QUYẾT ĐỊNH
CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG
SỐ 08/2001/QĐ-BKHCNMT NGÀY 04 THÁNG 5 NĂM 2001
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ XÉT DUYỆT VÀ QUẢN LÝ
CÁC DỰ ÁN GEF (QUỸ MÔI TRƯỜNG TOÀN CẦU) CỦA VIỆT NAM
BỘ TRƯỞNG
BỘ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG
Căn cứ nghị định 22/CP ngày 22 tháng 5 năm 1993 của Chính phủ vềnhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường;
Căn cứQuyết định số 2175/2000/QĐ-BKHCNMT ngày 20 tháng11 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường vềviệc Ban hành Quy chế Tổ chức và hoạt động của Ban điều hành Quỹ Môi trường toàn cầu của Việt Nam;
Theo đề nghị của các Ông Cục trưởng Cục Môi trường,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế xét duyệt và quản lýcác dự án GEF(Quỹ môi trường toàn cầu) của Việt Nam.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3. Chủtịch, các thành viên của Ban Điều hành GEF – Việt Nam, Văn phòng GEF – Việt Nam, Cục trưởng Cục Môi trường, Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Quan hệ quốc tế, Vụ trưởng Vụ Tổ chức và Cán bộ Khoa học, Vụ trưởng Vụ Tài chính Kế toán có trách nhiệm thi hành quyết định này.
QUI CHẾ
VỀ XÉT DUYỆT VÀ QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN GEF
(Ban hành kèm theo quyết định số08 /2001/QĐ-BKHCNMT
ngày 4 tháng 5năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường)
CHƯƠNG I
NHỮNG QUI ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi áp dụng
1. Qui chế này qui định việc xây dựng, xét duyệt và quản lý các dự án sử dụng nguồn Quĩ Môi trường Toàn cầu ( viết tắt là GEF).
2. Quá trìnhxây dựng, xét duyệt và quản lý các dự án GEF tuân theo Qui chế sử dụng và quản lý nguồn hỗ trợ phát triển chính thức của Nhà nước CHXHCN Việt Nam, qui định của GEFvà qui chế này.
Điều 2. Giải thích các thuật ngữ:
Dự án GEF:là dự án do GEF tài trợ nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến lĩnh vực môi trường, cụ thể là: đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu, suy giảm tầng ô zôn, nguồn nước quốc tế và suy thoái đất.
Ý tưởng dự án: là bản đề xuất gồm 2-3 trang cung cấp những thông tin cơ bản liên quan đến dự án GEF được thiết kế theo mẫu của GEF
Bản tóm tắt dự án:là bản đề xuấtgồm 15-20 trang được phát triển chi tiết hơn từ ý tưởng dự án được thiết kế theo mẫu qui địnhcủa GEF
Văn kiện dự án: Tài liệu cuối cùng chứa đựng tất cả các thông tin chi tiết của một dự án, bao gồm cả ngân sách, thời hạn và kế hoạch triển khai thực hiện. Tài liệu này đượcchuẩn bị để cơ quan thực hiện và nước chủ nhà ký kết trước khi bắt đầu thực hiện dự án.
PDF A:là bản đề xuấtyêu cầu GEF tài trợ khoản kinh phíđến 25.000 đôla Mỹ cho việc chuẩn bị PDF B hoặc tóm tắt dự án được thiết kế theo mẫu qui định của GEF
PDF B: là bản đề xuất yêu cầu GEF tài trợ khoản kinh phítừ 25.000 đến 350.000 đôla Mỹ cho việc chuẩn bị cácvề dự án và tư liệu hỗ trợ cần thiết được thiết kế theo mẫuqui định của GEF
PDF C: làbản đề xuất yêu cầu GEF tài trợ khoản kinh phí từ 350.000 đến 1.000.000 đô la Mỹ để chuẩn bị về các thiết kế kỹ thuật và nghiên cứu khả thi của dự án có kinh phí trên một triệu đô la Mỹ, được thiết kế theo mẫu qui định của GEF
Đề xuất dự án: bao gồm các dạng ý tưởng dự án, PDF A, PDF B, PDF C, tóm tắt dự án
Vận động dự án GEF: Là quá trình thu hút sự tài trợ của GEF cho các Đề xuất dự án.
Cơ quan Thực hiện GEF:cơ quan này có trách nhiệm hỗ trợ xây dựng các dự án do Quỹ Môi trường Toàn cầu tài trợ và thực hiện chúng thông qua các cơ quan điều hành được chỉ định. Các cơ quan thực hiện gồm cóChương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP), Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) và Ngân hàng Thế giới (WB).
Cơ quan điều hành: Cơ quan có trách nhiệm về các hoạt động hàng ngày của các dự án cụ thể. Cơ quan điều hànhcó thể là các cơ quan chính phủ, các cơ quan khác của Liên hợp quốc, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức quần chúng. Cơ quan điều hành phối hợp chặt chẽ với Cơ quan thực hiện của GEF về quản lý dự án và chịu trách nhiệm trước cơ quan này. Cơ quan điều hành được xác định rõ trong văn kiện dự án.
GEF- Việt Nam: là cơ quan đầu mối quốc gia về GEF có nhiệm vụ điều phối tất cả các hoạt động GEF trong phạm vi quốc gia. Cơ cấu tổ chức của GEF-Việt Nam bao gồm Ban chỉ đạo liên ngành do Bộ KHCN&MT chủ trì và một bộ phận Văn phòng thường trực (Văn phòng GEF- Việt Nam) đặt tại Cục Môi trường.
Điều 3. Quá trình xây dựng, xét duyệt và quản lý các dự án GEF
Quá trình xây dựng, xét duyệt và quản lý các dự án GEF được tiến hành qua các bước chủ yếu dưới đây:
– Chuẩn bị Đề xuất dự án GEF và Hồ sơ đăng ký phát triển dự án GEF
– Xem xét các Đề xuất dự án GEF và lập danh mục dự án ưu tiên vận động GEF
– Chuẩn bị và hoàn thiện văn kiện dự án GEF
– Xét duyệt văn kiện dự án GEF
– Ký kết dự án GEF cụ thể
– Thực hiện dự án GEF
– Theo dõi, đánh giá việc thực hiện dự án GEF
– Nghiệm thuvà bàn giao kết quả dự án GEF
CHƯƠNGII
THỦ TỤC XÉT DUYỆTCÁC DỰ ÁN GEF
Điều 4 . Chuẩn bị các Đề xuất dự án GEF
1. Hình thành ý tưởng dự án và tham khảo ý kiến của các bên liên quan: Tất cả các tổ chức, cá nhân đều có thể hình thành các ý tưởng dự án GEF và tham khảo ý kiến của các bên chuyên môn liên quan như Văn phòng GEF- Việt Nam, các Văn phòng đại diện UNDP và WB tại Việt Nam. Các ý tưởng phù hợp với các tiêu chí của GEF sẽ được khuyến khích để đăng ký phát triển dự án GEF.
2- Đăng ký phát triển dự án GEF: Vào bất cứ thời gian nào, cơ quan có nhu cầu phát triển các dự án GEF đều có thể đăng ký phát triển dự án với Bộ KHCN&MT/ GEF- Việt Nam. Hồ sơđăng ký phát triển dự án GEF (hồ sơ dự án GEF) được qui định tại điều 5 của qui chế này.
3. Các Đề xuất dự án GEF được thiết kế theo mẫu qui định của GEF. Tuỳ theo mức độ, Đề xuất dự án có thể ở dạng ý tưởng, PDF A, PDF B, PDF C,tóm tắt dự án.
Điều 5. Hồ sơ dự án GEF
Cơ quan đề xuất dự án gửi 02 bộ Hồ sơ dự án tới Văn phòng GEF- Việt Nam. Hồ sơ dự án gồm những tài liệu sau:
1. Đơn đề nghị xét duyệt đề xuấtdự án của cơ quan đề xuất dự án
2. Công văn đề nghị xét duyệt Đề xuất dự án của Bộ chủ quản và/hoặc của UBND Tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ương.
3. Đề xuất dự án bằng tiếng Anh và tiếng Việt (mỗi loại 3 bộ) theo mẫu của GEF
4. Các văn bản cho phép, thông báo, ý kiến thoả thuận của các cơ quan liên quan trong quá trình chuẩn bị dự án (tuỳ theo đặc điểm của từng dự án)
5. Các văn bản thoả thuận, bản ghi nhớ về nội dung dự án GEF, báo cáo của đoàn chuyên gia xét duyệt thực hiện theo yêu cầu của GEF (nếu có).
Điều 6. Xét duyêt và lập danh mục các dự án GEF ưu tiên để vận động
1. Mỗi năm 2 lần, vào quí 1 và quí 3, GEF- Việt Nam tổ chức xét duyệt các Đề xuất dự án GEF và lập danh mục các dự án ưu tiên để vận động
a) Văn phòng GEF- Việt Nam chủ trì lấy ý kiến bằng văn bản của các thành viên Ban điều hành GEF- Việt Nam, Ban tư vấn Khoa học Kỹ thuật của GEF- Việt Nam về nội dung của Đề xuất dự án. ý kiến đóng góp của Ban tư vấn Khoa học Kỹ thuật của GEF- Việt Nam là cơ sở để GEF- Việt Nam xem xét, yêu cầu bên Đề xuất dự án sửa đổi nội dung củaĐề xuất dự án.
b) Trong trường hợp cần thiết, Văn phòng GEF- Việt Nam có thể yêu cầu cơ quan Đề xuất dự án tổ chức các cuộc họp để trao đổi các vấn đề về nội dung của Đề xuất dự án, với sự tham gia của các chuyên gia, các bên liên quan do GEF- Việt Nam chỉ định và do GEF- Việt Nam chủ trì.
c) Đối với các dự án có trên 50 % ý kiến thống nhất của các thành viên Ban điều hành sẽ được đưa vào Danh mục dự án ưu tiên vận động.
2. GEF- Việt Nam gửi danh mục các dự án ưu tiên vận động GEF tới Bộ Kế hoạch và Đầu tư để xem xét, tổng hợp danh mục và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
3. Trường hợp đột xuất, trên cơ sở đề nghị của Cơ quan Đề xuất dự án GEF (đã có thoả thuận sơ bộ với Nhà tài trợ và có bản ghi nhớ kèm theo), GEF- Việt Nam có thể xem xét và thông qua các Đề xuất dự án trong thời điểm ngoài 2 lần phê duyệt trên.
4. Danh mục các dự án ưu tiên vận động GEF sau khi đựơc Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, được Chủ tịch GEF- Việt Nam thông báo cho các cơ quan thực hiện GEF, cơ quan có đề xuất dự án GEF và được công bố rộng rãi làm cơsở định hướng cho việc triển khai vận động GEF trong từng thời kỳ.
Điều 7. Xây dựng và hoàn thiện văn kiện dự án GEF
Các cơ quan có Đề xuất dự án GEF trong danh mục các dự án ưu tiên được Thủ tướng Chính phủ phê duyệtcần tổ chức xây dựng và hoàn thiện bản văn kiện dự án.Hồ sơ văn kiện dự án cuối cùng saukhi hoàn thiệnđược gửi tới Văn phòng GEF- Việt Nam, gồm 3 bộ bằng tiếng Việt và tiếng Anh.
Điều 8. Xét duyệtvăn kiện dự án GEFthuộc danh mục dự án ưu tiên vận động GEF đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
1.Phân cấp xét duyệt:
Việc phân cấp xét duyệt dự án GEF hoàn toàn tuân thủ theo qui định của Nhà nước CHXHCNVN đối với việc thực hiện các dự án thuộc nguồn hỗ trợ phát triển chính thức.
a) Đối với các văn kiệndự án có yêu cầu GEF tài trợ dưới 500.000 USD, Bộ KHCN&MT có trách nhiệm xem xét và phê duyệt. Trong quá trình xem xét văn kiện dự án có lấy ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
b) Đối với các văn kiệndự án có yêu cầu GEF tài trợtừ 500.000 USD trở lên, sau khi đựoc Bộ KHCN&MT thông qua sẽ được gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Chính phủ phê duyệt.
c) Bộ KHCN&MT xem xét và phê duyệt các khoản hỗ trợ cho phát triển dự án: PDF A, PDF B.
d) Bộ KHCN&MT/ GEF- Việt Nam có trách nhiệm thông báo cho các Cơ quan thực hiện GEF, cơ quan Đề xuất dự án GEF về những dự án được phê duyệt.
2. Thời hạn xét duyệt các Đề xuất dự án GEF
a) Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án hợp lệ, Văn phòng GEF- Việt Nam gửi hồ sơ xin ý kiến tới các thành viên của Ban điều hành GEF- Việt Nam và các thành viên Ban tư vấn Khoa học kỹ thuật của GEF- Việt Nam (tuỳ trường hợp cụ thể).
b) Trong thời gian 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án, các thành viên Ban điều hành và Ban tư vấn Khoa học kỹ thuật gửi ý kiến góp ý bằng văn bản cho Văn phòng GEF- Việt Nam; quá thời hạn trên nếu không có ý kiến bằng văn bản thì coi như đồng ý với nội dung dự án.
c) Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án, GEF- Việt Nam ra văn bản yêu cầu Cơ quan Đề xuất dự án thực hiện những bổ sung, sửa đổi (nếu cần thiết).
d) Trong trường hợp cần thiết, Bộ KHCN&MT/GEF- Việt Nam có thể yêu cầu cơ quan Đề xuất dự án tổ chức các cuộc họp để trao đổi các vấn đề về nội dung của Đề xuất dự án, với sự tham gia của các chuyên gia, các bên liên quan do GEF- Việt Nam chỉ định và GEF- Việt Nam chủ trì.
e) Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án hợp lệ, Bộ KHCN&MT/ GEF- Việt Nam hoàn thành báo cáo xét duyệt và trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợpđể trình Thủ tướng Chính phủ xem xét đối với các dự án được qui định do Thủ tướng Chính phủ xét duyệt.
f) Thời hạn xét duyệt chương trình, dự án qui định tại điều này không bao gồm thời gian Cơ quan đề xuất dự án bổ sung, sửa đổi hồ sơ dự án.
Điều 9.Phối hợp vận động dự án GEF.
1. Bộ KHCN&MT/GEF- Việt Nam là cơ quan đầu mối trong việc điều phối các hoạt động của GEF tại Việt Nam, có trách nhiệm chủ trì phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Ngoại giao, cơ quan đề xuất và điều hànhdự án, các cơ quan thực hiện GEF và các cơ quan có liên quan khác để tổ chức vận động dự án GEF .
2. GEF- Việt Nam thường xuyên tổng hợp tình hình vận động các dự án GEF, các chính sách, ưu tiên, thủ tục của GEF, chủ trương vận động các dự án GEF của Chính phủ và thông báo,hướng dẫn cho các cơ quan có nhu cầu về dự án GEF nhằm phối hợp vận động nguồn tài trợ có hiệu quả.
Điều 10. Các điều kiện cơ bản để một Đề xuất dự án được GEF- Việt Nam thông qua:
1. Hồ sơ dự án hợp lệ
2. Dự án phải thuộc lĩnh vực được GEF tài trợ
3. Dự án phải phù hợp với chiến lược, kế hoạch, chương trình của quốc gia và ngành.
4. Cơ quan thực thi dự án được đề xuất có năng lực triển khai dự án
5. Dự án có khả năng huy động được sự tham gia của các bên có liên quan
6. Trường hợp haicơ quan có cùng một Đề xuất dự án, GEF- Việt Nam quyết định cơ quan thực hiện dự án phù hợp.
Điều 11. Ký kết dự án GEF: Thủ tục ký kết các dự án GEF được tiến hành theo qui định của GEF và qui định của Nhà nước CHXHCNVN đối với việc thực hiện các dự án thuộc nguồn hỗ trợ phát triển chính thức, với sự tham gia của GEF- Việt Nam.
CHƯƠNGIII
THỰC HIỆN VÀ THEO DÕI, ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN
DỰ ÁN GEF
Điều 12. Thực hiện dự án GEF:
Trong quá trình thực hiện dự án GEF , cơ quan thực thi có trách nhiệm tuân thủ các nội dung đã đựơc xác định trong văn kiện dự án và các qui định khác có liên quan.
Điều 13. Theo dõi và đánh giá việc thực hiện dự án GEF:
1. Trách nhiệm theo dõi và đánh giá việc thực hiện dự án GEF:
1.1. Ban quản lý dự án tiến hành theo dõi, đánh giá dự án và báo cáo định kỳ theo tiến độ đã được xác định trong văn kiện dự án hoặc đã đựơc cụ thể hoá trong chương trình hoạt động hằng năm của dự án
1.2. GEF- Việt Nam chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quanhoặc thuê tổ chức, chuyên gia tư vấn trong và ngoài nước (trong trường hợp cần thiết) tiến hành đánh giá hoạt động củadự án .
1.3. Bộ KHCN&MT/GEF- Việt Nam phối hợp chặt chẽ với cơ quan điều hành dự án, các cơ quan liên quan và nhà tài trợ tiến hành các phiên họp kiểm điểm các bên theo định kỳ hoặcđột xuất (khi cần thiết) đối với từng dự án GEF cụ thể.
1.4. Kế hoạch, tổ chức thực hiện và kinh phí theo dõi, đánh giá việc triển khai dự án được xác định rõ trong văn kiện dự án hoặc chương trình hoạt động hàng năm của dự án.
2. Báo cáo thực hiện dự án
2.1. Trong quá trình thực hiện dự án, Ban quản lý dự án phải lập báo cáo (báo cáo kỹ thuật và báo cáo tài chính) bằng văn bản theo qui định lập báo cáo được qui định tại Qui chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức của Nhà nước CHXHCN Việt Nam. Các báo cáo này cần được gửi tới Bộ KHCN&MT/GEF- Việt Nam để tổng hợp.
2.2. Văn phòng GEF- Việt Nam có trách nhiệm tổng hợp báo cáo các cơ quan quản lý có liên quan của Việt Nam và theo yêu cầu của GEF.
Điều 14. Nghiệm thuvà bàn giao kết quả dự án GEF
Thủ tục nghiệm thu và bàn giao kết quả dự án GEF tuân thủ qui định của GEF và các qui định khác có liên quan.
Reviews
There are no reviews yet.