Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Thông tư 92/2002/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí thẩm định, cung cấp thông tin, dịch vụ và lệ phí đăng ký, cấp, công bố, duy trì hiệu lực văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 92/2002/TT-BTC NGÀY 18 THÁNG 10 NĂM 2002
QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ THU, NỘP VÀ QUẢN LÝ SỬ DỤNG PHÍ THẨM ĐỊNH, CUNG CẤP THÔNG TIN, DỊCH VỤ VÀ LỆ PHÍ ĐĂNG KÝ, CẤP, CÔNG BỐ, DUY TRÌ HIỆU LỰC VĂN BẰNG BẢO HỘ GIỐNG CÂY TRỒNG MỚI

Căn cứ Điều 3 Nghị định số 13/2001/NĐ-CP ngày 20/4/2001 của Chính phủ về bảo hộ giống cây trồng mới;

Căn cứ Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 3 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí và các văn bản hướng dẫn thi hành;

Sau khi có ý kiến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí thẩm định, cung cấp thông tin, dịch vụ và lệ phí đăng ký, cấp, công bố, duy trì hiệu lực văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới (sau đây gọi chung là phí, lệ phí về bảo hộ giống cây trồng mới) như sau:

I- ĐỐI TƯỢNG VÀ MỨC THU

1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài khi được cơ quan quản lý nhà nước về bảo hộ giống cây trồng mới thực hiện việc xác lập, duy trì, sửa đổi, đình chỉ, huỷ bỏ, gia hạn, chuyển giao quyền sở hữu, khiếu nại trong thời gian thông báo dự định cấp văn bằng bảo hộ và các công việc quản lý nhà nước khác có liên quan đến việc bảo hộ giống cây trồng mới theo quy định của pháp luật hiện hành thì phải nộp phí, lệ phí về bảo hộ giống cây trồng mới theo quy định tại Thông tư này.

2. Mức thu phí, lệ phí về bảo hộ giống cây trồng mới được quy định cụ thể tại Biểu mức thu phí thẩm định, cung cấp thông tin, dịch vụ và lệ phí đăng ký, cấp, công bố, duy trì hiệu lực văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới ban hành kèm theo Thông tư này.

II- TỔ CHỨC THU, NỘP VÀ QUẢN LÝ SỬ DỤNG PHÍ, LỆ PHÍ

1. Phí, lệ phí về bảo hộ giống cây trồng mới là khoản thu thuộc ngân sách nhà nước.

2. Cơ quan thu phí, lệ phí về bảo hộ giống cây trồng mới có trách nhiệm:

a) Tổ chức thu, nộp phí, lệ phí theo đúng quy định tại Thông tư này. Niêm yết hoặc thông báo công khai mức thu phí, lệ phí tại địa điểm thu phí, lệ phí. Khi thu tiền phí, lệ phí phải lập và cấp biên lai thu cho đối tượng nộp phí, lệ phí theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính về phát hành, quản lý, sử dụng ấn chỉ thuế.

b) Mở tài khoản “tạm giữ tiền phí, lệ phí” tại Kho bạc Nhà nước nơi cơ quan thu đóng trụ sở để theo dõi, quản lý tiền phí, lệ phí. Định kỳ hàng ngày hoặc hàng tuần phải gửi số tiền phí, lệ phí đã thu được vào tài khoản tạm giữ tiền phí, lệ phí và phải tổ chức hạch toán riêng khoản thu này theo chế độ kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp.

b) Mở sổ sách kế toán để theo dõi, phản ánh việc thu, nộp và quản lý, sử dụng số tiền phí, lệ phí theo chế độ kế toán hiện hành của nhà nước.

c) Đăng ký, kê khai, thu, nộp phí, lệ phí với cơ quan thuế trực tiếp quản lý theo đúng quy định tại Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí và lệ phí. Nộp phí, lệ phí về bảo hộ giống cây trồng mới vào ngân sách nhà nước theo chương, loại, khoản tương ứng, mục 039 mục lục ngân sách nhà nước hiện hành (cơ quan thu thuộc Trung ương quản lý thì nộp vào ngân sách trung ương, cơ quan thu thuộc địa phương quản lý thì nộp vào ngân sách địa phương).

d) Thực hiện chế độ công khai tài chính theo quy định của pháp luật.

3. Tiền thu phí, lệ phí về bảo hộ giống cây trồng mới được quản lý sử dụng như sau:

a) Cơ quan thu phí, lệ phí về bảo hộ giống cây trồng mới được trích để lại tiền thu phí, lệ phí trước khi nộp vào ngân sách nhà nước theo tỷ lệ (%) trên tổng số tiền phí, lệ phí thực thu được như sau:

– Lệ phí đăng ký, cấp, công bố, duy trì hiệu lực văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới được để lại: 20% (hai mươi phần trăm).

– Phí thẩm định, cung cấp thông tin, dịch vụ về văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới được để lại: 80% (tám mươi phần trăm).

b) Nộp ngân sách nhà nước phần tiền phí, lệ phí còn lại (tổng số tiền phí, lệ phí thực thu được, trừ số đã để lại theo tỷ lệ quy định tại tiết a điểm này), gồm:

– Lệ phí đăng ký, cấp, công bố, duy trì hiệu lực văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới phải nộp ngân sách: 80% (tám mươi phần trăm).

– Phí thẩm định, cung cấp thông tin, dịch vụ về văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới phải nộp ngân sách: 20% (hai mươi phần trăm).

4. Cơ quan thu phí, lệ phí về bảo hộ giống cây trồng mới được sử dụng số tiền để lại theo tỷ lệ (%) quy định tại tiết a, điểm 3 mục này để chi phí cho việc thu phí thẩm định, cung cấp thông tin, dịch vụ và lệ phí đăng ký, cấp, công bố, duy trì hiệu lực văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới theo nội dung chi cụ thể sau đây:

a) Chi trả các khoản tiền lương hoặc tiền công, các khoản phụ cấp, các khoản đóng góp theo tiền lương, tiền công cho lao động thuê ngoài, kể cả chi phí thẩm định, thuê vườn ươm và chăm sóc cây (nếu có) trực tiếp phục vụ việc thu phí, lệ phí theo chế độ hiện hành.

b) Chi phí trực tiếp phục vụ cho việc thu phí, lệ phí như: văn phòng phẩm, vật tư văn phòng, điện thoại, điện, nước, công tác phí, công vụ phí; in (mua) tờ khai, giấy phép, các loại ấn chỉ khác theo tiêu chuẩn, định mức hiện hành.

c) Chi sửa chữa thường xuyên, sửa chữa lớn tài sản, máy móc, thiết bị phục vụ trực tiếp cho việc thu phí, lệ phí.

d) Chi mua sắm vật tư, nguyên liệu và các khoản chi khác liên quan trực tiếp đến việc thu phí, lệ phí.

e) Trích quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi cho cán bộ, nhân viên trực tiếp phục vụ công việc thu phí, lệ phí trong đơn vị. Mức trích lập 2 (hai) quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi bình quân một năm, một người tối đa không quá 3 (ba) tháng lương thực hiện nếu số thu năm nay cao hơn năm trước và bằng 2 (hai) tháng lương thực hiện nếu số thu năm nay thấp hơn hoặc bằng năm trước.

5. Cơ quan thu phí, lệ phí về bảo hộ giống cây trồng mới phải quản lý, sử dụng số tiền phí, lệ phí được để lại nêu trên đúng mục đích, có chứng từ hợp pháp theo đúng quy định.

6. Hàng năm, cơ quan thu phải lập dự toán và quyết toán thu – chi tiền phí, lệ phí gửi cơ quan quản lý ngành cấp trên, cơ quan Tài chính, cơ quan thuế cùng cấp, Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch. Quyết toán năm nếu chưa chi hết số tiền phí, lệ phí được trích trong năm thì được chuyển sang năm sau để tiếp tục chi theo chế độ quy định.

7. Việc quyết toán phí, lệ phí thực hiện cùng thời gian với việc quyết toán ngân sách nhà nước. Cơ quan thuế thực hiện quyết toán số thu theo biên lai, tổng số thu, số được để lại, số phải nộp ngân sách nhà nước.

Cơ quan tài chính, cơ quan thuế quyết toán số chi từ nguồn thu phí, lệ phí được để lại đơn vị theo quy định tại điểm 4 mục II Thông tư này.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký. Các quy định về phí, lệ phí bảo hộ giống cây trồng mới trái với quy định tại Thông tư này đều bãi bỏ.

2. Các cơ quan quản lý nhà nước về Bảo hộ giống cây trồng mới thực hiện thu, nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí về bảo hộ giống cây trồng mớitheo quy định tại Thông tư này.

3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ảnh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu hướng dẫn bổ sung.


BIỂU MỨC THU PHÍ THẨM ĐỊNH, CUNG CẤP THÔNG TIN,
DỊCH VỤ VÀ LỆ PHÍ ĐĂNG KÝ, CẤP, CÔNG BỐ, DUY TRÌ
HIỆU LỰC VĂN BẰNG BẢO HỘ (VBBH) GIỐNG CÂY TRỒNG MỚI

(Ban hành kèm theo Thông tư số92/2002/TT-BTC
ngày18tháng 10năm 2002 của Bộ Tài chính)

Thứ tự

Các trường hợp nộp phí, lệ phí

Đơn vị tính

Mức thu (1.000 VNĐ)

I

Phí thẩm định, cung cấp thông tin, dịch vụ về VBBH giống cây trồng mới :

1

Thẩm định bước 1.

Lần

500

2

Thẩm định lại bước 1 (khi người nộp đơn yêu cầu).

250

3

Thẩm định bước 2 (khảo nghiệm DUS):

– Cây ngắn ngày.

8.000

– Cây dài ngày.

11.000

4

Thẩm định lại bước 2 (khi người nộp đơn yêu cầu):

– Cây ngắn ngày.

4.000

– Cây dài ngày.

5.500

5

Cung cấp tài liệu xin hưởng quyền ưu tiên.

150

6

Tra cứu thông tin.

200

II

Lệ phí đăng ký, cấp, công bố, duy trì hiệu lực VBBH giống cây trồng mới :

1

Nộp đơn và công bố đơn.

Lần

300

2

Xin hưởng quyền ưu tiên.

250

3

Đăng bạ, cấp và công bố VBBH.

350

4

Cấp bản sao:

– Đối với đăng bạ quốc gia.

Bản

5

– Đối với đăng bạ quốc tế.

100

5

Phê duyệt hợp đồng chuyển giao quyền được bảo hộ.

Lần

350

6

Đình chỉ, huỷ bỏ quyền được bảo hộ.

50

7

Lệ phí khiếu nại trong thời gian thông báo dự định cấp VBBH.

200

8

Nộp đơn yêu cầu và cấp lixăng không tự nguyện.

1.500

9

Cấp phó bản VBBH.

200

10

Sửa đổi, bổ sung tên, địa chỉ người nộp đơn, tác giả hoặc đại diện:

– Trước khi công bố đơn.

50

– Sau khi công bố đơn.

150

11

Sửa đổi VBBH về tên, địa chỉ chủ VBBH, người đại diện nộp đơn.

200

12

Nộp hạt giống muộn.

50

13

Gia hạn, bổ sung hồ sơ ngoài thời hạn quy định.

150

14

Duy trì hiệu lực VBBH:

– Năm thứ nhất.

Năm

250

– Các năm tiếp theo (tính đến khi VBBH hết hiệu lực, bị đình chỉ hoặc huỷ bỏ theo quy định), thu bằng 90% mức thu của năm trước đó.

Thuộc tính văn bản
Thông tư 92/2002/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí thẩm định, cung cấp thông tin, dịch vụ và lệ phí đăng ký, cấp, công bố, duy trì hiệu lực văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới
Cơ quan ban hành: Bộ Tài chính Số công báo: Đang cập nhật
Số hiệu: 92/2002/TT-BTC Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Thông tư Người ký: Trương Chí Trung
Ngày ban hành: 18/10/2002 Ngày hết hiệu lực: Đã biết
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Thuế-Phí-Lệ phí
Tóm tắt văn bản
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 92/2002/TT-BTC NGÀY 18 THÁNG 10 NĂM 2002
QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ THU, NỘP VÀ QUẢN LÝ SỬ DỤNG PHÍ THẨM ĐỊNH, CUNG CẤP THÔNG TIN, DỊCH VỤ VÀ LỆ PHÍ ĐĂNG KÝ, CẤP, CÔNG BỐ, DUY TRÌ HIỆU LỰC VĂN BẰNG BẢO HỘ GIỐNG CÂY TRỒNG MỚI

Căn cứ Điều 3 Nghị định số 13/2001/NĐ-CP ngày 20/4/2001 của Chính phủ về bảo hộ giống cây trồng mới;

Căn cứ Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 3 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí và các văn bản hướng dẫn thi hành;

Sau khi có ý kiến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí thẩm định, cung cấp thông tin, dịch vụ và lệ phí đăng ký, cấp, công bố, duy trì hiệu lực văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới (sau đây gọi chung là phí, lệ phí về bảo hộ giống cây trồng mới) như sau:

I- ĐỐI TƯỢNG VÀ MỨC THU

1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài khi được cơ quan quản lý nhà nước về bảo hộ giống cây trồng mới thực hiện việc xác lập, duy trì, sửa đổi, đình chỉ, huỷ bỏ, gia hạn, chuyển giao quyền sở hữu, khiếu nại trong thời gian thông báo dự định cấp văn bằng bảo hộ và các công việc quản lý nhà nước khác có liên quan đến việc bảo hộ giống cây trồng mới theo quy định của pháp luật hiện hành thì phải nộp phí, lệ phí về bảo hộ giống cây trồng mới theo quy định tại Thông tư này.

2. Mức thu phí, lệ phí về bảo hộ giống cây trồng mới được quy định cụ thể tại Biểu mức thu phí thẩm định, cung cấp thông tin, dịch vụ và lệ phí đăng ký, cấp, công bố, duy trì hiệu lực văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới ban hành kèm theo Thông tư này.

II- TỔ CHỨC THU, NỘP VÀ QUẢN LÝ SỬ DỤNG PHÍ, LỆ PHÍ

1. Phí, lệ phí về bảo hộ giống cây trồng mới là khoản thu thuộc ngân sách nhà nước.

2. Cơ quan thu phí, lệ phí về bảo hộ giống cây trồng mới có trách nhiệm:

a) Tổ chức thu, nộp phí, lệ phí theo đúng quy định tại Thông tư này. Niêm yết hoặc thông báo công khai mức thu phí, lệ phí tại địa điểm thu phí, lệ phí. Khi thu tiền phí, lệ phí phải lập và cấp biên lai thu cho đối tượng nộp phí, lệ phí theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính về phát hành, quản lý, sử dụng ấn chỉ thuế.

b) Mở tài khoản “tạm giữ tiền phí, lệ phí” tại Kho bạc Nhà nước nơi cơ quan thu đóng trụ sở để theo dõi, quản lý tiền phí, lệ phí. Định kỳ hàng ngày hoặc hàng tuần phải gửi số tiền phí, lệ phí đã thu được vào tài khoản tạm giữ tiền phí, lệ phí và phải tổ chức hạch toán riêng khoản thu này theo chế độ kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp.

b) Mở sổ sách kế toán để theo dõi, phản ánh việc thu, nộp và quản lý, sử dụng số tiền phí, lệ phí theo chế độ kế toán hiện hành của nhà nước.

c) Đăng ký, kê khai, thu, nộp phí, lệ phí với cơ quan thuế trực tiếp quản lý theo đúng quy định tại Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí và lệ phí. Nộp phí, lệ phí về bảo hộ giống cây trồng mới vào ngân sách nhà nước theo chương, loại, khoản tương ứng, mục 039 mục lục ngân sách nhà nước hiện hành (cơ quan thu thuộc Trung ương quản lý thì nộp vào ngân sách trung ương, cơ quan thu thuộc địa phương quản lý thì nộp vào ngân sách địa phương).

d) Thực hiện chế độ công khai tài chính theo quy định của pháp luật.

3. Tiền thu phí, lệ phí về bảo hộ giống cây trồng mới được quản lý sử dụng như sau:

a) Cơ quan thu phí, lệ phí về bảo hộ giống cây trồng mới được trích để lại tiền thu phí, lệ phí trước khi nộp vào ngân sách nhà nước theo tỷ lệ (%) trên tổng số tiền phí, lệ phí thực thu được như sau:

– Lệ phí đăng ký, cấp, công bố, duy trì hiệu lực văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới được để lại: 20% (hai mươi phần trăm).

– Phí thẩm định, cung cấp thông tin, dịch vụ về văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới được để lại: 80% (tám mươi phần trăm).

b) Nộp ngân sách nhà nước phần tiền phí, lệ phí còn lại (tổng số tiền phí, lệ phí thực thu được, trừ số đã để lại theo tỷ lệ quy định tại tiết a điểm này), gồm:

– Lệ phí đăng ký, cấp, công bố, duy trì hiệu lực văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới phải nộp ngân sách: 80% (tám mươi phần trăm).

– Phí thẩm định, cung cấp thông tin, dịch vụ về văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới phải nộp ngân sách: 20% (hai mươi phần trăm).

4. Cơ quan thu phí, lệ phí về bảo hộ giống cây trồng mới được sử dụng số tiền để lại theo tỷ lệ (%) quy định tại tiết a, điểm 3 mục này để chi phí cho việc thu phí thẩm định, cung cấp thông tin, dịch vụ và lệ phí đăng ký, cấp, công bố, duy trì hiệu lực văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới theo nội dung chi cụ thể sau đây:

a) Chi trả các khoản tiền lương hoặc tiền công, các khoản phụ cấp, các khoản đóng góp theo tiền lương, tiền công cho lao động thuê ngoài, kể cả chi phí thẩm định, thuê vườn ươm và chăm sóc cây (nếu có) trực tiếp phục vụ việc thu phí, lệ phí theo chế độ hiện hành.

b) Chi phí trực tiếp phục vụ cho việc thu phí, lệ phí như: văn phòng phẩm, vật tư văn phòng, điện thoại, điện, nước, công tác phí, công vụ phí; in (mua) tờ khai, giấy phép, các loại ấn chỉ khác theo tiêu chuẩn, định mức hiện hành.

c) Chi sửa chữa thường xuyên, sửa chữa lớn tài sản, máy móc, thiết bị phục vụ trực tiếp cho việc thu phí, lệ phí.

d) Chi mua sắm vật tư, nguyên liệu và các khoản chi khác liên quan trực tiếp đến việc thu phí, lệ phí.

e) Trích quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi cho cán bộ, nhân viên trực tiếp phục vụ công việc thu phí, lệ phí trong đơn vị. Mức trích lập 2 (hai) quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi bình quân một năm, một người tối đa không quá 3 (ba) tháng lương thực hiện nếu số thu năm nay cao hơn năm trước và bằng 2 (hai) tháng lương thực hiện nếu số thu năm nay thấp hơn hoặc bằng năm trước.

5. Cơ quan thu phí, lệ phí về bảo hộ giống cây trồng mới phải quản lý, sử dụng số tiền phí, lệ phí được để lại nêu trên đúng mục đích, có chứng từ hợp pháp theo đúng quy định.

6. Hàng năm, cơ quan thu phải lập dự toán và quyết toán thu – chi tiền phí, lệ phí gửi cơ quan quản lý ngành cấp trên, cơ quan Tài chính, cơ quan thuế cùng cấp, Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch. Quyết toán năm nếu chưa chi hết số tiền phí, lệ phí được trích trong năm thì được chuyển sang năm sau để tiếp tục chi theo chế độ quy định.

7. Việc quyết toán phí, lệ phí thực hiện cùng thời gian với việc quyết toán ngân sách nhà nước. Cơ quan thuế thực hiện quyết toán số thu theo biên lai, tổng số thu, số được để lại, số phải nộp ngân sách nhà nước.

Cơ quan tài chính, cơ quan thuế quyết toán số chi từ nguồn thu phí, lệ phí được để lại đơn vị theo quy định tại điểm 4 mục II Thông tư này.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký. Các quy định về phí, lệ phí bảo hộ giống cây trồng mới trái với quy định tại Thông tư này đều bãi bỏ.

2. Các cơ quan quản lý nhà nước về Bảo hộ giống cây trồng mới thực hiện thu, nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí về bảo hộ giống cây trồng mớitheo quy định tại Thông tư này.

3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ảnh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu hướng dẫn bổ sung.


BIỂU MỨC THU PHÍ THẨM ĐỊNH, CUNG CẤP THÔNG TIN,
DỊCH VỤ VÀ LỆ PHÍ ĐĂNG KÝ, CẤP, CÔNG BỐ, DUY TRÌ
HIỆU LỰC VĂN BẰNG BẢO HỘ (VBBH) GIỐNG CÂY TRỒNG MỚI

(Ban hành kèm theo Thông tư số92/2002/TT-BTC
ngày18tháng 10năm 2002 của Bộ Tài chính)

Thứ tự

Các trường hợp nộp phí, lệ phí

Đơn vị tính

Mức thu (1.000 VNĐ)

I

Phí thẩm định, cung cấp thông tin, dịch vụ về VBBH giống cây trồng mới :

1

Thẩm định bước 1.

Lần

500

2

Thẩm định lại bước 1 (khi người nộp đơn yêu cầu).

250

3

Thẩm định bước 2 (khảo nghiệm DUS):

– Cây ngắn ngày.

8.000

– Cây dài ngày.

11.000

4

Thẩm định lại bước 2 (khi người nộp đơn yêu cầu):

– Cây ngắn ngày.

4.000

– Cây dài ngày.

5.500

5

Cung cấp tài liệu xin hưởng quyền ưu tiên.

150

6

Tra cứu thông tin.

200

II

Lệ phí đăng ký, cấp, công bố, duy trì hiệu lực VBBH giống cây trồng mới :

1

Nộp đơn và công bố đơn.

Lần

300

2

Xin hưởng quyền ưu tiên.

250

3

Đăng bạ, cấp và công bố VBBH.

350

4

Cấp bản sao:

– Đối với đăng bạ quốc gia.

Bản

5

– Đối với đăng bạ quốc tế.

100

5

Phê duyệt hợp đồng chuyển giao quyền được bảo hộ.

Lần

350

6

Đình chỉ, huỷ bỏ quyền được bảo hộ.

50

7

Lệ phí khiếu nại trong thời gian thông báo dự định cấp VBBH.

200

8

Nộp đơn yêu cầu và cấp lixăng không tự nguyện.

1.500

9

Cấp phó bản VBBH.

200

10

Sửa đổi, bổ sung tên, địa chỉ người nộp đơn, tác giả hoặc đại diện:

– Trước khi công bố đơn.

50

– Sau khi công bố đơn.

150

11

Sửa đổi VBBH về tên, địa chỉ chủ VBBH, người đại diện nộp đơn.

200

12

Nộp hạt giống muộn.

50

13

Gia hạn, bổ sung hồ sơ ngoài thời hạn quy định.

150

14

Duy trì hiệu lực VBBH:

– Năm thứ nhất.

Năm

250

– Các năm tiếp theo (tính đến khi VBBH hết hiệu lực, bị đình chỉ hoặc huỷ bỏ theo quy định), thu bằng 90% mức thu của năm trước đó.

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Thông tư 92/2002/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí thẩm định, cung cấp thông tin, dịch vụ và lệ phí đăng ký, cấp, công bố, duy trì hiệu lực văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới”