Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Thể lệ chung của Liên minh Bưu chính thế giới

THỂ LỆ CHUNG

CỦA LIÊN MINH BƯU CHÍNH THẾ GIỚI

NỘI DUNG

Chương I: Tổ chức và Hoạt động của các cơ quan trong Liên Bưu

Điều

101

Tổ chức và triệu tập Đại hội và Đại hội bất thường

102

Tổ chức, hoạt động và các hội nghị của Hội đồng Quản trị.

103

Tài liệu về các hoạt động của Hội đồng Quản trị

104

Tổ chức, hoạt động và các cuộc họp của Hội đồng Khai thác Bưu chính

105

Tài liệu về các hoạt động của Hội đồng Khai thác Bưu chính

106

Quy chế Đại hội

107

Ngôn ngữ làm việc của Văn phòng Quốc tế

Chương II: Văn phòng Quốc tế

109

Bầu Tổng Giám đốc và Phó Tổng Giám đốc Văn phòng Quốc tế

110

Chức trách của Tổng Giám đốc

111

Chức trách của Phó Tổng Giám đốc

112

Ban thư ký của các cơ quan trong Liên Bưu

113

Danh sách các nước thành viên

114

Thông tin. Đề xuất ý kiến. Đề nghị diễn giải và sửa đổi văn kiện. Điều tra. Giải quyết việc thanh toán

115

Hợp tác kỹ thuật

116

n phẩm do Văn phòng Quốc tế cung cấp

117

Văn kiện của các Liên minh Bưu chính Khu vực và các Hiệp định riêng

118

Tạp chí của Liên Bưu

119

Báo cáo các hoạt động hàng năm của Liên Bưu

Chương III: Thủ tục trình và xét các kiến nghị

120

Thủ tục trình các kiến nghị lên Đại hội

121

Thủ tục trình các kiến nghị giữa hai kỳ Đại hội

122

Xét các kiến nghị giữa hai kỳ Đại hội Thông báo các quyết định đã được thông qua hội

124

Hiệu lực của các Thể lệ thi hành và các quyết định khác được thông qua giữa hai kỳ Đại hội

Chương IV: Tài chính

125

Định mức và thanh toán những chi phí của Liên Bưu Các biện pháp trừng phạt tự động

126

Các biện pháp trừng phạt tự động

127

Các mức đóng góp

128

Trả tiền tài liệu do Văn phòng Quốc tế cung cấp

Chương V: Trọng tài

129

Thủ tục trọng tài

Chương VI: Các điều khoản cuối cùng

130

Điều kiện phê duyệt các kiến nghị đối với Thể lệ chung

131

Các kiến nghị đối với tổ chức Liên Hợp quốc

132

Hiệu lực và thời hiệu của Thể lệ chung


THỂ LỆ CHUNG

CỦA LIÊN MINH BƯU CHÍNH THẾ GIỚI

Căn cứ vào Điều 22, khoản 2 của Hiến chương của Liên minh Bưu chính Thế giới ký tại Viên ngày 10 tháng Bảy năm 1964, đại diện toàn quyền của Chính phủ các nước thành viên Liên Bưu ký tên dưới đây đã nhất trí, với điều kiện của Điều 25, khoản 4 của Hiến chương, thông qua những điều khoản sau trong Thể lệ chung nhằm đảm bảo cho việc áp dụng Hiến chương và hoạt động của Liên Bưu.

CHƯƠNG I
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CƠ QUAN
TRONG LIÊN BƯU

Điều 101:Tổ chức và triệu tập họp Đại hội và Đại hội bất thường

1- Đại diện của các nước thành viên tổ chức họp Đại hội chậm nhất năm năm sau ngày bắt đầu thi hành các Văn kiện của Đại hội trước đó.

2- Chính phủ mỗi nước thành viên cử tham dự Đại hội một hoặc nhiều đại diện toàn quyền của mình với giấy uỷ quyền cần thiết. Nếu cần, một nước thành viên có thể thu xếp để một đoàn đại biểu của một nước khác đại diện thay cho mình. Tuy nhiên, mỗiđoàn đại biểu chỉ được phép đại diện cho một nước thành viên khác ngoài nước mình.

3. Trong thảo luận, mỗi thành viên được bỏ một phiếu bầu, với điều kiện thoả mãn các quy định về trừng phạt nêu trong điều 126.

4.Trên nguyên tắc, mỗi Đại hội chỉ định nước đăng cai Đại hội tiếp theo. Nếu việc chỉ định này không có kết quả, Hội đồng Quản trị được uỷ quyền chỉ định một nước đăng cai khác sau khi đã trao đổi và thống nhất với nước đó.

5. Sau khi trao đổi với Văn phòng Quốc tế, Chính phủ nước đăng cai tổ chức Đại hội sẽ ấn định ngày và địa điểm tổ chức Đại hội. Trên nguyên tắc, một năm trước ngày khai mạc Đại hội, Chính phủ nước đăng cai gửi thư mời tới Chính phủ của từng nước thành viên của Liên Bưu. Thư mời này có thể được gửi đi trực tiếp, hoặc qua trung gian là Chính phủ một nước khác hoặc Tổng Giám đốc của Văn phòng Quốc tế.

6. Khi Đại hội không có Chính phủ nước nào nhận đăng cai tổ chức thì Văn phòng Quốc tế, với sự nhất trí của Hội đồng quản trị và sau khi trao đổi với Chính phủ Liên Bang Thuỵ sỹ, tiến hành những công việc cần thiết để triệu tập và tổ chức Đại hội ngay tại trụ sở của Liên Bưu. Trong trường hợp như vậy, Văn phòng Quốc tế thực hiện mọi trách nhiệm của Chính phủ nước đăng cai tổ chức.

7. Địa điểm triệu tập một Đại hội bất thường do các nước thành viên đã tham khảo ý kiến của Văn phòng quốc tế gợi ý tổ chức Đại hội này quyết định sau khi đã tham phòng Quốc tế.

8- Các khoản từ 2 đến 6 cũng được áp dụng tương tự đối với đại hội; bất thường.

Điều 102: Tổ chức, hoạt động và các hội nghị của Hội đồng Quản trị

1. Hội đồng Quản trị gồm bốn mươi mốt uỷ viên thừa hành nhiệm vụ của mìnhtrong thời gian giữa hai kỳ Đại hội kế tiếp.

2. Chức Chủ tịch đương nhiên được dành cho nước đăng cai tổ chức đại hội. Nếu nước này không đảm nhận thì mặc nhiên sẽ là uỷ viên. Do vậy, nhóm địa lý có nước chủ nhà sẽ được thêm một ghế bổ sung và quy định hạn chế nói ở khoản 3 không áp dụng cho trường hợp này. Hội đồng Quản trị sẽ tiến hành bầu một trong những nước thành viên thuộc nhóm địa lý có nước chủ nhà của Đại hội làm Chủ tịch.

3. Bốn mươi uỷ viên còn lại của Hội đồng Quản trị do Đại hội bầu trên cơ sở phân vùng đại lý quân bình. ít nhất một nửa số uỷ viên mới được bầu tại mỗi kỳ Đại hội; không một nước thành viên nào được bầu liên tiếp trong ba kỳ Đại hội.

4. Mỗi uỷ viên của Hội đồng Quản trị chỉ định người đai diện củamình người đó phải là viên chức thành thạo trong lĩnh vực bưu chính.

5. Không có bất cứ khoản đài thọ nào cho các chức trách của uỷ viên Hội đồng Quản trị. Những chi phí cho tổ chức và hoạt động của Hội đồng do Liên Bưu trả.

6. Hội đồng Quản trị có những nhiệm vụ sau:

6.1. Giám sát mọi hoạt động của Liên Bưu giữa các kỳ Đại hội căn cứ theo các quyết định của Đại hội, đồng thời nghiên cứu những vấn đề liên quan đến chính sách của Chính phủ về bưu chính và căn cứ theo những thể chế quốc tế như thương mại các dịch vụ và cạnh tranh;

6.2. Xét duyệt, trong khuôn khổ thẩm quyền của mình, mọi hoạt động xét thấy cần thiết để bảo toàn, củng cố chất lượng và hiện đại hoá nghiệp vụ Bưu chính quốc tế;

6.3. Giúp đỡ, điều phối và giám sát mọi hình thức trợ giúp kỹ thuật bưu chính trong khuôn khổ hợp tác kỹ thuật quốc tế;

6.4. Xét duyệt ngân sách và báo cáo kế toán hàng năm của Liên Bưu;

6.5. Nếutình thế yêu cầu, cho phép được chi vượt mức tối đa quy định chiểu theo điều 125, các khoản 3, 4 và 5;

6.6. Quyết định về Thể lệ tài chính của Liên Bưu;

6.7. Quyết định các quy tắc quản lý Quỹ dự trữ;

6.8. Quyết định các quy tắc quản lý Quỹ đặc biệt;

6.9. Quyết định các quy tắc quản lý Quỹ các hoạt động đặc biệt;

6.10. Quyết định các quy tắc quản lý Quỹ đóng góp tự nguyện;

6.11. Đảm bảo việc kiểm soát các hoạt động của Văn phòng Quốc tế;

6.12. Nếu có đề nghị, cho phép chọn mức đóng góp thấp hơn theo những điều kiện quy định tại điều 127, khoản 6;

6.13. Cho phép chuyển đổi nhóm địa lý nếu có yêu cầu trên cơ sở xem xét ý kiến của các nước thành viên của các nhóm địa lý liên quan;

6.14. Quyết định Quy chế nhân sự và điều kiện làm việc của các viên chức được bầu;

6.15. Tăng hoặc giảm chỗ làm việc trong Văn phòng Quốc tế theo những điều kiện hạn chế ràng buộc với mức chi phí tối đa đã được ấn định;

6.16. Quyết định Quy chế sử dụng Quỹ phúc lợi;

6.17. Thông qua Báo cáo hàng năm và Báo cáo hoạt động tài chính về các hoạt động của Liên Bưu do Văn phòng Quốc tế chuẩn bị, và nếu có, đưa ra những nhận xét đối với hai bản báo cáo đó;

6.18. Định ra các cuộc tiếp xúc với Bưu chính các nước thành viên nhằm thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của mình;

6.19. Sau khi tham khảo ý kiến của Hội đồng Khai thác Bưu chính, định ra các cuộc tiếp xúc với các tổ chức không phải là quan sát viên mặc nhiên của Liên Bưu, xét duyệt các báo cáo của Văn phòng Quốc tế về quan hệ giữa Liên Bưu với các tổ chức quốc tế khác, ra các quyết định mà Hội đồng xét thấy thích hợp về cách thức giải quyết đối với những mối quan hệ này và biện pháp tiếp theo, chỉ định vào thời gian thích hợp những tổ chức quốc tế liên chính phủ và phi chính phủ phải được mờitham dự Đại hội và giao cho Tổng Giám đốc Văn phòng Quốc tế gửi giấy mời;

6.20. Quyết định, trong trường hợp xét thấy có lợi, những nguyên tắc theo đó Hội đồng Khai thác Bưu chính phải tuân theo khi tiến hành nghiên cứu những vấn đề liên quan tới hậu quả tài chính quan trọng (giá cước, phí tổn đầu cuối, phí tổn chuyển qua, giá cơ bản vận chuyển máy bay và gửi bưu phẩm ở nước ngoài), theo dõi sát việc nghiên cứu những vấn đề này nhằm đảm bảo thực hiện đúng các nguyên tắc kể trên và xét duyệt những kiến nghị của Hội đồng Khai thác Bưu chính đối với những chủ đề cùng loại;

6.21. Nghiên cứu theo yêu cầu của Đại hội, của Hội đồng Khai thác Bưu chính hoặc của Bưu chính các nước thành viên, những vấn đề có tính chất hành chính và pháp lý liên quan đến Liên Bưu hoặc nghiệp vụ bưu chính quốc tế. Trong những vấn đề kể trên, Hội đồng có quyền quyết định nên hoặc không nên tiến hành các đề tài nghiên cứu do Bưu chính các nước thành viên yêu cầu trong khoảng thời gian giữa hai kỳ Đại hội;

6.22. Đề xuất những kiến nghị sẽ được trình để thông qua hoặc tại Đại hội, hoặc bởi Bưu chính các nước thành viên chiểu theo điều 122;

6.23. Thông qua trong phạm vi thẩm quyền của mình những khuyến nghị của Hội đồng Khai thác Bưu chính liên quan đến một thể lệ hoặc một tập quán mới trong khi chờ đợi Đại hội quyết định về vấn đề đó;

6.24. Xét báo cáo hàng năm do Hội đồng Khai thác Bưu chính chuẩn bị và có thể cả những kiến nghị do cơ quan này đệ trình lên;

6.25. Nêu các đề tài nghiên cứu để Hội đồng Khai thác Bưu chính xét chiểu theo điều 104, khoản 9.16;

6.26. Chỉ định nước đăng cai tổ chức Đại hội tiếp theo trong trường hợp quy định tại Điều 101, khoản 4;

6.27. Sau khi tham khảo ý kiến của Hội đồng Khai thác Bưu chính, quyết định số lượng các Ban chuyên trách cần thiết đảm bảo tiến hành tổ chức các công việc của Đại hội và quy định chức năng nhiệm vụ cho cá Ban đó;

6.28. Sau khi tham khảo ý kiến của Hội đồng Khai thác Bưu chính và với điều kiện được Đại hội tán thành, chỉ định các nước thành viên có điều kiện:

– Đảm nhiệm các chức vụ Phó chủ tịch Đại hội cũng như Chủ tịch và Phó chủ tịch các Ban chuyên trách theo phân vùng địa lý cân bằng nhất;

– Tham gia các tiểu Ban của Đại hội;

6.29. Xét duyệt dự thảo Kế hoạch Chiến lược để trình lên Đại hội do Hội đồng Khai thác Bưu chính với sự giúp đỡ của Văn phòng Quốc tế soạn thảo; xét duyệt những hiệu chỉnh hàng năm đối với bản Kế hoạch đã được Đại hội thông qua trên cơ sở những khuyến nghị của Hội đòng Khai thác Bưu chính, cùng làmviệc với Hội đồng Khai thác Bưu chính trong việc soạn thảo và cập nhất hàng năm đối với bản Kế hoạch này;

7. Tại phiên họp thứ nhất do Chủ tịch Đại hội triệu tập, Hội đồng Quản trị bầu trong số các uỷ viên của mình bốn Phó Chủ tịch và thông qua Quy chế hoạt động của Hội đồng.

8. Chủ tịch triệu tập họp Hội đồng Quản trị trên nguyên tắc mỗi năm một lần tại trụ sở của Liên Bưu.

9. Chủ tịch, các phó Chủ tịch và Chủ tịch các ban của Hội đồng Quản trị và Chủ tịch Nhóm kế hoạch chiến lược sẽ hợp thành Uỷ ban Quản lý. Uỷ ban này chuẩn bị và điều hành công việc mỗi kỳ họp của Hội đồng Quản trị. Uỷ ban sẽ thay mặt Hội đồng Quản trị phê chuẩn báo cáo hàng năm về hoạt: động của Liên Bưu do Văn phòng Quốc tế chuẩn bị và đảm nhiệm công việc khác mà Hội đồng Quản trị quyết định phân công hoặc do yêu cầu phát sinh trong quá trình lập kế hoạch chiến lược.

10. Đại diện của mỗi uỷ viên Hội đồng Quản trị tham dự các kỳ họp của Hội đồng, trừ kỳ họp trong thời gian Đại hội, được đài thọ vé máy bay khứ hồi hạng thường hoặc vé xe lửa hạng nhất hoặc giá vé của bất kỳ loại phương tiện giao thông nào miễn là không cao hơn giá vé máy bay khứ hồi hạng thường Quyền hưởng trợ cấp như vậy cũng được dành cho mỗi thành viên của các Ban, các Nhóm công tác hoặc các cơ quan khác của Hội đồng khi họ họp ngoài thời gian tổ chức Đại hội và các kỳ họp của Hội đồng.

11. Chủ tịch Hội đồng Khai thác Bưu chính đại diện cho cơ quan này tham dự các phiên họp của Hội đồng Quản trị mà chương trình nghị sự có ghi những vấn đề liên quan tới cơ quan do ông ta phụ trách.

12.Nhằm bảo đảm sự liên hệ hữu hiệu giữa các công việc của hai cơ quan, Hội đồng Khai thác Bưu chính có thể chỉ định các đại diện để tham dự các cuộc họp của Hội đồng Quản trị với tư cách là các quan sát viên.

13. Bưu chính nước mà tại đó tổ chức họp đồng Quản trị được mời tham dự với tư cách quan sát viên nếu nước này không phải là uỷ viên của Hội đổng Quản trị

14. Hội đồng Quản trị có thể mời tham dự các cuộc họp của Hội đồng nhưng không có quyền biểu quyết, các tổ chức quốc tế, các đại diện hiệp hội hay doanh nghiệp hoặc các nhân vật có trình độ chuyên môn mà Hội đồng mong muốn họ cộng tác trong công việc của mình. Hội đồng cũng có thể mời, với những điều kiện tương tự, một hay nhiều Bưu chính các nước thành viên có quan hệ tới những vấn đề được nêu trong chương trình nghị sự, tham dự các cuộc họp.

15.Các uỷ viên của Hội đồng Quản trị tham gia tích cực vào các hoạt động của Hội đồng. Các nước thành viên không nằm trong Hội đồng Quản trị có thể, theo đề nghị của họ, phối hợp với các chương trình nghiên cứu được tiến hành nhưng phải tôn trọng những điều kiện mà Hội đồng đề ra để đảm bảo năng suất và hiệu quả công việc. Các nước thành viên cũng có thể được khuyến khích chủ trì các Nhóm công tác khi họ có trình độ chuyên môn hoặc kinh nghiệm. Việc tham gia của các nước thành viên không nằm trong Hội đồng Quản trịđược thực hiện không làm tăng chi phí phụ của Liên Bưu.

Điều 103: Tài liệu về các hoạt động của Hội đồng Quản trị

1. Sau mỗi khoá họp, Hội đồng Quản trị thông báo cho các nước thành viên của Liên Bưu và các Liên minh Bưu chính Khu vực về các hoạt động của mình đồng thời gửi cho họ một bản báo cáo phân tích cũng như những nghị quyết và quyết định của Hội đồng.

2. Hội đồng Quản trị trình lên Đại hội một bản báo cáo về toàn bộ hoạt động của mình và phải gửi bản báo cáo này cho Bưu chính các nước thành viên chậm nhất là hai tháng trước ngày khai mạc Đại hội.

Điều 104: Tổ chức, hoạt động và các cuộc họp của Hội đồng Khai thác Bưu chính

1. Hội đồng Khai thác Bưu chính gồm bốn mươi uỷ viên thừa hành chức trách của mình trong thời gian giữa hai kỳ Đại hội kế tiếp.

2.Các uỷ viên của Hội đồng Khai thác Bưu chính do Đại hội bầu trên cơ sở phân vùng địa lý đặc biệt. Hai mươi bốn ghế được dành cho các nước đang phát triển và mười sáu ghế cho các nước đã phát triển. ít nhất một phần ba số uỷ viên được bầu mời lại sau mỗi Đại hội.

3. Đại diện của mỗi nước uỷ viên trong đồng Khai thác Bưu chính do Bưu chính các nước đó chỉ định. Đại diện này phải là một viên chức có trình độ chuyên môn của cơ quan Bưu chính.

4. Liên Bưu chịu mọi chi phí cho các hoạt động của Hội đồng Khai thác Bưu chính. Các uỷ viên của Hội đồng không được hưởng bất kỳ sự đài thọ nào. Chi phí đi lại, ăn ở của đại diện các cơ quan bưu chính tham gia trong Hội đồng Khai thác Bưu chính do những nước này tự trang trải. Tuy nhiên, mỗi đại diện của những nước có khó khăn theo danh sách xếp loại của Liên Hợp Quốc được hoàn trả – trừ khi họp trong thời gian Đại hội – hoặc theo giá một vé máy bay khứ hồi hạng thường , hoặc theo giá của vé xe lửa hạng nhất, hoặc theo giá của bất cứ loại phương tiện giao thông nào miễn là không cao hơn giá vé máy bay khứ hồi hạng thường.

5. Trong kỳ họp đầu tiên của mình do Chủ tịch Đại hội triệu tập và khai mạc, Hội đồng Khai thác Bưu chính chọn trong số các uỷ viên của Hội đồng mộtChủ tịch, một Phó Chủ tịch, Chủ tịch các Ban và Chủ tịch Nhóm Kế hoạch Chiến lược.

6. Hội đồng Khai thác Bưu chính đề ra quy chế hoạt động của mình.

7. Theo nguyên tắc, Hội đồng Khai thác Bưu chính tổ chức họp hàng năm tại trụ sở của Liên Bưu. Ngày và nơi họp do Chủ tịch Hội đồng ấn định sau khi có sự đồng ý của Chủ tịch Hội đồng Quản trị và Tổng Giám đốc Văn phòng Quốc tế.

8. Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Chủ tịch các Ban của Hội đồng Khai thác Bưu chính và Chủ tịch Nhóm kế hoạch Chiến lược hợp thành Uỷ ban Quản lý uỷ ban này chuẩn bị và điều hành công việc của mỗikhoá họp Hội đồng Khai thác Bưu chính và đảm trách mọi nhiệm vụ mà Hội đồng quyết định giao phó hoặc do yêu cầu nảy sinh trong quá trình lập kế hoạch chiến lược.

9. Hội đồng Khai thác Bưu chính có những nhiệm vụ sau:

9.1.Tổ chức nghiên cứu các vấn đề khai thác, kinh doanh, kỹ thuật, kinh tế và hợp tác kỹ thuật quan trọng nhất mà Bưu chính các nước thành viên quan tâm, đặc biệt là những vấn đề có hậu quả tài chính quan trọng (giá cước, phí tổn đầu cuối, phí tổn chuyển qua, giá cơ bản vận chuyển máy bay, bản cành bưu kiện và bưu phẩm gửi ở nước ngoài);

9.2. Tiến hành soát xét lại những Thể lệ thi hành của Liên Bưu trong vòng sáu tháng sau khi kết thúc Đại hội, trừ khi Đại hội có quyết định khác Trong trường hợp khẩn thiết, Hội đồng Khai thác Bưu chính cũng có thể sửa đổi những Thể lệ thi hành nói trên tại các kỳ họp khác của Hội đồng. Trong cả hai trường hợp, khi tiến hành soát xét các Thể lệ Hội đồng Khai thác Bưu chính phải chấp hành những chỉ đạo của Hội đồng Quản trị đối với các vấn đề thuộc về chính sách và nguyên tắc cơ bản;

9.3. Điều phối các biện pháp cụ thể cho việc phát triển và cải tiến các dịch vụ bưu chính quốc tế.

9.4. Với điều kiện được Hội đồng Quản trị đồng ý, thực hiện trong khuôn khổ thẩm quyền của mình mọi hoạt động xét thấy cần thiết để bảo vệ và tăng cường chất lượng các dịch vụ bưu chính quốc tế và hiện đại hoá chúng.

9.5.Đề xuất những kiến nghị để trình lên hoặc Đại hội hoặc Bưu chính các nước chiểu theo quy định của Điều 122; khi có những kiến nghị hên quan đến những vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng Quản trị thì nhất thiết phải được sự đồng ý của cơ quan này;

9.6. Theo đề nghị của Bưu chính một nước thành viên, xét mọi kiến nghị mà Bưu chính nước này chuyển đến Văn phòng Quốc tế theo quy định của Điều 121, đồng thời chuẩn bị ý kiến nhận xét và giao cho Văn phòng Quốc tế phụ đính vào kiến nghị trước khi trình cho Bưu chính các nước thành viên thông qua;

9.7. Nếu cần thiết và trong khi chờ đợi Đại hội quyết định, khuyến nghị thông qua một thể lệ hoặc một tập quán mới sau khi được Hội đồng Quản trị đồng ý và sau khi tham khảo ý kiến của toàn thể Bưu chính các nước;

9.8. Soạn thảo và trình dưới dạng khuyến nghị cho Bưu chính các nước những tiêu chuẩn kỹ thuật, khai thác và trong các lĩnh vực khác thuộc thẩm quyền của Hội đồng mà việc ứng dụng thống nhất các tiêu chuẩn này là không thể thiếu được. Cũng tương tự như vậy, trong trường hợp cần thiết, Hội đồng tiến hành việc sửa đổi các tiêu chuẩn đã ban hành;

9.9. Sau khi đã tham vấn và được sự đồng ý của Hội đồng Quản trị, soát xét dự thảo Kế hoạch Chiến lược do Văn phòng Quốc tế soạn thảo để trình lên Đại hội; hàng năm xem xét lại bản Kế hoạch đã được Đại hội thông qua vời sự giúp đỡ của Nhóm công tác về lập kế hoạch Chiến lược, và của Văn phòng Quốc tế, cùng với sự đồng ý của Hội đồng Quản trị;

9.10. Duyệt Báo cáo hàng năm do Văn phòng Quốc tế chuẩn bị về các hoạt động của Liên Bưu trong phạm vi những phần nội dung có quan hệ tới chức trách nhiệm vụ của Hội đồng Khai thác Bưu chính;

9.11. Quyết định những cuộc tiếp xúc với Bưu chính các nước để hoàn thành chức trách nhiệm vụ của mình;

9.12. Tiến hành nghiên cứu các vấn đề giảng dạy và đào tạo nghiệp vụ quan hệ đến các nước mới và đang phát triển;

9.13. Tiến hành những biện pháp cần thiết nhằm nghiên cứu và phổ biến những kinh nghiệm và tiến bộ đạt được ở một số nước trong lĩnh vực kỹ thuật, khai thác, kinh tế và đào tạo nghề nghiệp liên quan đến nghiệp vụ bưu chính;

9.14. Nghiên cứu tình hình mới và những nhu cầu về dịch vụ bưu chính trong các nước mới và đang phát triển và nêu ra những khuyến nghị phù hợp về đường lối và biện pháp cải tiến các dịch vụ bưu chính trong các nước này;

9.15. Sau khi có sự đồng ý của Hội đồng Quản trị, thực thi các biện pháp thích hợp trong lĩnh vực hợp tác kỹ thuật với tất cả các nước thành viên trong Liên Bưu, đặc biệt là với các nước mới và đang phát triển;

9.16. Xem xét tất cả các vấn đề khác do uỷ viên của Hội đồng Khai thác Bưu chính, do Hội đồng Quản trị hoặc Bưu chính các nước thành viên nêu ra.

10. Các uỷ viên Hội đồng Khai thác Bưu chính tham gia tích cực vào mọi hoạt động của Hội đồng. Các nước thành viên không nằm trong Hội đồng Khai thác Bưu chính, thể theo yêu cầu của họ, có thể hợp tác trong các chương trình nghiên cứu đang được tiến hành nhưng phải tôn trọng những điều kiện mà Hội đồng đề ra để đảm bảo năng suất và hiệu quả công việc. Bưu chính những nước này có thể được đề nghị chủ trì các Nhóm công tác khi họ có trình độ và kinh nghiệm.

11. Trên cơ sở bản Kế hoạch Chiến lược UPU do Đại hội thông qua, đặc biệt phần liên quan đến các chiến lược của các cơ quan thường trực của Liên Bưu. Hội đồng Khai thác Bưu chính, tại phiên họp đầu tiên của mình sau Đại hội, chuẩn bị một bản dự thảo chương trình làm việc cơ bản, trong đó nêu những sách lược nhằm thực hiện các chiến lược. Chương trình làmviệc cơ bản này, trong đó gồm một số lượng hạn chế các đề án về những chủ đề có cùng mối quan tâm, được soát xét lại hàng năm theo thực tế và những ưu tiên mới, cũng như theo những thay đổi trong Kế hoạch Chiến lược.

12. Nhằm đảm bảo sự liên hệ hiệu quả giữa các công việc của hai cơ quan, Hội đồng Quản trị chỉ định những đại diện tham dự các kỳ họp của Hội đồng Khai thác Bưu chính với tư cách là quan sát viên.

13. Hội đồng Khai thác Bưu chính được phép mời tham dự các kỳ họp của mình nhưng không có quyền biểu quyết:

13.1.Mọi tổ chức quốc tế hoặc cá nhân có trình độ mà Hội đồng mong muốn hợp tác trong các công việc của mình;

13.2. Bưu chính các nước thành viên không nằm trong Hội đồng Khai thác Bưu chính;

13.3. Mọi tổ chức hoặc doanh nghiệp mà Hội đồng mong muốn tham khảo ý kiến về các vấn đề liên quan đến những hoạt động của mình.

Điều 105: Tài liệu về các hoạt động của Hội đồng Khai thác Bưu chính

1. Sau mỗi khoá họp, Hội đồng Khai thác Bưu chính thông báo cho nước thành viên và các Liên minh Bưu chính Khu vực về các hoạt động mình, đồng thời cũng gửi cho họ một bản báo cáo phân tích cũng như quyết nghị và quyết định của Hội đồng.

2. Hội đồng Khai thác Bưu chính làmbáo cáo hàng năm về các hoạt động của mình trình lên Hội đồng Quản trị. .

3. Hội đồng Khai thác Bưu chính làm báo cáo về toàn bộ các hoạt động của mình trình lên Đại hội và gửi báo cáo này cho Bưu chính các nước thành viên chậm nhất là hai tháng trước ngày khai mạc Đại hội.

Điều 106: Quy chế Đại hội

1.Để tổ chức các công việc của đại hội và điều hành các cuộc thảo luận, Đại hội thực hiện Quy chế Đại hội.

2. Mỗi kỳ Đại hội có thể sửa đổi quy chế này theo các điều kiện đã được quy định trong Quy chế đó.

Điều 107: Ngôn ngữ làm việc của Văn phòng Quốc tế

Các ngôn ngữ làm việc của Văn phòng Quốc tế là tiếng Pháp và tiếng Anh.

Điều 108: Ngôn ngữ sử dụng trong các tài liệu, các cuộc thảo luận và trong giao dịch nghiệp vụ.

1.Tiếng Pháp, Anh, A-rập và Tây Ban Nha được sử dụng trong các tài liệu của Liên Bưu. Tiếng Đức, Trung Hoa, Bồ Đào Nha và tiếng Nga cũng được sử dụng trong các tài liệu nhưng chỉ giời hạn trong các tài liệu cơ bản quan trọng nhất. Các thứ tiếng khác cũng được sử dụng với điều kiện Bưu chính các nước thành viên có yêu cầu phải chịu mọi chi phí.

2. Một hoặc nhiều nước thành viên có yêu cầu sử dụng một ngôn ngữ khác với ngôn ngữ chính thức sẽ hợp thành mộtnhóm ngôn ngữ

3. Bằng ngôn ngữ chính thức và bằng các thứ tiếng của các nhóm ngôn ngữ khác đã hình thành, Văn phòng Quốc tế xuất bản các tài liệu trực tiếp hoặc thông qua Văn phòng khu vực của các nhóm này theo thể thức đã thông nhất với Văn phòng Quốc tế. việc xuất bản tài liệu bằng các thứ tiếng khác nhau phải tuân theo cùng một chuẩn chung.

4. Các tài liệu do Văn phòng Quốc tế trực tiếp xuất bản, trong khả năng cho phép, được phát hành đồng thời bằng các thứ tiếng được yêu cầu.

5. Thư từ giao dịch giữa Bưu chính các nước với Văn phòng Quốc tế và giữa Văn phòng Quốc tế với các bên thứ ba có thể dùng bằng mọi ngôn ngữ mà Văn phòng Quốc tế có phiên dịch.

6. Chi phí cho việc dịch ra bất kỳ một ngôn ngữ nào, kể cả chi phí do áp dựng khoản 5 sẽ do nhóm ngôn ngữ có yêu cầu thứ tiếng đó chịu. Các nước thành viên sử dụng ngôn ngữ chính thức sẽ trả cho việc biên dịch tài liệu ra các ngôn ngữ không chính thức một khoản tiền cộng gộp được tính theo mỗi đơn vị đóng góp và tương đương với mức mà các nước thành viên sử dụng các ngôn ngữ làm việc khác của Văn phòng Quốc tế phải trả. Tất cả các chi phí khác liên quan đến việc cung cấp tài liệu sẽ do Liên Bưu đài thọ. Đại hội sẽ ra một nghị quyết quy định mức chi phí tối đa cho việc xuất bản tài liệu bằng tiếng Trung Quốc, Đức, Bồ Đào Nha và tiếng Nga. .

7. Các chi phí của một nhóm ngôn ngữ được phân bổ giữa các thành viên của. nhóm theo tỷ lệ mức đóng góp của mỗi nước trong chi phí của Liên Bưu. Các chi phí này cũng có thể được phân bổ giữa các thành viên của nhóm ngôn ngữ theo một phương thức phân bổ khác với điều kiện là các nước có liên quan thoả thuận với nhau về việc này và thông báo quyết định của họ cho Văn phòng Quốc tế qua trung gian nước phát ngôn của nhóm.

8. Văn phòng Quốc tế giải quyết mọi yêu cầu thay đổi trong lựa chọn ngôn ngữ của một nước thành viên trong một thời hạn không được quá hai năm.

9. Đối với các cuộc thảo luận tại các cuộc họp của các cơ quan trong Liên Bưu được phép dùng tiếng Pháp, Tây Ban Nha và Nga bằng một hệ thống phiên dịch – có hoặc không có thiết bị điện tử- do người tổ chức cuộc họp lựa chọn cho phù hợp sau khi đã tham khảo ý kiến của Tổng Giám đốc Văn phòng Quốc tế và các nước thành viên liên quan.

10. Các ngôn ngữ khác cũng được phép sử dụng trong các cuộc thảo luận và hội nghị nêu ở khoản 9.

11. Các đoàn đại biểu sử dụng các thứ tiếng khác chủ động thu xếp việc phiên dịch đồng bộ ra một trong những thứ tiếng nêu ở khoản 9, hoặc qua hệ thống phiên dịch nêu ở khoản này nếu những thay đổi kỹ thuật cần thiết có thể thực hiện được, hoặc qua các phiên dịch riêng.

12. Chi phí cho dịch vụ phiên dịch được phân bổ giữa các nước thành viên sử dụng cùng một thứ tiếng theo tỷ lệ mức đóng góp của các nước này trong chi phí của Liên Bưu. Tuy nhiên, Liên Bưu chịu các chi phí về trang bị và bảo quản thiết bị kỹ thuật.

13. Bưu chính các nước có thể thoả thuận với nhau về việc sử dụng ngôn ngữ trong giao dịch nghiệp vụ với nhau. Nếu không có sự thoả thuận như vậy thì sử dụng tiếng Pháp.

CHƯƠNG II
VĂN PHÒNG QUỐC TẾ

Điều 109: Bầu Tổng Giám đốc và Phó Tổng Giám đốc Văn phòng Quốc tế

1. Tổng Giám đốc và Phó Tổng Giám đốc của Văn phòng Quốc tế do Đại hội bầu trong khoảng thời gian giữa hai lần Đại hội kế tiếp nhau, thời hạn tối thiểu của một nhiệm kỳ là năm năm và chỉ được tái bầu thêm một nhiệm kỳ. Trừ khi có quyết định khác của Đại hội, ngày nhậm chức của Tổng Giám đốc và Phó tổng Giám đốc được ấn định vào ngày 01 tháng Giêng năm kế tiếp sau Đại hội.

2. Chậm nhất là bảy tháng trước ngày khai mạc Đại hội, Tổng Giám đốc Văn phòng Quốc tế gửi công hàm cho Chính phủ các nước thành viên mời giới thiệu các ứng cử viên vào các chức vụ Tổng Giám đốc và Phó Tổng Giám đốc đồng thời cũng thông báo luôn nếu Tổng Giám đốc và Phó Tổng Giám đốc đương chức mong muốn ứng cử thêm nhiệm kỳ thứ hai. Hồ sơ các ứng cử viên có kèm theo sơ yếu lý lịch phải được gửi đến Văn phòng Quốc tế chậm nhất là hai tháng trước ngày khai mạc Đại hội. Các ứng cử viên phải là người có quốc tịch của các nước thành viên đứng ra giời thiệu họ. Văn phòng quốc tê chuẩn bị các tài liệu cần thiết cho Đại hội. Việc bầu Tổng Giám đốc và Phó Tổng Giám đốc được thực hiện bằng bỏ phiếu kín, vòng đầu bầu người vào chức vụ Tổng Giám đốc.

3. Trong trường hợp trống ghế Tổng Giám đốc thì Phó Tổng Giám đốc đảm nhiệm chức vụ Tổng Giám đốc cho tới khi hết nhiệm kỳ của Tổng Giám đốc Phó Tổng Giám đốc này có thể ứng cử chức Tổng Giám đốc và được chấp nhận .đương nhiên làm ứng cử viên với điều kiện là ông ta mới ở trên cương vị Phó Tổng Giám đốc một nhiệm kỳ và phải tuyên bố rõ mong muốn của thân ứng cử vào vị trí Tổng Giám đốc.

4. Trong trường hợp cùng một lúc trống cả ghế Tổng Giám đốc và Phó Tổng Giám đốc thì Hội đồng Quản trị bầu một Phó Tổng Giám đốc trong thời hạn cho đến Đại hội lần tới, trên cơ sở những hồ sơ ứng cử đã nhận được sau khi đưa ra vấn đề tranh cử. Việc gửi hổ sơ ứng cử áp dụng tương tự như khoản 2.

5. Trong trường hợp trông ghế Phó Tổng Giám đốc thì Hội đồng Quản trị sẽ cử, theo đề nghị của Tổng Giám đốc, một trong số các trợ lý Tổng Giám đốc của Văn phòng Quốc tế đảm nhận chức vụ Phó tổng Giám đốc cho đến Đại hội lần tới.

Điều 110: Chức trách của Tổng Giám đốc

1. Tổng giám đốc tổ chức, quản lý và lãnh đạo Văn phòng Quốc tế. Tổng giám đốc có thẩm quyền bổ nhiệm các chức vụ thuộc ngạch Tài khoản giro đến Đoàn đại biểu Quốc hội, bổ nhiệm và đề bạt các viên chức trong những ngạch này. Đối với việc bổ nhiệm vào các ngạch từ Pl đến D2, Tổng giám đốc phải xem xét trình độ chuyên môn của các ứng cử viên mang quốc tịch của nước thành viên đã giới thiệu họ, song phải lưu ý tới sự phân bố địa lý cân bằng theo các lục địa và ngôn ngữ cũng như mọi căn cứ khác có liên quan, đồng thời hoàn toàn tôn trọng qui chế đề bạt của Văn phòng Quốc tế. Các chức vụ Trợ lý Tổng Giám đốc tết nhất là được chọn lựa từ các ứng cử viên của các khu vực khác nhau và khác với khu vực xuất xứ của Tổng Giám đốc và Phó Tổng Giám đốc, ngoài ra cũng cần cân đối với yêu cầu hiệu quả công việc của Văn phòng Quốc tế. Trong trường hơp các chức vụ đòi hỏi những phẩm chất chuyên môn đặc biệt, Tổng giám đốc có thể tuyển lựa từ bên ngoài vào. Tổng giám đốc cũng cần lưu ý sao cho về nguyên tắc các viên chức bậc D2, Dl và P5 là những người có quốc tịch của các nước thành viên khác nhau trong Liên Bưu. Khi bổ nhiệm một viên chức Văn phòng Quốc tế vào bậc D2, D1 và P5 thì không nhất thiết phải áp dụng nguyện tắc này. Ngoài ra, những yêu cầu về sự phân bố cân bằng địa lý và ngôn ngữ được xét sau phẩm chất chuyên môntrong quá trình tuyển dụng. Mỗi năm một lần, Tổng giám đốc thông báo cho Hội đồng Quản trị các trường hợp bổ nhiệm và đề bạt thuộc ngạch, bậc từ P4 đến D2 .

2. Tổng Giám đốc có những nhiệm vụ sau:

2.1. Đảm nhận chức trách của người được ký thác các Văn kiện của Liên Bưu và làm trung gian trong việc giải quyết các thủ tục gia nhập và kết nạp cũng như ra khỏi tổ chức này;

2.2. Thông báo những quyết nghị của Đại hội tới Chính phủ của các nước thành viên;

2.3. Thông báo các Thể lệ thi hành đã được Hội đồng Quản trị soạn thảo hoặc soát xét lại cho toàn thể các cơ quan Bưu chính.

2.4. Chuẩn bị bản dự trù ngân sách hàng năm của Liên Bưu ở mức thấp nhất có thể phù hợp với nhu cầu của Liên Bưu và trình kịp thời lên Hội đồng Quản trị xét duyệt; sau khi được Hội đồng Quản trị thông qua, thông báo ngân sách cho các nước thành viên của Liên Bưu và tổ chức thực hiện;

2.5. Tổ chức thực hiện các hoạt động đặc thù do các cơ quan trong Liên Bưu yêu cầu và những hoạt động thuộc chức trách của Tổng Giám đốc quy định trong các Văn kiện;

2.6. Trong khuôn khổ chính sách đã được hoạch định và nguồn ngân quỹ hiện có, đưa ra các sáng kiến nhằm thực hiện những mục tiêu do các cơ quan trong Liên Bưu quy định;

2.7. Trình các kiến nghị và gợi ý lên Hội đồng Quản trị hoặc Hội đồng Khai thác Bưu chính;

2.8. Trên cơ sở những hướng dẫn, chỉ đạo của Hội đồng Khai thác Bưu chính, chuẩn bị dự thảo Kế hoạch Chiến lược và dự thảo điều chỉnh hàng năm để Hội đồng Khai thác Bưu chính đệ trình lên Đại hội;

2.9. Thực hiện vai trò người đại diện của Liên Bưu

2.10. Làmtrung gian trong các mốiquan hệ sau:

– Giữa Liên Bưu với Liên minh Bưu chính Khu vực;

– Giữa Liên Bưu với tổ chức Liên Hợp quốc;

– Giữa Liên Bưu với các tổ chức quốc tế màcác hoạt động của họ là mối quan tâm đối với Liên Bưu.

– Giữa Liên bưu với các tổ chức quốc tế, hiệp hội hoặc doanh nghiệp mà các cơ quan trong Liên Bưu mong muốn tham khảo ý kiến và hợp tác trong các hoạt động của mình;

2.11. Đảm nhiệm chức trách Tổng thư ký của các cơ quan trong Liên Bưu và giám sát công việc trên cương vị này theo các điều khoản đặc biệt của Thể lệ chung, cụ thể là:

– Việc chuẩn bị và tổ chức công việc của các cơ quan trong Liên Bưu.

– Việc soạn thảo, in ấn và gửi những văn kiện, báo cáo, biên bản;

-Việc tổ chức hoạt động của Ban thư ký trong thời gian trong thời gian diễn ra những cuộc họp của các cơ quan trong Liên Bưu.

2.12. Tham dự các phiên họp của các cơ quan trong Liên Bưu và tham gia thảo luận nhưng không có quyền biểu quyết, và cũng có thể cử đại diện tham dự.

Điều 111: Chức trách của Phó Tổng Giám đốc

1.Phó Tổng Giám đốc giúp việc Tổng giám và chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc.

2. Trường hợp Tổng Giám đốc vắng mặt hoặc bận việc thì Phó Tổng Giám đốc thay quyền Tổng Giám đốc. Phó Tổng giám đốc cũng thừa hành quyền Tổng Giám đốc trong trường hợp trống ghế Tổng giám đốc theo quy định của Điều 109, khoản 3.

Điều 112: Ban thư ký của các cơ quan trong Liên Bưu

Ban thư ký của các cơ quan trong Liên Bưu do Văn phòng Quốc tế đảm nhiệm dưới sự phụ trách của Tổng Giám đốc. Ban này gửi các tài liệu ấn bản sau mỗi khoá họp cho Bưu chính các nước không phải là uỷ viên của các cơ quan trong Liên Bưu nhưng hợp tác trong những đề tài nghiên cứu, cho Liên minh bưu chính Khu vựcvà cho bưu chính các nước thành viên nào có yêu cầu.

Điều 113: Danh sách các nước thành viên

Văn phòng quốc tế lập và cập nhật bản danh sách các nước thành viên của Liên Bưu trong đó có ghi mức đóng góp, vùng địa lý và quan hệ của các nước này với các văn kiện Liên Bưu.

Điều 114: Thông tin. Đề xuất ý kiến. Đề nghị diễn giải và sửa đổi Văn kiện. Điều tra. Giải quyết việc thanh toán

1. Văn phòng Quốc tế sẵn sàng cung cấp cho Hội đồng Quản trị, Hội đồng Khai thác Bưu chính và Bưu chính các nước thành viên, mọi tin tức cần thiết về các vấn đề nghiệp vụ.

2. Văn phòng Quốc tế chịu trách nhiệm tập hợp, điều phối, xuất bản và phân phối tin tức các loại liên quan đến nghiệp vụ bưu chính quốc tế; đề xuất ý kiến về những vấn đề tranh chấp theo yêu cầu của các bên có liên quan; giải quyết những yêu cầu diễn giải và sửa đổi các Văn kiện của Liên Bưu và nói chung, tiến hành các nghiên cứu và biên tập hoặc chuẩn bị tài liệu theo như quy định trong các Văn kiện hoặc có liên quan đến công tác của Văn phòng và vì lợi ích chung của Liên Bưu.

3. Văn phòng cũng tiến hành những cuộc điều tra theo yêu cầu của cơ quan Bưu chính một số nước nhằm biết ý kiến của Bưu chính các nước khác về một vấn đề nhất định. Kết quả của cuộc điều tra không mang tính biếu quyết và không có tính ràng buộc rõ ràng.

4. Văn phòng có thể với danh nghĩa cơ quan thanh toán bù trừ, giải quyết mọi việc thanh toán liên quan tới nghiệp vụ bưu chính.

Điều 115: Hợp tác kỹ thuật

Trong khuôn khổ của hợp tác kỹ thuật quốc tế, Văn phòng Quốc tế chịu trách nhiệm đẩy mạnh sự trợ giúp kỹ thuật bưu chính dưới mọi hình thức.

Điều 116:n phẩm do Văn phòng Quốc tế cung cấp

Văn phòng Quốc tế chịu trách nhiệm phát hành phiếu trả lời quốc tế và cung cấp theo giá thành sản phẩm cho Bưu chính các nước có yêu cầu.

Điều 117:Văn kiện của các Liên Minh Bưu chính Khu vực và các Hiệp định riêng

1.Hai bản các Văn kiện của Liên minh Bưu chính Khu vực và các Hiệp định riêng được ký kết theo Điều 8 của Hiến chương phải được văn phòng của các Liên minh đó, hoặc nếu không thì một trong các bên ký kết, gửi tới Văn phòng Quốc tế.

2. Văn phòng Quốc tế cần lưu ý sao cho các Văn kiện của Liên minh Bưu chính Khu vực và các Hiệp định riêng không quy định những điều kiện kém thuận lợi hơn cho công chúng so với những điều kiện tương tự quy định trong các Văn kiện của Liên Bưu và thông báo cho Bưu chính các nước về sự hiện diện của các Liên minh Bưu chính Khu vực và các Hiệp định nói trên. Văn phòng cũng báo cáo lên Hội đồng Quản trị mọi sự bất thường nhận thấy theo quy định này.

Điều 118: Tạp chí của Liên Bưu

Dựa vào các tài liệu có sẵn, Văn phòng Quốc tế biên soạn một tập san inbằng các thứ tiếng: Đức, Anh, A-rập, Trung Hoa, Tây Ban Nha, Pháp và Nga.

Điều 119: Báo cáo hoạt động hàng năm của Liên Bưu

Văn phòng Quốc tế lập báo cáo hàng năm về các hoạt động của Liên Bưu và sau khi được Hội đồng Quản trị thông qua, gửi cho Bưu chính các nước, cho Liên minh Bưu chính khu vực và tổ chức Liên hợp quốc.

CHƯƠNG III
THỦ TỤC TRÌNH VÀ XÉT CÁC KIẾN NGHỊ

Điều 120: Thủ tục trình các kiến nghị lên Đại hội

1. Trừ các tường hợp đã nêu ở khoản 2 và 5, thủ tục sau đây chi phối việc đưa ra kiến nghị các loại của Bưu chính các nước thành viên trình lên Đại hội:

a. Các kiến nghị gửi tới Văn phòng Quốc tế ít nhất 6 tháng trước ngày tổ chức Đại hội sẽ được chấp nhận;

b. Không một kiến nghị có tính chất biên tập nào được chấp nhận trong thời gian 6 tháng trước ngày khai mạc Đại hội;

c. Các kiến nghị về nội dung gửi tới Văn phòng Quốc tế trong khoảng thời gian giữa 6 và 4 tháng trước ngày khai mạc Đại hội chỉ được chấp nhận nếu được ít nhất cơ quan Bưu chính hai nước ủng hộ;

d. Các kiến nghị về nội dung gửi tới Văn phòng Quốc tế trong khoảng thời gian giữa 4 và 2 tháng trước ngày khai mạc Đại hội chỉ được chấp nhận nếu các kiến nghị này được cơ quan Bưu chính tám nước ủng hộ. Các kiến nghị gửi tới sau thời gian trên không được chấp nhận.

e. Các bản tuyên bố ủng hộ phải được gửi tới Văn phòng Quốc tế trong cùng thời hạn với các kiến nghị có liên quan.

2.Những kiến nghị liên quan đến Hiến chương hoặc Thể lệ chung phải được gửi tới Văn phòng Quốc tế ít nhất 6 tháng trước ngày khai mạc Đại hội; kiến nghị nào gửi tời sau ngày đó nhưng trước ngày khai mạc Đại hội chỉ có thể được xem xét nếu được ít nhất hai phần ba số nước có mặt tại Đại hội tán thành và nếu các điều kiện quy định ở khoản 1 được tôn trọng.

3. Theo nguyên tắc, mỗi kiến nghị chỉ có một mục tiêu và chỉ gồm những sửa đổi được minh chứng bởi mục tiêu này.

4. Những kiến nghị về biên tập phải được các cơ quan Bưu chính đề xuất ghi thêm tiếu đề “kiến nghị về biên tập” trên phần đầu của trang giấy và được Văn phòng Quốc tế ấn bản theo số thứ tự có kèm theo chữ R. Những kiến nghị không ghi tiêu đề đó, nhưng Văn phòng Quốc tế thấy chỉ mang tính chất biên tập, sẽ được mang chú dẫn thích hợp khi ấn bản; Văn phòng Quốc tế lập một bản kê những kiến nghị loại này để trình Đại hội.

5. Thủ tục quy định trong các khoản 1 và 4 không áp dụng cho các kiến nghị đối với Quy chế Đại hội và cũng không áp dụng cho những sửa đổi đối vời các kiến nghị đã trình.

Điều 121: Thủ tục trình các kiến nghị giữa hai kỳ Đại hội

1.Để được xem xét, mỗi kiến nghị đối với Công ước hoặc các Hiệp định do Bưu chính một nước đưa ra trong khoảng thời gian giữa hai kỳ Đại hội phải được ít nhất cơ quan Bưu chính của hai nước khác ủng hộ. Những kiến nghị này sẽ không được giải quyết nếu Văn phòng Quốc tế không nhận được văn bản tuyên bố ủng hộ cần thiết vào cùng thời gian đó.

2. Những kiến nghị này được gửi cho Bưu chính các nước khác qua trung gian Văn phòng Quốc tế.

3.Những kiến nghị liên quan đến các Thể lệ thi hành không cần phải có thêm sự ủng hộ nhưng chỉ được Hội đồng Khai thác Bưu chính xem xét nếu thấy chúng là khẩn thiết.

Điều 122: Xét các kiến nghị giữa hai kỳ Đại hội

1. Mọi kiến nghị đối với Công ước, các Hiệp định và Nghị định thư cuối cùng đều được trình theo thủ tục sau: dành thời hạn hai tháng để Bưu chính các nước thành viên xem xét kiến nghị do Văn phòng Quốc tế gửi đến, và nếu có, chuyển lại cho Văn phòng những ý.kiến nhận xét của mình về những sửa đổi không được chấp nhận. Văn phòng tập hợp các ý kiến trả lời và thông báo cho Bưu chính các nước và đề nghị họ trả lời tán thành hay không tán thành. Trong thời hạn hai tháng Bưu chính nước nào không gửi ý kiến biểu quyết của mình thì coi như không tham gia biểu quyết. Những thời hạn nói trên được tính kể tù ngày Văn phòng Quốc tế gửi thông báo.

2. Những kiến nghị sửa đổi Thể lệ thi hành đo Hôi đồng Khai thác Bưu chính giải quyết.

3. Nếu kiến nghị liên quan đến một Hiệp định, hoặc Nghị định thư cuối cùng của Hiệp định đó thì Bưu chính các nước thành viên là các bên của Hiệp định có thể tham gia vào quy trình nêu ở khoản 1.

Điều 123: Thông báo các quyết định đã được thông qua giữa hai kỳ Đại hội

1. Những sửa đổi đối với Công ước, các Hiệp định và các Nghị định thư cuối cùng kèm theo các văn kiện đó được công nhận bằng một thông báo của Tổng giám đốc Văn phòng quốc tế cho Chính phủ các nước thành viên.

2. Những sửa đổi đối với Thể lệ thi hành và nghị định thư cuối cùng kèm theo chúng do Hội đồng khai thác bưu chính thực hiện được Văn phòng quốc tế thông báo bưu chính các nước. Cũng áp dụng tương tự đối với việc diễn giải nêu ở Điều 64.3.2 của Công ước và các điều khoản tương ứng của các Hiệp định.

Điều 124: Hiệu lực của các thể lệ thi hành và các quyết định khác được thông qua giữa hai kỳ Đại hội

1- Các Thể lệ thi hành có hiệu lực cùng ngày và trong cùng thời hạn với các văn kiện của đại hội.

2- Trái với khoản 1, những quyết định sửa đổi đối với các văn kiện của Liên Bưu được thông qua giữa hai kỳ đại hội chỉ được thi hành ít nhất ba tháng sau ngày ra thông báo.

CHƯƠNG IV
TÀI CHÍNH

Điều 125: Định mức và thanh toán những chi phí của Liên Bưu

1. Chiểu theo các khoản từ 2 đến 6, chi phí hàng năm phục vụ cho hoạt động của cá cơ quan của Liên Bưu không được vượt quá số tiền dưới dây trong năm 2000 và các năm sau:

36.680.816 Frăng Thuỵ Sĩ trong năm 2000

37.000.000 Frăng Thuỵ sĩ trong mỗi năm từ 2001 đến 2004

Trong trường hợp Đại hội năm 2004 bị hoãn lại thì giới hạn chi phí trong năm 2004 được áp dụng cho các năm tiếp theo.

2. Những chi phí cho tổ chức Đại hội lần tới (di chuyển Ban thư ký, chi phí vận chuyển, chi phí trang bị kỹ thuật cho việc phiên dịch đồng bộ, chi phí tái bản các tài liệu trong thời gian Đại hội, v.v…) không được vượt quá giới hạn 2.948.000 Frăng Thuỵ sĩ.

3. Hội đồng Quản trị được phép vượt những giới hạn quy định ở khoản 1 và 2 do việc tăng các thang lương cơ bản, các khoản đóng góp cho quỹ hưu trí và phụ cấp, kể cả phụ cấp chức vụ được Liên Hợp Quốc chấp nhận và áp dụng cho viên chức của Liên Hợp quốc làmviệc tại Giơ-Ne-Vơ.

4. Hội đồng Quản trị được phép hàng năm điêu chỉnh các khoản chi phí khác với những chi phí về nhân lực theo chỉ số giá cả sinh hoạt ở Thuỵ Sĩ .

5. Trái với khoản 1, Hội đồng Quản trị, hoặc Tổng Giám đốc trong trường hợp tối khẩn, có thể cho phép chi vượt giới hạn quy định để giải quyết những sửa chữa quan trọng không lường trước được của toà nhà trụ sở của Liên Bưu, tuy nhiên số tiền chi thêm không được quá 125.000 Frăng Thuỵ sĩ cho mỗi năm.

6. Nếu kinh phí được cấp theo quy định ở khoản 1 và 2 tỏ ra không đủ để đảm bảo sự hoạt động bình thường của Liên Bưu thì việc chi vượt mức giới hạn quy định chỉ có thể thực hiện với sự tán thành của đa số các nước thành viên của Liên Bưu. Việc tham khảo ý kiến phải kèm theo một bản tường trình đầy đủ sự việc chứng minh cho yêu cầu phải chi vượt mức quy định.

7. Các nước gia nhập Liên Bưu hoặc được kết nạp với tư cách là thành viên của Liên Bưu cũng như các nước rút khỏi Liên Bưu đều phải thanh toán phần đóng góp trọn cả năm của năm mà việc chấp nhận các nước này vào hoặc ra khỏi Liên Bưu có hiệu lực.

8. Các nước thành viên nộp trước phần đóng góp của mình cho chi phí hàng năm của Liên Bưu trên cơ sở ngân sách đã được Hội đồng Quản trị quyết định Các phần đóng góp này phải nộp chậm nhất là ngày đầu của năm tài chính ứng vời ngân sách. Quá thời hạn đó thì các khoản nợ phải trả. lãi cho Liên Bưu với lãi suất 3% năm cho 6 tháng đầu năm và 6% năm kể từ tháng thứ 7 trở đi.

9- Nếu một nước thành viên còn nợ Liên minh một khoản đóng góp bắt buộc, trong đó chưa tính lãi suất phát sinh, bằng hoặc lớn hơn khoản đóng góp của nước đó cho hai năm tài chính trước đó, thì nước thành viên này có thể chuyển trả Liên Bưu, với điều kiện chỉ được đưa ra quyết định chuyển trả một lần, tất cả hoặc một phần số dư tín dụng của nước này do các nước thành viên khác đang giữ, với điều kiện tuân theo những dàn xếp của Hội đồng Quản trị. Những điều khoản của việc chuyển trả số dư tín dụng này phải được xác định trong một bản thoả thuận giữa nước thành viên đó, nước thành viên khác đang nợ vay nước thành viên đó và Liên Bưu.

10. Một nước thành viên, vì những lý do về pháp lý hay những lý do khác mà không thể thực hiện việc chuyển trả như nêu trên thì phải thực hiện theo kế hoạch hoàn trả nợ thông thường.

11.Trừ những trường hợp ngoại lệ, việc hoàn trả những khoản nợ đóng góp bắt buộc cho Liên Bưu được thực hiện trong thời hạn không quá mười năm.

12.Trong những tình huống đặc biệt, Hội đồng Quản trị có thể giải phóng cho một nước thành viên khỏi phải trả một phần hay toàn bộ số tiền lãi. còn nợ nếu nước thành viên này trả ngay toàn bộ số nợ đọng.

13. Một nước thành viên cũng có thể được miễn trả toàn bộ hay một phần số lãi gộp trong khuôn khổ một kế hoạch hoàn trả các khoản nợ đọng của họ do Hội đồng Quản trị phê duyệt. Việc miễn trả trên tuy nhiên phải phụ thuộc vào việc thi hành đầy đủ và thường kỳ kế hoạch hoàn trả trong mộtthời hạn thoả thuận tối đa là 10 năm.

14. Để tạm thời bù đắp cho sự thiếu hụt ngân sách của Liên Bưu, cần lập một Quỹ dự phòng vời số vốn do Hội đồng Quản trị ấn định. Quỹ dự phòng được tiếp quỹ trước hết từ các khoản dư của ngân sách. Quỹ này được dùng để cân đối ngân sách hoặc để giảm bớt số tiền đóng góp của các nước thành viên.

15.Đối với sự thiếu hụt tạm thời của ngân sách thì Chính phủ Liên Bang Thuỵ sỹ ứng trước số tiền cần thiết ngắn hạn theo các điều kiện đã được quy định trong một thoả hiệp chung. Chính phủ Thuỵ sỹ giám sát miễn phí việc giữ các trương mục tài chính cũng như việc thanh toán của Văn phòng Quốc tế trong giới hạn kinh phí đã được Đại hội quyết định.

Điều 126: Các biện pháp trừng phạt tự động

1. Bất kỳ nước thành viên nào không thực hiện việc đóng góp chi phí của mình như quy định trong khoản 9bis của Điều 125 và không chấp nhận theo lịch trình trả nợ do Văn phòng Quốc tế đề xuất phù hợp với Điều 125, khoản l0ter, hoặc không thực hiện một lịch trình trả nợ nào tương tư như vậy, thì sẽ tự động mất quyền bỏ phiếu tại Đại hội Và tại các Cuộc họp của Hội đồng Quản trị và Hội đồng Khai thác Bưu chính, và sẽ không còn đủ tư cách là thành viên của hai Hội đồng này.

2. Các biện pháp trừng phạt tự động trên sẽ nghiễm nhiên và lập tức được bãi bỏ ngay khi nước thành viên mắc nợ đó trả hết số nợ về đóng góp bắt buộc cho Liên Bưu gồm cả số nợ và lãi suất, hoặc đồng ý thực hiện theo một lịch trình trả nợ.

Điều 127: Các mức đóng góp

1. Các nước thành viên đóng góp để bù đắp các chi phí của Liên Bưu theo các mức đóng góp mà nước mình đã được xếp hạng. các mức đóng góp đó như sau:

Mức 50 đơn vị;

Mức 40 đơn vị:

Mức 35 đơn vị;

Mức 25 đơn vị;

Mức 20 đơn vị;ft

Mức 15 đơn vị;

Mức 10 đơn vị;

Mức 5 đơn vị;

Mức 3 đơn vị;

Mức 1 đơn vị;

Mức 0,5 đơn vị dành cho những nước chậm phát triển do tổ chức Liên hợp quốc lập danh sách và dành cho những nước khác do Hội đồng quản tị chỉ định.

2. Ngoài các mức đóng góp nêu ở khoản 1, tất cả các nước thành viên có thể chọn nộp số đơn vị đóng góp cao hơn 50 đơn vị.

3. Các nước thành viên được sắp xếp vào một trong các mức đóng góp nói trên ngay khi nước này gia nhập hoặc được kết nạp vào Liên Bưu theo thủ tục quy định ở điều 21, khoản 4 của Hiến chương.

4. Sau này các nước thành viên có thể đổi mức đóng góp với điều kiện phải báo cho Văn phòng Quốc tế ít nhất hai tháng trước ngày khai mạc Đại hội. Việc thay đổi này được thông báo cho Đại hội và có giá trị từ ngày các điều khoản về tài chính do đại hội quyết định có hiệu lực. Những nước thành viên nào không kịp thông báo ý định thay đổi mức đóng góp của mình theo như thời hạn quy định trên sẽ vẫn phải đóng góp theo mức quy định trước đó.

5. Các nước thành viên không được giảm quá một mức đóng góp một lần.

6. Tuy nhiên, trong các trường hợp đặc biệt như thiên tai cần phải có chương trình trợ giúp quốc tế, Hội đồng Quản trị có thể cho phép tạm thời giảm mức đóng góp và chỉ giảm một lần giữa hai kỳ Đại hội nếu có đề nghị của nước thành viên khi nước này chứng minh được họ không thể giữ nguyên mức đóng góp như đã chọn ban đầu. Trong những trường hợp như vậy, đối với những nước không phải là nước chậm phát triển và đang đóng góp ở mức 1 đơn vị, Hội đồng Quản trị cũng có thể cho phép tạm thời giảm mức đóng góp cho các nước đó xuống còn 0,5 đơn vị.

7. Việc tạm thời giảm mức đóng góp áp dụng như khoản 6 có thể được Hội đống Quản trị cho phép trong một khoảng thời gian tối đa là hai năm hoặc cho tới Đại hội kỳ sau, xét theo thời điểm nào đến trước.

Hết khoảng thời gian cho phép, nước thành viên đó sẽ tự động có nghĩa vụ đóng góp như mức đóng góp của mình trước đó.

8. Trái với khoản 4 và 5: việc xin tăng mức đóng góp không bị hạn chế.

Điều 128: Trả tiền tài liệu do Văn phòng Quốc tế cung cấp

Các tài liệu phải trả tiền do Văn phòng Quốc tế phân phối cho Bưu chính các nước phải được thanh toán càng sớm càng tốt và chậm nhất là trong sáu tháng kể từ ngày đầu của tháng tiếp sau tháng mà Văn phòng gửi bản kế toán đòi nợ. Quá hạn này, khoản nợ sẽ tính lãi cho Liên Bưu vớt lãi suất 5% một năm kể từ ngày hết hạn nói trên.

CHƯƠNG V
TRỌNG TÀI

Điều 129. Thủ tục trọng tài.

1. Trường hợp có bất đồng phải giải quyết bằng phán quyết của trọng tài thì mỗi cơ quan bưu chính trong số các nước thưa kiện chọn Bưu chính một nước thành viên không trực tiếp liên can đến vụ tranh chấp làm trọng tài. Trường hợp cơ quan Bưu chính nhiều nước cùng thưa kiện chung thì khi áp dụng điều khoản này chỉ được tính là một bên thưa kiện.

2. Trong trường hợp mà một trong những cơ quan Bưu chính thưa kiện không tán thành đề nghị lựa chọn trọng tài trong thời hạn sáu tháng, nếu có yêu cầu, Văn phòng Quốc tế nhắc nhở cơ quan Bưu chính nước đó chỉ đình trọng tài hoặc Văn phòng Quốc tế mặc nhiên tự chỉ định một trọng tài.

3. Các bên kiện tụng có thể thoả thuận với nhau để chỉ định mộttrọng tài duy nhất có thể là Văn phòng Quốc tế.

4. Quyết định của các trọng tài phải lấy biểu quyết theo đa số.

5. Trường hợp số phiếu ngang nhau thì các trọng tài chọn Bưu chính một nước khác không can hệ đến việc tranh chấp để dút điểm bất đồng. Nếu việc lựa chọn không được nhất trí thì Văn phòng Quốc tế chỉ định cơ quan Bưu chính một nước trong số cơ quan Bưu chính những nước không do các trọng tài đề nghị.

6. Nếu bất đồng liên quan đến một trong các Hiệp định thì chỉ có thể chỉ định các trọng tài là cơ quan Bưu chính các nước tham gia Hiệp định này.

CHƯƠNG VI
CÁC ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG.

Điều 130: Điều kiện phê duyệt các kiến nghị đối với Thể lệ chung.

Để có hiệu lực thi hành, các kiến nghị trình lên Đại hội và liên quan đến Thể lệ chung này phải được đa số các nước thành viên có mặt tại Đại hội thông qua ít nhất phải có hai phần ba số nước thành viên của Liên Bưu phải có mặt lúc biểu quyết.

Điều 131: Các kiến nghị đối với. các Hiệp định ký với tổ chức Liên hợp quốc

Các điều kiện thông qua nói ở điều 130 cũng áp dụng cho cả những kiến nghị về sửa đổi các Hiệp định ký kết giữa Liên Bưu và Liên Hợp Quốc trong chừng mực mà các Hiệp định này không quy định các điều kiện về sửa đổi các điều khoản trong đó.

Điều 132: Hiệu lực và thời hiệu của Thể lệ chung

Thể lệ chung này sẽ bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng Giêng năm 2001 và có hiệu lực cho tới ngày bắt đầu có hiệu lực của các Văn kiện Đại hội lần tới.

Để làm tin, Đại diện toàn quyền Chính phủ các nước thành viên đã cùng ký vào một bản Thể lệ chung gốc; bản gốc này sẽ được lưu chiểu bên cạnh ông Tổng Giám đốc Văn phòng Quốc tế. Một bản sao sẽ được Chính phủ nước đăng cai Đại hội gửi cho mỗi bên ký kết.

Làm tại Bắc Kinh, ngày 15 tháng 9 năm 1999.

Thuộc tính văn bản
Thể lệ chung của Liên minh Bưu chính thế giới
Cơ quan ban hành: Liên minh Bưu chính thế giới Số công báo: Đang cập nhật
Số hiệu: Không số Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Điều lệ Người ký:
Ngày ban hành: 15/09/1999 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực:

THỂ LỆ CHUNG

CỦA LIÊN MINH BƯU CHÍNH THẾ GIỚI

NỘI DUNG

Chương I: Tổ chức và Hoạt động của các cơ quan trong Liên Bưu

Điều

101

Tổ chức và triệu tập Đại hội và Đại hội bất thường

102

Tổ chức, hoạt động và các hội nghị của Hội đồng Quản trị.

103

Tài liệu về các hoạt động của Hội đồng Quản trị

104

Tổ chức, hoạt động và các cuộc họp của Hội đồng Khai thác Bưu chính

105

Tài liệu về các hoạt động của Hội đồng Khai thác Bưu chính

106

Quy chế Đại hội

107

Ngôn ngữ làm việc của Văn phòng Quốc tế

Chương II: Văn phòng Quốc tế

109

Bầu Tổng Giám đốc và Phó Tổng Giám đốc Văn phòng Quốc tế

110

Chức trách của Tổng Giám đốc

111

Chức trách của Phó Tổng Giám đốc

112

Ban thư ký của các cơ quan trong Liên Bưu

113

Danh sách các nước thành viên

114

Thông tin. Đề xuất ý kiến. Đề nghị diễn giải và sửa đổi văn kiện. Điều tra. Giải quyết việc thanh toán

115

Hợp tác kỹ thuật

116

n phẩm do Văn phòng Quốc tế cung cấp

117

Văn kiện của các Liên minh Bưu chính Khu vực và các Hiệp định riêng

118

Tạp chí của Liên Bưu

119

Báo cáo các hoạt động hàng năm của Liên Bưu

Chương III: Thủ tục trình và xét các kiến nghị

120

Thủ tục trình các kiến nghị lên Đại hội

121

Thủ tục trình các kiến nghị giữa hai kỳ Đại hội

122

Xét các kiến nghị giữa hai kỳ Đại hội Thông báo các quyết định đã được thông qua hội

124

Hiệu lực của các Thể lệ thi hành và các quyết định khác được thông qua giữa hai kỳ Đại hội

Chương IV: Tài chính

125

Định mức và thanh toán những chi phí của Liên Bưu Các biện pháp trừng phạt tự động

126

Các biện pháp trừng phạt tự động

127

Các mức đóng góp

128

Trả tiền tài liệu do Văn phòng Quốc tế cung cấp

Chương V: Trọng tài

129

Thủ tục trọng tài

Chương VI: Các điều khoản cuối cùng

130

Điều kiện phê duyệt các kiến nghị đối với Thể lệ chung

131

Các kiến nghị đối với tổ chức Liên Hợp quốc

132

Hiệu lực và thời hiệu của Thể lệ chung


THỂ LỆ CHUNG

CỦA LIÊN MINH BƯU CHÍNH THẾ GIỚI

Căn cứ vào Điều 22, khoản 2 của Hiến chương của Liên minh Bưu chính Thế giới ký tại Viên ngày 10 tháng Bảy năm 1964, đại diện toàn quyền của Chính phủ các nước thành viên Liên Bưu ký tên dưới đây đã nhất trí, với điều kiện của Điều 25, khoản 4 của Hiến chương, thông qua những điều khoản sau trong Thể lệ chung nhằm đảm bảo cho việc áp dụng Hiến chương và hoạt động của Liên Bưu.

CHƯƠNG I
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CƠ QUAN
TRONG LIÊN BƯU

Điều 101:Tổ chức và triệu tập họp Đại hội và Đại hội bất thường

1- Đại diện của các nước thành viên tổ chức họp Đại hội chậm nhất năm năm sau ngày bắt đầu thi hành các Văn kiện của Đại hội trước đó.

2- Chính phủ mỗi nước thành viên cử tham dự Đại hội một hoặc nhiều đại diện toàn quyền của mình với giấy uỷ quyền cần thiết. Nếu cần, một nước thành viên có thể thu xếp để một đoàn đại biểu của một nước khác đại diện thay cho mình. Tuy nhiên, mỗiđoàn đại biểu chỉ được phép đại diện cho một nước thành viên khác ngoài nước mình.

3. Trong thảo luận, mỗi thành viên được bỏ một phiếu bầu, với điều kiện thoả mãn các quy định về trừng phạt nêu trong điều 126.

4.Trên nguyên tắc, mỗi Đại hội chỉ định nước đăng cai Đại hội tiếp theo. Nếu việc chỉ định này không có kết quả, Hội đồng Quản trị được uỷ quyền chỉ định một nước đăng cai khác sau khi đã trao đổi và thống nhất với nước đó.

5. Sau khi trao đổi với Văn phòng Quốc tế, Chính phủ nước đăng cai tổ chức Đại hội sẽ ấn định ngày và địa điểm tổ chức Đại hội. Trên nguyên tắc, một năm trước ngày khai mạc Đại hội, Chính phủ nước đăng cai gửi thư mời tới Chính phủ của từng nước thành viên của Liên Bưu. Thư mời này có thể được gửi đi trực tiếp, hoặc qua trung gian là Chính phủ một nước khác hoặc Tổng Giám đốc của Văn phòng Quốc tế.

6. Khi Đại hội không có Chính phủ nước nào nhận đăng cai tổ chức thì Văn phòng Quốc tế, với sự nhất trí của Hội đồng quản trị và sau khi trao đổi với Chính phủ Liên Bang Thuỵ sỹ, tiến hành những công việc cần thiết để triệu tập và tổ chức Đại hội ngay tại trụ sở của Liên Bưu. Trong trường hợp như vậy, Văn phòng Quốc tế thực hiện mọi trách nhiệm của Chính phủ nước đăng cai tổ chức.

7. Địa điểm triệu tập một Đại hội bất thường do các nước thành viên đã tham khảo ý kiến của Văn phòng quốc tế gợi ý tổ chức Đại hội này quyết định sau khi đã tham phòng Quốc tế.

8- Các khoản từ 2 đến 6 cũng được áp dụng tương tự đối với đại hội; bất thường.

Điều 102: Tổ chức, hoạt động và các hội nghị của Hội đồng Quản trị

1. Hội đồng Quản trị gồm bốn mươi mốt uỷ viên thừa hành nhiệm vụ của mìnhtrong thời gian giữa hai kỳ Đại hội kế tiếp.

2. Chức Chủ tịch đương nhiên được dành cho nước đăng cai tổ chức đại hội. Nếu nước này không đảm nhận thì mặc nhiên sẽ là uỷ viên. Do vậy, nhóm địa lý có nước chủ nhà sẽ được thêm một ghế bổ sung và quy định hạn chế nói ở khoản 3 không áp dụng cho trường hợp này. Hội đồng Quản trị sẽ tiến hành bầu một trong những nước thành viên thuộc nhóm địa lý có nước chủ nhà của Đại hội làm Chủ tịch.

3. Bốn mươi uỷ viên còn lại của Hội đồng Quản trị do Đại hội bầu trên cơ sở phân vùng đại lý quân bình. ít nhất một nửa số uỷ viên mới được bầu tại mỗi kỳ Đại hội; không một nước thành viên nào được bầu liên tiếp trong ba kỳ Đại hội.

4. Mỗi uỷ viên của Hội đồng Quản trị chỉ định người đai diện củamình người đó phải là viên chức thành thạo trong lĩnh vực bưu chính.

5. Không có bất cứ khoản đài thọ nào cho các chức trách của uỷ viên Hội đồng Quản trị. Những chi phí cho tổ chức và hoạt động của Hội đồng do Liên Bưu trả.

6. Hội đồng Quản trị có những nhiệm vụ sau:

6.1. Giám sát mọi hoạt động của Liên Bưu giữa các kỳ Đại hội căn cứ theo các quyết định của Đại hội, đồng thời nghiên cứu những vấn đề liên quan đến chính sách của Chính phủ về bưu chính và căn cứ theo những thể chế quốc tế như thương mại các dịch vụ và cạnh tranh;

6.2. Xét duyệt, trong khuôn khổ thẩm quyền của mình, mọi hoạt động xét thấy cần thiết để bảo toàn, củng cố chất lượng và hiện đại hoá nghiệp vụ Bưu chính quốc tế;

6.3. Giúp đỡ, điều phối và giám sát mọi hình thức trợ giúp kỹ thuật bưu chính trong khuôn khổ hợp tác kỹ thuật quốc tế;

6.4. Xét duyệt ngân sách và báo cáo kế toán hàng năm của Liên Bưu;

6.5. Nếutình thế yêu cầu, cho phép được chi vượt mức tối đa quy định chiểu theo điều 125, các khoản 3, 4 và 5;

6.6. Quyết định về Thể lệ tài chính của Liên Bưu;

6.7. Quyết định các quy tắc quản lý Quỹ dự trữ;

6.8. Quyết định các quy tắc quản lý Quỹ đặc biệt;

6.9. Quyết định các quy tắc quản lý Quỹ các hoạt động đặc biệt;

6.10. Quyết định các quy tắc quản lý Quỹ đóng góp tự nguyện;

6.11. Đảm bảo việc kiểm soát các hoạt động của Văn phòng Quốc tế;

6.12. Nếu có đề nghị, cho phép chọn mức đóng góp thấp hơn theo những điều kiện quy định tại điều 127, khoản 6;

6.13. Cho phép chuyển đổi nhóm địa lý nếu có yêu cầu trên cơ sở xem xét ý kiến của các nước thành viên của các nhóm địa lý liên quan;

6.14. Quyết định Quy chế nhân sự và điều kiện làm việc của các viên chức được bầu;

6.15. Tăng hoặc giảm chỗ làm việc trong Văn phòng Quốc tế theo những điều kiện hạn chế ràng buộc với mức chi phí tối đa đã được ấn định;

6.16. Quyết định Quy chế sử dụng Quỹ phúc lợi;

6.17. Thông qua Báo cáo hàng năm và Báo cáo hoạt động tài chính về các hoạt động của Liên Bưu do Văn phòng Quốc tế chuẩn bị, và nếu có, đưa ra những nhận xét đối với hai bản báo cáo đó;

6.18. Định ra các cuộc tiếp xúc với Bưu chính các nước thành viên nhằm thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của mình;

6.19. Sau khi tham khảo ý kiến của Hội đồng Khai thác Bưu chính, định ra các cuộc tiếp xúc với các tổ chức không phải là quan sát viên mặc nhiên của Liên Bưu, xét duyệt các báo cáo của Văn phòng Quốc tế về quan hệ giữa Liên Bưu với các tổ chức quốc tế khác, ra các quyết định mà Hội đồng xét thấy thích hợp về cách thức giải quyết đối với những mối quan hệ này và biện pháp tiếp theo, chỉ định vào thời gian thích hợp những tổ chức quốc tế liên chính phủ và phi chính phủ phải được mờitham dự Đại hội và giao cho Tổng Giám đốc Văn phòng Quốc tế gửi giấy mời;

6.20. Quyết định, trong trường hợp xét thấy có lợi, những nguyên tắc theo đó Hội đồng Khai thác Bưu chính phải tuân theo khi tiến hành nghiên cứu những vấn đề liên quan tới hậu quả tài chính quan trọng (giá cước, phí tổn đầu cuối, phí tổn chuyển qua, giá cơ bản vận chuyển máy bay và gửi bưu phẩm ở nước ngoài), theo dõi sát việc nghiên cứu những vấn đề này nhằm đảm bảo thực hiện đúng các nguyên tắc kể trên và xét duyệt những kiến nghị của Hội đồng Khai thác Bưu chính đối với những chủ đề cùng loại;

6.21. Nghiên cứu theo yêu cầu của Đại hội, của Hội đồng Khai thác Bưu chính hoặc của Bưu chính các nước thành viên, những vấn đề có tính chất hành chính và pháp lý liên quan đến Liên Bưu hoặc nghiệp vụ bưu chính quốc tế. Trong những vấn đề kể trên, Hội đồng có quyền quyết định nên hoặc không nên tiến hành các đề tài nghiên cứu do Bưu chính các nước thành viên yêu cầu trong khoảng thời gian giữa hai kỳ Đại hội;

6.22. Đề xuất những kiến nghị sẽ được trình để thông qua hoặc tại Đại hội, hoặc bởi Bưu chính các nước thành viên chiểu theo điều 122;

6.23. Thông qua trong phạm vi thẩm quyền của mình những khuyến nghị của Hội đồng Khai thác Bưu chính liên quan đến một thể lệ hoặc một tập quán mới trong khi chờ đợi Đại hội quyết định về vấn đề đó;

6.24. Xét báo cáo hàng năm do Hội đồng Khai thác Bưu chính chuẩn bị và có thể cả những kiến nghị do cơ quan này đệ trình lên;

6.25. Nêu các đề tài nghiên cứu để Hội đồng Khai thác Bưu chính xét chiểu theo điều 104, khoản 9.16;

6.26. Chỉ định nước đăng cai tổ chức Đại hội tiếp theo trong trường hợp quy định tại Điều 101, khoản 4;

6.27. Sau khi tham khảo ý kiến của Hội đồng Khai thác Bưu chính, quyết định số lượng các Ban chuyên trách cần thiết đảm bảo tiến hành tổ chức các công việc của Đại hội và quy định chức năng nhiệm vụ cho cá Ban đó;

6.28. Sau khi tham khảo ý kiến của Hội đồng Khai thác Bưu chính và với điều kiện được Đại hội tán thành, chỉ định các nước thành viên có điều kiện:

– Đảm nhiệm các chức vụ Phó chủ tịch Đại hội cũng như Chủ tịch và Phó chủ tịch các Ban chuyên trách theo phân vùng địa lý cân bằng nhất;

– Tham gia các tiểu Ban của Đại hội;

6.29. Xét duyệt dự thảo Kế hoạch Chiến lược để trình lên Đại hội do Hội đồng Khai thác Bưu chính với sự giúp đỡ của Văn phòng Quốc tế soạn thảo; xét duyệt những hiệu chỉnh hàng năm đối với bản Kế hoạch đã được Đại hội thông qua trên cơ sở những khuyến nghị của Hội đòng Khai thác Bưu chính, cùng làmviệc với Hội đồng Khai thác Bưu chính trong việc soạn thảo và cập nhất hàng năm đối với bản Kế hoạch này;

7. Tại phiên họp thứ nhất do Chủ tịch Đại hội triệu tập, Hội đồng Quản trị bầu trong số các uỷ viên của mình bốn Phó Chủ tịch và thông qua Quy chế hoạt động của Hội đồng.

8. Chủ tịch triệu tập họp Hội đồng Quản trị trên nguyên tắc mỗi năm một lần tại trụ sở của Liên Bưu.

9. Chủ tịch, các phó Chủ tịch và Chủ tịch các ban của Hội đồng Quản trị và Chủ tịch Nhóm kế hoạch chiến lược sẽ hợp thành Uỷ ban Quản lý. Uỷ ban này chuẩn bị và điều hành công việc mỗi kỳ họp của Hội đồng Quản trị. Uỷ ban sẽ thay mặt Hội đồng Quản trị phê chuẩn báo cáo hàng năm về hoạt: động của Liên Bưu do Văn phòng Quốc tế chuẩn bị và đảm nhiệm công việc khác mà Hội đồng Quản trị quyết định phân công hoặc do yêu cầu phát sinh trong quá trình lập kế hoạch chiến lược.

10. Đại diện của mỗi uỷ viên Hội đồng Quản trị tham dự các kỳ họp của Hội đồng, trừ kỳ họp trong thời gian Đại hội, được đài thọ vé máy bay khứ hồi hạng thường hoặc vé xe lửa hạng nhất hoặc giá vé của bất kỳ loại phương tiện giao thông nào miễn là không cao hơn giá vé máy bay khứ hồi hạng thường Quyền hưởng trợ cấp như vậy cũng được dành cho mỗi thành viên của các Ban, các Nhóm công tác hoặc các cơ quan khác của Hội đồng khi họ họp ngoài thời gian tổ chức Đại hội và các kỳ họp của Hội đồng.

11. Chủ tịch Hội đồng Khai thác Bưu chính đại diện cho cơ quan này tham dự các phiên họp của Hội đồng Quản trị mà chương trình nghị sự có ghi những vấn đề liên quan tới cơ quan do ông ta phụ trách.

12.Nhằm bảo đảm sự liên hệ hữu hiệu giữa các công việc của hai cơ quan, Hội đồng Khai thác Bưu chính có thể chỉ định các đại diện để tham dự các cuộc họp của Hội đồng Quản trị với tư cách là các quan sát viên.

13. Bưu chính nước mà tại đó tổ chức họp đồng Quản trị được mời tham dự với tư cách quan sát viên nếu nước này không phải là uỷ viên của Hội đổng Quản trị

14. Hội đồng Quản trị có thể mời tham dự các cuộc họp của Hội đồng nhưng không có quyền biểu quyết, các tổ chức quốc tế, các đại diện hiệp hội hay doanh nghiệp hoặc các nhân vật có trình độ chuyên môn mà Hội đồng mong muốn họ cộng tác trong công việc của mình. Hội đồng cũng có thể mời, với những điều kiện tương tự, một hay nhiều Bưu chính các nước thành viên có quan hệ tới những vấn đề được nêu trong chương trình nghị sự, tham dự các cuộc họp.

15.Các uỷ viên của Hội đồng Quản trị tham gia tích cực vào các hoạt động của Hội đồng. Các nước thành viên không nằm trong Hội đồng Quản trị có thể, theo đề nghị của họ, phối hợp với các chương trình nghiên cứu được tiến hành nhưng phải tôn trọng những điều kiện mà Hội đồng đề ra để đảm bảo năng suất và hiệu quả công việc. Các nước thành viên cũng có thể được khuyến khích chủ trì các Nhóm công tác khi họ có trình độ chuyên môn hoặc kinh nghiệm. Việc tham gia của các nước thành viên không nằm trong Hội đồng Quản trịđược thực hiện không làm tăng chi phí phụ của Liên Bưu.

Điều 103: Tài liệu về các hoạt động của Hội đồng Quản trị

1. Sau mỗi khoá họp, Hội đồng Quản trị thông báo cho các nước thành viên của Liên Bưu và các Liên minh Bưu chính Khu vực về các hoạt động của mình đồng thời gửi cho họ một bản báo cáo phân tích cũng như những nghị quyết và quyết định của Hội đồng.

2. Hội đồng Quản trị trình lên Đại hội một bản báo cáo về toàn bộ hoạt động của mình và phải gửi bản báo cáo này cho Bưu chính các nước thành viên chậm nhất là hai tháng trước ngày khai mạc Đại hội.

Điều 104: Tổ chức, hoạt động và các cuộc họp của Hội đồng Khai thác Bưu chính

1. Hội đồng Khai thác Bưu chính gồm bốn mươi uỷ viên thừa hành chức trách của mình trong thời gian giữa hai kỳ Đại hội kế tiếp.

2.Các uỷ viên của Hội đồng Khai thác Bưu chính do Đại hội bầu trên cơ sở phân vùng địa lý đặc biệt. Hai mươi bốn ghế được dành cho các nước đang phát triển và mười sáu ghế cho các nước đã phát triển. ít nhất một phần ba số uỷ viên được bầu mời lại sau mỗi Đại hội.

3. Đại diện của mỗi nước uỷ viên trong đồng Khai thác Bưu chính do Bưu chính các nước đó chỉ định. Đại diện này phải là một viên chức có trình độ chuyên môn của cơ quan Bưu chính.

4. Liên Bưu chịu mọi chi phí cho các hoạt động của Hội đồng Khai thác Bưu chính. Các uỷ viên của Hội đồng không được hưởng bất kỳ sự đài thọ nào. Chi phí đi lại, ăn ở của đại diện các cơ quan bưu chính tham gia trong Hội đồng Khai thác Bưu chính do những nước này tự trang trải. Tuy nhiên, mỗi đại diện của những nước có khó khăn theo danh sách xếp loại của Liên Hợp Quốc được hoàn trả – trừ khi họp trong thời gian Đại hội – hoặc theo giá một vé máy bay khứ hồi hạng thường , hoặc theo giá của vé xe lửa hạng nhất, hoặc theo giá của bất cứ loại phương tiện giao thông nào miễn là không cao hơn giá vé máy bay khứ hồi hạng thường.

5. Trong kỳ họp đầu tiên của mình do Chủ tịch Đại hội triệu tập và khai mạc, Hội đồng Khai thác Bưu chính chọn trong số các uỷ viên của Hội đồng mộtChủ tịch, một Phó Chủ tịch, Chủ tịch các Ban và Chủ tịch Nhóm Kế hoạch Chiến lược.

6. Hội đồng Khai thác Bưu chính đề ra quy chế hoạt động của mình.

7. Theo nguyên tắc, Hội đồng Khai thác Bưu chính tổ chức họp hàng năm tại trụ sở của Liên Bưu. Ngày và nơi họp do Chủ tịch Hội đồng ấn định sau khi có sự đồng ý của Chủ tịch Hội đồng Quản trị và Tổng Giám đốc Văn phòng Quốc tế.

8. Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Chủ tịch các Ban của Hội đồng Khai thác Bưu chính và Chủ tịch Nhóm kế hoạch Chiến lược hợp thành Uỷ ban Quản lý uỷ ban này chuẩn bị và điều hành công việc của mỗikhoá họp Hội đồng Khai thác Bưu chính và đảm trách mọi nhiệm vụ mà Hội đồng quyết định giao phó hoặc do yêu cầu nảy sinh trong quá trình lập kế hoạch chiến lược.

9. Hội đồng Khai thác Bưu chính có những nhiệm vụ sau:

9.1.Tổ chức nghiên cứu các vấn đề khai thác, kinh doanh, kỹ thuật, kinh tế và hợp tác kỹ thuật quan trọng nhất mà Bưu chính các nước thành viên quan tâm, đặc biệt là những vấn đề có hậu quả tài chính quan trọng (giá cước, phí tổn đầu cuối, phí tổn chuyển qua, giá cơ bản vận chuyển máy bay, bản cành bưu kiện và bưu phẩm gửi ở nước ngoài);

9.2. Tiến hành soát xét lại những Thể lệ thi hành của Liên Bưu trong vòng sáu tháng sau khi kết thúc Đại hội, trừ khi Đại hội có quyết định khác Trong trường hợp khẩn thiết, Hội đồng Khai thác Bưu chính cũng có thể sửa đổi những Thể lệ thi hành nói trên tại các kỳ họp khác của Hội đồng. Trong cả hai trường hợp, khi tiến hành soát xét các Thể lệ Hội đồng Khai thác Bưu chính phải chấp hành những chỉ đạo của Hội đồng Quản trị đối với các vấn đề thuộc về chính sách và nguyên tắc cơ bản;

9.3. Điều phối các biện pháp cụ thể cho việc phát triển và cải tiến các dịch vụ bưu chính quốc tế.

9.4. Với điều kiện được Hội đồng Quản trị đồng ý, thực hiện trong khuôn khổ thẩm quyền của mình mọi hoạt động xét thấy cần thiết để bảo vệ và tăng cường chất lượng các dịch vụ bưu chính quốc tế và hiện đại hoá chúng.

9.5.Đề xuất những kiến nghị để trình lên hoặc Đại hội hoặc Bưu chính các nước chiểu theo quy định của Điều 122; khi có những kiến nghị hên quan đến những vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng Quản trị thì nhất thiết phải được sự đồng ý của cơ quan này;

9.6. Theo đề nghị của Bưu chính một nước thành viên, xét mọi kiến nghị mà Bưu chính nước này chuyển đến Văn phòng Quốc tế theo quy định của Điều 121, đồng thời chuẩn bị ý kiến nhận xét và giao cho Văn phòng Quốc tế phụ đính vào kiến nghị trước khi trình cho Bưu chính các nước thành viên thông qua;

9.7. Nếu cần thiết và trong khi chờ đợi Đại hội quyết định, khuyến nghị thông qua một thể lệ hoặc một tập quán mới sau khi được Hội đồng Quản trị đồng ý và sau khi tham khảo ý kiến của toàn thể Bưu chính các nước;

9.8. Soạn thảo và trình dưới dạng khuyến nghị cho Bưu chính các nước những tiêu chuẩn kỹ thuật, khai thác và trong các lĩnh vực khác thuộc thẩm quyền của Hội đồng mà việc ứng dụng thống nhất các tiêu chuẩn này là không thể thiếu được. Cũng tương tự như vậy, trong trường hợp cần thiết, Hội đồng tiến hành việc sửa đổi các tiêu chuẩn đã ban hành;

9.9. Sau khi đã tham vấn và được sự đồng ý của Hội đồng Quản trị, soát xét dự thảo Kế hoạch Chiến lược do Văn phòng Quốc tế soạn thảo để trình lên Đại hội; hàng năm xem xét lại bản Kế hoạch đã được Đại hội thông qua vời sự giúp đỡ của Nhóm công tác về lập kế hoạch Chiến lược, và của Văn phòng Quốc tế, cùng với sự đồng ý của Hội đồng Quản trị;

9.10. Duyệt Báo cáo hàng năm do Văn phòng Quốc tế chuẩn bị về các hoạt động của Liên Bưu trong phạm vi những phần nội dung có quan hệ tới chức trách nhiệm vụ của Hội đồng Khai thác Bưu chính;

9.11. Quyết định những cuộc tiếp xúc với Bưu chính các nước để hoàn thành chức trách nhiệm vụ của mình;

9.12. Tiến hành nghiên cứu các vấn đề giảng dạy và đào tạo nghiệp vụ quan hệ đến các nước mới và đang phát triển;

9.13. Tiến hành những biện pháp cần thiết nhằm nghiên cứu và phổ biến những kinh nghiệm và tiến bộ đạt được ở một số nước trong lĩnh vực kỹ thuật, khai thác, kinh tế và đào tạo nghề nghiệp liên quan đến nghiệp vụ bưu chính;

9.14. Nghiên cứu tình hình mới và những nhu cầu về dịch vụ bưu chính trong các nước mới và đang phát triển và nêu ra những khuyến nghị phù hợp về đường lối và biện pháp cải tiến các dịch vụ bưu chính trong các nước này;

9.15. Sau khi có sự đồng ý của Hội đồng Quản trị, thực thi các biện pháp thích hợp trong lĩnh vực hợp tác kỹ thuật với tất cả các nước thành viên trong Liên Bưu, đặc biệt là với các nước mới và đang phát triển;

9.16. Xem xét tất cả các vấn đề khác do uỷ viên của Hội đồng Khai thác Bưu chính, do Hội đồng Quản trị hoặc Bưu chính các nước thành viên nêu ra.

10. Các uỷ viên Hội đồng Khai thác Bưu chính tham gia tích cực vào mọi hoạt động của Hội đồng. Các nước thành viên không nằm trong Hội đồng Khai thác Bưu chính, thể theo yêu cầu của họ, có thể hợp tác trong các chương trình nghiên cứu đang được tiến hành nhưng phải tôn trọng những điều kiện mà Hội đồng đề ra để đảm bảo năng suất và hiệu quả công việc. Bưu chính những nước này có thể được đề nghị chủ trì các Nhóm công tác khi họ có trình độ và kinh nghiệm.

11. Trên cơ sở bản Kế hoạch Chiến lược UPU do Đại hội thông qua, đặc biệt phần liên quan đến các chiến lược của các cơ quan thường trực của Liên Bưu. Hội đồng Khai thác Bưu chính, tại phiên họp đầu tiên của mình sau Đại hội, chuẩn bị một bản dự thảo chương trình làm việc cơ bản, trong đó nêu những sách lược nhằm thực hiện các chiến lược. Chương trình làmviệc cơ bản này, trong đó gồm một số lượng hạn chế các đề án về những chủ đề có cùng mối quan tâm, được soát xét lại hàng năm theo thực tế và những ưu tiên mới, cũng như theo những thay đổi trong Kế hoạch Chiến lược.

12. Nhằm đảm bảo sự liên hệ hiệu quả giữa các công việc của hai cơ quan, Hội đồng Quản trị chỉ định những đại diện tham dự các kỳ họp của Hội đồng Khai thác Bưu chính với tư cách là quan sát viên.

13. Hội đồng Khai thác Bưu chính được phép mời tham dự các kỳ họp của mình nhưng không có quyền biểu quyết:

13.1.Mọi tổ chức quốc tế hoặc cá nhân có trình độ mà Hội đồng mong muốn hợp tác trong các công việc của mình;

13.2. Bưu chính các nước thành viên không nằm trong Hội đồng Khai thác Bưu chính;

13.3. Mọi tổ chức hoặc doanh nghiệp mà Hội đồng mong muốn tham khảo ý kiến về các vấn đề liên quan đến những hoạt động của mình.

Điều 105: Tài liệu về các hoạt động của Hội đồng Khai thác Bưu chính

1. Sau mỗi khoá họp, Hội đồng Khai thác Bưu chính thông báo cho nước thành viên và các Liên minh Bưu chính Khu vực về các hoạt động mình, đồng thời cũng gửi cho họ một bản báo cáo phân tích cũng như quyết nghị và quyết định của Hội đồng.

2. Hội đồng Khai thác Bưu chính làmbáo cáo hàng năm về các hoạt động của mình trình lên Hội đồng Quản trị. .

3. Hội đồng Khai thác Bưu chính làm báo cáo về toàn bộ các hoạt động của mình trình lên Đại hội và gửi báo cáo này cho Bưu chính các nước thành viên chậm nhất là hai tháng trước ngày khai mạc Đại hội.

Điều 106: Quy chế Đại hội

1.Để tổ chức các công việc của đại hội và điều hành các cuộc thảo luận, Đại hội thực hiện Quy chế Đại hội.

2. Mỗi kỳ Đại hội có thể sửa đổi quy chế này theo các điều kiện đã được quy định trong Quy chế đó.

Điều 107: Ngôn ngữ làm việc của Văn phòng Quốc tế

Các ngôn ngữ làm việc của Văn phòng Quốc tế là tiếng Pháp và tiếng Anh.

Điều 108: Ngôn ngữ sử dụng trong các tài liệu, các cuộc thảo luận và trong giao dịch nghiệp vụ.

1.Tiếng Pháp, Anh, A-rập và Tây Ban Nha được sử dụng trong các tài liệu của Liên Bưu. Tiếng Đức, Trung Hoa, Bồ Đào Nha và tiếng Nga cũng được sử dụng trong các tài liệu nhưng chỉ giời hạn trong các tài liệu cơ bản quan trọng nhất. Các thứ tiếng khác cũng được sử dụng với điều kiện Bưu chính các nước thành viên có yêu cầu phải chịu mọi chi phí.

2. Một hoặc nhiều nước thành viên có yêu cầu sử dụng một ngôn ngữ khác với ngôn ngữ chính thức sẽ hợp thành mộtnhóm ngôn ngữ

3. Bằng ngôn ngữ chính thức và bằng các thứ tiếng của các nhóm ngôn ngữ khác đã hình thành, Văn phòng Quốc tế xuất bản các tài liệu trực tiếp hoặc thông qua Văn phòng khu vực của các nhóm này theo thể thức đã thông nhất với Văn phòng Quốc tế. việc xuất bản tài liệu bằng các thứ tiếng khác nhau phải tuân theo cùng một chuẩn chung.

4. Các tài liệu do Văn phòng Quốc tế trực tiếp xuất bản, trong khả năng cho phép, được phát hành đồng thời bằng các thứ tiếng được yêu cầu.

5. Thư từ giao dịch giữa Bưu chính các nước với Văn phòng Quốc tế và giữa Văn phòng Quốc tế với các bên thứ ba có thể dùng bằng mọi ngôn ngữ mà Văn phòng Quốc tế có phiên dịch.

6. Chi phí cho việc dịch ra bất kỳ một ngôn ngữ nào, kể cả chi phí do áp dựng khoản 5 sẽ do nhóm ngôn ngữ có yêu cầu thứ tiếng đó chịu. Các nước thành viên sử dụng ngôn ngữ chính thức sẽ trả cho việc biên dịch tài liệu ra các ngôn ngữ không chính thức một khoản tiền cộng gộp được tính theo mỗi đơn vị đóng góp và tương đương với mức mà các nước thành viên sử dụng các ngôn ngữ làm việc khác của Văn phòng Quốc tế phải trả. Tất cả các chi phí khác liên quan đến việc cung cấp tài liệu sẽ do Liên Bưu đài thọ. Đại hội sẽ ra một nghị quyết quy định mức chi phí tối đa cho việc xuất bản tài liệu bằng tiếng Trung Quốc, Đức, Bồ Đào Nha và tiếng Nga. .

7. Các chi phí của một nhóm ngôn ngữ được phân bổ giữa các thành viên của. nhóm theo tỷ lệ mức đóng góp của mỗi nước trong chi phí của Liên Bưu. Các chi phí này cũng có thể được phân bổ giữa các thành viên của nhóm ngôn ngữ theo một phương thức phân bổ khác với điều kiện là các nước có liên quan thoả thuận với nhau về việc này và thông báo quyết định của họ cho Văn phòng Quốc tế qua trung gian nước phát ngôn của nhóm.

8. Văn phòng Quốc tế giải quyết mọi yêu cầu thay đổi trong lựa chọn ngôn ngữ của một nước thành viên trong một thời hạn không được quá hai năm.

9. Đối với các cuộc thảo luận tại các cuộc họp của các cơ quan trong Liên Bưu được phép dùng tiếng Pháp, Tây Ban Nha và Nga bằng một hệ thống phiên dịch – có hoặc không có thiết bị điện tử- do người tổ chức cuộc họp lựa chọn cho phù hợp sau khi đã tham khảo ý kiến của Tổng Giám đốc Văn phòng Quốc tế và các nước thành viên liên quan.

10. Các ngôn ngữ khác cũng được phép sử dụng trong các cuộc thảo luận và hội nghị nêu ở khoản 9.

11. Các đoàn đại biểu sử dụng các thứ tiếng khác chủ động thu xếp việc phiên dịch đồng bộ ra một trong những thứ tiếng nêu ở khoản 9, hoặc qua hệ thống phiên dịch nêu ở khoản này nếu những thay đổi kỹ thuật cần thiết có thể thực hiện được, hoặc qua các phiên dịch riêng.

12. Chi phí cho dịch vụ phiên dịch được phân bổ giữa các nước thành viên sử dụng cùng một thứ tiếng theo tỷ lệ mức đóng góp của các nước này trong chi phí của Liên Bưu. Tuy nhiên, Liên Bưu chịu các chi phí về trang bị và bảo quản thiết bị kỹ thuật.

13. Bưu chính các nước có thể thoả thuận với nhau về việc sử dụng ngôn ngữ trong giao dịch nghiệp vụ với nhau. Nếu không có sự thoả thuận như vậy thì sử dụng tiếng Pháp.

CHƯƠNG II
VĂN PHÒNG QUỐC TẾ

Điều 109: Bầu Tổng Giám đốc và Phó Tổng Giám đốc Văn phòng Quốc tế

1. Tổng Giám đốc và Phó Tổng Giám đốc của Văn phòng Quốc tế do Đại hội bầu trong khoảng thời gian giữa hai lần Đại hội kế tiếp nhau, thời hạn tối thiểu của một nhiệm kỳ là năm năm và chỉ được tái bầu thêm một nhiệm kỳ. Trừ khi có quyết định khác của Đại hội, ngày nhậm chức của Tổng Giám đốc và Phó tổng Giám đốc được ấn định vào ngày 01 tháng Giêng năm kế tiếp sau Đại hội.

2. Chậm nhất là bảy tháng trước ngày khai mạc Đại hội, Tổng Giám đốc Văn phòng Quốc tế gửi công hàm cho Chính phủ các nước thành viên mời giới thiệu các ứng cử viên vào các chức vụ Tổng Giám đốc và Phó Tổng Giám đốc đồng thời cũng thông báo luôn nếu Tổng Giám đốc và Phó Tổng Giám đốc đương chức mong muốn ứng cử thêm nhiệm kỳ thứ hai. Hồ sơ các ứng cử viên có kèm theo sơ yếu lý lịch phải được gửi đến Văn phòng Quốc tế chậm nhất là hai tháng trước ngày khai mạc Đại hội. Các ứng cử viên phải là người có quốc tịch của các nước thành viên đứng ra giời thiệu họ. Văn phòng quốc tê chuẩn bị các tài liệu cần thiết cho Đại hội. Việc bầu Tổng Giám đốc và Phó Tổng Giám đốc được thực hiện bằng bỏ phiếu kín, vòng đầu bầu người vào chức vụ Tổng Giám đốc.

3. Trong trường hợp trống ghế Tổng Giám đốc thì Phó Tổng Giám đốc đảm nhiệm chức vụ Tổng Giám đốc cho tới khi hết nhiệm kỳ của Tổng Giám đốc Phó Tổng Giám đốc này có thể ứng cử chức Tổng Giám đốc và được chấp nhận .đương nhiên làm ứng cử viên với điều kiện là ông ta mới ở trên cương vị Phó Tổng Giám đốc một nhiệm kỳ và phải tuyên bố rõ mong muốn của thân ứng cử vào vị trí Tổng Giám đốc.

4. Trong trường hợp cùng một lúc trống cả ghế Tổng Giám đốc và Phó Tổng Giám đốc thì Hội đồng Quản trị bầu một Phó Tổng Giám đốc trong thời hạn cho đến Đại hội lần tới, trên cơ sở những hồ sơ ứng cử đã nhận được sau khi đưa ra vấn đề tranh cử. Việc gửi hổ sơ ứng cử áp dụng tương tự như khoản 2.

5. Trong trường hợp trông ghế Phó Tổng Giám đốc thì Hội đồng Quản trị sẽ cử, theo đề nghị của Tổng Giám đốc, một trong số các trợ lý Tổng Giám đốc của Văn phòng Quốc tế đảm nhận chức vụ Phó tổng Giám đốc cho đến Đại hội lần tới.

Điều 110: Chức trách của Tổng Giám đốc

1. Tổng giám đốc tổ chức, quản lý và lãnh đạo Văn phòng Quốc tế. Tổng giám đốc có thẩm quyền bổ nhiệm các chức vụ thuộc ngạch Tài khoản giro đến Đoàn đại biểu Quốc hội, bổ nhiệm và đề bạt các viên chức trong những ngạch này. Đối với việc bổ nhiệm vào các ngạch từ Pl đến D2, Tổng giám đốc phải xem xét trình độ chuyên môn của các ứng cử viên mang quốc tịch của nước thành viên đã giới thiệu họ, song phải lưu ý tới sự phân bố địa lý cân bằng theo các lục địa và ngôn ngữ cũng như mọi căn cứ khác có liên quan, đồng thời hoàn toàn tôn trọng qui chế đề bạt của Văn phòng Quốc tế. Các chức vụ Trợ lý Tổng Giám đốc tết nhất là được chọn lựa từ các ứng cử viên của các khu vực khác nhau và khác với khu vực xuất xứ của Tổng Giám đốc và Phó Tổng Giám đốc, ngoài ra cũng cần cân đối với yêu cầu hiệu quả công việc của Văn phòng Quốc tế. Trong trường hơp các chức vụ đòi hỏi những phẩm chất chuyên môn đặc biệt, Tổng giám đốc có thể tuyển lựa từ bên ngoài vào. Tổng giám đốc cũng cần lưu ý sao cho về nguyên tắc các viên chức bậc D2, Dl và P5 là những người có quốc tịch của các nước thành viên khác nhau trong Liên Bưu. Khi bổ nhiệm một viên chức Văn phòng Quốc tế vào bậc D2, D1 và P5 thì không nhất thiết phải áp dụng nguyện tắc này. Ngoài ra, những yêu cầu về sự phân bố cân bằng địa lý và ngôn ngữ được xét sau phẩm chất chuyên môntrong quá trình tuyển dụng. Mỗi năm một lần, Tổng giám đốc thông báo cho Hội đồng Quản trị các trường hợp bổ nhiệm và đề bạt thuộc ngạch, bậc từ P4 đến D2 .

2. Tổng Giám đốc có những nhiệm vụ sau:

2.1. Đảm nhận chức trách của người được ký thác các Văn kiện của Liên Bưu và làm trung gian trong việc giải quyết các thủ tục gia nhập và kết nạp cũng như ra khỏi tổ chức này;

2.2. Thông báo những quyết nghị của Đại hội tới Chính phủ của các nước thành viên;

2.3. Thông báo các Thể lệ thi hành đã được Hội đồng Quản trị soạn thảo hoặc soát xét lại cho toàn thể các cơ quan Bưu chính.

2.4. Chuẩn bị bản dự trù ngân sách hàng năm của Liên Bưu ở mức thấp nhất có thể phù hợp với nhu cầu của Liên Bưu và trình kịp thời lên Hội đồng Quản trị xét duyệt; sau khi được Hội đồng Quản trị thông qua, thông báo ngân sách cho các nước thành viên của Liên Bưu và tổ chức thực hiện;

2.5. Tổ chức thực hiện các hoạt động đặc thù do các cơ quan trong Liên Bưu yêu cầu và những hoạt động thuộc chức trách của Tổng Giám đốc quy định trong các Văn kiện;

2.6. Trong khuôn khổ chính sách đã được hoạch định và nguồn ngân quỹ hiện có, đưa ra các sáng kiến nhằm thực hiện những mục tiêu do các cơ quan trong Liên Bưu quy định;

2.7. Trình các kiến nghị và gợi ý lên Hội đồng Quản trị hoặc Hội đồng Khai thác Bưu chính;

2.8. Trên cơ sở những hướng dẫn, chỉ đạo của Hội đồng Khai thác Bưu chính, chuẩn bị dự thảo Kế hoạch Chiến lược và dự thảo điều chỉnh hàng năm để Hội đồng Khai thác Bưu chính đệ trình lên Đại hội;

2.9. Thực hiện vai trò người đại diện của Liên Bưu

2.10. Làmtrung gian trong các mốiquan hệ sau:

– Giữa Liên Bưu với Liên minh Bưu chính Khu vực;

– Giữa Liên Bưu với tổ chức Liên Hợp quốc;

– Giữa Liên Bưu với các tổ chức quốc tế màcác hoạt động của họ là mối quan tâm đối với Liên Bưu.

– Giữa Liên bưu với các tổ chức quốc tế, hiệp hội hoặc doanh nghiệp mà các cơ quan trong Liên Bưu mong muốn tham khảo ý kiến và hợp tác trong các hoạt động của mình;

2.11. Đảm nhiệm chức trách Tổng thư ký của các cơ quan trong Liên Bưu và giám sát công việc trên cương vị này theo các điều khoản đặc biệt của Thể lệ chung, cụ thể là:

– Việc chuẩn bị và tổ chức công việc của các cơ quan trong Liên Bưu.

– Việc soạn thảo, in ấn và gửi những văn kiện, báo cáo, biên bản;

-Việc tổ chức hoạt động của Ban thư ký trong thời gian trong thời gian diễn ra những cuộc họp của các cơ quan trong Liên Bưu.

2.12. Tham dự các phiên họp của các cơ quan trong Liên Bưu và tham gia thảo luận nhưng không có quyền biểu quyết, và cũng có thể cử đại diện tham dự.

Điều 111: Chức trách của Phó Tổng Giám đốc

1.Phó Tổng Giám đốc giúp việc Tổng giám và chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc.

2. Trường hợp Tổng Giám đốc vắng mặt hoặc bận việc thì Phó Tổng Giám đốc thay quyền Tổng Giám đốc. Phó Tổng giám đốc cũng thừa hành quyền Tổng Giám đốc trong trường hợp trống ghế Tổng giám đốc theo quy định của Điều 109, khoản 3.

Điều 112: Ban thư ký của các cơ quan trong Liên Bưu

Ban thư ký của các cơ quan trong Liên Bưu do Văn phòng Quốc tế đảm nhiệm dưới sự phụ trách của Tổng Giám đốc. Ban này gửi các tài liệu ấn bản sau mỗi khoá họp cho Bưu chính các nước không phải là uỷ viên của các cơ quan trong Liên Bưu nhưng hợp tác trong những đề tài nghiên cứu, cho Liên minh bưu chính Khu vựcvà cho bưu chính các nước thành viên nào có yêu cầu.

Điều 113: Danh sách các nước thành viên

Văn phòng quốc tế lập và cập nhật bản danh sách các nước thành viên của Liên Bưu trong đó có ghi mức đóng góp, vùng địa lý và quan hệ của các nước này với các văn kiện Liên Bưu.

Điều 114: Thông tin. Đề xuất ý kiến. Đề nghị diễn giải và sửa đổi Văn kiện. Điều tra. Giải quyết việc thanh toán

1. Văn phòng Quốc tế sẵn sàng cung cấp cho Hội đồng Quản trị, Hội đồng Khai thác Bưu chính và Bưu chính các nước thành viên, mọi tin tức cần thiết về các vấn đề nghiệp vụ.

2. Văn phòng Quốc tế chịu trách nhiệm tập hợp, điều phối, xuất bản và phân phối tin tức các loại liên quan đến nghiệp vụ bưu chính quốc tế; đề xuất ý kiến về những vấn đề tranh chấp theo yêu cầu của các bên có liên quan; giải quyết những yêu cầu diễn giải và sửa đổi các Văn kiện của Liên Bưu và nói chung, tiến hành các nghiên cứu và biên tập hoặc chuẩn bị tài liệu theo như quy định trong các Văn kiện hoặc có liên quan đến công tác của Văn phòng và vì lợi ích chung của Liên Bưu.

3. Văn phòng cũng tiến hành những cuộc điều tra theo yêu cầu của cơ quan Bưu chính một số nước nhằm biết ý kiến của Bưu chính các nước khác về một vấn đề nhất định. Kết quả của cuộc điều tra không mang tính biếu quyết và không có tính ràng buộc rõ ràng.

4. Văn phòng có thể với danh nghĩa cơ quan thanh toán bù trừ, giải quyết mọi việc thanh toán liên quan tới nghiệp vụ bưu chính.

Điều 115: Hợp tác kỹ thuật

Trong khuôn khổ của hợp tác kỹ thuật quốc tế, Văn phòng Quốc tế chịu trách nhiệm đẩy mạnh sự trợ giúp kỹ thuật bưu chính dưới mọi hình thức.

Điều 116:n phẩm do Văn phòng Quốc tế cung cấp

Văn phòng Quốc tế chịu trách nhiệm phát hành phiếu trả lời quốc tế và cung cấp theo giá thành sản phẩm cho Bưu chính các nước có yêu cầu.

Điều 117:Văn kiện của các Liên Minh Bưu chính Khu vực và các Hiệp định riêng

1.Hai bản các Văn kiện của Liên minh Bưu chính Khu vực và các Hiệp định riêng được ký kết theo Điều 8 của Hiến chương phải được văn phòng của các Liên minh đó, hoặc nếu không thì một trong các bên ký kết, gửi tới Văn phòng Quốc tế.

2. Văn phòng Quốc tế cần lưu ý sao cho các Văn kiện của Liên minh Bưu chính Khu vực và các Hiệp định riêng không quy định những điều kiện kém thuận lợi hơn cho công chúng so với những điều kiện tương tự quy định trong các Văn kiện của Liên Bưu và thông báo cho Bưu chính các nước về sự hiện diện của các Liên minh Bưu chính Khu vực và các Hiệp định nói trên. Văn phòng cũng báo cáo lên Hội đồng Quản trị mọi sự bất thường nhận thấy theo quy định này.

Điều 118: Tạp chí của Liên Bưu

Dựa vào các tài liệu có sẵn, Văn phòng Quốc tế biên soạn một tập san inbằng các thứ tiếng: Đức, Anh, A-rập, Trung Hoa, Tây Ban Nha, Pháp và Nga.

Điều 119: Báo cáo hoạt động hàng năm của Liên Bưu

Văn phòng Quốc tế lập báo cáo hàng năm về các hoạt động của Liên Bưu và sau khi được Hội đồng Quản trị thông qua, gửi cho Bưu chính các nước, cho Liên minh Bưu chính khu vực và tổ chức Liên hợp quốc.

CHƯƠNG III
THỦ TỤC TRÌNH VÀ XÉT CÁC KIẾN NGHỊ

Điều 120: Thủ tục trình các kiến nghị lên Đại hội

1. Trừ các tường hợp đã nêu ở khoản 2 và 5, thủ tục sau đây chi phối việc đưa ra kiến nghị các loại của Bưu chính các nước thành viên trình lên Đại hội:

a. Các kiến nghị gửi tới Văn phòng Quốc tế ít nhất 6 tháng trước ngày tổ chức Đại hội sẽ được chấp nhận;

b. Không một kiến nghị có tính chất biên tập nào được chấp nhận trong thời gian 6 tháng trước ngày khai mạc Đại hội;

c. Các kiến nghị về nội dung gửi tới Văn phòng Quốc tế trong khoảng thời gian giữa 6 và 4 tháng trước ngày khai mạc Đại hội chỉ được chấp nhận nếu được ít nhất cơ quan Bưu chính hai nước ủng hộ;

d. Các kiến nghị về nội dung gửi tới Văn phòng Quốc tế trong khoảng thời gian giữa 4 và 2 tháng trước ngày khai mạc Đại hội chỉ được chấp nhận nếu các kiến nghị này được cơ quan Bưu chính tám nước ủng hộ. Các kiến nghị gửi tới sau thời gian trên không được chấp nhận.

e. Các bản tuyên bố ủng hộ phải được gửi tới Văn phòng Quốc tế trong cùng thời hạn với các kiến nghị có liên quan.

2.Những kiến nghị liên quan đến Hiến chương hoặc Thể lệ chung phải được gửi tới Văn phòng Quốc tế ít nhất 6 tháng trước ngày khai mạc Đại hội; kiến nghị nào gửi tời sau ngày đó nhưng trước ngày khai mạc Đại hội chỉ có thể được xem xét nếu được ít nhất hai phần ba số nước có mặt tại Đại hội tán thành và nếu các điều kiện quy định ở khoản 1 được tôn trọng.

3. Theo nguyên tắc, mỗi kiến nghị chỉ có một mục tiêu và chỉ gồm những sửa đổi được minh chứng bởi mục tiêu này.

4. Những kiến nghị về biên tập phải được các cơ quan Bưu chính đề xuất ghi thêm tiếu đề “kiến nghị về biên tập” trên phần đầu của trang giấy và được Văn phòng Quốc tế ấn bản theo số thứ tự có kèm theo chữ R. Những kiến nghị không ghi tiêu đề đó, nhưng Văn phòng Quốc tế thấy chỉ mang tính chất biên tập, sẽ được mang chú dẫn thích hợp khi ấn bản; Văn phòng Quốc tế lập một bản kê những kiến nghị loại này để trình Đại hội.

5. Thủ tục quy định trong các khoản 1 và 4 không áp dụng cho các kiến nghị đối với Quy chế Đại hội và cũng không áp dụng cho những sửa đổi đối vời các kiến nghị đã trình.

Điều 121: Thủ tục trình các kiến nghị giữa hai kỳ Đại hội

1.Để được xem xét, mỗi kiến nghị đối với Công ước hoặc các Hiệp định do Bưu chính một nước đưa ra trong khoảng thời gian giữa hai kỳ Đại hội phải được ít nhất cơ quan Bưu chính của hai nước khác ủng hộ. Những kiến nghị này sẽ không được giải quyết nếu Văn phòng Quốc tế không nhận được văn bản tuyên bố ủng hộ cần thiết vào cùng thời gian đó.

2. Những kiến nghị này được gửi cho Bưu chính các nước khác qua trung gian Văn phòng Quốc tế.

3.Những kiến nghị liên quan đến các Thể lệ thi hành không cần phải có thêm sự ủng hộ nhưng chỉ được Hội đồng Khai thác Bưu chính xem xét nếu thấy chúng là khẩn thiết.

Điều 122: Xét các kiến nghị giữa hai kỳ Đại hội

1. Mọi kiến nghị đối với Công ước, các Hiệp định và Nghị định thư cuối cùng đều được trình theo thủ tục sau: dành thời hạn hai tháng để Bưu chính các nước thành viên xem xét kiến nghị do Văn phòng Quốc tế gửi đến, và nếu có, chuyển lại cho Văn phòng những ý.kiến nhận xét của mình về những sửa đổi không được chấp nhận. Văn phòng tập hợp các ý kiến trả lời và thông báo cho Bưu chính các nước và đề nghị họ trả lời tán thành hay không tán thành. Trong thời hạn hai tháng Bưu chính nước nào không gửi ý kiến biểu quyết của mình thì coi như không tham gia biểu quyết. Những thời hạn nói trên được tính kể tù ngày Văn phòng Quốc tế gửi thông báo.

2. Những kiến nghị sửa đổi Thể lệ thi hành đo Hôi đồng Khai thác Bưu chính giải quyết.

3. Nếu kiến nghị liên quan đến một Hiệp định, hoặc Nghị định thư cuối cùng của Hiệp định đó thì Bưu chính các nước thành viên là các bên của Hiệp định có thể tham gia vào quy trình nêu ở khoản 1.

Điều 123: Thông báo các quyết định đã được thông qua giữa hai kỳ Đại hội

1. Những sửa đổi đối với Công ước, các Hiệp định và các Nghị định thư cuối cùng kèm theo các văn kiện đó được công nhận bằng một thông báo của Tổng giám đốc Văn phòng quốc tế cho Chính phủ các nước thành viên.

2. Những sửa đổi đối với Thể lệ thi hành và nghị định thư cuối cùng kèm theo chúng do Hội đồng khai thác bưu chính thực hiện được Văn phòng quốc tế thông báo bưu chính các nước. Cũng áp dụng tương tự đối với việc diễn giải nêu ở Điều 64.3.2 của Công ước và các điều khoản tương ứng của các Hiệp định.

Điều 124: Hiệu lực của các thể lệ thi hành và các quyết định khác được thông qua giữa hai kỳ Đại hội

1- Các Thể lệ thi hành có hiệu lực cùng ngày và trong cùng thời hạn với các văn kiện của đại hội.

2- Trái với khoản 1, những quyết định sửa đổi đối với các văn kiện của Liên Bưu được thông qua giữa hai kỳ đại hội chỉ được thi hành ít nhất ba tháng sau ngày ra thông báo.

CHƯƠNG IV
TÀI CHÍNH

Điều 125: Định mức và thanh toán những chi phí của Liên Bưu

1. Chiểu theo các khoản từ 2 đến 6, chi phí hàng năm phục vụ cho hoạt động của cá cơ quan của Liên Bưu không được vượt quá số tiền dưới dây trong năm 2000 và các năm sau:

36.680.816 Frăng Thuỵ Sĩ trong năm 2000

37.000.000 Frăng Thuỵ sĩ trong mỗi năm từ 2001 đến 2004

Trong trường hợp Đại hội năm 2004 bị hoãn lại thì giới hạn chi phí trong năm 2004 được áp dụng cho các năm tiếp theo.

2. Những chi phí cho tổ chức Đại hội lần tới (di chuyển Ban thư ký, chi phí vận chuyển, chi phí trang bị kỹ thuật cho việc phiên dịch đồng bộ, chi phí tái bản các tài liệu trong thời gian Đại hội, v.v…) không được vượt quá giới hạn 2.948.000 Frăng Thuỵ sĩ.

3. Hội đồng Quản trị được phép vượt những giới hạn quy định ở khoản 1 và 2 do việc tăng các thang lương cơ bản, các khoản đóng góp cho quỹ hưu trí và phụ cấp, kể cả phụ cấp chức vụ được Liên Hợp Quốc chấp nhận và áp dụng cho viên chức của Liên Hợp quốc làmviệc tại Giơ-Ne-Vơ.

4. Hội đồng Quản trị được phép hàng năm điêu chỉnh các khoản chi phí khác với những chi phí về nhân lực theo chỉ số giá cả sinh hoạt ở Thuỵ Sĩ .

5. Trái với khoản 1, Hội đồng Quản trị, hoặc Tổng Giám đốc trong trường hợp tối khẩn, có thể cho phép chi vượt giới hạn quy định để giải quyết những sửa chữa quan trọng không lường trước được của toà nhà trụ sở của Liên Bưu, tuy nhiên số tiền chi thêm không được quá 125.000 Frăng Thuỵ sĩ cho mỗi năm.

6. Nếu kinh phí được cấp theo quy định ở khoản 1 và 2 tỏ ra không đủ để đảm bảo sự hoạt động bình thường của Liên Bưu thì việc chi vượt mức giới hạn quy định chỉ có thể thực hiện với sự tán thành của đa số các nước thành viên của Liên Bưu. Việc tham khảo ý kiến phải kèm theo một bản tường trình đầy đủ sự việc chứng minh cho yêu cầu phải chi vượt mức quy định.

7. Các nước gia nhập Liên Bưu hoặc được kết nạp với tư cách là thành viên của Liên Bưu cũng như các nước rút khỏi Liên Bưu đều phải thanh toán phần đóng góp trọn cả năm của năm mà việc chấp nhận các nước này vào hoặc ra khỏi Liên Bưu có hiệu lực.

8. Các nước thành viên nộp trước phần đóng góp của mình cho chi phí hàng năm của Liên Bưu trên cơ sở ngân sách đã được Hội đồng Quản trị quyết định Các phần đóng góp này phải nộp chậm nhất là ngày đầu của năm tài chính ứng vời ngân sách. Quá thời hạn đó thì các khoản nợ phải trả. lãi cho Liên Bưu với lãi suất 3% năm cho 6 tháng đầu năm và 6% năm kể từ tháng thứ 7 trở đi.

9- Nếu một nước thành viên còn nợ Liên minh một khoản đóng góp bắt buộc, trong đó chưa tính lãi suất phát sinh, bằng hoặc lớn hơn khoản đóng góp của nước đó cho hai năm tài chính trước đó, thì nước thành viên này có thể chuyển trả Liên Bưu, với điều kiện chỉ được đưa ra quyết định chuyển trả một lần, tất cả hoặc một phần số dư tín dụng của nước này do các nước thành viên khác đang giữ, với điều kiện tuân theo những dàn xếp của Hội đồng Quản trị. Những điều khoản của việc chuyển trả số dư tín dụng này phải được xác định trong một bản thoả thuận giữa nước thành viên đó, nước thành viên khác đang nợ vay nước thành viên đó và Liên Bưu.

10. Một nước thành viên, vì những lý do về pháp lý hay những lý do khác mà không thể thực hiện việc chuyển trả như nêu trên thì phải thực hiện theo kế hoạch hoàn trả nợ thông thường.

11.Trừ những trường hợp ngoại lệ, việc hoàn trả những khoản nợ đóng góp bắt buộc cho Liên Bưu được thực hiện trong thời hạn không quá mười năm.

12.Trong những tình huống đặc biệt, Hội đồng Quản trị có thể giải phóng cho một nước thành viên khỏi phải trả một phần hay toàn bộ số tiền lãi. còn nợ nếu nước thành viên này trả ngay toàn bộ số nợ đọng.

13. Một nước thành viên cũng có thể được miễn trả toàn bộ hay một phần số lãi gộp trong khuôn khổ một kế hoạch hoàn trả các khoản nợ đọng của họ do Hội đồng Quản trị phê duyệt. Việc miễn trả trên tuy nhiên phải phụ thuộc vào việc thi hành đầy đủ và thường kỳ kế hoạch hoàn trả trong mộtthời hạn thoả thuận tối đa là 10 năm.

14. Để tạm thời bù đắp cho sự thiếu hụt ngân sách của Liên Bưu, cần lập một Quỹ dự phòng vời số vốn do Hội đồng Quản trị ấn định. Quỹ dự phòng được tiếp quỹ trước hết từ các khoản dư của ngân sách. Quỹ này được dùng để cân đối ngân sách hoặc để giảm bớt số tiền đóng góp của các nước thành viên.

15.Đối với sự thiếu hụt tạm thời của ngân sách thì Chính phủ Liên Bang Thuỵ sỹ ứng trước số tiền cần thiết ngắn hạn theo các điều kiện đã được quy định trong một thoả hiệp chung. Chính phủ Thuỵ sỹ giám sát miễn phí việc giữ các trương mục tài chính cũng như việc thanh toán của Văn phòng Quốc tế trong giới hạn kinh phí đã được Đại hội quyết định.

Điều 126: Các biện pháp trừng phạt tự động

1. Bất kỳ nước thành viên nào không thực hiện việc đóng góp chi phí của mình như quy định trong khoản 9bis của Điều 125 và không chấp nhận theo lịch trình trả nợ do Văn phòng Quốc tế đề xuất phù hợp với Điều 125, khoản l0ter, hoặc không thực hiện một lịch trình trả nợ nào tương tư như vậy, thì sẽ tự động mất quyền bỏ phiếu tại Đại hội Và tại các Cuộc họp của Hội đồng Quản trị và Hội đồng Khai thác Bưu chính, và sẽ không còn đủ tư cách là thành viên của hai Hội đồng này.

2. Các biện pháp trừng phạt tự động trên sẽ nghiễm nhiên và lập tức được bãi bỏ ngay khi nước thành viên mắc nợ đó trả hết số nợ về đóng góp bắt buộc cho Liên Bưu gồm cả số nợ và lãi suất, hoặc đồng ý thực hiện theo một lịch trình trả nợ.

Điều 127: Các mức đóng góp

1. Các nước thành viên đóng góp để bù đắp các chi phí của Liên Bưu theo các mức đóng góp mà nước mình đã được xếp hạng. các mức đóng góp đó như sau:

Mức 50 đơn vị;

Mức 40 đơn vị:

Mức 35 đơn vị;

Mức 25 đơn vị;

Mức 20 đơn vị;ft

Mức 15 đơn vị;

Mức 10 đơn vị;

Mức 5 đơn vị;

Mức 3 đơn vị;

Mức 1 đơn vị;

Mức 0,5 đơn vị dành cho những nước chậm phát triển do tổ chức Liên hợp quốc lập danh sách và dành cho những nước khác do Hội đồng quản tị chỉ định.

2. Ngoài các mức đóng góp nêu ở khoản 1, tất cả các nước thành viên có thể chọn nộp số đơn vị đóng góp cao hơn 50 đơn vị.

3. Các nước thành viên được sắp xếp vào một trong các mức đóng góp nói trên ngay khi nước này gia nhập hoặc được kết nạp vào Liên Bưu theo thủ tục quy định ở điều 21, khoản 4 của Hiến chương.

4. Sau này các nước thành viên có thể đổi mức đóng góp với điều kiện phải báo cho Văn phòng Quốc tế ít nhất hai tháng trước ngày khai mạc Đại hội. Việc thay đổi này được thông báo cho Đại hội và có giá trị từ ngày các điều khoản về tài chính do đại hội quyết định có hiệu lực. Những nước thành viên nào không kịp thông báo ý định thay đổi mức đóng góp của mình theo như thời hạn quy định trên sẽ vẫn phải đóng góp theo mức quy định trước đó.

5. Các nước thành viên không được giảm quá một mức đóng góp một lần.

6. Tuy nhiên, trong các trường hợp đặc biệt như thiên tai cần phải có chương trình trợ giúp quốc tế, Hội đồng Quản trị có thể cho phép tạm thời giảm mức đóng góp và chỉ giảm một lần giữa hai kỳ Đại hội nếu có đề nghị của nước thành viên khi nước này chứng minh được họ không thể giữ nguyên mức đóng góp như đã chọn ban đầu. Trong những trường hợp như vậy, đối với những nước không phải là nước chậm phát triển và đang đóng góp ở mức 1 đơn vị, Hội đồng Quản trị cũng có thể cho phép tạm thời giảm mức đóng góp cho các nước đó xuống còn 0,5 đơn vị.

7. Việc tạm thời giảm mức đóng góp áp dụng như khoản 6 có thể được Hội đống Quản trị cho phép trong một khoảng thời gian tối đa là hai năm hoặc cho tới Đại hội kỳ sau, xét theo thời điểm nào đến trước.

Hết khoảng thời gian cho phép, nước thành viên đó sẽ tự động có nghĩa vụ đóng góp như mức đóng góp của mình trước đó.

8. Trái với khoản 4 và 5: việc xin tăng mức đóng góp không bị hạn chế.

Điều 128: Trả tiền tài liệu do Văn phòng Quốc tế cung cấp

Các tài liệu phải trả tiền do Văn phòng Quốc tế phân phối cho Bưu chính các nước phải được thanh toán càng sớm càng tốt và chậm nhất là trong sáu tháng kể từ ngày đầu của tháng tiếp sau tháng mà Văn phòng gửi bản kế toán đòi nợ. Quá hạn này, khoản nợ sẽ tính lãi cho Liên Bưu vớt lãi suất 5% một năm kể từ ngày hết hạn nói trên.

CHƯƠNG V
TRỌNG TÀI

Điều 129. Thủ tục trọng tài.

1. Trường hợp có bất đồng phải giải quyết bằng phán quyết của trọng tài thì mỗi cơ quan bưu chính trong số các nước thưa kiện chọn Bưu chính một nước thành viên không trực tiếp liên can đến vụ tranh chấp làm trọng tài. Trường hợp cơ quan Bưu chính nhiều nước cùng thưa kiện chung thì khi áp dụng điều khoản này chỉ được tính là một bên thưa kiện.

2. Trong trường hợp mà một trong những cơ quan Bưu chính thưa kiện không tán thành đề nghị lựa chọn trọng tài trong thời hạn sáu tháng, nếu có yêu cầu, Văn phòng Quốc tế nhắc nhở cơ quan Bưu chính nước đó chỉ đình trọng tài hoặc Văn phòng Quốc tế mặc nhiên tự chỉ định một trọng tài.

3. Các bên kiện tụng có thể thoả thuận với nhau để chỉ định mộttrọng tài duy nhất có thể là Văn phòng Quốc tế.

4. Quyết định của các trọng tài phải lấy biểu quyết theo đa số.

5. Trường hợp số phiếu ngang nhau thì các trọng tài chọn Bưu chính một nước khác không can hệ đến việc tranh chấp để dút điểm bất đồng. Nếu việc lựa chọn không được nhất trí thì Văn phòng Quốc tế chỉ định cơ quan Bưu chính một nước trong số cơ quan Bưu chính những nước không do các trọng tài đề nghị.

6. Nếu bất đồng liên quan đến một trong các Hiệp định thì chỉ có thể chỉ định các trọng tài là cơ quan Bưu chính các nước tham gia Hiệp định này.

CHƯƠNG VI
CÁC ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG.

Điều 130: Điều kiện phê duyệt các kiến nghị đối với Thể lệ chung.

Để có hiệu lực thi hành, các kiến nghị trình lên Đại hội và liên quan đến Thể lệ chung này phải được đa số các nước thành viên có mặt tại Đại hội thông qua ít nhất phải có hai phần ba số nước thành viên của Liên Bưu phải có mặt lúc biểu quyết.

Điều 131: Các kiến nghị đối với. các Hiệp định ký với tổ chức Liên hợp quốc

Các điều kiện thông qua nói ở điều 130 cũng áp dụng cho cả những kiến nghị về sửa đổi các Hiệp định ký kết giữa Liên Bưu và Liên Hợp Quốc trong chừng mực mà các Hiệp định này không quy định các điều kiện về sửa đổi các điều khoản trong đó.

Điều 132: Hiệu lực và thời hiệu của Thể lệ chung

Thể lệ chung này sẽ bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng Giêng năm 2001 và có hiệu lực cho tới ngày bắt đầu có hiệu lực của các Văn kiện Đại hội lần tới.

Để làm tin, Đại diện toàn quyền Chính phủ các nước thành viên đã cùng ký vào một bản Thể lệ chung gốc; bản gốc này sẽ được lưu chiểu bên cạnh ông Tổng Giám đốc Văn phòng Quốc tế. Một bản sao sẽ được Chính phủ nước đăng cai Đại hội gửi cho mỗi bên ký kết.

Làm tại Bắc Kinh, ngày 15 tháng 9 năm 1999.

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Thể lệ chung của Liên minh Bưu chính thế giới”