QUYẾT ĐỊNH
CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ XÂY DỰNG SỐ 35/1999/QĐ-BXD
NGÀY12 THÁNG 11 NĂM 1999 VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH
QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
BỘ TRƯỞNG BỘ XÂY DỰNG
– Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 04/3/1994 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;
– Căn cứ Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính phủ banhành Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng;
– Theo đềnghị của Cục trưởng Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này bản Quy định quản lý chất lượng công trình xây dựng, thay thế cho:
– Quy chế lập thẩm định và xét duyệt thiết kế công trình xây dựng ban hành kèm theo Quyết định số 497/BXD-GĐ ngày 18/9/1996 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng và Quyết định số 541/1997/QĐ-BXD ngày 22/11/1997 sửa đổi và bổ sung Quyết định số 497/BXD-GĐ;
– Điều lệ quản lý chất lượng công trình xây dựng ban hành kèm theo Quyết định số 498/BXD-GĐ ngày 18/9/1996 của Bộtrưởng Bộ Xây dựng.
– Quy chế bảo hành xây lắp công trình ban hành kèm theo Quyết định số 499/BXD-GĐ ngày 18/9/1996 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng và Quyết định số 540/1997/QĐ-BXD ngày 22/1/1997 sửa đổi và bổ sung Quyết định số 499/BXD-GĐ.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký và áp dụng đối với tất cả các công trình xây dựng trong cả nước.
Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, cơ quan Trung ương của đoàn thể, Hội đồng quản trị Tổng công ty Nhà nước và các tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Quyết định này.
QUY ĐỊNH
QUẢN LÝCHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 35/1999/QĐ-BXD
ngày 12 tháng 11 năm 1999 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng)
CHƯƠNG I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Đối tượng và phạm vi điều chỉnh
Văn bản này quy định nội dung quản lý chất lượng trong công táckhảo sát, thiết kế,xây lắp, nghiệm thu bàn giao công trình, bảo hành xây lắp, bảo trì các công trình thuộc các dự án xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa nâng cấp không phân biệt nguồn vốn, hình thứcsở hữu đối với các đơn vị tư vấn, nhà thầu, chủ đầu tư, và các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1-Chấtlượng công trình xây dựng là những yêu cầu tổng hợp đối với đặc tính an toàn bền vững, mỹ quan, kinh tế của công trình phù hợp với Quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn kỹ thuật, phù hợp với hợp đồng kinh tếvà pháp luật hiện hành của Nhà nước.
2- Quản lý chấtlượng công trình xây dựng là tập hợp những hoạt động của cơ quan có chức năng quản lý chung thông qua các biện pháp như lập kế hoạch chất lượng, kiểm tra chất lượng, đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng sản phẩm.
3- Đảm bảo chất lượng công trình xây dựng là toàn bộ các hoạt động có kế hoạch và có hệ thống được tiến hành trong cả 3 giai đoạn chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và kết thúc xây dựng đưa dự án vào khai thác, sử dụng.
4- Lậpkế hoạch chất lượng công trình xây dựng là việc thiếp lập mục tiêu chất lượng của dự án, các biện pháp tổ chức và tiến độ tổ chức thực hiện quản lý chất lượng.
5-Thiết kếtsơ bộ là các tài liệu thể hiện trên thuyết minh và bản vẽ về quy hoạch, kiến trúc, kết cấu và công nghệ, cụ thể hoá các yếu tố đã nêu trong nội dụng chủ yếu của báo cáo nghiên cứu khả thi. Thiết kế sơ bộ được phê duyệt là căn cứ để lập, thẩm định và xét duyệt thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế kỹ thuật – thi công.
6- Thiếtkế kỹ thuật (thiết kế triển khai) là các tài liệu thể hiện trên thuyết minh và bản vẽ được phát triểntrên cơ sở thiết kế sơ bộ nêu trong báo cáo nghiên cứu khả thi được phê duyệt.Hồ sơ thiết kế kỹ thuật phải bảo đảm đủ điều kiện lập tổng dự toán, hồ sơ mời thầu và triển khai được việc lập bản vẽ thi công.
7- Thiết kế bản vẽ thi công (thiết kế chi tiết) là các tài liệu thể hiện trên bản vẽ được trên cơ sở thiết kế kỹ thuật đã được duyệt nếu thiết kế theo trình tự thiết kế sơ bộ – thiết kế kỹ thuật – thiết kế bản vẽ thi công. Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công phải thểhiện được chi tiết kiến trúc, chi tiết kết cấu, hệ thống kỹ thuật: cơ điện, cấp thoát nước, cấp điện, cấp hơi… để nhà thầu xây lắp có thể thi công được.
8- Thiết kế kỹ thuật – thi công là các tài liệu thể hiện trên thuyết minh và bản vẽđược phát triển trên cơ sở thiết kế sơ bộ nêu trong báo cáo nghiên cứu khả thi đã được duyệt để nhà thầu xây lắp có thể thi công đượcnếu thiết kế theo trình tự thiết kế sơ bộ – thiết kế kỹ thuật thi công.
9- Thẩm định thiết kế là công việc của cơ quan có thẩm quyền kiểm tra tư cách pháp lý của tổ chức, cá nhân thiết kế, tính pháp lý của hồ sơ thiết kế, kiểm tra sự phù hợp giữa các nội dung của hồ sơ thiết kế với nội dung đã được phêduyệt trong quyết định đầu tư, sự hợp lý của giải pháp thiết kế và tổng dự toán để làm cơ sở cho cấp có thẩm quyền phê duyệt thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán.
10- Giám sát tác giả là công việc của đơn vị thiết kế tại hiện trường nhằm kiểm tra, bảo vệ quyền tác giả thiết kế, giải thích hoặc xử lý những vấn đề phát sinh tại hiện trường mà thiết kế chưa lường hết để bảo đảm chất lượng thiết kế.
11- Giám sát thi công là hoạt động thường xuyên và liên tục tại hiện trường của chủ đầu tư để quản lý khối lượng và chất lượng các công tác xây lắpcủa nhà thầu theo hợp đồng kinh tế, thiết kế được duyệt của cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư, quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành của ngành, Nhà nước.
12- Kiểm định chất lượng xây lắp là những hoạt động của đơn vị tư vấn xây dựng, sử dụng phương tiện kỹ thuật để kiểm tra, thử nghiệm, định lượng một hay nhiều tính chất của sản phẩm hoặc công trình xây dựng và so sánh kết quả với yêu cầu của thiết kế, với tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành.
13- Giám định chất lượng công trình là những hoạt động của cơ quan quản lý Nhà nước về chất lượng, công trình xây dựng, trên cơ sở tiêu chuẩn kỹ thuật, văn bản quy phạm pháp luật và kết quả kiểm định chất lượng để đánh giá, kết luận về chất lượng của sản phẩm, công trình xây dựng.
14- Bản vẽ hoàn công là bản vẽ do nhà thầu xây lắp trên cơ sở các kết quả đo kiểm các công tác xây lắp đã thực hiện trên hiện trường và được chủ đầu tư hoặc người đại diện hợp pháp của chủ đầu tư xác nhận. Trong trường hợpthi công thoả mãn yêu cầu của thiết kế bản vẽ thi công và tiêu chuẩn kỹ thuật được áp dụng thì bản vẽ thi công là bản vẽ hoàn công.
15- Bảo hành xây lắp công trình là sự đảm bảo bắt buộc theo luật pháp đối với nhà thầu xây lắp về chất lượng trong thời gian nhất định của sản phẩm đã hoàn chỉnh đưa vào sử dụng. Nhà thầu xây dựng có nghĩa vụ thực hiện sửa chữa các hư hỏng do mình gây nên trong thời hạn bảo hành.
16- Bảo trì công trình là sự đảm bảo bắt buộc theo luật pháp về chất lượng nhằm duy trì khả năng chịu lực, mỹ quan,duy trì sự sử dụng hoặc vận hành của bộ phận, hạng mục, công trình đã hoạt động theo một chu kỳ thời gian do đơn vị thiết kế và nhà chế tạo quy định cần phải sửa chữa, thay thế, phục hồi chức năng, bảo đảm tuổi thọ vàan toàn vận hành. Chủ quản lý sử dụng công trình có trách nhiệm và nghĩa vụ bảo trì công trình theo quy định của đơn vị thiết kế ghi trong thuyết minh thiết kế kỹ thuật và quy trình bảo trì của nhà chế tạo đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
17- Bộ có xây dựng chuyên ngành là các Bộ sau:
– Bộ Xây dựng;
– Bộ Giao thông Vận tải;
– Bộ Công nghiệp;
– Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn;
– Tổng cục Bưu điện.
– Bộ Quốc phòng.
18- Bộ quản lý chuyên ngành kỹ thuật là Bộ, cơ quan ngang Bộ có chức năng quản lý Nhà nước về chuyên ngành kỹ thuật như phòng chống cháy, nổ; an toàn môi trường; an toàn lao động; an toàn công nghiệp; an toàn đê điều; an toàn giao thông; bưu điện; an ninh; quốc phòng…
Điều 3. Phân cấp quản lý Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng
1 – Bộ Xây dựng:
a) Thống nhất quản lý Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng trong phạm vi cả nước, có trách nhiệm:
– Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất lượng, thoả thuận để các Bộ có xây dựng chuyên ngành, Bộ quản lý chuyên ngành kỹ thuậtban hành các quy định quản lý chất lượng công trình xây dựng chuyên ngành;
– Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng. Kiểm tra công tác đảm bảo chất lượng công trình xây dựng của chủ đầu tư và nhà thầu xây lắp. Kiến nghị xử lý các vi phạm về chất lượng công trình xây dựng. Trực tiếp kiểm tra chất lượng công trình khi Thủ tướng Chính phủ yêu cầu.
b) Giám định sự cố công trình xây dựng theo phân cấp.
c) Tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ định kỳ 6 tháng, 1 năm về chất lượng công trình xây dựng theo quy định.
Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng thuộc Bộ xây dựng giúp Bộ Xây dựng thực hiện trách nhiệm trên. Trường hợp Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Hội đồng nghiệm thu Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng đối với các công trình quan trọng cấp Quốc gia thì Cục Giám định Nhà nướcvề chất lượng công trình xây dựng là cơ quan thường trực của Hội đồng.
2- Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt là Uỷ ban nhân dân tỉnh):
a) Sở Xây dựng là cơ quan của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thống nhất quản lý Nhà nước về chất lượng các công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh, thành phố, có trách nhiệm:
– Hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện tại địa phương các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng.
– Tổ chức kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất công tác đảm bảo chất lượng công trình xây dựng của chủ đầutư, nhàthầu xây lắp và trực tiếp kiểm tra chất lượng các công trình xây dựng trên địa bàn, đặc biệt là các công trình thuộc dự án nhóm B, C dođịa phương quản lý khi xét thấy cần thiết và kiến nghị xử lý các vi phạm về chất lượng công trình xây dựng. Thực hiện công tác báo cáo định kỳ 6 tháng với Bộ Xây dựng về chất lượng công trình xây dựng (theo phụ lục 12 của Quy định này) để Bộ Xây dựng tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
b) Đối với các Sở có xây dựng chuyên ngành được Uỷ ban nhân dân tỉnh giao quản lý chất lượng các công trình xây dựng chuyên ngành, có trách nhiệm phối hợp với Sở Xây dựng theo dõi kiểm tra chất lượng các công trình xây dựng chuyên ngành, báo cáo định kỳ 6 tháng về chất lượng công trình xây dựng chuyên ngành gửi Sở Xây dựng để tổng hợp báo cáo Bộ Xây dựng.
c) Uỷ ban nhân dân tỉnh căn cứ vào năng lực quản lý đầu tư và xây dựng của Uỷ ban nhân dân quận, huyện để phân cấp quản lý Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng thuộc các dự án do Uỷ ban nhân dân cấp huyện, cấp xã quyết định đầu tư.
d) Các Sở, Uỷ ban nhân dân quận, huyện, Uỷ ban nhân dân phường, xã được Uỷ ban nhân dân tỉnh giao làm chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm quản lý chất lượngcông trình với tư cách là chủ đầu tư theo các nội dung tại Quy định này.
3- Các Bộ có xây dựng chuyên ngành:
a) Ban hành các quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng chuyên ngành để thực hiện Quy định này sau khi có thoả thuận với Bộ Xây dựng.
b) Hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất lượng đối với các công trình xây dựng chuyên ngành do Bộ quản lý trên phạm vi cả nước.
c) Tổ chức kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất công tác đảm bảo chất lượng công trình xây dựng chuyên ngành của chủ đầu tư, nhà thầu xây lắp và trực tiếp kiểm tra chất lượng công trình xây dựng chuyên ngành. Kiến nghị xử lý các sai phạm về chất lượng công trình xây dựng chuyên ngành. Riêng đối với công trình xây dựng chuyên ngành nhóm A cần có sự phối hợp với Bộ Xây dựng để thực hiện các công việc trên.
d) Báo cáo định kỳ 6 tháng về chất lượng công trình xây dựng chuyên ngành gửi Bộ Xây dựng (theo phụ lục 13 của Quy định này) để Bộ Xây dựng tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
4- Bộ quản lý chuyên ngành kỹ thuật:
a) Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất lượng chuyên ngành kỹ thuật trong các công trình xây dựng sau khi có thoả thuận với Bộ xây dựng.
b) Hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất lượng chuyên ngành kỹ thuật.
c) Tham gia với cơ quan quản lý Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng (theo phân cấp) để kiểm tra chất lượng trong lĩnh vực chuyên ngành kỹ thuật như phòng chống cháy, nổ; an toàn môi trường; an toàn lao động; an toàn công nghiệp; an toàn đê điều; an toàn giao thông… đối với từng loại công trình có yêu cầu.
5- Các Bộ, ngành được giao vốn để quản lý đầu tư xây dựng công trình (gọi là Bộ có dự án):
– Có trách nhiệm tổ chức quản lý chất lượng các công trình thông qua cơ quan chuyên trách của Bộ, hoặc tổ chức quản lý điều hành dự án có đủ năng lực theo quy định của pháp luật;
– Cơ quan chuyên trách của Bộ phối hợp, tạo điều kiện để cơ quan quản lý Nhà nước về chất lượng công trình thực thi việc kiểm tra chất lượng các công trình; trực tiếp theo dõi, tổ chức kiểm tra, phát hiện và xử lý các vi phạm về chất lượng công trình;kiểm tra chủ đầu tư, nhà thầu xây lắp trong công tác đảm bảo chất lượng công trình của Bộ quản lý đồng thời thông báo Sở Xây dựng trên địa bàn biết để phốihợp;
– Bộ có dự án báo cáo định kỳ 6 tháng về chất lượng công trình xây dựng gửi Bộ Xây dựng (theo phụ lục 13 của Quy định này) để Bộ Xây dựng tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Điều 4. Trách nhiệm về chất lượng công trình của chủ đầu tư và các nhà thầu
Các tổ chức khảo sát, thiết kế, xây lắp đều phải tự chịu trách nhiệm về chất lượng và kết quả công việc trong quá trình xây dựng, bảo hành, bảo trì công trình. Nhànước khuyến khích áp dụng phương pháp quản lý khoa học theo mô hình quản lý chất lượng dựa trên tiêu chuẩn ISO – 9000.
1- Trách nhiệm của chủ đầu tư về quản lý chất lượng công trình xây dựng:
a) Thực hiện theo quy định tại Điều 46 khoản 1 của Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính phủ và theo quy định tại các Điều 7, 8, 9, 14, 17, 19của Quy định này.
b) Trong trường hợp chủ đầu tư thuê tư vấn giám sát thi công thì đơn vị tư vấn giám sát phải thực hiện theo nội dung tại các Điều 14, 17 của Quy định này và chịu trách nhiệm về chất lượng công việc đã ghi trong hợp đồng giao nhận thầu.
c) Báo cáo định kỳ 6 tháng về chất lượng công trình (theo phụ lục 11 của quy định này) gửi cơ quan quản lý Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng (theo phân cấp tại Điều 3 của Quy định này).
2- Trách nhiệm của đơn vị khảo sát, thiết kế về chất lượng sản phẩm:
Đơn vị khảo sát, thiết kế phải thực hiện theo quy định tại Điều 46 khoản 2 của Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính phủ đồng thời chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật về chất lượng sản phẩm theo hợp đồng.
3- Trách nhiệm của nhà thầu xây dựng về chất lượng công trình xây dựng:
Thực hiện theo quy định tại Điều 46 khoản 3 của Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính phủ và nội dung tại Điều 16 của Quy định này. Nhà thầu xây dựng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi liên quan đến an toàn của các công trình lân cận và công trình đang xây dựng.
CHƯƠNG 2
KHẢO SÁT, THIẾT KẾ, THẨM ĐỊNH VÀ PHÊ DUYỆT
THIẾT KẾ KỸ THUẬT, TỔNG DỰ TOÁN
Điều 5. Khảo sát xây dựng phục vụ thiết kế.
1- Khảo sát xây dựng phải thực hiện theo yêu cầu của thiết kế. Phương án kỹ thuật khảo sát phải phù hợp theo từng giai đoạn thiết kế (thiết kế cơ bộ, thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế kỹ thuật – thi công), đặc điểm công trình (Phản ánh trong nhiệm vụ kỹ thuật khảo sát xây dựng) và phù hợp với điều kiện tự nhiên của vùng dự kiến xây dựng. Hồ sơ khảo sát xây dựng được xác định đúng tại vị trí xây dựng công trình, phản ánh đúng hiện trạng mặt bằng xây dựng hiện có, địa hình tự nhiên, địa chất công trình và điều kiện khí tượng thuỷ văn, môi trường; phù hợp với Quy chuẩn xây dựng, tiêuchuẩn kĩ thuật, quy trình khảo sát. Kết quả khảo sát xây dựng phải được chủ đầu tư đánh giá nghiệm thu.
2- Đơn vị khảo sát xây dựng có trách nhiệm phối hợp với chủ đầu tư giải quyết các công việc phát sinh trong quá trình khảo sát xây dựng để đảm bảo chất lượng hồ sơ khảo sát xây dựng, độ chính xác và độ tin cậy của các số liệu cho công tác thiết kế.
Điều 6. Thiết kế xây dựng công trình.
1- Đơn vị thiết kế phải chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm thiết kế. Sản phẩm thiết kế phải phù hợp với Quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn kỹ thuật của Nhà nước, ngành hiện hành, nhiệm vụ thiết kế và hợp đồng giao nhận thầu thiết kế. Sản phẩm thiết kế phải phù hợp với nội dung theo trình tự thiết kế, có thuyết minh và chỉ dẫn kỹ thuật thi công đối với bộ phận chịu lực quan trọng của công trình trường hợp thi công phức tạp, có thuyết minh về sử dụng và bảo trì công trình, có ghi rõ quy cách, chủng loại, tính năng yêu cầu cần thiết của vật liệu, thiết bị sử dụng vào công trình.
2- Mỗi sản phẩm thiết kế (đồ án thiết kế) phải có người chủ trì thiết kế; đồ án thiết kế lớn (nhóm A, B) phải có chủ nhiệm đồ án; người chủ trì thiết kế hoặc chủ nhiệm đồ án phải chịu trách nhiệm cá nhân về chất lượng và tính đúng đắn của đồ án thiết kế, giải pháp kỹ thuật nêu ra và tiên lượng thiết kế. Nội dung thiết kế sơ bộ, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, thiết kế kỹ thuật – thi công của sản phẩm theo phụ lục 1 của Quy định này.
3- Đơn vị thiết kế phải có hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm thiết kế để đánh giá chất lượng sản phẩm thiết kế. Sản phẩm thiết kế phải được chủ đầu tư nghiệm thu, lập thành biên bản.
4- Đơn vị thiết kế phải thực hiện công tác giám sát tác giả trong quá trình thi công xây lắp, hoàn thiện và nghiệm thu công trình đưa vào khai thác, sử dụng, phối hợp với chủ đầu tư xử lý các vấn đề phát sinh và bổ sung, điều chỉnh thiết kế, dự toán trong quá trình thi công. Nội dung cụ thể công tác giám sát tác giả theo Điều 18 của Quy định này.
5- Đối với thiết kế xây dựng chuyên ngành, còn phải tuân thủ quy định về nội dung các giai đoạn thiết kế xây dựng chuyên ngành.
6- Đơn vị thiết kế có thể ký hợp đồng giao thầu lại một phần công việc thiết kế mà công việc này không là phần chính của nội dung hợp đồng đã ký với chủ đầu tư nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật về phần việc do đơn vị thiết kế nhận thầu lại thực hiện.
Điều 7. Nghiệm thu sản phẩm thiết kế
1- Việc nghiệm thu sản phẩm thiết kế thực hiện trên nguyên tắc đơn vị thiết kế phải tự kiểm tra và chịu trách nhiệm toàn bộ về chất lượng sản phẩm thiết kế, tuân thủ đúng các yêu cầu về chất lượng sản phẩm thiết kế đã ghi trong hợp đồng giao nhận thầu thiết kế. Việc nghiệm thu thực hiện trên cơ sở:
a) Hợp đồng giao nhận thầu thiết kế.
b) Hồ sơ thiết kế có đủ số lượng theo phụ lục 1 của Quy định này.
c) Các biên bản nghiệm thu các giai đoạn thiết kế giữa chủ đầu tư và đơn vị tư vấn thiết kế.
2- Kết thúc việc nghiệm thu sản phẩm thiết kế phải lập biên bản nêu rõ những sai sót của thiết kế và yêu cầu chủ nhiệm đồ án thiết kế phải sửa, đồng thời kết luận về điều kiện sử dụng thiết kế. Biên bản nghiệm thu sản phẩm thiết kế là căn cứ để thanh quyết toán cho đơn vị thiết kế. Hồ sơ thiết kế xuất xưởng để chuyển giao cho chủ đầu tư phải tuân thủ các quy định về hệ thống tài liệu thiết kế, bản vẽ theo tiêu chuẩn hiện hành.
Điều 8. Hồ sơ trình thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán hoặc thiết kế kỹ thuật – thi công và tổng dự toán.
Hồ sơ thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán do chủ đầu tư trình cho cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán, đồng thời gửi tới cơ quan thẩm định thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán bao gồm:
1- Tờ trình thẩm định, phê duyệt thiết kế theo phụ lục 2 của Quy định này;
2- Bản sao quyết định phê duyệt dự án đầu tư;
3- Hồ sơ khảo sát; hồ sơ thiết kế theo phụ lục 1 của Quy định này;
4- Biên bản nghiệm thu sản phẩm khảo sát, thiết kế;
5- Các văn bản chấp thuận thiết kế của các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền về: an toàn môi trường, an toàn phòng chống cháy, nổ, an toàn đê điều và các yêu cầu có liên quan.
Điều 9. Yêu cầu về chất lượng hồ sơ thiết kế trình thẩm định, phê duyệt.
1- Thiết kế phù hợp với nội dung của thiết kế sơ bộ, tiêu chuẩn kỹ thuật và cấp công trình đã được người có thẩm quyền quyết định đầu tư phê duyệt trong báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo đầu tư.
2- Nội dung thiết kế theo các bước phải tuân thủ Quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành. Trường hợp áp dụng tiêu chuẩn kỹ thuật của nước ngoài thì phải được Bộ Xây dựng chấp thuận trước khi lập báo cáo nghiên cứu khả thi.
3- Tổng dự toán công trình được lập trên cơ sở định mức, đơn giá, chế độ, chính sách hiện hành liên quan tới chi phí đầu tư xây dựng và không được vượt tổng mức đầu tư đã ghi trong quyết định đầu tư.
Điều 10. Thẩm định thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán.
1- Nội dung thẩm định:
a) Sự phù hợp của thiết kế kỹ thuật với nội dung đã được phê duyệt trong quyết định đầu tư về quy mô, công nghệ, công suất, các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, quy hoạch, kiến trúc, Quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn kỹ thuật được áp dụng, cụ thể là:
– Kiểm tra sự tuân thủ các nội dung được duyệt về quy mô xây dựng, công nghệ, công suất thiết kế, cấp công trình, các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật trong báo cáo nghiên cứu khả thi:
– Kiểm tra sự tuân thủ thiết kế sơ bộ trong báo cáo nghiên cứu khả thi được duyệt về quy hoạch, kiến trúc (đặc biệt là chỉ giới xây dựng, cao độ xây dựng và mật độ xây dựng);
– Kiểm tra sự phù hợp của thiết kế kỹ thuật với Quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn thiết kế đã được chấp thuận sử dụng trong Quyết định đầu tư.
b) Kỹ thuật bảo vệ môi trường, phòng chống cháy, nổ, an toàn lao động, an toàn đê điều, an toàn giao thông.
c) Sự hợp lý của giải pháp thiết kế kỹ thuật: nền, móng, kết cấu, hệ thống kỹ thuật (cấp nước, thoát nước, cơ điện…) trên cơ sở đánh giá nguyên lý làm việc, các đặc điểm và thông số kỹ thuật chính để đảm bảo sự làm việc bình thường, hợp lý, khả thi của các đối tượng thiết kế.
d) Tư cách pháp lý của đơn vị, cá nhân thiết kế.
e) Kiểm tra tính đúng đắn của việc áp dụng các định mức, đơn giá, chế độ, chính sách của Nhà nước có liên quan đến các chi phí tính trong tổng dự toán.
g) Sự phù hợp giữa khối lượng công tác xây lắp tính từ thiết kế kỹ thuật với khối lượng công tác xây lắp tính trong tổng dự toán.
h) Xác định giá trị tổng dự toán kể cả thiết bị để so sánh với tổng mức đầu tư đã được duyệt.
2- Có thể tổ chức thẩm định thiết kế kỹ thuật và dự toán hạng mục của công trình theo gói thầu đã được phân chia trong quyết định đầu tư của dự án.
3- Kết thúc việc thẩm định, cơ quan thẩm định phải lập văn bản thẩm định thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán để trình người có thẩm quyền phê dyệt theo các nội dung thẩm định nêu trên, nêu rõ những sai sót của thiết kế và kết luận về việc sử dụng thiết kế theo phụ lục 3 của Quy định này.
4- Đối với các công trình xây dựng thuộc các dự án đầu tư sản xuất kinh doanh của tư nhân và các tổ chức kinh tế không thuộc các doanh nghiệp Nhà nước, cơ quancấp giấy phép xây dựng sẽ thực hiện thẩm định thiết kế theo các nội dung nêu tại khoản 1 (a, b, c, d) của Điều này.
Điều 11. Cơ quan thẩm định thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán.
1- Dự án nhóm A:
Đối với các công trình thuộc dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp Nhà nước, vốn do doanh nghiệp Nhà nước tự huy động và vốn tín dụng thương mại không do Nhà nước bảo lãnh: Bộ Xây dựng chủ trì cùng Bộ quản lý chuyên ngành kỹ thuật tổ chức thẩm định thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán. Căn cứ tính chất, quy mô của công trình xây dựng, Bộ Xây dựng thống nhất với Bộ có xây dựng chuyên ngành để cùng tổ chức thẩm định thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán.
2- Dự án nhóm B và C:
a) Đối với công trình thuộc dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước:
Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan quản lý tài chính của Trung ương Đảng, cơ quan Trung ương của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội (được xác định trong Luật Ngân sách Nhà nước) và Uỷ ban nhân dân tỉnh giao cho cơ quan có chức năng quản lý xây dựng của mình thẩm định thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán công trình thuộc quyền quản lý.
b) Đối với công trình thuộc dự án sử dụng vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước:
– Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh và Hội đồng quản trị Tổng công ty Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ trực tiếp quản lý giao cho cơ quan có chức năng quản lý xây dựng của mình thẩm định thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán công trình.
– Hội đồng quản trị Tổng công ty Nhà nước thuộc các Bộ, ngành và địa phương quản lý tự tổ chức thẩm định thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán công trình thuộc dự án đầu tư nhóm C thuộc quyền quyết định đầu tư của Hội đồng quản trị Tổng công ty.
c) Đối với công trình thuộc dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước, vốn do doanh nghiệp tự huy động và vốn tín dụng thương mại không do Nhà nước bảo lãnh thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, Hội đồng quản trị các Tổng công ty Nhà nước, các doanh nghiệp Nhà nước thì người có thẩm quyền quyết định đầu tư dự án tự tổ chức thẩm định thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán công trình.
d) Đối với các công trìnhthuộc dự án đầu tư sản xuất kinh doanh của tư nhân và các tổ chức kinh tế không thuộc các doanh nghiệp Nhà nước: chủ đầu tư tự tổ chức thẩm định thiết kế kỹ thuật; cơ quan cấp giấy phép xây dựng thực hiện kiểm tra theocác nội dung khoản 4, Điều 10 của Quy định này trước khi cấp giấy phép xây dựng công trình.
3) Đối với các dự án do địa phương quản lý:
– Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh giao cho Sở Xây dựng thẩm quyền thiét kế kỹ thuật và tổng dự toán. Căn cứtính chất của dự án, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh giao cho Sở có xây dựng chuyên ngành thẩm định thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán.
Cơ quan chuyên môn của Uỷ ban nhân dân cấp huyện tổ chức thẩm định thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán đối với các công trình thuộc các dự án được Uỷ ban nhân dân cấp huyện, xã quyết định đầu tư theo phân cấp của Hội đồng nhân dân tỉnh.
4- Ngoài việc sử dụng lệ phí thẩm định theo khoản 5 Điều 37 Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính phủ, khi cần thiết cơ quan thẩm định thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán thống nhất với cấp xét duyệt thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán thuê chuyên gia, các tổ chức tư vấn chuyên ngành cùng tham gia thẩm định (tổ chức tư vấn thiết kế không được tham gia thẩm định sản phẩm của mình).
Điều 12. Phê duyệt thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán.
1- Dự án nhóm A:
Đối với các công trình thuộc dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách Nhà nước, vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp Nhà nước, vốn do doanh nghiệp tự huy động và vốn tín dụng thương mại không do Nhà nước bảo lãnh: Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ,cơ quan thuộc Chính phủ, Hội đồng quản trị Tổng công ty Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ trực tiếp quản lý và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán công trình của dự án đầu tư thuộc quyền quản lý.
2- Dự án nhóm B và C:
a) Đối với công trình thuộc dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước:
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan quản lý tài chính của Trung ương Đảng, cơ quan Trung ương của các tổ chức chính trị,tổ chức chính trị – xã hội (được xác định trong Luật Ngân sách Nhà nước) và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán công trình thuộc quyền quản lý.
b) Đối với công trình thuộc dự án sử dụng vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu phát triển của Nhà nước:
– Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh và Hội đồng quản trị Tổng công ty Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ trực tiếp quản lý phê duyệt thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán công trình thuộc quyền quản lý.
– Hội đồng quản trị Tổng công ty Nhà nước các Bộ, ngành và địa phương quản lý phê duyệt thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán công trình của dự án đầu tư nhóm C do mình quản lý.
c) Đối với công trình do các doanh nghiệp Nhà nước thuộc các bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, Hội đồng quản trị các Tổng công ty Nhà nước đầu tư và xây dựng bằng nguồn vốn tự đầu tư phát triển của Tổng công ty Nhà nước đầu tư và xây dựng bằng nguồn vốn tự đầu tư phát triển của doanh nghiệp, vốn do doanh nghiệp tụ huy động và vốn tín dụng thương mại không do Nhà nước bảo lãnh, người có thẩm quyền quyết định đầu tư dự án phê duyệt thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán công trình.
d) Đối với các công trình thuộc dự án đầu tư sản xuất kinh doanh của tư nhân và các tổ chức kinh tế không thuộc các doanh nghiệp Nhà nước: chủ đầu tư tự ký duyệt thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán.
3- Đối với các dự án do địa phương quản lý:
– Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán công trình thuộc dự án nhóm B, C;
– Giám đốc Sở Xây dựng và Giám đốc các Sở có xây dựng chuyên ngành phê duyệt thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán các công trình thuộc dự án nhóm C theo uỷ quyền của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh.
– Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện phê duyệt thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán đối với các công trình do Uỷ ban nhân dân cấp huyện, xã quyết định đầu tư theo phân cấp của Uỷ ban nhân dân tỉnh.
4- Nội dung quyết định phê duyệt thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán hợc thiết kế kỹ thuật thi công và tổng dự toán được quy định theo Điều 38 khoản 1 và khoản 2 của Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính phủ. Mẫu Quyết định phê duyệt thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán theo phục lục 4 của Quy định này.
Điều 13. Trách nhiệm của cơ quan thực hiện thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán.
Cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung thẩm định, phê duyệt quy định tại các Điều 37 và Điều 38 của Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính phủ.
CHƯƠNG 3
GIÁM SÁT THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU
CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
Điều 14. Yêu cầu của công tác giám sát thi công.
1- Công tác giám sát thi công trong quá trình xây lắp công trình phải được thực hiện thường xuyên, liên tục, có hệ thống để ngăn ngừa các sai phạm kỹ thuật đảm bảo việc nghiệm thu khối lượng và chất lượng các công tác xây lắp của nhà thầu thi công theo thiết kế được duyệt, Quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn kỹ thuật được áp dụng, các quy định về an toàn lao động và phù hợp với hợp đồng giao nhận thầu.
2- Tổ chức giám sát người thực hiện giám sát thi công phải có năng lực chuyên môn và nghiệp vụ phù hợp với công việc đảm nhận.
Điều 15. Các công tác giám sát trong quá trình thi công
Chủ đầu tư (hoặc đơn vị giám sát thi công xây dựng được chủ đầu tư thuê), đơn vị thiết kế, nhà thầu xây dựng phải có các bộ phận chuyên trách đảm bảo duy trì hoạt động kiểm tra toàn bộ quá trình thi công tư khi khởi công xây dựng công trình đến khi hoàn thành tổng nghiệm thu bàn giao công trình với các công việc cho từng loại giám sát theo Quy định này.
Điều 16. Công tác tự kiểm tra chất lượng của nhà thầu xây dựng.
1- Yêu cầu đối với công tác tự kiểm tra chất lượng: chấp hành đúng yêu cầu của thiết kế và các cam kết trong hợp đồng giao nhận thầu. Thực hiện đúng trình tự nghiệm thu tại Quy định này và Quy định quản lý chất lượng công trình xây dựng chuyên ngành.
2- Nhà thầu xây dựng phải báo cáo đầy đủ quy trình, phương án tự kiểm tra chất lượng sản phẩm với chủ đầu tư để chủ đầu tư kiểm tra và giám sát thực hiện.
3- Nhà thầu xây dựng chỉ đề nghị chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu các công tác xây lắp đã hoàn thành sau khi bộ phận chuyên trách kiểm tra chất lượng của nhà thầu đã kiểm tra và xác nhận.
Điều 17. Giám sát thi công của chủ đầu tư.
1- Yêu cầu đối với các công tác giám sát thi công: chấp hành đúng quy định của thiết kế công trình đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, tiêu chuẩn kỹ thuật, các cam kết về chất lượng theo hợp đồng giao nhận thầu.
2- Trách nhiệm về giám sát thi công được quy định theo các giai đoạn trong quá trình thi công:
a) Giai đoạn chuẩn bị thi công: kiểm tra vật liệu ở hiện trường, không cho phép đưa vật liệu không phù hợp tiêu chuẩn về chất lượng và quy cách vào sử dụng tại công trình, kiểm tra thiết bị, không cho phép sử dụng thiết bị không phù hợp với công nghệ và chưa qua kiểm định. Trường hợp cần thiết phải lấy mẫu thí nghiệm các tính chất của vật liệu, cấu kiện, chế phẩm xây dựng.
b) Giai đoạn thực hiện xây, lắp:
– Theo dõi, giám sát thường xuyên công tác thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị. Kiểm tra hệ thống đảm bảo chất lượng, kế hoạch chất lượng của nhà thầu xây dựng nhằm bảo đảm việc thi công xây lắp theo hồ sơ thiết kế được duyệt. Kiểm tra biện pháp thi công, tiến độ, biện pháp an toàn lao động mà nhà thầu xây dựng đề xuất;
– Kiểm tra xác nhận về khối lượng, chất lượng, tiến độ các công việc;
– Lập báo cáo tình hình chất lượng và tiến độ phục vụ giao ban thường kỳ của chủ đầu tư;
– Phối hợp với các bên liên quan giải quyết những phát sinh trong thi công;
– Thực hiện nghiệm thu các công tác xây lắp. Biên bản nghiệm thu trong giai đoạn xây lắp theo các phục lục 5, 6, 7 của Quy định này.
– Đối với những bộ phận, hạng mục công trình hoặc công trình trong quá trình thi công xây lắp có các hiện tượng giảm chất lượng, có độ lún vượt quá dự báo của thiết kế hoặc các quy định của các tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng hiện hành, trước khinghiệm thu phải có văn bản đánh giá sự tác động xấu do lún đến công trình của đơn vị thiết kế, cơ quan chuyên môn có thẩm quyền.
c) Giai đoạn hoàn thành xây dựng công trình:
– Tổ chức giám sát các chủ đầu tư phải kiểm tra, tập hợp toàn bộ hồ sơ pháp lý và tài liệu về quản lý chất lượng. Lập danh mục hồ sơ, tài liệu hoàn thành công trình xây dựng theo phụ lục 10 của Quy định này.
– Sau khi kiểm tra, nếu các hạng mục công trình đã hoàn thành có chất lượng đạt yêu cầu thiết kế được duyệt, phù hợp với tiêu chuẩn về nghiệm thu công trình, chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu lập thành biên bản theo phụ lục 8 của Quy định này.
Biên bản nghiệm thu hoàn thành xây dựng hạng mục hoặc công trình là căn cứ pháp lý để chủ đầu tư làm thủ tục bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng, là cơ sở để quyết toán công trình.
Điều 18. Giám sát tác giả của đơn vị thiết kế.
1- Căn cứ để giám sát.
a) Hồ sơ thiết kế đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
b) Tiến độ thi công tổng thể và thông báo của chủ đầu tư về lịch yêu cầu giám sát tác giả đã được các bên thống nhất;
c) Biện pháp và thuyết minh thi công tổng thể, biện pháp thi công chi tiết của các hạng mục công trình đặc biệt quan trọng.
2- Nội dung giám sát:
a) Giải thích tài liệu thiết kế công trình cho chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng để quản lý và thi công theo đúng yêu cầu thiết kế;
b) Theo dõi, phối hợp giải quyết các vướng mắc, thay đổi phát sinh thiết kế trong quá trình thi công;
c) Kiểm tra và tham gia nghiệm thu các bước chuyển tiếp giai đoạn thi công, các kết cấu hạng mục công trình quan trọng;
d) Giám sát thường xuyên đối với việc thi công các bộ phận hạng mục có thiết kế theo công nghệ tiên tiến.
e) Tham gia nghiệm thu từng giai đoạn xây lắp trong quá trình thi công.
3- Chế độ giám sát: Không thường xuyên.
Điều 19. Tổ chức nghiệm thu
1- Công tác nghiệm thu công trình phải được tiến hành từng đợt ngay sau khi làm xong những khối lượng công trình khuất, những kết cấu chịu lực, những bộ phận hay hạng mục công trình và toàn bộ công trình đồng thời bảo đảm giá trị khối lượng các công việc đã hoàn thành được nghiệm thu theo kỳ thanh toán của hợp đồng đã ký kết.
2- Việc nghiệm thu từng phần và toàn bộ công trình xây dựng do chủ đầu tư tổ chức thực hiệnvới sự tham gia của các đơn vị tư vấn, thiết kế, xây lắp, cung ứng thiết bị (nếu có). Cơ quan giám định chất lượng (cơ quan quản lý Nhà nước về chất lượng theo phân cấp) tham dự để kiểm tra công tác nghiệm thu của chủ đầu tư. Các biên bản nghiệm thu công tác xây lắp, hoàn thành giai đoạn xây lắp, nghiệm thu thiết bị chạy thử tổng hợp, nghiệm thu hạng mục hoặc công trình được lập theo các phụ lục 5, 6, 7, 8 của Quy định này.
Biên bản tổng nghiệm thu bàn giao công trình là văn bản pháp lý để chủ đầu tư đưa công trình vào khai thác sử dụng và quyết toán vốn đầu tư.
Đối với những bộ phận, hạng mục hoặc công trình có các yêu cầu phòng chống cháy nổ hoặc khi khai thác, sử dụng có tác động xấu đến môi trường và an toàn khi nghiệm thu đưa vào sử dụng phải có văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý chuyển ngành kỹ thuật của Nhà nước về các yêu cầu nêu trên.
3- Đối với công trình quan trọng hoặc có yêu cầu kỹ thuật và công nghệ phức tạp thì Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Hội đồng nghiệm thu Nhà nước theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hoặc Bộ trưởng các Bộ có dự án để kiểm tra, xem xét công tác nghiệm thu của chủ đầu tư.
a) Trách nhiệm và quyền hạn của Hội đồng nghiệm thu Nhà nước được ghi trong quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Hội đồng.
b) Hội đồng nghiệm thu Nhà nước của công trình phối hợp với cấp trên trực tiếp của chủ đầu tư soạn thảo và ban hành quy chế hoạt động của Hội đồng.
c) Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu Nhà nước của công trình căn cứ vào tính chất đặc điểm, công năng của công trình để thành lập các Tiểu ban chuyên môn làm tư vấn cho Hội đồng.
d) Chủ đầu tư thành lập Hội đồng nghiệm thu cơ sở làm tư vấn cho chủ đầu trong công tác nghiệm thu và có trách nhiệm giúp Hội đồng nghiệp thu Nhà nước tổ chức thực hiện công tác nghiệm thu theo quy định.
e) Hội đồng nghiệm thu cơ sở không được cho phép bàn giao, đưa công trình vào khai thác vận hành, sử dụng khi Hội đồng nghiệm thu Nhà nước chưa xem xét kết luận hoặc chưa lập biên bản nghiệm thu cấp Nhà nước. Hội đồng nghiệm thu cơ sở có trách nhiệm nghiệm thu công tác xây lắp đã hoàn thành, nghiệm thu chuyển bước thi công, nghiệm thu hạng mục công trình, công trình đã hoàn thành để chủ đầu tư chính thức đề nghị Hội đồng nghiệm thu nhà nước kiểm tra và tổ chức nghiệm thu. Biên bản nghiệm thu công trình đã hoàn thành của Hội đồng nghiệm thu Nhà nước được lập theo phụ lục 9 của Quy định này.
g) Kinh phí hoạt động của Hội đồng nghiệm thu Nhà nước (kể cả của Hội đồng nghiệm thu cơ sở) được ghi trong tổng dự toán công trình.
Điều 20. Trường hợp có các nhà thầu nước ngoài tham gia tư vấn, kiểm định, giám sát, đăng kiểm chất lượng.
1- Các nhà thầu nước ngoài tham gia, kiểm định, giám sát, đăng kiểm chất lượng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các cam kết trong hợp đồng giao nhận thầu về chất lượng của các kết quả cung cấp, đồng thời chịu sự kiểm soát của cơ quan quản lý Nhà nước về các lĩnh vực kỹ thuậtchuyên ngành.
Các kết quả này là căn cứ để chủ đầu tư xem xét đánh giá phục vụ việc nghiệm thu công trình theo Quy định này.
2- Các cơ quan quản lý Nhà nước về các lĩnh vực kỹ thuật chuyên ngành có trách nhiệm theo dõi, kiểm soát quá trình thực hiện của các nhà thầu nước ngoài; khi cần thiết có thể tổ chức kiểm tra kết quả công việc do các nhà thầu nước ngoài thực hiện.
CHƯƠNG 4
BẢN HÀNH XÂY LẮP CÔNG TRÌNH VÀ BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH
Điều 21. Bảo hành xây lắp công trình
1- Bảo hành xây lắp công trình là sự đảm bảo bắt buộc theo luật pháp đối với nhà thầu xây dựng về chất lượng trong thời hạn tối thiểu bảo hành công trình đã quy định tại Điều 54 Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chínhphủ. Nhà thầu xây dựng có nghĩa vụ thực hiện sửa chữa các hư hỏng do mình gây nên trong thời hạn bảo hành.
2- Nhà thầu không chịu trách nhiệm bảo hành xây lắp công trình trong các trường hợp sau:
a) Khi các hư hỏng công trình xây dựng trong thời hạn bảo hành không phải do lỗi của nhà thầu gây nên.
b) Trường hợp trong thời hạn bảo hành xây lắp công trình, mà bộ phận, hạng mục công trình, công trình do chủ đầu tư vi phạm pháp luật về xây dựng, bị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền buộc tháo dỡ thì nhà thầu xây dựng không có trách nhiệm bảo hành, mặc dù trong đó có sai sót về kỹ thuật xây dựng.
Điều 22. Bảo trì công trình.
1- Bảo trì côngtrình là sự đảm bảo bắt buộc theo luật pháp về chất lượng nhằmduy trì khả năng chịu lực, mỹ quan; duy trì sự sử dụng hoặc vận hành của bộ phận,hạng mục, công trình đã hoạt động theo một chu kỳ thời gian do đơn vị thiết kế và nhà chế tạo quy định cần phải sửa chữa, thay thế, phục hồi, bảo đảm tuổi thọ và an toàn vận hành.
Chủ quản lý sử dụng công trình có trách nhiệm và nghĩa vụ bảo trì công trình theo quy định của đơn vị thiết kế được ghi trong thuyết minh thiết kế kỹ thuật và quy trình bảo trì của nhà chế tạo đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2- Thời hạn bảo trì công trình:
a) Đối với công trình dân dụng và công nghiệp: thời hạn bảo trì các công trình được tính từ ngày nghiệm thu và đưa công trình vào sử dụng cho đến khi niên hạn sử dụng theo quy định về cấp công trình.
Trường hợp công trình vượt quá niên hạn sử dụng, phải có văn bản của đơn vị tư vấn, kiểm định công trình đánh giá hiện trạng làm cơ sở cho cơ quan quản lý cấp trên xem xét, quyết định.
b) Đối với các công trình chuyên ngành: còn phải tuân thủ các quy định của Bộ có xây dựng chuyên ngành về thời hạn bảo trì công trình.
3- Cấp bảo trì:
a) Cấp bảo trì được quy định có 04 cấp như sau:
– Duy tu, bảo dưỡng.
– Sửa chữa nhỏ.
– Sửa chữa vừa.
– Sửa chữa lớn.
b) Đối với cấp duy tu, bảo dưỡng và sửa chữa nhỏ, chủ quản lý sử dụng phải lập kế hoạch bảo trì theo định kỳ hàng năm.
c) Đối với cấp sửa chữa vừa, sửa chữa lớn có liên quan đến an toàn trong vận hành khai thác, sử dụng công trình, căn cứ vào quy mô của công việc thì chủ quản lý sử dụng công trình phải lập báo cáo đầu tư hoặc dự án đầu tư theo quy định của Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính phủ.
4- Trách nhiệm về bảo trì công trình:
a) Đối với công trình được Nhà nước giao quyền quản lý sử dụng, chủ quản lý sử dụng công trình phải:
– Tuân thủ các chỉ dẫn kỹ thuật trong quy trình bảo trì của đơn vị thiết kế công trình khi vận hành khai thác, sử dụng;
– Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc chất lượng công trình bị xuống cấp, không duy trì được khả năng chịu lực của kết cấu, bộ phận công trình, hạng mục công trình và vận hành không an toàn do không thực hiện bảo trì công trình theo quy định.
b) Trường hợp thông qua hợp đồng thuê để sử dụng công trình, người cho thuê sử dụng công trình phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc không thực hiện bảo trì công trình theo quy định.
CHƯƠNG 5
SỰ CỐ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
Điều 23. Trình tự giải quyết sự cố công trình.
1- Tất cả các công trình xây dựng thuộc các loại nguồn vốn đầu tư, hinh thức sở hữu, đang thi công, đã xây dựng song hoặc sử dụng khi xảy ra sự cố phải được giải quyết theo trình tự sau:
a) Khẩn cấp cứu người bị nạn (nếu có);
b) Có biện pháp ngăn chặn kịp thời để tránh nguy hiểm có thể tiếp tục xẩy ra;
c) Bảo vệ hiện trường xảy ra sự cố;
d) Báo ngay với các cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.
2- Trong thời hạn 24 giờ sau khi xảy ra sự cố, nhà thầu xây dựng, ngườisử dụng hoặc chủ đầu tư (tuỳ thuộc tình hình thi công hoặc sử dụng công trình) phải báo cáo cho cơ quan quản lý Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng (theo phân cấp tại Điều 3 của Quy định này) và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm khác theo mẫu tại phụ lục 14 của Quy định này để điều tra và xử lý sự cố.
3- Lập hồ sơ sự cố công trình xây dựng:
a) Khi xảy ra sự cố công trình xây dựng, nhà thầu xây dựng, người sử dụng hoặc chủ đầu tư căn cứ vào mức độ hư hỏng do sự cố gây ra để lập hồ sơ sự cố hoặc lập báo cáo sự cố. Trường hợp phải lập hồ sơ sự cố có thể thuê một đơn vị tư vấn xây dựng (có từ cách pháp nhân, có đăng ký hoạt động xây dưng) để thực hiện.
b) Những công việc phải thực hiện khi lập hồ sơ của sự cố công trình:
– Biên bản kiểm tra hiện trường khi sự cố đã xảy ra;
– Kết quả đo, vẽ (kể cả quay phim, chụp ảnh) hiện trạng sự cố, trong đó cần lưu ý các bộ phận, chi tiết kết cấu chịu lực quan trọng, các vết nứt, gãy, các hiện tượng lún, sụt và các chi tiết khác cần thiết cho việc nghiên cứu; kết quả thí nghiệm các vật mẫu để xác định chất lượng vật liệu, kết cấu của công trình bị sự cố để phân tích xác định nguyên nhân của sự cố;
– Các tài liệu khác về công trình như: những thay đổi, bổ sung thiết kế; những sai lệch trong thi công so với thiết kế được duyệt; các hiện tượng chất tải hoặc sử dụng công trình không đúng quy định của thiết kế, quy trình vận hành sử dụng và bảo trì;
– Mô tả diễn biến của sự cố và phân tích xác định nguyên nhân của sự cố.
c) Thu dọn và xoá bỏ hiện trường sự cố:
– Sau khi có đầy đủ hồ sơ đáp ứng cho việc nghiên cứu, phân tích và xác định nguyên nhân gây nên sự cố công trình xây dựng, cơ quan chủ trì giải quyết sự cố cho phép nhà thầu xây dựng, người sử dụng hoặc chủ đầu tư tiến hành thu dọn, xoá bỏ hiện trường.
– Trường hợp phải cứu người bị nạn, ứng cứu đê, đập, cầu cống, thông cầu, thông đường hoặc ngăn ngừa sự cố tiếp theo đòi hỏi phải nhanh chóng tháo dỡ hoặc thu dọn hiện trường xảy ra sự cố thì trước khi tháo dỡ hoặc thu dọn, nhà thầu xây dựng người sử dụng hoặc chủ đầu tư cũng phải tiến hành chụp ảnh, quay phim và thu thập, ghi chép đến mức tối đa các yêu cầu quy định tại Điều này.
d) Khắc phục sự cố:
– Việc sửa chữa hoặc xây dựng lại công trình bị sự cố phải đảm bảo khắc phục triệt để các nguyên nhân gây nên sự cố đã xác định tại biên bản giải quyết sự cố.
– Chi phí cho công việc khắc phục sự cố do đơn vị hoặc cá nhân gây nên sự cố chịu.
– Trường hợp sự cố do nguyên nhân bất khả kháng thì chủ đầu tư chịu chi phí cho việc khắc phục sự cố hoặc cơ quan bảo hiểm chịu chi phí (đối với công trình có mua bảo hiểm).
– Trường hợp sự cố gây ra hậu quả nghiêm trọng (gây tai nạn chết người hoặc gây thiệt hại lớn về tài sản Nhà nước), người có lỗi có thể còn bị truy cứu trách nhiệm theo pháp luật.
Điều 24. Phân cấp về điều tra, giải quyết sự cố và tiếp nhận thông báo sự cố công trình.
1- Đối với công trình xây dựng thuộc dự án đầu tư nhóm A: Bộ Xây dựng chủ trì giải quyết, có sự tham gia của Sở Xây dựng địa phương nơi đặt công trình, Bộ quản lý ngành hoặc Bộ có xây dựng chuyên ngành (nếu là công trình xây dựng chuyên ngành) và các cơ quan chức năng quản lý Nhà nước khác có liên quan.
2- Đối với công trình xây dựng thuộc dự án đầu tư nhóm B, C: Sở Xây dựng chủ trì giải quyết, có sự tham gia của Sở quản lý ngành hoặc Sở có xây dựng chuyên ngành (nếu là công trình xây dựng chuyên ngành) và các cơ quan chức năng quản lý Nhà nước khác có liên quan tại địa phương.
3- Đối với công trình nhà ở của dân: cơ quan chức năng quản lý xây dựng (phòng xây dựng) của Uỷ ban nhân dân cấp huyện chủ trì giải quyết. Trường hợp cần thiết, cơ quan chủ trì giải quyết sự cố công trình có thể mời đại diện Sở Xây dựng và các chuyên gia khoa học, kỹ thuật để tư vấn.
CHƯƠNG 6
KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ VI PHẠM TRONG QUẢN LÝ
CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
Điều 25. Công tác kiểm tra chất lượng công trình xây dựng.
Công tác kiểm tra của các cơ quan quản lý Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng, cơ quan quản lý trực tiếp của chủ đầu tư nhằm đảm bảo chất lượng công trình xây dựng, kịp thời đề ra các biện pháp phòng ngừa, khắc phục, loại trừ các hành vi vi phạm về chất lượng công trình xây dựng. Công tác kiểm tra phải được tiến hành định kỳ hoặc đột xuất trong suốt quá trình thực hiện xây dựng và sử dụng công trình.
Điều 26. Xử lý các vi phạm quản lý chất lượng công trình xây dựng.
Xử lý các vi phạm quản lý chất lượng công trình xây dựng được thực hiện theo Điều 68 của Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính phủ, các điều trong Quy định này và cácvăn bản quy phạm pháp luật hiện hành.
CHƯƠNG 7
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 27. Quy định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký. Những quy định khác trái với Quy định này bị bãi bỏ.
Điều 28. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, cơ quan Trung ương của các đoàn thể, Hội đồng quản trị Tổng công ty Nhà nước có trách nhiệm tổ chức thực hiện Quy định này.
PHỤ LỤC 1
NỘI DUNG, SỐ LƯỢNG HỒ SƠ THIẾT KẾ
I. NỘI DUNG HỒ SƠ THIẾT KẾ
A. NỘI DUNG HỒ SƠ THIẾT KẾ SƠ BỘ
1. Phần thuyết minh:
1.1. Căn cứ để lập thiết kế sơ bộ:
– Các nội dung chủ yếu của báo cáo nghiên cứu khả thi.
– Danh mục Quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn kỹ thuật được áp dụng.
– Yêu cầu về quy hoạch, kiến trúc, công nghệ.
– Điều kiện tự nhiên và kỹ thuật: địa hình, địa chất công trình, khí tượng, thuỷ văn, động đất tại khu vực xây dựng, tác động của môitrường, hiện trạng chất lượng công trình, công trình kỹ thuật hạ tầng…
1.2. Thuyết minh thiết kế công nghệ:
– Phương án công nghệ, dây chuyền công nghệ, các thông số kỹ thuật và các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu;
– Phương án bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ, an toàn vận hành…
1.3. Thuyết minh thiết kế xây dựng:
– Phương án kiến trúc phù hợpvới quy hoạch, công nghệ, yêu cầu sử dụng và cảnh quan môi trường…;
– Phương án xây dựng: gia cố nền, móng, kết cấu chịu lực chính, cơ điện, công trình kỹ thuật hạ tầng…;
– Khối lượng sơ bộ các công tác xây lắp, vật tư vật liệu, máy móc thiết bị… chủ yếu của công trình.
1.4.Phân tích kinh tế – kỹ thuật:
– Các căn cứ xác định tổng mức đầu tư;
– Tổngmức đầu tư;
– So sánh, lựa chọn phương án công nghệ và xây dựng.
2. Phần bản vẽ:
– Mặt bằng hiện trạng và vị trí công trình trên bản đồ;
– Bố trí tổng mặt bằng (nêu rõ diện tích chiếm đất, diện tích xây dựng, mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, chỉ giới xây dựng…);
– Phương án kiến trúc: mặt bằng, các mặt đứng và các mặt cắt chính của công trình; phối cảnh công trình; mô hình (nếu cần thiết).
– Phương án xây dựng: gia cố nền, móng, kết cấu chịu lực chính, cơ điện, công trình kỹ thuật hạ tầng…;
– Phương ánbố trí dây chuyền công nghệ;
– Phương án bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ, an toàn vận hành…
B. NỘI DUNG HỒ SƠ THIẾT KẾ KỸ THUẬT – TỔNG DỰ TOÁN
1. Phần thuyết minh:
1.1. Căn cứ để lập thiết kế kỹ thuật:
– Quyết định phê duyệt đầu tư (hoặc Giấy phép đầu tư);
– Thiết kế sơ bộ trong báo cáo nghiên cứu khả thi đã được phê duyệt;
– Tóm tắt nội dung thiết kế sơ bộ (quy hoạch, kiến trúc, phương án xây dựng, công nghệ…);
– Danh mục Quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế mẫu được áp dụng;
– Yêu cầu về quy hoạch, kiến trúc, công nghệ;
– Điều kiện tự nhiên và kỹ thuật: địa hình, địa chất công trình, khí tượng, thuỷ văn, động đất tại khu vực xây dựng, tác động của môi trường, hiện trạng chất lượng công trình, công trình kỹ thuật hạ tầng…
1.2. Thuyết minh thiết kế công nghệ:
– Giải pháp công nghệ, dây chuyền công nghệ, các thông số kỹ thuật và các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu;
– Danh mục máy móc thiết bị công nghệ;
– Hệ thống kỹ thuật đi kèm công nghệ;
– Giải pháp bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ, an toàn vận hành…
– Quy trình kỹ thuật vận hành, bảo trì công trình.
1.3. Thuyết minh thiết kế xây dựng:
– Giải pháp kiến trúc phù hợp với quy hoạch, công nghệ, yêu cầu sử dụng và cảnh quan môi trường…;
– Giải pháp xây dựng: gia cố nền, móng, kết cấu chịu lực chính, cơ điện, công trình kỹ thuật hạ tầng…;
– Danh mục phần mềm sử dụng, diễn giải các bước tính toán chủ yếu;
– Tổnghợp khối lượng các công tác xây lắp, vật tư vật liệu, máy móc thiết bị…. chủ yếu của từng hạng mục và toàn bộ công trình;
– Chỉ dẫn biện pháp thi công (đối với trường hợp thi công phức tạp…);
– Quy trình kỹ thuật vận hành, bảo trì công trình.
2. Phần bản vẽ:
– Triển khai mặt bằng hiện trạng và vị trí công trình trên bản đồ;
– Triển khai tổng mặt bằng (nêu rõ diện tích chiếm đất, diện tích xây dựng, mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, chỉ giới xây dựng…);
– Giải pháp kiến trúc: mặt bằng, các mặt đứng và mặt cắt chính của các hạng mục và toàn bộ công trình, phối cảnh công trình;
– Giải pháp xây dựng: gia cố nền, móng, kết cấu chịu lực chính, cơ điện, công trình kỹ thuật hạ tầng… (chưa yêu cầu triển khai vật liệu);
– Chi tiết các liên kết điển hình, các chi tiết phức tạp (nút khung, mắt dàn, neo cốt thép đối với các kết cấu bê tông cốt thép ứng lực trước…);
– Bố trí dây chuyền công nghệ, máy móc thiết bị…;
– Bảo vệ môi trưòng, phòng chống cháy nổ, an toàn vận hành…;
– Phần bản vẽ phải thể hiệnđầy đủ các chi tiết cần thiết để không bị nhầm lẫn khi lậpbản vẽ thi công.
3. Phần tổng dự toán:
– Các căn cứ để lập tổng dự toán;
– Diễn giải tiên lượng và các phụ lục cần thiết;
– Tổng hợp khối lượng xây lắp, máy móc thiết bị…của các hạng mục và toàn bộ công trình (đủ điều kiện để lập hồ sơ mời thầu);
– Tổng dự toán công trình.
C. NỘI DUNG HỒ SƠ THIẾT KẾ BẢN VẼ THI CÔNG – DỰ TOÁN
I. Phân bản vẽ:
– Chi tiết mặt bằng hiện trạng và vị trí công trình trên bản đồ;
– Chi tiết tổng mặt bằng (nêu rõ diện tích chiếm đất, diện tích xây dựng,mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, chỉ giới xây dựng…);
– Chi tiết kiến trúc: mặt bằng, các mặt đứng và mặt cắt chính của các hạng mục công trình và toàn bộ công trình, phối cảnh công trình;
– Chi tiết xây dựng: gia cố nền, móng, kết cấu chịu lực chính, cơ điện, công trình kỹ thuật hạ tầng… (yêu cầu triển khai vật liệu);
– Chi tiết các liên kết điển hình, các chi tiết phức tạp (nút khung, mắt dàn, neo cốt thép đối với các kết cấu bê tông cốt thép ứng lực trước…), các chi tiết xây dựng khác;
– Chi tiết bố trí dây chuyền công nghệ, máy có thiết bị…;
– Bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ, an toàn vận hành…;
– Liệt kê khối lượng các công tác xây lắp, vật tư vật liệu, máy móc thiết bị… của các hạng mục và toàn bộ công trình;
– Chỉ dẫn biện pháp thi công (đối với trường hợp thi công phức tạp…);
– Quy trình kỹ thuật vận hành, bảo trì công trình.
2. Phần dự toán:
– Căn cứ để lập dự toán;
– Diễn giải tiên lượng và các phụ lục cần thiết;
– Dự toán của các hạng mục công trình và tổng hợp dự toán của toàn bộ công trình.
D. NỘI DUNG HỒ SỚ THIẾT KẾ KỸ THUẬT – THI CÔNG
– Phần thuyết minh và tổng dự toán: theo mục B của phụ lục này;
– Phần bản vẽ: theo mục C của phụ lục này.
II. SỐ LƯỢNG HỒ SƠ THIẾT KẾ
1. Đối với thiết kế sơ bộ:
Đơn vị thiết kế giao cho chủ đầu tư 08 bộ để gửi đến:
– Cơ quan phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi (05 bộ đi kèm báo cáo nghiên cứu khả thi);
– Chủ đầu tư (02 bộ đi kèm báo cáo nghiên cứu khả thi, trong đó 01 bộ gửi cơ quan thẩm định TKKT – TDT);
– Cơ quan cấp phép xây dựng (01 bộ).
2. Đối với thiết kế kỹ thuật:
Đơn vị thiết kế giao cho chủ đầu tư 07 bộ để gửi đến:
– Cơ quan phê duyệt thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán (01 bộ);
– Cơ quan thẩm định thiết kế kỹ thuật và tổng dựtoán (01 bộ);
– Chủ đầu tư (02 bộ, trong đó 01 bộ gửi cơ quan PCCC để thẩm định về PCCC);
– Cơ quan cấp phép xây dựng (01 bộ);
– Nhà thầu xây lắp (01 bộ);
– Cơ quan lưu trữ theo phân cấp của Nhà nước về lưu trữ hồ sơ tài liệu (01 bộ).
3. Đối với thiết kế kỹ thuật – thi công:
Đơn vị thiết kế giao cho chủ đầu tư 09 bộ để gửi đến:
– Cơ quan phê duyệt thiết kế kỹ thuật – thi công và tổng dự toán (01 bộ);
– Cơ quan thẩm định thiết kế kỹ thuật – thi công và tổng dự toán (01 bộ);
– Chủ đầu tư (03 bộ, trong đó 01 bộ gửi cơ quan PCCC để thẩm định về PCCC);
– Cơ quan cấp giấy phép xây dựng (01 bộ);
– Nhà thầu xây lắp (02 bộ);
– Cơ quan lưu trữ theo phân cấp của Nhà nước về lưu trữ hồ sơ tài liệu (01 bộ).
4. Đối với thiết kế bản vẽ thi công:
Đơn vị thiết kế giao cho chủ đầu tư 05 bộ để gửi đến:
– Chủ đầu tư (02 bộ);
– Nhà thầu xây lắp (03 bộ).
Ghi chú: Chi phí lập hồ sơ theo số lượng nêu trên được tính trong giá thiết kế.
PHỤ LỤC 2
Tên chủ đầu tư Số: |
CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc |
….., ngày…. tháng… năm…
TỜ TRÌNH THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT
THIẾT KẾ KỸ THUẬT – TỔNG DỰ TOÁN CÔNG TRÌNH
Kính gửi:
– Căn cứ Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng;
– Căn cứ Quyết định số 35/1999/QĐ-BXD, ngày 12/11/1999 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Quy định quản lý chất lượng công trình xây dựng;
– Căn cứThông tư số…. ngày….. của Bộ Xây dựng hướng dẫn….
– Căn cứ Quyết định phê duyệt đầu tư (hoặc Giấy phép đầu tư)……
Chủ đầu tư trình thẩm định thiết kế kỹ thuật – tổng dự toán công trình…. thuộc dựán đầu tư…………… do đơn vị tư vấn xây dựng…….. lập với các nội dung sau:
1. Tên công trình………………
Thuộc dự án đầu tư…………….
– Tổng mức đầu tư.
– Địa điểm xây dựng, diện tích chiếm đất.
2. Hồ sơ thiết kế kỹ thuật trình:
Hồ sơ TKKT công trình được lập phù hợp với thiết kế sơ bộ trong báo cáo nghiên cứu khả thi đã được phê duyệt, tuân thủ Quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn kỹ thuật được áp dụng, cấp công trình, đảm bảo an toàn trong quá trình xây dựng và sử dụng công trình. Các thông số kỹ thuật chủ yếu (có phân tích so sánh với thiết kế sơ bộ trong báo cáo nghiên cứu khả thi đã được phê duyệt)…………
– Biên bản nghiệm thu hồ sơ khảo sát, TKKT giữa chủ đầu tưvà đơn vịtư vấn khảo sát, thiết kế.
– Có phụ lục kèm theo nêu rõ danh mục các hạng mục công trình, số lượng bản vẽ của từng hạng mục công trình.
3. Hồ sơ tổng dự toán trình:
– Hồ sơ tổng dự toán công trìnhđược lập trên cơ sở các định mức, đơn giá, chế độ, chính sách tại thời điểmtrình tổng dự toán; các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu(có phân tích so sánh với tổng mức đầu tư trong báo cáo nghiên cứu khả thi đã được phê duyệt)………..
– Biên bản nghiệm thu hồ sơ TDT giữa chủ đầu tư và đơn vị tư vấn lập tổng dự toán (nếu có).
– Có phụ lục kèm theo nêu rõ danh mục các hạng mục công trình, diễn giải tổng dự toán công trình.
Chủ đầu tư trình………. thẩm định và phê duyệt TKKT-TDT công trình………
Nơi nhận: |
Chủ đầu tư: (Ký tên, đóng dấu) |
PHỤ LỤC 3
Tên cơ quan thẩm định Số: |
CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc |
….., ngày…. tháng… năm…
KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH THIẾT KẾ KỸ THUẬT – TỔNG DỰ TOÁN
CÔNG TRÌNH……………
Kính gửi:
Cơ quan thẩm định…… đã nhận tờ trình số….. ngày……. của……. trìnhthẩm định và phê duyệt thiết kế kỹ thuật – tổng dự toán công trình……… thuộc dự án đầu tư……… kèm theo hồ sơ thiết kế kỹ thuật– tổng dự toán công trình.
– Căn cứ Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng;
– Căn cứ Quyết định số 35/1999/QĐ-BXD,ngày 12/11/1999 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Quy định quản lý chất lượng công trìnhxây dựng;
– Căn cứ Thông tư số…… ngày……. của Bộ Xây dựng hướng dẫn…….
– Căn cứ Quyết định phê duyệt đầu tư (hoặc Giấy phép đầu tư)………..
Sau khi xem xét, Cơ quan thẩm định báo cáo kết quả thẩm định TKKT – TDT công trình như sau:
– Tên công trình…………………. thuộc dự án đầu tư…………………….
– Chủ đầu tư;
– Theo Quyết định phê duyệt đầu tư số…….. ngày……… của………..
– Tổng mức đầu tư đã được phê duyệt;
– Địa điểm xây dựng, diện tích chiếm đất;
– Đơn vị tư vấn thiết kế và lập tổng dự toán.
1. Nội dung và chất lượng hồ sơ thiết kế kỹ thuật:
2. Kết quả thẩm định thiết kế kỹ thuật:
– Tư cách pháp lý của đơn vị tư vấn khảo sát, thiết kế và lập tổng dự toán:
– Sự phù hợp của thiết kế kỹ thuật với thiết kế sơ bộ và nội dung đã được phê duyệt trong quyết định phê duyệt đầu tư về quy mô, công nghệ, công suất, các thông số kỹ thuật và các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu, quy hoạch, kiến trúc, cấp công trình, Quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn kỹ thuật được áp dụng;
– Sự hợp lý của giải pháp thiết kế kỹ thuật (từng hạng mục và toàn bộ công trình): công nghệ; qui hoạch, kiến trúc; gia cố nền, móng, kết cấu chịu lực chính; hệthống kỹ thuật trong nhà, cơ điện; công trình kỹ thuật hạ tầng (cấp điện, cấp nước, thoát nước, giao thông…);
– Bảo vệ môi trường môi sinh; phòng chống cháy, nổ; an toàn trong quá trình xây dựng; an toàn sử dụng công trình; an toàn đê điều (nếu có); an toàn giao thông (nếu có);
– Những sửa đổi so với thiết kế sơ bộ trong báo cáo nghiên cứu khả thi đã được phê duyệt, kiến nghị chấp nhận hay không chấp nhận.
3. Nội dung và chất lượng hồ sơ tổng dự toán công trình:
4. Kết quả thẩm định tổng dự toán công trình:
– Sự hợp lý khi áp dụng các định mức, đơn giả, các chế độ, chính sách có liên quan và các chi phí theo quy định của Nhà nước;
– Sự phù hợp giữa khối lượng xác định theo thiết kế kỹ thuật và khối lượng tính trong tổng dự toán;
– Giá trị tổng dự toán kể cả thiết bị; so sánh với tổng mức đầu tư đã được phê duyệt.
5. Kết luận:
– Cơ quan thẩm định đề nghị……………….. xem xét và quyết định.
– Trách nhiệm của chủ đầu tư và đơn vị tư vấn hoàn thiện TKKT – TDT.
Nơi nhận: |
Thủ trưởng Cơ quan thẩm định: (Ký tên, đóng dấu) |
PHỤ LỤC 4
Tên cơ quan phê duyệt Số: |
CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc |
….., ngày…. tháng… năm…
QUYẾT ĐỊNH
CỦA…………. PHÊ DUYỆT THIẾT KẾ KỸ THUẬT – TỔNG DỰ TOÁNCÔNG TRÌNH…………..
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN PHÊ DUYỆT………
– Căn cứ Nghị định số…. ngày……. của Chính phủ quy định chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của……………
– Căn cứ Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính phủban hành Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng;
– Căn cứ Quyết định số 35/1999/QĐ-BXD, ngày 12/11/1999 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Quy định quản lý chất lượng công trình xây dựng;
– Căn cứ Thông tư số…. ngày…. của Bộ Xây dựng hướng dẫn…………
– Căn cứ Quyết định phê duyệt đầu tư (hoặc Giấy phép đầu tư)………
– Căn cứ kết quả thẩm định thiết kế kỹ thuật – tổng dự toán của cơ quan thẩm định………….
– Xét tờ trính số…….. ngày…….. của……….
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Phê duyệt thiết kế kỹ thuật – tổng dự toán công trình……… thuộc dự án đầu tư……….
– Chủ đầu tư;
– Đơn vị tư vấn thiết kế và lập tổng dự toán;
– Địa điểm xây dựng, diện tích chiếm đất;
– Các thông số kỹ thuật và các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu;
– Quy mô (từng hạng mục và toàn bộ công trình), công suất, cấp công trình;
– Quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn kỹ thuật được áp dụng;
– Các giải pháp thiết kế (từng hạng mục và toàn bộ công trình):
+ Công nghệ
+ Qui hoạch, kiến trúc
+ Gia cố nền, móng, kết cấu chịu lực chính
+ Hệ thống kỹ thuật trong nhà; cơ điện
+ Công trình kỹ thuật hạ tầng (cấp điện, cấp nước, thoát nước, giao thông…)
+ Bảo vệ môi trường môi sinh; phòng chống cháy, nổ; an toàn trong quá trình xây dựng; an toàn sử dụng công trình; an toàn đê điều (nếu có); an toàn giao thông (nếu có);
– Những sửa đổi so với thiết kế sơ bộ trong báo cáo nghiên cứu khả thi đã được phê duyệt;
– Tổng dự toán (tại thời điểm trình tổng dự toán)……….
Trong đó:
…………………….
…………………….
…………………….
…………………….
Tổng dự toán là căn cứ để quản lý chi phí xây dựng (có phụ lục chi tiết kèm theo);
– Tổng tiến độ (đối với những dự án phải phê duyệt tổng tiến độ).
Điều 2: Trách nhiệm của chủ đầu tư và của đơn vị tư vấn hoàn thiện TKKT – TDT (nếu có).
Điều 3: Trách nhiệm của các cơ quan liên quan thi hành quyết định.
Nơi nhận: |
Thủ trưởng Cơ quan thẩm định: (Ký tên, đóng dấu) |
PHỤ LỤC 5
Tên chủ đầu tư
|
CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc |
….., ngày…. tháng… năm…
BIÊN BẢN
NGHIỆM THU CÔNG TÁC XÂY LẮP
(CÔNG VIỆC, BỘ PHẬN, CẤU KIỆN, THIẾT BỊ)
Công trình
Hạng mục công trình:
Địa điểm xây dựng:
Tên công tác xây lắp (công việc, bộ phận, cấu kiện, thiết bị) được nghiệm thu:
Thời gian nghiệm thu:
Bắt đầu: ………….. ngày…….. tháng……… năm……….
Kết thúc: …………. ngày…….. tháng……… năm……….
Tại công trình.
Các bên tham gia nghiệm thu:
– Đại diện chủ đầu tư (hoặc tư vấn giám sát thi công xây lắp):
– Đại diện nhà thầu xây lắp:
Các bên đã tiến hành:
1. Xem xét các hồ sơ, tài liệu sau:
– Hồ sơ, tài liệu thiết kế;
– Tiểu chuẩn kỹ thuật áp dụng khi thi công, kiểm tra và nghiệm thu;
– Các tài liệu kiểm tra chất lượng.
2. Kiểm tra tại hiện trường:
Thứ tự |
Đối tương kiểm tra |
Nội dung kiểm tra |
Bản vẽ thi công số |
Phương pháp k/tra |
Tiêu chuẩn kỹ thuật |
Kết quả kiểm tra |
………. |
………………… |
………………. |
………………. |
………………. |
………………. |
……………. |
………. |
………………… |
………………. |
………………. |
………………. |
………………. |
……………. |
3. Nhận xét về chất lượng:
– Thời gian thi công (bắt đầu, hoàn thành);
– Chất lượng thi công.
4. Những sửa đổi so với thiết kế đã được phê duyệt (nếu có):
5. Kiến nghị:
6. Kết luận:
– Chấp nhận hay không chấp nhận nghiệm thu để triển khai các công việc tiếp theo.
– Yêu cầu và thời hạn phải sửa chữa xong những khiếm khuyết mới triển khai các công việc tiếp theo.
Các phụ lục kèm theo:
Các bên tham gia nghiệm thu ký tên:
– Đại diện chủ đầu tư (hoặc tư vấn giám sát thi công xây lắp):
– Đại diện nhà thầu xây lắp:
PHỤ LỤC 6
Tên chủ đầu tư
|
CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc |
….., ngày…. tháng… năm…
BIÊN BẢN SỐ
NGHIỆM THU HOÀN THÀNH GIAI ĐOẠN XÂY LẮP
Công trình:
Hạng mục công trình:
Địa điểm xây dựng:
Tên giai đoạn xây lắp được nghiệm thu:
Thời gian nghiệm thu:
Bắt đầu: ……….. ngày………. tháng………. năm……..
Kết thúc:……….. ngày………. tháng………. năm……..
Tại công trình.
Các bên tham gia nghiệm thu:
– Đại diện chủ đầu tư:
– Đại diện đơn vị tư vấn giám sát thi công xây lắp (nếu có):
– Đại diện đơn vị tư vấn thiết kế:
– Đại diện nhà thầu xây lắp:
– Đại diện nhà thầu cung cấp thiết bị (nếu có):
– Đại diệncơ quan quản lý Nhà nước về chất lượngcông trình xây dựng (theo phân cấp tại Quy định này) kiểm tra công tác nghiệm thu:
Các bên đã tiến hành:
1. Xem xét các hồ sơ, tài liệu sau:
– Hồ sơ, tài liệu thiết kế;
– Tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng khi thi công, kiểm tra và nghiệm thu;
Các tài liệu kiểm tra chất lượng, khối lượng;
– Hồ sơ pháp lý và tài liệu quản lý chất lượng.
2. Kiểm tra tại hiện trường:
3. Nhận xét về chất lượng, khối lượng:
– Thời gian thi công (bắt đầu, hoàn thành);
– Chất lượng thi công so với thiết kế đã được phê duyệt;
– Khối lượng theo thiết kế đã được phê duyệt;
– Khối lượng đã thực hiện.
4. Những sửa đổi so với thiết kế đã được phê duyệt (nêu những sửa đổi lớn):
5. Kiến nghị:
6. Kết luận:
– Chấp nhận hay không chấp nhận nghiệm thu để triển khai các công việc tiếp theo.
– Yêu cầu và thời hạn phải sửa chữa xong những khiếm khuyết mới triển khai các công việc tiếp theo.
Các phụ lục kèm theo:
Đại diện chủ đầu tư:
(Ký tên, đóng dấu)
Các bên tham gia nghiệm thu:
– Đại diện đơn vị tư vấn giámsát thi công xây lắp (nếu có):
– Đại diện đơn vị tư vấn thiết kế:
– Đại diện nhà thầu xây lắp:
– Đại diện nhà thầu cung cấp thiết bị (nếu có):
– Đại diện cơ quan quản lý Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng (theo phân cấp tại Quy định này) kiểm tra công tác nghiệm thu:
PHỤ LỤC 7
Tên chủ đầu tư
|
CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc |
….., ngày…. tháng… năm…
BIÊN BẢN
NGHIỆM THU THIẾT BỊ KHI THỬ TỔNG HỢP
Công trình:
Hạng mục công trình:
Địa điểm xây dựng:
Thiết bị được nghiệm thu:
Thuộc thành phần của:
Lắp đặt tại:
Do……………. chế tạo, xuất xưởng ngày………….
Do……………. lắp đặt
Thời gian nghiệm thu:
Bắt đầu: ………… ngày………… tháng………… năm…………
Kết thúc: ……….. ngày………… tháng………… năm…………
Tại công trình.
Các bên tham gia nghiệm thu:
– Đại diện chủ đầu tư:
– Đại diện nhà thầu lắp đặt thiết bị:
– Đại diện nhà thầu cung cấp thiết bị (nếu có):
– Đại diện đơn vị tư vấn giám sát lắp đặt thiết bị:
– Đại diện đơn vị tư vấn thiết kế:
– Đại diệncơ quan quản lý Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng (theo phân cấp tại Quy định này) kiểm tra công tác nghiệm thu:
Các bên đã tiến hành
1. Xem xét các hồ sơ, tài liệu sau:
– Hồ sơ, tài liệu thiết kế;
– Tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng khi lắp đặt, kiểm tra và nghiệm thu;
– Các biên bản nghiệm thu từng phần của chủ đầu tư;
– Các tài liệu kiểm tra chất lượng, khối lượng;
– Hồ sơ pháp lý và tài liệu quản lý chất lượng.
2. Kiểm tra tại hiện trường các thiết bị đã lắp đặt xong:
3. Nhận xét về chất lượng, khối lượng:
– Thời gian thi công (bắt đầu, hoàn thành);
– Chất lượng thi công so với thiết kế đã được phê duyệt;
– Khối lượng theo thiết kế đã được phê duyệt;
– Khối lượng đã thực hiện.
4. Công suất đưa vào vận hành:
– Công suất theo thiết kế đã được phê duyệt;
– Công suất theo thực tế đạt được.
5. Những sửa đổi so với thiết kế đã được phê duyệt (nêu những sửa đổi lớn):
6. Kiến nghị:
7. Kết luận:
– Chấp nhận hay không chấp nhận nghiệm thu để triển khai các công việc tiếptheo.
– Yêu cầu và thời hạn phải sửa chữa xong những khiếm khuyết mới triển khai các công việc tiếp theo.
Các phụ lục kèm theo:
Đại diện chủ đầu tư:
(Ký tên, đóng dấu)
Các bên tham gia nghiệm thu:
– Đại diện chủ đầu tư:
– Đại diện nhà thầu lắp đặt thiết bị:
– Đại diện nhà thầu cung cấp thiết bị (nếu có):
– Đại diện đơn vị tư vấn giám sát lắp đặt thiết bị:
– Đạidiện đơn vị tư vấn thiết kế:
– Đạidiệncơ quan quản lý Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng (theo phân cấp tại Quy định này) kiểm tra công tác nghiệm thu:
PHỤ LỤC 8
Tên chủ đầu tư
|
CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc |
….., ngày…. tháng… năm…
BIÊN BẢN
NGHIỆM THU ĐƯA HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH HOẶC
CÔNG TRÌNH Đà HOÀN THÀNH VÀO SỬ DỤNG
Công trình:
Hạng mục công trình:
Địa điểm xây dựng:
Chủ đầu tư công trình:
Các đơn vị tư vấn thiết kế (nêu rõ các công việc và số của hợp đồng thực hiện):
– Thầu chính thiết kế.
– Các thầu phụ thiết kế.
Cơ quan thẩm định và phê duyệt thiết kế, tổng dự toán (nêu rõ số của văn bản thẩm định và quyết định phê duyệt):
Các nhà thầu xây lắp (nêu rõ các công việc và số của hợp đồng thực hiện):
– Nhà thầu chính xây lắp.
– Các nhà thầuphụ xây lắp.
Các đơn vị tư vấn giám sát thi công xây lắp (nêu rõ các công việc và số của hợp đồng thực hiện):
Thời gian tiến hành nghiệm thu:
Bắt đầu: ……….. ngày……… tháng…….. năm……..
Kết thúc: ………. ngày……… tháng…….. năm……..
Tại công trình.
Các bên tham gia nghiệm thu:
– Đại diện chủ đầu tư:
– Đại diện nhà thầu chính xây lắp:
– Đại diện đơn vị tư vấn thiết kế:
– Đại diện đơn vị tư vấn giám sátthi công xây lắp:
– Đại diện đơn vị được giao trách nhiệm quản lý, sử dụng hoặc vận hành khai thác công trình:
– Đại diện cơquan quản lý Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng (theo phân cấp tại Quy định này) kiểm tra công tác nghiệm thu:
Các bên lập biên bản này về những nội dung sau:
1. Tên công trình (giới thiệu chung về kiến trúc, kết cấu, hệ thống kỹ thuật, công nghệ, các thông số kỹ thuật chủ yếu…).
2. Công tác xây lắp công trình (nêu tóm tắt quá trình thi công xây lắp các hạng mục và toàn bộ công trình).
3. Các bên đã xem xét các hồ sơ, tài liệu sau:
– Hồ sơ, tài liệu thiết kế;
– Tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng khi thi công,kiểm tra và nghiệm thu;
– Các biên bản nghiệm thu từng phần của chủ đầu tư;
– Các tài liệu kiểm tra chất lượng, khối lượng;
– Hồ sơ pháp lý và tài liệu quản lý chất lượng.
4. Kiểm tra tại hiện trường:
Trên cơ sở xem xét các hồ sơ, tài liệu hoàn thành công trình và kiểm tra công trình tại hiện tượng, các bên xác nhận những điểm sau đây:
1. Thời hạn thi công xây dựng công trình:
– Ngày khởi công;
– Ngày hoàn thành.
2. Quy mô dưa vào sử dụng của hạng mục công trình hoặc công trình (quy mô xây dựng, công suất, công nghệ, các thông số kỹ thuật chủ yếu…):
– Theo thiết kế đã được phê duyệt;
– Theo thực tế đạt được.
3. Khối lượng đã thực hiện (nêu khối lượng chính của các công tác xây dựngvà lắp đặt thiết bị chủ yếu):
– Theo thiết kế đã được phê duyệt;
– Theo thực tế đạt được.
4. Các biện pháp phòng chóng cháy nổ, an toàn lao động, an toàn vận hành, bỏ vệ môi trường, an toàn đê điều(nếu có), an toàn giao thông (nếu có)… (nêu tóm tắt).
5. Chấtlượng thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị của các hạng mục và toàn bộ công trình so với yêu cầu củathiết kế đã được phê duyệt.
6. Những sửa đổi trong quá trình thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị so với thiết kế đã được phê duyệt (nêu những sửa đổi lớn).
7. Kiến nghị:
8. Kết luận:
– Chấp nhận (hay không chấp nhận) nghiệm thu đưa hạng mục công trình hoặc công trình vào sử dụng.
– Yêu cầu và thời hạn phải sửa chữa xong các khiếm khuyết mới đưa hạng mục công trình hoặc công trình vào sử dụng.
Các phụ lục kèm theo:
Đại diện chủ đầu tư:
(Ký tên và đóng dấu)
Các bên tham gia nghiệm thu:
– Đạidiện chủ đầu tư:
– Đại diện nhà thầu chính xây lắp:
– Đại diện đơn vị tư vấn thiết kế:
– Đại diện đơn vị tư vấn giám sát thi công xây lắp:
– Đại diện đơn vị được giao trách nhiệm quản lý, sử dụng hoặc vận hành khai thác công trình:
– Đại diện cơ quan quản lý Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng (theo phân cấp tại Quy định này) kiểm tra công tác nghiệm thu:
PHỤ LỤC 9
Hội đồng nghiệm thu Nhà nước Công trình: |
CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc |
….., ngày…. tháng… năm…
BIÊN BẢN
NGHIỆM THU CÔNG TRÌNH………………
Hội đồng nghiệm thu Nhà nước công trình………… được thành lập theo Quyết định số……….. ngày……….. của Thủ tướng Chính phủ, đã tiến hành kiểm tra, xem xét công tác nghiệm thu của Hội đồng nghiệm thu cơ sở và đánh giá chất lượng công trình…………
Hội đồng nghiệm thu Nhà nước đã họp ngày…… tại…. và lập biên bản theo những nội dung sau:
1. Tiến trình làm việc của Hội đồng (nêu tóm tắt những công việc đã thực hiện).
2. Đánh giá của Hội đồng:
Trên cơ sở đồ án thiết kế công trình được duyệt, Quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩnkỹ thuật được chấp thuận sử dụng…., hồ sơ hoàn thành công trình do chủ đầu tư cung cấp, kết quả kiểm tra tại hiện trường, biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình của Hội đồng nghiệm thu cơ sở và báo cáo kết quả phúc tra của các Tiểu ban chuyên môn của Hội đồng nghiệm thu Nhà nước, Hội đồng đánh giá.
– Về hiện trạng công trình đãhoàn thành;
– Về kết quả nghiệm thu công trình của Hội đồng nghiệm thu cơ sở;
– Về chất lượng công trình và khối lượng đã thực hiện:
+ Phần xây dựng
+ Phần thiết bị công nghệ;
– Về những ảnh hưởng của công trình (khi sử dụng hoặc vận hành, khai thác) đến môi trường, môi sinh và các biện pháp khắc phục (nếu có);
– Về các biện pháp phòng chống cháy nổ, an toàn lao động, an toàn vận hành, an toànđê điều (nếu có), an toàn giao thông (nếu có)….
– Về những vấn đề có liên quan khác (nếu có);
– Về chất lượng hồ sơ hoàn thành công trình do chủ đầu tư cung cấp.
3. Kết luận của Hội đồng nghiệm thuNhà nước:
(Kết luận và quyết định của Hội đồng về việc nghiệm thu công trình: chấp nhận hay không chấp nhận kết quả nghiệm thu công trình và đề nghị của Hội đồng nghiệm thu cơ sở; đánh giá tổng quát).
4. Những yêu cầu của Hội đồng nghiệm thu Nhà nước:
(Những yêu cầu của Hội đồng đối với chủ đầu tư, Hội đồng nghiệm thu cơ sở và các cơ quan liên quan đến công trình – nếu có).
Chủ tịch
Hội đồng nghiệm thu Nhà nước
Công trình…….
(Họ tên, chức vụ đương nhiệm)
(Ký tên, đóng dấu)
Các thành viên Hội đồng nghiệm thu Nhà nước:
(Chữ ký, họ tên, chức vụ đương nhiệm)
PHỤ LỤC 10
Tên chủ đầu tư
DANH MỤC HỒ SƠ TÀI LIỆU
HOÀN THÀNH CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
A. Hồ sơ pháp lý
1. Quyết định phê duyệt đầu tư củacấp có thẩm quyền.
2. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
3. Văn bản chấp thuận của cấp có thẩm quyền về:
– Quy hoạch, kiến trúc;
– Thiết kếkỹ thuật – tổng dự toán;
– Thiết kế và thiết bị phòng cháy chữa cháy;
– Bảo vệ môi trường;
– Đầu nối với hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào (cấp nước, thoát nước, cấp diện, giao thông…);
– An toàn đê điều (nếu có), an toàn giao thông (nếu có).
4. Chứng chỉ năng lực hoạt động của các đơn vịtư vấn xây dựng trong nước:
– Tư vấn xây dựng (khảo sát, thiết kế kiến trúc, kết cấu, hệ thống kỹ thuật, cơ điện, công nghệ, phòng chống cháy, thông tin liên lạc…);
– Tư vấn giám sát thi công xây lắp;
– Tư vấn kiểm định chất lượng xây dựng (nếu có).
5. Chứng chỉ năng lực hoạt động của các nhà thầu xây lắp chính, phụ trong nước.
6. Giấy phép thầu xây dựng tại Việt Nam của các nhà thầu nước ngoài (thầu tư vấn xây dựng, thầu xây lắp…).
7. Hợp đồng thi công công trình giữa chủ đầu tư và nhà thầu chính xây lắp (ghi số, ngày, tháng của hợp đồng).
8. Hồ sơ thiết kế kỹ thuật đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
9. Báo cáo khảo sát địa chất công trình do…… lập…..
10. Biên bản kiểm tra (nghiệm thu hoàn thành) của cấp có thẩm quyền về:
– Thực hiện giấy phép xây dựng (đối với trường hợp phải có giấy phép xây dựng);
– Chỉ giới đất xây dựng;
– Phòng cháy chữa cháy, chống sét;
– Bảo vệ môi trường;
– An toàn lao động, an toàn vận hành;
– Đầu nối với công trình kỹ thuật bên ngoài hàng rào (cấp diện, cấp nước, thoát nước, giao thông….);
– An toàn đê điều (nếu có), an toàn giao thông (nếu có);
– Thông tin liên lạc (nếu có).
B. Tài liệu quản lý chất lượng
1. Bản vẽ hoàn công các hạng mục và toàn bộ công trình về kiến trúc, kết cấu, hệ thống kỹ thuật, lắp đặt máy móc thiết bị, cơ điện, hoàn thiện… (có danh mục bản vẽ hoàn công).
2. Các chứng chỉ kỹ thuật và các phiếu kiểm tra xác nhận chất lượng vật liệu và máy móc thiết bị sử dụng trong công trình:
– Chứng chỉ kỹthuật xác nhận chất lượng bê tông, cốt thép, kết cấu thép, máy móc thiết bị… của nơi sản xuất;
– Phiếu kiểm tra chất lượng bê tông, cốt thép, kết cấu thép… thông qua mẫu lấy tại hiện trường do một tổ chức chuyên môn có tư cách pháp nhân và năng lực thực hiện.
3. Các tài liệu đo đạc, quan trắc lún và biến dạng các hạng mục công trình trong thời gian xây dựng.
4. Báo cáo kết quả các thí nghiệm hiện trường (sức chịu tải của cọc móng; điện trở nối đất….).
5. Biên bản thí nghiệm, hiệu chỉnh, vận hành thử các máy móc thiết bị.
6. Biên bản thử các thiết bị thông tin liên lạc, các thiết bị bảo vệ.
7. Biên bản thử các thiết bị phòng chống cháy nổ.
8. Biên bản kiểm định môi sinh, môi trường (đối với các công trình thuộc các dự án phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường).
9. Nhật ký theo dõi thi công của chủ đầu tư (hoặc của đơn vị tư vấn giám sát thi công xây lắp), nhà thầu và đơn vị tư vấn thiết kế (giám sát tác giả).
10. Biên bản nghiệm thu công tác xây lắp, giai đoạn xây lắp, hạng mục công trình, nghiệm thu lắp đặt thiết bịkhi thử tổng hợp, nghiệm thu để đưa công trình hoàn thành vào sử dụng.
11. Tài liệu hướng dẫn hoặc quy trình vận hành, bảo trì máy móc thiết bị và công trình.
12. Báo cáo của chủ đầu tư về quá trình thi công xây dựng công trình và chất lượng công trình (nội dung báo cáo theo phụ lục 11 của Quy định này).
….ngày…. tháng…. năm…..
Chủ đầu tư:
(Ký tên, đóng dấu)
Ghi chú: Căn cứ vào quy mô công trình và từng giai đoạn nghiệm thu (nền móng, kết cấu phần thân, hệ thống kỹ thuật, máy móc thiết bị, hoàn thiện…) để xác định danh mục hồ sơ tài liệu trên cho phù hợp.
PHỤ LỤC 11
CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
….., ngày….. tháng… năm…..
BÁO CÁO CỦA CHỦ ĐẦU TƯ
VỀ CHẤT LƯỢNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
…………………………………………………………
(Báo cáo định kỳ 6 tháng một lần và khi hoàn thành công trình)
Từ ngày……. tháng……. năm……… đến ngày……. tháng…… năm….
Kính gửi:
1. Chủ đầu tư.
2. Địa điểm xây dựng.
3. Quy mô công trình (nêu tóm tắt về kiến trúc, kết cấu, hệ thống kỹ thuật, công nghệ, công suất…).
4. Danh sách các đơn vị tư vấn xây dựng: khảo sát, thiết kế, giám sát thi công xây lắp, kiểm định xây dựng (nếu có); những công việc do các đơn vị đó thực hiện.
5. Cơ quan thẩm định thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán (ghi số, ngày, tháng của văn bản thẩm định).
6. Cơ quan phê duyệt đối với:
– Dự án đầu tư (ghi số, ngày, tháng của Quyết định phê duyệt hoặc Giấy phép đầu tư).
– Thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán (ghi số, ngày, tháng của Quyết định phê duyệt).
7. Danh sách các nhà thầu xây lắp (chính, phụ); những công việc do các đơn vị đó thực hiện.
8. Những sửa đổi trong quá trình thi công so với thiết kế đã được phê duyệt (lý do sửa đổi, ý kiến của cấp có thẩm quyền chấp thuận những sửa đổi đó).
9. Về thời hạn thi công xây dựng công trình;
– Ngày khởi công;
– Ngày hoàn thành.
10. Khối lượngchính của các loại công tác xây lắp chủ yếu được thực hiện trong giai đoạn báo cáo (nền móng, bê tông, cốt thép, kết cấu thép, khối xây, hoàn thiện, lắp đặt thiết bị…) của các hạng mục chủ yếu và toàn bộ công trình (so sánh khối lượng đã thực hiện với khối lượng theo thiết kế đã được phê duyệt).
11. Hệ thống kiểm tra và các biện pháp bảo đảm chất lượng công trình của chủ đầu tư, nhà thầu xây lắp, tư vấn giám sát thi công xây lắp, tư vấn thiết kế (giám sát tác giả).
12. Công tác nghiệm thu: công tác xây lắp, giai đoạn xây lắp, lắp đặt thiết bị khi thửtổng hợp, hoàn thành các hạng mục và toàn bộ công trình, bàn giao…
13. Nhận xét về kết quả quan trắc và các thí nghiệm hiện trường so với yêu cầu của thiết kế đã được phê duyệt.
14. Sự cố và khiếm khuyết về chất lượng (nếu có): thời gian xảy ra, vị trí, thiệt hại, nguyên nhân, tình hình khắc phục.
15. Quy mô đưa vào sử dụng của công trình (quy mô xây dựng, công suất, công nghệ, các thông số kỹ thuật chủ yếu…):
– Theo thiết kế đã được phê duyệt;
– Theo thực tế đạt được.
16. Kết luận về chất lượng các hạng mục và toàn bộ công trình (trong giai đoạn báo cáo).
17. Kiến nghị (nếu có).
Nơi nhận: |
Chủ đầu tư: (Ký tên, đóng dấu) |
Ghi chú: Nội dung các mục yêucầutại phụ lục này chỉ báo cáo một lần, trừ trường hợp có thay đổi.
PHỤ LỤC 12
CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
….., ngày….. tháng… năm…..
BÁO CÁO CỦA SỞ XÂY DỰNG
VỀ TÌNH HÌNHCHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
TẠI ĐỊA PHƯƠNG
(Báo cáo định kỳ 6 tháng một lần)
Kính gửi: Bộ trưởng Bộ Xây dựng
1 – Tổng số các công trình đang được thi công xây dựng tại địa phương trong giai đoạn báo cáo, trong đó:
– Các công trình củacác Bộ, ngành (phân theo nhóm A, B, C);
– Các công trình của địa phương (phân theo nhóm A, B, C).
Phân theo nguồn vốn:
– Đầu tư bằng vốn ngân sách của Nhà nước;
– Có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài;
– Đầu tư bằng các nguồn vốn khác.
2. Số lượng các công trình đã hoàn thành và được đưa vào sử dụng tại địa phương trong giai đoạn báo cáo, trong đó:
– Các công trình của các Bộ, ngành (phân theo nhóm A, B, C);
– Các công trình của địa phương (phân theo nhóm A, B, C).
Phân theo nguồn vốn:
– Đầu tư bằng vốn ngân sách của Nhà nước.
– Có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài;
– Đầu tư bằng các nguồn vốn khác.
Đánh giá chất lượng các công trình của địa phương đã đưa vào sử dụng.
3. Số lượng các công trình bắt đầu triển khai thi công xây dựng tại địa phương trong giai đoạn báo cáo, trong đó:
– Các công trình của các Bộ, ngành (phân theo nhóm A, B, C);
– Các công trình của địa phương (phân theo nhóm A, B, C).
Phân theo nguồn vốn:
– Đầu tư bằng vốn ngân sách của Nhà nước;
– Có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài;
– Đầu tư bằng các nguồn vốn khác.
4. Những công trình vi phạm Quy định quản lý chất lượng công trình xây dựng tại địa phương trong giai đoạn báo cáo (nếu có), tình hình xử lý.
5. Các công trình đã được Sở Xây dựng thẩm định thiết kế kỹ thuật – tổng dự toán tronggiai đoạn báo cáo, trong đó:
– Phân theo nhóm;
– Phân theo nguồn vốn.
Đánh giá chất lượng TKKT – TDT đã được Sở Xây dựng thẩmđịnh.
6. Các công trình xây dựng đã được sở Xây dựng hướng dẫn công tác quản lý chất lượng và kiểm tra công tác nghiệm thu trong giai đoạn báo cáo.
7. Các sự cố công trình xây dựng xảy ra tại địa phương trong giai đoạn báo cáo (phân theo nhóm và theo nguồn vốn):
– Tên công trình xảy ra sự cố;
– Chủ đầu tư;
– Thời gian xảy ra sự cố (giờ, ngày, tháng);
– Tình hình thiệt hại (thiệt hại về người, về vật chất…);
– Nguyên nhân sự cố;
– Biện pháp và tình hình khắc phục.
8. Những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng tại địa phương.
Nơi nhận: |
Giám đốc Sở Xây dựng: (Ký tên, đóng dấu) |
PHỤ LỤC 13
CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
….., ngày….. tháng… năm…..
BÁO CÁO
CỦA BỘ CÓ XÂY DỰNG CHUYÊN NGÀNH, BỘ CÓ DỰ ÁN
ĐẦU TƯ VỀ TÌNH HÌNH CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
(Báo cáo định kỳ 6 tháng một lần)
Kính gửi: Bộ trưởng Bộ Xây dựng
1. Tổng số các công trình của Bộ đang được thi công xây dựng trong giai đoạn báo cáo, trong đó:
– Phân theo nhóm A, B, C;
– Đầu tư bằng vốn ngân sách của Nhà nước
– Có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài;
– Đầu tư bằng các nguồn vốn khác.
2. Số lượng các công trình của Bộ đã hoàn thành và được đưa vào sử dụng trong giai đoạn báo cáo, trong đó:
– Phân theo nhóm A, B, C:
– Đầu tư bằng vốn ngân sách của Nhà nước;
– Có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài;
– Đầu tư bằng các nguồn vốn khác.
Đánh giá chất lượng các công trình của Bộ đã đưa vào sử dụng.
3. Số lượng các công trình của Bộ bắt đầu triển khai thi công xây dựng trong giai đoạn báo cáo, trong đó:
– Phân theo nhóm A, B, C;
– Đầu tư bằng vốn ngân sách của Nhà nước;
– Có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài;
– Đầu tư bằng các nguồn vốn khác.
4. Những công trình vi phạm Quy định quản lý chất lượng công trình xây dựng trong giai đoạn báo cáo (nếu có); tình hình xử lý.
5. Các công trình đã được Bộ thẩm định thiết kế kỹ thuật – tổng dự toán trong giai đoạn báo cáo, trong đó:
– Phân theo nhóm;
– Phân theo nguồn vốn.
Đánh giá chất lượng TKKT – TDT đã được Bộ thẩm định.
6. Các sự cố công trình xây dựng xảy ra trong giai đoạn báo cáo (phân theo nhóm và theo nguồn vốn):
– Tên công trình xảy ra sự cố;
– Chủ đầu tư;
– Thời gian xảy ra sự cố (giờ, ngày, tháng, năm);
– Tình hình thiệt hại (thiệt hại về người, về vật chất…);
– Nguyên nhân sự cố;
– Biện pháp và tình hình khắc phục.
7. Những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng.
Nơi nhận: |
Bộ có xây dựng chuyên ngành, Bộ có dự án đầu tư: |
PHỤ LỤC 14
CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
….., ngày….. tháng… năm…..
BÁO CÁO NHANH SỰ CỐ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
Kính gửi:
1. Người báo cáo (chủ đầu tư hoặc đại diện của chủ đầu tư).
2. Tên công trình xảy ra sự cố.
3. Thuộc dự án (nhóm A, B, C).
4. Địa điểm xây dựng công trình.
5. Đơn vị tư vấn thiết kế.
6. Đơn vị giám sát thi công xây lắp.
7. Nhà thầu xây lắp.
8. Thời gian xảy ra sự cố (giờ, ngày, tháng).
9. Mô tả sơ bộ về sự cố, tình trạng công trình khi xảy ra sự cố.
10. Sơ bộ về tình hình thiệt hại (thiệt hại về người, về vật chất…).
11. Sơ bộ về nguyên nhân sự cố (nếu có).
12. Sơ bộ về tình hình khắc phục sự cố.
Nơi nhận: |
Người báo cáo: (Họ tên, chức vụ, cơ quan) |
Reviews
There are no reviews yet.