CÔNG VĂN
CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 342/TC-TCDN NGÀY 11 THÁNG 01 NĂM 2001
VỀ VIỆC CÂN ĐỐI CUNG CẨU VÀ XUẤT KHẨU ĐƯỜNG
NIÊN VỤ 2000-2001
Kính gửi:Văn phòng Chính phủ
Sau khi nghiên cứu đề nghị của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Công văn số 4162/BNN-KH ngày 30/11/2000 về việc cân đối cung cầu đường niên vụ 2000-2001, Bộ Tài chính có ý kiến như sau:
Năm 2000 các doanh nghiệp đường đã xuất khẩu gần 200.000 tấn nhưng còn tồn kho đến 60.000 tấn. Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sản lượng đường vụ mía 2000-2001 cả nước đạt gần 1 (một) triệu tấn, tương đương vụ mía 1999-2000. Như vậy sản lượng đường đã vượt nhu cầu tiêu dùng trong nước 200.000 tấn.
Do giá đường thế giới năm qua xuống thấp, sản lượng đường lớn hơn nhu cầu tiêu thụ trong nước nên giá bán trong nước cũng giảm bình quân khoảng 30% so với những năm trước đây. Vừa qua, Nhà nước đã áp dụng nhiều biện pháp để hỗ trợ (điều chỉnh thời gian cho vay, lãi suất vay, hỗ trợ tài chính) nhưng tình hình sản xuất kinh doanh ngành đường nước ta vẫn tiếp tục khó khăn, giá bán đường hiện nay thấp hơn chi phí sản xuất, các nhà máy đường vẫn tiếp tục phát sinh lỗ. Việc thua lỗ của nhà máy đường có ảnh hưởng lớn đến thu nhập và việc làm cho hàng chục vạn lao động trồng mía trong nông nghiệp và lao động trong các nhà máy đường.
Sản phẩm đường của nước ta là mặt hàng nông sản chế biến, việc xuất khẩu còn thiếu sức cạnh tranh so với các nước khác. Để khuyến khích các doanh nghiệp tìm kiếm thị trường xuất khẩu đường, tạo điều kích thích tiêu thụ nội địa, nâng dần giá đường trong nước, nhằm ổn định sản xuất, phát triển ngành sản xuất mía đường của nước ta, Bộ Tài chính kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, xem xét hỗ trợ 100% lãi vay Ngân hàng để các doanh nghiệp dự trữ 100.000 tấn đường cho xuất khẩu trong thời hạn 3 tháng ; tổng mức hỗ trợ khoảng 11,5 tỷ đồng, lấy từ quỹ hỗ trợ xuất khẩu.
Đề nghị Văn phòng Chính phủ tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định.
CÔNG VĂN
CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 342/TC-TCDN NGÀY 11 THÁNG 01 NĂM 2001
VỀ VIỆC CÂN ĐỐI CUNG CẨU VÀ XUẤT KHẨU ĐƯỜNG
NIÊN VỤ 2000-2001
Kính gửi:Văn phòng Chính phủ
Sau khi nghiên cứu đề nghị của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Công văn số 4162/BNN-KH ngày 30/11/2000 về việc cân đối cung cầu đường niên vụ 2000-2001, Bộ Tài chính có ý kiến như sau:
Năm 2000 các doanh nghiệp đường đã xuất khẩu gần 200.000 tấn nhưng còn tồn kho đến 60.000 tấn. Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sản lượng đường vụ mía 2000-2001 cả nước đạt gần 1 (một) triệu tấn, tương đương vụ mía 1999-2000. Như vậy sản lượng đường đã vượt nhu cầu tiêu dùng trong nước 200.000 tấn.
Do giá đường thế giới năm qua xuống thấp, sản lượng đường lớn hơn nhu cầu tiêu thụ trong nước nên giá bán trong nước cũng giảm bình quân khoảng 30% so với những năm trước đây. Vừa qua, Nhà nước đã áp dụng nhiều biện pháp để hỗ trợ (điều chỉnh thời gian cho vay, lãi suất vay, hỗ trợ tài chính) nhưng tình hình sản xuất kinh doanh ngành đường nước ta vẫn tiếp tục khó khăn, giá bán đường hiện nay thấp hơn chi phí sản xuất, các nhà máy đường vẫn tiếp tục phát sinh lỗ. Việc thua lỗ của nhà máy đường có ảnh hưởng lớn đến thu nhập và việc làm cho hàng chục vạn lao động trồng mía trong nông nghiệp và lao động trong các nhà máy đường.
Sản phẩm đường của nước ta là mặt hàng nông sản chế biến, việc xuất khẩu còn thiếu sức cạnh tranh so với các nước khác. Để khuyến khích các doanh nghiệp tìm kiếm thị trường xuất khẩu đường, tạo điều kích thích tiêu thụ nội địa, nâng dần giá đường trong nước, nhằm ổn định sản xuất, phát triển ngành sản xuất mía đường của nước ta, Bộ Tài chính kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, xem xét hỗ trợ 100% lãi vay Ngân hàng để các doanh nghiệp dự trữ 100.000 tấn đường cho xuất khẩu trong thời hạn 3 tháng ; tổng mức hỗ trợ khoảng 11,5 tỷ đồng, lấy từ quỹ hỗ trợ xuất khẩu.
Đề nghị Văn phòng Chính phủ tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định.
Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào
đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.
Reviews
There are no reviews yet.