CÔNG VĂN
CỦA TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO SỐ 98/KHXX
NGÀY 21 THÁNG 8 NĂM 1997 VỀ VIỆC HƯỚNG DẪN
ÁP DỤNG PHÁP LUẬT
Kính gửi: Toà án nhân dân tỉnh Quảng Trị
Sau khi nghiên cứu Công văn ngày 28-05-1997 (không đề số) của Toà án nhân dân tỉnh Quảng Trị đề nghị hướng dẫn áp dụng pháp luật về việc xử lý các khoản tiền, tài sản do bị cáo chiếm đoạt, nhưng chưa tìm được chủ sở hữu của các tài sản đó trong khi xét xử, Toà án nhân dân tối cao có ý kiến như sau:
Theo quy định tại khoản 2 Điều 33 Bộ luật hình sự về tịch thu vật và tiền bạc trực tiếp liên quan đến tội phạm thì “đối với những vật, tiền bạc thuộc sở hữu xã hội chủ nghiã hoặc thuộc tài sản của người khác bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép thì không tịch thu mà trả lại cho người sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp”. Mặt khác, theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 58 Bộ luật tố tụng hình sự về xử lý vật chứng thì: “vật chứng là những vật, tiền bạc thuộc sở hữu xã hội chủ nghiã hoặc thuộc sở hữu của người khác bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc dùng làm công cụ phạm tội thì trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp; trong trường hợp không xác định được chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp thì sung công quỹ Nhà nước”.
Như vậy, các khoản tiền, tài sản do bị cáo chiếm đoạt, nhưng chưa tìm được chủ sở hữu mà quý Toà nêu trong công văn trên thì Hội đồng xét xử phải căn cứ vào hồ sơ vụ án và việc xét xử tại phiên toà để xem đã xác định được ai là chủ sở hữu các khoản tiền, tài sản đó hay chưa. Trong trường hợp đã xác định được chủ sở hữu của những tài sản đó, thì Hội đồng xét xử quyết định trả lại cho chủ sở hữu. Trong trường hợp không xác định được ai là chủ sở hữu của những tài sản đó, thì Hội đồng xét xử quyết định sung công quỹ Nhà nước. Việc trả lại tài sản cho chủ sở hữu hay quyết định sung công quỹ Nhà nước đều phải được nhận định và quyết định trong bản án, quyết định. Thời điểm xác lập quyền Sở hữu đối với các khoản tiền, tài sản này là ngày bản án, quyết định của Toà án có hiệu lực pháp luật.
CÔNG VĂN
CỦA TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO SỐ 98/KHXX
NGÀY 21 THÁNG 8 NĂM 1997 VỀ VIỆC HƯỚNG DẪN
ÁP DỤNG PHÁP LUẬT
Kính gửi: Toà án nhân dân tỉnh Quảng Trị
Sau khi nghiên cứu Công văn ngày 28-05-1997 (không đề số) của Toà án nhân dân tỉnh Quảng Trị đề nghị hướng dẫn áp dụng pháp luật về việc xử lý các khoản tiền, tài sản do bị cáo chiếm đoạt, nhưng chưa tìm được chủ sở hữu của các tài sản đó trong khi xét xử, Toà án nhân dân tối cao có ý kiến như sau:
Theo quy định tại khoản 2 Điều 33 Bộ luật hình sự về tịch thu vật và tiền bạc trực tiếp liên quan đến tội phạm thì “đối với những vật, tiền bạc thuộc sở hữu xã hội chủ nghiã hoặc thuộc tài sản của người khác bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép thì không tịch thu mà trả lại cho người sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp”. Mặt khác, theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 58 Bộ luật tố tụng hình sự về xử lý vật chứng thì: “vật chứng là những vật, tiền bạc thuộc sở hữu xã hội chủ nghiã hoặc thuộc sở hữu của người khác bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc dùng làm công cụ phạm tội thì trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp; trong trường hợp không xác định được chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp thì sung công quỹ Nhà nước”.
Như vậy, các khoản tiền, tài sản do bị cáo chiếm đoạt, nhưng chưa tìm được chủ sở hữu mà quý Toà nêu trong công văn trên thì Hội đồng xét xử phải căn cứ vào hồ sơ vụ án và việc xét xử tại phiên toà để xem đã xác định được ai là chủ sở hữu các khoản tiền, tài sản đó hay chưa. Trong trường hợp đã xác định được chủ sở hữu của những tài sản đó, thì Hội đồng xét xử quyết định trả lại cho chủ sở hữu. Trong trường hợp không xác định được ai là chủ sở hữu của những tài sản đó, thì Hội đồng xét xử quyết định sung công quỹ Nhà nước. Việc trả lại tài sản cho chủ sở hữu hay quyết định sung công quỹ Nhà nước đều phải được nhận định và quyết định trong bản án, quyết định. Thời điểm xác lập quyền Sở hữu đối với các khoản tiền, tài sản này là ngày bản án, quyết định của Toà án có hiệu lực pháp luật.
Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào
đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.
Reviews
There are no reviews yet.