Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Quyết định 97/2000/QĐ-BTC của Bộ Tài chính về việc ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ cụ thể ngạch công chức tài chính

QUYẾT ĐỊNH

CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH SỐ 97/2000/QĐ-BTC
NGÀY 12 THÁNG 06 NĂM 2000 VỀ VIỆC BAN HÀNH TIÊU CHUẨN NGHIỆP VỤ CỤ THỂ NGẠCH CÔNG CHỨC TÀI CHÍNH

BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH

Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 02/3/1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;

Căn cứ Nghị định số 178/CP ngày 28/10/1994 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy Bộ Tài chính;

Căn cứ Điều 14 Nghị định số 25/CP ngày 23/5/1993 của Chính phủ về việc ban hành tiêu chuẩn và quản lý các ngạch công chức, viên chức;

Căn cứ Nghị định số 95/1998/NĐ-CP ngày 17/11/1998 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức;

Căn cứ Quyết định số 414/TTCP-VC ngày 29/5/1993 của Bộ trưởng – Trưởng ban Tổ chức – Cán bộ Chính phủ về ban hành Tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức hành chính;

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức – Cán bộ và Đào tạo;

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định này “Tiêu chuẩn nghiệp vụ cụ thể ngạch công chức Tài chính” (văn bản đính kèm) bao gồm:

1. Cán sự tài chính.

2. Chuyên viên tài chính.

3. Chuyên viên chính tài chính.

4. Chuyên viên cao cấp tài chính.

Điều 2. Các Bộ, ngành, địa phương và các đơn vị có sử dụng ngạch công chức ngành Tài chính căn cứ tiêu chuẩn nghiệp vụ của các ngạch trên để thực hiện việc tuyển dụng, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng, nâng bậc lương và chuyển ngạch theo quy định của Nhà nước.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký ban hành.

Điều 4. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này,


TIÊU CHUẨN NGHIỆP VỤ CỤ THỂ NGẠCH
CÔNG CHỨC TÀI CHÍNH

(Ban hành kèm theo Quyết định số 97/2000/QĐ-BTC
ngày 12/6/2000 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

I. CÁN SỰ TÀI CHÍNH:

1. Chức trách:

Là công chức chuyên môn nghiệp vụ trong hệ thống các đơn vị quản lý tài chính nhà nước, giúp lãnh đạo các bộ phận, đơn vị cấu thành của bộ máy (phòng, ban) triển khai việc hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc và thi hành các chế độ, điều lệ và quản lý nghiệp vụ thuộc lĩnh vực tài chính theo phạm vi được giao.

Nhiệm vụ cụ thể:

Được giao dảm nhận quản lý, theo dõi một phần công việc của lĩnh vực quản lý nghiệp vụ tài chính gồm các việc:

– Xây dựng và triển khai các kế hoạch, phương án nghiệp vụ trên cơ sở các quy chế, thể lệ, thủ tục quản lý đã có của ngành tài chính trong phạm vi công việc được giao cho sát với cơ sở.

– Hướng dẫn, đôn đốc theo dõi quá trình thực hiện các công việc được phân công; trực tiếp giải quyết một số công việc trong phạm vi công việc được giao.

– Phân tích, đánh giá hiệu quả kinh tế, tài chính và báo cáo kịp thời theo yêu cầu và mục tiêu của quản lý.

– Tổng hợp và báo cáo kết quả thực hiện công việc được giao.

– Phát hiện và đề xuất với lãnh đạo để uốn nắn những lệch lạc trong quá trình thi hành của các đối tượng quản lý nhằm đảm bảo cho các chế độ, chính sách, quyết định quản lý được thi hành nghiêm túc, chặt chẽ và có hiệu lực.

– Xây dựng được nề nếp quản lý hồ sơ tài liệu theo quy định; tổ chức được việc thống kê lưu trữ các tài liệu, số liệu đầy đủ, chính xác đúng yêu cầu của nghiệp vụ tài chính.

– Chịu sự chỉ đạo nghiệp vụ của công chức quản lý, nghiệp vụ cấp cao hơn trong cùng hệ thống quản lý nghiệp vụ tài chính.

2. Hiểu biết:

– Nắm được các nguyên tắc, chế độ, thể lệ, thủ tục và các hướng dẫn nghiệp vụ quản lý của ngành tài chính, chủ trương của lãnh đạo trực tiếp.

– Nắm chắc các nguyên tắc, thủ tục hành chính về nghiệp vụ tài chính trong hệ thống bộ máy nhà nước.

– Hiểu rõ hoạt động của các đối tượng quản lý theo nghiệp vụ công việc được giao.

– Thi hành nghiệp vụ tài chính và tổ chức triển khai đúng nguyên tắc, chế độ nhiệm vụ được giao.

– Hiểu rõ các mối quan hệ và phối hợp công tác với các công chức, viên chức và đơn vị liên quan trong phạm vi công việc quản lý – Biết sử dụng các phương tiện thông tin và thống kê tính toán.

3. Yêu cầu trình độ:

– Tốt nghiệp trung cấp tài chính kế toán.

– Nếu là trung cấp nghiệp vụ hoặc kỹ thuật có liên quan thì phải qua một lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý tài chính.

– Biết sử dụng máy vi tính,

II. CHUYÊN VIÊN TÀI CHÍNH:

1. Chức trách:

Là công chức chuyên môn nghiệp vụ trong hệ thống các đơn vị quản lý tài chính nhà nước, giúp lãnh đạo các bộ phận, đơn vị cấu thành của bộ máy (phòng, ban, Sở, Vụ, Cục) tổ chức quản lý một lĩnh vực hoặc một vấn đề nghiệp vụ tài chính

Nhiệm vụ cụ thể:

– Đề xuất và xây dựng những phương án, cơ chế quản lý một phần hoặc một lĩnh vực nghiệp vụ tài chính trên cơ sở những cơ chế đã có của Nhà nước nhằm thể hiện sát với cơ sở gồm các việc:

+ Tham gia xây dựng các phương án kinh tế xã hội, các kế hoạch, quy định cụ thể để triển khai công việc quản lý.

+ Xây dựng các cơ chế, quyết định cụ thể của từng nội dung quản lý theo quy định hướng dẫn nghiệp vụ tài chính của cấp trên phù hợp với tình hình thực tế.

– Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện công việc được giao. Soạn thảo các văn bản về quy chế quản lý, quy trình nghiệp vụ để thực hiện công việc được giao.

– Tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và đề xuất các biện pháp điều chỉnh để thực hiện nghiêm túc và đạt hiệu quả cao các kế hoạch đã đề ra.

– Phân tích, đánh giá và báo cáo kết quả thực hiện công việc được giao.

Tổ chức xây dựng nề nếp quản lý (phương pháp thu thập thông tin thống kê, chế độ và phương pháp kiểm tra hồ sơ quản lý, lưu trữ, tư liệu, số liệu) nhằm đảm bảo việc quản lý chặt chẽ, chính xác, đúng nguyên tắc quản lý nghiệp vụ thống nhất của ngành.

– Chủ động tổ chức, phối hợp với công chức, đơn vị có liên quan và hướng dẫn giúp đỡ các công chức cấp dưới trong việc triển khai công việc, tham gia đúng trách nhiệm với các công việc liên đới.

– Tổ chức tập hợp tình hình quản lý, tiến hành phân tích, tổng kết đánh giá hiệu quả và báo cáo nghiệp vụ lên cấp trên.

– Chịu sự chỉ đạo của công chức quản lý, nghiệp vụ cấp cao hơn trong cùng hệ thống quản lý nghiệp vụ tài chính.

2. Hiểu biết:

– Nắm được đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, nắm chắc phương hướng, chủ trương, chính sách của ngành, của đơn vị về lĩnh vực nghiệp vụ tài chính.

– Nắm được các kiến thức cơ bản về chuyên môn nghiệp vụ thuộc lĩnh vực quản lý tài chính.

– Nắm chắc các mục tiêu và đối tượng quản lý, hệ thống các nguyên tắc và cơ chế quản lý nghiệp vụ tài chính thuộc phạm vi mình phụ trách.

– Biết xây dựng các phương án, kế hoạch, các thể loại văn bản cụ thể và thông hiểu thủ tục hành chính nghiệp vụ của ngành quản lý theo quy định của pháp luật.

– Soạn thảo được các văn bản quy định và hướng dẫn thực hiện trong phạm vi đơn vị theo lĩnh vực được giao.

– Nắm được những vấn đề cơ bản về tâm sinh lý lao động khoa học quản lý, tổ chức lao động khoa học, thông tin quản lý.

– Am hiểu thực tiễn sản xuất, xã hội và đời sống liên quan và tác động đến các hoạt động quản lý tài chính.

– Biết phương pháp nghiên cứu, tổng kết và đề xuất cải tiến nghiệp vụ quản lý.

– Nắm được xu thế phát triển nghiệp vụ tài chính trong nước và thế giới.

– Biết tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn phương pháp kiểm tra và có khả năng tập hợp tổ chức phối hợp tốt với các yếu tố liên quan để triển khai công việc có hiệu quả cao, có trình độ độc lập tổ chức làm việc.

3. Yêu cầu trình độ

– Tốt nghiệp đại học (đã qua thời gian tập sự) thuộc chuyên ngành tài chính kế toán, nếu là đại học thuộc các chuyên ngành kinh tế thì phải qua một lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý tài chính.

– Có chứng chỉ tốt nghiệp khoá đào tạo, bồi dưỡng về quản lý hành chính nhà nước ngạch chuyên viên theo nội dung chương trình của Học viện Hành chính quốc gia.

– Biết một ngoại ngữ, trình độ A.

– Biết sử dụng máy vi tính.

III. CHUYÊN VIÊN CHÍNH TÀI CHÍNH:

1. Chức trách:

Là công chức chuyên môn nghiệp vụ trong hệ thống các đơn vị quản lý tài chính nhà nước, giúp lãnh đạo các bộ phận, đơn vị cấu thành của bộ máy (phòng, Vụ, Cục), lãnh đạo cấp tỉnh (Sở, UBND)chỉ đạo quản lý một lĩnh vực hoặc một nghiệp vụ tài chính.

Nhiệm vụ cụ thể:

– Chủ trì nghiên cứu, đề xuất, chỉ đạo thực hiện các chủ trương, chính sách, chế độ quản lý một lĩnh vực nghiệp vụ tài chính của toàn ngành, hoặc nhiều lĩnh vực ở cấp tỉnh (Sở) theo nhiệm vụ được phân công gồm các việc:

+ Xây dựng hoặc tham gia xây dựng các phương án kinh tế xã hội, các đề án quản lý một lĩnh vực hoặc những vấn đề về nghiệp vụ tài chính cho ngành, địa phương (tỉnh) theo đường lối chính sách, chế độ của Đảng, Nhà nước.

+ Nghiên cứu, xây dựng các quy chế, thể lệ nghiệp vụ tài chính nhằm đảm bảo sự thống nhất; chỉ đạo quản lý góp phần nâng cao hiệu lực và hiệu quả theo sự hướng dẫn của tổ chức quản lý nghiệp vụ cấp trên.

– Tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra nghiệp vụ và đề xuất các biện pháp chỉ đạo, uốn nắn những lệch lạc nhằm tăng cường hiệu lực quản lý tài chính của ngành, địa phương (tỉnh).

– Tổ chức và xây dựng nguyên tắc phối hợp công tác quản lý nghiệp vụ giữa các bộ phận, đơn vị trong ngành tài chính (cho từng cấp) và với các ngành liên quan nhằm thực hiện sự đồng bộ trong quản lý.

– Tổ chức, chỉ đạo, xây dựng được nề nếp quản lý nghiệp vụ thống nhất như thông tin quản lý, thống kê số liệu, hồ sơ lưu trữ, chế độ báo cáo định kỳ, báo cáo nhanh, những thủ tục hành chính nghiệp vụ theo yêu cầu của lãnh đạo.

– Tổ chức tổng hợp tình hình, tổng kết, đánh giá, tiến hành phân tích hiệu quả, rút kinh nghiệm, đề xuất phương án sửa đổi, điều chỉnh cơ cấu, biện pháp quản lý theo nhiệm vụ được phân công, tổng hợp báo cáo lên cấp trên.

– Chủ trì hoặc tham gia nghiên cứu đề tài về quản lý, về nghiệp vụ có liên quan đến chức năng quản lý tài chính nhằm cải tiến nội dung và phương pháp quản lý.

– Tham gia biên soạn (từng phần hoặc chuyên đề) các tài liệu bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ, đồng thời tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ hoặc phổ biến kinh nghiệm cho công chức nghiệp vụ cấp dưới trong ngành bằng mọi hình thức.

2. Hiểu biết:

– Nắm được đường lối, chính sách chung của Đảng, Nhà nước. Nắm vững các phương hướng, chủ chương, chế độ, chính sách của hệ thống quản lý nghiệp vụ tài chính và các lĩnh vực liên quan.

– Nắm được các kiến thức cơ bản về chuyên môn nghiệp vụ kỹ thuật thuộc lĩnh vực quản lý tài chính và một số lĩnh vực có liên quan.

– Nắm chắc các mục tiêu và đối tượng quản lý, hiểu biết sâu các nguyên tắc và cơ chế quản lý nghiệp vụ tài chính và biết những hệ thống quản lý khác có liên quan.

– Thành thạo việc xây dựng các phương án, đề án quản lý nghiệp vụ tài chính và nguyên tắc thủ tục hành chính.

– Nắm được những vấn đề cơ bản về tâm sinh lý lao động, khoa học quản lý, tổ chức lao động khoa học, thông tin quản lý tài chính.

– Am hiểu thực tiễn sản xuất, xã hội, đời sống liên quan và những tác động của thực tiễn đến các hoạt động quản lý tài chính.

– Biết tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn phương pháp kiểm tra và có khả năng tổ chức phối hợp để triền khai công việc có hiệu quả cao, có trình độ độc lập tổ chức thực thi công việc.

– Am hiểu tình hình và xu thế phát triển lĩnh vực nghiệp vụ tài chính trong nước và thế giới.

– Có năng lực nghiên cứu khoa học.

– Có trình độ phân tích tổng hợp, tổ chức chỉ đạo, kiểm tra, phối hợp triển khai nghiệp vụ để thực hiện nhiệm vụ được giao.

3. Yêu cầu trình độ:

– Tốt nghiệp đại học chuyên ngành tài chính kế toán trở lên và có thời gian tối thiểu ở ngạch chuyên viên tài chính là 9 năm.

– Có chứng chỉ tốt nghiệp khoá đào tạo, bồi dưỡng về quản lý hành chính nhà nước theo nội dung, chương trình trung – cao cấp của Học viện Hành chính quốc gia.

– Biết một trong 5 ngoại ngữ; Anh, Nga, Hoa, Pháp, Đức trình độ B.

– Biết sử dụng thành thạo máy vi tính.

– Có đề án, công trình được áp dụng trong quản lý được Hội đòng khoa học tỉnh hoặc Bộ thừa nhận đưa vào áp dụng có hiệu quả.

IV. CHUYÊN VIÊN CAO CẤP TÀI CHÍNH

1. Chức trách:

Là công chức chuyên môn nghiệp vụ cao nhất về lĩnh vực tài chính trong hệ thống quản lý Nhà nước, giúp lãnh đạo chủ trì và tổ chức thực hiện quản lý lĩnh vực tài chính thuộc phạm vi, thẩm quyền.

Nhiệm vụ cụ thể:

– Chủ trì, nghiên cứu, xây dựng cácchủ chương, chính sách kinh tế tài chính, đề án chiến lược phát triển của ngành trong phạm vi toàn quốc hoặc tham gia xây dựng đề án tổng hợp, gồm các việc:

+ Các phương án lớn có tầm cỡ chiến lược về tài chính hoặc tham gia xây dựng đề án tổng hợp kinh tế tài chính thuộc lĩnh vực chuyên môn theo từng giai đoạn phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

+ Các văn bản pháp luật, chính sách và cơ chế quản lý của ngành tài chính về lĩnh vực lớn (hoặc tổng hợp nhiều ngành ở tỉnh) theo các chủ chương, nghị quyết của Đảng, Nhà nước.

+ Xây dựng kế hoạch trung hạn, dài hạn, phương hướng về chính sách, chế độ tài chính quốc gia và các văn bản về chính sách, chế độ quản lý tài chính thuộc lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ trên cơ sở chủ chủ trương, chính sách của Nhà nước, của ngành.

+ Chủ trì tổ chức, chỉ đạo thực hiện các phương án, kế hoạch, hướng dẫn kiểm tra nghiệp vụ và đề xuất các biện pháp điều chỉnh, uốn nắn những sai lệch (đối với toàn bộ hệ thống quản lý nghiệp vụ của lĩnh vực tài chính) nhằm đảm bảo tổ chức quản lý chặt chẽ có hiệu lực và hiệu quả.

+ Chủ trì tổ chức việc phối hợp nghiệp vụ giữa các lĩnh vực liên quan và giữa các cấp quản lý cùng lĩnh vực của ngành đảm bảo tính thống nhất đồng bộ trong cả nước.

– Tham mưu cho ngành xây dựng cơ chế quản lý chuyên môn, nghiệp vụ theo lĩnh vực được giao.

– Tổ chức, chỉ đạo, xây dựng được nề nếp quản lý nghiệp vụ thống nhất của ngành.

– Tổ chức tổng hợp chỉ đạo và phân tích, tổng kết, đánh giá hiệu quả, rút kinh nghiệm, đề xuất phương án sửa đổi, bổ sung điều chỉnh cơ cấu, biện pháp quản lý nhằm tăng cường hiệu lực quản lý phù hợp với từng thời kỳ.

– Chủ trì hoặc tham gia nghiên cứu những đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, cấp Nhà nước về quản lý, nghiệp vụ có liên quan đến chức năng quản lý kinh tế, tài chính nhằm cải tiến nội dung, đổi mới hệ thống cơ chế quản lý phù hợp với yêu cầu của phương thức quản lý, đường lối, chính sách và sự phát triển kinh tế xã hội trong nước và xu thế phát triển trên thế giới.

– Chủ trì tổ chức biên soạn các tài liệu giảng dạy, hướng dẫn nghiệp vụ cấp ngành, tham gia hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho chuyên viên và chuyên viên chính về tài chính.

– Tổ chức các chuyên đề bồi dưỡng nghiệp vụ phổ biến kinh nghiệm và chấn chỉnh công tác quản lý toàn ngành bằng các hình thức.

2. HIểu biết:

– Nắm chắc đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, nắm vững các phương hướng, chủ trương, chính sách chế độ tài chính của hệ thống quản lý nghiệp vụ tài chính và các lĩnh vực liên quan.

– Nắm vững các kiến thức cơ bản về chuyên môn nghiệp vụ kỹ thuật thuộc lĩnh vực quản lý tài chính và hiểu biết rộng về một số lĩnh vực có liên quan.

– Nắm được những vấn đề cơ bản về tâm sinh lý lao động, khoa học quản lý; tổ chức lao động khoa học, thông tin quản lý tài chính.

– Có kiến thức rộng về quản lý kinh tế và có kiến thức sâu về lĩnh vực nghiệp vụ mình phụ trách. Có nhiều kinh nghiệm về tổ chức quản lý và xử lý nghiệp vụ, nắm chắc các mục tiêu và đối tượng quản lý.

– Biết tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn phương pháp kiểm tra và có khả năng tổ chức phối hợp để triển khai công việc có hiệu quả cao, có trình độ độc lập tổ chức thực thi công việc.

– Hiểu biết thực tiễn sản xuất, xã hội và đời sống liên quan và những tác động trong thực tiễn đến các hoạt động quản lý tài chính.

– Am hiểu tình hình và xu thế phát triển lĩnh vực nghiệp vụ tài chính trong nước và thế giới.

– Có năng lực nghiên cứu khoa học và tổ chức chỉ đạo ứng dụng tiến bộ khoa học để cải tiến hệ thống quản lý nghiệp vụ tài chính.

3. Yêu cầu trình độ:

– Đã có thời gian tối thiểu ở ngạch chuyên viên chính tài chính là 6 năm.

– Đã tốt nghiệp khoá đào tạo, bồi dưỡng về quản lý hành chính nhà nước ở trình độ cao cấp theo nội dung chương trình của Học viện Hành chính quốc gia.

– Đã tốt nghiệp chương trình lý luận chính trị cao cấp của Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

– Biết một trong 5 ngoại ngữ; Anh, Nga, Hoa, Pháp, Đức trình độ C.

– Biết sử dụng máy vi tính để khai thác tài liệu, thông tin.

– Có đề án, công trình nghiên cứu lý luận về khoa học quản lý hoặc phát triển ngành được Hội đồng khoa học tỉnh hoặc Bộ thừa nhận đưa vào áp dụng có hiệu quả.

Thuộc tính văn bản
Quyết định 97/2000/QĐ-BTC của Bộ Tài chính về việc ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ cụ thể ngạch công chức tài chính
Cơ quan ban hành: Bộ Tài chính Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 97/2000/QĐ-BTC Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Quyết định Người ký: Nguyễn Sinh Hùng
Ngày ban hành: 12/06/2000 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Cơ cấu tổ chức
Tóm tắt văn bản
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

QUYẾT ĐỊNH

CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH SỐ 97/2000/QĐ-BTC
NGÀY 12 THÁNG 06 NĂM 2000 VỀ VIỆC BAN HÀNH TIÊU CHUẨN NGHIỆP VỤ CỤ THỂ NGẠCH CÔNG CHỨC TÀI CHÍNH

BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH

Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 02/3/1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;

Căn cứ Nghị định số 178/CP ngày 28/10/1994 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy Bộ Tài chính;

Căn cứ Điều 14 Nghị định số 25/CP ngày 23/5/1993 của Chính phủ về việc ban hành tiêu chuẩn và quản lý các ngạch công chức, viên chức;

Căn cứ Nghị định số 95/1998/NĐ-CP ngày 17/11/1998 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức;

Căn cứ Quyết định số 414/TTCP-VC ngày 29/5/1993 của Bộ trưởng – Trưởng ban Tổ chức – Cán bộ Chính phủ về ban hành Tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức hành chính;

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức – Cán bộ và Đào tạo;

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định này “Tiêu chuẩn nghiệp vụ cụ thể ngạch công chức Tài chính” (văn bản đính kèm) bao gồm:

1. Cán sự tài chính.

2. Chuyên viên tài chính.

3. Chuyên viên chính tài chính.

4. Chuyên viên cao cấp tài chính.

Điều 2. Các Bộ, ngành, địa phương và các đơn vị có sử dụng ngạch công chức ngành Tài chính căn cứ tiêu chuẩn nghiệp vụ của các ngạch trên để thực hiện việc tuyển dụng, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng, nâng bậc lương và chuyển ngạch theo quy định của Nhà nước.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký ban hành.

Điều 4. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này,


TIÊU CHUẨN NGHIỆP VỤ CỤ THỂ NGẠCH
CÔNG CHỨC TÀI CHÍNH

(Ban hành kèm theo Quyết định số 97/2000/QĐ-BTC
ngày 12/6/2000 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

I. CÁN SỰ TÀI CHÍNH:

1. Chức trách:

Là công chức chuyên môn nghiệp vụ trong hệ thống các đơn vị quản lý tài chính nhà nước, giúp lãnh đạo các bộ phận, đơn vị cấu thành của bộ máy (phòng, ban) triển khai việc hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc và thi hành các chế độ, điều lệ và quản lý nghiệp vụ thuộc lĩnh vực tài chính theo phạm vi được giao.

Nhiệm vụ cụ thể:

Được giao dảm nhận quản lý, theo dõi một phần công việc của lĩnh vực quản lý nghiệp vụ tài chính gồm các việc:

– Xây dựng và triển khai các kế hoạch, phương án nghiệp vụ trên cơ sở các quy chế, thể lệ, thủ tục quản lý đã có của ngành tài chính trong phạm vi công việc được giao cho sát với cơ sở.

– Hướng dẫn, đôn đốc theo dõi quá trình thực hiện các công việc được phân công; trực tiếp giải quyết một số công việc trong phạm vi công việc được giao.

– Phân tích, đánh giá hiệu quả kinh tế, tài chính và báo cáo kịp thời theo yêu cầu và mục tiêu của quản lý.

– Tổng hợp và báo cáo kết quả thực hiện công việc được giao.

– Phát hiện và đề xuất với lãnh đạo để uốn nắn những lệch lạc trong quá trình thi hành của các đối tượng quản lý nhằm đảm bảo cho các chế độ, chính sách, quyết định quản lý được thi hành nghiêm túc, chặt chẽ và có hiệu lực.

– Xây dựng được nề nếp quản lý hồ sơ tài liệu theo quy định; tổ chức được việc thống kê lưu trữ các tài liệu, số liệu đầy đủ, chính xác đúng yêu cầu của nghiệp vụ tài chính.

– Chịu sự chỉ đạo nghiệp vụ của công chức quản lý, nghiệp vụ cấp cao hơn trong cùng hệ thống quản lý nghiệp vụ tài chính.

2. Hiểu biết:

– Nắm được các nguyên tắc, chế độ, thể lệ, thủ tục và các hướng dẫn nghiệp vụ quản lý của ngành tài chính, chủ trương của lãnh đạo trực tiếp.

– Nắm chắc các nguyên tắc, thủ tục hành chính về nghiệp vụ tài chính trong hệ thống bộ máy nhà nước.

– Hiểu rõ hoạt động của các đối tượng quản lý theo nghiệp vụ công việc được giao.

– Thi hành nghiệp vụ tài chính và tổ chức triển khai đúng nguyên tắc, chế độ nhiệm vụ được giao.

– Hiểu rõ các mối quan hệ và phối hợp công tác với các công chức, viên chức và đơn vị liên quan trong phạm vi công việc quản lý – Biết sử dụng các phương tiện thông tin và thống kê tính toán.

3. Yêu cầu trình độ:

– Tốt nghiệp trung cấp tài chính kế toán.

– Nếu là trung cấp nghiệp vụ hoặc kỹ thuật có liên quan thì phải qua một lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý tài chính.

– Biết sử dụng máy vi tính,

II. CHUYÊN VIÊN TÀI CHÍNH:

1. Chức trách:

Là công chức chuyên môn nghiệp vụ trong hệ thống các đơn vị quản lý tài chính nhà nước, giúp lãnh đạo các bộ phận, đơn vị cấu thành của bộ máy (phòng, ban, Sở, Vụ, Cục) tổ chức quản lý một lĩnh vực hoặc một vấn đề nghiệp vụ tài chính

Nhiệm vụ cụ thể:

– Đề xuất và xây dựng những phương án, cơ chế quản lý một phần hoặc một lĩnh vực nghiệp vụ tài chính trên cơ sở những cơ chế đã có của Nhà nước nhằm thể hiện sát với cơ sở gồm các việc:

+ Tham gia xây dựng các phương án kinh tế xã hội, các kế hoạch, quy định cụ thể để triển khai công việc quản lý.

+ Xây dựng các cơ chế, quyết định cụ thể của từng nội dung quản lý theo quy định hướng dẫn nghiệp vụ tài chính của cấp trên phù hợp với tình hình thực tế.

– Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện công việc được giao. Soạn thảo các văn bản về quy chế quản lý, quy trình nghiệp vụ để thực hiện công việc được giao.

– Tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và đề xuất các biện pháp điều chỉnh để thực hiện nghiêm túc và đạt hiệu quả cao các kế hoạch đã đề ra.

– Phân tích, đánh giá và báo cáo kết quả thực hiện công việc được giao.

Tổ chức xây dựng nề nếp quản lý (phương pháp thu thập thông tin thống kê, chế độ và phương pháp kiểm tra hồ sơ quản lý, lưu trữ, tư liệu, số liệu) nhằm đảm bảo việc quản lý chặt chẽ, chính xác, đúng nguyên tắc quản lý nghiệp vụ thống nhất của ngành.

– Chủ động tổ chức, phối hợp với công chức, đơn vị có liên quan và hướng dẫn giúp đỡ các công chức cấp dưới trong việc triển khai công việc, tham gia đúng trách nhiệm với các công việc liên đới.

– Tổ chức tập hợp tình hình quản lý, tiến hành phân tích, tổng kết đánh giá hiệu quả và báo cáo nghiệp vụ lên cấp trên.

– Chịu sự chỉ đạo của công chức quản lý, nghiệp vụ cấp cao hơn trong cùng hệ thống quản lý nghiệp vụ tài chính.

2. Hiểu biết:

– Nắm được đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, nắm chắc phương hướng, chủ trương, chính sách của ngành, của đơn vị về lĩnh vực nghiệp vụ tài chính.

– Nắm được các kiến thức cơ bản về chuyên môn nghiệp vụ thuộc lĩnh vực quản lý tài chính.

– Nắm chắc các mục tiêu và đối tượng quản lý, hệ thống các nguyên tắc và cơ chế quản lý nghiệp vụ tài chính thuộc phạm vi mình phụ trách.

– Biết xây dựng các phương án, kế hoạch, các thể loại văn bản cụ thể và thông hiểu thủ tục hành chính nghiệp vụ của ngành quản lý theo quy định của pháp luật.

– Soạn thảo được các văn bản quy định và hướng dẫn thực hiện trong phạm vi đơn vị theo lĩnh vực được giao.

– Nắm được những vấn đề cơ bản về tâm sinh lý lao động khoa học quản lý, tổ chức lao động khoa học, thông tin quản lý.

– Am hiểu thực tiễn sản xuất, xã hội và đời sống liên quan và tác động đến các hoạt động quản lý tài chính.

– Biết phương pháp nghiên cứu, tổng kết và đề xuất cải tiến nghiệp vụ quản lý.

– Nắm được xu thế phát triển nghiệp vụ tài chính trong nước và thế giới.

– Biết tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn phương pháp kiểm tra và có khả năng tập hợp tổ chức phối hợp tốt với các yếu tố liên quan để triển khai công việc có hiệu quả cao, có trình độ độc lập tổ chức làm việc.

3. Yêu cầu trình độ

– Tốt nghiệp đại học (đã qua thời gian tập sự) thuộc chuyên ngành tài chính kế toán, nếu là đại học thuộc các chuyên ngành kinh tế thì phải qua một lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý tài chính.

– Có chứng chỉ tốt nghiệp khoá đào tạo, bồi dưỡng về quản lý hành chính nhà nước ngạch chuyên viên theo nội dung chương trình của Học viện Hành chính quốc gia.

– Biết một ngoại ngữ, trình độ A.

– Biết sử dụng máy vi tính.

III. CHUYÊN VIÊN CHÍNH TÀI CHÍNH:

1. Chức trách:

Là công chức chuyên môn nghiệp vụ trong hệ thống các đơn vị quản lý tài chính nhà nước, giúp lãnh đạo các bộ phận, đơn vị cấu thành của bộ máy (phòng, Vụ, Cục), lãnh đạo cấp tỉnh (Sở, UBND)chỉ đạo quản lý một lĩnh vực hoặc một nghiệp vụ tài chính.

Nhiệm vụ cụ thể:

– Chủ trì nghiên cứu, đề xuất, chỉ đạo thực hiện các chủ trương, chính sách, chế độ quản lý một lĩnh vực nghiệp vụ tài chính của toàn ngành, hoặc nhiều lĩnh vực ở cấp tỉnh (Sở) theo nhiệm vụ được phân công gồm các việc:

+ Xây dựng hoặc tham gia xây dựng các phương án kinh tế xã hội, các đề án quản lý một lĩnh vực hoặc những vấn đề về nghiệp vụ tài chính cho ngành, địa phương (tỉnh) theo đường lối chính sách, chế độ của Đảng, Nhà nước.

+ Nghiên cứu, xây dựng các quy chế, thể lệ nghiệp vụ tài chính nhằm đảm bảo sự thống nhất; chỉ đạo quản lý góp phần nâng cao hiệu lực và hiệu quả theo sự hướng dẫn của tổ chức quản lý nghiệp vụ cấp trên.

– Tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra nghiệp vụ và đề xuất các biện pháp chỉ đạo, uốn nắn những lệch lạc nhằm tăng cường hiệu lực quản lý tài chính của ngành, địa phương (tỉnh).

– Tổ chức và xây dựng nguyên tắc phối hợp công tác quản lý nghiệp vụ giữa các bộ phận, đơn vị trong ngành tài chính (cho từng cấp) và với các ngành liên quan nhằm thực hiện sự đồng bộ trong quản lý.

– Tổ chức, chỉ đạo, xây dựng được nề nếp quản lý nghiệp vụ thống nhất như thông tin quản lý, thống kê số liệu, hồ sơ lưu trữ, chế độ báo cáo định kỳ, báo cáo nhanh, những thủ tục hành chính nghiệp vụ theo yêu cầu của lãnh đạo.

– Tổ chức tổng hợp tình hình, tổng kết, đánh giá, tiến hành phân tích hiệu quả, rút kinh nghiệm, đề xuất phương án sửa đổi, điều chỉnh cơ cấu, biện pháp quản lý theo nhiệm vụ được phân công, tổng hợp báo cáo lên cấp trên.

– Chủ trì hoặc tham gia nghiên cứu đề tài về quản lý, về nghiệp vụ có liên quan đến chức năng quản lý tài chính nhằm cải tiến nội dung và phương pháp quản lý.

– Tham gia biên soạn (từng phần hoặc chuyên đề) các tài liệu bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ, đồng thời tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ hoặc phổ biến kinh nghiệm cho công chức nghiệp vụ cấp dưới trong ngành bằng mọi hình thức.

2. Hiểu biết:

– Nắm được đường lối, chính sách chung của Đảng, Nhà nước. Nắm vững các phương hướng, chủ chương, chế độ, chính sách của hệ thống quản lý nghiệp vụ tài chính và các lĩnh vực liên quan.

– Nắm được các kiến thức cơ bản về chuyên môn nghiệp vụ kỹ thuật thuộc lĩnh vực quản lý tài chính và một số lĩnh vực có liên quan.

– Nắm chắc các mục tiêu và đối tượng quản lý, hiểu biết sâu các nguyên tắc và cơ chế quản lý nghiệp vụ tài chính và biết những hệ thống quản lý khác có liên quan.

– Thành thạo việc xây dựng các phương án, đề án quản lý nghiệp vụ tài chính và nguyên tắc thủ tục hành chính.

– Nắm được những vấn đề cơ bản về tâm sinh lý lao động, khoa học quản lý, tổ chức lao động khoa học, thông tin quản lý tài chính.

– Am hiểu thực tiễn sản xuất, xã hội, đời sống liên quan và những tác động của thực tiễn đến các hoạt động quản lý tài chính.

– Biết tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn phương pháp kiểm tra và có khả năng tổ chức phối hợp để triền khai công việc có hiệu quả cao, có trình độ độc lập tổ chức thực thi công việc.

– Am hiểu tình hình và xu thế phát triển lĩnh vực nghiệp vụ tài chính trong nước và thế giới.

– Có năng lực nghiên cứu khoa học.

– Có trình độ phân tích tổng hợp, tổ chức chỉ đạo, kiểm tra, phối hợp triển khai nghiệp vụ để thực hiện nhiệm vụ được giao.

3. Yêu cầu trình độ:

– Tốt nghiệp đại học chuyên ngành tài chính kế toán trở lên và có thời gian tối thiểu ở ngạch chuyên viên tài chính là 9 năm.

– Có chứng chỉ tốt nghiệp khoá đào tạo, bồi dưỡng về quản lý hành chính nhà nước theo nội dung, chương trình trung – cao cấp của Học viện Hành chính quốc gia.

– Biết một trong 5 ngoại ngữ; Anh, Nga, Hoa, Pháp, Đức trình độ B.

– Biết sử dụng thành thạo máy vi tính.

– Có đề án, công trình được áp dụng trong quản lý được Hội đòng khoa học tỉnh hoặc Bộ thừa nhận đưa vào áp dụng có hiệu quả.

IV. CHUYÊN VIÊN CAO CẤP TÀI CHÍNH

1. Chức trách:

Là công chức chuyên môn nghiệp vụ cao nhất về lĩnh vực tài chính trong hệ thống quản lý Nhà nước, giúp lãnh đạo chủ trì và tổ chức thực hiện quản lý lĩnh vực tài chính thuộc phạm vi, thẩm quyền.

Nhiệm vụ cụ thể:

– Chủ trì, nghiên cứu, xây dựng cácchủ chương, chính sách kinh tế tài chính, đề án chiến lược phát triển của ngành trong phạm vi toàn quốc hoặc tham gia xây dựng đề án tổng hợp, gồm các việc:

+ Các phương án lớn có tầm cỡ chiến lược về tài chính hoặc tham gia xây dựng đề án tổng hợp kinh tế tài chính thuộc lĩnh vực chuyên môn theo từng giai đoạn phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

+ Các văn bản pháp luật, chính sách và cơ chế quản lý của ngành tài chính về lĩnh vực lớn (hoặc tổng hợp nhiều ngành ở tỉnh) theo các chủ chương, nghị quyết của Đảng, Nhà nước.

+ Xây dựng kế hoạch trung hạn, dài hạn, phương hướng về chính sách, chế độ tài chính quốc gia và các văn bản về chính sách, chế độ quản lý tài chính thuộc lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ trên cơ sở chủ chủ trương, chính sách của Nhà nước, của ngành.

+ Chủ trì tổ chức, chỉ đạo thực hiện các phương án, kế hoạch, hướng dẫn kiểm tra nghiệp vụ và đề xuất các biện pháp điều chỉnh, uốn nắn những sai lệch (đối với toàn bộ hệ thống quản lý nghiệp vụ của lĩnh vực tài chính) nhằm đảm bảo tổ chức quản lý chặt chẽ có hiệu lực và hiệu quả.

+ Chủ trì tổ chức việc phối hợp nghiệp vụ giữa các lĩnh vực liên quan và giữa các cấp quản lý cùng lĩnh vực của ngành đảm bảo tính thống nhất đồng bộ trong cả nước.

– Tham mưu cho ngành xây dựng cơ chế quản lý chuyên môn, nghiệp vụ theo lĩnh vực được giao.

– Tổ chức, chỉ đạo, xây dựng được nề nếp quản lý nghiệp vụ thống nhất của ngành.

– Tổ chức tổng hợp chỉ đạo và phân tích, tổng kết, đánh giá hiệu quả, rút kinh nghiệm, đề xuất phương án sửa đổi, bổ sung điều chỉnh cơ cấu, biện pháp quản lý nhằm tăng cường hiệu lực quản lý phù hợp với từng thời kỳ.

– Chủ trì hoặc tham gia nghiên cứu những đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, cấp Nhà nước về quản lý, nghiệp vụ có liên quan đến chức năng quản lý kinh tế, tài chính nhằm cải tiến nội dung, đổi mới hệ thống cơ chế quản lý phù hợp với yêu cầu của phương thức quản lý, đường lối, chính sách và sự phát triển kinh tế xã hội trong nước và xu thế phát triển trên thế giới.

– Chủ trì tổ chức biên soạn các tài liệu giảng dạy, hướng dẫn nghiệp vụ cấp ngành, tham gia hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho chuyên viên và chuyên viên chính về tài chính.

– Tổ chức các chuyên đề bồi dưỡng nghiệp vụ phổ biến kinh nghiệm và chấn chỉnh công tác quản lý toàn ngành bằng các hình thức.

2. HIểu biết:

– Nắm chắc đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, nắm vững các phương hướng, chủ trương, chính sách chế độ tài chính của hệ thống quản lý nghiệp vụ tài chính và các lĩnh vực liên quan.

– Nắm vững các kiến thức cơ bản về chuyên môn nghiệp vụ kỹ thuật thuộc lĩnh vực quản lý tài chính và hiểu biết rộng về một số lĩnh vực có liên quan.

– Nắm được những vấn đề cơ bản về tâm sinh lý lao động, khoa học quản lý; tổ chức lao động khoa học, thông tin quản lý tài chính.

– Có kiến thức rộng về quản lý kinh tế và có kiến thức sâu về lĩnh vực nghiệp vụ mình phụ trách. Có nhiều kinh nghiệm về tổ chức quản lý và xử lý nghiệp vụ, nắm chắc các mục tiêu và đối tượng quản lý.

– Biết tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn phương pháp kiểm tra và có khả năng tổ chức phối hợp để triển khai công việc có hiệu quả cao, có trình độ độc lập tổ chức thực thi công việc.

– Hiểu biết thực tiễn sản xuất, xã hội và đời sống liên quan và những tác động trong thực tiễn đến các hoạt động quản lý tài chính.

– Am hiểu tình hình và xu thế phát triển lĩnh vực nghiệp vụ tài chính trong nước và thế giới.

– Có năng lực nghiên cứu khoa học và tổ chức chỉ đạo ứng dụng tiến bộ khoa học để cải tiến hệ thống quản lý nghiệp vụ tài chính.

3. Yêu cầu trình độ:

– Đã có thời gian tối thiểu ở ngạch chuyên viên chính tài chính là 6 năm.

– Đã tốt nghiệp khoá đào tạo, bồi dưỡng về quản lý hành chính nhà nước ở trình độ cao cấp theo nội dung chương trình của Học viện Hành chính quốc gia.

– Đã tốt nghiệp chương trình lý luận chính trị cao cấp của Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

– Biết một trong 5 ngoại ngữ; Anh, Nga, Hoa, Pháp, Đức trình độ C.

– Biết sử dụng máy vi tính để khai thác tài liệu, thông tin.

– Có đề án, công trình nghiên cứu lý luận về khoa học quản lý hoặc phát triển ngành được Hội đồng khoa học tỉnh hoặc Bộ thừa nhận đưa vào áp dụng có hiệu quả.

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Quyết định 97/2000/QĐ-BTC của Bộ Tài chính về việc ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ cụ thể ngạch công chức tài chính”