THÔNG BÁO
CỦA VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ SỐ 113/TB-VPCP
NGÀY 04 THÁNG 9 NĂM 2001 VỀ Ý KIẾN KẾT LUẬN CỦA
PHÓ THỦ TƯỚNG NGUYỄN MẠNH CẦM TẠI CUỘC HỌP BÀN
VỀ VIỆC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH XUẤT NHẬP KHẨU NĂM 2001 VÀ
DỰ KIẾN XÂY DỰNG KẾ HOẠCH XUẤT NHẬP KHẨU NĂM 2002
Ngày 31 tháng 8 năm 2001, tại Văn phòng Chính phủ, Phó Thủ tướng Nguyễn Mạnh Cầm đã chủ trì cuộc họp rà soát lại và bàn việc thực hiện kế hoạch xuất nhập khẩu năm 2001; chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch xuất nhập khẩu năm 2002. Sau khi nghe báo cáo của Bộ Thương mại, ý kiến của các Bộ: Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công nghiệp, Thuỷ sản, Kế hoạch và đầu tư và Văn phòng Chính phủ, Phó Thủ tướng Nguyễn Mạnh Cầm đã kết luận như sau:
1. Trong các năm 2000-2001, Chính phủ đã tập trung chỉ đạo sát sao hoạt động xuất nhập khẩu, nhất là hoạt động xuất khẩu, Chính phủ đã có nhiều chủ trương trong việc điều chỉnh, sửa đổi các chính sách, cơ chế liên quan; đã ban hành nhiều chính sách mới về quyền kinh doanh và cơ chế tài chính – tín dụng đối với hoạt động xuất khẩu, nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc đẩy mạnh sản xuất – xuất khẩu, đồng thời đã tháo gỡ nhiều khó khăn, vướng mắc cụ thể phát sinh trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp.
Các chính sách, cơ chế được ban hành đã và đang từng bước phát huy có hiệu quả và gắn bó với thực tiễn sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp mọi thành phần kinh tế. Bên cạnh đó, các Bộ, ngành cũng đã thực hiện kịp thời các chủ trương, chính sách mới của Chính phủ; chỉ đạo sát sao hoạt động sản xuất kinh doanh, xử lý được nhiều vấn đề vướng mắc cho các doanh nghiệp.
Tuy vậy, một mặt do cơ cấu hàng xuất khẩu của ta về cơ bản còn chưa chuyển đổi phù hợp so với nhu cầu của thị trường thế giới; sức cạnh tranh hàng hoá Việt Nam còn yếu do chi phí sản xuất đầu vào còn cao, mặt khác do trong hai năm qua, thị trường thế giới có nhiều biến động, hầu hết hàng nông sản trên thị trường thế giới đều xuống giá, do vậy tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu trong 8 tháng qua mới chỉ ở mức 12,4%, chưa đạt yêu cầu của Quốc hội đặt ra từ đầu năm kế hoạch là khoảng 16%.
2. Giao Bộ Thương mại phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng các Bộ quản lý sản xuất và các Tổng công ty ngành hàng tiến hành rà soát lại khả năng xuất khẩu của các ngành hàng xuất khẩu chủ yếu trong các tháng còn lại của năm 2001; cần đặc biệt lưu ý khả năng xuất khẩu của các ngành hàng: dầu thô, thuỷ sản, than đá, rau quả, hàng thủ công mỹ nghệ, lâm sản, dệt may, giày dép và hàng thực phẩm như sữa, dầu ăn…. để tìm biện pháp tăng kim ngạch xuất khẩu các nhóm mặt hàng này (trong đó cần lưu ý việc tăng kim ngạch xuất khẩu các nhóm ngành hàng này sang thị trường Mỹ sau khi Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ có hiệu lực), bảo đảm kim ngạch xuất khẩu trong năm 2001 đạt khoảng 16,5 tỷ, tăng khoảng 14% so với năm 2000.
Trên cơ sở rà soát, xác định lại khả năng xuất khẩu năm 2001 và các chỉ tiêu được Nghị quyết Đại hội Đảng lần IX đề ra, tiến hành xây dựng lại kế hoạch xuất nhập khẩu năm 2002 và các cơ chế, giải pháp cụ thể để thực hiện kế hoạch.
Bộ Thương mại báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả công tác trên trước ngày 15 tháng 9 năm 2001.
3. Đồng ý về nguyên tắc việc bổ sung một số ngành hàng xuất khẩu vào diện các mặt hàng được thưởng xuất khẩu trên kim ngạch xuất khẩu trong năm 2001; xem xét việc hỗ trợ các mặt hàng xuất khẩu vào thị trường Mỹ có chênh lệch thuế giữa chế độ buôn bán được hưởng MFN và không được hưởng MFN.
Giao Bộ Tài chính, Bộ Thương mại, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp xử lý và báo cáo Thủ tướng Chính phủ biết kết quả trước ngày 15 tháng 9 năm 2001.
4. Đồng ý về nguyên tắc các giải pháp về đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại và hoàn thiện cơ chế xuất nhập khẩu mà Bộ Thương mại đã báo cáo.
Bộ Thương mại chủ động bàn với các Bộ, ngành để xây dựng đề án, cơ chế và ban hành văn bản liên quan để thực hiện; các Bộ, ngành chỉ báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vấn đề vượt thẩm quyền.
5. Công tác nhập khẩu trong 8 tháng qua về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu của phát triển sản xuất và tiêu dùng trong nước. Trong việc rà soát lại kế hoạch năm 2001 và xây dựng kế hoạch năm 2002, các Bộ, ngành cần lưu ý việc xây dựng kế hoạch và các cơ chế đầu tư – tín dụng để tạo điều kiện tăng nhập khẩu công nghệ, máy móc thiết bị mới, nhằm tạo ra các năng lực sản xuất các mặt hàng xuất khẩu mới và các vật tư cũng như hàng tiêu dùng có chất lượng cao cho thị trường trong nước.
Các Bộ, ngành liên quan cần nghiên cứu kỹ để có các chính sách về đầu tư, thuế và các giải pháp phù hợp nhằm quản lý chặt chẽ việc nhập khẩu xe máy dạng IKD, ô tô các loại, để một mặt đáp ứng phù hợp nhu cầu tiêu dùng, mặt khác phải gắn được với định hướng phát triển sản xuất hai ngành hàng này với việc tận dụng tối đa các năng lực sản xuất hiện có một cách hiệu quả và tiết kiệm.
Văn phòng Chính phủ xin thông báo các Bộ, ngành liên quan biết, thực hiện khẩn trương ý kiến kết luận trên của Phó Thủ tướng Chính phủ.
THÔNG BÁO
CỦA VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ SỐ 113/TB-VPCP
NGÀY 04 THÁNG 9 NĂM 2001 VỀ Ý KIẾN KẾT LUẬN CỦA
PHÓ THỦ TƯỚNG NGUYỄN MẠNH CẦM TẠI CUỘC HỌP BÀN
VỀ VIỆC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH XUẤT NHẬP KHẨU NĂM 2001 VÀ
DỰ KIẾN XÂY DỰNG KẾ HOẠCH XUẤT NHẬP KHẨU NĂM 2002
Ngày 31 tháng 8 năm 2001, tại Văn phòng Chính phủ, Phó Thủ tướng Nguyễn Mạnh Cầm đã chủ trì cuộc họp rà soát lại và bàn việc thực hiện kế hoạch xuất nhập khẩu năm 2001; chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch xuất nhập khẩu năm 2002. Sau khi nghe báo cáo của Bộ Thương mại, ý kiến của các Bộ: Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công nghiệp, Thuỷ sản, Kế hoạch và đầu tư và Văn phòng Chính phủ, Phó Thủ tướng Nguyễn Mạnh Cầm đã kết luận như sau:
1. Trong các năm 2000-2001, Chính phủ đã tập trung chỉ đạo sát sao hoạt động xuất nhập khẩu, nhất là hoạt động xuất khẩu, Chính phủ đã có nhiều chủ trương trong việc điều chỉnh, sửa đổi các chính sách, cơ chế liên quan; đã ban hành nhiều chính sách mới về quyền kinh doanh và cơ chế tài chính – tín dụng đối với hoạt động xuất khẩu, nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc đẩy mạnh sản xuất – xuất khẩu, đồng thời đã tháo gỡ nhiều khó khăn, vướng mắc cụ thể phát sinh trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp.
Các chính sách, cơ chế được ban hành đã và đang từng bước phát huy có hiệu quả và gắn bó với thực tiễn sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp mọi thành phần kinh tế. Bên cạnh đó, các Bộ, ngành cũng đã thực hiện kịp thời các chủ trương, chính sách mới của Chính phủ; chỉ đạo sát sao hoạt động sản xuất kinh doanh, xử lý được nhiều vấn đề vướng mắc cho các doanh nghiệp.
Tuy vậy, một mặt do cơ cấu hàng xuất khẩu của ta về cơ bản còn chưa chuyển đổi phù hợp so với nhu cầu của thị trường thế giới; sức cạnh tranh hàng hoá Việt Nam còn yếu do chi phí sản xuất đầu vào còn cao, mặt khác do trong hai năm qua, thị trường thế giới có nhiều biến động, hầu hết hàng nông sản trên thị trường thế giới đều xuống giá, do vậy tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu trong 8 tháng qua mới chỉ ở mức 12,4%, chưa đạt yêu cầu của Quốc hội đặt ra từ đầu năm kế hoạch là khoảng 16%.
2. Giao Bộ Thương mại phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng các Bộ quản lý sản xuất và các Tổng công ty ngành hàng tiến hành rà soát lại khả năng xuất khẩu của các ngành hàng xuất khẩu chủ yếu trong các tháng còn lại của năm 2001; cần đặc biệt lưu ý khả năng xuất khẩu của các ngành hàng: dầu thô, thuỷ sản, than đá, rau quả, hàng thủ công mỹ nghệ, lâm sản, dệt may, giày dép và hàng thực phẩm như sữa, dầu ăn…. để tìm biện pháp tăng kim ngạch xuất khẩu các nhóm mặt hàng này (trong đó cần lưu ý việc tăng kim ngạch xuất khẩu các nhóm ngành hàng này sang thị trường Mỹ sau khi Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ có hiệu lực), bảo đảm kim ngạch xuất khẩu trong năm 2001 đạt khoảng 16,5 tỷ, tăng khoảng 14% so với năm 2000.
Trên cơ sở rà soát, xác định lại khả năng xuất khẩu năm 2001 và các chỉ tiêu được Nghị quyết Đại hội Đảng lần IX đề ra, tiến hành xây dựng lại kế hoạch xuất nhập khẩu năm 2002 và các cơ chế, giải pháp cụ thể để thực hiện kế hoạch.
Bộ Thương mại báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả công tác trên trước ngày 15 tháng 9 năm 2001.
3. Đồng ý về nguyên tắc việc bổ sung một số ngành hàng xuất khẩu vào diện các mặt hàng được thưởng xuất khẩu trên kim ngạch xuất khẩu trong năm 2001; xem xét việc hỗ trợ các mặt hàng xuất khẩu vào thị trường Mỹ có chênh lệch thuế giữa chế độ buôn bán được hưởng MFN và không được hưởng MFN.
Giao Bộ Tài chính, Bộ Thương mại, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp xử lý và báo cáo Thủ tướng Chính phủ biết kết quả trước ngày 15 tháng 9 năm 2001.
4. Đồng ý về nguyên tắc các giải pháp về đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại và hoàn thiện cơ chế xuất nhập khẩu mà Bộ Thương mại đã báo cáo.
Bộ Thương mại chủ động bàn với các Bộ, ngành để xây dựng đề án, cơ chế và ban hành văn bản liên quan để thực hiện; các Bộ, ngành chỉ báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vấn đề vượt thẩm quyền.
5. Công tác nhập khẩu trong 8 tháng qua về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu của phát triển sản xuất và tiêu dùng trong nước. Trong việc rà soát lại kế hoạch năm 2001 và xây dựng kế hoạch năm 2002, các Bộ, ngành cần lưu ý việc xây dựng kế hoạch và các cơ chế đầu tư – tín dụng để tạo điều kiện tăng nhập khẩu công nghệ, máy móc thiết bị mới, nhằm tạo ra các năng lực sản xuất các mặt hàng xuất khẩu mới và các vật tư cũng như hàng tiêu dùng có chất lượng cao cho thị trường trong nước.
Các Bộ, ngành liên quan cần nghiên cứu kỹ để có các chính sách về đầu tư, thuế và các giải pháp phù hợp nhằm quản lý chặt chẽ việc nhập khẩu xe máy dạng IKD, ô tô các loại, để một mặt đáp ứng phù hợp nhu cầu tiêu dùng, mặt khác phải gắn được với định hướng phát triển sản xuất hai ngành hàng này với việc tận dụng tối đa các năng lực sản xuất hiện có một cách hiệu quả và tiết kiệm.
Văn phòng Chính phủ xin thông báo các Bộ, ngành liên quan biết, thực hiện khẩn trương ý kiến kết luận trên của Phó Thủ tướng Chính phủ.
Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào
đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.
Reviews
There are no reviews yet.