QUYẾT ĐỊNH
CỦA THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC SỐ 1346/2001/QĐ-NHNN NGÀY 29 THÁNG 10 NĂM 2001 VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH
THỦ TỤC NHỜ THU THƯƠNG PHIẾU QUA NGÂN HÀNG
THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
– Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Luật các Tổ chức tín dụng số 01/1997/QH10 ngày 12 /12/1997;
– Căn cứ Pháplệnh Thương phiếu ngày 24-12-1999;
– Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 02/3/1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
– Căn cứ Nghị định số 32/2001/NĐ-CP ngày 5/7/2001 của Chính phủ Hướng dẫn chi tiết thi hành Pháp lệnh thương phiếu.
– Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế toán – Tài chính Ngân hàng Nhà nước,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành theo quyết định này “Quy định thủ tục nhờ thu thương phiếu qua Ngân hàng”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Kế toán – Tài chính, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố; Tổng giám đốc (Giám đốc)Ngân hàngthương mại, Ngân hàng đầu tư, Ngân hàng chính sách, Ngân hàng hợp tác và các loại hình Ngân hàng khác chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
QUY ĐỊNH
THỦ TỤC NHỜ THU THƯƠNG PHIẾU QUA NGÂN HÀNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1346/2001/QĐ-NHNN
ngày 29 tháng 10 năm 2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước)
I- QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1- Quy định thủ tục nhờ thu thương phiếu qua Ngân hàng này quy định cụ thể về trình tựgiao nhận, kiểm soát, xử lý, thanh toán thương phiếu nhờ thu qua Ngân hàng thương mại, Ngân hàng phát triển, Ngân hàng đầu tư, Ngân hàng chính sách, Ngân hàng hợp tác và các loại hình ngân hàng khác (sau đây gọi tắt là Ngân hàng) đang hoạt động kinh doanh tại Việt nam.
Quy định thủ tục nhờ thu thương phiếu qua ngân hàng này không áp dụng cho các trường hợp sau đây:
– Thương phiếu không phát sinh từ hoạt động thương mại, không liên quan đến hoạt động tín dụng ngân hàng trong việc phát hành và không được thanh toán tại Việt nam.
– Người ký phát, người bị ký phát, người phát hành, người chuyển nhượng, người bảo lãnh, người nhận cầm cố, người thụ hưởng thương phiếu không mở tài khoản tại ngân hàng và không phải là doanh nghiệp quy định tại điều 2 Pháp lệnh thương phiếu.
Điều 2- Điều kiện đối với thương phiếu được nhờ thu qua ngân hàng
Thương phiếu được chuyển giao nhờ thu qua Ngân hàng khi có đủ các điều kiện sau:
1- Là Thương phiếu hợp lệ:Thương phiếu được lập và phát hành phù hợp với quy định của Pháp lệnh thương phiếu và Nghị định số 32/2001/NĐ-CP ngày 5/7/2001 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết thi hành Pháp lệnh thương phiếu; Các nội dung trên tờ thương phiếu và tờ phụ đính kèm (nếu có) phải được ghi đầy đủ, rõ ràng, chính xác theo đúng quy định và phải có chữ ký, họ tên, địa chỉ của người ký phát Hối phiếu hoặc của người phát hành Lệnh phiếu. Yếu tố ngày, tháng ký phát hành thương phiếu phải ghi bằng chữ, năm ký phát ghi bằng số.
2- Thời hạn thanh toán của thương phiếu phải còn tối thiểu là 15 ngày kể từ ngàygiao cho ngân hàng nhận nhờ thu đến ngày hết hạn thanh toán ghi trên thương phiếu. Trường hợp thời hạn thanh toáncủa thương phiếu còn ít hơn 15 ngày thì phải được ngân hàng nhận nhờ thu chấp thuận bằng văn bản.
Điều 3- Giải thích thuật ngữ
Trong Quy định này, các thuật ngữ sau đây được hiểu như sau:
Người nhờ thu (hay khách hàng nhờ thu): là người thụ hưởng thương phiếu đồng thời là người thực hiện việc chuyển giao thương phiếu cho ngân hàng đểthu hộ tiền.
Người trả tiền: là người bị ký phát Hối phiếu, người phát hành Lệnh phiếu hoặc người có trách nhiệmphải thanh toán số tiền ghi trên thương phiếu theo quy định của pháp luật.
Ngân hàng phục vụ người thụ hưởng: Là ngân hàng giữ tài khoản tiền gửi của người thụ hưởng.
Ngân hàng phục vụ người trả tiền: là ngân hàng giữ tài khoản tiền gửi của người trả tiền.
Ngân hàng nhận nhờ thu : là ngân hàngnhận thương phiếu từ người nhờ thu để thu hộ số tiền ghi trên thương phiếu. Ngân hàng nhận nhờ thu có thể là ngân hàng phục vụ người thụ hưởng hoặc ngân hàng phục vụ người trả tiền.
Khả năng chi trả của người trả tiền: Là số dư trên tài khoản tiền gửi của người trả tiền tại ngân hàng.
Điều 4-Mức thu phí dịch vụ nhờ thu thương phiếu
Tổng giám đốc (Giám đốc) ngân hàng được ấn định mức thu phí dịch vụ nhờ thu thương phiếu do đơn vị mình cung cấp theo quy định hiện hành về thu phí dịch vụ thanh toán qua ngân hàng.
II- QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 5- Thủ tục giao, nhận thương phiếu giữa người nhờ thu với Ngân hàng
1- Đểnhờ thu thương phiếu qua ngân hàng, người nhờ thu phải ghi lên thương phiếucụm từ “chuyển giao để nhờ thu”, tên ngân hàng nhờ thu hộ, ngày chuyển giao để nhờ thu, chữ ký của người nhờ thu. Căn cứ vàotờ thương phiếu và các chứng từ thanh toán có liên quan, người nhờ thu lậpUỷ nhiệm thu thương phiếu(theo mẫu phụ lục số 1),ghi đầy đủ,rõ ràng,chính xác các yếu tố, ký tên, đóng dấu đơn vị (nếu có) lên tất cả các liên kèmtờ thương phiếu nhờ thu giao cho Ngân hàng nhận nhờ thu.
Phương thức giao nhận thương phiếu nhờ thu giữa khách hàngvới ngân hàng (giao nhận trực tiếp, gửi qua Bưu điện, số liên lập Uỷ nhiệm thu thương phiếu…) do Tổng giám đốc (Giám đốc) ngân hàng nhận nhờ thu quy định, nhưng phải bảo đảm thương phiếu được giao nhận, kiểm soát, xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
2- Khi nhận được Uỷ nhiệm thu thương phiếu kèm thương phiếu nhờ thu do khách hàng nộp, ngân hàngnhận nhờ thu phải kiểm tra : Điều kiện của thương phiếu đượcnhờ thu qua ngân hàng theo đúng quy định tại Điều 2 nêu trên;sự khớp đúng và chính xác giữa các yếu tố ghi trên Uỷ nhiệm thu thương phiếu với thương phiếu nhờ thu:
a- Trường hợp thương phiếu không đủ điều kiện nhờ thu thì trả lại ngay cho khách hàng và nêu rõ lý do.
b- Trường hợp thương phiếu đủ điều kiện nhờ thu nhưng Uỷ nhiệmthu thương phiếu có sai sót thìngân hàng yêu cầu khách hàng lập lại Uỷ nhiệm thu thương phiếu khác để thay thế.
c- Nếu không có sai sót thì làm thủ tục nhận thương phiếu và Uỷ nhiệmthu thương phiếu: ghi tên, số hiệu tài khoản, ký tên, đóng dấu đơn vị ngân hàng trên Uỷ nhiệmthu thương phiếu; ghi trên mặt sau của tờ thương phiếu cụm từ“Nhận chuyển giao đểthu hộ”, ngày, tháng, năm nhận thu hộ, ghi sổ theo dõi các thương phiếu nhận thu hộ và xử lý:
–Làm thủ tục xuất trình để yêu cầu chấp nhận hoặc thanh toán thương phiếu theo đúng thời hạn quy định (nếungười trảtiền và người thụ hưởng cùng mở tài khoản tại 1 đơn vị ngân hàng).
– Gửi thương phiếu kèm Uỷ nhiệm thu thương phiếu cho Ngân hàng phục vụ người trả tiền đểthu hộ tiền (nếungân hàng nhận nhờ thu là ngân hàng phục vụ người thụ hưởng và người trả tiền và người thụ hưởng mở tài khoản ở hai ngân hàng khác nhau). Việc gửi thương phiếu kèmUỷ nhiệm thu thương phiếu cho Ngân hàng phục vụ người trả tiền phải được thực hiện trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thương phiếu nhờ thu.
Điều 6- Thủ tục xuất trìnhthương phiếunhờ thu
1- Xuất trình đề nghị chấp nhận: Ngân hàng chỉ thực hiện xuất trình Hối phiếu để đề nghị chấp nhận nếu người nhờ thu có ghi nội dung này trên Uỷ nhiệm thu thương phiếu.
2- Xuất trình thương phiếu để thanh toán:
a- Ngân hàng phảixuất trình thương phiếu tại địa điểm thanh toán để yêu cầu người trả tiền thanh toán thương phiếu vào ngày thương phiếu đến hạn thanh toán hoặc trong thời hạn 02 ngày làm việc tiếp sau đó.
Thương phiếu có thể được ngân hàng xuất trình để thanh toán muộn hơn thời hạn thanh toán ghi trên thương phiếu theo quy định tại khoản 2 Điều 34 Pháp lệnh thương phiếu.
b-Đối với Thương phiếu có thời hạn thanh toán “ngay khi xuất trình”, ngân hàng phải xuất trình đúng thời hạn (thời hạn đã được người nhờ thu ghi trên Uỷ nhiệmnhờ thu thương phiếu)đểthanh toán.
c- Ngân hàng có thể xuất trình thương phiếu để thanh toán qua bưu điện dưới hình thức thư bảo đảm. Thời hạn xuất trình thương phiếu trong trường hợp này được tính theo dấu bưu điện nơi gửi.
d- Người trả tiền phải thanh toán thương phiếu do Ngân hàng xuất trình cho người thụ hưởng trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thương phiếu. Việc thanh toán thương phiếu của người trả tiền được thể hiện bằng việc người trả tiền lập Lệnh chi (Uỷ nhiệm chi, Séc hoặc chứng từ thanh toán thích hợp) yêu cầu ngân hàng trích tài khoản của mình để chi trả số tiềnđã chấp nhận trên Hối phiếu hoặc số tiền ghi trên Lệnh phiếu.
Nếu hết thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thương phiếu xuất trình mà người trả tiềnkhông thanh toán thương phiếu (từ chối thanh toán – không lập lệnh chi hoặc đã lập lệnh chi nhưng mất khả năng thanh toán) thì ngân hàng phục vụ người trả tiền có quyền trả lại thương phiếucho ngân hàng phục vụ người thụ hưởng hoặc người thụ hưởng theoquy định tại Điều 8 của Quy định này.
đ- Nếu thương phiếu không xuất trình được đúng hạn vì các trở ngại khách quan và không phải do lỗi của ngân hàng như:Không tìm thấy địa chỉ nơi xuất trình hoặc không tìm thấy địa chỉ của người trả tiền; thiên tai, hoả hoạn, và các nguyên nhân bất khả kháng khác thì ngân hàng phục vụ người trả tiền phải gửi trả lại thương phiếu kèm thông báo nói rõ lý do cho ngân hàng phục vụ người thụ hưởnghoặc người thụ hưởng. Việc gửi trả lại thương phiếu trong trường hợp này phải được thực hiện trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày khôngxuất trình được thương phiếu.
Điều 7. Thủ tục thanh toánthương phiếu nhờ thu
1- Trường hợp thương phiếu được thanh toán và người trả tiền, người thụ hưởng mở tài khoản trong cùng một ngân hàng:
a- Nếu khả năng chi trả của người trả tiền đủ để thanh toán toàn bộ số tiền đã được chấp nhận thanh toán ghi trên thương phiếu thì xử lý:
– Căn cứ Lệnh chi (Uỷ nhiệm chi, Séc hoặc chứng từ thanh toán thích hợp) do người trả tiền lập để ghi Nợtài khoảnngười trả tiền; tờ thương phiếu nhờ thu và tờ phụ đính kèm (nếu có) giao cho người trả tiền.
– 1 Liên Lệnh chi (Uỷ nhiệm chi, Bảng kê Séc hoặc chứng từ thanh toán thích hợp) dùng làm chứng từ ghi Có tài khoản người thụ hưởng.
– 1 Liên Lệnh chi (Uỷ nhiệm chi, Bảng kê Séc hoặc chứng từ thanh toán thích hợp) kèm Uỷ nhiệmthu thương phiếu có đóng dấu Ngân hàng dùng làmgiấy báo có cho người thụ hưởng.
Ghi xuất sổ theo dõi thương phiếu nhận thu hộ.
b- Nếu khả năng chi trả của người trả tiền không đủ để thanh toán toàn bộ số tiền đã được chấp nhận thanh toán ghi trên thương phiếu thì ngân hàng lưu vào hồ sơ thương phiếu chưa được thanh toán đồng thờithông báo ngay cho người trả tiền và người thụ hưởng biết để có biện pháp giải quyết. Khi thương phiếu được thanh toán thì ghi ngày, tháng thanh toán và xử lý chứng từ như quy định tại điểma khoản 1 điều này.
c- Trường hợp thương phiếu chỉ được thanh toán một phần thì căn cứ Lệnh chi do người trả tiền lập trích tài khoản người trả tiền để trả cho người thụ hưởng theo số tiền được thanh toán và xử lý chứng từ như quy định tại điểm a- khoản 1- Điều 7 nêu trên, riêng tờ thương phiếu nhờ thu và tờ phụ đính kèm (nếu có) ngân hàng giữ lại và trong thời hạn 01 ngày làm việc phải chuyển cho người thụ huởng kèm thông báo nêu rõ lý do trả lại thương phiếu.
2 – Trường hợp thương phiếu được thanh toán và người trả tiền, người nhờ thu mở tài khoản ở hai ngân hàng (cùng hoặc khác hệ thống).
a- Tại ngân hàng phục vụ người thụ hưởng:
Việc giao nhận, kiểm soát và xử lý thương phiếu nhờ thu được thực hiện theo quy định tạikhoản 2 – Điều 5của Quy định này, sau đó ngân hàng phục vụ người thụ hưởng ký tên, đóng dấu trên Uỷ nhiệm thuthương phiếu và thương phiếu nhờ thu, vào sổ theo dõi thương phiếu nhận thu hộ gửi đi (dùng làm cơ sở tra cứu xử lý các trường hợp gửi chứng từ bị thất lạc, chậm trễ) và gửi Uỷ nhiệmthu thương phiếu kèm tờ thương phiếu nhờ thu cho Ngân hàng phục vụ người trả tiền để thu hộ tiền.
Khi nhận được chứng từ chuyển tiền do ngân hàng phục vụ người trả tiền chuyển đến thì sử dụng chứng từ đó ghi Nợtài khoản thích hợp và ghi Có Tài khoản người thụ hưởng; gửi giấy báo có cho người thụ hưởng;
Ghi xuất sổ theo dõi thương phiếu nhận thu hộ.
b- Tại Ngân hàng phục vụ ngườitrả tiền
Khi nhận được Uỷ nhiệmthu thương phiếu kèmthương phiếu nhờ thu do ngân hàng người thụ hưởng chuyển đến hoặc do người thụ hưởng trực tiếp nộp, phải kiểm tra thủ tục lập Uỷ nhiệmthu thương phiếu, điều kiện của thương phiếu được nhận nhờ thu, sự khớp đúng giữa Uỷ nhiệmthu thương phiếu và thương phiếu, sau đó xử lý:
– Nếu khả năng chi trả của người trả tiền đủ để thanh toán toàn bộ số tiền đã được chấp nhận thanh toán ghi trên thương phiếu thì căn cứLệnh chi dongười trả tiền lập để trích tài khoản tiền gửi của người trả tiền, chuyển cho ngân hàng phục vụ người thụ hưởng và xử lý chứng từ như quy định tại điểma khoản 1 điều 7 nêu trên.
– Trường hợp khả năng chi trả của người trả tiền không đủ để thanh toán toàn bộ số tiền đã được chấp nhận thanh toán ghi trên thương phiếu thì xử lý như quy định tại điểmb-khoản 1- Điều 7nêu trên.
–Nếu thương phiếu chỉ được thanh toán một phần thìxử lý như quy định tại điểm c-khoản 1 – Điều 7nêu trên.
Điều 8- Quy định đối với trường hợp thương phiếu bị từ chối chấp nhận, từ chối thanhtoán hoặc người trả tiền mất khả năng thanh toán
1- Khi thương phiếu bị từ chối chấp nhận, từ chối thanh toán hoặc người trả tiền đã lập lệnh chi nhưng mất khả năng thanh toán thì ngân hàng đang cầm giữ thương phiếu nhờ thu (ngân hàng phục vụ người thụ hưởng hoặc ngân hàng phục vụ người trả tiền) phải yêu cầu người trả tiền nêu rõ lý do từ chối bằng văn bản và làm thủ tục chuyểncho ngân hàng nhận nhờ thu hoặc người thụ hưởng kèm thông báo lý do chuyển trả (theo mẫu phụ lục số 2).
2- Nếu thương phiếu bị từ chối nhưng người trả tiền không chịu nêu lý do từ chối bằng văn bản, thì ngân hàng phục vụ người trả tiền có quyềnchuyển trả lại thương phiếu cho Ngân hàng nhận nhờ thu hoặc người thụ hưởng, kèm thông báo ghi rõ “Ngân hàng đã xuất trình ngày…tháng .. năm …nhưng bị từ chối chấp nhận (hoặc từ chối thanh toán) vàngười trả tiền không nêu lý do bằng văn bản” .
3-Việc gửi trả lại thương phiếu kèm thông báo lý do chuyển trả phải được thực hiện trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày thương phiếu bị từ chối chấp nhận, từ chối thanh toán hoặc không thanh toán được do người trả tiền mất khả năng thanh toán.
Điều 9- Quyền và trách nhiệm của khách hàng nhờ thu thương phiếu và ngân hàng thực hiện dịch vụ thu hộ thương phiếu
1- Đối với khách hàng nhờ thu thương phiếu
a- Khách hàng nhờ thu thương phiếu có quyền:
– Yêu cầu ngân hàng hướng dẫn, giải thích rõ các quy định của ngân hàng về thủ tục nhờ thu thương phiếu qua ngân hàng.
– Yêu cầu ngân hàng phải thanh toán thương phiếu trong trường hợp thương phiếu không thanh toán được do Ngân hàng đã không thực hiện xuất trình thương phiếu để thanh toán theo đúng quy định tại điều 34 – Pháp lệnh thương phiếu.
b- Khách hàngnhờ thu thương phiếu có trách nhiệm:
– Tuân thủ đúng, đầy đủ các thủ tục nhờ thu thương phiếu qua ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước, ngân hàng thực hiện dịch vụ nhờ thu thương phiếu quy định.
– Theo dõi việc thanh toán các thương phiếu nhờ thu để phối hợp với ngân hàng xử lý kịp thời.
– Thanh toán kịp thời, sòng phẳng phí dịch vụ nhờ thu thương phiếu và các loại phí có liên quan do ngân hàng thực hiện dịch vụ nhờ thu thương phiếu quy định.
– Tiếp nhận lại các thương phiếu nhờ thu do Ngân hàng chuyển trả lại vì không xuất trình được, bị từ chối chấp nhận, từ chối thanh toán, chỉ được thanh toán một phần hoặc người trả tiền mất khả năng thanh toán.
2- Đối với Ngân hàng thực hiện dịch vụ thu hộ thương phiếu
a- Ngân hàng thực hiện dịch vụ thu hộ thương phiếu có quyền:
– Từ chối nhận thu hộ đối vớithương phiếu không đủ một trong những điều kiện nhận nhờ thu quy định tại Điều 2 Quy định này.
– Trả lại thương phiếu cho người nhờ thu nếu thương phiếu không xuất trình được; thương phiếu bị từ chối chấp nhận, từ chối thanh toán, chỉ được thanh toán một phần hoặc người trả tiền mất khả năng thanh toán. Ngân hàngkhông phải chịu bất cứ trách nhiệm gì về sự chẫm trễ, hay thiệt hại xảy ra đối với các bên liên quan do nguyên nhân khách quan và không phải do lỗi của ngân hàng.
– Được thu phí dịch vụ nhờ thu thương phiếu và các loại phí liên quan theo đúng mức phí đã niêm yết tại Biểu phí dịch vụ thanh toán của mình.
b- Ngân hàngthực hiện dịch vụ thu hộ thương phiếu có trách nhiệm:
– Thực hiệncác thủ tục nhờ thu thương phiếutheo đúng quy định của pháp luật.
– Thực hiện đúng, đầy đủ các nội dung ghi trên Uỷ nhiệmthu thương phiếu; hướng dẫn, giải thích rõ cho khách hàngvề các quy định thủ tục nhờ thu thương phiếu qua ngân hàng.
– Giao thương phiếu và tờ phụ đính kèm (nếu có) cho người trả tiền, sau khi người trả tiền đã thanh toán toàn bộ số tiền ghi trên thương phiếu.
– Thông báo kịp thời cho người thụ hưởng hoặc ngân hàng phục vụ người thụ hưởng biết về việc không xuất trình được thương phiếu, thương phiếu bị từ chối chấp nhận, từ chối thanh toán, chỉ được thanh toán một phần hoặc người trả tiền mất khả năng thanh toán.
– Phải thanh toán thương phiếu cho người thụ hưởng nếu ngân hàng không thực hiện xuất trình thương phiếu đểthanh toán theo đúng quy định tạiPháp lệnh thương phiếu (điều 34), dẫn đến thương phiếu không thanh toán được.
III- ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 10– Tổng giám đốc (Giám đốc) các ngân hàng chịu trách nhiệm thi hành Quy định này.
Vụ trưởng Vụ Kế toán Tài chính chịu trách nhiệm hướng dẫn thi hành quy định này.
Điều 11- Việc sửa đổi, bổ sung Quy định này do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định.
PHỤ LỤC SỐ 1
UỶ NHIỆM THU THƯƠNG PHIẾU
Lập ngày….tháng….năm….Số:
|
Người nhờ thu…………………………………………………………..
Địa chỉ ………………………………….. Số tài khoản…………….
tại Ngân hàng…………… Mã NH…………………………………..
Ngưòi trả tiền…………… Số tài khoản……………………………
Địa chỉ…………………….. Số tài khoản……………………………
tại Ngân hàng………………………. Mã NH……………………….
Hối phiếu/ Lệnh phiếu nhờ thu số……. phát hành ngày……… tháng….. năm……..
Số tiền ghi trên thương phiếu (bằngsố)………………………………………………….
(bằng chữ)………………………………………………..
Số tiền người trả tiền chấp nhận thanh toán (bằng số…………………………………
(bằng chữ)…………………………………………………
Số tiền nhờ thu (bằng số)………………………………………………………………………
(bằng chữ) ………………………………………………………………….
Thời hạn thanh toánghi trên thương phiếu……………………………………………………
Số lượng và loại chứng từ kèm theo……………………………………………………………..
Đề nghị NH xuất trìnhđể yêu cầu chấp nhận từ ngày………..đến ngày…………….
Đề nghị NH xuất trình để thanh toánngày…………………………………………………
Khi thu được tiền đề nghị ghi Có vào Tài khoản số…………………………….. tại
Ngân hàng ………………………………………………………………………………………
Trong trường hợp thương phiếu không xuất trình được, bị từ chối chấp nhận, từ chốithanh toán,không được thanh toánhoặc chỉ được thanh toán một phần, đề nghị ngân hàng thông báo cho chúng tôi theo địa chỉ………………………….và bằng một trong những phương tiện sau:
(Bằng điện (điện thoại hoặc điện tín).Bằng thưFax
Người thụ hưởng
(Ký ghi rõ họ tên, đóng dấu)
Ngân hàng nhận nhờ thu thương phiếu Nhận chứng từ ngày………………………. Đã kiểm soát và gửi đi ngày…………….
Kế toánTP. Kế toánGiám đốc
|
Ngân hàng phục vụ ngườitrả tiền Nhận ngày………………………………….. Xuất trình ngày…………………………… Thanh toán/chuyển trả lại ngày……..
Kế toánTP.Kế toánGiám đốc |
Ngân hàng phục vụ ngườithụ hưởng Thanh toán Ngày……tháng…….. năm
|
PHỤ LỤC SỐ 2:
Đơn vị: (Tên NH gửi thông báo)
Mã NH:
THÔNG BÁO TRẢ LẠI THƯƠNGPHIẾU NHỜ THU
Lập ngày:…./…../……
Số:
Kính gửi:(Tên đơn vị NH nhận nhờ thu hoặc tên người thụ hưởng)
Ngân hàng:……………………………………Mã NH:…………………………………
Thông báo Trả lại :
Hối phiếu/Lệnh phiếu nhờ thu số:…………..Phát hành ngày………../…/…..
Người nhờ thu……………………………………………………………………………..
Địa chỉ……………………………………………………………………………………….
Tài khoản số…………………………Tại NH………………………….Mã NH…….
Người trả tiền……………………………………………………………………………….
Địa chỉ………………………………………………………………………………………..
Tài khoản số…………………………Tại NH………………………….Mã NH……..
Số tiền ghi trên thương phiếu (bằng số)…………………………………
(bằng chữ)……………………………….
Số tiền được chấp nhận thanh toán (bằng số):……………………….
(bằng chữ)…………………………………
Số tiền nhờ thu (bằng số):……………………………………………………………….
(bằng chữ):………………………………………
Lý do trả lại (nêu rõ lý do)
………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………
Thông báo này được gửi đi lúc……… giờ….. phút.
Kế toán |
Trưởng phòng Kế toán |
Giám đốc NH |
Ghi chú:
– Mỗi thương phiếu bị trả lại phải lập một Thông báo riêng.
Reviews
There are no reviews yet.