Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Thông tư liên tịch 125/2003/TTLT-BTC-BTNMT của Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/6/2003 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải

THÔNG TƯ

LIÊN TỊCH CỦA BỘ TÀI CHÍNH- BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
SỐ 125/2003/TTLT-BTC-BTNMT NGÀY 18THÁNG 12 NĂM 2003
VỀ VIỆC HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ 67/2003/NĐ-CP
NGÀY 13 THÁNG 6NĂM 2003 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ PHÍ BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI

Căn cứ Pháp lệnh phí và lệ phí số 38/2001/PL-UBTVQH10 ngày 28 tháng 8 năm 2001 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội;

Căn cứ Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí;

Căn cứ Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải;

Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải như sau:

I. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG VÀ PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH

1. Đối tượng chịu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải

Đối tượng chịu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải là nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt.

a) Nước thải công nghiệp là nước thải ra môi trường từ:

– Cơ sở sản xuất công nghiệp;

– Cơ sở chế biến thực phẩm, nông sản, lâm sản, thuỷ sản; cơ sở hoạt động giết mổ gia súc;

– Cơ sở sản xuất rượu, bia, nước giải khát; cơ sở thuộc da, tái chế da;

– Cơ sở sản xuất thủ công nghiệp trong các làng nghề;

– Cơ sở chăn nuôi công nghiệp tập trung;

– Cơ sở cơ khí, sửa chữa ô tô, xe máy tập trung;

– Cơ sở khai thác, chế biến khoáng sản;

– Cơ sở nuôi tôm công nghiệp; cơ sở sản xuất và ươm tôm giống;

– Nhà máy cấp nước sạch; hệ thống xử lý nước thải tập trung.

b) Nước thải sinh hoạt là nước thải ra môi trường từ:

– Hộ gia đình;

– Cơ quan nhà nước;

– Đơn vị vũ trang nhân dân;

– Trụ sở điều hành, chi nhánh, văn phòng của các tổ chức, cá nhân;

– Các cơ sở rửa ô tô, xe máy;

– Bệnh viện; phòng khám chữa bệnh; nhà hàng, khách sạn; cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khác;

– Các đối tượng khác có nước thải không thuộc đối tượng quy định tại điểm a, b nêu trên.

2. Đối tượng không chịu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải

Đối tượng không chịu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải bao gồm:

a) Nước xả ra từ các nhà máy thuỷ điện, nước tuần hoàn trong các nhà máy, cơ sở sản xuất, kinh doanh;

b) Nước biển dùng vào sản xuất muối xả ra;

c) Nước thải sinh hoạt của hộ gia đình ở địa bàn đang được Nhà nước thực hiện chế độ bù giá để có giá nước phù hợp với đời sống kinh tế – xã hội;

d) Nước thải sinh hoạt của hộ gia đình ở những nơi chưa có hệ thống cấp nước sạch;

đ) Nước thải sinh hoạt của hộ gia đình ở các xã thuộc vùng nông thôn, bao gồm:

– Các xã thuộc biên giới, miền núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa (theo quy định của Chính phủ về xã biên giới, miền núi, vùng sâu, vùng xa);

– Các xã không thuộc đô thị đặc biệt, đô thị loại I, II, III, IV và V theo quy định tại Nghị định số 72/2001/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2001 của Chính phủ về phân loại đô thị và cấp quản lý đô thị.

3. Đối tượng nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải

Đối tượng nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải là hộ gia đình, đơn vị, tổ chức có nước thải được hướng dẫn tại điểm 1 phần này.

4. áp dụng Điều ước quốc tế

Trường hợp Điều ước quốc tế mà Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập có quy định khác với quy định của Nghị định 67/2003/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư này thì áp dụng quy định của Điều ước quốc tế đó. Việc áp dụng Điều ước quốc tế được thực hiện theo quy định của Pháp lệnh về Ký kết và thực hiện Điều ước quốc tế và các văn bản hướng dẫn thi hành.

II. MỨC THU PHÍ

1. Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt

Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt được tính theo tỷ lệ phần trăm (%) trên giá bán của 1m3 (một mét khối) nước sạch, nhưng tối đa không quá 10% (mười phần trăm) của giá bán nước sạch chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.

Đối với nước thải sinh hoạt thải ra từ các tổ chức, hộ gia đình tự khai thác nước để sử dụng (trừ hộ gia đình ở những nơi chưa có hệ thống cấp nước sạch) thì mức thu được xác định theo từng người sử dụng nước, căn cứ vào số lượng nước sử dụng bình quân của một người trong xã, phường nơi khai thác và giá bán 1m3 (một mét khối) nước sạch trung bình tại xã, phường.

Căn cứ quy định về mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 67/2003/NĐ-CPvà tình hình kinh tế – xã hội, đời sống, thu nhập của nhân dân ở địa phương, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt áp dụng cho từng địa bàn, từng loại đối tượng cụ thể tại địa phương để trình Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định.

2. Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp

Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp tính theo từng chất gây ô nhiễm có trong nước thải, như sau:

TT

chất gây ô nhiễm

có trong nước thải

Mức thu

(đồng/kg chất gây ô nhiễm có trong nước thải)

Tên gọi

Ký hiệu

Môi trường tiếp nhận A

Môi trường tiếp nhận B

Môi trường tiếp nhận C

Môi trường tiếp nhận D

1

Nhu cầu ô xy sinh hoá

ABOD

300

250

200

100

2

Nhu cầu ô xy hoá học

ACOD

300

250

200

100

3

Chất rắn lơ lửng

ATSS

400

350

300

200

4

Thuỷ ngân

AHg

20.000.000

18.000.000

15.000.000

10.000.000

5

Chì

APb

500.000

450.000

400.000

300.000

6

Arsenic

AAs

1.000.000

900.000

800.000

600.000

7

Cadmium

ACd

1.000.000

900.000

800.000

600.000

Trong đó môi trường tiếp nhận nước thải bao gồm 4 loại A, B, C và D được xác định như sau:

+ Môi trường tiếp nhận nước thải loại A: nội thành, nội thị của các đô thị loại đặc biệt, loại I, loại II và loại III.

+ Môi trường tiếp nhận nước thải loại B: nội thành, nội thị của các đô thị loại IV, loại V và ngoại thành, ngoại thị của các đô thị loại đặc biệt, loại I, loại II và loại III.

+ Môi trường tiếp nhận nước thải loại C: ngoại thành, ngoại thị của các đô thị loại IV và các xã không thuộc đô thị, trừ các xã thuộc môi trường tiếp nhận nước thải thuộc nhóm D.

+ Môi trường tiếp nhận nước thải loại D: các xã biên giới, miền núi, vùng cao, vùng sâu và vùng xa.

Đô thị loại đặc biệt, loại I, II, III, IV và V được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 72/2001/NĐ-CP ngày 5 tháng 10 năm 2001 của Chính phủ về phân loại đô thị và cấp quản lý đô thị và các văn bản hướng dẫn thi hành.

III. XÁC ĐỊNH SỐ PHÍ

1. Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt

a) Số phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt được xác định như sau:

– Trường hợp mức thu phí được quy định theo tỷ lệ phần trăm trên giá bán nước sạch:

Số phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt phải nộp (đồng)

=

Số lượng nước sạch sử dụng của đối tượng nộp phí (m3)

x

Giá bán nước sạch chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng (đồng/m3)

x

Tỷ lệ thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt theo quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (%)

– Trường hợp mức thu phí được quy định bằng một số tiền nhất định:

Số phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt phải nộp (đồng)

=

Số lượng nước sạch sử dụng của đối tượng nộp phí (m3)

x

Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt theo quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (đồng/m3)

b) Số lượng nước sạch sử dụng được xác định theo đồng hồ đo lượng nước sạch tiêu thụ của đối tượng nộp phí. Trường hợp đối tượng nộp phí chưa lắp được đồng hồ đo lượng nước sạch tiêu thụ thì áp dụng theo định mức khoán lượng nước sạch tiêu thụ đối với từng loại đối tượng sử dụng nước sạch do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định cho phù hợp với từng loại đối tượng sử dụng nước sạch.

Trường hợp tự khai thác nước thì số lượng nước sạch sử dụng được xác định căn cứ vào số người theo sổ hộ khẩu gia đình (đối với hộ gia đình) hoặc bảng chấm công, bảng lương, hợp đồng lao động (đối với tổ chức không sản xuất, kinh doanh) và lượng nước sạch sử dụng bình quân đầu người trong xã, phường.

Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tự khai thác nước để sử dụng thì số lượng nước sạch sử dụng được xác định căn cứ vào qui mô hoạt động sản xuất, kinh doanh, tự kê khai của cơ sở và xác định của Uỷ ban nhân dân xã, phường.

c) Trường hợp giá bán nước sạch đã bao gồm thuế giá trị gia tăng thì xác định giá bán nước sạch chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng như sau:

Giá bán nước sạch chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng

=

Giá bán nước sạch đã bao gồm thuế giá trị gia tăng

ưưưưưưưưưưưưư

1,05

2. Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp

a) Số phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp được tính cho từng chất gây ô nhiễm theo công thức sau:

Số phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp phải nộp (đồng)

=

Tổng lượng nước thải thải ra (m3)

x

Hàm lượng chất gây ô nhiễm có trong nước thải (mg/l)

x

10-3

x

Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp của chất gây ô nhiễm thải ra môi trường tiếp nhận tương ứng (đồng/kg)

b) Trường hợp nước thải công nghiệp của một đối tượng nộp phí có nhiều chất gây ô nhiễm quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 67/2003/NĐ-CP và được hướng dẫn tại điểm 2 phần này thì số phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp phải nộp là tổng số phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp phải nộp của từng chất gây ô nhiễm có trong nước thải.

IV. KÊ KHAI, THẨM ĐỊNH VÀ NỘP PHÍ

1. Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt

a) Hàng tháng, đơn vị cung cấp nước sạch tổ chức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải của các tổ chức, cá nhân là đối tượng nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt đồng thời với việc thu tiền sử dụng nước sạch. Tổ chức, cá nhân là đối tượng nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt có nghĩa vụ nộp đủ số tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải cho đơn vị cung cấp nước sạch đồng thời với việc thanh toán tiền sử dụng nước sạch theo hoá đơn bán hàng hàng tháng.

b) Uỷ ban nhân dân xã, phường xác định và thu phí đối với các tổ chức, hộ gia đình, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tự khai thác nước để sử dụng thuộc đối tượng phải nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt trên địa bàn.

c) Đơn vị cung cấp nước sạch, Uỷ ban nhân xã, phường mở tài khoản “tạm giữ tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải” tại Kho bạc nhà nước trên địa bàn. Tuỳ theo tình hình thực tế thu phí bảo vệ môi trường, định kỳ hàng ngày hoặc hàng tuần đơn vị cung cấp nước sạch, Uỷ ban nhân dân xã, phường phải gửi số tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải đã thu được vào tài khoản tạm giữ. Đơn vị cung cấp nước sạch, Uỷ ban nhân dân xã, phường phải mở sổ sách kế toán theo dõi riêng, cập nhật số tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt phát sinh để thanh toán với ngân sách nhà nước. Tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt không được hạch toán vào doanh thu của đơn vị cung cấp nước sạch.

d) Hàng tháng, đơn vị cung cấp nước sạch, Uỷ ban nhân dân xã, phường căn cứ vào số phí thu được thực hiện tính, lập tờ khai phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt (theomẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này) gửi Cục thuế và Kho bạc nhà nước nơi mở tài khoản tạm giữ tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải. Đồng thời làm thủ tục nộp tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt đầy đủ vào ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước (sau khi trừ đi số tiền phí trích để lại theo quy định) chậm nhất không quá ngày 20 của tháng tiếp theo. Số tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt nộp vào Kho bạc nhà nước được hạch toán vào chương, loại, khoản tương ứng, mục và tiểu mục 042.01 của Mục lục Ngân sách nhà nước hiện hành và điều tiết ngân sách nhà nước theo hướng dẫn tại điểm 3 mục V Thông tư này.

đ) Hàng năm, trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày 01 tháng 01 năm dương lịch, đơn vị cung cấp nước sạch, Uỷ ban nhân dân xã, phường phải thực hiện quyết toán với Cục thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương việc thu, nộp tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt thu được trên địa bàn theo đúng chế độ quy định.

2. Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp

a) Đối tượng nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp có nghĩa vụ:

– Kê khai số phí phải nộp hàng quý với Sở Tài nguyên và Môi trường nơi thải nước theo đúng quy định (mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư này) trong vòng 10 ngày đầu của quý tiếp theo và bảo đảm tính chính xác của việc kê khai;

– Nộp đủ, đúng hạn số tiền phí phải nộp vào Tài khoản phí bảo vệ môi trường đối với nước thải tại Kho bạc nhà nước địa phương theo thông báo của Sở Tài nguyên và Môi trường, nhưng chậm nhất không quá ngày 20 của quý tiếp theo;

– Quyết toán tiền phí phải nộp hàng năm với Sở Tài nguyên và Môi trường trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày 01 tháng 01 năm dương lịch.

b) Số tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp nộp vào Kho bạc nhà nước được hạch toán vào chương, loại, khoản tương ứng, mục và tiểu mục 042.01 của Mục lục Ngân sách nhà nước hiện hành và điều tiết ngân sách nhà nước theo hướng dẫn tại điểm 3 mục V Thông tư này sau khi trừ đi số phí trích để lại cho Sở Tài nguyên và Môi trường.

c) Sở Tài nguyên và Môi trường có nhiệm vụ:

– Thẩm định Tờ khai phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp, ra thông báo số phí phải nộp và thời hạn nộp tiền vào ngân sách nhà nước (theo mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư này).

Căn cứ để thẩm định Tờ khai là kết quả đánh giá, lấy mẫu phân tích nước thải lần đầu. Trong trường hợp chưa có số liệu trên, việc thẩm định Tờ khai được thực hiện trên cơ sở Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Bản kê khai các hoạt động có ảnh hưởng đến môi trường hoặc Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường đã được phê duyệt (trong Thông tư này gọi chung là ĐTM). Trường hợp chưa có các căn cứ nêu trên, phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp được tạm thu theo mức kê khai của đối tượng nộp phí. Sau khi có số liệu đánh giá, lấy mẫu phân tích lần đầu sẽ thực hiện truy thu (nếu số phí tạm nộp ít hơn số phí phải nộp) hoặc hoàn trả (nếu số phí tạm nộp nhiều hơn số phí phải nộp) đối với đối tượng nộp phí. Trường hợp đối tượng nộp phí có số phí tạm nộp nhiều hơn số phí phải nộp nhưng tiếp tục phát sinh số phí phải nộp thì số phí đã nộp vượt được trừ vào số phí phải nộp các kỳ tiếp theo.

Thông báo số phí phải nộp thực hiện như sau: Nếu sai số giữa Tờ khai của đối tượng nộp phí và số liệu phân tích, đánh giá lần đầu hoặc số liệu của ĐTM đã được phê duyệt nằm trong giới hạn cho phép là 30% (ba mươi phần trăm), thì phí bảo vệ môi trường đối với nước thải được thu theo mức kê khai của đối tượng nộp phí. Trường hợp sai số lớn hơn giới hạn cho phép, Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với đối tượng nộp phí tổ chức đánh giá, lấy mẫu phân tích tải lượng và các thông số ô nhiễm của nước thải để xác định số phí phải nộp. Kinh phí thực hiện đánh giá, lấy mẫu phân tích lần 2 này được quy định tại điểm 2 mục V Thông tư này.

– Mở sổ sách kế toán để theo dõi riêng tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp của đối tượng nộp phí trên địa bàn, theo dõi và quản lý, sử dụng phần tiền phí quy định tại điểm 2 mục V Thông tư này.

– Hàng năm, trongthờihạn 60 ngày, kểtừngày 01 tháng 01 năm dương lịch, thực hiện quyết toán với cơ quan thuế cùng cấp việc thu, nộp tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp thu được trên địa bàn theo đúng chế độ quy định.

– Lập kế hoạch sử dụng phần phí thu được theo quy định tại điểm 3 mục V Thông tư này trình Uỷ ban nhân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định đầu tư bảo vệ môi trường trên địa bàn.

d) Đối với các cơ sở sản xuất, dịch vụ thuộc trách nhiệm quản lý trực tiếp của Bộ Công an và Bộ Quốc phòng, vì lý do an ninh và bí mật quốc gia, việc thẩm định Tờ khai phí bảo vệ môi trường do Bộ Công an và Bộ Quốc phòng thực hiện và thông báo với Sở Tài nguyên và Môi trường nơi cơ sở hoạt động (theo mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư này).

đ) Khi thay đổi nguyên liệu, sản phẩm; thay đổi dây chuyền sản xuất, quy trình công nghệ; lắp đặt thiết bị giảm thiểu ô nhiễm, hệ thống xử lý nước thải, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có trách nhiệm báo cáo Sở Tài nguyên và Môi trường bằng văn bản để được xác định lại mức phí phải nộp cho phù hợp.

3. Đánh giá, lấy mẫu phân tích nước thải phục vụ thẩm định Tờ khai nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp

a) Đánh giá, lấy mẫu phân tích lần đầu

– Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp tổ chức việc đánh giá, lấy mẫu phân tích nước thải lần đầu đối với tất cả các cơ sở thuộc đối tượng nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải trên phạm vi cả nước theo phân cấp tương ứng với việc thẩm định báo cáo ĐTM. Kết quả của việc đánh giá, lấy mẫu phân tích trên là cơ sở để Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định Tờ khai nộp phí của doanh nghiệp.

Ngân sách nhà nước bảo đảm nguồn kinh phí để trang trải chi phí đánh giá, lấy mẫu phân tích nước thải lần đầu phục vụ cho việc xác định số phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp. Khoản chi này là một nội dung chi của nguồn kinh phí cho các hoạt động sự nghiệp về môi trường được cấp trong kế hoạch hàng năm.

– Hàng năm, Bộ Tài nguyên và Môi trường lập kế hoạch, dự toán kinh phí đối với nhiệm vụ chi do Ngân sách Trung ương bảo đảm, Sở Tài nguyên và Môi trường lập kế hoạch, dự toán kinh phí đối với nhiệm vụ chi do Ngân sách địa phương đảm bảo để trang trải chi phí đánh giá, lấy mẫu phân tích nước thải lần đầu phục vụ cho việc xác định số phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp.

– Việc chấp hành dự toán và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước cho hoạt động đánh giá, lấymẫuphân tíchnước thảilầnđầu phục vụ cho việc xác

định số phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành.

b) Đánh giá, lấy mẫu phân tích từ lần thứ 2 trở đi

Trong trường hợp sai số giữa Tờ khai của đối tượng nộp phí và số liệu đánh giá, lấy mẫu phân tích nước thải lần đầu hoặc số liệu của ĐTM đã được phê duyệt quá giới hạn cho phép, Sở Tài nguyên và Môi trường tiến hành các thủ tục đánh giá, lấy mẫu phân tích lần thứ 2 để xác định số phí phải nộp của đối tượng nộp phí.

Việc đánh giá, lấy mẫu phân tích từ lần thứ 2 trở đi do các tổ chức được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép và mã số hoạt động đánh giá, lấy mẫu phân tích nước thải phục vụ việc thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải thực hiện thông qua hợp đồng đánh giá, lấy mẫu phân tích nước thải giữa Sở Tài nguyên và Môi trường và Tổ chức trên.

Trường hợp có tranh chấp giữa Tổ chức đánh giá, lấy mẫu phân tích và đối tượng nộp phí về kết quả đánh giá, lấy mẫu phân tích nước thải, đề nghị báo cáo Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc Bộ Tài nguyên và Môi trường giải quyết.

V. QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TIỀN PHÍ THU ĐƯỢC

Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải là khoản thu thuộc ngân sách nhà nước, được quản lý, sử dụng như sau:

1. Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt

a) Để lại một phần trong tổng số phí thu được cho đơn vị cung cấp nước sạch để trang trải chi phí cho việc thu phí. Phần phí để lại cho đơn vị cung cấp nước sạch để trang trải chi phí cho việc thu phí được tính theo tỷ lệ phần trăm trên tổng số tiền phí thu được hàng năm. Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định tỷ lệ phần trăm trích để lại ở mức ổn định trong một số năm theo hướng dẫn tại điểm 3 và điểm 4 mục C phần III của Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24 tháng 7 năm 2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí và lệ phí. Tỷ lệ phần trăm trích để lại tối đa không quá 10% trên tổng số tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt thu được.

Đối với trường hợp tự khai thác nước để sử dụng, Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định tỷ lệ để lại tối đa không quá 15% trên tổng số phí thu được cho Uỷ ban nhân dân xã, phường để trang trải chi phí cho việc thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải của các đối tượng này.

Toàn bộ số tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt được trích theo qui định trên đây, đơn vị cung cấp nước sạch, Uỷ ban nhân dân xã, phường phải sử dụng đúng mục đích, có chứng từ hợp pháp theo chế độ qui định, cuối năm nếu chưa chi hết thì được chuyển sang năm sau để chi theo chế độ quy định .

b) Phần phí còn lại (sau khi trừ đi số phí trích để lại cho đơn vị cung cấp nước sạch, Uỷ ban nhân dân xã, phường) được nộp vào Ngân sách nhà nước và phân chia cho các cấp ngân sách theo hướng dẫn tại điểm 3 mục V Thông tư này.

2. Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp

a) Để lại 20% trên tổng số tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp thu được cho Sở Tài nguyên và Môi trường để trang trải chi phí cho việc thu phí và chi phí đánh giá, lấy mẫu phân tích nước thải phục vụ cho việc kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất đối với nước thải công nghiệp từ lần thứ hai trở đi. Trong đó:

– 5% trên tổng số tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp được sử dụng để trang trải chi phí cho việc thu phí theo quy định tại điểm 4 mục C phần III của Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24 tháng 7 năm 2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí và lệ phí.

– 15% còn lại được sử dụng để trang trải chi phí đánh giá, lấy mẫu phân tích nước thải phục vụ cho việc kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất đối với nước thải công nghiệp từ lần thứ hai trở đi. Nội dung chi phải bảo đảm đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức quy định.

Toàn bộ số tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp được trích theo qui định trên đây, Sở Tài nguyên và Môi trường phải sử dụng đúng mục đích, có chứng từ hợp pháp theo chế độ qui định, cuối năm nếu chưa chi hết thì được chuyển sang năm sau để chi theo chế độ quy định.

b) Phần phí còn lại (80% trên tổng số tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp thu được) được nộp vào Ngân sách nhà nước và phân chia cho các cấp ngân sách theo hướng dẫn tại điểm 3 mục V Thông tư này.

3. Quản lý, sử dụng phần phí bảo vệ môi trường nộp vào ngân sách

Số phí bảo vệ môi trường đối với nước thải nộp vào ngân sách nhà nước được phân chia cho các cấp ngân sách như sau:

a) Ngân sách trung ương hưởng 50% để bổ sung vốn hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam theo Quyết định số 82/2002/QĐ-TTg ngày 26 tháng 6 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam. Việc quản lý, sử dụng phần phí này được thực hiện theo Thông tư số 93/2003/TT-BTC ngày 6 tháng 10 năm 2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quản lý tài chính đối với Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam.

b) Ngân sách địa phương hưởng 50% để sử dụng cho việc bảo vệ môi trường trên địa bàn (phòng ngừa, khắc phục và xử lý ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường), đầu tư mới, nạo vét cống rãnh, duy tu, bảo dưỡng hệ thống thoát nước tại địa phương.

Việc chi trả, thanh toán các khoản chi từ phần phí bảo vệ môi trường đối với nước thải nộp vào ngân sách nhà nước được thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành.

VI. CHỨNG TỪTHU VÀ ĐỒNG TIỀN NỘP PHÍ

1. Chứng từ thu

a) Đối với phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt: sử dụng hoá đơn bán hàng của đơn vị cung cấp nước sạch. Ngoài các chỉ tiêu phải bảo đảm có đủ về nội dung hoá đơn theo quy định, hoá đơn bán hàng của đơn vị cung cấp nước sạch còn phải thể hiện rõ mức thu và số tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt thành một dòng riêng trên hoá đơn. Cụ thể như sau: ở các dòng tổng cộng của hoá đơn phải ghi rõ: giá bán nước sạch chưa có thuế giá trị gia tăng (không bao gồm phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt), thuế giá trị gia tăng, phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt, giá thanh toán. Đối với trường hợp tự khai thác nước để sử dụng, Uỷ ban nhân dân xã, phường sử dụng biên lai thu phí theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính về phát hành, quản lý, sử dụng ấn chỉ thuế.

b) Đối với phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp: sử dụng biên lai thu theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính về phát hành, quản lý, sử dụng ấn chỉ thuế.

2. Đồng tiền nộp phí

Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải nộp bằng đồng Việt Nam. Trường hợp nộp bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm thu phí.

VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Tổ chức, cá nhân vi phạm tiêu chuẩn môi trường Việt Nam bị xử phạt theo quy định của pháp luật, xả nước thải có các chất gây ô nhiễm ra môi trường phải nộp phí bảo vệ môi trường.

2. Căn cứquy định của Nghị định 67/2003/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư này, đề nghị Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định mức thu phí nước thải sinh hoạt trên địa bàn để kịp thời tổ chức thu phí từ 01/01/2004.

Trường hợp Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chưa quyết định mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt thì Sở Tài chính nghiên cứu trình Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu để Uỷ ban nhân dân báo cáo Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định sớm, đảm bảo thực hiện từ 01/01/2004.

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm giám sát, kiểm tra hoạt động thẩm định Tờ khai của các Sở Tài nguyên và Môi trường và hướng dẫn giải quyết kịp thời các vướng mắc phát sinh.

4. Kho bạc nhà nước địa phương có trách nhiệm: tổ chức thực hiện hạch toán kế toán thu, chi ngân sách nhà nước đối với tiền phí thu được theo hướng dẫn tại Thông tư này và pháp luật về ngân sách nhà nước hiện hành.

5. Cục thuế địa phương có trách nhiệm: kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn và thực hiện quyết toán việc thu, nộp tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải của đơn vị cung cấp nước sạch, Uỷ ban nhân dân xã, phường và Sở Tài nguyên và Môi trường.

6. Sở Tài chính có trách nhiệm phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường theo dõi và quyết toán phần phí để lại theo quy định tại điểm 2 mục V Thông tư này.

7. Khiếu nại, tố cáo và việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về thu, nộp, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với nước thải tại Nghị định 67/2003/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư này được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và pháp luật về phí, lệ phí.

8. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo. Nội dung quy định về “Chi phí thoát nước” tại Thông tư liên tịch số 03/1999/TTLT/BXD-BVGCP ngày 16 tháng 6 năm 1999 của liên bộ Bộ Xây dựng – Ban Vật giá Chính phủ về hướng dẫn phương pháp định giá và thẩm quyền quy định giá tiêu thụ nước sạch đô thị, khu công nghiệp, cụm dân cư nông thôn hết hiệu lực thi hành.

Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên và Môi trường để xem xét, giải quyết hoặc sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.


MẪU SỐ 01

Tên đơn vị cung cấp nước sạch, Uỷ ban nhân dân xã, phường

CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

TỜ KHAI NỘP PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI SINH HOẠT

Tháng …… năm ……

Kính gửi:Cục thuế ………………………

Kho bạc nhà nước…………

– Tên đơn vị nộp phí:…………………………………………………………

– Địa chỉ:

………………………….

MS:

– Điện thoại: ……………………………. Fax: ………………………………

– Tài khoản số:………………………….. Tại Ngân hàng:……………….

STT

Chỉ tiêu

Số tiền (đồng)

1

Số phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt phát sinh trong tháng:

– Số phí thu theo hoá đơn bán nước

– Số phí thu đối với trường hợp tự khai thác nước để sử dụng

2

Số tiền phí được để lại theo quy định

3

Số tiền phí phải nộp ngân sách nhà nước (1 – 2)

4

Số tiền phí tháng trước chưa nộp ngân sách nhà nước (nếu có)

5

Số tiền phí nộp ngân sách nhà nước thừa tháng trước (nếu có)

6

Số tiền phí còn phải nộp ngân sách nhà nước (3 + 4 – 5)

Số tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt phải nộp ngân sách nhà nước (viết bằng chữ): …………………………………………………………………

Tôi xin cam đoan số liệu kê khai trên đây là đúng, nếu sai xin chịu xử lý theo quy định của pháp luật.

Ngày … tháng … năm …

TM. Đơn vị…

(Ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu)


MẪU SỐ 02

Tên đơn vị nộp phí

CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

TỜ KHAI NỘP PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

Quý….. năm……

Kính gửi: Sở Tài nguyên và Môi trường …………..

– Tên đơn vị nộp phí:…………………………………………………………

– Địa chỉ:

…………………..……….

MS:

– Điện thoại: ……………………………. Fax: ………………………………

– Tài khoản số:………………………….. Tại Ngân hàng:……………….

1. Lĩnh vực sản xuất, chế biến: ……………………………………………………

2. Tổng lượng nước thải hàng tháng (m3): …………………………………….

3. Môi trường tiếp nhận nước thải: ………………………………………………

4. Các chỉ số ô nhiễm có trong nước thải:

Chỉ số

ô nhiễm

Hàm lượng tính theo chỉ số
ô nhiễm của nước thải (mg/l)

Mức phí tương

ứng với từng chất

(đ/kg)

Số phí phải nộp hàng tháng tính theo chỉ số ô nhiễm (đồng)

ABOD

ACOD

ATSS

AHg

APb

AAs

ACd

Tổng cộng=

5. Số phí bảo vệ môi trường phải nộp hàng tháng = Tổng số phí phải nộp hàng tháng tính theo chất gây ô nhiễm.

6. Xác định số phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp phải nộp hàng quý:

STT

Chỉ tiêu

Số tiền (đồng)

1

Số phí phải nộp trong quý

2

Số phí quý trước chưa nộp ngân sách Nhà nước

3

Số phí nộp ngân sách Nhà nước thừa quý trước

4

Số phí còn phải nộp ngân sách Nhà nước (1 + 2 – 3)

Số tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp phải nộp ngân sách Nhà nước (viết bằng chữ): …………………………………………………………………

Tôi xin cam đoan số liệu kê khai trên đây là đúng, nếu sai xin chịu xử lý theo quy định của pháp luật.

Sở Tài nguyên và Môi trường nhận
tờ khai ngày…

(Người nhận ký tên và ghi rõ họ tên)

Ngày … tháng … năm …

TM. Đơn vị…

(Ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu)


MẪU SỐ 03

Sở Tài nguyên và môi trường ….

CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số:……. /…….

THÔNG BÁO NỘP PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

Quý …… năm ……

(Lần thông báo ……..)

– Tên đơn vị nộp phí:…………………………………………………………

– Địa chỉ: …………………………………………………………………………

Căn cứ Tờ khai và kết quả thẩm định nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp quý … năm … của đơn vị, Sở Tài nguyên và Môi trường thông báo số tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp đơn vị phải nộp quý này như sau:

STT

Chỉ tiêu

Số tiền (đồng)

1

Số phí kỳ trước chuyển qua

a)

Nộp thiếu

b)

Nộp thừa

2

Số phí phát sinh quý này

3

Số phí phải nộp quý này (2 + 1a – 1b)

Số tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp phải nộp ngân sách Nhà nước (viết bằng chữ):…………………………………………………………………

Yêu cầu đơn vị nộp số tiền theo thông báo trên đây vào Kho bạc Nhà nước …………, Tài khoản số: ……………………….

Hạn nộp trước ngày … tháng … năm …

….., ngày … tháng …năm ……

GIÁM ĐỐC

SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG……

(Ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu)


MẪU SỐ 04

BỘ CÔNG AN HOẶC

BỘ QUỐC PHÒNG

(Đơn vị được uỷ quyền)

CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: ……. /…….

THẨM ĐỊNH TỜ KHAI PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

Quý …… năm ……

Kính gửi:Sở Tài nguyên và Môi trường …………..

– Căn cứ tờ khai nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp quý … năm … của đơn vị……………………………………………………………..

– Địa chỉ: …………………………………………………………………………

Bộ Công an (hoặc Bộ Quốc phòng), xác định số tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp đơn vị………………….. phải nộp quý này như sau:

STT

Chỉ tiêu

Số tiền (đồng)

1

Số phí kỳ trước chuyển qua

a)

Nộp thiếu

b)

Nộp thừa

2

Số phí phát sinh quý này

3

Số phí phải nộp quý này (2 + 1a – 1b)

Số tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp phải nộp ngân sách Nhà nước (viết bằng chữ): …………………………………………………………………

….., ngày … tháng …năm ……

Thủ trưởng đơn vị

(Ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Thuộc tính văn bản
Thông tư liên tịch 125/2003/TTLT-BTC-BTNMT của Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/6/2003 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải
Cơ quan ban hành: Bộ Tài chính; Bộ Tài nguyên và Môi trường Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 125/2003/TTLT-BTC-BTNMT Ngày đăng công báo: Đã biết
Loại văn bản: Thông tư liên tịch Người ký: Phạm Khôi Nguyên; Trương Chí Trung
Ngày ban hành: 18/12/2003 Ngày hết hiệu lực: Đã biết
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Thuế-Phí-Lệ phí , Tài nguyên-Môi trường
Tóm tắt văn bản

THÔNG TƯ

LIÊN TỊCH CỦA BỘ TÀI CHÍNH- BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
SỐ 125/2003/TTLT-BTC-BTNMT NGÀY 18THÁNG 12 NĂM 2003
VỀ VIỆC HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ 67/2003/NĐ-CP
NGÀY 13 THÁNG 6NĂM 2003 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ PHÍ BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI

Căn cứ Pháp lệnh phí và lệ phí số 38/2001/PL-UBTVQH10 ngày 28 tháng 8 năm 2001 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội;

Căn cứ Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí;

Căn cứ Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải;

Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải như sau:

I. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG VÀ PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH

1. Đối tượng chịu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải

Đối tượng chịu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải là nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt.

a) Nước thải công nghiệp là nước thải ra môi trường từ:

– Cơ sở sản xuất công nghiệp;

– Cơ sở chế biến thực phẩm, nông sản, lâm sản, thuỷ sản; cơ sở hoạt động giết mổ gia súc;

– Cơ sở sản xuất rượu, bia, nước giải khát; cơ sở thuộc da, tái chế da;

– Cơ sở sản xuất thủ công nghiệp trong các làng nghề;

– Cơ sở chăn nuôi công nghiệp tập trung;

– Cơ sở cơ khí, sửa chữa ô tô, xe máy tập trung;

– Cơ sở khai thác, chế biến khoáng sản;

– Cơ sở nuôi tôm công nghiệp; cơ sở sản xuất và ươm tôm giống;

– Nhà máy cấp nước sạch; hệ thống xử lý nước thải tập trung.

b) Nước thải sinh hoạt là nước thải ra môi trường từ:

– Hộ gia đình;

– Cơ quan nhà nước;

– Đơn vị vũ trang nhân dân;

– Trụ sở điều hành, chi nhánh, văn phòng của các tổ chức, cá nhân;

– Các cơ sở rửa ô tô, xe máy;

– Bệnh viện; phòng khám chữa bệnh; nhà hàng, khách sạn; cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khác;

– Các đối tượng khác có nước thải không thuộc đối tượng quy định tại điểm a, b nêu trên.

2. Đối tượng không chịu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải

Đối tượng không chịu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải bao gồm:

a) Nước xả ra từ các nhà máy thuỷ điện, nước tuần hoàn trong các nhà máy, cơ sở sản xuất, kinh doanh;

b) Nước biển dùng vào sản xuất muối xả ra;

c) Nước thải sinh hoạt của hộ gia đình ở địa bàn đang được Nhà nước thực hiện chế độ bù giá để có giá nước phù hợp với đời sống kinh tế – xã hội;

d) Nước thải sinh hoạt của hộ gia đình ở những nơi chưa có hệ thống cấp nước sạch;

đ) Nước thải sinh hoạt của hộ gia đình ở các xã thuộc vùng nông thôn, bao gồm:

– Các xã thuộc biên giới, miền núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa (theo quy định của Chính phủ về xã biên giới, miền núi, vùng sâu, vùng xa);

– Các xã không thuộc đô thị đặc biệt, đô thị loại I, II, III, IV và V theo quy định tại Nghị định số 72/2001/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2001 của Chính phủ về phân loại đô thị và cấp quản lý đô thị.

3. Đối tượng nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải

Đối tượng nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải là hộ gia đình, đơn vị, tổ chức có nước thải được hướng dẫn tại điểm 1 phần này.

4. áp dụng Điều ước quốc tế

Trường hợp Điều ước quốc tế mà Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập có quy định khác với quy định của Nghị định 67/2003/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư này thì áp dụng quy định của Điều ước quốc tế đó. Việc áp dụng Điều ước quốc tế được thực hiện theo quy định của Pháp lệnh về Ký kết và thực hiện Điều ước quốc tế và các văn bản hướng dẫn thi hành.

II. MỨC THU PHÍ

1. Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt

Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt được tính theo tỷ lệ phần trăm (%) trên giá bán của 1m3 (một mét khối) nước sạch, nhưng tối đa không quá 10% (mười phần trăm) của giá bán nước sạch chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.

Đối với nước thải sinh hoạt thải ra từ các tổ chức, hộ gia đình tự khai thác nước để sử dụng (trừ hộ gia đình ở những nơi chưa có hệ thống cấp nước sạch) thì mức thu được xác định theo từng người sử dụng nước, căn cứ vào số lượng nước sử dụng bình quân của một người trong xã, phường nơi khai thác và giá bán 1m3 (một mét khối) nước sạch trung bình tại xã, phường.

Căn cứ quy định về mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 67/2003/NĐ-CPvà tình hình kinh tế – xã hội, đời sống, thu nhập của nhân dân ở địa phương, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt áp dụng cho từng địa bàn, từng loại đối tượng cụ thể tại địa phương để trình Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định.

2. Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp

Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp tính theo từng chất gây ô nhiễm có trong nước thải, như sau:

TT

chất gây ô nhiễm

có trong nước thải

Mức thu

(đồng/kg chất gây ô nhiễm có trong nước thải)

Tên gọi

Ký hiệu

Môi trường tiếp nhận A

Môi trường tiếp nhận B

Môi trường tiếp nhận C

Môi trường tiếp nhận D

1

Nhu cầu ô xy sinh hoá

ABOD

300

250

200

100

2

Nhu cầu ô xy hoá học

ACOD

300

250

200

100

3

Chất rắn lơ lửng

ATSS

400

350

300

200

4

Thuỷ ngân

AHg

20.000.000

18.000.000

15.000.000

10.000.000

5

Chì

APb

500.000

450.000

400.000

300.000

6

Arsenic

AAs

1.000.000

900.000

800.000

600.000

7

Cadmium

ACd

1.000.000

900.000

800.000

600.000

Trong đó môi trường tiếp nhận nước thải bao gồm 4 loại A, B, C và D được xác định như sau:

+ Môi trường tiếp nhận nước thải loại A: nội thành, nội thị của các đô thị loại đặc biệt, loại I, loại II và loại III.

+ Môi trường tiếp nhận nước thải loại B: nội thành, nội thị của các đô thị loại IV, loại V và ngoại thành, ngoại thị của các đô thị loại đặc biệt, loại I, loại II và loại III.

+ Môi trường tiếp nhận nước thải loại C: ngoại thành, ngoại thị của các đô thị loại IV và các xã không thuộc đô thị, trừ các xã thuộc môi trường tiếp nhận nước thải thuộc nhóm D.

+ Môi trường tiếp nhận nước thải loại D: các xã biên giới, miền núi, vùng cao, vùng sâu và vùng xa.

Đô thị loại đặc biệt, loại I, II, III, IV và V được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 72/2001/NĐ-CP ngày 5 tháng 10 năm 2001 của Chính phủ về phân loại đô thị và cấp quản lý đô thị và các văn bản hướng dẫn thi hành.

III. XÁC ĐỊNH SỐ PHÍ

1. Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt

a) Số phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt được xác định như sau:

– Trường hợp mức thu phí được quy định theo tỷ lệ phần trăm trên giá bán nước sạch:

Số phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt phải nộp (đồng)

=

Số lượng nước sạch sử dụng của đối tượng nộp phí (m3)

x

Giá bán nước sạch chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng (đồng/m3)

x

Tỷ lệ thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt theo quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (%)

– Trường hợp mức thu phí được quy định bằng một số tiền nhất định:

Số phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt phải nộp (đồng)

=

Số lượng nước sạch sử dụng của đối tượng nộp phí (m3)

x

Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt theo quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (đồng/m3)

b) Số lượng nước sạch sử dụng được xác định theo đồng hồ đo lượng nước sạch tiêu thụ của đối tượng nộp phí. Trường hợp đối tượng nộp phí chưa lắp được đồng hồ đo lượng nước sạch tiêu thụ thì áp dụng theo định mức khoán lượng nước sạch tiêu thụ đối với từng loại đối tượng sử dụng nước sạch do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định cho phù hợp với từng loại đối tượng sử dụng nước sạch.

Trường hợp tự khai thác nước thì số lượng nước sạch sử dụng được xác định căn cứ vào số người theo sổ hộ khẩu gia đình (đối với hộ gia đình) hoặc bảng chấm công, bảng lương, hợp đồng lao động (đối với tổ chức không sản xuất, kinh doanh) và lượng nước sạch sử dụng bình quân đầu người trong xã, phường.

Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tự khai thác nước để sử dụng thì số lượng nước sạch sử dụng được xác định căn cứ vào qui mô hoạt động sản xuất, kinh doanh, tự kê khai của cơ sở và xác định của Uỷ ban nhân dân xã, phường.

c) Trường hợp giá bán nước sạch đã bao gồm thuế giá trị gia tăng thì xác định giá bán nước sạch chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng như sau:

Giá bán nước sạch chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng

=

Giá bán nước sạch đã bao gồm thuế giá trị gia tăng

ưưưưưưưưưưưưư

1,05

2. Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp

a) Số phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp được tính cho từng chất gây ô nhiễm theo công thức sau:

Số phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp phải nộp (đồng)

=

Tổng lượng nước thải thải ra (m3)

x

Hàm lượng chất gây ô nhiễm có trong nước thải (mg/l)

x

10-3

x

Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp của chất gây ô nhiễm thải ra môi trường tiếp nhận tương ứng (đồng/kg)

b) Trường hợp nước thải công nghiệp của một đối tượng nộp phí có nhiều chất gây ô nhiễm quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 67/2003/NĐ-CP và được hướng dẫn tại điểm 2 phần này thì số phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp phải nộp là tổng số phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp phải nộp của từng chất gây ô nhiễm có trong nước thải.

IV. KÊ KHAI, THẨM ĐỊNH VÀ NỘP PHÍ

1. Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt

a) Hàng tháng, đơn vị cung cấp nước sạch tổ chức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải của các tổ chức, cá nhân là đối tượng nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt đồng thời với việc thu tiền sử dụng nước sạch. Tổ chức, cá nhân là đối tượng nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt có nghĩa vụ nộp đủ số tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải cho đơn vị cung cấp nước sạch đồng thời với việc thanh toán tiền sử dụng nước sạch theo hoá đơn bán hàng hàng tháng.

b) Uỷ ban nhân dân xã, phường xác định và thu phí đối với các tổ chức, hộ gia đình, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tự khai thác nước để sử dụng thuộc đối tượng phải nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt trên địa bàn.

c) Đơn vị cung cấp nước sạch, Uỷ ban nhân xã, phường mở tài khoản “tạm giữ tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải” tại Kho bạc nhà nước trên địa bàn. Tuỳ theo tình hình thực tế thu phí bảo vệ môi trường, định kỳ hàng ngày hoặc hàng tuần đơn vị cung cấp nước sạch, Uỷ ban nhân dân xã, phường phải gửi số tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải đã thu được vào tài khoản tạm giữ. Đơn vị cung cấp nước sạch, Uỷ ban nhân dân xã, phường phải mở sổ sách kế toán theo dõi riêng, cập nhật số tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt phát sinh để thanh toán với ngân sách nhà nước. Tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt không được hạch toán vào doanh thu của đơn vị cung cấp nước sạch.

d) Hàng tháng, đơn vị cung cấp nước sạch, Uỷ ban nhân dân xã, phường căn cứ vào số phí thu được thực hiện tính, lập tờ khai phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt (theomẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này) gửi Cục thuế và Kho bạc nhà nước nơi mở tài khoản tạm giữ tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải. Đồng thời làm thủ tục nộp tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt đầy đủ vào ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước (sau khi trừ đi số tiền phí trích để lại theo quy định) chậm nhất không quá ngày 20 của tháng tiếp theo. Số tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt nộp vào Kho bạc nhà nước được hạch toán vào chương, loại, khoản tương ứng, mục và tiểu mục 042.01 của Mục lục Ngân sách nhà nước hiện hành và điều tiết ngân sách nhà nước theo hướng dẫn tại điểm 3 mục V Thông tư này.

đ) Hàng năm, trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày 01 tháng 01 năm dương lịch, đơn vị cung cấp nước sạch, Uỷ ban nhân dân xã, phường phải thực hiện quyết toán với Cục thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương việc thu, nộp tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt thu được trên địa bàn theo đúng chế độ quy định.

2. Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp

a) Đối tượng nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp có nghĩa vụ:

– Kê khai số phí phải nộp hàng quý với Sở Tài nguyên và Môi trường nơi thải nước theo đúng quy định (mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư này) trong vòng 10 ngày đầu của quý tiếp theo và bảo đảm tính chính xác của việc kê khai;

– Nộp đủ, đúng hạn số tiền phí phải nộp vào Tài khoản phí bảo vệ môi trường đối với nước thải tại Kho bạc nhà nước địa phương theo thông báo của Sở Tài nguyên và Môi trường, nhưng chậm nhất không quá ngày 20 của quý tiếp theo;

– Quyết toán tiền phí phải nộp hàng năm với Sở Tài nguyên và Môi trường trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày 01 tháng 01 năm dương lịch.

b) Số tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp nộp vào Kho bạc nhà nước được hạch toán vào chương, loại, khoản tương ứng, mục và tiểu mục 042.01 của Mục lục Ngân sách nhà nước hiện hành và điều tiết ngân sách nhà nước theo hướng dẫn tại điểm 3 mục V Thông tư này sau khi trừ đi số phí trích để lại cho Sở Tài nguyên và Môi trường.

c) Sở Tài nguyên và Môi trường có nhiệm vụ:

– Thẩm định Tờ khai phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp, ra thông báo số phí phải nộp và thời hạn nộp tiền vào ngân sách nhà nước (theo mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư này).

Căn cứ để thẩm định Tờ khai là kết quả đánh giá, lấy mẫu phân tích nước thải lần đầu. Trong trường hợp chưa có số liệu trên, việc thẩm định Tờ khai được thực hiện trên cơ sở Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Bản kê khai các hoạt động có ảnh hưởng đến môi trường hoặc Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường đã được phê duyệt (trong Thông tư này gọi chung là ĐTM). Trường hợp chưa có các căn cứ nêu trên, phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp được tạm thu theo mức kê khai của đối tượng nộp phí. Sau khi có số liệu đánh giá, lấy mẫu phân tích lần đầu sẽ thực hiện truy thu (nếu số phí tạm nộp ít hơn số phí phải nộp) hoặc hoàn trả (nếu số phí tạm nộp nhiều hơn số phí phải nộp) đối với đối tượng nộp phí. Trường hợp đối tượng nộp phí có số phí tạm nộp nhiều hơn số phí phải nộp nhưng tiếp tục phát sinh số phí phải nộp thì số phí đã nộp vượt được trừ vào số phí phải nộp các kỳ tiếp theo.

Thông báo số phí phải nộp thực hiện như sau: Nếu sai số giữa Tờ khai của đối tượng nộp phí và số liệu phân tích, đánh giá lần đầu hoặc số liệu của ĐTM đã được phê duyệt nằm trong giới hạn cho phép là 30% (ba mươi phần trăm), thì phí bảo vệ môi trường đối với nước thải được thu theo mức kê khai của đối tượng nộp phí. Trường hợp sai số lớn hơn giới hạn cho phép, Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với đối tượng nộp phí tổ chức đánh giá, lấy mẫu phân tích tải lượng và các thông số ô nhiễm của nước thải để xác định số phí phải nộp. Kinh phí thực hiện đánh giá, lấy mẫu phân tích lần 2 này được quy định tại điểm 2 mục V Thông tư này.

– Mở sổ sách kế toán để theo dõi riêng tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp của đối tượng nộp phí trên địa bàn, theo dõi và quản lý, sử dụng phần tiền phí quy định tại điểm 2 mục V Thông tư này.

– Hàng năm, trongthờihạn 60 ngày, kểtừngày 01 tháng 01 năm dương lịch, thực hiện quyết toán với cơ quan thuế cùng cấp việc thu, nộp tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp thu được trên địa bàn theo đúng chế độ quy định.

– Lập kế hoạch sử dụng phần phí thu được theo quy định tại điểm 3 mục V Thông tư này trình Uỷ ban nhân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định đầu tư bảo vệ môi trường trên địa bàn.

d) Đối với các cơ sở sản xuất, dịch vụ thuộc trách nhiệm quản lý trực tiếp của Bộ Công an và Bộ Quốc phòng, vì lý do an ninh và bí mật quốc gia, việc thẩm định Tờ khai phí bảo vệ môi trường do Bộ Công an và Bộ Quốc phòng thực hiện và thông báo với Sở Tài nguyên và Môi trường nơi cơ sở hoạt động (theo mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư này).

đ) Khi thay đổi nguyên liệu, sản phẩm; thay đổi dây chuyền sản xuất, quy trình công nghệ; lắp đặt thiết bị giảm thiểu ô nhiễm, hệ thống xử lý nước thải, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có trách nhiệm báo cáo Sở Tài nguyên và Môi trường bằng văn bản để được xác định lại mức phí phải nộp cho phù hợp.

3. Đánh giá, lấy mẫu phân tích nước thải phục vụ thẩm định Tờ khai nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp

a) Đánh giá, lấy mẫu phân tích lần đầu

– Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp tổ chức việc đánh giá, lấy mẫu phân tích nước thải lần đầu đối với tất cả các cơ sở thuộc đối tượng nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải trên phạm vi cả nước theo phân cấp tương ứng với việc thẩm định báo cáo ĐTM. Kết quả của việc đánh giá, lấy mẫu phân tích trên là cơ sở để Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định Tờ khai nộp phí của doanh nghiệp.

Ngân sách nhà nước bảo đảm nguồn kinh phí để trang trải chi phí đánh giá, lấy mẫu phân tích nước thải lần đầu phục vụ cho việc xác định số phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp. Khoản chi này là một nội dung chi của nguồn kinh phí cho các hoạt động sự nghiệp về môi trường được cấp trong kế hoạch hàng năm.

– Hàng năm, Bộ Tài nguyên và Môi trường lập kế hoạch, dự toán kinh phí đối với nhiệm vụ chi do Ngân sách Trung ương bảo đảm, Sở Tài nguyên và Môi trường lập kế hoạch, dự toán kinh phí đối với nhiệm vụ chi do Ngân sách địa phương đảm bảo để trang trải chi phí đánh giá, lấy mẫu phân tích nước thải lần đầu phục vụ cho việc xác định số phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp.

– Việc chấp hành dự toán và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước cho hoạt động đánh giá, lấymẫuphân tíchnước thảilầnđầu phục vụ cho việc xác

định số phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành.

b) Đánh giá, lấy mẫu phân tích từ lần thứ 2 trở đi

Trong trường hợp sai số giữa Tờ khai của đối tượng nộp phí và số liệu đánh giá, lấy mẫu phân tích nước thải lần đầu hoặc số liệu của ĐTM đã được phê duyệt quá giới hạn cho phép, Sở Tài nguyên và Môi trường tiến hành các thủ tục đánh giá, lấy mẫu phân tích lần thứ 2 để xác định số phí phải nộp của đối tượng nộp phí.

Việc đánh giá, lấy mẫu phân tích từ lần thứ 2 trở đi do các tổ chức được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép và mã số hoạt động đánh giá, lấy mẫu phân tích nước thải phục vụ việc thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải thực hiện thông qua hợp đồng đánh giá, lấy mẫu phân tích nước thải giữa Sở Tài nguyên và Môi trường và Tổ chức trên.

Trường hợp có tranh chấp giữa Tổ chức đánh giá, lấy mẫu phân tích và đối tượng nộp phí về kết quả đánh giá, lấy mẫu phân tích nước thải, đề nghị báo cáo Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc Bộ Tài nguyên và Môi trường giải quyết.

V. QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TIỀN PHÍ THU ĐƯỢC

Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải là khoản thu thuộc ngân sách nhà nước, được quản lý, sử dụng như sau:

1. Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt

a) Để lại một phần trong tổng số phí thu được cho đơn vị cung cấp nước sạch để trang trải chi phí cho việc thu phí. Phần phí để lại cho đơn vị cung cấp nước sạch để trang trải chi phí cho việc thu phí được tính theo tỷ lệ phần trăm trên tổng số tiền phí thu được hàng năm. Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định tỷ lệ phần trăm trích để lại ở mức ổn định trong một số năm theo hướng dẫn tại điểm 3 và điểm 4 mục C phần III của Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24 tháng 7 năm 2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí và lệ phí. Tỷ lệ phần trăm trích để lại tối đa không quá 10% trên tổng số tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt thu được.

Đối với trường hợp tự khai thác nước để sử dụng, Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định tỷ lệ để lại tối đa không quá 15% trên tổng số phí thu được cho Uỷ ban nhân dân xã, phường để trang trải chi phí cho việc thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải của các đối tượng này.

Toàn bộ số tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt được trích theo qui định trên đây, đơn vị cung cấp nước sạch, Uỷ ban nhân dân xã, phường phải sử dụng đúng mục đích, có chứng từ hợp pháp theo chế độ qui định, cuối năm nếu chưa chi hết thì được chuyển sang năm sau để chi theo chế độ quy định .

b) Phần phí còn lại (sau khi trừ đi số phí trích để lại cho đơn vị cung cấp nước sạch, Uỷ ban nhân dân xã, phường) được nộp vào Ngân sách nhà nước và phân chia cho các cấp ngân sách theo hướng dẫn tại điểm 3 mục V Thông tư này.

2. Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp

a) Để lại 20% trên tổng số tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp thu được cho Sở Tài nguyên và Môi trường để trang trải chi phí cho việc thu phí và chi phí đánh giá, lấy mẫu phân tích nước thải phục vụ cho việc kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất đối với nước thải công nghiệp từ lần thứ hai trở đi. Trong đó:

– 5% trên tổng số tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp được sử dụng để trang trải chi phí cho việc thu phí theo quy định tại điểm 4 mục C phần III của Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24 tháng 7 năm 2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí và lệ phí.

– 15% còn lại được sử dụng để trang trải chi phí đánh giá, lấy mẫu phân tích nước thải phục vụ cho việc kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất đối với nước thải công nghiệp từ lần thứ hai trở đi. Nội dung chi phải bảo đảm đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức quy định.

Toàn bộ số tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp được trích theo qui định trên đây, Sở Tài nguyên và Môi trường phải sử dụng đúng mục đích, có chứng từ hợp pháp theo chế độ qui định, cuối năm nếu chưa chi hết thì được chuyển sang năm sau để chi theo chế độ quy định.

b) Phần phí còn lại (80% trên tổng số tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp thu được) được nộp vào Ngân sách nhà nước và phân chia cho các cấp ngân sách theo hướng dẫn tại điểm 3 mục V Thông tư này.

3. Quản lý, sử dụng phần phí bảo vệ môi trường nộp vào ngân sách

Số phí bảo vệ môi trường đối với nước thải nộp vào ngân sách nhà nước được phân chia cho các cấp ngân sách như sau:

a) Ngân sách trung ương hưởng 50% để bổ sung vốn hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam theo Quyết định số 82/2002/QĐ-TTg ngày 26 tháng 6 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam. Việc quản lý, sử dụng phần phí này được thực hiện theo Thông tư số 93/2003/TT-BTC ngày 6 tháng 10 năm 2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quản lý tài chính đối với Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam.

b) Ngân sách địa phương hưởng 50% để sử dụng cho việc bảo vệ môi trường trên địa bàn (phòng ngừa, khắc phục và xử lý ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường), đầu tư mới, nạo vét cống rãnh, duy tu, bảo dưỡng hệ thống thoát nước tại địa phương.

Việc chi trả, thanh toán các khoản chi từ phần phí bảo vệ môi trường đối với nước thải nộp vào ngân sách nhà nước được thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành.

VI. CHỨNG TỪTHU VÀ ĐỒNG TIỀN NỘP PHÍ

1. Chứng từ thu

a) Đối với phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt: sử dụng hoá đơn bán hàng của đơn vị cung cấp nước sạch. Ngoài các chỉ tiêu phải bảo đảm có đủ về nội dung hoá đơn theo quy định, hoá đơn bán hàng của đơn vị cung cấp nước sạch còn phải thể hiện rõ mức thu và số tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt thành một dòng riêng trên hoá đơn. Cụ thể như sau: ở các dòng tổng cộng của hoá đơn phải ghi rõ: giá bán nước sạch chưa có thuế giá trị gia tăng (không bao gồm phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt), thuế giá trị gia tăng, phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt, giá thanh toán. Đối với trường hợp tự khai thác nước để sử dụng, Uỷ ban nhân dân xã, phường sử dụng biên lai thu phí theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính về phát hành, quản lý, sử dụng ấn chỉ thuế.

b) Đối với phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp: sử dụng biên lai thu theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính về phát hành, quản lý, sử dụng ấn chỉ thuế.

2. Đồng tiền nộp phí

Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải nộp bằng đồng Việt Nam. Trường hợp nộp bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm thu phí.

VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Tổ chức, cá nhân vi phạm tiêu chuẩn môi trường Việt Nam bị xử phạt theo quy định của pháp luật, xả nước thải có các chất gây ô nhiễm ra môi trường phải nộp phí bảo vệ môi trường.

2. Căn cứquy định của Nghị định 67/2003/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư này, đề nghị Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định mức thu phí nước thải sinh hoạt trên địa bàn để kịp thời tổ chức thu phí từ 01/01/2004.

Trường hợp Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chưa quyết định mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt thì Sở Tài chính nghiên cứu trình Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu để Uỷ ban nhân dân báo cáo Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định sớm, đảm bảo thực hiện từ 01/01/2004.

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm giám sát, kiểm tra hoạt động thẩm định Tờ khai của các Sở Tài nguyên và Môi trường và hướng dẫn giải quyết kịp thời các vướng mắc phát sinh.

4. Kho bạc nhà nước địa phương có trách nhiệm: tổ chức thực hiện hạch toán kế toán thu, chi ngân sách nhà nước đối với tiền phí thu được theo hướng dẫn tại Thông tư này và pháp luật về ngân sách nhà nước hiện hành.

5. Cục thuế địa phương có trách nhiệm: kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn và thực hiện quyết toán việc thu, nộp tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải của đơn vị cung cấp nước sạch, Uỷ ban nhân dân xã, phường và Sở Tài nguyên và Môi trường.

6. Sở Tài chính có trách nhiệm phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường theo dõi và quyết toán phần phí để lại theo quy định tại điểm 2 mục V Thông tư này.

7. Khiếu nại, tố cáo và việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về thu, nộp, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với nước thải tại Nghị định 67/2003/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư này được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và pháp luật về phí, lệ phí.

8. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo. Nội dung quy định về “Chi phí thoát nước” tại Thông tư liên tịch số 03/1999/TTLT/BXD-BVGCP ngày 16 tháng 6 năm 1999 của liên bộ Bộ Xây dựng – Ban Vật giá Chính phủ về hướng dẫn phương pháp định giá và thẩm quyền quy định giá tiêu thụ nước sạch đô thị, khu công nghiệp, cụm dân cư nông thôn hết hiệu lực thi hành.

Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên và Môi trường để xem xét, giải quyết hoặc sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.


MẪU SỐ 01

Tên đơn vị cung cấp nước sạch, Uỷ ban nhân dân xã, phường

CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

TỜ KHAI NỘP PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI SINH HOẠT

Tháng …… năm ……

Kính gửi:Cục thuế ………………………

Kho bạc nhà nước…………

– Tên đơn vị nộp phí:…………………………………………………………

– Địa chỉ:

………………………….

MS:

– Điện thoại: ……………………………. Fax: ………………………………

– Tài khoản số:………………………….. Tại Ngân hàng:……………….

STT

Chỉ tiêu

Số tiền (đồng)

1

Số phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt phát sinh trong tháng:

– Số phí thu theo hoá đơn bán nước

– Số phí thu đối với trường hợp tự khai thác nước để sử dụng

2

Số tiền phí được để lại theo quy định

3

Số tiền phí phải nộp ngân sách nhà nước (1 – 2)

4

Số tiền phí tháng trước chưa nộp ngân sách nhà nước (nếu có)

5

Số tiền phí nộp ngân sách nhà nước thừa tháng trước (nếu có)

6

Số tiền phí còn phải nộp ngân sách nhà nước (3 + 4 – 5)

Số tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt phải nộp ngân sách nhà nước (viết bằng chữ): …………………………………………………………………

Tôi xin cam đoan số liệu kê khai trên đây là đúng, nếu sai xin chịu xử lý theo quy định của pháp luật.

Ngày … tháng … năm …

TM. Đơn vị…

(Ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu)


MẪU SỐ 02

Tên đơn vị nộp phí

CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

TỜ KHAI NỘP PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

Quý….. năm……

Kính gửi: Sở Tài nguyên và Môi trường …………..

– Tên đơn vị nộp phí:…………………………………………………………

– Địa chỉ:

…………………..……….

MS:

– Điện thoại: ……………………………. Fax: ………………………………

– Tài khoản số:………………………….. Tại Ngân hàng:……………….

1. Lĩnh vực sản xuất, chế biến: ……………………………………………………

2. Tổng lượng nước thải hàng tháng (m3): …………………………………….

3. Môi trường tiếp nhận nước thải: ………………………………………………

4. Các chỉ số ô nhiễm có trong nước thải:

Chỉ số

ô nhiễm

Hàm lượng tính theo chỉ số
ô nhiễm của nước thải (mg/l)

Mức phí tương

ứng với từng chất

(đ/kg)

Số phí phải nộp hàng tháng tính theo chỉ số ô nhiễm (đồng)

ABOD

ACOD

ATSS

AHg

APb

AAs

ACd

Tổng cộng=

5. Số phí bảo vệ môi trường phải nộp hàng tháng = Tổng số phí phải nộp hàng tháng tính theo chất gây ô nhiễm.

6. Xác định số phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp phải nộp hàng quý:

STT

Chỉ tiêu

Số tiền (đồng)

1

Số phí phải nộp trong quý

2

Số phí quý trước chưa nộp ngân sách Nhà nước

3

Số phí nộp ngân sách Nhà nước thừa quý trước

4

Số phí còn phải nộp ngân sách Nhà nước (1 + 2 – 3)

Số tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp phải nộp ngân sách Nhà nước (viết bằng chữ): …………………………………………………………………

Tôi xin cam đoan số liệu kê khai trên đây là đúng, nếu sai xin chịu xử lý theo quy định của pháp luật.

Sở Tài nguyên và Môi trường nhận
tờ khai ngày…

(Người nhận ký tên và ghi rõ họ tên)

Ngày … tháng … năm …

TM. Đơn vị…

(Ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu)


MẪU SỐ 03

Sở Tài nguyên và môi trường ….

CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số:……. /…….

THÔNG BÁO NỘP PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

Quý …… năm ……

(Lần thông báo ……..)

– Tên đơn vị nộp phí:…………………………………………………………

– Địa chỉ: …………………………………………………………………………

Căn cứ Tờ khai và kết quả thẩm định nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp quý … năm … của đơn vị, Sở Tài nguyên và Môi trường thông báo số tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp đơn vị phải nộp quý này như sau:

STT

Chỉ tiêu

Số tiền (đồng)

1

Số phí kỳ trước chuyển qua

a)

Nộp thiếu

b)

Nộp thừa

2

Số phí phát sinh quý này

3

Số phí phải nộp quý này (2 + 1a – 1b)

Số tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp phải nộp ngân sách Nhà nước (viết bằng chữ):…………………………………………………………………

Yêu cầu đơn vị nộp số tiền theo thông báo trên đây vào Kho bạc Nhà nước …………, Tài khoản số: ……………………….

Hạn nộp trước ngày … tháng … năm …

….., ngày … tháng …năm ……

GIÁM ĐỐC

SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG……

(Ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu)


MẪU SỐ 04

BỘ CÔNG AN HOẶC

BỘ QUỐC PHÒNG

(Đơn vị được uỷ quyền)

CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: ……. /…….

THẨM ĐỊNH TỜ KHAI PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

Quý …… năm ……

Kính gửi:Sở Tài nguyên và Môi trường …………..

– Căn cứ tờ khai nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp quý … năm … của đơn vị……………………………………………………………..

– Địa chỉ: …………………………………………………………………………

Bộ Công an (hoặc Bộ Quốc phòng), xác định số tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp đơn vị………………….. phải nộp quý này như sau:

STT

Chỉ tiêu

Số tiền (đồng)

1

Số phí kỳ trước chuyển qua

a)

Nộp thiếu

b)

Nộp thừa

2

Số phí phát sinh quý này

3

Số phí phải nộp quý này (2 + 1a – 1b)

Số tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp phải nộp ngân sách Nhà nước (viết bằng chữ): …………………………………………………………………

….., ngày … tháng …năm ……

Thủ trưởng đơn vị

(Ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Thông tư liên tịch 125/2003/TTLT-BTC-BTNMT của Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/6/2003 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải”