Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Chỉ thị về việc thực hiện Quy chế ghi nhãn hàng hoá ban hành kèm theo Quyết định số 178/1999/QĐ-TTg ngày 30 tháng 8 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ

CHỈ THỊ

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 28/2000/CT-TTG
NGÀY 27 THÁNG 12 NĂM 2000 VỀ VIỆC THỰC HIỆN
QUY CHẾ GHI NHàN HÀNG HÓA BAN HÀNH KÈM THEO
QUYẾT ĐỊNH SỐ 178/1999/QĐ-TTG NGÀY 30 THÁNG 8 NĂM 1999
CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Trong thời gian qua, nhiều Bộ, ngành đã chỉ đạo tốt việc hướng dẫn ghi nhãn hàng hóa theo Quy chế ghi nhãn hàng hóa được ban hành kèm theo Quyết định số 178/1999/QĐ-TTg ngày 30 tháng 8 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ, bước đầu đã bảo đảm cho người tiêu dùng có được những thông tin cần thiết về hàng hóa lưu thông trên thị trường, góp phần tạo cơ sở cho công tác chống hàng giả, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng và bảo vệ lợi ích chính đáng của người sản xuất và người tiêu dùng.

Tuy nhiên, ở một số Bộ, ngành, việc hướng dẫn và kiểm tra thực hiện Quy chế này còn chậm, thiếu cụ thể, có điểm còn chưa phù hợp với những quy định của Quy chế ghi nhãn hàng hóa đã được ban hành.

Để thực hiện tốt, khẩn trương và kịp thời Quy chế ghi nhãn hàng hóa ban hành kèm theo Quyết định số 178/1999/QĐ-TTg ngày 30 tháng 8 năm 1999 và Quyết định số 95/2000/QĐ-TTg ngày 15 tháng 8 năm 2000, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị:

1. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi trách nhiệm của mình, cần khẩn trương rà soát để bổ sung và hoàn chỉnh các văn bản hướng dẫn chi tiết việc ghi nhãn hàng hóa riêng biệt, đặc thù, phù hợp với Quy chế ghi nhãn hàng hóa.

2. Các Bộ, ngành liên quan, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp với Bộ Thương mại khẩn trương thực hiện các biện pháp cần thiết để triển khai, phổ biến, hướng dẫn Quy chế ghi nhãn hàng hóa đến các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành, các Sở, Ban, ngành, địa phương, các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong cả nước.

3. Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2001, nghiêm cấm cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh in ấn, nhập khẩu nhãn hàng hóa không phù hợp với Quy chế ghi nhãn hàng hóa đã được ban hành theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Các cơ quan chức năng quản lý nhà nước phải tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện ghi nhãn hàng hóa lưu thông trên thị trường và xử lý các trường hợp vi phạm theo đúng các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành.

4. Đối với số hàng hóa có nhãn cũ đã được in ấn trước ngày 01 tháng 01 năm 2001 hiện còn tồn đọng, các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh có trách nhiệm khai báo và phải được các cơ quan quản lý ngành ở Trung ương và địa phương, kiểm tra, xác nhận mới được tiếp tục lưu thông nhưng phải dán bổ sung nhãn phụ bằng tiếng Việt với những nội dung thông tin mà nhãn hàng hóa cũ còn thiếu so với quy định của Quy chế ghi nhãn hàng hóa.

5. Đối với loại hàng hóa là thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm, hóa chất có ghi hạn sử dụng từ trước ngày 01 tháng 3 năm 2000 và được đóng gói trong các loại bao bì thương phẩm chắc chắn bằng các vật liệu như kim loại, thủy tinh, sành, sứ và có nhãn hàng hóa cũ được in trực tiếp lên hàng hóa hoặc bao bì thương phẩm mà không thể thay đổi bằng bao bì có nhãn mới, nếu còn hạn sử dụng thì được phép lưu thông đến thời điểm hết hạn sử dụng, nhưng phải bổ sung những nội dung thông tin mà trên nhãn hàng hóa cũ còn ghi thiếu.

6. Đối với hàng hóa sản xuất tại Việt Nam để xuất khẩu mà khách hàng nước ngoài có yêu cầu ghi nhãn hàng hóa riêng, trước mắt giao cho cơ quan hải quan giải quyết cho thông quan nhưng hàng hóa phải được bổ sung nội dung : “sản phẩm chế tạo tại Việt Nam” hoặc “sản phẩm của Việt Nam”; các nội dung khác được phép ghi theo yêu cầu ghi nhãn của khách hàng nhập khẩu.

7. Bộ Thương mại có trách nhiệm theo dõi việc thực hiện Quy chế ghi nhãn hàng hóa trong cả nước; tổng hợp tình hình, báo cáo Thủ tướng Chính phủ bổ sung, điều chỉnh các quy định hiện hành để phù hợp và đáp ứng được yêu cầu sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Chỉ thị này.

Thuộc tính văn bản
Chỉ thị về việc thực hiện Quy chế ghi nhãn hàng hoá ban hành kèm theo Quyết định số 178/1999/QĐ-TTg ngày 30 tháng 8 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ Số công báo: Đang cập nhật
Số hiệu: 28/2000/CT-TTg Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Chỉ thị Người ký: Phan Văn Khải
Ngày ban hành: 27/12/2000 Ngày hết hiệu lực: Đã biết
Áp dụng: Đang cập nhật Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực:
Tóm tắt văn bản
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

CHỈ THỊ

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 28/2000/CT-TTG
NGÀY 27 THÁNG 12 NĂM 2000 VỀ VIỆC THỰC HIỆN
QUY CHẾ GHI NHàN HÀNG HÓA BAN HÀNH KÈM THEO
QUYẾT ĐỊNH SỐ 178/1999/QĐ-TTG NGÀY 30 THÁNG 8 NĂM 1999
CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Trong thời gian qua, nhiều Bộ, ngành đã chỉ đạo tốt việc hướng dẫn ghi nhãn hàng hóa theo Quy chế ghi nhãn hàng hóa được ban hành kèm theo Quyết định số 178/1999/QĐ-TTg ngày 30 tháng 8 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ, bước đầu đã bảo đảm cho người tiêu dùng có được những thông tin cần thiết về hàng hóa lưu thông trên thị trường, góp phần tạo cơ sở cho công tác chống hàng giả, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng và bảo vệ lợi ích chính đáng của người sản xuất và người tiêu dùng.

Tuy nhiên, ở một số Bộ, ngành, việc hướng dẫn và kiểm tra thực hiện Quy chế này còn chậm, thiếu cụ thể, có điểm còn chưa phù hợp với những quy định của Quy chế ghi nhãn hàng hóa đã được ban hành.

Để thực hiện tốt, khẩn trương và kịp thời Quy chế ghi nhãn hàng hóa ban hành kèm theo Quyết định số 178/1999/QĐ-TTg ngày 30 tháng 8 năm 1999 và Quyết định số 95/2000/QĐ-TTg ngày 15 tháng 8 năm 2000, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị:

1. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi trách nhiệm của mình, cần khẩn trương rà soát để bổ sung và hoàn chỉnh các văn bản hướng dẫn chi tiết việc ghi nhãn hàng hóa riêng biệt, đặc thù, phù hợp với Quy chế ghi nhãn hàng hóa.

2. Các Bộ, ngành liên quan, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp với Bộ Thương mại khẩn trương thực hiện các biện pháp cần thiết để triển khai, phổ biến, hướng dẫn Quy chế ghi nhãn hàng hóa đến các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành, các Sở, Ban, ngành, địa phương, các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong cả nước.

3. Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2001, nghiêm cấm cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh in ấn, nhập khẩu nhãn hàng hóa không phù hợp với Quy chế ghi nhãn hàng hóa đã được ban hành theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Các cơ quan chức năng quản lý nhà nước phải tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện ghi nhãn hàng hóa lưu thông trên thị trường và xử lý các trường hợp vi phạm theo đúng các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành.

4. Đối với số hàng hóa có nhãn cũ đã được in ấn trước ngày 01 tháng 01 năm 2001 hiện còn tồn đọng, các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh có trách nhiệm khai báo và phải được các cơ quan quản lý ngành ở Trung ương và địa phương, kiểm tra, xác nhận mới được tiếp tục lưu thông nhưng phải dán bổ sung nhãn phụ bằng tiếng Việt với những nội dung thông tin mà nhãn hàng hóa cũ còn thiếu so với quy định của Quy chế ghi nhãn hàng hóa.

5. Đối với loại hàng hóa là thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm, hóa chất có ghi hạn sử dụng từ trước ngày 01 tháng 3 năm 2000 và được đóng gói trong các loại bao bì thương phẩm chắc chắn bằng các vật liệu như kim loại, thủy tinh, sành, sứ và có nhãn hàng hóa cũ được in trực tiếp lên hàng hóa hoặc bao bì thương phẩm mà không thể thay đổi bằng bao bì có nhãn mới, nếu còn hạn sử dụng thì được phép lưu thông đến thời điểm hết hạn sử dụng, nhưng phải bổ sung những nội dung thông tin mà trên nhãn hàng hóa cũ còn ghi thiếu.

6. Đối với hàng hóa sản xuất tại Việt Nam để xuất khẩu mà khách hàng nước ngoài có yêu cầu ghi nhãn hàng hóa riêng, trước mắt giao cho cơ quan hải quan giải quyết cho thông quan nhưng hàng hóa phải được bổ sung nội dung : “sản phẩm chế tạo tại Việt Nam” hoặc “sản phẩm của Việt Nam”; các nội dung khác được phép ghi theo yêu cầu ghi nhãn của khách hàng nhập khẩu.

7. Bộ Thương mại có trách nhiệm theo dõi việc thực hiện Quy chế ghi nhãn hàng hóa trong cả nước; tổng hợp tình hình, báo cáo Thủ tướng Chính phủ bổ sung, điều chỉnh các quy định hiện hành để phù hợp và đáp ứng được yêu cầu sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Chỉ thị này.

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Chỉ thị về việc thực hiện Quy chế ghi nhãn hàng hoá ban hành kèm theo Quyết định số 178/1999/QĐ-TTg ngày 30 tháng 8 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ”