Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Thông tư liên tịch 03/2000/TTLT-TANDTC-VKSNDTC của Toà án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao về việc hướng dẫn thi hành các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự khi bị cáo đã chết trong giai đoạn xét xử phúc thẩm

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

CỦA TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO, VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN
TỐI CAO SỐ 03/2000/TTLT-TANDTC-VKSNDTC
NGÀY 25 THÁNG 12 NĂM 2000 HƯỚNG DẪN THI HÀNH
CÁC QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ KHI BỊ CÁO
Đà CHẾT TRONG GIAI ĐOẠN XÉT XỬ PHÚC THẨM

Trong giai đoạn xét xử phúc thẩm, khi bị cáo có kháng cáo hoặc bị kháng cáo, kháng nghị đã chết, thì việc giải quyết vụ án trong thời gian qua không được thống nhất. Để thi hành đúng và thống nhất các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, khi bị cáo đã chết trong giai đoạn xét xử phúc thẩm, Toà án nhân dân tối cao và Viện Kiểm sát nhân dân tối cao thống nhất hướng dẫn một số điểm sau đây:


I. VỀ THỦ TỤC TỐ TỤNG

Trong giai đoạn xét xử phúc thẩm, nếu bị cáo có kháng cáo hoặc bị kháng cáo, kháng nghị đã chết, thì theo quy định tại các Điều 220 và 223 Chương XXIII “Xét xử phúc thẩm” của Bộ luật tố tụng hình sự, Toà án cấp phúc thẩm vẫn phải mở phiên toà phúc thẩm xét xử vụ án. Thành phần Hội đồng xét xử phúc thẩm phải theo đúng quy định tại Điều 216 và những người tham gia phiên toà phúc thẩm (trừ bị cáo đã chết) phải theo đúng quy định tại Điều 217 Bộ luật tố tụng hình sự. Kết thúc việc xét xử, Toà án cấp phúc thẩm phải ra bản án phúc thẩm.

II. VỀ NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CỦA VIỆN KIỂM SÁT
KHI TRANH LUẬN VÀ NỘI DUNG QUYẾT ĐỊNH
TRONG BẢN ÁN PHÚC THẨM

Để nội dung đề nghị của Viện Kiểm sát khi tranh luận và nội dung quyết định trong bản án phúc thẩm được đúng với các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự cần phân biệt như sau:

1. Nội dung đề nghị của Viện Kiểm sát khi tranh luận và nội dung quyết định trong bản án phúc thẩm liên quan đến trách nhiệm hình sự đối với bị cáo đã chết trong giai đoạn xét xử phúc thẩm.

a. Trong trường hợp Toà án cấp sơ thẩm tuyên bố bị cáo không phạm tội, nhưng bản án sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị theo hướng bị cáo có phạm tội, thì cần phân biệt như sau:

a.1. Tại phiên toà phúc thẩm, nếu xét thấy kháng cáo, kháng nghị là không có căn cứ và việc Toà án cấp sơ thẩm tuyên bố bị cáo không phạm tội là đúng, mặc dù bị cáo đã chết trong giai đoạn xét xử phúc thẩm, thì Viện Kiểm sát đề nghị và Toà án cấp phúc thẩm áp dụng điểm 1 Điều 220 Bộ luật tố tụng hình sự bác kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên quyết định của bản án sơ thẩm, tuyên bố bị cáokhông phạm tội.

a.2. Tại phiên toà phúc thẩm, nếu xét thấy kháng cáo, kháng nghị là có căn cứ và việc Toà án cấp sơ thẩm tuyên bố bị cáo không phạm tội là không đúng, nhưng vì bị cáo đã chết trong giai đoạn xét xử phúc thẩm, thì Viện Kiểm sát đề nghị và Toà án cấp phúc thẩm áp dụng điểm 4 Điều 220, điểm 7 Điều 89 và Điều 223 Bộ luật tố tụng hình sự huỷ quyết định của bản án sơ thẩm về phần tuyên bố bị cáo không phạm tội và đình chỉ vụ án về phần hình sự đối với bị cáo đã chết.

b. Trong trường hợp Toà án cấp sơ thẩm tuyên bố bị cáo phạm tội, nhưng bản án sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị, thì cần phân biệt như sau:

b.1. Tại phiên toà phúc thẩm, nếu xét thấy việc Toà án cấp sơ thẩm tuyên bố bị cáo phạm tội là không đúng, mặc dù bị cáo đã chết trong giai đoạn xét xử phúc thẩm áp dụng điểm 4 Điều 220, điểm 2 Điều 89 và Điều 223 Bộ luật tố tụng hình sự huỷ quyết định của bản án sơ thẩm, tuyên bố bị cáo không phạm tội và đình chỉ vụ án về phần hình sự đối với bị cáo đã chết.

b.2. Tại phiên toà phúc thẩm, nếu xét thấy việc Toà án cấp sơ thẩm tuyên bố bị cáo phạm tội là đúng, nhưng do bị cáo đã chết trong giai đoạn xét xử phúc thẩm, thì Viện Kiểm sát đề nghị và Toà án cấp phúc thẩm áp dụng điểm 4 Điều 220, điểm 7 Điều 89 và Điều 223 Bộ luật tố tụng hình sự huỷ quyết định của bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án về hình sự đối với bị cáo đã chết.

c. Trong trường hợp Toà án cấp phúc thẩm huỷ quyết định của bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án về phần hình sự đối với bị cáo đã chết, thì quyết định của bản án sơ thẩm bị huỷ bao gồm:

– Quyết định về hình phạt chính và hình phạt bổ sung;

– Quyết định về kê biên tài sản để bảo đảm thi hành hình phạt tiền, hình phạt tịch thu tài sản;

– Quyết định về án phí hình sự sơ thẩm.

2. Nội dung đề nghị của Viện Kiểm sát khi tranh luận và nội dung quyết định trong bản án phúc thẩm liên quan đến các biện pháp tư pháp, kê biên tài sản đối với bị cáo đã chết trong giai đoạn xét xử phúc thẩm.

a. Quyết định liên quan đến việc tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm:

a.1. Nếu do tuyên bố bị cáo phạm tội mà Toà án cấp sơ thẩm quyết định tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm, nhưng tại phiên toà phúc thẩm xét thấy quyết định của bản án sơ thẩm về tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm đối với bị cáo đã chết trong giai đoạn xét xử phúc thẩm là không đúng, thì Viện Kiểm sát đề nghị và Toà án cấp phúc thẩm huỷ quyết định này của bản án sơ thẩm về tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm, trừ quyết định về tịch thu vật thuộc loại Nhà nước cấm lưu hành, vật không có giá trị hoặc không sử dụng được.

a.2. Nếu do tuyên bố bị cáo phạm tội mà Toà án cấp sơ thẩm quyết định tịch thu, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm và tại phiên toà phúc thẩm xét thấy quyết định của bản án sơ thẩm về tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm đối với bị cáo đã chết trong giai đoạn xét xử phúc thẩm là đúng, thì Viện Kiểm sát đề nghị và Toà án cấp phúc thẩm giữ nguyên quyết định này của bản án sơ thẩm về tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm.

b. Quyết định liên quan đến trả lại tài sản, bồi thường thiệt hại.

b.1. Tại phiên toà phúc thẩm, nếu xét thấy bị cáo không phạm tội; do đó, xét thấy quyết định của bản án sơ thẩm về trả lại tài sản, bồi thường thiệt hại đối với bị cáo đã chết trong giai đoạn xét xử phúc thẩm là không đúng (vì bị cáo không có trách nhiệm phải trả lại tài sản hoặc bồi thường thiệt hại), thì Viện Kiểm sát đề nghị và Toà án cấp phúc thẩm huỷ quyết định này của bản án sơ thẩm về trả lại tài sản, bồi thường thiệt hại.

Ví dụ 1: A bị Toà án cấp sơ thẩm xử phạt 3 tháng tù về tội “cố ý gây thương tích do vượt quá giới hạn về phòng vệ chính đáng” và buộc A phải bồi thường cho B (người bị gây thương tích) số tiền 5 triệu đồng do sức khoẻ bị xâm phạm. A kháng cáo kêu oan nhưng đã chết trong giai đoạn xét xử phúc thẩm. Tại phiên toà phúc thẩm, nếu xét thấy A gây thương tích cho B là thuộc trường hợp phòng vệ chính đáng, thì ngoài việc áp dụng điểm 4 Điều 220, điểm 2 Điều 89 và Điều 223 Bộ luật tố tụng hình sự huỷ quyết định của bản án sơ thẩm, tuyên bố A không phạm tội “cố ý gây thương tích do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng” và đình chỉ vụ án về phần hình sự đối với A, Viện Kiểm sát đề nghị Toà án cấp phúc thẩm huỷ quyết định của bản án sơ thẩm về phần bồi thường thiệt hại này.

Ví dụ 2: X bị Toà án cấp sơ thẩm xử phạt 6 tháng tù về tội “trộm cắp tài sản” và buộc X phải trả cho Y (người có tài sản bị chiếm đoạt) giá trị tài sản bị chiếm đoạt là 3 triệu đồng. X kháng cáo kêu oan, nhưng đã chết trong giai đoạn xét xử phúc thẩm. Tại phiên toà phúc thẩm, nếu xét thấy không có căn cứ để kết án X phạm tội trộm cắp tài sản (của Y), thì ngoài việc áp dụng điểm 4 Điều 220, điểm 2 Điều 89, và Điều 223 Bộ luật tố tụng hình sự huỷ quyết định của bản án sơ thẩm, tuyên bốX không phạm tội “trộm cắp tài sản” và đình chỉ vụ án về phần hình sự đối với X, Viện kiểm sát đề nghị và Toà án cấp phúc thẩm huỷ quyết định của bản án sơ thẩm về phần trả lại giá trị tài sản này.

b.2. Tại phiên toà phúc thẩm, nếu xét thấy bị cáo không phạm tội, nhưng xét thấy quyết định của bản án sơ thẩm về trả lại tài sản, bồi thường thiệt hại đối với bị cáo đã chết trong giai đoạn xét xử phúc thẩm là đúng và không bị kháng cáo, kháng nghị thì Toà án cấp phúc thẩm không xét quyết định này của bản án sơ thẩm về việc trả lại tài sản, bồi thường thiệt hại, có nghĩa là quyết định này của bản án sơ thẩm đã có hiệu lực thi hành; nếu quyết định này của bản án sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị, thì Viện Kiểm sát đề nghị và Toà án cấp phúc thẩm áp dụng điểm 4 Điều 69 và điểm a khoản 1 Điều 45 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự ra quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án về phần trả lại tài sản, bồi thường thiệt hại này, đồng thời uỷ thác cho Toà án cấp sơ thẩm xác minh xem có người thừa kế tham gia tố tụng hay không. Nếu kết quả xác minh cho thấy có người thừa kế tham gia tố tụng, thì Toà án cấp phúc thẩm tiến hành xét xử phúc thẩm (vì lý do của việc tạm đình chỉ không còn nữa) về phần trả lại tài sản, bồi thường thiệt hại. Nếu kết quả xác minh cho thấy không có người thừa kế tham gia tố tụng, thì Toà án cấp phúc thẩm áp dụng điểm 4 Điều 69 và điểm 1 Điều 46 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án về phần trảlại tài sản, bồi thường thiệt hại này.

Ví dụ: C bị Toà án cấp sơ thẩm xử phạt 6 tháng tù về tội “huỷ hoại tài sản” và buộc C phải bồi thường cho D (người có tài sản bị huỷ hoại) số tiền 400 ngàn đồng. Viện Kiểm sát nhân dân kháng nghị theo hướng C không có tội mà không kháng nghị đối với quyết định về bồi thường thiệt hại. C đã bị chết trong giai đoạn xét xử phúc thẩm. Tại phiên toà phúc thẩm, nếu xét thấy C có hành vi huỷ hoại tài sản của D với giá trị tài sản là 400 ngàn đồng, nhưng không gây hậu quả nghiêm trọng và C cũng chưa bị xử phạt hành chính về hành vi này, chưa bị kết án về tội này, có nghĩa là C không phạm tội “huỷ hoại tài sản” nhưng quyết định của bản án sơ thẩm về bồi thường thiệt hại là đúng và không bị kháng nghị, thì Toà án cấp phúc thẩm áp dụng điểm 4 Điều 220, điểm 2 Điều 89 và Điều 223 Bộ luật tố tụng hình sự huỷ quyết định của bản án sơ thẩm, tuyên bố C không phạm tội “huỷ hoại tài sản” và đình chỉ vụ án về phần hình sự đối với C mà không xét quyết định này của bản án sơ thẩm về phần bồi thường thiệt hại, có nghĩa là quyết định này của bản án sơ thẩm đã có hiệu lực thi hành; nếu quyết định này của bản án sơ thẩm về bồi thường thiệt hại bị kháng cáo, kháng nghị (cho rằng giá trị tài sản bịhuỷ hoại không phải 400 ngàn đồng mà thấp hơn), nhưng vì lý do C đã chết mà chưa có người thừa kế tham gia tố tụng, thì ngoài việc quyết định về phần hình sự như hướng dẫn trên đây, Viện Kiểm sát đề nghị và Toà án cấp phúc thẩm áp dụng điểm 4 Điều 69, điểm a khoản 1 Điều 45 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án về phần bồi thường thiệt hại này, đồng thời uỷ thác cho Toà án cấp sơ thẩm xác minh có người thừa kế tham gia tố tụng hay không. Nếu kết quả xác minh cho thấy có người thừa kế tham gia tố tụng, thì Toà án cấp phúc thẩm tiến hành xét xử phúc thẩm (vì lý do của việc tạm đình chỉ không còn nữa) về phần bồi thường thiệt hại này. Nếu kết quả xác minh cho thấy không có người thừa kế tham gia tố tụng, thì Toà án cấp phúc thẩm áp dụng điểm 4 Điều 69 và điểm 1 Điều 46 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án về phần bồi thường thiệt hại này.

b.3. Tại phiên Toà phúc thẩm, nếu xét thấy việc Toà án cấp sơ thẩm tuyên bố bị cáo phạm tội là đúng và quyết định của bản án sơ thẩm về trả lại tài sản, bồi thường thiệt hại đối với bị cáo đã chết trong giai đoạn xét xử phúc thẩm là đúng và không bị kháng cáo, kháng nghị, thì Toà án cấp phúc thẩm không xét quyết định này của bản án sơ thẩm về trả lại tài sản, bồi thường thiệt hại, có nghĩa là quyết định này của bản án sơ thẩm đã có hiệu lực thi hành; nếu quyết định này của bản án sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị, thì việc giải quyết vụ án về phần trả lại tài sản, bồi thường thiệt hại được tiến hành như hướng dẫn tại điểm b2 Mục 2 Thông tư này.

c. Quyết định liên quan đến kê biên tài sản để bảo đảm thi hành việc bồi thường thiệt hại.

c.1. Trong trường hợp quyết định của bản án sơ thẩm về bồi thường thiệt hại đối với bị cáo đã chết trong giai đoạn xét xử phúc thẩm bị Toà án cấp phúc thẩm tuyên huỷ, thì quyết định của bản án sơ thẩm về kê biên tài sản để bảo đảm thi hành quyết định về bồi thường thiệt hại này đương nhiên bị huỷ bỏ.

c.2. Trong trường hợp quyết định của bản án sơ thẩm về bồi thường thiệt hại đối với bị cáo đã chết trong giai đoạn xét xử phúc thẩm mà Toà án cấp phúc thẩm không xét hoặc trong trường hợp Toà án cấp phúc thẩm quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án về phần trả lại tài sản, bồi thường thiệt hại, thì quyết định của bản án sơ thẩm về kê biên tài sản để bảo đảm thi hành việc trả lại tài sản, bồi thường thiệt hại vẫn có hiệu lực thi hành; nếu xét thấy việc kê biên tài sản này là không cần thiết nữa, thì Toà án cấp phúc thẩm quyết định huỷ quyết định của bản án sơ thẩm về kê biên tài sản này.

III. VỀ HIỆU LỰC THI HÀNH CỦA THÔNG TƯ

Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 10 tháng 1 năm 2001 và thay thế các văn bản trước đây của Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự khi bị cáo đã chết trong giai đoạn xét xử phúc thẩm.

Trong quá trình thực hiện, nếu có gì vướng mắc cần được giải thích hoặc hướng dẫn bổ sung, thì đề nghị phản ánh cho Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao để có sự giải thích hoặc hướng dẫn bổ sung kịp thời.

Thuộc tính văn bản
Thông tư liên tịch 03/2000/TTLT-TANDTC-VKSNDTC của Toà án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao về việc hướng dẫn thi hành các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự khi bị cáo đã chết trong giai đoạn xét xử phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Toà án nhân dân tối cao; Viện kiểm sát nhân dân tối cao Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 03/2000/TTLT-TANDTC-VKSNDTC Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Thông tư liên tịch Người ký: Trần Thu; Trịnh Hồng Dương
Ngày ban hành: 25/12/2000 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Tư pháp-Hộ tịch
Tóm tắt văn bản
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

CỦA TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO, VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN
TỐI CAO SỐ 03/2000/TTLT-TANDTC-VKSNDTC
NGÀY 25 THÁNG 12 NĂM 2000 HƯỚNG DẪN THI HÀNH
CÁC QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ KHI BỊ CÁO
Đà CHẾT TRONG GIAI ĐOẠN XÉT XỬ PHÚC THẨM

Trong giai đoạn xét xử phúc thẩm, khi bị cáo có kháng cáo hoặc bị kháng cáo, kháng nghị đã chết, thì việc giải quyết vụ án trong thời gian qua không được thống nhất. Để thi hành đúng và thống nhất các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, khi bị cáo đã chết trong giai đoạn xét xử phúc thẩm, Toà án nhân dân tối cao và Viện Kiểm sát nhân dân tối cao thống nhất hướng dẫn một số điểm sau đây:


I. VỀ THỦ TỤC TỐ TỤNG

Trong giai đoạn xét xử phúc thẩm, nếu bị cáo có kháng cáo hoặc bị kháng cáo, kháng nghị đã chết, thì theo quy định tại các Điều 220 và 223 Chương XXIII “Xét xử phúc thẩm” của Bộ luật tố tụng hình sự, Toà án cấp phúc thẩm vẫn phải mở phiên toà phúc thẩm xét xử vụ án. Thành phần Hội đồng xét xử phúc thẩm phải theo đúng quy định tại Điều 216 và những người tham gia phiên toà phúc thẩm (trừ bị cáo đã chết) phải theo đúng quy định tại Điều 217 Bộ luật tố tụng hình sự. Kết thúc việc xét xử, Toà án cấp phúc thẩm phải ra bản án phúc thẩm.

II. VỀ NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CỦA VIỆN KIỂM SÁT
KHI TRANH LUẬN VÀ NỘI DUNG QUYẾT ĐỊNH
TRONG BẢN ÁN PHÚC THẨM

Để nội dung đề nghị của Viện Kiểm sát khi tranh luận và nội dung quyết định trong bản án phúc thẩm được đúng với các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự cần phân biệt như sau:

1. Nội dung đề nghị của Viện Kiểm sát khi tranh luận và nội dung quyết định trong bản án phúc thẩm liên quan đến trách nhiệm hình sự đối với bị cáo đã chết trong giai đoạn xét xử phúc thẩm.

a. Trong trường hợp Toà án cấp sơ thẩm tuyên bố bị cáo không phạm tội, nhưng bản án sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị theo hướng bị cáo có phạm tội, thì cần phân biệt như sau:

a.1. Tại phiên toà phúc thẩm, nếu xét thấy kháng cáo, kháng nghị là không có căn cứ và việc Toà án cấp sơ thẩm tuyên bố bị cáo không phạm tội là đúng, mặc dù bị cáo đã chết trong giai đoạn xét xử phúc thẩm, thì Viện Kiểm sát đề nghị và Toà án cấp phúc thẩm áp dụng điểm 1 Điều 220 Bộ luật tố tụng hình sự bác kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên quyết định của bản án sơ thẩm, tuyên bố bị cáokhông phạm tội.

a.2. Tại phiên toà phúc thẩm, nếu xét thấy kháng cáo, kháng nghị là có căn cứ và việc Toà án cấp sơ thẩm tuyên bố bị cáo không phạm tội là không đúng, nhưng vì bị cáo đã chết trong giai đoạn xét xử phúc thẩm, thì Viện Kiểm sát đề nghị và Toà án cấp phúc thẩm áp dụng điểm 4 Điều 220, điểm 7 Điều 89 và Điều 223 Bộ luật tố tụng hình sự huỷ quyết định của bản án sơ thẩm về phần tuyên bố bị cáo không phạm tội và đình chỉ vụ án về phần hình sự đối với bị cáo đã chết.

b. Trong trường hợp Toà án cấp sơ thẩm tuyên bố bị cáo phạm tội, nhưng bản án sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị, thì cần phân biệt như sau:

b.1. Tại phiên toà phúc thẩm, nếu xét thấy việc Toà án cấp sơ thẩm tuyên bố bị cáo phạm tội là không đúng, mặc dù bị cáo đã chết trong giai đoạn xét xử phúc thẩm áp dụng điểm 4 Điều 220, điểm 2 Điều 89 và Điều 223 Bộ luật tố tụng hình sự huỷ quyết định của bản án sơ thẩm, tuyên bố bị cáo không phạm tội và đình chỉ vụ án về phần hình sự đối với bị cáo đã chết.

b.2. Tại phiên toà phúc thẩm, nếu xét thấy việc Toà án cấp sơ thẩm tuyên bố bị cáo phạm tội là đúng, nhưng do bị cáo đã chết trong giai đoạn xét xử phúc thẩm, thì Viện Kiểm sát đề nghị và Toà án cấp phúc thẩm áp dụng điểm 4 Điều 220, điểm 7 Điều 89 và Điều 223 Bộ luật tố tụng hình sự huỷ quyết định của bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án về hình sự đối với bị cáo đã chết.

c. Trong trường hợp Toà án cấp phúc thẩm huỷ quyết định của bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án về phần hình sự đối với bị cáo đã chết, thì quyết định của bản án sơ thẩm bị huỷ bao gồm:

– Quyết định về hình phạt chính và hình phạt bổ sung;

– Quyết định về kê biên tài sản để bảo đảm thi hành hình phạt tiền, hình phạt tịch thu tài sản;

– Quyết định về án phí hình sự sơ thẩm.

2. Nội dung đề nghị của Viện Kiểm sát khi tranh luận và nội dung quyết định trong bản án phúc thẩm liên quan đến các biện pháp tư pháp, kê biên tài sản đối với bị cáo đã chết trong giai đoạn xét xử phúc thẩm.

a. Quyết định liên quan đến việc tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm:

a.1. Nếu do tuyên bố bị cáo phạm tội mà Toà án cấp sơ thẩm quyết định tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm, nhưng tại phiên toà phúc thẩm xét thấy quyết định của bản án sơ thẩm về tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm đối với bị cáo đã chết trong giai đoạn xét xử phúc thẩm là không đúng, thì Viện Kiểm sát đề nghị và Toà án cấp phúc thẩm huỷ quyết định này của bản án sơ thẩm về tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm, trừ quyết định về tịch thu vật thuộc loại Nhà nước cấm lưu hành, vật không có giá trị hoặc không sử dụng được.

a.2. Nếu do tuyên bố bị cáo phạm tội mà Toà án cấp sơ thẩm quyết định tịch thu, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm và tại phiên toà phúc thẩm xét thấy quyết định của bản án sơ thẩm về tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm đối với bị cáo đã chết trong giai đoạn xét xử phúc thẩm là đúng, thì Viện Kiểm sát đề nghị và Toà án cấp phúc thẩm giữ nguyên quyết định này của bản án sơ thẩm về tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm.

b. Quyết định liên quan đến trả lại tài sản, bồi thường thiệt hại.

b.1. Tại phiên toà phúc thẩm, nếu xét thấy bị cáo không phạm tội; do đó, xét thấy quyết định của bản án sơ thẩm về trả lại tài sản, bồi thường thiệt hại đối với bị cáo đã chết trong giai đoạn xét xử phúc thẩm là không đúng (vì bị cáo không có trách nhiệm phải trả lại tài sản hoặc bồi thường thiệt hại), thì Viện Kiểm sát đề nghị và Toà án cấp phúc thẩm huỷ quyết định này của bản án sơ thẩm về trả lại tài sản, bồi thường thiệt hại.

Ví dụ 1: A bị Toà án cấp sơ thẩm xử phạt 3 tháng tù về tội “cố ý gây thương tích do vượt quá giới hạn về phòng vệ chính đáng” và buộc A phải bồi thường cho B (người bị gây thương tích) số tiền 5 triệu đồng do sức khoẻ bị xâm phạm. A kháng cáo kêu oan nhưng đã chết trong giai đoạn xét xử phúc thẩm. Tại phiên toà phúc thẩm, nếu xét thấy A gây thương tích cho B là thuộc trường hợp phòng vệ chính đáng, thì ngoài việc áp dụng điểm 4 Điều 220, điểm 2 Điều 89 và Điều 223 Bộ luật tố tụng hình sự huỷ quyết định của bản án sơ thẩm, tuyên bố A không phạm tội “cố ý gây thương tích do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng” và đình chỉ vụ án về phần hình sự đối với A, Viện Kiểm sát đề nghị Toà án cấp phúc thẩm huỷ quyết định của bản án sơ thẩm về phần bồi thường thiệt hại này.

Ví dụ 2: X bị Toà án cấp sơ thẩm xử phạt 6 tháng tù về tội “trộm cắp tài sản” và buộc X phải trả cho Y (người có tài sản bị chiếm đoạt) giá trị tài sản bị chiếm đoạt là 3 triệu đồng. X kháng cáo kêu oan, nhưng đã chết trong giai đoạn xét xử phúc thẩm. Tại phiên toà phúc thẩm, nếu xét thấy không có căn cứ để kết án X phạm tội trộm cắp tài sản (của Y), thì ngoài việc áp dụng điểm 4 Điều 220, điểm 2 Điều 89, và Điều 223 Bộ luật tố tụng hình sự huỷ quyết định của bản án sơ thẩm, tuyên bốX không phạm tội “trộm cắp tài sản” và đình chỉ vụ án về phần hình sự đối với X, Viện kiểm sát đề nghị và Toà án cấp phúc thẩm huỷ quyết định của bản án sơ thẩm về phần trả lại giá trị tài sản này.

b.2. Tại phiên toà phúc thẩm, nếu xét thấy bị cáo không phạm tội, nhưng xét thấy quyết định của bản án sơ thẩm về trả lại tài sản, bồi thường thiệt hại đối với bị cáo đã chết trong giai đoạn xét xử phúc thẩm là đúng và không bị kháng cáo, kháng nghị thì Toà án cấp phúc thẩm không xét quyết định này của bản án sơ thẩm về việc trả lại tài sản, bồi thường thiệt hại, có nghĩa là quyết định này của bản án sơ thẩm đã có hiệu lực thi hành; nếu quyết định này của bản án sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị, thì Viện Kiểm sát đề nghị và Toà án cấp phúc thẩm áp dụng điểm 4 Điều 69 và điểm a khoản 1 Điều 45 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự ra quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án về phần trả lại tài sản, bồi thường thiệt hại này, đồng thời uỷ thác cho Toà án cấp sơ thẩm xác minh xem có người thừa kế tham gia tố tụng hay không. Nếu kết quả xác minh cho thấy có người thừa kế tham gia tố tụng, thì Toà án cấp phúc thẩm tiến hành xét xử phúc thẩm (vì lý do của việc tạm đình chỉ không còn nữa) về phần trả lại tài sản, bồi thường thiệt hại. Nếu kết quả xác minh cho thấy không có người thừa kế tham gia tố tụng, thì Toà án cấp phúc thẩm áp dụng điểm 4 Điều 69 và điểm 1 Điều 46 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án về phần trảlại tài sản, bồi thường thiệt hại này.

Ví dụ: C bị Toà án cấp sơ thẩm xử phạt 6 tháng tù về tội “huỷ hoại tài sản” và buộc C phải bồi thường cho D (người có tài sản bị huỷ hoại) số tiền 400 ngàn đồng. Viện Kiểm sát nhân dân kháng nghị theo hướng C không có tội mà không kháng nghị đối với quyết định về bồi thường thiệt hại. C đã bị chết trong giai đoạn xét xử phúc thẩm. Tại phiên toà phúc thẩm, nếu xét thấy C có hành vi huỷ hoại tài sản của D với giá trị tài sản là 400 ngàn đồng, nhưng không gây hậu quả nghiêm trọng và C cũng chưa bị xử phạt hành chính về hành vi này, chưa bị kết án về tội này, có nghĩa là C không phạm tội “huỷ hoại tài sản” nhưng quyết định của bản án sơ thẩm về bồi thường thiệt hại là đúng và không bị kháng nghị, thì Toà án cấp phúc thẩm áp dụng điểm 4 Điều 220, điểm 2 Điều 89 và Điều 223 Bộ luật tố tụng hình sự huỷ quyết định của bản án sơ thẩm, tuyên bố C không phạm tội “huỷ hoại tài sản” và đình chỉ vụ án về phần hình sự đối với C mà không xét quyết định này của bản án sơ thẩm về phần bồi thường thiệt hại, có nghĩa là quyết định này của bản án sơ thẩm đã có hiệu lực thi hành; nếu quyết định này của bản án sơ thẩm về bồi thường thiệt hại bị kháng cáo, kháng nghị (cho rằng giá trị tài sản bịhuỷ hoại không phải 400 ngàn đồng mà thấp hơn), nhưng vì lý do C đã chết mà chưa có người thừa kế tham gia tố tụng, thì ngoài việc quyết định về phần hình sự như hướng dẫn trên đây, Viện Kiểm sát đề nghị và Toà án cấp phúc thẩm áp dụng điểm 4 Điều 69, điểm a khoản 1 Điều 45 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án về phần bồi thường thiệt hại này, đồng thời uỷ thác cho Toà án cấp sơ thẩm xác minh có người thừa kế tham gia tố tụng hay không. Nếu kết quả xác minh cho thấy có người thừa kế tham gia tố tụng, thì Toà án cấp phúc thẩm tiến hành xét xử phúc thẩm (vì lý do của việc tạm đình chỉ không còn nữa) về phần bồi thường thiệt hại này. Nếu kết quả xác minh cho thấy không có người thừa kế tham gia tố tụng, thì Toà án cấp phúc thẩm áp dụng điểm 4 Điều 69 và điểm 1 Điều 46 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án về phần bồi thường thiệt hại này.

b.3. Tại phiên Toà phúc thẩm, nếu xét thấy việc Toà án cấp sơ thẩm tuyên bố bị cáo phạm tội là đúng và quyết định của bản án sơ thẩm về trả lại tài sản, bồi thường thiệt hại đối với bị cáo đã chết trong giai đoạn xét xử phúc thẩm là đúng và không bị kháng cáo, kháng nghị, thì Toà án cấp phúc thẩm không xét quyết định này của bản án sơ thẩm về trả lại tài sản, bồi thường thiệt hại, có nghĩa là quyết định này của bản án sơ thẩm đã có hiệu lực thi hành; nếu quyết định này của bản án sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị, thì việc giải quyết vụ án về phần trả lại tài sản, bồi thường thiệt hại được tiến hành như hướng dẫn tại điểm b2 Mục 2 Thông tư này.

c. Quyết định liên quan đến kê biên tài sản để bảo đảm thi hành việc bồi thường thiệt hại.

c.1. Trong trường hợp quyết định của bản án sơ thẩm về bồi thường thiệt hại đối với bị cáo đã chết trong giai đoạn xét xử phúc thẩm bị Toà án cấp phúc thẩm tuyên huỷ, thì quyết định của bản án sơ thẩm về kê biên tài sản để bảo đảm thi hành quyết định về bồi thường thiệt hại này đương nhiên bị huỷ bỏ.

c.2. Trong trường hợp quyết định của bản án sơ thẩm về bồi thường thiệt hại đối với bị cáo đã chết trong giai đoạn xét xử phúc thẩm mà Toà án cấp phúc thẩm không xét hoặc trong trường hợp Toà án cấp phúc thẩm quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án về phần trả lại tài sản, bồi thường thiệt hại, thì quyết định của bản án sơ thẩm về kê biên tài sản để bảo đảm thi hành việc trả lại tài sản, bồi thường thiệt hại vẫn có hiệu lực thi hành; nếu xét thấy việc kê biên tài sản này là không cần thiết nữa, thì Toà án cấp phúc thẩm quyết định huỷ quyết định của bản án sơ thẩm về kê biên tài sản này.

III. VỀ HIỆU LỰC THI HÀNH CỦA THÔNG TƯ

Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 10 tháng 1 năm 2001 và thay thế các văn bản trước đây của Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự khi bị cáo đã chết trong giai đoạn xét xử phúc thẩm.

Trong quá trình thực hiện, nếu có gì vướng mắc cần được giải thích hoặc hướng dẫn bổ sung, thì đề nghị phản ánh cho Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao để có sự giải thích hoặc hướng dẫn bổ sung kịp thời.

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Thông tư liên tịch 03/2000/TTLT-TANDTC-VKSNDTC của Toà án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao về việc hướng dẫn thi hành các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự khi bị cáo đã chết trong giai đoạn xét xử phúc thẩm”