Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Thông tư 01/2000/TT-BKH của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn về giám định đầu tư

THÔNG TƯ

CỦA BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ SỐ 01/2000/TT-BKH
NGÀY 10 THÁNG 01 NĂM 2000 VỀ HƯỚNG DẪN GIÁM ĐỊNH ĐẦU TƯ

Giám định đầu tư là một nhiệm vụ mới, nhiều nội dung cụ thể cần được thí điểm và bổ sung làm rõ trong quá trình thực hiện.

Thực hiện khoản 7 – Điều 20 của Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 8 tháng 7 năm 1999 của Chính phủ (sau đây gọi tắt là Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng), sau khi thống nhất với Bộ Tài chính và Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư bước đầu hướng dẫn thực hiện về giám định đầu tư như sau:

1. Mục đích, nhiệm vụ và yêu cầu của công tác giám định đầu tư:

Giám định đầu tư là việc kiểm tra, giám sát, phân tích, đánh giá từng giai đoạn hoặc toàn bộ quá trình đầu tư và xây dựng nhằm đảm bảo cho đầu tư phù hợp quy hoạch, mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, cơ cấu đầu tư hợp lý của ngành, vùng, địa phương và cả nước, đúng theo luật pháp nhà nước, hạn chế rủi ro, nâng cao hiệu quả đầu tư.

a/ Mục đích của giám định đầu tư là:

– Giúp cho các cơ quan quản lý Nhà nước về đầu tư nắm được tình hình, diễn biến của hoạt động đầu tư để kịp thời có chính sách, biện pháp thích hợp trong từng thời kỳ, bảo đảm đầu tư ngày càng phát triển và có hiệu quả cao.

– Đảm bảo việc chuẩn bị đầu tư và thực hiện đầu tư được thực hiện phù hợp các quy định của luật pháp và yêu cầu phát triển cân đối của nền kinh tế quốc dân.

b/ Nhiệm vụ của giám định đầu tư là:

– Theo dõi, kiểm tra việc chuẩn bị và ra quyết định đầu tư theo quy định hiện hành, phù hợp với quy hoạch và chiến lược phát triển của Nhà nước.

– Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các chương trình, dự án đầu tư theo quyết định đầu tư.

– Phân tích, đánh giá tình hình thực hiện các chương trình, dự án đầu tư trong từng thời kỳ, từng giai đoạn; kiến nghị các cấp có thẩm quyền điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi hoặc huỷ bỏ quyết định đầu tư đã được phê duyệt cho phù hợp với tình hình thực tế, đảm bảo đầu tư có hiệu quả;

– Bước đầu thí điểm giám định đầu tư ở cấp vĩ mô trên phạm vi cả nước; tổng hợp, phân tích, đánh giá hoạt động đầu tư của một số ngành, địa phương theo các chuyên đề được giao trong từng thời kỳ để báo cáo đưa ra kiến nghị về chủ trương, chính sách, biện pháp nhằm thực hiện tốt mục tiêu, cơ cấu đầu tư, thúc đẩy đầu tư có hiệu quả.

c/ Yêu cầu của công tác giám định đầu tư:

– Đảm bảo thực hiện các quy định tại Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng;

– Đảm bảo tính chủ động của công tác giám định đầu tư;

– Không trực tiếp can thiệp vào hoạt động nghiệp vụ cụ thể của Chủ đầu tư;

Phát hiện và phản ánh đầy đủ, kịp thời tình hình thực hiện quyết định đầu tư;

– Đảm bảo tính chính xác, trung thực, khách quan;

– Đảm bảo tính kịp thời, có luận cứ của các kiến nghị;

– Phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cơ quan liên quan trong công tác giám định đầu tư.

2. Đối tượng của giám định đầu tư:

Đối tượng của giám định đầu tư là hoạt động đầu tư trong kế hoạch bao gồm các chương trình đầu tư, các dự án đầu tư thuộc kế hoạch của các doanh nghiệp nhà nước, các cơ quan, tổ chức sử dụng vốn đầu tư ngân sách nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn tự đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước.

3. Nội dung giám định đầu tư:

Nội dung giám định đầu tư được quy định tại khoản 3, Điều 20 của Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng. Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn cụ thể thêm như sau:

3.1. Giám định việc chuẩn bị và ra quyết định đầu tư thông qua việc theo dõi, kiểm tra, phân tích, đánh giá về:

– Điều kiện pháp lý, sự phù hợp với luật pháp hiện hành; các thủ tục hiện hành trước khi phê duyệt;

– Sự phù hợp với quy hoạch và kế hoạch phát triển ngành và lãnh thổ; các cân đối tổng thể đảm bảo cho dự án có khả năng thực hiện;

Nội dung quyết định đầu tư theo quy định tại Điều 30 của Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng.

Những nội dung giám định trên được thực hiện trên cơ sở những nội dung về lập, thầm định và quyết định đầu tư quy định tại Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng và các quy định hiện hành khác của Nhà nước.

3.2. Giám định quá trình bố trí kế hoạch và giải ngân cho các dự án đầu tư thông qua các công việc sau:

– Theo dõi, kiểm tra tình hình bố trí kế hoạch đầu tư, đưa ra các nhận xét, khuyến nghị nhằm đảm bảo các dự án đầu tư phù hợp với tiến độ và tổng mức đầu tư được duyệt, phù hợp với nội dung và mục tiêu đã đề ra; các kế hoạch đầu tư của ngành và địa phương phù hợp với cơ cấu đầu tư đã được Nhà nước thông qua. Thông qua đó phát hiện các cơ cấu bất hợp lý trong kế hoạch hoặc tổ chức thực hiện.

– Theo dõi, kiểm tra tình hình giải ngân và đưa ra các nhận xét, kiến nghị giúp các cấp quản lý có các giải pháp sử dụng vốn đúng quy định, bảo đảm thực hiện kế hoạch đầu tư;

3.3. Giám định quá trình tổ chức thực hiện dự án đầu tư thông qua các công việc sau:

– Theo dõi, kiểm tra quá trình chuẩn bị và tiến hành đấu thầu; phát hiện và kiến nghị các biện pháp giải quyết các vấn đề nảy sinh làm chậm quá trình đấu thầu hoặc khi kết quả đấu thầu vượt quá quy định trong quyết định đầu tư;

– Kiểm tra quá trình phê duyệt thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán công trình phù hợp với quyết định đầu tư;

– Phát hiện các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện đầu tư có sai khác so với quyết định đầu tư;

– Phân tích các báo cáo, số liệu thống kê, các kết quả kiểm tra và các thông tin thu thập từ các nguồn khác nhau để phát hiện các sai phạm, bất hợp lý phát sinh trong quá trình thực hiện hoặc những biến động khách quan ảnh hưởng đến dự án đầu tư và kiến nghị cấp có thẩm quyền quyết định các biện pháp thích hợp như: bổ sung nguồn lực để đẩy nhanh tiến độ đầu tư, đình hoãn hoặc giãn tiến độ thực hiện, huỷ bỏ quyết định đầu tư, xử lý sai phạm.

– Đánh giá dự án đầu tư khi có những dấu hiệu cho thấy dự án không đạt mục tiêu đề ra và kiến nghị các giải pháp.

3.4. Đánh giá kết quả thực hiện, hiệu quả dự án đầu tư so với nội dung nêu trong các quyết định đầu tư khi kết thúc quá trình đầu tư gồm:

– Đánh giá kết thúc quá trình bỏ vốn tạo ra tài sản cố định, quyết toán công trình;

– Đánh giá dự án đầu tư tại thời điểm dự kiến đạt công suất thiết kế và tại thời điểm dự kiến thu hồi vốn đầu tư và hoàn trả nợ;

– Xác định hiệu quả và rút ra bài học kinh nghiệm.

3.5. Giám định theo chuyên đề:

Trên cơ sở tổng hợp kết quả giám định các dự án đầu tư, các ngành và địa phương phân tích, đánh giá về cơ cấu đầu tư của ngành và địa phương mình theo chuyên đề được giao, đề xuất những giải pháp bảo đảm cơ cấu đầu tư hợp lý.

4. Tổ chức thực hiện:

Công tác giám định đầu tư được thực hiện ở cấp Chính phủ, cấp ngành và địa phương.

4.1. Quản lý công tác giám định đầu tư:

– Các Bộ quản lý chuyên ngành quản lý giám định hoạt động đầu tư thuộc ngành mình trên phạm vi cả nước bao gồm phần giám định toàn diện hoạt động đầu tư do Bộ trực tiếp quản lý và phần do các Bộ khác và địa phương trực tiếp quản lý.

– Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý giám định hoạt động đầu tư trên địa bàn địa phương mình bao gồm phần do địa phương trực tiếp quản lý và phần do Trung ương đầu tư trên địa bàn của địa phương.

– Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan thường trực giúp Thủ tướng Chính phủ tổng hợp công tác giám định đầu tư của các ngành và địa phương trong cả nước, giám định các dự án nhóm A và hướng dẫn nghiệp vụ về công tác giám định đầu tư.

4.2. Tổ chức công tác giám định đầu tư:

– Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm đầu mối có sự tham gia của Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ quản lý ngành và các cơ quan liên quan đến dự án (trong một số trường hợp cần thiết theo yêu cầu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư) giúp Thủ tướng Chính phủ tổ chức thực hiện giám định đầu tư các dự án đầu tư nhóm A.

– Bộ trưởng Bộ quản lý ngành quyết định việc tổ chức thực hiện giám định đầu tư các dự án đầu tư nhóm B và C và sử dụng bộ máy tổ chức thực hiện giám định đầu tư do Bộ phân công.

– Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định việc tổ chức thực hiện giám định đầu tư các dự án đầu tư nhóm B và C. Sở Kế hoạch và Đầu tư làm đầu mối với sự tham gia của các Sở Tài chính, Xây dựng, Ngân hàng và các ngành liên quan của địa phương thực hiện giám định đầu tư ở địa phương.

4.3. Giám định dự án đầu tư được thực hiện thông qua việc xem xét các quyết định đầu tư, các quyết định phê duyệt và các tài liệu liên quan đến quá trình triển khai thực hiện dự án đầu tư; phân tích, đáng giá các báo cáo của Chủ đầu tư và gửi tới cơ quan có trách nhiệm thực hiện giám định đầu tư theo quy định.

Giám định theo từng chuyên đề để thực hiện theo yêu cầu và nội dung kế hoạch được cấp có thẩm quyền giao.

a/ Đối với các dự án đầu tư nhóm A:

Chủ đầu tư có trách nhiệm gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đồng gửi các cơ quan tham gia giám định đầu tư (Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, Bộ chuyên ngành, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) các quyết định, các tài liệu liên quan đến chuẩn bị và thực hiện đầu tư, các báo cáo do chủ đầu tư lập theo quy định.

Trên cơ sở chức năng và nhiệm vụ của mình, các cơ quan tham gia giám định theo dõi, phân tích, đánh giá, kiến nghị báo cáo Thủ tướng Chính phủ và gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp ý kiến các cơ quan liên quan báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kết quả giám định.

Trong một số trường hợp xét thấy cần thiết Bộ Kế hoạch và Đầu tư có thể yêu cầu Chủ đầu tư gửi các tài liệu trên đến một số cơ quan khác để tham gia giám định đầu tư.

b/ Đối với các dự án nhóm B và C:

Hồ sơ dự án và các quyết định, các tài liệu liên quan đến quá trình chuẩn bị và thực hiện đầu tư, các báo cáo theo quy định được Chủ đầu tư gửi tới tổ chức thực hiện giám định đầu tư (đối với các Bộ), Sở Kế hoạch và Đầu tư cùng các Sở tham gia quy định tại điểm 4.2 trên (đối với địa phương) để theo dõi, phân tích, đánh giá và lập báo cáo giám định đầu tư trình cấp quyết định đầu tư xem xét.

c/ Giám định của các Bộ quản lý ngành, địa phương:

– Bộ trưởng quản lý ngành thực hiện giám định đầu tư toàn ngành trong cả nước, bao gồm:

+ Phần đầu tư do Bộ trực tiếp quản lý;

+ Phần đầu tư do các Bộ khác và địa phương trực tiếp quản lý.

Các Bộ khác và địa phương gửi các tài liệu và báo cáo giám định các dự án đầu tư cho Bộ quản lý ngành theo yêu cầu và nội dung giám định dự án đầu tư.

Trên cơ sở kết quả giám định các dự án đầu tư do Bộ trực tiếp quản lý, báo cáo giám định dự án đầu tư của các Bộ và địa phương liên quan, Bộ quản lý ngành tổng hợp, phân tích đánh giá toàn bộ hoạt động đầu tư thuộc ngành mình trong cả nước trên phương diện vĩ mô (chủ yếu là cơ cấu đầu tư theo ngành) và tình hình triển khai các dự án, lập thành báo cáo giám định trình Thủ tướng Chính phủ và gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

– Các địa phương thực hiện giám định đầu tư trên địa bàn địa phương quản lý gồm:

+ Phần đầu tư do địa phương trực tiếp quản lý;

+ Phần do Trung ương đầu tư trên địa bàn địa phương.

Các cơ quan trung ương có dự án đầu tư trên địa bàn địa phương gửi các tài liệu và báo cáo giám định các dự án đầu tư theo yêu cầu và nội dung giám định dự án đầu tư cho Uỷ ban nhân dân địa phương.

Trên cơ sở kết quả giám định các dự án đầu tư do địa phương trực tiếp quản lý và báo cáo giám định các dự án đầu tư của các cơ quan trung ương gửi, Uỷ ban nhân dân địa phương phân tích, đánh giá toàn bộ hoạt động đầu tư trên địa bàn của địa phương, lập báo cáo giám định đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ và gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

d/ Báo cáo giám định đầu tư:

– Báo cáo định kỳ bao gồm:

+ Báo cáo của Chủ đầu tư gửi cơ quan, tổ chức thực hiện giám định đầu tư;

+ Báo cáo của cơ quan, tổ chức thực hiện giám định đầu tư gửi cấp quyết định đầu tư;

+ Báo cáo của các Bộ quản lý ngành, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gửi Thủ tướng Chính phủ (đồng thời gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp).

– Thời hạn gửi báo cáo như sau:

+ Báo cáo tháng gửi vào ngày 25 hàng tháng;

+ Báo cáo quý gửi trước ngày 25 của tháng cuối quý;

+ Báo cáo 6 tháng gửi trước ngày 25 của tháng cuối của quý II;

+ Báo cáo hàng năm gửi trước ngày 25 tháng 12.

– Trong một số trường hợp cần thiết, theo yêu cầu của các cơ quan quyết định đầu tư, cơ quan hoặc tổ chức giám định đầu tư có thể yêu cầu Chủ đầu tư có báo cáo đột xuất.

Nội dung các báo cáo gồm phần biểu (theo mẫu gửi kèm theo) và phần bằng lời văn.

Báo cáo giám định đầu tư cần đáp ứng những nội dung nêu tại điểm 3 của Thông tư này, phân tích rõ nguyên nhân cụ thể, trách nhiệm của cá nhân, tập thể và kiến nghị các giải pháp giải quyết.

Căn cứ vào kiến nghị của cơ quan hoặc tổ chức thực hiện giám định đầu tư, người có thẩm quyền quyết định đầu tư có thể quyết định việc thầm định lại dự án đầu tư.

e/ Giám định chuyên đề phục vụ nhiệm vụ quản lý vĩ mô:

Căn cứ nhiệm vụ do Thủ tướng Chính phủ giao, các Bộ, địa phương tổ chức giám định để xem xét điều chỉnh cơ cấu, điều chính kế hoạch đầu tư hoặc cơ chế, chính sách đầu tư có liên quan.

4.4. Trách nhiệm và quyền hạn của các cơ quan trong giám định đầu tư:

a/ Chủ đầu tư:

– Gửi các tài liệu và báo cáo tình hình thực hiện dự án đầu tư theo yêu cầu của cơ quan hoặc tổ chức thực hiện giám định đầu tư đúng thời hạn, chuẩn xác, trung thực, đầy đủ và trịu trách nhiệm về báo cáo của mình.

– Bổ sung làm rõ những vấn đề liên quan đến nội dung giám định đầu tư do cơ quan có trách nhiệm giám định đầu tư yêu cầu.

Trong trường hợp Chủ đầu tư không gửi báo cáo theo quy định, cơ quan hoặc tổ chức thực hiện giám định đầu tư có quyền báo cáo cơ quan quyết định đầu tư xử lý. Những vấn đề phát sinh do không báo cáo Chủ đầu tư phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước người có thẩm quyền quyết định đầu tư và cơ quan quản lý trực tiếp.

b/ Các cơ quan, tổ chức thực hiện giám định đầu tư:

– Yêu cầu Chủ đầu tư gửi đầy đủ các quyết định liên quan đến chương trình hoặc dự án đầu tư, báo cáo thường kỳ và đột xuất, cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết, bổ sung và làm rõ những nội dung cần thiết cho công tác giám định;

– Theo dõi, phân tích, đánh giá và kiến nghị những biện pháp cần thiết để bảo đảm dự án đầu tư có hiệu quả;

– Lập và chịu trách nhiệm về nội dung và chất lượng của báo cáo gửi cơ quan quyết định đầu tư theo đúng thời hạn quy định.

c/ Các Bộ quản lý ngành, địa phương:

– Chỉ đạo các cơ quan, tổ chức thực hiện giám định đầu tư thực hiện giám định đầu tư theo quy định.

– Yêu cầu các cơ quan, tổ chức thực hiện giám định đầu tư làm rõ các vấn đề cần thiết trong báo cáo giám định;

– Yêu cầu các ngành khác và địa phương báo cáo về hoạt động đầu tư trong phạm vi ngành, địa phương mình phụ trách;

– Tổng hợp, phân tích, đánh giá hoạt động đầu tư của ngành và trên địa bàn địa phương, có các kiến nghị về các chính sách, chủ trương, biện pháp nhằm bảo đảm cơ cấu đầu tư và đầu tư có hiệu quả và chịu trách nhiệm toàn diện về kết quả giám định của ngành và địa phương.

Báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả giám định đầu tư và gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp tình hình trình Thủ tướng Chính phủ;

– Kiến nghị hoặc quyết định huỷ bỏ, tạm dừng, điều chỉnh quyết định đầu tư sau khi đã thầm định lại dự án đầu tư thuộc thẩm quyền được phân cấp.

d/ Bộ Kế hoạch và Đầu tư:

– Là đầu mối phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, Bộ quản lý ngành, Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan liên quan khác tổ chức giám định các dự án đầu tư nhóm A;

– Yêu cầu Các chủ đầu tư dự án nhóm A gửi đầy đủ các quyết định liên quan đến dự án đầu tư, báo cáo thường kỳ, đột xuất và giải trình những vấn đề cần thiết liên quan đến giám định đầu tư;

– Yêu cầu các Bộ quản lý ngành, địa phương, gửi các báo cáo thường kỳ, đột xuất về giám định đầu tư theo đúng thời gian quy định.

– Tổng hợp công tác giám định đầu tư từ các ngành, địa phương, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

5. Giám định đầu tư là cần thiết nhưng ở nước ta là vấn đề mới, ta chưa có kinh nghiệm và chưa có tổ chức chuyên trách thực hiện. Do vậy, trong thời gian trước mắt vừa làm vừa tổng kết rút kinh nghiệm để kịp thời bổ sung điều chỉnh.

Các Bộ ngành cần nghiên cứu đề xuất các chuyên đề cần tổ chức giám định trong từng thời kỳ trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Công tác giám định đầu tư thực hiện theo quy định tại khoản 2 nêu trên đối với tất cả các chương trình và dự án đầu tư có quyết định đầu tư từ ngày 01 tháng 01 năm 2000.

Đối với các dự án đầu tư có quyết định đầu tư trước ngày 01 tháng 01 năm 2000, việc giám định được thực hiện theo yêu cầu của người quyết định đầu tư. Giám định theo chuyên đề do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.


BIỂU 1

BÁO CÁO GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ ĐẦU TƯ CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ Đà ĐƯỢC QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ

(Chủ đầu tư báo cáo một lần)

1. Tên dự án

2. Số quyết định

3. Ngày quyết định

4. Cơ quan ra quyết định.

5. Loại dự án: (nhóm A/B/C)

6. Ngành kinh tế

7. Loại hình đầu tư: Xây mới/Mở rộng/Cải tạo/Điều chỉnh

8. Chủ đầu tư

9. Hình thức đầu tư: Doanh nghiệp Nhà nước/Cổ phần/TNHH/Liên doanh

10.Cơ quan Nhà nước quản lý chủ đầu tư.

11. Hình thức thực hiện dự án (đấu thầu, chỉ định thầu…)

12. Địa điểm xây dựng công trình và diện tích đất sử dụng

13. Mục tiêu phạm vi hoạt động:

+ ……………………………………..

+ ……………………………………..

14. Năng lực thiết kế

15. Hạng mục công trình:

Tên công việc hạng mục đầu tư

Quy mô

Chi phí

Đơn vị tính

Khối lượng

Giá trị

Đơn vị tính109đồng/106 USD

+……………………….

+……………………….

………..

………..

……………….

……………….

………..

………..

…………………………………….

…………………………………….

16. Công nghệ: Mới/cũ

17. Thiết bị: Nhập khẩu/trong nước

18. Tổng mức đầu tư (ghi theo thông tư hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về nội dung tổng mức đầu tư)

19. Các nguồn vốn đầu tư của dự án:

Nguồn vốn từ

Nguồn vay

(nếu có)

Nội tệ

(tỷ đồng)

Ngoại tệ

(106 USD)

Lãi suất vay %/năm

Điều kiện và phương thức vay trả

Thời gian ân hạn

Thời gian hoàn trả

+ Ngân sách

+ Vốn tự có

+ ODA

+ Vay Ngân hàng

+ Khác

………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………

……………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………

………………………………………………………..

20. Các chỉ tiêu kinh tế tài chính

– Tổng doanh thu (theo năm SX ổn định)

– Doanh thu thuần (theo năm SX ổn định)

– Giá trị hiện tại thuần (NPV) theo tỷ suất chiết khấu: x%

– Tỷ suất thu hồi nội bộ (IRR)

– Thời gian hoàn vốn giản đơn

– Thời gian hoàn vốn có chiết khấu

21. Các mốc chính tiến độ đầu tư

Ngày….. tháng… năm…

(Ký tên đóng dấu)


BIỂU 2

BÁO CÁO TÌNH HÌNH DUYỆT TỔNG MỨC DỰ TOÁN HOẶC
CÁC DỰ TOÁN HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH VÀ ĐẤU THẦU
CỦA CÁC CÔNG TRÌNH XDCB Đà ĐƯỢC DUYỆT

(Chủ đầu tư báo cáo một lần)

1. Tên dự án

2. Tên dự toán được duyệt

3. Số quyết định phê duyệt tổng dự toán (hoặc dự toán hạng mục công trình)

4. Ngày quyết định.

5. Cơ quan thầm định thiết kế tổng dự toán

6. Cơ quan ra quyết định

7. Địa điểm xây dựng công trình

8. Tổng dự toán:

Các công việc, hạng mục đầu tư

Tên công việc, hạng mục đầu tư

Quy mô

Chi phí

Thời gian khởi công và hoànthành

Đơn vị tính

Khối lượng

Giá trị

Đơn vị tính tỷ đồng/ 106 USD

+…………………………..+…………………………..

……………………….

………………………………….

……………………..

…………………………………………

…………………………………………

9. Kế hoạch đấu thầu của dự án

– Phân chia dự án thành bao nhiêu gói thầu

– Khối lượng, giá và nguồn tài chính của từng gói thầu

– Hình thức lựa chọn nhà thầu và phương thức đấu thầu áp dụng đối với từng gói thầu.

– Thời gian tổ chức đấu thầu cho từng gói thầu

– Thời gian thực hiện hợp đồng

10. Kết quả đấu thầu và duyệt thầu

Ngày….. tháng…. năm…..

(Ký tên đóng dấu)

Thuộc tính văn bản
Thông tư 01/2000/TT-BKH của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn về giám định đầu tư
Cơ quan ban hành: Bộ Kế hoạch và Đầu tư Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 01/2000/TT-BKH Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Thông tư Người ký: Trần Xuân Giá
Ngày ban hành: 10/01/2000 Ngày hết hiệu lực: Đã biết
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Đầu tư
Tóm tắt văn bản
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

THÔNG TƯ

CỦA BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ SỐ 01/2000/TT-BKH
NGÀY 10 THÁNG 01 NĂM 2000 VỀ HƯỚNG DẪN GIÁM ĐỊNH ĐẦU TƯ

Giám định đầu tư là một nhiệm vụ mới, nhiều nội dung cụ thể cần được thí điểm và bổ sung làm rõ trong quá trình thực hiện.

Thực hiện khoản 7 – Điều 20 của Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 8 tháng 7 năm 1999 của Chính phủ (sau đây gọi tắt là Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng), sau khi thống nhất với Bộ Tài chính và Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư bước đầu hướng dẫn thực hiện về giám định đầu tư như sau:

1. Mục đích, nhiệm vụ và yêu cầu của công tác giám định đầu tư:

Giám định đầu tư là việc kiểm tra, giám sát, phân tích, đánh giá từng giai đoạn hoặc toàn bộ quá trình đầu tư và xây dựng nhằm đảm bảo cho đầu tư phù hợp quy hoạch, mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, cơ cấu đầu tư hợp lý của ngành, vùng, địa phương và cả nước, đúng theo luật pháp nhà nước, hạn chế rủi ro, nâng cao hiệu quả đầu tư.

a/ Mục đích của giám định đầu tư là:

– Giúp cho các cơ quan quản lý Nhà nước về đầu tư nắm được tình hình, diễn biến của hoạt động đầu tư để kịp thời có chính sách, biện pháp thích hợp trong từng thời kỳ, bảo đảm đầu tư ngày càng phát triển và có hiệu quả cao.

– Đảm bảo việc chuẩn bị đầu tư và thực hiện đầu tư được thực hiện phù hợp các quy định của luật pháp và yêu cầu phát triển cân đối của nền kinh tế quốc dân.

b/ Nhiệm vụ của giám định đầu tư là:

– Theo dõi, kiểm tra việc chuẩn bị và ra quyết định đầu tư theo quy định hiện hành, phù hợp với quy hoạch và chiến lược phát triển của Nhà nước.

– Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các chương trình, dự án đầu tư theo quyết định đầu tư.

– Phân tích, đánh giá tình hình thực hiện các chương trình, dự án đầu tư trong từng thời kỳ, từng giai đoạn; kiến nghị các cấp có thẩm quyền điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi hoặc huỷ bỏ quyết định đầu tư đã được phê duyệt cho phù hợp với tình hình thực tế, đảm bảo đầu tư có hiệu quả;

– Bước đầu thí điểm giám định đầu tư ở cấp vĩ mô trên phạm vi cả nước; tổng hợp, phân tích, đánh giá hoạt động đầu tư của một số ngành, địa phương theo các chuyên đề được giao trong từng thời kỳ để báo cáo đưa ra kiến nghị về chủ trương, chính sách, biện pháp nhằm thực hiện tốt mục tiêu, cơ cấu đầu tư, thúc đẩy đầu tư có hiệu quả.

c/ Yêu cầu của công tác giám định đầu tư:

– Đảm bảo thực hiện các quy định tại Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng;

– Đảm bảo tính chủ động của công tác giám định đầu tư;

– Không trực tiếp can thiệp vào hoạt động nghiệp vụ cụ thể của Chủ đầu tư;

Phát hiện và phản ánh đầy đủ, kịp thời tình hình thực hiện quyết định đầu tư;

– Đảm bảo tính chính xác, trung thực, khách quan;

– Đảm bảo tính kịp thời, có luận cứ của các kiến nghị;

– Phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cơ quan liên quan trong công tác giám định đầu tư.

2. Đối tượng của giám định đầu tư:

Đối tượng của giám định đầu tư là hoạt động đầu tư trong kế hoạch bao gồm các chương trình đầu tư, các dự án đầu tư thuộc kế hoạch của các doanh nghiệp nhà nước, các cơ quan, tổ chức sử dụng vốn đầu tư ngân sách nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn tự đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước.

3. Nội dung giám định đầu tư:

Nội dung giám định đầu tư được quy định tại khoản 3, Điều 20 của Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng. Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn cụ thể thêm như sau:

3.1. Giám định việc chuẩn bị và ra quyết định đầu tư thông qua việc theo dõi, kiểm tra, phân tích, đánh giá về:

– Điều kiện pháp lý, sự phù hợp với luật pháp hiện hành; các thủ tục hiện hành trước khi phê duyệt;

– Sự phù hợp với quy hoạch và kế hoạch phát triển ngành và lãnh thổ; các cân đối tổng thể đảm bảo cho dự án có khả năng thực hiện;

Nội dung quyết định đầu tư theo quy định tại Điều 30 của Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng.

Những nội dung giám định trên được thực hiện trên cơ sở những nội dung về lập, thầm định và quyết định đầu tư quy định tại Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng và các quy định hiện hành khác của Nhà nước.

3.2. Giám định quá trình bố trí kế hoạch và giải ngân cho các dự án đầu tư thông qua các công việc sau:

– Theo dõi, kiểm tra tình hình bố trí kế hoạch đầu tư, đưa ra các nhận xét, khuyến nghị nhằm đảm bảo các dự án đầu tư phù hợp với tiến độ và tổng mức đầu tư được duyệt, phù hợp với nội dung và mục tiêu đã đề ra; các kế hoạch đầu tư của ngành và địa phương phù hợp với cơ cấu đầu tư đã được Nhà nước thông qua. Thông qua đó phát hiện các cơ cấu bất hợp lý trong kế hoạch hoặc tổ chức thực hiện.

– Theo dõi, kiểm tra tình hình giải ngân và đưa ra các nhận xét, kiến nghị giúp các cấp quản lý có các giải pháp sử dụng vốn đúng quy định, bảo đảm thực hiện kế hoạch đầu tư;

3.3. Giám định quá trình tổ chức thực hiện dự án đầu tư thông qua các công việc sau:

– Theo dõi, kiểm tra quá trình chuẩn bị và tiến hành đấu thầu; phát hiện và kiến nghị các biện pháp giải quyết các vấn đề nảy sinh làm chậm quá trình đấu thầu hoặc khi kết quả đấu thầu vượt quá quy định trong quyết định đầu tư;

– Kiểm tra quá trình phê duyệt thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán công trình phù hợp với quyết định đầu tư;

– Phát hiện các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện đầu tư có sai khác so với quyết định đầu tư;

– Phân tích các báo cáo, số liệu thống kê, các kết quả kiểm tra và các thông tin thu thập từ các nguồn khác nhau để phát hiện các sai phạm, bất hợp lý phát sinh trong quá trình thực hiện hoặc những biến động khách quan ảnh hưởng đến dự án đầu tư và kiến nghị cấp có thẩm quyền quyết định các biện pháp thích hợp như: bổ sung nguồn lực để đẩy nhanh tiến độ đầu tư, đình hoãn hoặc giãn tiến độ thực hiện, huỷ bỏ quyết định đầu tư, xử lý sai phạm.

– Đánh giá dự án đầu tư khi có những dấu hiệu cho thấy dự án không đạt mục tiêu đề ra và kiến nghị các giải pháp.

3.4. Đánh giá kết quả thực hiện, hiệu quả dự án đầu tư so với nội dung nêu trong các quyết định đầu tư khi kết thúc quá trình đầu tư gồm:

– Đánh giá kết thúc quá trình bỏ vốn tạo ra tài sản cố định, quyết toán công trình;

– Đánh giá dự án đầu tư tại thời điểm dự kiến đạt công suất thiết kế và tại thời điểm dự kiến thu hồi vốn đầu tư và hoàn trả nợ;

– Xác định hiệu quả và rút ra bài học kinh nghiệm.

3.5. Giám định theo chuyên đề:

Trên cơ sở tổng hợp kết quả giám định các dự án đầu tư, các ngành và địa phương phân tích, đánh giá về cơ cấu đầu tư của ngành và địa phương mình theo chuyên đề được giao, đề xuất những giải pháp bảo đảm cơ cấu đầu tư hợp lý.

4. Tổ chức thực hiện:

Công tác giám định đầu tư được thực hiện ở cấp Chính phủ, cấp ngành và địa phương.

4.1. Quản lý công tác giám định đầu tư:

– Các Bộ quản lý chuyên ngành quản lý giám định hoạt động đầu tư thuộc ngành mình trên phạm vi cả nước bao gồm phần giám định toàn diện hoạt động đầu tư do Bộ trực tiếp quản lý và phần do các Bộ khác và địa phương trực tiếp quản lý.

– Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý giám định hoạt động đầu tư trên địa bàn địa phương mình bao gồm phần do địa phương trực tiếp quản lý và phần do Trung ương đầu tư trên địa bàn của địa phương.

– Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan thường trực giúp Thủ tướng Chính phủ tổng hợp công tác giám định đầu tư của các ngành và địa phương trong cả nước, giám định các dự án nhóm A và hướng dẫn nghiệp vụ về công tác giám định đầu tư.

4.2. Tổ chức công tác giám định đầu tư:

– Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm đầu mối có sự tham gia của Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ quản lý ngành và các cơ quan liên quan đến dự án (trong một số trường hợp cần thiết theo yêu cầu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư) giúp Thủ tướng Chính phủ tổ chức thực hiện giám định đầu tư các dự án đầu tư nhóm A.

– Bộ trưởng Bộ quản lý ngành quyết định việc tổ chức thực hiện giám định đầu tư các dự án đầu tư nhóm B và C và sử dụng bộ máy tổ chức thực hiện giám định đầu tư do Bộ phân công.

– Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định việc tổ chức thực hiện giám định đầu tư các dự án đầu tư nhóm B và C. Sở Kế hoạch và Đầu tư làm đầu mối với sự tham gia của các Sở Tài chính, Xây dựng, Ngân hàng và các ngành liên quan của địa phương thực hiện giám định đầu tư ở địa phương.

4.3. Giám định dự án đầu tư được thực hiện thông qua việc xem xét các quyết định đầu tư, các quyết định phê duyệt và các tài liệu liên quan đến quá trình triển khai thực hiện dự án đầu tư; phân tích, đáng giá các báo cáo của Chủ đầu tư và gửi tới cơ quan có trách nhiệm thực hiện giám định đầu tư theo quy định.

Giám định theo từng chuyên đề để thực hiện theo yêu cầu và nội dung kế hoạch được cấp có thẩm quyền giao.

a/ Đối với các dự án đầu tư nhóm A:

Chủ đầu tư có trách nhiệm gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đồng gửi các cơ quan tham gia giám định đầu tư (Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, Bộ chuyên ngành, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) các quyết định, các tài liệu liên quan đến chuẩn bị và thực hiện đầu tư, các báo cáo do chủ đầu tư lập theo quy định.

Trên cơ sở chức năng và nhiệm vụ của mình, các cơ quan tham gia giám định theo dõi, phân tích, đánh giá, kiến nghị báo cáo Thủ tướng Chính phủ và gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp ý kiến các cơ quan liên quan báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kết quả giám định.

Trong một số trường hợp xét thấy cần thiết Bộ Kế hoạch và Đầu tư có thể yêu cầu Chủ đầu tư gửi các tài liệu trên đến một số cơ quan khác để tham gia giám định đầu tư.

b/ Đối với các dự án nhóm B và C:

Hồ sơ dự án và các quyết định, các tài liệu liên quan đến quá trình chuẩn bị và thực hiện đầu tư, các báo cáo theo quy định được Chủ đầu tư gửi tới tổ chức thực hiện giám định đầu tư (đối với các Bộ), Sở Kế hoạch và Đầu tư cùng các Sở tham gia quy định tại điểm 4.2 trên (đối với địa phương) để theo dõi, phân tích, đánh giá và lập báo cáo giám định đầu tư trình cấp quyết định đầu tư xem xét.

c/ Giám định của các Bộ quản lý ngành, địa phương:

– Bộ trưởng quản lý ngành thực hiện giám định đầu tư toàn ngành trong cả nước, bao gồm:

+ Phần đầu tư do Bộ trực tiếp quản lý;

+ Phần đầu tư do các Bộ khác và địa phương trực tiếp quản lý.

Các Bộ khác và địa phương gửi các tài liệu và báo cáo giám định các dự án đầu tư cho Bộ quản lý ngành theo yêu cầu và nội dung giám định dự án đầu tư.

Trên cơ sở kết quả giám định các dự án đầu tư do Bộ trực tiếp quản lý, báo cáo giám định dự án đầu tư của các Bộ và địa phương liên quan, Bộ quản lý ngành tổng hợp, phân tích đánh giá toàn bộ hoạt động đầu tư thuộc ngành mình trong cả nước trên phương diện vĩ mô (chủ yếu là cơ cấu đầu tư theo ngành) và tình hình triển khai các dự án, lập thành báo cáo giám định trình Thủ tướng Chính phủ và gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

– Các địa phương thực hiện giám định đầu tư trên địa bàn địa phương quản lý gồm:

+ Phần đầu tư do địa phương trực tiếp quản lý;

+ Phần do Trung ương đầu tư trên địa bàn địa phương.

Các cơ quan trung ương có dự án đầu tư trên địa bàn địa phương gửi các tài liệu và báo cáo giám định các dự án đầu tư theo yêu cầu và nội dung giám định dự án đầu tư cho Uỷ ban nhân dân địa phương.

Trên cơ sở kết quả giám định các dự án đầu tư do địa phương trực tiếp quản lý và báo cáo giám định các dự án đầu tư của các cơ quan trung ương gửi, Uỷ ban nhân dân địa phương phân tích, đánh giá toàn bộ hoạt động đầu tư trên địa bàn của địa phương, lập báo cáo giám định đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ và gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

d/ Báo cáo giám định đầu tư:

– Báo cáo định kỳ bao gồm:

+ Báo cáo của Chủ đầu tư gửi cơ quan, tổ chức thực hiện giám định đầu tư;

+ Báo cáo của cơ quan, tổ chức thực hiện giám định đầu tư gửi cấp quyết định đầu tư;

+ Báo cáo của các Bộ quản lý ngành, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gửi Thủ tướng Chính phủ (đồng thời gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp).

– Thời hạn gửi báo cáo như sau:

+ Báo cáo tháng gửi vào ngày 25 hàng tháng;

+ Báo cáo quý gửi trước ngày 25 của tháng cuối quý;

+ Báo cáo 6 tháng gửi trước ngày 25 của tháng cuối của quý II;

+ Báo cáo hàng năm gửi trước ngày 25 tháng 12.

– Trong một số trường hợp cần thiết, theo yêu cầu của các cơ quan quyết định đầu tư, cơ quan hoặc tổ chức giám định đầu tư có thể yêu cầu Chủ đầu tư có báo cáo đột xuất.

Nội dung các báo cáo gồm phần biểu (theo mẫu gửi kèm theo) và phần bằng lời văn.

Báo cáo giám định đầu tư cần đáp ứng những nội dung nêu tại điểm 3 của Thông tư này, phân tích rõ nguyên nhân cụ thể, trách nhiệm của cá nhân, tập thể và kiến nghị các giải pháp giải quyết.

Căn cứ vào kiến nghị của cơ quan hoặc tổ chức thực hiện giám định đầu tư, người có thẩm quyền quyết định đầu tư có thể quyết định việc thầm định lại dự án đầu tư.

e/ Giám định chuyên đề phục vụ nhiệm vụ quản lý vĩ mô:

Căn cứ nhiệm vụ do Thủ tướng Chính phủ giao, các Bộ, địa phương tổ chức giám định để xem xét điều chỉnh cơ cấu, điều chính kế hoạch đầu tư hoặc cơ chế, chính sách đầu tư có liên quan.

4.4. Trách nhiệm và quyền hạn của các cơ quan trong giám định đầu tư:

a/ Chủ đầu tư:

– Gửi các tài liệu và báo cáo tình hình thực hiện dự án đầu tư theo yêu cầu của cơ quan hoặc tổ chức thực hiện giám định đầu tư đúng thời hạn, chuẩn xác, trung thực, đầy đủ và trịu trách nhiệm về báo cáo của mình.

– Bổ sung làm rõ những vấn đề liên quan đến nội dung giám định đầu tư do cơ quan có trách nhiệm giám định đầu tư yêu cầu.

Trong trường hợp Chủ đầu tư không gửi báo cáo theo quy định, cơ quan hoặc tổ chức thực hiện giám định đầu tư có quyền báo cáo cơ quan quyết định đầu tư xử lý. Những vấn đề phát sinh do không báo cáo Chủ đầu tư phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước người có thẩm quyền quyết định đầu tư và cơ quan quản lý trực tiếp.

b/ Các cơ quan, tổ chức thực hiện giám định đầu tư:

– Yêu cầu Chủ đầu tư gửi đầy đủ các quyết định liên quan đến chương trình hoặc dự án đầu tư, báo cáo thường kỳ và đột xuất, cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết, bổ sung và làm rõ những nội dung cần thiết cho công tác giám định;

– Theo dõi, phân tích, đánh giá và kiến nghị những biện pháp cần thiết để bảo đảm dự án đầu tư có hiệu quả;

– Lập và chịu trách nhiệm về nội dung và chất lượng của báo cáo gửi cơ quan quyết định đầu tư theo đúng thời hạn quy định.

c/ Các Bộ quản lý ngành, địa phương:

– Chỉ đạo các cơ quan, tổ chức thực hiện giám định đầu tư thực hiện giám định đầu tư theo quy định.

– Yêu cầu các cơ quan, tổ chức thực hiện giám định đầu tư làm rõ các vấn đề cần thiết trong báo cáo giám định;

– Yêu cầu các ngành khác và địa phương báo cáo về hoạt động đầu tư trong phạm vi ngành, địa phương mình phụ trách;

– Tổng hợp, phân tích, đánh giá hoạt động đầu tư của ngành và trên địa bàn địa phương, có các kiến nghị về các chính sách, chủ trương, biện pháp nhằm bảo đảm cơ cấu đầu tư và đầu tư có hiệu quả và chịu trách nhiệm toàn diện về kết quả giám định của ngành và địa phương.

Báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả giám định đầu tư và gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp tình hình trình Thủ tướng Chính phủ;

– Kiến nghị hoặc quyết định huỷ bỏ, tạm dừng, điều chỉnh quyết định đầu tư sau khi đã thầm định lại dự án đầu tư thuộc thẩm quyền được phân cấp.

d/ Bộ Kế hoạch và Đầu tư:

– Là đầu mối phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, Bộ quản lý ngành, Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan liên quan khác tổ chức giám định các dự án đầu tư nhóm A;

– Yêu cầu Các chủ đầu tư dự án nhóm A gửi đầy đủ các quyết định liên quan đến dự án đầu tư, báo cáo thường kỳ, đột xuất và giải trình những vấn đề cần thiết liên quan đến giám định đầu tư;

– Yêu cầu các Bộ quản lý ngành, địa phương, gửi các báo cáo thường kỳ, đột xuất về giám định đầu tư theo đúng thời gian quy định.

– Tổng hợp công tác giám định đầu tư từ các ngành, địa phương, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

5. Giám định đầu tư là cần thiết nhưng ở nước ta là vấn đề mới, ta chưa có kinh nghiệm và chưa có tổ chức chuyên trách thực hiện. Do vậy, trong thời gian trước mắt vừa làm vừa tổng kết rút kinh nghiệm để kịp thời bổ sung điều chỉnh.

Các Bộ ngành cần nghiên cứu đề xuất các chuyên đề cần tổ chức giám định trong từng thời kỳ trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Công tác giám định đầu tư thực hiện theo quy định tại khoản 2 nêu trên đối với tất cả các chương trình và dự án đầu tư có quyết định đầu tư từ ngày 01 tháng 01 năm 2000.

Đối với các dự án đầu tư có quyết định đầu tư trước ngày 01 tháng 01 năm 2000, việc giám định được thực hiện theo yêu cầu của người quyết định đầu tư. Giám định theo chuyên đề do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.


BIỂU 1

BÁO CÁO GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ ĐẦU TƯ CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ Đà ĐƯỢC QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ

(Chủ đầu tư báo cáo một lần)

1. Tên dự án

2. Số quyết định

3. Ngày quyết định

4. Cơ quan ra quyết định.

5. Loại dự án: (nhóm A/B/C)

6. Ngành kinh tế

7. Loại hình đầu tư: Xây mới/Mở rộng/Cải tạo/Điều chỉnh

8. Chủ đầu tư

9. Hình thức đầu tư: Doanh nghiệp Nhà nước/Cổ phần/TNHH/Liên doanh

10.Cơ quan Nhà nước quản lý chủ đầu tư.

11. Hình thức thực hiện dự án (đấu thầu, chỉ định thầu…)

12. Địa điểm xây dựng công trình và diện tích đất sử dụng

13. Mục tiêu phạm vi hoạt động:

+ ……………………………………..

+ ……………………………………..

14. Năng lực thiết kế

15. Hạng mục công trình:

Tên công việc hạng mục đầu tư

Quy mô

Chi phí

Đơn vị tính

Khối lượng

Giá trị

Đơn vị tính109đồng/106 USD

+……………………….

+……………………….

………..

………..

……………….

……………….

………..

………..

…………………………………….

…………………………………….

16. Công nghệ: Mới/cũ

17. Thiết bị: Nhập khẩu/trong nước

18. Tổng mức đầu tư (ghi theo thông tư hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về nội dung tổng mức đầu tư)

19. Các nguồn vốn đầu tư của dự án:

Nguồn vốn từ

Nguồn vay

(nếu có)

Nội tệ

(tỷ đồng)

Ngoại tệ

(106 USD)

Lãi suất vay %/năm

Điều kiện và phương thức vay trả

Thời gian ân hạn

Thời gian hoàn trả

+ Ngân sách

+ Vốn tự có

+ ODA

+ Vay Ngân hàng

+ Khác

………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………

……………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………

………………………………………………………..

20. Các chỉ tiêu kinh tế tài chính

– Tổng doanh thu (theo năm SX ổn định)

– Doanh thu thuần (theo năm SX ổn định)

– Giá trị hiện tại thuần (NPV) theo tỷ suất chiết khấu: x%

– Tỷ suất thu hồi nội bộ (IRR)

– Thời gian hoàn vốn giản đơn

– Thời gian hoàn vốn có chiết khấu

21. Các mốc chính tiến độ đầu tư

Ngày….. tháng… năm…

(Ký tên đóng dấu)


BIỂU 2

BÁO CÁO TÌNH HÌNH DUYỆT TỔNG MỨC DỰ TOÁN HOẶC
CÁC DỰ TOÁN HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH VÀ ĐẤU THẦU
CỦA CÁC CÔNG TRÌNH XDCB Đà ĐƯỢC DUYỆT

(Chủ đầu tư báo cáo một lần)

1. Tên dự án

2. Tên dự toán được duyệt

3. Số quyết định phê duyệt tổng dự toán (hoặc dự toán hạng mục công trình)

4. Ngày quyết định.

5. Cơ quan thầm định thiết kế tổng dự toán

6. Cơ quan ra quyết định

7. Địa điểm xây dựng công trình

8. Tổng dự toán:

Các công việc, hạng mục đầu tư

Tên công việc, hạng mục đầu tư

Quy mô

Chi phí

Thời gian khởi công và hoànthành

Đơn vị tính

Khối lượng

Giá trị

Đơn vị tính tỷ đồng/ 106 USD

+…………………………..+…………………………..

……………………….

………………………………….

……………………..

…………………………………………

…………………………………………

9. Kế hoạch đấu thầu của dự án

– Phân chia dự án thành bao nhiêu gói thầu

– Khối lượng, giá và nguồn tài chính của từng gói thầu

– Hình thức lựa chọn nhà thầu và phương thức đấu thầu áp dụng đối với từng gói thầu.

– Thời gian tổ chức đấu thầu cho từng gói thầu

– Thời gian thực hiện hợp đồng

10. Kết quả đấu thầu và duyệt thầu

Ngày….. tháng…. năm…..

(Ký tên đóng dấu)

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Thông tư 01/2000/TT-BKH của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn về giám định đầu tư”