Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Công văn 3423/TCHQ-GSQL của Tổng cục Hải quan về việc thủ tục hải quan để thực hiện Nghị định số 06/2002/NĐ-CP

CÔNG VĂN

CỦA TỔNG CỤC HẢI QUAN SỐ 3423/TCHQ-GSQL
NGÀY 22 THÁNG 07 NĂM 2002 VỀ VIỆC THỦ TỤC HẢI QUAN
ĐỂ THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ 66/2002/NĐ-CP

Kính gửi: Cục Hải quan các tỉnh, thành phố

Ngày 01/07/2002 Chính phủ ban hành Nghị định số 66/2002/NĐ-CP quy định về mức hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh và quà biếu, tặng nhập khẩu được miễn thuế (dưới đây gọi là Nghị định). Tổng cục Hải quan đã sao gửi Hải quan các tỉnh, thành phố Nghị định này. Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố có trách nhiệm tổ chức thực hiện theo đúng quy định của Nghị định. Trên cơ sở ý kiến của các Bộ, ngành liên quan tại cuộc họp ngày 17/07/2002, dưới đây, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thêm một số điểm cụ thể về thủ tục hải quan như sau:

1. Về Điều 1:

1. Cửa khẩu quốc tế quy định tại Nghị định được hiểu là các cửa khẩu được Chính phủ chính thức cho mở.

2. Người xuất cảnh, nhập cảnh được hưởng định mức hành lý được miễn thuế quy định tại Nghị định khi đáp ứng đủ 02 điều kiện:

a) Xuất cảnh, nhập cảnh qua cửa khẩu quốc tế.

b) Xuất cảnh, nhập cảnh bằng hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu.

2. Về Điều 2, khoản 2:

Người xuất cảnh, nhập cảnh mang theo vàng, ngoại tệ thực hiện theo quy định tại Quyết định 337/1998/QĐ-NHNN7 ngày 10/10/1998 về việc mang ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam bằng tiền mặt khi xuất nhập cảnh; Quyết định 1165/2001/QĐ-NHNN ngày 12/09/2001 về việc mang vàng của cá nhân khi xuất cảnh, nhập cảnh của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

3. Về Điều 3, khoản 2:

Quá thời hạn 30 ngày kể từ ngày hành lý gửi trước, hành lý gửi sau về đến cửa khẩu mà người nhập cảnh không làm thủ tục hải quan để nhận thì bị xử lý vi phạm hành chính theo qui định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về Hải quan.

4. Về Điều 4

1. Khoản 1: Người xuất cảnh, nhập cảnh chỉ phải khai vào tờ khai hành lý trong các trường hợp sau đây:

a) Có hành lý vượt định mức miễn thuế theo quy định tại bản Định mức hành lý được miễn thuế ban hành kèm theo Nghị định để cơ quan Hải quan tính thuế.

b) Có hành lý gửi trước hoặc gửi sau chuyến đi. Tờ khai này dùng để xuất trình với Hải quan cửa khẩu khi nhận hành lý ký gửi.

c) Có mang ngoại tệ, vàng, đá quý ở mức phải khai báo theo quy định của Ngân hàngNhà nước và của Bộ Thương mại. Tờ khai này dùng làm chứng từ hợp pháp về nguồn gốc ngoại tệ, vàng, đá quý của mình hoặc xuất trình với cơ quan Hải quan cửa khẩu khi có nhu cầu mang ngoại tệ, vàng, đá quý ra khỏi Việt Nam.

d) Có mang theo thuốc gây nghiện hoặc các loại thuốc thành phẩm khác theo quy định tại Quyết định số 71/2002/QĐ-TTg ngày 07/06/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc quản lý thuốc chữa bệnh cho người theo đường xuất khẩu, nhập khẩu phi mậu dịch và hướng dẫn tại Thông tư số 09/2002/TT-BYT ngày 02/07/2002 của Bộ Y tế (Sau đây gọi tắt là QĐ 71/2002/QĐ-TTg và TT 09/2002/TT-BYT).

đ) Có nhu cầu mua hàng miễn thuế tại Cửa hàng miễn thuế nhà ga nhập cảnh sân bay quốc tế hoặc cửa hàng miễn thuế nội thành. Yêu cầu khai báo số ngoại tệ thực tế mang vào Việt Nam khi nhập cảnh để được mua hàng miễn thuế.

e) Có mang theo dụng cụ nghề nghiệp dưới hình thức tạm nhập – tái xuất, tạm xuất – tái nhập. Tờ khai này dùng để xuất trình với cơ quan Hải quan cửa khẩu khi tái xuất, tái nhập.

g) Những trường hợp người xuất cảnh, nhập cảnh tự nguyện khai tờ khai hành lý.

2. Khoản 2

a) Người xuất cảnh, nhập cảnh tạm gửi hành lý vào kho của Hải quan cửa khẩu phải nộp lệ phí hải quan theo quy định của pháp luật.

b) Quá thời hạn 180 ngày kể từ ngày tạm gửi hành lý vào kho của Hải quan cửa khẩu mà người nhập cảnh không làm thủ tục hải quan để xuất ra nước ngoài thì cơ quan Hải quan cửa khẩu thực hiện thanh lý hoặc tiêu huỷ theo quy định của pháp luật.

5. Về Điều 6:

1. Khoản 1, điểm a: Người nhập cảnh nếu mang rượu có dung tích vượt quá định mức thì phải nộp thuế phần vượt, “Phần vượt” ở đây được hiểu là phần vượt so với định mức quy định. Ví dụ: một người mang 03 lít rượu có độ cồn từ 22 độ trở lên thì phần vượt phải nộp thuế là 1,5 lít.

2. Khoản 2: Giá tính thuế áp dụng trong trường hợp này là giá quy định tại bảng giá tính thuế.

6. Về Điều 8:

Việc theo dõi người nhập cảnh thường xuyên theo tính chất công việc do Chi cục Hải quan từng cửa khẩu thực hiện. Chi cục Hải quan cửa khẩu theo dõi bằng cách lập Sổ hoặc theo dõi bàng máy vi tính theo các tiêu chí sau: số thứ tự, họ và tên, nghề nghiệp, cơ quan công tác, số hộ chiếu và ngày cấp hộ chiếu, ngày nhập cảnh đã hưởng định mức hành lý miễn thuế, ghi chú (Chỉ theo dõi những lần nhập cảnh đã được hưởng định mức hành lý miễn thuế). Bãi bỏ việc theo dõi hành lý của thuyền viên tàu Việt Nam đi viễn dương bằng Sổ hành lý thuyền viên.

7. Về Điều 9, khoản 2

Trường hợp người nhận quà biếu, tặng là tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp ở Việt Nam thì áp dụng theo chính sách quản lý hàng hoá xuất nhập khẩu và chính sách thuế theo quy định của pháp luật.

8. Về Điều 10, khoản 3:

1. Loại thuốc cấp cứu, dụng cụ y tế được nhận theo hình thức quà biếu, tặng thực hiện theo Quyết định số 71/2002/QĐ-TTg, Thông tư số 09/2002/TT-BYT ngày 02/7/2002 của Bộ Y tế.

2. Thủ tục hải quan:

Người nhận quà biếu, tặng phải xuất trình với Hải quan cửa khẩu những chứng từ sau:

a) Đơn đề nghị có xác nhận của chính quyền địa phương (xã, phường).

b) Đơn thuốc của bác sỹ điều trị có xác nhận (ký, đóng dấu) của bệnh viện hoặc Trung tâm y tế được phép hoạt động theo quy định của pháp luật. Các cơ quan, tổ chức y tế này phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc cấp đơn thuốc của mình.

9. Về Điều 11

1. Cục Hải quan tỉnh, thành phố có trách nhiệm tổ chức theo dõi số lần nhận của những người nhận quà biếu, tặng thường xuyên làm cơ sở Chi cục Hải quan cửa khẩu giải quyết miễn thuế.

2. “Một người hoặc nhiều người trong một gia đình thường xuyên nhận một hay một số mặt hàng nhất định” được hiểu như sau:

a) Nhận cùng một ngày từ 02 gói hàng trở lên có cùng loại mặt hàng; hoặc;

b) Nhiều người trong một địa chỉ cùng nhận một hay một số loại mặt hàng trong cùng một lô hàng; hoặc:

c) Một người nhận từ 02 lần trở lên trong một tháng cùng một hay một số loại mặt hàng.

Cục trưởng Cục Hải quan Tỉnh, Thành phố có trách nhiệm tổ chức thực hiện theo hướng dẫn trên đây. Riêng việc khai hành lý của người xuất nhập cảnh vẫn thực hiện theo quy định hiện hành cho đến khi có hướng dẫn và Tờ khai hành lý mới. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc vượt thẩm quyền thì kịp thời báo cáo Tổng cục Hải quan để được hướng dẫn.

Thuộc tính văn bản
Công văn 3423/TCHQ-GSQL của Tổng cục Hải quan về việc thủ tục hải quan để thực hiện Nghị định số 06/2002/NĐ-CP
Cơ quan ban hành: Tổng cục Hải quan Số công báo: Đang cập nhật
Số hiệu: 3423/TCHQ-GSQL Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Công văn Người ký: Đặng Văn Tạo
Ngày ban hành: 22/07/2002 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đang cập nhật Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực:

CÔNG VĂN

CỦA TỔNG CỤC HẢI QUAN SỐ 3423/TCHQ-GSQL
NGÀY 22 THÁNG 07 NĂM 2002 VỀ VIỆC THỦ TỤC HẢI QUAN
ĐỂ THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ 66/2002/NĐ-CP

Kính gửi: Cục Hải quan các tỉnh, thành phố

Ngày 01/07/2002 Chính phủ ban hành Nghị định số 66/2002/NĐ-CP quy định về mức hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh và quà biếu, tặng nhập khẩu được miễn thuế (dưới đây gọi là Nghị định). Tổng cục Hải quan đã sao gửi Hải quan các tỉnh, thành phố Nghị định này. Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố có trách nhiệm tổ chức thực hiện theo đúng quy định của Nghị định. Trên cơ sở ý kiến của các Bộ, ngành liên quan tại cuộc họp ngày 17/07/2002, dưới đây, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thêm một số điểm cụ thể về thủ tục hải quan như sau:

1. Về Điều 1:

1. Cửa khẩu quốc tế quy định tại Nghị định được hiểu là các cửa khẩu được Chính phủ chính thức cho mở.

2. Người xuất cảnh, nhập cảnh được hưởng định mức hành lý được miễn thuế quy định tại Nghị định khi đáp ứng đủ 02 điều kiện:

a) Xuất cảnh, nhập cảnh qua cửa khẩu quốc tế.

b) Xuất cảnh, nhập cảnh bằng hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu.

2. Về Điều 2, khoản 2:

Người xuất cảnh, nhập cảnh mang theo vàng, ngoại tệ thực hiện theo quy định tại Quyết định 337/1998/QĐ-NHNN7 ngày 10/10/1998 về việc mang ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam bằng tiền mặt khi xuất nhập cảnh; Quyết định 1165/2001/QĐ-NHNN ngày 12/09/2001 về việc mang vàng của cá nhân khi xuất cảnh, nhập cảnh của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

3. Về Điều 3, khoản 2:

Quá thời hạn 30 ngày kể từ ngày hành lý gửi trước, hành lý gửi sau về đến cửa khẩu mà người nhập cảnh không làm thủ tục hải quan để nhận thì bị xử lý vi phạm hành chính theo qui định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về Hải quan.

4. Về Điều 4

1. Khoản 1: Người xuất cảnh, nhập cảnh chỉ phải khai vào tờ khai hành lý trong các trường hợp sau đây:

a) Có hành lý vượt định mức miễn thuế theo quy định tại bản Định mức hành lý được miễn thuế ban hành kèm theo Nghị định để cơ quan Hải quan tính thuế.

b) Có hành lý gửi trước hoặc gửi sau chuyến đi. Tờ khai này dùng để xuất trình với Hải quan cửa khẩu khi nhận hành lý ký gửi.

c) Có mang ngoại tệ, vàng, đá quý ở mức phải khai báo theo quy định của Ngân hàngNhà nước và của Bộ Thương mại. Tờ khai này dùng làm chứng từ hợp pháp về nguồn gốc ngoại tệ, vàng, đá quý của mình hoặc xuất trình với cơ quan Hải quan cửa khẩu khi có nhu cầu mang ngoại tệ, vàng, đá quý ra khỏi Việt Nam.

d) Có mang theo thuốc gây nghiện hoặc các loại thuốc thành phẩm khác theo quy định tại Quyết định số 71/2002/QĐ-TTg ngày 07/06/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc quản lý thuốc chữa bệnh cho người theo đường xuất khẩu, nhập khẩu phi mậu dịch và hướng dẫn tại Thông tư số 09/2002/TT-BYT ngày 02/07/2002 của Bộ Y tế (Sau đây gọi tắt là QĐ 71/2002/QĐ-TTg và TT 09/2002/TT-BYT).

đ) Có nhu cầu mua hàng miễn thuế tại Cửa hàng miễn thuế nhà ga nhập cảnh sân bay quốc tế hoặc cửa hàng miễn thuế nội thành. Yêu cầu khai báo số ngoại tệ thực tế mang vào Việt Nam khi nhập cảnh để được mua hàng miễn thuế.

e) Có mang theo dụng cụ nghề nghiệp dưới hình thức tạm nhập – tái xuất, tạm xuất – tái nhập. Tờ khai này dùng để xuất trình với cơ quan Hải quan cửa khẩu khi tái xuất, tái nhập.

g) Những trường hợp người xuất cảnh, nhập cảnh tự nguyện khai tờ khai hành lý.

2. Khoản 2

a) Người xuất cảnh, nhập cảnh tạm gửi hành lý vào kho của Hải quan cửa khẩu phải nộp lệ phí hải quan theo quy định của pháp luật.

b) Quá thời hạn 180 ngày kể từ ngày tạm gửi hành lý vào kho của Hải quan cửa khẩu mà người nhập cảnh không làm thủ tục hải quan để xuất ra nước ngoài thì cơ quan Hải quan cửa khẩu thực hiện thanh lý hoặc tiêu huỷ theo quy định của pháp luật.

5. Về Điều 6:

1. Khoản 1, điểm a: Người nhập cảnh nếu mang rượu có dung tích vượt quá định mức thì phải nộp thuế phần vượt, “Phần vượt” ở đây được hiểu là phần vượt so với định mức quy định. Ví dụ: một người mang 03 lít rượu có độ cồn từ 22 độ trở lên thì phần vượt phải nộp thuế là 1,5 lít.

2. Khoản 2: Giá tính thuế áp dụng trong trường hợp này là giá quy định tại bảng giá tính thuế.

6. Về Điều 8:

Việc theo dõi người nhập cảnh thường xuyên theo tính chất công việc do Chi cục Hải quan từng cửa khẩu thực hiện. Chi cục Hải quan cửa khẩu theo dõi bằng cách lập Sổ hoặc theo dõi bàng máy vi tính theo các tiêu chí sau: số thứ tự, họ và tên, nghề nghiệp, cơ quan công tác, số hộ chiếu và ngày cấp hộ chiếu, ngày nhập cảnh đã hưởng định mức hành lý miễn thuế, ghi chú (Chỉ theo dõi những lần nhập cảnh đã được hưởng định mức hành lý miễn thuế). Bãi bỏ việc theo dõi hành lý của thuyền viên tàu Việt Nam đi viễn dương bằng Sổ hành lý thuyền viên.

7. Về Điều 9, khoản 2

Trường hợp người nhận quà biếu, tặng là tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp ở Việt Nam thì áp dụng theo chính sách quản lý hàng hoá xuất nhập khẩu và chính sách thuế theo quy định của pháp luật.

8. Về Điều 10, khoản 3:

1. Loại thuốc cấp cứu, dụng cụ y tế được nhận theo hình thức quà biếu, tặng thực hiện theo Quyết định số 71/2002/QĐ-TTg, Thông tư số 09/2002/TT-BYT ngày 02/7/2002 của Bộ Y tế.

2. Thủ tục hải quan:

Người nhận quà biếu, tặng phải xuất trình với Hải quan cửa khẩu những chứng từ sau:

a) Đơn đề nghị có xác nhận của chính quyền địa phương (xã, phường).

b) Đơn thuốc của bác sỹ điều trị có xác nhận (ký, đóng dấu) của bệnh viện hoặc Trung tâm y tế được phép hoạt động theo quy định của pháp luật. Các cơ quan, tổ chức y tế này phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc cấp đơn thuốc của mình.

9. Về Điều 11

1. Cục Hải quan tỉnh, thành phố có trách nhiệm tổ chức theo dõi số lần nhận của những người nhận quà biếu, tặng thường xuyên làm cơ sở Chi cục Hải quan cửa khẩu giải quyết miễn thuế.

2. “Một người hoặc nhiều người trong một gia đình thường xuyên nhận một hay một số mặt hàng nhất định” được hiểu như sau:

a) Nhận cùng một ngày từ 02 gói hàng trở lên có cùng loại mặt hàng; hoặc;

b) Nhiều người trong một địa chỉ cùng nhận một hay một số loại mặt hàng trong cùng một lô hàng; hoặc:

c) Một người nhận từ 02 lần trở lên trong một tháng cùng một hay một số loại mặt hàng.

Cục trưởng Cục Hải quan Tỉnh, Thành phố có trách nhiệm tổ chức thực hiện theo hướng dẫn trên đây. Riêng việc khai hành lý của người xuất nhập cảnh vẫn thực hiện theo quy định hiện hành cho đến khi có hướng dẫn và Tờ khai hành lý mới. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc vượt thẩm quyền thì kịp thời báo cáo Tổng cục Hải quan để được hướng dẫn.

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Công văn 3423/TCHQ-GSQL của Tổng cục Hải quan về việc thủ tục hải quan để thực hiện Nghị định số 06/2002/NĐ-CP”