Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Thông tư 29/2001/TT-BVHTT của Bộ Văn hoá-Thông tin về việc hướng dẫn thực hiện Quyết định số 46/2001/QĐ-TTg ngày 04/4/2001 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thời kỳ 2001 – 2005

THÔNG TƯ

CỦA BỘ VĂN HOÁ THÔNG TIN SỐ 29/2001/TT-BVHTT
NGÀY 5 THÁNG 6 NĂM 2001 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
QUYẾT ĐỊNH SỐ 46/2001/QĐ-TTG NGÀY 04/4/2001
CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ QUẢN LÝ XUẤT KHẨU,
NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ THỜI KỲ 2001-2005

Thực hiện Quyết định số 46/2001/QĐ-TTg ngày 04 tháng 4 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thời kỳ 2001-2005, Bộ Văn hoá Thông tin hướng dẫn thực hiện Mục V (Danh mục hàng hoá thuộc diện quản lý chuyên ngành văn hoá thông tin) của Phụ lục số 03 Ban hành kèm theo Quyết định số 46/2001/QĐ-TTg như sau:

I. CÁC QUY ĐỊNH CHUNG VỀ QUẢN LÝ HÀNG HOÁ
XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU CHUYÊN NGÀNH
VĂN HOÁ – THÔNG TIN

1. Hàng hoá, thiết bị xuất nhập khẩu trong danh mục quản lý chuyên ngành văn hoá thông tin thuộc lĩnh vực kinh doanh đặc thù được điều chỉnh thông qua các văn bản pháp luật như: Luật Xuất bản, Luật Báo chí, các Nghị định 48/CP, Nghị định 26/CP của Chính phủ về quản lý công tác điện ảnh.

2. Hàng hoá, thiết bị nhập khẩu thuộc diện quản lý chuyên ngành văn hoá thông tin quy định trong Thông tư này phải đáp ứng đầy đủ các quy định trong công tác quản lý hoạt động văn hoá thông tin và phải phù hợp với công nghệ, quy hoạch phát triển ngành.

3. Do tính đặc thù của sản phẩm văn hoá nên các doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh với ngành hàng phù hợp mới được phép nhập khẩu các loại hàng hóa như quy định tại phần III của Thông tư này.

II. DANH MỤC HÀNG HOÁ CHUYÊN NGÀNH VĂN HOÁ
THÔNG TIN CẤM XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU

1. Danh mục hàng hoá chuyên ngành văn hoá thông tin cấm xuất khẩu

a) Đồ cổ các loại.

b) Hiện vật thuộc các bảo tàng và các di tích lịch sử văn hoá.

c) Các loại tượng phật, đồ thờ cúng bằng mọi chất liệu xuất xứ từ những nơi thờ tự của các tôn giáo (đình, chùa, miếu, nhà thờ).

d) Sách, báo, phim điện ảnh, phim video, vật thể đã ghi hình, ghi tiếng hoặc dữ liệu nghe nhìn khác (CD, VCD, DVD, cát xét) và các văn hoá phẩm khác thuộc diện cấm phổ biến, lưu hành tại Việt Nam.

2. Danh mục hàng hoá chuyên ngành văn hoá thông tin cấm nhập khẩu

a) Các loại văn hoá phẩm có nội dung đồi truỵ, khiêu dâm, kích động bạo lực, phản động chống lại Nhà nước Việt Nam.

b) Các loại đồ chơi trẻ em có ảnh hưởng xấu đến giáo dục nhân cách và trật tự an toàn xã hội.

III. HÀNG HOÁ ĐƯỢC PHÉP XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU
THUỘC DIỆN QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH VĂN HOÁ THÔNG TIN

1. Danh mục hàng hoá chuyên ngành văn hoá thông tin xuất khẩu

a) Các loại ấn phẩm (sách, báo, tạp chí, tranh, ảnh, lịch) không thuộc diện điều chỉnh của khoản 1.d Mục II.

b) Tác phẩm điện ảnh và sản phẩm nghe nhìn khác được ghi trên mọi chất liệu và không thuộc diện điều chỉnh của khoản 1-d Mục II.

c) Các tác phẩm nghệ thuật thuộc các thể loại mới được sản xuất trên mọi chất liệu như: giấy, vải, lụa, gỗ, sơn mài, đồng, đá (có xuất xứ rõ ràng).

2. Danh mục hàng hoá chuyên ngành văn hoá thông tin nhập khẩu

a) Các loại ấn phẩm (sách, báo, tạp chí, tranh, ảnh, lịch).

b) Tác phẩm điện ảnh và sản phẩm nghe nhìn khác được ghi trên mọi chất liệu.

c) Hệ thống chế bản và sắp chữ chuyên dùng ngành in (máy quét, máy khắc phân màu, máy tráng hiện phim, bản in và thiết bị tạo mẫu).

d) Máy in các loại (máy in offset, máy in flexo, máy in ống đồng, máy in gia nhiệt, máy in tampon và máy in laser màu).

IV. NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ XUẤT NHẬP KHẨU

1. Đối với danh mục hàng hoá chuyên ngành văn hoá thông tin xuất khẩu

Các loại hàng hoá nêu tại khoản 1 Mục III được phép xuất khẩu theo nhu cầu. Bộ Văn hoá Thông tin không cấp giấy phép xuất khẩu, không phê duyệt nội dung, số lượng, trị giá sản phẩm xuất khẩu. Thủ tục xuất khẩu giải quyết tại Hải quan:

a) Đối với hàng hoá thuộc khoản 1-a và 1-b Mục III với điều kiện được phép sản xuất và lưu hành tại Việt Nam.

b) Đối với hàng hoá thuộc khoản 1-c Mục III có giấy tờ chứng minh nguồn gốc rõ ràng về năm sản xuất và chủ sở hữu hợp pháp của tác phẩm.

2. Đối với hàng hoá chuyên ngành văn hoá thông tin nhập khẩu

a) Hàng hoá nhập khẩu là các loại ấn phẩm (sách, báo, tạp chí, tranh, ảnh, lịch) phải được Bộ Văn hoá Thông tin phê duyệt nội dung và kế hoạch nhập khẩu trước khi doanh nghiệp làm thủ tục nhập khẩu.

b) Hàng hoá là tác phẩm điện ảnh phải được Bộ Văn hoá Thông tin phê duyệt nội dung và kế hoạch nhập khẩu theo quy định tại Thông tư số 28/2000/TT-BVHTT ngày 31/10/2000 hướng dẫn Nghị định số 26/2000/NĐ-CP ngày 3/8/2000 của Chính phủ về hoạt động điện ảnh (được gửi kèm theo Thông tư này).

Đối với sản phẩm nghe – nhìn (ghi trên mọi chất liệu) không phải là tác phẩm điện ảnh, Bộ Văn hoá Thông tin uỷ quyền cho các Sở Văn hoá Thông tin phê duyệt nội dung trước khi nhập khẩu. Người nhập khẩu được quyền đề nghị phê duyệt tại Sở Văn hoá Thông tin nào thuận tiện.

c) Hàng hoá là hệ thống chế bản và sắp chữ chuyên ngành in (máy quét, máy khắc phân màu, máy tráng hiện phim, bản in và thiết bị tạo mẫu) phải được Bộ Văn hoá Thông tin cấp giấy phép trước khi nhập khẩu.

d) Hàng hóa là máy in offset, máy in flexo, máy in ống đồng, máy in gia nhiệt, máy in tampon và máy in laser màu phải được Bộ Văn hoá Thông tin cấp giấy phép trước khi nhập khẩu.

Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ xin nhập khẩu của doanh nghiệp Bộ Văn hoá Thông tin hoặc Sở Văn hoá Thông tin có văn bản phê duyệt danh mục mặt hàng, nội dung chương trình hoặc giấy phép nhập khẩu để doanh nghiệp làm thủ tục nhập khẩu. Trong trường hợp từ chối cấp phép phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.

V. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành, được áp dụng cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá chuyên ngành Văn hoá Thông tin mậu dịch (có mục đích kinh doanh). Và thay thế Thông tư số 07/2000/TT-BVHTT ngày 18-04-2000 hướng dẫn thực hiện Quyết định số 242/1999/QĐ-TTg.

Đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá chuyên ngành Văn hoá Thông tin phi mậu dịch (không nhằm mục đích kinh doanh) vẫn được thực hiện theo bản quy định về việc xuất nhập khẩu văn hoá phẩm không thuộc phạm vi kinh doanh ban hành theo Quyết định số 893/QĐ-PC ngày 20/07/1992 của Bộ Văn hoá Thông tin.

Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan và các đối tượng thực hiện xuất nhập khẩu hàng hoá chuyên ngành văn hoá thông tin phản ảnh kịp thời về Bộ Văn hoá Thông tin xem xét, giải quyết.

Thuộc tính văn bản
Thông tư 29/2001/TT-BVHTT của Bộ Văn hoá-Thông tin về việc hướng dẫn thực hiện Quyết định số 46/2001/QĐ-TTg ngày 04/4/2001 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thời kỳ 2001 – 2005
Cơ quan ban hành: Bộ Văn hoá-Thông tin Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 29/2001/TT-BVHTT Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Thông tư Người ký: Lưu Trần Tiêu
Ngày ban hành: 05/06/2001 Ngày hết hiệu lực: Đã biết
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Xuất nhập khẩu , Văn hóa-Thể thao-Du lịch
Tóm tắt văn bản
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

THÔNG TƯ

CỦA BỘ VĂN HOÁ THÔNG TIN SỐ 29/2001/TT-BVHTT
NGÀY 5 THÁNG 6 NĂM 2001 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
QUYẾT ĐỊNH SỐ 46/2001/QĐ-TTG NGÀY 04/4/2001
CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ QUẢN LÝ XUẤT KHẨU,
NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ THỜI KỲ 2001-2005

Thực hiện Quyết định số 46/2001/QĐ-TTg ngày 04 tháng 4 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thời kỳ 2001-2005, Bộ Văn hoá Thông tin hướng dẫn thực hiện Mục V (Danh mục hàng hoá thuộc diện quản lý chuyên ngành văn hoá thông tin) của Phụ lục số 03 Ban hành kèm theo Quyết định số 46/2001/QĐ-TTg như sau:

I. CÁC QUY ĐỊNH CHUNG VỀ QUẢN LÝ HÀNG HOÁ
XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU CHUYÊN NGÀNH
VĂN HOÁ – THÔNG TIN

1. Hàng hoá, thiết bị xuất nhập khẩu trong danh mục quản lý chuyên ngành văn hoá thông tin thuộc lĩnh vực kinh doanh đặc thù được điều chỉnh thông qua các văn bản pháp luật như: Luật Xuất bản, Luật Báo chí, các Nghị định 48/CP, Nghị định 26/CP của Chính phủ về quản lý công tác điện ảnh.

2. Hàng hoá, thiết bị nhập khẩu thuộc diện quản lý chuyên ngành văn hoá thông tin quy định trong Thông tư này phải đáp ứng đầy đủ các quy định trong công tác quản lý hoạt động văn hoá thông tin và phải phù hợp với công nghệ, quy hoạch phát triển ngành.

3. Do tính đặc thù của sản phẩm văn hoá nên các doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh với ngành hàng phù hợp mới được phép nhập khẩu các loại hàng hóa như quy định tại phần III của Thông tư này.

II. DANH MỤC HÀNG HOÁ CHUYÊN NGÀNH VĂN HOÁ
THÔNG TIN CẤM XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU

1. Danh mục hàng hoá chuyên ngành văn hoá thông tin cấm xuất khẩu

a) Đồ cổ các loại.

b) Hiện vật thuộc các bảo tàng và các di tích lịch sử văn hoá.

c) Các loại tượng phật, đồ thờ cúng bằng mọi chất liệu xuất xứ từ những nơi thờ tự của các tôn giáo (đình, chùa, miếu, nhà thờ).

d) Sách, báo, phim điện ảnh, phim video, vật thể đã ghi hình, ghi tiếng hoặc dữ liệu nghe nhìn khác (CD, VCD, DVD, cát xét) và các văn hoá phẩm khác thuộc diện cấm phổ biến, lưu hành tại Việt Nam.

2. Danh mục hàng hoá chuyên ngành văn hoá thông tin cấm nhập khẩu

a) Các loại văn hoá phẩm có nội dung đồi truỵ, khiêu dâm, kích động bạo lực, phản động chống lại Nhà nước Việt Nam.

b) Các loại đồ chơi trẻ em có ảnh hưởng xấu đến giáo dục nhân cách và trật tự an toàn xã hội.

III. HÀNG HOÁ ĐƯỢC PHÉP XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU
THUỘC DIỆN QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH VĂN HOÁ THÔNG TIN

1. Danh mục hàng hoá chuyên ngành văn hoá thông tin xuất khẩu

a) Các loại ấn phẩm (sách, báo, tạp chí, tranh, ảnh, lịch) không thuộc diện điều chỉnh của khoản 1.d Mục II.

b) Tác phẩm điện ảnh và sản phẩm nghe nhìn khác được ghi trên mọi chất liệu và không thuộc diện điều chỉnh của khoản 1-d Mục II.

c) Các tác phẩm nghệ thuật thuộc các thể loại mới được sản xuất trên mọi chất liệu như: giấy, vải, lụa, gỗ, sơn mài, đồng, đá (có xuất xứ rõ ràng).

2. Danh mục hàng hoá chuyên ngành văn hoá thông tin nhập khẩu

a) Các loại ấn phẩm (sách, báo, tạp chí, tranh, ảnh, lịch).

b) Tác phẩm điện ảnh và sản phẩm nghe nhìn khác được ghi trên mọi chất liệu.

c) Hệ thống chế bản và sắp chữ chuyên dùng ngành in (máy quét, máy khắc phân màu, máy tráng hiện phim, bản in và thiết bị tạo mẫu).

d) Máy in các loại (máy in offset, máy in flexo, máy in ống đồng, máy in gia nhiệt, máy in tampon và máy in laser màu).

IV. NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ XUẤT NHẬP KHẨU

1. Đối với danh mục hàng hoá chuyên ngành văn hoá thông tin xuất khẩu

Các loại hàng hoá nêu tại khoản 1 Mục III được phép xuất khẩu theo nhu cầu. Bộ Văn hoá Thông tin không cấp giấy phép xuất khẩu, không phê duyệt nội dung, số lượng, trị giá sản phẩm xuất khẩu. Thủ tục xuất khẩu giải quyết tại Hải quan:

a) Đối với hàng hoá thuộc khoản 1-a và 1-b Mục III với điều kiện được phép sản xuất và lưu hành tại Việt Nam.

b) Đối với hàng hoá thuộc khoản 1-c Mục III có giấy tờ chứng minh nguồn gốc rõ ràng về năm sản xuất và chủ sở hữu hợp pháp của tác phẩm.

2. Đối với hàng hoá chuyên ngành văn hoá thông tin nhập khẩu

a) Hàng hoá nhập khẩu là các loại ấn phẩm (sách, báo, tạp chí, tranh, ảnh, lịch) phải được Bộ Văn hoá Thông tin phê duyệt nội dung và kế hoạch nhập khẩu trước khi doanh nghiệp làm thủ tục nhập khẩu.

b) Hàng hoá là tác phẩm điện ảnh phải được Bộ Văn hoá Thông tin phê duyệt nội dung và kế hoạch nhập khẩu theo quy định tại Thông tư số 28/2000/TT-BVHTT ngày 31/10/2000 hướng dẫn Nghị định số 26/2000/NĐ-CP ngày 3/8/2000 của Chính phủ về hoạt động điện ảnh (được gửi kèm theo Thông tư này).

Đối với sản phẩm nghe – nhìn (ghi trên mọi chất liệu) không phải là tác phẩm điện ảnh, Bộ Văn hoá Thông tin uỷ quyền cho các Sở Văn hoá Thông tin phê duyệt nội dung trước khi nhập khẩu. Người nhập khẩu được quyền đề nghị phê duyệt tại Sở Văn hoá Thông tin nào thuận tiện.

c) Hàng hoá là hệ thống chế bản và sắp chữ chuyên ngành in (máy quét, máy khắc phân màu, máy tráng hiện phim, bản in và thiết bị tạo mẫu) phải được Bộ Văn hoá Thông tin cấp giấy phép trước khi nhập khẩu.

d) Hàng hóa là máy in offset, máy in flexo, máy in ống đồng, máy in gia nhiệt, máy in tampon và máy in laser màu phải được Bộ Văn hoá Thông tin cấp giấy phép trước khi nhập khẩu.

Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ xin nhập khẩu của doanh nghiệp Bộ Văn hoá Thông tin hoặc Sở Văn hoá Thông tin có văn bản phê duyệt danh mục mặt hàng, nội dung chương trình hoặc giấy phép nhập khẩu để doanh nghiệp làm thủ tục nhập khẩu. Trong trường hợp từ chối cấp phép phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.

V. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành, được áp dụng cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá chuyên ngành Văn hoá Thông tin mậu dịch (có mục đích kinh doanh). Và thay thế Thông tư số 07/2000/TT-BVHTT ngày 18-04-2000 hướng dẫn thực hiện Quyết định số 242/1999/QĐ-TTg.

Đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá chuyên ngành Văn hoá Thông tin phi mậu dịch (không nhằm mục đích kinh doanh) vẫn được thực hiện theo bản quy định về việc xuất nhập khẩu văn hoá phẩm không thuộc phạm vi kinh doanh ban hành theo Quyết định số 893/QĐ-PC ngày 20/07/1992 của Bộ Văn hoá Thông tin.

Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan và các đối tượng thực hiện xuất nhập khẩu hàng hoá chuyên ngành văn hoá thông tin phản ảnh kịp thời về Bộ Văn hoá Thông tin xem xét, giải quyết.

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Thông tư 29/2001/TT-BVHTT của Bộ Văn hoá-Thông tin về việc hướng dẫn thực hiện Quyết định số 46/2001/QĐ-TTg ngày 04/4/2001 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thời kỳ 2001 – 2005”