Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Công văn về việc tính thời hạn kháng cáo, kháng nghị

CÔNG VĂN

CỦA TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO SỐ 166/2001/KHXX
NGÀY 14 THÁNG 12 NĂM 2001 VỀ VIỆC TÍNH THỜI HẠN
KHÁNG CÁO, KHÁNG NGHỊ

Kính gửi: – Các Toà án nhân dân và Toà án quân sự các cấp

– Các đồng chí Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao

Trong thời gian qua Toà án nhân dân tối cao nhận được công văn của một số Toà án nhân dân địa phương đề nghị hướng dẫn việc tính thời hạn kháng cáo, kháng nghị đối với bản án, quyết định về hình sự, dân sự, kinh tế, lao động, hành chính theo thủ tục phúc thẩm và kháng nghị các bản án, quyết định đó đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm. Sau khi trao đổi ý kiến và có sự thống nhất của Viện kiểm sát nhân dân tối cao tại Công văn số 3263/KSXXHS ngày 11 tháng 12 năm 2001, Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn như sau:

Theo quy định của các văn bản pháp luật tố tụng (Bộ luật Tố tụng hình sự, Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế, Pháp lệnh giải quyết các tranh chấp lao động và Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính) thì:

– Thời hạn kháng cáo đối với các bản án, quyết định hình sự, dân sự, kinh tế, lao động và hành chính theo thủ tục phúc thẩm là…, kể từ ngày Tòa án tuyên án hoặc ra quyết định; nếu bị cáo, đương sự vắng mặt tại phiên toà thì thời hạn kháng cáo này tính từ ngày bản sao bản án, quyết định được giao cho họ, thân nhân của họ hoặc được niêm yết công khai.

– Thời hạn kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm của Viện kiểm sát cùng cấp là…, của Viện kiểm sát cấp trên là…, kể từ ngày Toà án tuyên án hoặc ra quyết định; nếu kiểm sát viên không tham gia phiên toà (đối với vụ án dân sự, kinh tế, lao động, hành chính) thì thời hạn kháng nghị này được tính từ ngày Viện kiểm sát cùng cấp nhận được bản sao bản án, quyết định của Toà án.

– Thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm đối với các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật về hình sự, dân sự, lao động, kinh tế, hành chính là…, kể từ ngày các bản án, quyết định đó có hiệu lực pháp luật.

Do trong các văn bản pháp luật tố tụng không quy định cụ thể việc xác định thời điểm bắt đầu thời hạn kháng cáo, kháng nghị và thời điểm kết thúc thời hạn đó; cho nên việc tính thời hạn kháng cáo, kháng nghị trong thời gian qua chưa được thống nhất. Để bảo đảm thống nhất việc tính thời hạn kháng cáo, kháng nghị, từ nay trở đi việc xác định thời điểm bắt đầu tính thời hạn kháng cáo, kháng nghị và thời điểm kết thúc thời hạn đó được thực hiện theo quy định tại Điều 161 và 162 Bộ luật dân sự; cụ thể là:

1. Thời điểm bắt đầu tính thời hạn kháng cáo, kháng nghị

Thời điểm bắt đầu tính thời hạn kháng cáo, kháng nghị là ngày tiếp theo của ngày được xác định. Tuỳ từng trường hợp cụ thể mà ngày được xác định như sau:

a. Ngày được xác định là ngày Toà án tuyên án hoặc ra quyết định trong trường hợp bị cáo, đương sự có mặt tại phiên toà sơ thẩm, Kiểm sát viên có tham gia phiên toà sơ thẩm.

Ví dụ: Ngày 01/10/2001 Toà án xét xử sơ thẩm vụ án hình sự có mặt bị cáo B và cùng ngày tuyên án đối với bị cáo B. Trong trường hợp này ngày được xác định là ngày 01/10/2001 và thời điểm bắt đầu tính thời hạn kháng cáo 15 ngày (đối với bị cáo B) thời hạn kháng nghị 15 ngày (đối với Viện kiểm sát cùng cấp), 30 ngày (đối với Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp) là ngày 2/10/2001.

b. Ngày được xác định là ngày bản sao bản án, quyết định được giao cho họ hoặc được niêm yết tại trụ sở Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú của họ trong trường hợp bị cáo, đương sự vắng mặt tại phiên toà sơ thẩm.

Ví dụ: Ngày 4/10/2001 Toà án xét xử sơ thẩm vụ án dân sự vắng mặt đương sự A và cùng ngày tuyên án. Ngày 18/10/2001 Toà án mới giao bản sao bản án cho đương sự A hoặc niêm yết tại trụ sở Uỷ ban nhân dân xã nơi đương sự A cư trú. Trong trường hợp này ngày được xác định là ngày 18/10/2001 và thời điểm bắt đầu tính thời hạn kháng cáo 15 ngày (đối với đương sự A) là ngày 19/10/2001.

c. Ngày được xác định là ngày Viện kiểm sát cùng cấp nhận được bản sao bản án, quyết định của Toà án trong trường hợp kiểm sát viên không tham gia phiên toà sơ thẩm (đối với vụ án dân sự, kinh tế, lao động, hành chính).

Ví dụ: Ngày 4/9/2001 Toà án xét xử sơ thẩm vụ án kinh tế không có sự tham gia của kiểm sát viên và cùng ngày tuyên án. Ngày 10/9/2001 Viện kiểm sát cùng cấp nhận được bản sao bản án của Toà án. Trong trường hợp này ngày được xác định là ngày 10/9/2001 và thời điểm bắt đầu tính thời hạn kháng nghị 10 ngày (đối với Viện kiểm sát cùng cấp), 20 ngày (đối với Viện kiểm sát cấp trên) là ngày 11/9/2001.

d. Ngày được xác định là ngày bản án, quyết định của Toà án có hiệu lực pháp luật.

Ví dụ: Ngày 3/10/2001 Toà án xét xử phúc thẩm vụ án lao động và cùng ngày tuyên án. Trong trường hợp này ngày được xác định là ngày 3/10/2001 và thời điểm bắt đầu tính thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm 6 tháng (hoặc 1 năm nếu kháng nghị có lợi cho người lao động) là ngày 4/10/2001.

2. Thời điểm kết thúc thời hạn kháng cáo, kháng nghị

Theo quy định của các văn bản pháp luật tố tụng thì thời hạn kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm tính theo ngày; thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm tính theo tháng (đối với bản án, quyết định kinh tế, lao động, hành chính) hoặc theo năm (đối với bản án, quyết định hình sự, dân sự hoặc lao động, nếu việc kháng nghị có lợi cho người lao động); Do đó, việc kết thúc các thời hạn nói trên phải căn cứ vào quy định tại Điều 162 Bộ luật dân sự. Tuy nhiên, theo Quyết định số 188/1999/QĐ-TTg ngày 17/9/1999 của Thủ tướng Chính phủ “Về việc thực hiện chế độ tuần làm việc 40 giờ” thì kể từ ngày 2/10/1999, chế độ tuần làm việc 40 giờ trong 5 ngày, nghỉ ngày thứ bẩy và Chủ nhật hàng tuần, đối với cán bộ, công chức và người lao động trong các cơ quan, đơn vị hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội; Do đó, khi ngày cuối cùng của thời hạn là ngày thứ bảy, ngày Chủ nhật hoặc ngày nghỉ lễ, thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày làm việc tiếp theo ngày nghỉ đó. Thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hạn vào đúng 12 giờ đêm của ngày đó.

Ví dụ 1: Trong ví dụ tại điểm a mục 1 trên đây, thời hạn kháng cáo 15 ngày tính từ ngày 2/10/2001. Theo quy định tại khoản 1 và khoản 6 Điều 162 Bộ luật dân sự thì thời hạn kháng cáo 15 ngày (đối với bị cáo B) kết thúc vào 12 giờ đêm ngày 16/10/2001. Giả sử ngày 16/10/2001 đúng vào ngày Chủ nhật thì theo quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều 162 Bộ luật dân sự thời hạn kháng cáo 15 ngày (đối với bị cáo B) kết thúc vào 12 giờ đêm ngày 17/10/2001 (nếu không đúng vào ngày nghỉ lễ).

Ví dụ 2: Trong ví dụ nêu tại điểm b mục 1 trên đây thì thời hạn kháng cáo 15 ngày tính từ ngày 19/10/2001. Theo quy định tại khoản 1 và khoản 6 Điều 162 Bộ luật dân sự thì thời hạn kháng cáo 15 ngày (đối với đương sự A) kết thúc vào 12 giờ đêm ngày 2/11/2001. Giả sử ngày 2/11/2001 đúng vào ngày nghỉ lễ thì theo quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều 162 Bộ luật dân sự, quyết định số 188/1999/QĐ-TTg ngày 17/9/1999 của Thủ tướng Chính phủ “Về việc thực hiện chế độ tuần làm việc 40 giờ” thời hạn kháng cáo 15 ngày kết thúc vào 12 giờ đêm ngày 3/11/2001 (nếu không đúng vào ngày thứ bảy, Chủ nhật); nếu ngày 3/11/2001 đúng vào ngày thứ bảy, thì thời hạn kháng cáo 15 ngày kết thúc vào 12 giờ đêm ngày 5/11/2001.

Trong quá trình thực hiện nếu có gì vướng mắc hoặc cần hướng dẫn bổ sung, đề nghịphản ánh kịp thời cho Toà án nhân dân tối cao để có giải thích hoặc hướng dẫn bổ sung cho phù hợp.

Thuộc tính văn bản
Công văn về việc tính thời hạn kháng cáo, kháng nghị
Cơ quan ban hành: Toà án nhân dân tối cao Số công báo: Đang cập nhật
Số hiệu: 166/2001/KHXX Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Công văn Người ký: Đặng Quang Phương
Ngày ban hành: 14/12/2001 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đang cập nhật Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực:

CÔNG VĂN

CỦA TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO SỐ 166/2001/KHXX
NGÀY 14 THÁNG 12 NĂM 2001 VỀ VIỆC TÍNH THỜI HẠN
KHÁNG CÁO, KHÁNG NGHỊ

Kính gửi: – Các Toà án nhân dân và Toà án quân sự các cấp

– Các đồng chí Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao

Trong thời gian qua Toà án nhân dân tối cao nhận được công văn của một số Toà án nhân dân địa phương đề nghị hướng dẫn việc tính thời hạn kháng cáo, kháng nghị đối với bản án, quyết định về hình sự, dân sự, kinh tế, lao động, hành chính theo thủ tục phúc thẩm và kháng nghị các bản án, quyết định đó đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm. Sau khi trao đổi ý kiến và có sự thống nhất của Viện kiểm sát nhân dân tối cao tại Công văn số 3263/KSXXHS ngày 11 tháng 12 năm 2001, Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn như sau:

Theo quy định của các văn bản pháp luật tố tụng (Bộ luật Tố tụng hình sự, Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế, Pháp lệnh giải quyết các tranh chấp lao động và Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính) thì:

– Thời hạn kháng cáo đối với các bản án, quyết định hình sự, dân sự, kinh tế, lao động và hành chính theo thủ tục phúc thẩm là…, kể từ ngày Tòa án tuyên án hoặc ra quyết định; nếu bị cáo, đương sự vắng mặt tại phiên toà thì thời hạn kháng cáo này tính từ ngày bản sao bản án, quyết định được giao cho họ, thân nhân của họ hoặc được niêm yết công khai.

– Thời hạn kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm của Viện kiểm sát cùng cấp là…, của Viện kiểm sát cấp trên là…, kể từ ngày Toà án tuyên án hoặc ra quyết định; nếu kiểm sát viên không tham gia phiên toà (đối với vụ án dân sự, kinh tế, lao động, hành chính) thì thời hạn kháng nghị này được tính từ ngày Viện kiểm sát cùng cấp nhận được bản sao bản án, quyết định của Toà án.

– Thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm đối với các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật về hình sự, dân sự, lao động, kinh tế, hành chính là…, kể từ ngày các bản án, quyết định đó có hiệu lực pháp luật.

Do trong các văn bản pháp luật tố tụng không quy định cụ thể việc xác định thời điểm bắt đầu thời hạn kháng cáo, kháng nghị và thời điểm kết thúc thời hạn đó; cho nên việc tính thời hạn kháng cáo, kháng nghị trong thời gian qua chưa được thống nhất. Để bảo đảm thống nhất việc tính thời hạn kháng cáo, kháng nghị, từ nay trở đi việc xác định thời điểm bắt đầu tính thời hạn kháng cáo, kháng nghị và thời điểm kết thúc thời hạn đó được thực hiện theo quy định tại Điều 161 và 162 Bộ luật dân sự; cụ thể là:

1. Thời điểm bắt đầu tính thời hạn kháng cáo, kháng nghị

Thời điểm bắt đầu tính thời hạn kháng cáo, kháng nghị là ngày tiếp theo của ngày được xác định. Tuỳ từng trường hợp cụ thể mà ngày được xác định như sau:

a. Ngày được xác định là ngày Toà án tuyên án hoặc ra quyết định trong trường hợp bị cáo, đương sự có mặt tại phiên toà sơ thẩm, Kiểm sát viên có tham gia phiên toà sơ thẩm.

Ví dụ: Ngày 01/10/2001 Toà án xét xử sơ thẩm vụ án hình sự có mặt bị cáo B và cùng ngày tuyên án đối với bị cáo B. Trong trường hợp này ngày được xác định là ngày 01/10/2001 và thời điểm bắt đầu tính thời hạn kháng cáo 15 ngày (đối với bị cáo B) thời hạn kháng nghị 15 ngày (đối với Viện kiểm sát cùng cấp), 30 ngày (đối với Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp) là ngày 2/10/2001.

b. Ngày được xác định là ngày bản sao bản án, quyết định được giao cho họ hoặc được niêm yết tại trụ sở Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú của họ trong trường hợp bị cáo, đương sự vắng mặt tại phiên toà sơ thẩm.

Ví dụ: Ngày 4/10/2001 Toà án xét xử sơ thẩm vụ án dân sự vắng mặt đương sự A và cùng ngày tuyên án. Ngày 18/10/2001 Toà án mới giao bản sao bản án cho đương sự A hoặc niêm yết tại trụ sở Uỷ ban nhân dân xã nơi đương sự A cư trú. Trong trường hợp này ngày được xác định là ngày 18/10/2001 và thời điểm bắt đầu tính thời hạn kháng cáo 15 ngày (đối với đương sự A) là ngày 19/10/2001.

c. Ngày được xác định là ngày Viện kiểm sát cùng cấp nhận được bản sao bản án, quyết định của Toà án trong trường hợp kiểm sát viên không tham gia phiên toà sơ thẩm (đối với vụ án dân sự, kinh tế, lao động, hành chính).

Ví dụ: Ngày 4/9/2001 Toà án xét xử sơ thẩm vụ án kinh tế không có sự tham gia của kiểm sát viên và cùng ngày tuyên án. Ngày 10/9/2001 Viện kiểm sát cùng cấp nhận được bản sao bản án của Toà án. Trong trường hợp này ngày được xác định là ngày 10/9/2001 và thời điểm bắt đầu tính thời hạn kháng nghị 10 ngày (đối với Viện kiểm sát cùng cấp), 20 ngày (đối với Viện kiểm sát cấp trên) là ngày 11/9/2001.

d. Ngày được xác định là ngày bản án, quyết định của Toà án có hiệu lực pháp luật.

Ví dụ: Ngày 3/10/2001 Toà án xét xử phúc thẩm vụ án lao động và cùng ngày tuyên án. Trong trường hợp này ngày được xác định là ngày 3/10/2001 và thời điểm bắt đầu tính thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm 6 tháng (hoặc 1 năm nếu kháng nghị có lợi cho người lao động) là ngày 4/10/2001.

2. Thời điểm kết thúc thời hạn kháng cáo, kháng nghị

Theo quy định của các văn bản pháp luật tố tụng thì thời hạn kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm tính theo ngày; thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm tính theo tháng (đối với bản án, quyết định kinh tế, lao động, hành chính) hoặc theo năm (đối với bản án, quyết định hình sự, dân sự hoặc lao động, nếu việc kháng nghị có lợi cho người lao động); Do đó, việc kết thúc các thời hạn nói trên phải căn cứ vào quy định tại Điều 162 Bộ luật dân sự. Tuy nhiên, theo Quyết định số 188/1999/QĐ-TTg ngày 17/9/1999 của Thủ tướng Chính phủ “Về việc thực hiện chế độ tuần làm việc 40 giờ” thì kể từ ngày 2/10/1999, chế độ tuần làm việc 40 giờ trong 5 ngày, nghỉ ngày thứ bẩy và Chủ nhật hàng tuần, đối với cán bộ, công chức và người lao động trong các cơ quan, đơn vị hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội; Do đó, khi ngày cuối cùng của thời hạn là ngày thứ bảy, ngày Chủ nhật hoặc ngày nghỉ lễ, thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày làm việc tiếp theo ngày nghỉ đó. Thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hạn vào đúng 12 giờ đêm của ngày đó.

Ví dụ 1: Trong ví dụ tại điểm a mục 1 trên đây, thời hạn kháng cáo 15 ngày tính từ ngày 2/10/2001. Theo quy định tại khoản 1 và khoản 6 Điều 162 Bộ luật dân sự thì thời hạn kháng cáo 15 ngày (đối với bị cáo B) kết thúc vào 12 giờ đêm ngày 16/10/2001. Giả sử ngày 16/10/2001 đúng vào ngày Chủ nhật thì theo quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều 162 Bộ luật dân sự thời hạn kháng cáo 15 ngày (đối với bị cáo B) kết thúc vào 12 giờ đêm ngày 17/10/2001 (nếu không đúng vào ngày nghỉ lễ).

Ví dụ 2: Trong ví dụ nêu tại điểm b mục 1 trên đây thì thời hạn kháng cáo 15 ngày tính từ ngày 19/10/2001. Theo quy định tại khoản 1 và khoản 6 Điều 162 Bộ luật dân sự thì thời hạn kháng cáo 15 ngày (đối với đương sự A) kết thúc vào 12 giờ đêm ngày 2/11/2001. Giả sử ngày 2/11/2001 đúng vào ngày nghỉ lễ thì theo quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều 162 Bộ luật dân sự, quyết định số 188/1999/QĐ-TTg ngày 17/9/1999 của Thủ tướng Chính phủ “Về việc thực hiện chế độ tuần làm việc 40 giờ” thời hạn kháng cáo 15 ngày kết thúc vào 12 giờ đêm ngày 3/11/2001 (nếu không đúng vào ngày thứ bảy, Chủ nhật); nếu ngày 3/11/2001 đúng vào ngày thứ bảy, thì thời hạn kháng cáo 15 ngày kết thúc vào 12 giờ đêm ngày 5/11/2001.

Trong quá trình thực hiện nếu có gì vướng mắc hoặc cần hướng dẫn bổ sung, đề nghịphản ánh kịp thời cho Toà án nhân dân tối cao để có giải thích hoặc hướng dẫn bổ sung cho phù hợp.

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Công văn về việc tính thời hạn kháng cáo, kháng nghị”