Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Công văn 350/CP-ĐMDN của Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh sắp xếp và đổi mới DNNN.

CÔNG VĂN

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 350/CP-ĐMDN NGÀY 02 THÁNG 5 NĂM 2001
VỀ VIỆC TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH SẮP XẾP VÀ ĐỔI MỚI DNNN

Kính gửi: – Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

– Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

– Các Tổng công ty nhà nước thành lập theo Quyết định số91/TTg

Nhằm tiếp tục thực hiện nhiệm vụ đổi mới, phát triển doanh nghiệp nhà nước trong thời gian tới, phấn đấu xây dựngt khu vực doanh nghiệp nhà nước hoạt động ngày càng có hiệu quả, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương và Tổng công ty Nhà nước thành lập theo Quyết định số 91/TTg (sau đây gọi tắt là Tổng công ty 91) triển khai ngay các công việc sau đây:

1. Đánh giá tình hình thực hiện Chỉ thị số 20/1998/CT-TTg ngày 21 tháng 4 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp nhà nước, giai đoạn đến năm 2000. Trong đó làm rõ những kết quả đã đạt được, những tồn tại, nguyên nhân, bài học kinh nghiệm và đề xuất những giải pháp đồng bộ, khả thi nhằm đẩy mạnh việc sắp xếp, tổ chức lại doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2001 – 2005, có tính tới năm 2010.

2. Xây dựng Đề án tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển doanh nghiệp nhà nước thuộc cơ quan, địa phương mình quản lý giai đoạn 2001-2005 và định hướng tới năm 2010, theo Chỉ thị số 20/1998/CT-TTg ngày 21 tháng 4 năm 1998 và Chỉ thị số 15/1999/CT-TTg ngày 26 tháng 5 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ.

Các Bộ, ngành, địa phương, Tổng công ty 91 đã được phê duyệt Đề án tổng thể sắp xếp doanh nghiệp nhà nước đến hết năm 2005, nay nếu thấy có thực sự cần thiết, có thể nghiên cứu để xuất bổ sung, điều chỉnh lại đề án cho phù hợp với tình hình thực tế.

Khi xây dựng đề án cần lưu ý những nội dung sau:

– Căn cứ chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 2001-2010, chiến lược phát triển ngành kinh tế – kỹ thuật, chiến lược hội nhập và vị trí của từng ngành trong nền kinh tế quốc dân để xác định ngành nào cần có Tổng công ty, Tổng công ty nào cần kiện toàn và phát triển. Kiên quyết sắp xếp lại những Tổng công ty nhà nước không đáp ứng điều kiện quy định hoặc hoạt động kém hiệu quả, không có khả năng phát triển. Đề xuất phương án sát nhập, hợp nhất một số Tổng công ty theo ngành và theo lãnh thổ.

Thực hiện thí điểm mô hình Tổng công ty, Công ty lớn tham gia góp vốn với các đơn vị thành viên (mô hình công ty mẹ, công ty con), sơ kết cơ chế Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Tổng công ty.

– Sắp xếp, tổ chức lại các doanh nghiệp nhà nước độc lập mà Nhà nước cần nắm giữ 100% vốn, đặc biệt là những doanh nghiệp công ích, theo hướng tạo ra các doanh nghiệp nhà nước quy mô vừa và lớn, có trình độ công nghệ, quản lý tiên tiến, đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế quốc dân.

– Xây dựng kế hoạch hàng năm về cổ phần hoá những doanh nghiệp không thuộc diện phải duy trì 100% vốn nhà nước và tiến hành khoán, cho thuê hoặc giao, bán, giải thể, phá sản những doanh nghiệp Nhà nước không cần nắm giữ, thua lỗ kéo dài, không cổ phần hoá được.

– Việc thành lập doanh nghiệp Nhà nước mới phải xuất phát từ quy hoạch. chiến lược phát triển ngành kinh tế – kỹ thuật, phải có đủ điều kiện và theo đúng quy trình.

3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tổng công ty 91 trình Thủ tướng Chính phủ báo cáo đánh giá tình hình thực hiện Chỉ thị số 20/1998/CT-TTg và Đề án tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển doanh nghiệp nhà nước nêu tại điểm 1 và 2 trước ngày 30 tháng 9 năm 2001.

4. Thành lập Ban đổi mới và phát triển doanh nghiệp của các Bộ, ngành, địa phương, Tổng công ty 91 trên cơ sở tổ chức lại Ban đổi mới quản lý doanh nghiệp để giúp lãnh đạo Bộ, ngành, địa phương và Tổng công ty 91 trong việc chỉ đạo xây dựng, thực hiện chương trình, kế hoạch sắp xếp, đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước thuộc phạm vi quản lý.

Thành lập Ban đổi mới và phát triển doanh nghiệp của các Bộ, ngành, địa phương và Tổng công ty 91 gồm:

– Trưởng ban là 1 đồng chí lãnh đạo Bộ, ngành, địa phương, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty 91;

– Phó trưởng ban là 1 đồng chí lãnh đạo của một trong số các cơ quan sau: Kế hoạch và Đầu tư, Tổ chức, Tài chính;

– Thành viên của Ban là đại diện các cơ quan Kế hoạch và Đầu tư, Tổ chức, Tài chính, Lao động – Thương binh và Xã hội,…

– Ban có 2 đến 3 chuyên viên giúp việc.

Các Bộ, ngành, địa phương, Tổng công ty 91 có trách nhiệm bố trí cán bộ và điều kiện vật chất để ban đổi mới và Phát triển doanh nghiệp trực thuộc hoạt động.

Thuộc tính văn bản
Công văn 350/CP-ĐMDN của Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh sắp xếp và đổi mới DNNN.
Cơ quan ban hành: Chính phủ Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 350/CP-ĐMDN Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Công văn Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 02/05/2001 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Doanh nghiệp

CÔNG VĂN

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 350/CP-ĐMDN NGÀY 02 THÁNG 5 NĂM 2001
VỀ VIỆC TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH SẮP XẾP VÀ ĐỔI MỚI DNNN

Kính gửi: – Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

– Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

– Các Tổng công ty nhà nước thành lập theo Quyết định số91/TTg

Nhằm tiếp tục thực hiện nhiệm vụ đổi mới, phát triển doanh nghiệp nhà nước trong thời gian tới, phấn đấu xây dựngt khu vực doanh nghiệp nhà nước hoạt động ngày càng có hiệu quả, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương và Tổng công ty Nhà nước thành lập theo Quyết định số 91/TTg (sau đây gọi tắt là Tổng công ty 91) triển khai ngay các công việc sau đây:

1. Đánh giá tình hình thực hiện Chỉ thị số 20/1998/CT-TTg ngày 21 tháng 4 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp nhà nước, giai đoạn đến năm 2000. Trong đó làm rõ những kết quả đã đạt được, những tồn tại, nguyên nhân, bài học kinh nghiệm và đề xuất những giải pháp đồng bộ, khả thi nhằm đẩy mạnh việc sắp xếp, tổ chức lại doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2001 – 2005, có tính tới năm 2010.

2. Xây dựng Đề án tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển doanh nghiệp nhà nước thuộc cơ quan, địa phương mình quản lý giai đoạn 2001-2005 và định hướng tới năm 2010, theo Chỉ thị số 20/1998/CT-TTg ngày 21 tháng 4 năm 1998 và Chỉ thị số 15/1999/CT-TTg ngày 26 tháng 5 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ.

Các Bộ, ngành, địa phương, Tổng công ty 91 đã được phê duyệt Đề án tổng thể sắp xếp doanh nghiệp nhà nước đến hết năm 2005, nay nếu thấy có thực sự cần thiết, có thể nghiên cứu để xuất bổ sung, điều chỉnh lại đề án cho phù hợp với tình hình thực tế.

Khi xây dựng đề án cần lưu ý những nội dung sau:

– Căn cứ chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 2001-2010, chiến lược phát triển ngành kinh tế – kỹ thuật, chiến lược hội nhập và vị trí của từng ngành trong nền kinh tế quốc dân để xác định ngành nào cần có Tổng công ty, Tổng công ty nào cần kiện toàn và phát triển. Kiên quyết sắp xếp lại những Tổng công ty nhà nước không đáp ứng điều kiện quy định hoặc hoạt động kém hiệu quả, không có khả năng phát triển. Đề xuất phương án sát nhập, hợp nhất một số Tổng công ty theo ngành và theo lãnh thổ.

Thực hiện thí điểm mô hình Tổng công ty, Công ty lớn tham gia góp vốn với các đơn vị thành viên (mô hình công ty mẹ, công ty con), sơ kết cơ chế Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Tổng công ty.

– Sắp xếp, tổ chức lại các doanh nghiệp nhà nước độc lập mà Nhà nước cần nắm giữ 100% vốn, đặc biệt là những doanh nghiệp công ích, theo hướng tạo ra các doanh nghiệp nhà nước quy mô vừa và lớn, có trình độ công nghệ, quản lý tiên tiến, đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế quốc dân.

– Xây dựng kế hoạch hàng năm về cổ phần hoá những doanh nghiệp không thuộc diện phải duy trì 100% vốn nhà nước và tiến hành khoán, cho thuê hoặc giao, bán, giải thể, phá sản những doanh nghiệp Nhà nước không cần nắm giữ, thua lỗ kéo dài, không cổ phần hoá được.

– Việc thành lập doanh nghiệp Nhà nước mới phải xuất phát từ quy hoạch. chiến lược phát triển ngành kinh tế – kỹ thuật, phải có đủ điều kiện và theo đúng quy trình.

3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tổng công ty 91 trình Thủ tướng Chính phủ báo cáo đánh giá tình hình thực hiện Chỉ thị số 20/1998/CT-TTg và Đề án tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển doanh nghiệp nhà nước nêu tại điểm 1 và 2 trước ngày 30 tháng 9 năm 2001.

4. Thành lập Ban đổi mới và phát triển doanh nghiệp của các Bộ, ngành, địa phương, Tổng công ty 91 trên cơ sở tổ chức lại Ban đổi mới quản lý doanh nghiệp để giúp lãnh đạo Bộ, ngành, địa phương và Tổng công ty 91 trong việc chỉ đạo xây dựng, thực hiện chương trình, kế hoạch sắp xếp, đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước thuộc phạm vi quản lý.

Thành lập Ban đổi mới và phát triển doanh nghiệp của các Bộ, ngành, địa phương và Tổng công ty 91 gồm:

– Trưởng ban là 1 đồng chí lãnh đạo Bộ, ngành, địa phương, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty 91;

– Phó trưởng ban là 1 đồng chí lãnh đạo của một trong số các cơ quan sau: Kế hoạch và Đầu tư, Tổ chức, Tài chính;

– Thành viên của Ban là đại diện các cơ quan Kế hoạch và Đầu tư, Tổ chức, Tài chính, Lao động – Thương binh và Xã hội,…

– Ban có 2 đến 3 chuyên viên giúp việc.

Các Bộ, ngành, địa phương, Tổng công ty 91 có trách nhiệm bố trí cán bộ và điều kiện vật chất để ban đổi mới và Phát triển doanh nghiệp trực thuộc hoạt động.

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Công văn 350/CP-ĐMDN của Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh sắp xếp và đổi mới DNNN.”