Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Công văn 3293/TCHQ-KTTT của Tổng cục Hải quan về việc thực hiện Thông tư số 52/2001/TT-BTC

CÔNG VĂN

CỦA TỔNG CỤC HẢI QUAN SỐ 3293/TCHQ-KTTT
NGÀY 02 THÁNG 8 NĂM 2001 VỀ VIỆC THỰC HIỆN
THÔNG TƯ SỐ 52/2001/TT-BTC

Kính gửi: Các Cục Hải quan tỉnh, thành phố

Ngày 02/7/2001, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 52/2001/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định số 28/2001/NĐ-CP ngày 06/6/2001 của Chính phủ về ban hành danh mục hàng hoá và thuế suất của Việt Nam để thực hiện Hiệp định về ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) của các nước ASEAN cho năm 2001. Tổng cục Hải quan đã sao gửi các đơn vị theo Công văn số 3045/TCHQ-KTTT ngày 23/7/2001.

Yêu cầu các đơn vị thực hiện theo đúng quy định tại Thông tư số 52/2001/TT-BTC dẫn trên. Bên cạnh đó, Tổng cục Hải quan làm rõ thêm một số điểm như sau:

1. Về thuế suất CEPT cho năm 2001: thuế suất ưu đãi CEPT cho năm 2001 được quy định tại cột thứ 5 với ký hiệu “01” của Danh mục hàng hoá và thuế suất ban hành kèm theo Nghị định số 28/2001/NĐ-CP ngày 06/6/2001.

2. Về việc kiểm tra giấy chứng nhận xuất xứ:

a. Khi chủ hàng nộp giấy C/O mẫu D, nếu cơ quan Hải quan thấy có sự nghi ngờ về tính trung thực và chính xác của C/O thì cán bộ Hải quan phải kiểm tra lại giấy chứng nhận xuất xứ, đối chiếu kỹ sự phù hợp giữa các tiêu chí trên C/O với các chứng từ liên quan khác đến lô hàng và thực tế kiểm hoá.

b. Nếu biện pháp kiểm tra trực tiếp của cán bộ Hải quan chưađủ cơ sở kết luận tính trung thực và chính xác của giấy C/O:

+ Hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu yêu cầu tổ chức, cá nhân nhập khẩu cung cấp thêm tài liệu (nếu có) để chứng minh hàng hoá thực sự có xuất xứ từ các nước ASEAN trong thời hạn chậm nhất không quá 01 (một) năm.

+ Trường hợp sau khi xem xét các tài liệu do người nhập khẩu cung cấp thêm, Hải quan tỉnh, thành phố vẫn thấy còn vướng mắc, vượt thẩm quyền giải quyết thì báo cáo ngay lên Tổng cục Hải quan (Cục Giám sát quản lý) để có chỉ đạo, nếu xét thấy cần thiết Tổng cục Hải quan sẽ gửi yêu cầu tớiCơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận xuất xứ của nước xuất khẩu để đề nghị xác nhận.

c. Trong khi chờ kết quả kiểm tra, vẫn tiếp tục tiến hành các thủ tục hải quna bình thường theo quy định và tạm áp dụng mức thuế suất ưu đãi của Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi hoặc thuế suất thông thường hiện hành.

Khi có đủ tài liệu chứng minh đúng là hàng có xuất xứ từ ASEAN thì Cục Hải quan tỉnh, thành phố sẽ thoái trả lại cho người nhập khẩu số tiền thuế chênh lệch giữa mức thuế nhập khẩu đã tạm thu theo mức thuế suất ưu đãi của Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi hoặc mức thuế suất thông thường và mức thuế ưu đãi đặc biệt CEPT cho năm 2001 quy định tại Danh mục hàng hoá vàthuế suất ban hành kèm theo Nghị định số 28/2001/NĐ-CP ngày 06/6/2001 của Chính phủ.

Trường hợp có cơ sở phát hiện là giả mạo thì đình chỉ ngay việc áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt quy định trong Nghị định số 28/2001/NĐ-CP ngày 06/6/2001 của Chính phủ và xử lý theo các quy định hiện hành.

3. Về việc thoái trả lại số tiền chênh lệch về thuế nhập khẩu cho người nhập khẩu trong trường hợp thuế suất đã áp dụng để tính thuế cao hơn mức thuế suất ưu đãi CEPT 2001: thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính tại Mục V – Thông tư số 52/2001/TT-BTC ngày 02/7/2001.

4. Về việc truy thu thuế nhập khẩu đối với những trường hợp thuộc diện áp dụng các thuế suất ưu đãi CEPT cho năm 2001 theo Nghị định số 28/2001/NĐ-CP, nhưng đã thu thuế suất ưu đãi CEPT của năm 2000 (theo Nghị định số 09/2000/NĐ-CP ngày 21/3/2000) hoặc thuế suất của Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi hoặc thông thường hiện hành với mức thuế suất thấp hơn thuế suất CEPT cho năm 2001:

Yêu cầu các đơn vị rà soát lại, báo cáo theo mẫu dưới đây về Tổng cục Hải quan (Cục KTTT-XNK) trước ngày 10/8/2001 toàn bộ các trường hợp trên để Tổng cục xem xét, làm việc với Bộ Tài chính xử lý cụ thể

STT

Đối tượng nộp thuế

TKHQ (số/ngày)

Loại thuế suất đã áp dụng (CEPT-200/ưu đãi/thông thường

Mức thuế suất đã áp dụng

Số thuế nhập khẩu đã nộp

Thuế suất CEPT 2001

Số thuế phải nộp

Số thuế phải truy thu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc các đơn vị phải phản ánh ngay về Tổng cục Hải quan để xem xét, chỉ đạo giải quyết.

Thuộc tính văn bản
Công văn 3293/TCHQ-KTTT của Tổng cục Hải quan về việc thực hiện Thông tư số 52/2001/TT-BTC
Cơ quan ban hành: Bộ Giao thông Vận tải; Tổng cục Hải quan Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 3293/TCHQ-KTTT Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Công văn Người ký: Hoả Ngọc Tâm
Ngày ban hành: 02/08/2001 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Thuế-Phí-Lệ phí , Xuất nhập khẩu , Chính sách

CÔNG VĂN

CỦA TỔNG CỤC HẢI QUAN SỐ 3293/TCHQ-KTTT
NGÀY 02 THÁNG 8 NĂM 2001 VỀ VIỆC THỰC HIỆN
THÔNG TƯ SỐ 52/2001/TT-BTC

Kính gửi: Các Cục Hải quan tỉnh, thành phố

Ngày 02/7/2001, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 52/2001/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định số 28/2001/NĐ-CP ngày 06/6/2001 của Chính phủ về ban hành danh mục hàng hoá và thuế suất của Việt Nam để thực hiện Hiệp định về ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) của các nước ASEAN cho năm 2001. Tổng cục Hải quan đã sao gửi các đơn vị theo Công văn số 3045/TCHQ-KTTT ngày 23/7/2001.

Yêu cầu các đơn vị thực hiện theo đúng quy định tại Thông tư số 52/2001/TT-BTC dẫn trên. Bên cạnh đó, Tổng cục Hải quan làm rõ thêm một số điểm như sau:

1. Về thuế suất CEPT cho năm 2001: thuế suất ưu đãi CEPT cho năm 2001 được quy định tại cột thứ 5 với ký hiệu “01” của Danh mục hàng hoá và thuế suất ban hành kèm theo Nghị định số 28/2001/NĐ-CP ngày 06/6/2001.

2. Về việc kiểm tra giấy chứng nhận xuất xứ:

a. Khi chủ hàng nộp giấy C/O mẫu D, nếu cơ quan Hải quan thấy có sự nghi ngờ về tính trung thực và chính xác của C/O thì cán bộ Hải quan phải kiểm tra lại giấy chứng nhận xuất xứ, đối chiếu kỹ sự phù hợp giữa các tiêu chí trên C/O với các chứng từ liên quan khác đến lô hàng và thực tế kiểm hoá.

b. Nếu biện pháp kiểm tra trực tiếp của cán bộ Hải quan chưađủ cơ sở kết luận tính trung thực và chính xác của giấy C/O:

+ Hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu yêu cầu tổ chức, cá nhân nhập khẩu cung cấp thêm tài liệu (nếu có) để chứng minh hàng hoá thực sự có xuất xứ từ các nước ASEAN trong thời hạn chậm nhất không quá 01 (một) năm.

+ Trường hợp sau khi xem xét các tài liệu do người nhập khẩu cung cấp thêm, Hải quan tỉnh, thành phố vẫn thấy còn vướng mắc, vượt thẩm quyền giải quyết thì báo cáo ngay lên Tổng cục Hải quan (Cục Giám sát quản lý) để có chỉ đạo, nếu xét thấy cần thiết Tổng cục Hải quan sẽ gửi yêu cầu tớiCơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận xuất xứ của nước xuất khẩu để đề nghị xác nhận.

c. Trong khi chờ kết quả kiểm tra, vẫn tiếp tục tiến hành các thủ tục hải quna bình thường theo quy định và tạm áp dụng mức thuế suất ưu đãi của Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi hoặc thuế suất thông thường hiện hành.

Khi có đủ tài liệu chứng minh đúng là hàng có xuất xứ từ ASEAN thì Cục Hải quan tỉnh, thành phố sẽ thoái trả lại cho người nhập khẩu số tiền thuế chênh lệch giữa mức thuế nhập khẩu đã tạm thu theo mức thuế suất ưu đãi của Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi hoặc mức thuế suất thông thường và mức thuế ưu đãi đặc biệt CEPT cho năm 2001 quy định tại Danh mục hàng hoá vàthuế suất ban hành kèm theo Nghị định số 28/2001/NĐ-CP ngày 06/6/2001 của Chính phủ.

Trường hợp có cơ sở phát hiện là giả mạo thì đình chỉ ngay việc áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt quy định trong Nghị định số 28/2001/NĐ-CP ngày 06/6/2001 của Chính phủ và xử lý theo các quy định hiện hành.

3. Về việc thoái trả lại số tiền chênh lệch về thuế nhập khẩu cho người nhập khẩu trong trường hợp thuế suất đã áp dụng để tính thuế cao hơn mức thuế suất ưu đãi CEPT 2001: thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính tại Mục V – Thông tư số 52/2001/TT-BTC ngày 02/7/2001.

4. Về việc truy thu thuế nhập khẩu đối với những trường hợp thuộc diện áp dụng các thuế suất ưu đãi CEPT cho năm 2001 theo Nghị định số 28/2001/NĐ-CP, nhưng đã thu thuế suất ưu đãi CEPT của năm 2000 (theo Nghị định số 09/2000/NĐ-CP ngày 21/3/2000) hoặc thuế suất của Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi hoặc thông thường hiện hành với mức thuế suất thấp hơn thuế suất CEPT cho năm 2001:

Yêu cầu các đơn vị rà soát lại, báo cáo theo mẫu dưới đây về Tổng cục Hải quan (Cục KTTT-XNK) trước ngày 10/8/2001 toàn bộ các trường hợp trên để Tổng cục xem xét, làm việc với Bộ Tài chính xử lý cụ thể

STT

Đối tượng nộp thuế

TKHQ (số/ngày)

Loại thuế suất đã áp dụng (CEPT-200/ưu đãi/thông thường

Mức thuế suất đã áp dụng

Số thuế nhập khẩu đã nộp

Thuế suất CEPT 2001

Số thuế phải nộp

Số thuế phải truy thu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc các đơn vị phải phản ánh ngay về Tổng cục Hải quan để xem xét, chỉ đạo giải quyết.

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Công văn 3293/TCHQ-KTTT của Tổng cục Hải quan về việc thực hiện Thông tư số 52/2001/TT-BTC”