Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Quyết định 1390/2001/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước vê fviệc ban hành Điều lệ mẫu về tổ chức và hoạt động của công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc ngân hàng thương mại

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC SỐ1390/2001/QĐ- NHNN NGÀY 07THÁNG 11 NĂM 2001 BAN HÀNH ĐIỀU LỆ MẪU VỀ
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY QUẢN LÝ NỢ VÀ
KHAI THÁC TÀI SẢN TRỰC THUỘC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

– Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 01/1997/QH10 và Luật các tổ chức tín dụng số 02/1997/QH10 ngày 12 tháng 12 năm 1997;

– Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 2 tháng 3 năm 1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;

– Căn cứ Quyết định số 149/2001/QĐ-TTg ngày 5 tháng 10 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án xử lý nợ tồn đọng của các ngân hàng thương mại;

– Căn cứ Quyết định số 150/2001/QĐ-TTg ngày 5 tháng 10 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc ngân hàng thương mại;

– Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Các Ngân hàng và tổ chức tín dụng phi ngân hàng,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1.

Ban hành kèm theo Quyết định này “Điều lệ mẫu về tổ chức và hoạt động của Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc ngân hàng thương mại”.

Điều 2.

Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 306/2000/QĐ-NHNN5 ngày 15/9/2000 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Quy định tạm thời mẫu Điều lệ Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản thế chấp của ngân hàng thương mại.

Điều 3.

Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Các Ngân hàng và tổ chức tín dụng phi ngân hàng, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc (Giám đốc) các ngân hàng thương mại chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.


ĐIỀU LỆ MẪU
VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY QUẢN LÝ NỢ VÀ
KHAI THÁC TÀI SẢN TRỰC THUỘC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

(Ban hành kèm theo Quyết định số 1390/2001/QĐ-NHNN
ngày 07 tháng 11 năm 2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước)

CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Tính chất sở hữu, mục đích và phạm vi hoạt động

Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc ngân hàng thương mại (sau đây gọi tắt là Công ty) là Công ty có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập bằng vốn tự có, được thành lập theo Quyết định sốngàythángnămcủa Chủ tịch Hội đồng quản trị ngân hàng thương mại. Công ty hoạt động trong lĩnh vực quản lý nợ và khai thác tài sản bảo đảm nợ vay.

Điều 2. Tên gọi, địa chỉ của Công ty

1. Tên đầy đủ bằng tiếng Việt Nam

Tên gọi tắt bằng tiếng Việt Nam (nếu có)

2. Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng nước ngoài thông dụng (nếu có)

Tên viết tắt bằng tiếng nước ngoài thông dụng (nếu có)

3. Trụ sở chính

4. Số điện thoại :

Telex :

Fax :

Điều 3. Tư cách pháp nhân và tự chủ tài chính

Công ty có :

1. Tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam

2. Con dấu riêng; tài khoản mở tại các ngân hàng thương mại trong nước.

3. Vốn và tài sản, trong đó vốn điều lệ là…. (bằng số và bằng chữ) do ngân hàng thương mại cấp; chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn và tài sản thuộc sở hữu của Công ty.

4. Bảng tổng kết tài sản, các quỹ theo quy định của pháp luật.

Điều 4. Thời hạn hoạt động

Thời hạn hoạt động của Công ty không quá thời gian hoạt động còn lại của ngân hàng thương mại.

Điều 5. Nguyên tắc tổ chức và điều hành

1. Công ty được điều hành bởi Giám đốc Công ty.

2. Công ty chịu sự quản lý, kiểm tra của ngân hàng thương mại về tổ chức và nhân sự, về nội dung và phạm vi hoạt động; chịu sự quản lý, thanh tra, kiểm tra của Ngân hàng Nhà nước, của các cơ quan Nhà nước khác có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

CHƯƠNG II
TỔ CHỨC, QUẢN TRỊ, ĐIỀU HÀNH

Điều 6. Bổ nhiệm, miễn nhiệm Giám đốc, Phó Giám đốc, Trưởng phòng kế toán, Tổ trưởng tổ kiểm tra nội bộ.

1. Chủ tịch Hội đồng quản trị ngân hàng thương mại bổ nhiệm, miễn nhiệm Giám đốc, Trưởng phòng kế toán Công ty theo đề nghị của Tổng giám đốc ngân hàng thương mại.

2. Tổng giám đốc ngân hàng thương mại bổ nhiệm, miễn nhiệm Phó giám đốc, Tổ trưởng tổ kiểm tra nội bộ Công ty, Giám đốc chi nhánh, Trưởng văn phòng đại diện của Công ty và các chức danh tương đương khác của Công ty theo quy định của Điều lệ ngân hàng thương mại.

Điều 7. Giám đốc và bộ máy giúp việc

1. Giám đốc là người chịu trách nhiệm trước ngân hàng thương mại và pháp luật về việc điều hành hoạt động của Công ty.

2. Giúp Giám đốc có một số Phó Giám đốc, Trưởng phòng kế toán và bộ máy chuyên môn, nghiệp vụ.

3. Phó Giám đốc là người giúp Giám đốc điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động của Công ty theo sự phân công của Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được Giám đốc phân công.

4. Trưởng phòng kế toán giúp Giám đốc chỉ đạo thực hiện công tác kế toán, thống kê của Công ty, có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.

5. Tổ trưởng tổ kiểm tra nội bộ kiểm tra việc chấp hành pháp luật và các quy định nội bộ, các hoạt động nghiệp vụ của Công ty.

6. Bộ máy chuyên môn, nghiệp vụ do Hội đồng quản trị ngân hàng thương mại quy định theo đề nghị của Tổng giám đốc ngân hàng thương mại, có chức năng tham mưu, giúp Giám đốc trong việc điều hành hoạt động của Công ty.

Điều 8. Nhiệm vụ, quyền hạn của Giám đốc

1. Tiếp nhận vốn và các nguồn lực khác được ngân hàng thương mại giao cho Công ty quản lý và sử dụng.

2. Trình Tổng giám đốc ngân hàng thương mại :

– Việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ Công ty;

– Việc mở chi nhánh, văn phòng đại diện;

– Cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành tại trụ sở chính Công ty, cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành tại chi nhánh, văn phòng đại diện của Công ty;

– Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Phó giám đốc, Trưởng phòng kế toán, Tổ trưởng tổ kiểm tra nội bộ Công ty; Giám đốc chi nhánh, Trưởng văn phòng đại diện của Công ty và các chức danh tương đương khác của Công ty theo quy định của Điều lệ ngân hàng thương mại;

– Quy chế hoạt động của Công ty;

– Phương án hoạt động kinh doanh, phương án sử dụng lợi nhuận sau thuế;

– Thông qua quy chế hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện của Công ty để Giám đốc ký ban hành;

– Việc giải thể Công ty; chia, tách, sáp nhập, chấm dứt hoạt động của chi nhánh Công ty;

– Tổ chức kiểm toán độc lập thực hiện kiểm toán Công ty;

– Báo cáo tài chính tổng hợp và quyết toán hàng năm của Công ty;

– Hướng dẫn cụ thể việc thực hiện các quy định của Nhà nước và của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

3. Bổ nhiệm, miễn nhiệm Trưởng và Phó phòng chuyên môn, nghiệp vụ của Công ty (trừ các chức danh quy định tại Điều 6 của Điều lệ này); Phó giám đốc chi nhánh, Phó văn phòng đại diện, Trưởng và Phó phòng chuyên môn, nghiệp vụ của chi nhánh.

4. Tuyển dụng, khen thưởng, kỷ luật và cho thôi việc các nhân viên của Công ty theo đúng quy định của pháp luật.

5. Thực hiện phương án hoạt động kinh doanh, phương án sử dụng lợi nhuận sau thuế đã được phê duyệt.

6. Điều hành và quyết định các vấn đề có liên quan đến các hoạt động kinh doanh của Công ty theo đúng pháp luật, Điều lệ Công ty và quyết định của Hội đồng quản trị ngân hàng thương mại; chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của Công ty.

7. Đại diện cho Công ty trong quan hệ dân sự, tố tụng, tranh chấp, giải thể.

8. Được áp dụng các biện pháp vượt thẩm quyền của mình trong trường hợp khẩn cấp (thiên tai, địch hoạ, hoả hoạn…) và chịu trách nhiệm về quyết định đó, sau đó phải báo cáo ngay với Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc ngân hàng thương mại.

9. Chịu sự kiểm tra, kiểm soát của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát của ngân hàng thương mại, của Ngân hàng Nhà nước và của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực hiện nhiệm vụ điều hành của mình.

10. Báo cáo Hội đồng quản trị ngân hàng thương mại, Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật về kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty.

11. Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật, Điều lệ của ngân hàng thương mại và quyết định của Hội đồng quản trị ngân hàng thương mại.

CHƯƠNG III
QUYỀN, NGHĨA VỤ, NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY

Điều 9. Quyền và nghĩa vụ của Công ty trong hoạt động kinh doanh

1. Sử dụng có hiệu quả vốn và các nguồn lực khác được ngân hàng thương mại giao.

2. Thực hiện những nội dung hoạt động quy định tại Điều lệ này.

3. Tuyển chọn, thuê mướn, bố trí, sử dụng, đào tạo lao động, lựa chọn các hình thức trả lương, thưởng theo quy định của Bộ luật lao động và các quy định khác có liên quan của pháp luật.

4. Thực hiện các nghĩa vụ đối với người lao động theo quy định của Bộ luật lao động, bảo đảm cho người lao động quyền tham gia quản lý.

5. Chịu trách nhiệm trước ngân hàng thương mại, trước pháp luật về mọi hoạt động của Công ty.

6. Thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của ngân hàng thương mại.

Điều 10. Nội dung hoạt động của Công ty

1. Tiếp nhận, quản lý các khoản nợ tồn đọng (bao gồm : nợ có tài sản bảo đảm và nợ không có tài sản bảo đảm) và tài sản bảo đảm nợ vay (tài sản thế chấp, cầm cố; tài sản gán nợ; tài sản Toà án giao ngân hàng) liên quan đến các khoản nợ để xử lý, thu hồi vốn nhanh nhất;

2. Hoàn thiện hồ sơ có liên quan đến các khoản nợ theo quy định của pháp luật trình Ban chỉ đạo cơ cấu lại tài chính Ngân hàng thương mại của Chính phủ xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ cho phép ngân hàng thương mại xoá nợ cho khách hàng (đối với nhóm nợ không có tài sản đảm bảo và không còn đối tượng để thu hồi);

3. Chủ động bán các tài sản bảo đảm nợ vay thuộc quyền định đoạt của ngân hàng thương mại theo giá thị trường (giá bán tài sản có thể cao hoặc thấp hơn giá trị nợ tồn đọng) theo hình thức sau :

– Tự bán công khai trên thị trường;

– Bán qua Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản;

– Bán cho Công ty mua bán nợ của Nhà nước (khi được thành lập);

4. Cơ cấu lại nợ tồn đọng bằng các biện pháp: giãn nợ, miễn giảm lãi suất, đầu tư thêm, chuyển đổi nợ thành vốn góp;

5. Xử lý tài sản bảo đảm nợ vay bằng các biện pháp thích hợp : cải tạo, sửa chữa, nâng cấp tài sản để bán, cho thuê, khai thác kinh doanh, góp vốn, liên doanh bằng tài sản để thu hồi nợ;

6. Thực hiện các hoạt động khác theo uỷ quyền của ngân hàng thương mại theo quy định của pháp luật.

7. Mua, bán nợ tồn đọng của tổ chức tín dụng khác, của các công ty quản lý nợ và khai thác tài sản của ngân hàng thương mại khác theo quy định của pháp luật.

CHƯƠNG IV
TÀI CHÍNH, HẠCH TOÁN, KẾ TOÁN

Điều 11. Vốn hoạt động của Công ty gồm :

1. Vốn điều lệ : do ngân hàng thương mại cấp.

2. Vốn vay của tổ chức tài chính, tổ chức tín dụng trong nước và nước ngoài.

3. Các quỹ theo quy định của pháp luật.

Điều 12. Chế độ tài chính

Công ty thực hiện chế độ tài chính theo quy định của Bộ Tài chính.

Điều 13. Hạch toán, kế toán, báo cáo

Công ty thực hiện chế độ hạch toán, kế toán, báo cáo kế toán và báo cáo thống kê theo quy định của Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước.

Điều 14. Kiểm toán

Công ty phải lựa chọn tổ chức kiểm toán độc lập để kiểm toán báo cáo tài chính theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

CHƯƠNG V
MỐI QUAN HỆ GIỮA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG TY

Điều 15.

Quan hệ giữa ngân hàng thương mại với Công ty là mối quan hệ trên cơ sở hợp đồng theo nguyên tắc hợp tác, tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi phù hợp với mục tiêu và lợi ích chung của toàn hệ thống ngân hàng thương mại.

CHƯƠNG VI
TRANH CHẤP, GIẢI THỂ, THANH LÝ

Điều 16. Tranh chấp

Mọi tranh chấp giữa Công ty với các pháp nhân, cá nhân có quan hệ với hoạt động của Công ty được xử lý theo pháp luật hiện hành.

Điều 17. Giải thể, thanh lý

1.Công ty giải thể trong các trường hợp sau đây :

– Sau khi đã hoàn thành việc quản lý nợ và khai thác tài sản bảo đảm nợ vay của ngân hàng thương mại mà không có nhu cầu hoạt động tiếp;

– Được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền yêu cầu giải thể;

– Có nhu cầu giải thể và được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận;

– Kết thúc thời hạn hoạt động mà không có quyết định gia hạn của ngân hàng thương mại.

2. Khi giải thể, Công ty phải tiến hành thanh lý theo quy định của pháp luật.

CHƯƠNG VII
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 18.

Đối với Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản thế chấp của ngân hàng thương mại được thành lập theo Quyết định số 305/2000/QĐ-NHNN5 ngày 15/9/2000 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Quy định về việc thành lập Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản thế chấp của ngân hàng thương mại, Chủ tịch Hội đồng quản trị ngân hàng thương mại quyết định đổi tên Công ty, sửa đổi, bổ sung Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty theo quy định tại Điều lệ mẫu này.

Điều 19.

Các ngân hàng thương mại căn cứ vào Điều lệ mẫu này và các quy định khác có liên quan của pháp luật để xây dựng Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc ngân hàng mình.

Thuộc tính văn bản
Quyết định 1390/2001/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước vê fviệc ban hành Điều lệ mẫu về tổ chức và hoạt động của công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc ngân hàng thương mại
Cơ quan ban hành: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 1390/2001/QĐ-NHNN Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Quyết định Người ký: Trần Minh Tuấn
Ngày ban hành: 07/11/2001 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Tài chính-Ngân hàng , Cơ cấu tổ chức
Tóm tắt văn bản
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC SỐ1390/2001/QĐ- NHNN NGÀY 07THÁNG 11 NĂM 2001 BAN HÀNH ĐIỀU LỆ MẪU VỀ
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY QUẢN LÝ NỢ VÀ
KHAI THÁC TÀI SẢN TRỰC THUỘC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

– Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 01/1997/QH10 và Luật các tổ chức tín dụng số 02/1997/QH10 ngày 12 tháng 12 năm 1997;

– Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 2 tháng 3 năm 1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;

– Căn cứ Quyết định số 149/2001/QĐ-TTg ngày 5 tháng 10 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án xử lý nợ tồn đọng của các ngân hàng thương mại;

– Căn cứ Quyết định số 150/2001/QĐ-TTg ngày 5 tháng 10 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc ngân hàng thương mại;

– Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Các Ngân hàng và tổ chức tín dụng phi ngân hàng,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1.

Ban hành kèm theo Quyết định này “Điều lệ mẫu về tổ chức và hoạt động của Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc ngân hàng thương mại”.

Điều 2.

Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 306/2000/QĐ-NHNN5 ngày 15/9/2000 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Quy định tạm thời mẫu Điều lệ Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản thế chấp của ngân hàng thương mại.

Điều 3.

Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Các Ngân hàng và tổ chức tín dụng phi ngân hàng, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc (Giám đốc) các ngân hàng thương mại chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.


ĐIỀU LỆ MẪU
VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY QUẢN LÝ NỢ VÀ
KHAI THÁC TÀI SẢN TRỰC THUỘC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

(Ban hành kèm theo Quyết định số 1390/2001/QĐ-NHNN
ngày 07 tháng 11 năm 2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước)

CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Tính chất sở hữu, mục đích và phạm vi hoạt động

Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc ngân hàng thương mại (sau đây gọi tắt là Công ty) là Công ty có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập bằng vốn tự có, được thành lập theo Quyết định sốngàythángnămcủa Chủ tịch Hội đồng quản trị ngân hàng thương mại. Công ty hoạt động trong lĩnh vực quản lý nợ và khai thác tài sản bảo đảm nợ vay.

Điều 2. Tên gọi, địa chỉ của Công ty

1. Tên đầy đủ bằng tiếng Việt Nam

Tên gọi tắt bằng tiếng Việt Nam (nếu có)

2. Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng nước ngoài thông dụng (nếu có)

Tên viết tắt bằng tiếng nước ngoài thông dụng (nếu có)

3. Trụ sở chính

4. Số điện thoại :

Telex :

Fax :

Điều 3. Tư cách pháp nhân và tự chủ tài chính

Công ty có :

1. Tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam

2. Con dấu riêng; tài khoản mở tại các ngân hàng thương mại trong nước.

3. Vốn và tài sản, trong đó vốn điều lệ là…. (bằng số và bằng chữ) do ngân hàng thương mại cấp; chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn và tài sản thuộc sở hữu của Công ty.

4. Bảng tổng kết tài sản, các quỹ theo quy định của pháp luật.

Điều 4. Thời hạn hoạt động

Thời hạn hoạt động của Công ty không quá thời gian hoạt động còn lại của ngân hàng thương mại.

Điều 5. Nguyên tắc tổ chức và điều hành

1. Công ty được điều hành bởi Giám đốc Công ty.

2. Công ty chịu sự quản lý, kiểm tra của ngân hàng thương mại về tổ chức và nhân sự, về nội dung và phạm vi hoạt động; chịu sự quản lý, thanh tra, kiểm tra của Ngân hàng Nhà nước, của các cơ quan Nhà nước khác có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

CHƯƠNG II
TỔ CHỨC, QUẢN TRỊ, ĐIỀU HÀNH

Điều 6. Bổ nhiệm, miễn nhiệm Giám đốc, Phó Giám đốc, Trưởng phòng kế toán, Tổ trưởng tổ kiểm tra nội bộ.

1. Chủ tịch Hội đồng quản trị ngân hàng thương mại bổ nhiệm, miễn nhiệm Giám đốc, Trưởng phòng kế toán Công ty theo đề nghị của Tổng giám đốc ngân hàng thương mại.

2. Tổng giám đốc ngân hàng thương mại bổ nhiệm, miễn nhiệm Phó giám đốc, Tổ trưởng tổ kiểm tra nội bộ Công ty, Giám đốc chi nhánh, Trưởng văn phòng đại diện của Công ty và các chức danh tương đương khác của Công ty theo quy định của Điều lệ ngân hàng thương mại.

Điều 7. Giám đốc và bộ máy giúp việc

1. Giám đốc là người chịu trách nhiệm trước ngân hàng thương mại và pháp luật về việc điều hành hoạt động của Công ty.

2. Giúp Giám đốc có một số Phó Giám đốc, Trưởng phòng kế toán và bộ máy chuyên môn, nghiệp vụ.

3. Phó Giám đốc là người giúp Giám đốc điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động của Công ty theo sự phân công của Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được Giám đốc phân công.

4. Trưởng phòng kế toán giúp Giám đốc chỉ đạo thực hiện công tác kế toán, thống kê của Công ty, có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.

5. Tổ trưởng tổ kiểm tra nội bộ kiểm tra việc chấp hành pháp luật và các quy định nội bộ, các hoạt động nghiệp vụ của Công ty.

6. Bộ máy chuyên môn, nghiệp vụ do Hội đồng quản trị ngân hàng thương mại quy định theo đề nghị của Tổng giám đốc ngân hàng thương mại, có chức năng tham mưu, giúp Giám đốc trong việc điều hành hoạt động của Công ty.

Điều 8. Nhiệm vụ, quyền hạn của Giám đốc

1. Tiếp nhận vốn và các nguồn lực khác được ngân hàng thương mại giao cho Công ty quản lý và sử dụng.

2. Trình Tổng giám đốc ngân hàng thương mại :

– Việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ Công ty;

– Việc mở chi nhánh, văn phòng đại diện;

– Cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành tại trụ sở chính Công ty, cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành tại chi nhánh, văn phòng đại diện của Công ty;

– Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Phó giám đốc, Trưởng phòng kế toán, Tổ trưởng tổ kiểm tra nội bộ Công ty; Giám đốc chi nhánh, Trưởng văn phòng đại diện của Công ty và các chức danh tương đương khác của Công ty theo quy định của Điều lệ ngân hàng thương mại;

– Quy chế hoạt động của Công ty;

– Phương án hoạt động kinh doanh, phương án sử dụng lợi nhuận sau thuế;

– Thông qua quy chế hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện của Công ty để Giám đốc ký ban hành;

– Việc giải thể Công ty; chia, tách, sáp nhập, chấm dứt hoạt động của chi nhánh Công ty;

– Tổ chức kiểm toán độc lập thực hiện kiểm toán Công ty;

– Báo cáo tài chính tổng hợp và quyết toán hàng năm của Công ty;

– Hướng dẫn cụ thể việc thực hiện các quy định của Nhà nước và của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

3. Bổ nhiệm, miễn nhiệm Trưởng và Phó phòng chuyên môn, nghiệp vụ của Công ty (trừ các chức danh quy định tại Điều 6 của Điều lệ này); Phó giám đốc chi nhánh, Phó văn phòng đại diện, Trưởng và Phó phòng chuyên môn, nghiệp vụ của chi nhánh.

4. Tuyển dụng, khen thưởng, kỷ luật và cho thôi việc các nhân viên của Công ty theo đúng quy định của pháp luật.

5. Thực hiện phương án hoạt động kinh doanh, phương án sử dụng lợi nhuận sau thuế đã được phê duyệt.

6. Điều hành và quyết định các vấn đề có liên quan đến các hoạt động kinh doanh của Công ty theo đúng pháp luật, Điều lệ Công ty và quyết định của Hội đồng quản trị ngân hàng thương mại; chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của Công ty.

7. Đại diện cho Công ty trong quan hệ dân sự, tố tụng, tranh chấp, giải thể.

8. Được áp dụng các biện pháp vượt thẩm quyền của mình trong trường hợp khẩn cấp (thiên tai, địch hoạ, hoả hoạn…) và chịu trách nhiệm về quyết định đó, sau đó phải báo cáo ngay với Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc ngân hàng thương mại.

9. Chịu sự kiểm tra, kiểm soát của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát của ngân hàng thương mại, của Ngân hàng Nhà nước và của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực hiện nhiệm vụ điều hành của mình.

10. Báo cáo Hội đồng quản trị ngân hàng thương mại, Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật về kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty.

11. Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật, Điều lệ của ngân hàng thương mại và quyết định của Hội đồng quản trị ngân hàng thương mại.

CHƯƠNG III
QUYỀN, NGHĨA VỤ, NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY

Điều 9. Quyền và nghĩa vụ của Công ty trong hoạt động kinh doanh

1. Sử dụng có hiệu quả vốn và các nguồn lực khác được ngân hàng thương mại giao.

2. Thực hiện những nội dung hoạt động quy định tại Điều lệ này.

3. Tuyển chọn, thuê mướn, bố trí, sử dụng, đào tạo lao động, lựa chọn các hình thức trả lương, thưởng theo quy định của Bộ luật lao động và các quy định khác có liên quan của pháp luật.

4. Thực hiện các nghĩa vụ đối với người lao động theo quy định của Bộ luật lao động, bảo đảm cho người lao động quyền tham gia quản lý.

5. Chịu trách nhiệm trước ngân hàng thương mại, trước pháp luật về mọi hoạt động của Công ty.

6. Thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của ngân hàng thương mại.

Điều 10. Nội dung hoạt động của Công ty

1. Tiếp nhận, quản lý các khoản nợ tồn đọng (bao gồm : nợ có tài sản bảo đảm và nợ không có tài sản bảo đảm) và tài sản bảo đảm nợ vay (tài sản thế chấp, cầm cố; tài sản gán nợ; tài sản Toà án giao ngân hàng) liên quan đến các khoản nợ để xử lý, thu hồi vốn nhanh nhất;

2. Hoàn thiện hồ sơ có liên quan đến các khoản nợ theo quy định của pháp luật trình Ban chỉ đạo cơ cấu lại tài chính Ngân hàng thương mại của Chính phủ xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ cho phép ngân hàng thương mại xoá nợ cho khách hàng (đối với nhóm nợ không có tài sản đảm bảo và không còn đối tượng để thu hồi);

3. Chủ động bán các tài sản bảo đảm nợ vay thuộc quyền định đoạt của ngân hàng thương mại theo giá thị trường (giá bán tài sản có thể cao hoặc thấp hơn giá trị nợ tồn đọng) theo hình thức sau :

– Tự bán công khai trên thị trường;

– Bán qua Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản;

– Bán cho Công ty mua bán nợ của Nhà nước (khi được thành lập);

4. Cơ cấu lại nợ tồn đọng bằng các biện pháp: giãn nợ, miễn giảm lãi suất, đầu tư thêm, chuyển đổi nợ thành vốn góp;

5. Xử lý tài sản bảo đảm nợ vay bằng các biện pháp thích hợp : cải tạo, sửa chữa, nâng cấp tài sản để bán, cho thuê, khai thác kinh doanh, góp vốn, liên doanh bằng tài sản để thu hồi nợ;

6. Thực hiện các hoạt động khác theo uỷ quyền của ngân hàng thương mại theo quy định của pháp luật.

7. Mua, bán nợ tồn đọng của tổ chức tín dụng khác, của các công ty quản lý nợ và khai thác tài sản của ngân hàng thương mại khác theo quy định của pháp luật.

CHƯƠNG IV
TÀI CHÍNH, HẠCH TOÁN, KẾ TOÁN

Điều 11. Vốn hoạt động của Công ty gồm :

1. Vốn điều lệ : do ngân hàng thương mại cấp.

2. Vốn vay của tổ chức tài chính, tổ chức tín dụng trong nước và nước ngoài.

3. Các quỹ theo quy định của pháp luật.

Điều 12. Chế độ tài chính

Công ty thực hiện chế độ tài chính theo quy định của Bộ Tài chính.

Điều 13. Hạch toán, kế toán, báo cáo

Công ty thực hiện chế độ hạch toán, kế toán, báo cáo kế toán và báo cáo thống kê theo quy định của Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước.

Điều 14. Kiểm toán

Công ty phải lựa chọn tổ chức kiểm toán độc lập để kiểm toán báo cáo tài chính theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

CHƯƠNG V
MỐI QUAN HỆ GIỮA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG TY

Điều 15.

Quan hệ giữa ngân hàng thương mại với Công ty là mối quan hệ trên cơ sở hợp đồng theo nguyên tắc hợp tác, tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi phù hợp với mục tiêu và lợi ích chung của toàn hệ thống ngân hàng thương mại.

CHƯƠNG VI
TRANH CHẤP, GIẢI THỂ, THANH LÝ

Điều 16. Tranh chấp

Mọi tranh chấp giữa Công ty với các pháp nhân, cá nhân có quan hệ với hoạt động của Công ty được xử lý theo pháp luật hiện hành.

Điều 17. Giải thể, thanh lý

1.Công ty giải thể trong các trường hợp sau đây :

– Sau khi đã hoàn thành việc quản lý nợ và khai thác tài sản bảo đảm nợ vay của ngân hàng thương mại mà không có nhu cầu hoạt động tiếp;

– Được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền yêu cầu giải thể;

– Có nhu cầu giải thể và được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận;

– Kết thúc thời hạn hoạt động mà không có quyết định gia hạn của ngân hàng thương mại.

2. Khi giải thể, Công ty phải tiến hành thanh lý theo quy định của pháp luật.

CHƯƠNG VII
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 18.

Đối với Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản thế chấp của ngân hàng thương mại được thành lập theo Quyết định số 305/2000/QĐ-NHNN5 ngày 15/9/2000 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Quy định về việc thành lập Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản thế chấp của ngân hàng thương mại, Chủ tịch Hội đồng quản trị ngân hàng thương mại quyết định đổi tên Công ty, sửa đổi, bổ sung Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty theo quy định tại Điều lệ mẫu này.

Điều 19.

Các ngân hàng thương mại căn cứ vào Điều lệ mẫu này và các quy định khác có liên quan của pháp luật để xây dựng Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc ngân hàng mình.

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Quyết định 1390/2001/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước vê fviệc ban hành Điều lệ mẫu về tổ chức và hoạt động của công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc ngân hàng thương mại”