiệp định. VINASHIN chịu trách nhiệm nhận nợ và hoàn trả cho Ngân sách nhà nước theo đúng Hợp đồng vay lại ký với và các qui định tại Thông tư này.
3. chịu trách nhiệm thực hiện việc cho vay lại, quản lý và thu hồi nợ đối với Chủ đầu tư và được hưởng phí cho vay lại nguồn vốn tín dụng nhà nước quy định hiện hành.
II. CÁC QUY ĐỊNH CỤ THỂ
1. Các điều kiện vay chính theo Hiệp định:
– Tổng trị giá vay theo cam kết tại Hiệp định là 70 triệu USD dùng để thanh toán 90% trị giá các hợp đồng thương mại ký giữa VINASHIN và đối tác Ba Lan để đóng tầu hoặc cung cấp máy móc, trang thiệt bị nhằm hiện đại hoá các nhà máy đóng tầu tại Việt Nam. Khoản đặt cọc 10% trị giá các hợp đồng thương mại do VINASHIN thu xếp và thanh toán theo phương thức chuyển tiền cho đối tác Ba Lan trong vòng 30 ngày kể từ ngày hợp đồng thương mại có hiệu lực.
– Thời gian vay và lãi suất vay:
+ Đối với phần tín dụng hiện đại hoá nhà máy đóng tầu: 15,5 năm trong đó có 5 năm ân hạn trả gốc vay và lãi suất vay là 4,75%/năm.
+ Đối với phần tín dụng cho việc mua tầu đóng tại Ba Lan hoặc mua vật tư thiết bị để đóng tầu tại Việt Nam: 13,5 năm trong đó có 3 năm ân hạn trả gốc vay và lãi suất vay là 5%/năm.
Phù hợp với thời hạn vay trên, việc trả nợ gốc sẽ được thanh toán thành 21 khoản bán niên liên tục. Khoản trả nợ gốc đầu tiên được thực hiện như sau:
+ Đối với phần tín dụng hiện đại hoá nhà máy đóng tầu: 5 năm sau ngày cấp Giấy chứng nhận đã nhận hàng (Certificate of Receipt).
+ Đối với phần tín dụng cho việc mua tầu đóng tại Ba Lan: 3 năm sau ngày cấp Giấy chứng nhận bàn giao từng phần (Certificate of Receipt for each phase of the shipbuilding process).
+ Đối với phần tín dụng cho việc mua vật tư thiết bị để đóng tầu tại Việt Nam: 3 năm sau ngày cấp các chứng từ vận chuyển có liên quan (Bill of Lading, Airway Bill).
– Lãi phạt chậm trả: Bằng mức lãi suất nói ở điểm trên cộng thêm tỷ lệ 1,5%/năm.
– Khoản tín dụng theo Hiệp định được sử dụng trước ngày 31/12/2000 và có thể được gia hạn theo sự thoả thuận của hai Chính phủ.
3. Tổ chức điều hành và thực hiện Chương trình vay tín dụng của Chính phủ Ba Lan theo Hiệp định tín dụng:
Chương trình phát triển ngành công nghiệp đóng tầu thuỷ Việt Nam sử dụng nguồn vốn tín dụng của Chính phủ Ba Lan (dưới đây gọi tắt là “Chương trình”) là một Chương trình đồng bộ có mục tiêu, bao gồm nhiều dự án chi tiết (dưới đây gọi tắt là các “Dự án”) như nâng cấp các nhà máy đóng tầu, lắp bể thử mô hình, các dây chuyền đóng tầu cá, đóng các loại tầu chuyên dụng…
VINASHIN là đầu mối tổ chức và điều hành thực hiện toàn bộ Chương trình, có các trách nhiệm chính sau:
– Thành lập Ban quản lý Chương trình với thành phần bao gồm VINASHIN và đại diện các Dự án thuộc Chương trình VINASHIN cần xây dựng Quy chế hoạt động của Ban quản lý Chương trình trong đó xác định rõ trách nhiệm xây dựng các kế hoạch (đầu từ, giải ngân vốn vay, vốn đối ứng), tổ chức công tác sản xuất, tổ chức thực hiện công tác kế toán, xác định mối quan hệ giữa VINASHIN với các Dự án để thực hiện tốt Chương trình.
– Tổ chức thẩm định và phê duyệt các Dự án thuộc Chương trình với sự tham gia của các Bộ, ngành liên quan, bảo đảm tuân thủ các qui định hiện hành về quản lý đầu tư và xây dựng.
– Tổ chức đấu thầu, ký kết và làm thủ tục phê duyệt các hợp đồng thương mại với các đối tác Ba Lan để thực hiện Chương trình theo các quy dịnh hiện hành.
4. Hướng dẫn việc giải ngân vốn vay Ba Lan:
a) Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam được chỉ định là Ngân hàng phục vụ trong các giao dịch giải ngân vốn vay của Chương trình tín dụng Ba Lan có trách nhiệm hướng dẫn VINASHIN và các đơn vị liên quan thực hiện theo các qui định tại Thoả ước Ngân hàng đã ký giữa Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và Ngân hàng Ba Lan Handlowy w Warszawie S.A.
VINASHIN có trách nhiệm thanh toán các loại phí do Ngân hàng Ngoại thương thu, hoặc do Ngân hàng Ba Lan thu (nếu có) liên quan đến dịch vụ thành toán đối ngoại qua các ngân hàng.
b) Căn cứ vào công văn đề nghị rút vốn tín dụng để thanh toán cho các hợp đồng thương mại của VINASHIN, kèm theo các quyết định phê duyệt từng Dự án và phê duyệt từng hợp đồng thương mại của cấp có thẩm quyền, Bộ Tài chính có công văn uỷ quyền cho Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam làm thủ tục rút vốn tín dụng để thanh toán cho từng hợp đồng thương mại.
c) Các hợp đồng thương mại sử dụng tín dụng Ba Lan ký với các Người bán hoặc Người chế tạo Ba Lan được thanh toán bằng đồng Đôla Mỹ. Thành phần hàng hoá, máy móc, thiết bị và dịch vụ có xuất xứ từ Ba Lan trong các hợp đồng thương mại theo Hiệp định tín dụng này không được thấp hơn 70%.
d) Hợp đồng thương mại được thanh toán theo các điều kiện cụ thể sau:
+ 10% trị giá hợp đồng là tiền đặt cọc do VINASHIN thực hiện theo phương thức chuyển tiền vào tài khoản của Người bán hoặc Người chế tạo Ba Lan mở tại Ngân hàng Ba Lan Handlowy w Warszawie S.A. kèm ghi chú “Theo Hiệp định tín dụng 70 triệu USD ký ngày 6/6/1998”, được thực hiện trong vòng 30 ngày làm việc kể từ ngày có hiệu lực của mỗi hợp đồng thương mại đã ký và được duyệt.
Chứng từ thanh toán tiền đặt cọc là hoá đơn đòi tiền đặt cọc của Người bán hoặc Người chế tạo Ba Lan, kèm theo Thư bảo lãnh tiền đặt cọc của Ngân hàng Ba Lan Handlowy w Warszawie S.A. có giá trị cho đến khi Người bán hoặc Người chế tạo Ba Lan thực hiện xong mọi nghĩa vụ theo hợp đồng thương mại đã ký. Thư bảo lãnh nói trên phải được thông báo cho Người thụ hưởng là VINASHIN thông qua Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.
+ 90% trị giá hợp đồng được thanh toán từ nguồn tín dụng Chính phủ Ba Lan căn cứ vào sự xuất trình các chứng từ sau đây của Người bán hoặc Người chế tạo Ba Lan tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam:
* Hoá đơn thương mại 5 bản.
* Thư uỷ quyền ký các chứng từ của VINASHIN (nêu rõ tên, chức danh, chữ ký của người được uỷ quyền).
* Giấy chứng nhận đã nhận hàng (Certificate of Teceipt) do Người được VINASHIN uỷ quyền ký trong trường hợp nhận vật tư, thiết bị cho việc hiện đại hoá các nhà máy đóng tầu tại Việt Nam.
Hoặc giấy chứng nhận bàn giao từng phần (Certificate of Receipt gor each phse of the shipbuiding process) do Người được VINASHIN uỷ quyền ký trong trường hợp đóng tầu tại Ba Lan.
Hoặc các chứng từ vận chuyển có liên quan (Bill of Lading, Aiway Bill) trong trường hợp cung cấp các máy móc, thiết bị để đóng tầu tại Việt Nam.
* Chứng từ bảo hiểm (Insuranse Document) trong các trường hợp hợp đồng được ký theo điều kiện CIF.
e) Tất cả các loại máy móc, thiết bị thuỷ, hàng hoá nhập khẩu theo các hợp đồng thương mại được thanh toán bằng nguồn tín dụng Ba Lan đều phải được cơ quan Đăng kiểm quốc tế cấp chứng chỉ chất lượng hàng hoá trước khi giao xuống tầu. Chứng chỉ do cơ quan Đăng kiểm quốc tế cấp xác nhận hàng hoá được giao phù hợp với qui phạm và tiêu chuẩn kỹ thuật quốc tế là chứng từ cần thiết để Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam làm thủ tục rút vốn tín dụng thanh toán cho Người bán hoặc Người chế tạo Ba Lan.
f)
g) Trình tự lập kế hoạch và quản lý giải ngân vốn vay Ba Lan được thực hiện theo hướng dẫn cụ thể tại Thông tư liên tịch số 81/1998/TTLT-BTC-NHNN ngày 17/6/1998 của Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Quyết định số 1860a/1998/QĐ/BTC ngày 16/12/1998 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
5. Vốn đối ứng cho Chương trình:
VINASHIN có trách nhiệm lập kế hoạch vốn đối ứng cho Chương trình tín dụng Ba Lan, bao gồm cả phần vốn bố trí để thanh toán tiền đặt cọc, các chi phí trong nước khác không được tài trợ từ nguồn tín dụng và các loại thuế… phải nộp theo qui định hiện hành. Nguồn vốn đối ứng do VINASHIN cân đối bằng vốn tự có, vốn Ngân sách nhà nước đầu tư (nếu được duyệt), vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước và vốn vay ưu đãi từ Quỹ Hỗ trợ đầu tư Quốc gia. Việc vay vốn đối ứng được thực hiện theo đúng các qui định hiện hành nêu tại Luật khuyến khích đầu tư trong nước và các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về công tác tín dụng đầu tư.
6. Trách nhiệm của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam:
Hàng tháng, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chuyển Sao kê tài khoản (Statement of Account) do ngân hàng Ba Lan gửi cho VINASHIN. VINASHIN có trách nhiệm kiểm tra, xác nhận Sao kê tài khoản gửi lại cho Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trong vòng 25 ngày kể từ ngày ghi trên Sao kê tài khoản để Ngân hàng Ngoại thương chính thức xác nhận với Ngân hàng Ba Lan. Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam gửi cho Bộ Tài chính (Vụ Tài chính đối ngoại) bản sao Sao kê tài khoản hàng tháng đã được VINASHIN xác nhận nói trên để làm thủ tục ghi thu ghi chi Ngân sách nhà nước.
Trước mỗi kỳ đến hạn trả nợ Ba Lan, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam phối hợp với Ngân hàng Ba Lan gửi thông báo nợ cho Bộ Tài chính để bảo đảm chuyển tiền trả nợ đúng hạn cho phía Ba Lan.
7. Chế độ báo cáo:
Định kỳ hàng quý VINASHIN có trách nhiệm báo cáo cho Bộ Tài chính (, Vụ Tài chính đối ngoại), Bộ Kế hoạch và Đầu tư về tình hình tiếp nhận, sử dụng và hoàn trả vốn vay Ba Lan và tình hình bố trí, sử dụng vốn đối ứng trong nước thực hiện chương trình.
VINASHIN chịu trách nhiệm lập và gửi cho Bộ Tài chính (, Vụ Tài chính đối ngoại) báo cáo tổng hợp về tình hình thực hiện và báo cáo quyết toán, kiểm toán của từng Dự án và toàn bộ Chương trình chậm nhất 3 tháng sau khi két thúc.
III. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị Tổng Công ty Công nghiệp tầu thuỷ Việt Nam, các Ban quản lý và đơn vị chủ quản các Dự án thuộc Chương trình và các cơ quan có liên quan phản ánh kịp thời cho Bộ Tài chính để xem xét, giải quyết.
Reviews
There are no reviews yet.