Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Thông tư 09/2001/TT-LT của Toà án nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp và Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện chế độ trang phục đối với hội thẩm toà án nhân dân các cấp

THÔNG TƯ

LIÊN TỊCH CỦA BỘ TƯ PHÁP – TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO –
BỘ TÀI CHÍNH SỐ 09/2001/TT-LT NGÀY 19 THÁNG 12 NĂM 2001
VỀ VIỆC HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ TRANG PHỤC
ĐỐI VỚI HỘI THẨM TOÀ ÁN NHÂN DÂN CÁC CẤP

Căn cứ Nghị quyết số 272/2001/NQ-UBTVQH10 ngày 26 tháng 9 năm 2001 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về trang phục đối với Hội thẩm Toà án nhân dân;

Bộ Tư pháp, Toà án nhân dân tối cao và Bộ Tài chính hướng dẫn việc thực hiện chế độ trang phục đối với Hội thẩm Toà án nhân dân các cấp như sau:

I. ĐỐI TƯỢNG, TIÊU CHUẨN,
THỜI HẠN SỬ DỤNG TRANG PHỤC

1. Hội thẩm Toà án nhân dân các cấp được cử, bầu theo quy định của pháp luật được cấp trang phục để sử dụng khi thi hành nhiệm vụ. Trang phục của Hội thẩm quân nhân được thực hiện theo quy định về trang phục quân đội nhân dân.

2. Trong nhiệm kỳ 5 năm Hội thẩm Toà án nhân dân được cấp các loại trang phục sau:

– Quần áo thu đông: 01 bộ – Cấp một lần vào đầu nhiệm kỳ;

– Quần áo xuân hè: 02 bộ – Cấp hai lần vào đầu và giữa nhiệm kỳ;

Áo sơ mi dài tay: 02 chiếc – Cấp hai lần vào đầu và giữa nhiệm kỳ;

– Cà vạt: 02 chiếc – Cấp hai lần vào đầu và giữa nhiệm kỳ;

– Giầy da: 2 đôi – Cấp hai lần vào đầu và giữa nhiệm kỳ.

– Bít tất: 05 đôi – Cấp hai lần vào đầu và giữa nhiệm kỳ;

Riêng nhiệm kỳ 1999-2004 cấp phát một lần.

II. HÌNH THỨC, MÀU SẮC, CHẤT LIỆU TRANG PHỤC

Hình thức, màu sắc, chất liệu trang phục được quy định cụ thể như sau:

1. Hình thức, màu sắc

– Quần áo thu đông bao gồm quần âu và áo vét tông màu đen. Áo vét tông được may theo kiểu thông thường có 2 cúc như trang phục Thẩm phán.

– Quần áo xuân hè bao gồm quần âu màu đen và áo sơ mi ngắn tay màu trắng. Áo sơ mi ngắn tay được may theo kiểu cổ đứng để thắt cà vạt, tay rời.

Áo sơ mi dài tay màu trắng được may theo kiểu cổ đứng để thắt cà vạt, tay rời, cửa tay măng sét, áo nam có một túi không có nắp, áo nữ không có túi.

– Cà vạt dùng loại thẫm màu, bản to vừa phải, hợp với cỡ của từng người.

– Giầy của nam: kiểu cổ thấp, mũi nhọn trung bình, đế cao không quá 03 cm, màu đen.

– Giầy của nữ: kiểu cổ thấp, mũi nhọn trung bình, đế cao không quá 05 cm, màu đen.

2. Chất liệu

Vải dùng để may trang phục phải là loại vải tốt, không bị nhàu nát, không dùng loại vải có kẻ ô, kẻ sọc. Đối với cà vạt, giầy da, bít tất, phải là những loại có giá trị sử dụng lâu bền.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

– Chánh án Toà án nhân dân cấp nào chịu trách nhiệm tổ chức việc mua sắm trang phục cho Hội thẩm Toà án nhân dân cấp đó.

– Giám đốc Sở Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra việc mua sắm trang phục đối với Hội thẩm Toà án nhân dân cấp huyện thuộc phạm vi quản lý.

– Trang phục mất mát, hư hỏng không được cấp bù.

– Kinh phí mua sắm trang phục của Hội thẩm Toà án nhân dân tối cao do Toà án nhân dân tối cao lập dự toán gửi Bộ Tài chính.

Kinh phí mua sắm trang phục của Hội thẩm Toà án nhân dân địa phương do Bộ Tư pháp lập dự toán gửi Bộ Tài chính.

– Việc lập dự toán, thanh, quyết toán kinh phí mua sắm trang phục đối với Hội thẩm nhân dân được thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản tài chính hướng dẫn hiện hành.

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01/01/2002. Trong quá trình thực hiện có vấn đề gì vướng mắc đề nghị các địa phương báo cáo Bộ Tư pháp, Toà án nhân dân tối cao, Bộ Tài chính để nghiên cứu, giải quyết.

Thuộc tính văn bản
Thông tư 09/2001/TT-LT của Toà án nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp và Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện chế độ trang phục đối với hội thẩm toà án nhân dân các cấp
Cơ quan ban hành: Bộ Tư pháp; Bộ Tài chính; Toà án nhân dân tối cao Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 09/2001/TT-LT Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Thông tư liên tịch Người ký: Hoàng Khang; Lê Thị Thu Ba; Nguyễn Thị Kim Ngân
Ngày ban hành: 19/12/2001 Ngày hết hiệu lực: Đã biết
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Chính sách , Tư pháp-Hộ tịch
Tóm tắt văn bản
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

THÔNG TƯ

LIÊN TỊCH CỦA BỘ TƯ PHÁP – TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO –
BỘ TÀI CHÍNH SỐ 09/2001/TT-LT NGÀY 19 THÁNG 12 NĂM 2001
VỀ VIỆC HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ TRANG PHỤC
ĐỐI VỚI HỘI THẨM TOÀ ÁN NHÂN DÂN CÁC CẤP

Căn cứ Nghị quyết số 272/2001/NQ-UBTVQH10 ngày 26 tháng 9 năm 2001 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về trang phục đối với Hội thẩm Toà án nhân dân;

Bộ Tư pháp, Toà án nhân dân tối cao và Bộ Tài chính hướng dẫn việc thực hiện chế độ trang phục đối với Hội thẩm Toà án nhân dân các cấp như sau:

I. ĐỐI TƯỢNG, TIÊU CHUẨN,
THỜI HẠN SỬ DỤNG TRANG PHỤC

1. Hội thẩm Toà án nhân dân các cấp được cử, bầu theo quy định của pháp luật được cấp trang phục để sử dụng khi thi hành nhiệm vụ. Trang phục của Hội thẩm quân nhân được thực hiện theo quy định về trang phục quân đội nhân dân.

2. Trong nhiệm kỳ 5 năm Hội thẩm Toà án nhân dân được cấp các loại trang phục sau:

– Quần áo thu đông: 01 bộ – Cấp một lần vào đầu nhiệm kỳ;

– Quần áo xuân hè: 02 bộ – Cấp hai lần vào đầu và giữa nhiệm kỳ;

Áo sơ mi dài tay: 02 chiếc – Cấp hai lần vào đầu và giữa nhiệm kỳ;

– Cà vạt: 02 chiếc – Cấp hai lần vào đầu và giữa nhiệm kỳ;

– Giầy da: 2 đôi – Cấp hai lần vào đầu và giữa nhiệm kỳ.

– Bít tất: 05 đôi – Cấp hai lần vào đầu và giữa nhiệm kỳ;

Riêng nhiệm kỳ 1999-2004 cấp phát một lần.

II. HÌNH THỨC, MÀU SẮC, CHẤT LIỆU TRANG PHỤC

Hình thức, màu sắc, chất liệu trang phục được quy định cụ thể như sau:

1. Hình thức, màu sắc

– Quần áo thu đông bao gồm quần âu và áo vét tông màu đen. Áo vét tông được may theo kiểu thông thường có 2 cúc như trang phục Thẩm phán.

– Quần áo xuân hè bao gồm quần âu màu đen và áo sơ mi ngắn tay màu trắng. Áo sơ mi ngắn tay được may theo kiểu cổ đứng để thắt cà vạt, tay rời.

Áo sơ mi dài tay màu trắng được may theo kiểu cổ đứng để thắt cà vạt, tay rời, cửa tay măng sét, áo nam có một túi không có nắp, áo nữ không có túi.

– Cà vạt dùng loại thẫm màu, bản to vừa phải, hợp với cỡ của từng người.

– Giầy của nam: kiểu cổ thấp, mũi nhọn trung bình, đế cao không quá 03 cm, màu đen.

– Giầy của nữ: kiểu cổ thấp, mũi nhọn trung bình, đế cao không quá 05 cm, màu đen.

2. Chất liệu

Vải dùng để may trang phục phải là loại vải tốt, không bị nhàu nát, không dùng loại vải có kẻ ô, kẻ sọc. Đối với cà vạt, giầy da, bít tất, phải là những loại có giá trị sử dụng lâu bền.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

– Chánh án Toà án nhân dân cấp nào chịu trách nhiệm tổ chức việc mua sắm trang phục cho Hội thẩm Toà án nhân dân cấp đó.

– Giám đốc Sở Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra việc mua sắm trang phục đối với Hội thẩm Toà án nhân dân cấp huyện thuộc phạm vi quản lý.

– Trang phục mất mát, hư hỏng không được cấp bù.

– Kinh phí mua sắm trang phục của Hội thẩm Toà án nhân dân tối cao do Toà án nhân dân tối cao lập dự toán gửi Bộ Tài chính.

Kinh phí mua sắm trang phục của Hội thẩm Toà án nhân dân địa phương do Bộ Tư pháp lập dự toán gửi Bộ Tài chính.

– Việc lập dự toán, thanh, quyết toán kinh phí mua sắm trang phục đối với Hội thẩm nhân dân được thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản tài chính hướng dẫn hiện hành.

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01/01/2002. Trong quá trình thực hiện có vấn đề gì vướng mắc đề nghị các địa phương báo cáo Bộ Tư pháp, Toà án nhân dân tối cao, Bộ Tài chính để nghiên cứu, giải quyết.

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Thông tư 09/2001/TT-LT của Toà án nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp và Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện chế độ trang phục đối với hội thẩm toà án nhân dân các cấp”