Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Quyết định 3522/2002/QĐ-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải về vùng nước các cảng biển thuộc địa phận tỉnh Thừa Thiên – Huế và khu vực trách nhiệm của Cảng vụ Thừa Thiên – Huế

QUYẾT ĐỊNH

CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI SỐ 3522/2002/QĐ-GTVT NGÀY 29 THÁNG 10 NĂM 2002 VỀ VÙNG NƯỚC CÁC CẢNG BIỂN
THUỘC ĐỊA PHẬN TỈNH THỪA THIÊN – HUẾ VÀ KHU VỰC
TRÁCH NHIỆM CỦA CẢNG VỤ THỪA THIÊN – HUẾ

BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

– Căn cứ Điều 58 Bộ Luật Hàng hải Việt Nam ngày 30 tháng 6 năm 1990;

– Căn cứ Nghị định số 22/CP ngày 22/3/1994 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm quản lý Nhà nước và cơ cấu tổ chức bộ máy của Bộ Giao thông vận tải;

– Căn cứ ý kiến của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên – Huế tại Công văn số 777/UB-GT ngày 12 tháng 4 năm 2002;

– Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế – Vận tải và Cục trưởng Cục hàng hải Việt Nam,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1.

Nay công bố vùng nước các cảng biển thuộc địa phận tỉnh Thừa Thiên – Huế bao gồm:

– Vùng nước trước cầu cảng Thuận An, cảng Xăng dầu Thuận An và cảng Chân Mây.

– Vùng nước của các tuyến luồng vào cảng, vùng neo đậu, chuyến tải, tránh bão thuộc khu vực cảng Thuận An, cảng Xăng dầu Thuận An, cảng Chân Mây.

Điều 2.

Phạm vi vùng nước các cảng biển thuộc địa phận tỉnh Thừa Thiên – Huế được tính theo mực nước thuỷ triều lớn nhất, nằm trong giới hạn như sau:

1. Khu vực cảng Thuận An và cảng Xăng dầu Thuận An:

a. Về phía đất liền: là vùng nước được giới hạn bởi các đoạn thẳng nối các điểm có toạ độ sau:

A1. 1603324N; 10703838E.

A2. 1603306N; 10703825E.

A3. 1603300N; 10703748E.

A4. 1603335N; 10703709E.

A5. 1603354N; 10703712E.

phía Đông: từ điểm A1 chạy dọc theo ven bờ biển đến điểm A7 có toạ độ:

A7. 1603400N; 10703830E.

phía Tây: từ điểm A5 chạy dọc theo ven bờ lên phía Bắc đến điểm A6 có toạ độ:

A6. 1603500N; 10703558E.

b. Về phía biển: là vùng nước được giới hạn bởi các đoạn thẳng nối điểm A6, F1, F2 và A7. Các điểm F1, F2 có toạ độ:

– F1. 1603730N; 10703607E.

– F2. 1603543N; 10704020E.

2. Khu vực cảng Chân Mây:

a. Về phía vịnh Chân Mây: là toàn bộ vùng nước trong vịnh Chân Mây được giới hạn từ điểm C1, chạy theo bờ vịnh, đến điểm C2. Các điểm C1, C2 có toạ độ:

– C1. 1602042N; 10800106E (mũi Chân Mây Đông).

– C2. 1602040N; 10705700E (mũi Chân Mây Tây).

b. Về phía biển: là vùng nước được giới hạn bởi các đoạn thẳng nối các điểm C1, B1, B2 và C2. Các điểm B1, B2 có toạ độ:

– B1. 1602238N; 10800154E.

– B2. 1602238N; 10705751E.

Điều 3.

Vùng đón trả hoa tiêu, kiểm dịch, neo đậu, chuyển tải, tránh bão cho tầu thuyền vào các cảng: Thuận An, Xăng dầu Thuận An và Chân Mây được quy định như sau:

1. Vùng đón, trả hoa tiêu và kiểm dịch:

a. Khu vực cảng Thuận An và cảng xăng dầu Thuận An: được giới hạn bởi nửa đường tròn về phía Bắc có bán kính 1,5 hải lý với tâm tại vị trí có toạ độ:

1603548N; 10703736E.

b. Khu vực cảng Chân Mây: được giới hạn bởi đường tròn có bán kính 01 hải lý với tâm tại vị trí có toạ độ: 1602117N; 10800000E.

2. Vùng neo đậu, chuyển tải, tránh bão:

a. Đối với cảng Thuận An và cảng xăng dầu Thuận An: tại các vị trí có toạ độ: 1603330N; 10703803E và 1603354N; 10703742E.

b. Đối với cảng Chân Mây:

– Cho tàu thuyền có trọng tải dưới 3.000 DWT tại vị trí có toạ độ:

1601935N; 10800023E.

– Cho tàu thuyền có trọng tải từ 3.000 DWT trở lên tại vị trí có toạ độ:

1601955N; 10705954E.

Điều 4.

Cảng vụ Thừa Thiên – Huế có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của mình theo quy định tại Bộ Luật Hàng hải Việt Nam và các văn bản pháp luật có liên quan đến mọi hoạt động hàng hải trong vùng nước các cảng biển thuộc địa phận tỉnh Thừa Thiên – Huế.

Điều 5.

Ngoài phạm vi vùng nước quy định tại quyết định này, Cảng vụ Thừa Thiên – Huế còn có trách nhiệm quản lý Nhà nước chuyên ngành về trật tự, an toàn hàng hải trong vùng biển thuộc địa phận tỉnh Thừa Thiên – Huế.

Điều 6.

1. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký và bãi bỏ các quy định trước đây trái với Quyết định này.

2. Các ông Chánh Văn phòng, Vụ trưởng các Vụ thuộc Bộ, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, Giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh Thừa Thiên – Huế, Giám đốc Cảng vụ Thừa Thiên – Huế, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Thuộc tính văn bản
Quyết định 3522/2002/QĐ-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải về vùng nước các cảng biển thuộc địa phận tỉnh Thừa Thiên – Huế và khu vực trách nhiệm của Cảng vụ Thừa Thiên – Huế
Cơ quan ban hành: Bộ Giao thông Vận tải Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 3522/2002/QĐ-BGTVT Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Quyết định Người ký: Phạm Thế Minh
Ngày ban hành: 29/10/2002 Ngày hết hiệu lực: Đã biết
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Giao thông , Hàng hải
Tóm tắt văn bản
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

QUYẾT ĐỊNH

CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI SỐ 3522/2002/QĐ-GTVT NGÀY 29 THÁNG 10 NĂM 2002 VỀ VÙNG NƯỚC CÁC CẢNG BIỂN
THUỘC ĐỊA PHẬN TỈNH THỪA THIÊN – HUẾ VÀ KHU VỰC
TRÁCH NHIỆM CỦA CẢNG VỤ THỪA THIÊN – HUẾ

BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

– Căn cứ Điều 58 Bộ Luật Hàng hải Việt Nam ngày 30 tháng 6 năm 1990;

– Căn cứ Nghị định số 22/CP ngày 22/3/1994 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm quản lý Nhà nước và cơ cấu tổ chức bộ máy của Bộ Giao thông vận tải;

– Căn cứ ý kiến của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên – Huế tại Công văn số 777/UB-GT ngày 12 tháng 4 năm 2002;

– Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế – Vận tải và Cục trưởng Cục hàng hải Việt Nam,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1.

Nay công bố vùng nước các cảng biển thuộc địa phận tỉnh Thừa Thiên – Huế bao gồm:

– Vùng nước trước cầu cảng Thuận An, cảng Xăng dầu Thuận An và cảng Chân Mây.

– Vùng nước của các tuyến luồng vào cảng, vùng neo đậu, chuyến tải, tránh bão thuộc khu vực cảng Thuận An, cảng Xăng dầu Thuận An, cảng Chân Mây.

Điều 2.

Phạm vi vùng nước các cảng biển thuộc địa phận tỉnh Thừa Thiên – Huế được tính theo mực nước thuỷ triều lớn nhất, nằm trong giới hạn như sau:

1. Khu vực cảng Thuận An và cảng Xăng dầu Thuận An:

a. Về phía đất liền: là vùng nước được giới hạn bởi các đoạn thẳng nối các điểm có toạ độ sau:

A1. 1603324N; 10703838E.

A2. 1603306N; 10703825E.

A3. 1603300N; 10703748E.

A4. 1603335N; 10703709E.

A5. 1603354N; 10703712E.

phía Đông: từ điểm A1 chạy dọc theo ven bờ biển đến điểm A7 có toạ độ:

A7. 1603400N; 10703830E.

phía Tây: từ điểm A5 chạy dọc theo ven bờ lên phía Bắc đến điểm A6 có toạ độ:

A6. 1603500N; 10703558E.

b. Về phía biển: là vùng nước được giới hạn bởi các đoạn thẳng nối điểm A6, F1, F2 và A7. Các điểm F1, F2 có toạ độ:

– F1. 1603730N; 10703607E.

– F2. 1603543N; 10704020E.

2. Khu vực cảng Chân Mây:

a. Về phía vịnh Chân Mây: là toàn bộ vùng nước trong vịnh Chân Mây được giới hạn từ điểm C1, chạy theo bờ vịnh, đến điểm C2. Các điểm C1, C2 có toạ độ:

– C1. 1602042N; 10800106E (mũi Chân Mây Đông).

– C2. 1602040N; 10705700E (mũi Chân Mây Tây).

b. Về phía biển: là vùng nước được giới hạn bởi các đoạn thẳng nối các điểm C1, B1, B2 và C2. Các điểm B1, B2 có toạ độ:

– B1. 1602238N; 10800154E.

– B2. 1602238N; 10705751E.

Điều 3.

Vùng đón trả hoa tiêu, kiểm dịch, neo đậu, chuyển tải, tránh bão cho tầu thuyền vào các cảng: Thuận An, Xăng dầu Thuận An và Chân Mây được quy định như sau:

1. Vùng đón, trả hoa tiêu và kiểm dịch:

a. Khu vực cảng Thuận An và cảng xăng dầu Thuận An: được giới hạn bởi nửa đường tròn về phía Bắc có bán kính 1,5 hải lý với tâm tại vị trí có toạ độ:

1603548N; 10703736E.

b. Khu vực cảng Chân Mây: được giới hạn bởi đường tròn có bán kính 01 hải lý với tâm tại vị trí có toạ độ: 1602117N; 10800000E.

2. Vùng neo đậu, chuyển tải, tránh bão:

a. Đối với cảng Thuận An và cảng xăng dầu Thuận An: tại các vị trí có toạ độ: 1603330N; 10703803E và 1603354N; 10703742E.

b. Đối với cảng Chân Mây:

– Cho tàu thuyền có trọng tải dưới 3.000 DWT tại vị trí có toạ độ:

1601935N; 10800023E.

– Cho tàu thuyền có trọng tải từ 3.000 DWT trở lên tại vị trí có toạ độ:

1601955N; 10705954E.

Điều 4.

Cảng vụ Thừa Thiên – Huế có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của mình theo quy định tại Bộ Luật Hàng hải Việt Nam và các văn bản pháp luật có liên quan đến mọi hoạt động hàng hải trong vùng nước các cảng biển thuộc địa phận tỉnh Thừa Thiên – Huế.

Điều 5.

Ngoài phạm vi vùng nước quy định tại quyết định này, Cảng vụ Thừa Thiên – Huế còn có trách nhiệm quản lý Nhà nước chuyên ngành về trật tự, an toàn hàng hải trong vùng biển thuộc địa phận tỉnh Thừa Thiên – Huế.

Điều 6.

1. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký và bãi bỏ các quy định trước đây trái với Quyết định này.

2. Các ông Chánh Văn phòng, Vụ trưởng các Vụ thuộc Bộ, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, Giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh Thừa Thiên – Huế, Giám đốc Cảng vụ Thừa Thiên – Huế, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Quyết định 3522/2002/QĐ-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải về vùng nước các cảng biển thuộc địa phận tỉnh Thừa Thiên – Huế và khu vực trách nhiệm của Cảng vụ Thừa Thiên – Huế”