Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Nghị định 135/2004/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, tổ chức hoạt động của cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và chế độ áp dụng đối với người thành niên, người tự nguyện vào cơ sở chữa bệnh

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 135/2004/NĐ-CP NGÀY 10 THÁNG 6 NĂM 2004

QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ ÁP DỤNG BIỆN PHÁP ĐƯA VÀO CƠ SỞ CHỮA BỆNH, TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ SỞ CHỮA BỆNH THEO PHÁP LỆNH

XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ CHẾ ĐỘ ÁP DỤNG ĐỐI VỚI

NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN, NGƯỜI TỰ NGUYỆN

VÀO CƠ SỞ CHỮA BỆNH

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Phòng, chống ma túy ngày 09 tháng 12 năm 2000;

Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;

Căn cứ Pháp lệnh Phòng, chống mại dâm ngày 17 tháng 3 năm 2003;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội,

NGHỊ ĐỊNH:

CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Nghị định này quy định chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, tổ chức hoạt động của cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và chế độ áp dụng đối với người nghiện ma túy, người bán dâm là người chưa thành niên, người nghiện ma túy, người bán dâm tự nguyện vào cơ sở chữa bệnh để cai nghiện, chữa trị.
2. Cơ sở cai nghiện bắt buộc theo Luật Phòng, chống ma túy và cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính được gọi chung trong Nghị định này là Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội.
Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội là nơi chữa trị, học tập và lao động phục hồi đối với người nghiện ma túy, người bán dâm bị xử lý bằng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh; người nghiện ma túy và người bán dâm là người chưa thành niên và người nghiện ma túy, người bán dâm tự nguyện vào cơ sở chữa bệnh để cai nghiện, chữa trị.
Điều 2. Đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh

Những đối tượng sau đây bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh:

Điều 3. Đối tượng không bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh
Không áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh những đối tượng sau:
Điều 4. Thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp huyện) quyết định việc đưa người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh đối với các đối tượng được quy định tại Điều 2 Nghị định này.
Điều 5. Thời hiệu áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh và thời hiệu thi hành quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh

Điều 6. Nguyên tắc áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh
Việc áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh phải theo đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền quy định tại Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định này.
Nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm thân thể, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của người bị đưa vào cơ sở chữa bệnh.
Điều 7. Khuyến khích đầu tư vào Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội
Điều 8. Kinh phí của Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội

CHƯƠNG II
THỦ TỤC ĐƯA NGƯỜI VÀO TRUNG TÂM
CHỮA BỆNH – GIÁO DỤC – LAO ĐỘNG XÃ HỘI

MỤC I
THỦ TỤC ĐƯA NGƯỜI BỊ ÁP DỤNG BIỆN PHÁP
ĐƯA VÀO CƠ SỞ CHỮA BỆNH

Điều 9. Lập hồ sơ đề nghị đưa vào cơ sở chữa bệnh

Điều 10. Trách nhiệm và thời hạn thẩm tra hồ sơ
Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ quy định tại Điều 9 của Nghị định này, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện giao cho Thủ trưởng cơ quan Lao động – Thương binh và Xã hội cùng cấp.
Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ quy định tại Điều 9 của Nghị định này, Thủ trưởng cơ quan Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với Thủ trưởng cơ quan Công an cùng cấp thẩm tra hồ sơ, thu thập tài liệu, hoàn chỉnh hồ sơ và gửi đến các thành viên của Hội đồng Tư vấn.
Điều 11. Hội đồng Tư vấn về việc đưa vào cơ sở chữa bệnh

Điều 12. Quyết định việc đưa vào cơ sở chữa bệnh

1. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Hội đồng Tư vấn, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định việc đưa vào cơ sở chữa bệnh.
2. Quyết định được gửi cho người bị đưa vào cơ sở chữa bệnh, gia đình người đó, cơ quan Lao động – Thương binh và Xã hội, cơ quan Công an, Hội đồng nhân dân cấp huyện và Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú.
Trường hợp đối tượng là người chưa thành niên thì quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh phải được gửi cho cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó.
Điều 13. Nội dung quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh
Quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh phải ghi rõ ngày, tháng, năm ký quyết định; họ, tên, chức vụ của người ký quyết định; họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, nghề nghiệp, nơi cư trú của người bị đưa vào cơ sở chữa bệnh; nơi cư trú của cha, mẹ hoặc người giám hộ của người bị đưa vào cơ sở chữa bệnh (nếu là chưa thành niên); hành vi vi phạm pháp luật của người đó và điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng; thời hạn và nơi thi hành quyết định; quyền khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh theo quy định của pháp luật.
Điều 14. Quản lý, giám sát người đã có quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh, người được bảo lãnh
Khi nhận được quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã chỉ đạo Công an cùng cấp có kế hoạch quản lý người đã có quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh, đồng thời phối hợp với cơ quan Công an cấp huyện trong việc thi hành quyết định.
Đối với người được bảo lãnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người được bảo lãnh cư trú chỉ đạo Công an cùng cấp có kế hoạch phối hợp với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành niên của Mặt trận Tổ quốc cùng cấp, cha, mẹ hoặc người giám hộ (trong trường hợp là người chưa thành niên) để quản lý, giám sát.
Tổ chức xã hội, cha, mẹ hoặc người giám hộ, người được giao trách nhiệm bảo lãnh có trách nhiệm không để đối tượng tiếp tục vi phạm pháp luật và bảo đảm sự có mặt của đối tượng tại nơi cư trú khi được yêu cầu.
Điều 15. Thi hành quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh

Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày ra quyết định, cơ quan Công an cấp huyện có trách nhiệm đưa người phải chấp hành quyết định vào cơ sở chữa bệnh.
Thời hạn chấp hành quyết định được tính từ ngày đối tượng được đưa vào cơ sở chữa bệnh.

Điều 16. Cưỡng chế thi hành quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh
Người phải chấp hành quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh nếu không tự giác chấp hành quyết định thì cơ quan Công an áp dụng những biện pháp ngăn chặn và cưỡng chế cần thiết theo quy định của pháp luật để buộc người đó phải chấp hành quyết định.
Điều 17. Thủ tục tiếp nhận người bị đưa vào cơ sở chữa bệnh

1. Cơ sở chữa bệnh phải kiểm tra hồ sơ, giấy chứng minh nhân dân (nếu có) hoặc danh chỉ bản của người bị đưa vào cơ sở chữa bệnh và lập biên bản giao nhận khi làm thủ tục tiếp nhận.
2. Hồ sơ của người bị đưa vào cơ sở chữa bệnh được lập thành hai bộ, một bộ do Thường trực Hội đồng Tư vấn quản lý, một bộ do cơ sở chữa bệnh quản lý. Hồ sơ phải được quản lý chặt chẽ theo quy định của pháp luật về văn thư, lưu trữ.
Hồ sơ tiếp nhận người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh gồm:
– Hồ sơ đề nghị đưa vào cơ sở chữa bệnh theo quy định tại khoản 1 Điều 9 của Nghị định này;
– Quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện.
Điều 18. Hoãn hoặc miễn chấp hành quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh

Điều 19. Truy tìm và bắt giữ người đã có quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh bỏ trốn

1. Trường hợp người đã có quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh mà bỏ trốn thì cơ quan Công an cấp huyện nơi lập hồ sơ, thẩm tra hồ sơ ra quyết định truy tìm.
2. Trường hợp người đang chấp hành quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh mà bỏ trốn thì Giám đốc Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội phải lập biên bản, thông báo ngay cho Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú và cơ quan Công an cấp huyện nơi lập hồ sơ, thẩm tra hồ sơ biết. Giám đốc Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội ra quyết định truy tìm người bỏ trốn. Uỷ ban nhân dân cấp huyện nơi Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội đóng trụ sở có trách nhiệm chỉ đạo cơ quan Công an cùng cấp phối hợp với Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội trong việc truy tìm, tổ chức đưa người đó trở lại Trung tâm.
3. Cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức phát hiện người bị đưa vào cơ sở chữa bệnh đang bỏ trốn có trách nhiệm báo cho cơ quan Công an hoặc Uỷ ban nhân dân nơi gần nhất. Cơ quan Công an hoặc Uỷ ban nhân dân phải lập biên bản và đưa họ trở lại Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội nơi họ đang lao động, học tập và chữa bệnh.
Điều 20. Tạm thời đưa người đang chấp hành quyết định ra khỏi Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự

1. Việc tạm thời đưa người đang chấp hành quyết định ra khỏi Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội để phục vụ cho công tác điều tra, xét xử được thực hiện theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền. Giám đốc Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội quyết định việc tạm thời đưa người đang chấp hành quyết định ra khỏi Trung tâm để tham gia tố tụng trong các vụ án có liên quan đến người đó.
2. Cơ quan có yêu cầu đưa người đang chấp hành quyết định ra khỏi Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội chịu trách nhiệm đưa đối tượng đi và trả lại Trung tâm đúng thời hạn đã ghi trong quyết định tạm thời đưa người đang chấp hành quyết định ra khỏi Trung tâm. Khi giao, nhận đối tượng phải lập biên bản theo quy định hiện hành. Thời gian tạm thời đưa ra khỏi Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội được tính vào thời hạn chấp hành quyết định.
Điều 21. Chuyển hồ sơ của đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự
1. Khi xem xét hồ sơ của đối tượng để quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh, nếu xét thấy các hành vi vi phạm của đối tượng có dấu hiệu tội phạm thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện phải chuyển ngay hồ sơ cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền.
2. Trường hợp đã ra quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh, sau đó mới phát hiện hành vi vi phạm của đối tượng có dấu hiệu tội phạm mà chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện phải huỷ quyết định đó; trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày huỷ quyết định phải chuyển hồ sơ của đối tượng cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền.
Trong trường hợp đối tượng bị Toà án xử phạt tù thì thời gian chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh được tính vào thời gian chấp hành hình phạt tù. Hai ngày chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh được tính bằng một ngày chấp hành hình phạt tù.

Điều 22. Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi phạm tội được thực hiện trước hoặc trong thời gian chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh
Trường hợp phát hiện người đang chấp hành quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh thực hiện hành vi phạm tội trước hoặc trong thời gian chấp hành quyết định mà chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, thì cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền yêu cầu Giám đốc Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội ra quyết định tạm đình chỉ thi hành quyết định và chuyển hồ sơ cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự; trường hợp bị Toà án xử phạt tù thì người đó được miễn chấp hành phần thời gian còn lại trong quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh. Toà án nơi đã ra quyết định phải thông báo cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện nơi đã ra quyết định đưa đối tượng vào cơ sở chữa bệnh để ra quyết định miễn chấp hành thời gian còn lại và Giám đốc Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội để thực hiện việc miễn chấp hành; nếu hình phạt được áp dụng không phải là hình phạt tù thì người đó phải tiếp tục chấp hành quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh.
MỤC II
THỦ TỤC ĐƯA NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN NGHIỆN MA TÚY,
NGƯỜI TỰ NGUYỆN VÀO TRUNG TÂM GIÁO DỤC – LAO ĐỘNG XÃ HỘI

Điều 23. Quy định chung
1. Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội được tiếp nhận người chưa thành niên nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi; người nghiện ma túy và người bán dâm tự nguyện xin vào Trung tâm.
2. Người chưa thành niên nghiện ma túy và người nghiện ma túy, người bán dâm tự nguyện xin vào Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội phải chịu sự quản lý, giáo dục, phân công lao động của Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội. Việc người chưa thành niên nghiện ma túy, người nghiện ma túy và người bán dâm tự nguyện xin vào Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội để chữa trị, cai nghiện không bị coi là bị xử lý vi phạm hành chính.
Điều 24. Đối tượng, thẩm quyền đưa người chưa thành niên nghiện ma túy vào cai nghiện bắt buộc tại Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội
1. Những người chưa thành niên nghiện ma túy sau đây bị cai nghiện bắt buộc tại Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội:
a) Người đã được cai nghiện tại gia đình, cộng đồng mà vẫn còn nghiện;
b) Người đã được giáo dục nhiều lần tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện;
c) Người không có nơi cư trú nhất định.
2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định việc đưa người chưa thành niên nghiện ma túy vào Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội để cai nghiện bắt buộc.
Thời hạn cai nghiện, phục hồi áp dụng đối với người chưa thành niên nghiện ma túy tại Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội từ một năm đến hai năm.
Điều 25. Thủ tục lập hồ sơ đối với người chưa thành niên vào cai nghiện bắt buộc tại Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội

Thủ tục lập hồ sơ đưa người chưa thành niên nghiện ma túy vào Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội chữa trị, cai nghiện được thực hiện theo quy định tại các Điều 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16 và 17 Mục I Chương II của Nghị định này.
Căn cứ vào độ tuổi, giới tính, trình độ văn hoá, tính chất, mức độ hành vi vi phạm pháp luật của người chưa thành niên mà Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội chia thành đội, lớp cho phù hợp.

Điều 26. Thủ tục, hồ sơ của người tự nguyện vào Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội

Hồ sơ của người tự nguyện vào Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội gồm:

Điều 27. Thời hạn xét hồ sơ của người tự nguyện xin vào Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội
Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ của người tự nguyện xin vào Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội, Giám đốc Trung tâm xét duyệt hồ sơ và căn cứ vào khả năng tiếp nhận của Trung tâm để ra quyết định tiếp nhận.
Quyết định tiếp nhận được gửi cho người tự nguyện, cha, mẹ, vợ, chồng, anh, chị, em ruột hoặc người giám hộ (nếu là người chưa thành niên) và Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú.
Điều 28. Thủ tục tiếp nhận người tự nguyện vào Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội
Khi tiếp nhận người tự nguyện, Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội phải:
Điều 29. Thời hạn chữa trị, cai nghiện, phục hồi tại Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội đối với người tự nguyện
CHƯƠNG III
CHẾ ĐỘ LAO ĐỘNG, HỌC TẬP, CHỮA TRỊ, CAI NGHIỆN TẠI TRUNG TÂM CHỮA BỆNH – GIÁO DỤC – LAO ĐỘNG XÃ HỘI

MỤC I
CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI NGƯỜI BỊ ÁP DỤNG BIỆN PHÁP
ĐƯA VÀO CƠ SỞ CHỮA BỆNH

Điều 30. Chế độ quản lý

Người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh phải chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà nước và nội quy của Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội, chịu sự quản lý, giáo dục, tuân theo chế độ lao động, học tập và điều trị, chữa bệnh theo quy định.

Điều 31. Chế độ sinh hoạt

Người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh được đem theo đồ dùng sinh hoạt cá nhân thiết yếu; được gặp thân nhân, được gửi thư hoặc nhắn tin cho gia đình; được nhận tiền, chăn màn, quần áo, thuốc chữa bệnh, đồ ăn và các đồ dùng sinh hoạt cá nhân thiết yếu khác do thân nhân gửi tới; được tham gia các hoạt động văn hoá, thể thao, giải trí và các sinh hoạt tập thể khác do Ban Giám đốc Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội tổ chức.

Điều 32. Chế độ lao động

Người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh phải tuân thủ chế độ, thời gian làm việc theo quy định của pháp luật lao động và được trang bị bảo hộ lao động, bảo đảm vệ sinh, an toàn lao động theo quy định.
Người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh được hưởng tiền công lao động theo định mức lao động và kết quả công việc hoàn thành. Tiền công lao động được dùng để cải thiện đời sống và sinh hoạt. Số tiền còn lại được Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội đại diện gửi vào quỹ tiết kiệm. Khi đối tượng chấp hành xong quyết định thì được nhận lại số tiền đã gửi tiết kiệm.

Điều 33. Chế độ hiếu

Trường hợp bố, mẹ (cả bên vợ và bên chồng), vợ hoặc chồng, con, anh, chị, em ruột của người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh bị chết, có đơn đề nghị của gia đình và được Uỷ ban nhân dân cấp xã xác nhận thì Ban Giám đốc Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội có thể xét cho người đó về nhà chịu tang trong thời gian không quá ba ngày (không tính thời gian đi đường), gia đình có trách nhiệm đón và đưa người đó trở lại Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội. Thời gian này được tính vào thời hạn chấp hành quyết định.

Điều 34. Chế độ đối với người bị ốm nặng hoặc mắc bệnh hiểm nghèo
Điều 35. Giải quyết trường hợp người đang chấp hành quyết định bị tai nạn lao động, bị chết
Điều 36. Chế độ trợ cấp, đóng góp
Điều 37. Nghĩa vụ và quyền lợi của người đã chấp hành xong quyết định
Người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh khi đã chấp hành xong quyết định có nghĩa vụ và quyền lợi sau:
Điều 38. Trình báo chấp hành xong quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh
Người đã chấp hành xong quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đã chấp hành xong quyết định, phải trình báo Uỷ ban nhân dân cấp xã và Công an cùng cấp nơi người đó cư trú.
MỤC II
CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN CHỮA TRỊ, CAI NGHIỆN TẠI TRUNG TÂM CHỮA BỆNH – GIÁO DỤC – LAO ĐỘNG XÃ HỘI

Điều 39. Chế độ quản lý, giáo dục, lao động trị liệu, học tập và chữa trị

Người chưa thành niên chữa trị, cai nghiện trong Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội phải chịu sự quản lý, giáo dục, tuân theo chế độ lao động trị liệu, học tập và cai nghiện, chữa trị do Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội quy định, tuân thủ nội quy của Trung tâm và các quy định của pháp luật có liên quan.

Điều 40. Chế độ ở
Người chưa thành niên trong Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội được sắp xếp chỗ ở phù hợp với lứa tuổi, tính chất, mức độ vi phạm và giới tính. Phòng ở phải đảm bảo thoáng mát về mùa hè, kín gió về mùa đông, hợp vệ sinh môi trường. Diện tích nằm tối thiểu cho mỗi người là 2,5 m2.
Điều 41. Chế độ mặc và sinh hoạt
1. Người chưa thành niên trong Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội được nằm riêng giường hoặc mặt sàn bằng gỗ, có chiếu, màn. Các cơ sở ở phía Nam, mỗi người được cấp một tấm đắp. Các cơ sở ở phía Bắc, mỗi người được cấp một chăn bông nặng hai ki lô gam và một áo ấm. Hàng năm, mỗi người được cấp hai chiếc chiếu, hai bộ quần áo dài, một bộ quần áo đồng phục, hai bộ quần áo lót, hai khăn mặt, hai đôi dép nhựa, hai bàn chải đánh răng, một áo mưa ni lông, một chiếc mũ cứng. Hàng quý, mỗi người được cấp một túyp thuốc đánh răng 90 gam và một ki lô gam xà phòng.
2. Người chưa thành niên trong Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội là nữ được cấp tiền vệ sinh phụ nữ hàng tháng theo quy định.
Điều 42. Chế độ học văn hoá
Người chưa thành niên trong Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội được học văn hoá theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Việc học văn hoá đối với người chưa phổ cập giáo dục tiểu học là bắt buộc; đối với những đối tượng khác thì tùy thuộc khả năng và điều kiện thực tế của Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội mà tổ chức học tập theo quy định của pháp luật.
Điều 43. Chế độ thi và cấp văn bằng chứng chỉ
1. Trung tâm phối hợp với cơ quan quản lý giáo dục và đào tạo tại địa phương tổ chức thi học kỳ, kết thúc năm học, chuyển cấp, tuyển chọn học sinh giỏi và cấp văn bằng chứng chỉ học văn hoá, học nghề theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
2. Sổ điểm, học bạ, hồ sơ và các biểu mẫu liên quan đến việc giảng dạy và học tập ở Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội phải theo đúng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Điều 44. Chế độ lao động trị liệu
1. Ngoài giờ học tập, chữa bệnh, người chưa thành niên phải tham gia lao động trị liệu do Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội tổ chức. Trung tâm có trách nhiệm sắp xếp công việc lao động trị liệu phù hợp với lứa tuổi và sức khoẻ của người chưa thành niên để bảo đảm sự phát triển bình thường về thể chất, trí tuệ và đạo đức của người chưa thành niên.
2. Không được sử dụng người chưa thành niên làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành.
3. Thời gian lao động trị liệu của người chưa thành niên không được nhiều hơn thời gian học tập, chữa bệnh. Thời gian lao động và học tập không quá 7 giờ trong một ngày. Người chưa thành niên được nghỉ lao động trong các ngày thứ bảy, chủ nhật, ngày lễ, ngày Tết theo quy định của pháp luật về lao động.
Điều 45. Chế độ khám, chữa bệnh
Người chưa thành niên trong Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội được khám sức khoẻ định kỳ sáu tháng một lần. Trong trường hợp bị ốm nặng hoặc mắc bệnh hiểm nghèo vượt quá khả năng điều trị của Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội thì được chuyển tới bệnh viện của Nhà nước hoặc đưa về gia đình để chữa trị, chăm sóc. Thời gian chữa bệnh được tính vào thời gian chấp hành quyết định. Đối với trường hợp mắc bệnh hiểm nghèo không có khả năng chữa khỏi thì được miễn thi hành phần thời gian còn lại trong quyết định.
Chi phí y tế trong thời gian nằm viện do Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội chi trả từ ngân sách nhà nước. Trong trường hợp người chưa thành niên bị tai nạn lao động hoặc bị chết trong Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội được thực hiện theo quy định tại Điều 35 của Nghị định này
Điều 46. Chế độ trợ cấp, đóng góp
1. Người chưa thành niên bị đưa vào Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội được trợ cấp tiền học văn hoá, tiền học nghề, tiền chữa bệnh, tiền ăn hàng tháng, tiền mua sắm vật dụng sinh hoạt cá nhân cần thiết và các chi phí khác theo quy định trong thời gian chấp hành quyết định.
2. Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế hướng dẫn mức trợ cấp quy định tại khoản 1 Điều này.
MỤC III
CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI NGƯỜI TỰ NGUYỆN CHỮA TRỊ, CAI NGHIỆN TẠI TRUNG TÂM CHỮA BỆNH – GIÁO DỤC – LAO ĐỘNG XÃ HỘI

Điều 47. Chế độ quản lý, giáo dục, lao động, học tập và chữa trị
Người tự nguyện xin vào Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội phải chịu sự quản lý, giáo dục, tuân theo chế độ lao động, học tập và cai nghiện, chữa trị do Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội quy định, tuân thủ nội quy của Trung tâm và các quy định của pháp luật có liên quan.
Điều 48. Hết thời hạn chữa trị, phục hồi
Trước khi hết thời hạn chữa trị, phục hồi mười ngày, người tự nguyện xin vào Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội được Giám đốc Trung tâm thông báo và khi hết thời hạn được Giám đốc Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội cấp Giấy chứng nhận đã chữa trị, cai nghiện, phục hồi. Bản sao Giấy chứng nhận được gửi đến Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú.
Bổ sung
Bổ sung
Điều 49. Chế độ đóng góp chi phí

CHƯƠNG IV
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM
CHỮA BỆNH – GIÁO DỤC – LAO ĐỘNG XÃ HỘI

Điều 50. Thành lập, giải thể Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội
Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội được thành lập theo địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, chịu sự quản lý trực tiếp của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
Căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc thành lập, giải thể Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội. Việc thành lập, giải thể phải báo cáo bằng văn bản về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
Những địa phương có số lượng ít người nghiện ma túy, người bán dâm có thể gửi đối tượng đến Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội của địa phương khác trên cơ sở thoả thuận giữa địa phương nơi gửi và nơi nhận.
Điều 51. Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội
Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội có chức năng, nhiệm vụ:
1. Tiếp nhận, phân loại, tổ chức chữa trị, phục hồi sức khoẻ cho người vào Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội; tổ chức lao động trị liệu, lao động sản xuất cho người vào Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội; tổ chức học tập, giáo dục, dạy nghề; bảo đảm các điều kiện vật chất, sinh hoạt tinh thần cho họ.

2. Nghiên cứu thực nghiệm mô hình, quy trình chữa trị, cai nghiện, phục hồi; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức và nhân viên của Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội.
3. Quản lý và sử dụng các nguồn kinh phí theo quy định; giữ gìn an ninh trật tự an toàn xã hội tại Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội.
4. Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan để tổ chức quản lý, chữa bệnh, giáo dục, lao động, dạy nghề và hướng nghiệp cho người vào Trung tâm.
Điều 52. Phân khu trong Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội
1. Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội tổ chức khu vực dành riêng cho những đối tượng sau:
a) Phụ nữ;
b) Người mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm;
c) Người đã tái phạm nhiều lần hoặc có hành vi gây rối trật tự;
d) Người chưa thành niên.
2. Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội phải có nơi tiếp nhận đối tượng, nơi khám, chữa bệnh, học tập, dạy nghề, lao động, nơi ăn ở, sinh hoạt văn hoá thể thao đảm bảo vệ sinh, an toàn cho người bị đưa vào Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội.
3. Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội có phòng kỷ luật để giáo dục những đối tượng có hành vi chống đối người thi hành công vụ và các hành vi vi phạm nghiêm trọng khác.
Điều 53. Cơ cấu tổ chức của Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội
Cơ cấu tổ chức của Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội bao gồm:
1. Ban giám đốc gồm có:
– Giám đốc;
– Các Phó giám đốc.
2. Tùy theo quy mô tổ chức, số lượng, đặc điểm, tính chất của người bị đưa vào Trung tâm và đặc thù của từng địa phương, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cơ cấu tổ chức bộ máy và biên chế cần thiết.
Điều 54. Phối hợp, hỗ trợ trong việc bảo đảm an ninh trật tự và chữa trị tại Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội

1. Khi có tình hình phức tạp về y tế, an ninh trật tự, thì Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đề nghị Giám đốc Sở Y tế, Giám đốc Công an cấp tỉnh có trách nhiệm cử cán bộ, chiến sĩ của ngành mình tăng cường, hỗ trợ, phối hợp.
2. Trong thời gian công tác tại Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội các cán bộ, nhân viên, chiến sĩ của ngành Y tế, Công an làm việc theo sự phân công và chỉ đạo điều hành của Giám đốc Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội.
3. Cán bộ, nhân viên, chiến sĩ của ngành Y tế, Công an trong thời gian công tác tại Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội được hưởng chế độ phụ cấp đặc thù nghề nghiệp, phụ cấp độc hại, phụ cấp nguy hiểm, phụ cấp trách nhiệm và các chế độ phụ cấp khác theo quy định của pháp luật.
Điều 55. Giám đốc, các Phó giám đốc Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội
Giám đốc Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và ý kiến thẩm định của Giám đốc Sở Nội vụ.
Phó giám đốc Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội do Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội.
Điều 56. Thẩm quyền của Giám đốc, các Phó giám đốc Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội
Giám đốc Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội chịu trách nhiệm toàn bộ về các hoạt động của Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội theo quy định của pháp luật.
Các Phó giám đốc thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Giám đốc.
Điều 57. Thẩm quyền của Giám đốc Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội trong việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế

1. Giám đốc Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội được quyết định áp dụng các biện pháp cưỡng chế đối với người đang chữa trị, cai nghiện, phục hồi tại Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội trong các trường hợp :
Không chấp hành các quy định về giáo dục, lao động, chữa trị cai nghiện, phục hồi của Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội; có hành vi làm mất an ninh trật tự, chống lại người thi hành công vụ, xâm hại sức khoẻ và xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác hoặc xâm hại tài sản của Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội.
2. Bộ Công an phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế đối với các đối tượng có hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Khi có tình hình phức tạp về an ninh trật tự thì Giám đốc Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội có quyền yêu cầu chính quyền địa phương sở tại, lực lượng vũ trang nhân dân hỗ trợ. Chính quyền địa phương, lực lượng vũ trang nhân dân có trách nhiệm đáp ứng yêu cầu và có biện pháp phối hợp hỗ trợ kịp thời để bảo vệ Trung tâm.
4. Khi Giám đốc vắng mặt thì uỷ quyền bằng văn bản cho một Phó Giám đốc.
Điều 58. Trang bị, sử dụng vũ khí và công cụ hỗ trợ
Cán bộ bảo vệ Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội được trang bị, sử dụng công cụ hỗ trợ. Việc trang bị, sử dụng công cụ hỗ trợ phải theo đúng quy định của pháp luật. Trong trường hợp cần sử dụng vũ khí thì phải được phép của cơ quan có thẩm quyền.
Điều 59. Khám sức khoẻ ban đầu cho người bị đưa vào Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội
Y tế của Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội có trách nhiệm khám sức khoẻ cho người mới vào Trung tâm để xác định tình trạng sức khoẻ, bệnh tật và lập hồ sơ bệnh án phục vụ cho việc chữa bệnh, dạy nghề và phân công lao động. Giám đốc Sở Y tế có trách nhiệm chỉ đạo các bệnh viện, trung tâm y tế thuộc quyền quản lý phối hợp tổ chức điều trị cho những người bị đưa vào Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội.
Điều 60. Tổ chức lao động, học văn hoá, học nghề cho người bị đưa vào Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội
Giám đốc Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội căn cứ vào điều kiện sức khoẻ, nghề nghiệp, giới tính của người bị đưa vào Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội và tình hình công việc của Trung tâm để sắp xếp công việc phù hợp. Nếu người bị đưa vào Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội chưa có nghề nghiệp hoặc có nghề nghiệp nhưng không phù hợp thì có thể được học nghề.
Giám đốc Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội có trách nhiệm tổ chức các lớp học xoá mù chữ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tổ chức học nghề, giáo dục pháp luật cho những người bị đưa vào Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội.
Điều 61. Giảm thời hạn, tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại tại Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội
Hàng tháng, Ban Giám đốc Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội nhận xét, đánh giá kết quả lao động, học tập và chữa bệnh của người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh để theo dõi quá trình rèn luyện, tu dưỡng và chữa trị.
Điều 62. Hết hạn chấp hành quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh
Trong thời gian mười ngày trước khi hết thời hạn chấp hành quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh, Giám đốc Trung tâm phải thông báo cho người đó biết. Khi hết hạn chấp hành quyết định, Giám đốc Trung tâm cấp Giấy chứng nhận đã chấp hành xong quyết định cho người đó và gửi bản sao giấy chứng nhận đến Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, cơ quan Lao động – Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện nơi đã ra quyết định, Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú và gia đình người đó để tiếp tục quản lý, giáo dục.
CHƯƠNG V
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC TRONG QUẢN LÝ TRUNG TÂM CHỮA BỆNH – GIÁO DỤC – LAO ĐỘNG XÃ HỘI
Điều 63. Trách nhiệm của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm:
1. Thực hiện hoạt động quản lý nhà nước đối với các Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội.
2. Hướng dẫn, chỉ đạo các địa phương lập quy hoạch, kế hoạch và phát triển Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội; thành lập, giải thể các Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội; tổ chức tiếp nhận người bị bắt buộc và người tự nguyện vào Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội.
3. Chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng ban hành các quy phạm, tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật về xây dựng cho các Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội; phối hợp với Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, chức danh tiêu chuẩn cán bộ Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội và trách nhiệm, quyền hạn của Giám đốc; phối hợp với Bộ Y tế hướng dẫn quy trình chữa trị cho người nghiện ma túy, người bán dâm tại các Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội; phối hợp với Bộ Tài chính quy định chế độ tài chính của Trung tâm theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước
4. Kiểm tra, thanh tra tổ chức hoạt động của các Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội.
5. Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực cai nghiện và chữa bệnh xã hội.
Điều 64. Trách nhiệm của Bộ Y tế
Bộ Y tế có trách nhiệm:
1. Quy định danh mục các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
2. Nghiên cứu, xác định các loại thuốc và phương pháp chữa bệnh cho người nghiện ma túy, người bán dâm.
3. Chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn, chỉ đạo việc điều trị cai nghiện ma túy, chữa bệnh xã hội trong các Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội; quy định chế độ điều trị, cai nghiện ma túy, chữa bệnh xã hội cho người bị đưa vào Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội.
Điều 65. Trách nhiệm của Bộ Công an
Bộ Công an có trách nhiệm:
1. Hướng dẫn, chỉ đạo cơ quan Công an các cấp chủ trì, phối hợp với cơ quan Lao động – Thương binh và Xã hội, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức đoàn thể xã hội có liên quan giúp Uỷ ban nhân dân cùng cấp trong việc thu thập tài liệu, lập hồ sơ, thẩm tra hồ sơ người nghiện ma túy, người bán dâm để đề nghị đưa vào Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội.
2. Hướng dẫn việc tổ chức đưa người phải chấp hành quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh; cử cán bộ, chiến sĩ của ngành tham gia bảo vệ các Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội theo đề nghị của ngành Lao động – Thương binh và Xã hội; phối hợp kiểm tra việc tổ chức bảo vệ các Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội.
3. Tổ chức đào tạo, hướng dẫn việc sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ và nghiệp vụ cho lực lượng bảo vệ của các Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội.
Điều 66. Trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm:
1. Chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội xây dựng chương trình học tập, giảng dạy cho đối tượng trong Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội; hướng dẫn, chỉ đạo, phối hợp kiểm tra việc học tập, tổ chức thi, cấp bằng, chứng chỉ cho những đối tựơng học văn hoá và hỗ trợ đội ngũ giáo viên cho Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội.
2. Hướng dẫn, chỉ đạo ngành Giáo dục và Đào tạo địa phương tạo điều kiện cho đối tượng được tiếp tục học tập sau khi chấp hành xong thời hạn chữa trị, cai nghiện ở Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội.
Điều 67. Trách nhiệm của Bộ Tài chính
Bộ Tài chính có trách nhiệm:
Điều 68. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân các cấp
1. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:
a) Chỉ đạo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với các cơ quan liên quan lập kế hoạch tổ chức chữa trị, cai nghiện và phòng, chống tái phạm tại địa phương; chủ trì, phối hợp với cơ quan Công an, Y tế, Giáo dục và Đào tạo cùng cấp và các cơ quan, tổ chức có liên quan tổ chức chữa trị, cai nghiện, quản lý, giáo dục người nghiện ma túy, người bán dâm và người đã được chữa trị, cai nghiện;
b) Phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và các Bộ, ngành có liên quan trong việc tổ chức và quản lý các Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội tại địa phương mình.
2. Uỷ ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm:
a) Xây dựng kế hoạch chữa trị, cai nghiện, phục hồi cho người nghiện ma túy, người bán dâm vào Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội hàng năm;
b) Chỉ đạo cơ quan Lao động – Thương binh và Xã hội, Công an và các ngành có liên quan trong việc quản lý và tổ chức đưa người phải chấp hành quyết định vào Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội;
c) Hướng dẫn, chỉ đạo Uỷ ban nhân dân cấp xã tạo điều kiện cho những người đã chấp hành xong quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh tìm việc làm, tái hoà nhập cộng đồng.
3. Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm :
a) Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người đã chấp hành xong quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh có trách nhiệm phối hợp với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên tiếp tục quản lý, giáo dục, tạo điều kiện để người đó có việc làm và ổn định cuộc sống, tái hoà nhập cộng đồng.
b) Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội đóng trên địa bàn có trách nhiệm phối hợp, tạo điều kiện để Trung tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ, bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn thuộc thẩm quyền.
CHƯƠNG VI
KHIẾU NẠI, TỐ CÁO, KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 69. Quyền kiến nghị, khiếu nại, tố cáo và khởi kiện hành chính
1. Người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người đó có quyền kiến nghị về việc quản lý, lao động, học tập và chữa bệnh tại Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội với Ban Giám đốc Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội; khiếu nại hoặc khởi kiện hành chính về quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh.
2. Mọi công dân có quyền tố cáo hành vi trái pháp luật trong việc đưa người vào Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội.
3. Thẩm quyền, thủ tục, thời hạn giải quyết khiếu nại, khởi kiện hành chính được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và theo quy định của pháp luật về thủ tục giải quyết các vụ án hành chính.
Điều 70. Khen thưởng – kỷ luật
1. Cá nhân, tổ chức có thành tích trong việc tổ chức thực hiện biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh được khen thưởng theo chế độ chung của Nhà nước.
2. Trong thời gian chấp hành quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh, người đang chấp hành có tiến bộ hoặc có thành tích xuất sắc thì được khen thưởng với các hình thức sau:
a) Biểu dương khen thưởng;
b) Đề nghị giảm hoặc miễn thời hạn chấp hành quyết định;
c) Các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
3. Trong thời gian chữa trị, cai nghiện tại Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội, người đang chữa trị, cai nghiện vi phạm nội quy của Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội, không chịu tham gia lao động, học tập thì Giám đốc Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội xét và quyết định kỷ luật bằng các hình thức sau:

a) Phê bình;
b) Cảnh cáo;
c) Giáo dục tại phòng kỷ luật.
Giám đốc Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội ra quyết định kỷ luật bằng hình thức giáo dục tại phòng kỷ luật tối đa là bảy ngày cho một lần quyết định.
Đối tượng bị đưa vào phòng kỷ luật phải làm bản kiểm điểm và tự kiểm điểm trước toàn đơn vị trực tiếp quản lý đối tượng.
4. Trường hợp đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại vật chất thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm thân thể, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của người đang chấp hành kỷ luật trong Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội.
5. Các quyết định khen thưởng và kỷ luật phải bằng văn bản và lưu vào hồ sơ của đối tượng.
Điều 71. Xử lý vi phạm đối với người có thẩm quyền trong việc thi hành biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh
Người có thẩm quyền trong việc thi hành biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh mà dung túng, bao che cho hành vi trái pháp luật; xâm phạm sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của người vào Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội hoặc vi phạm các quy định khác của pháp luật thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại vật chất thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
CHƯƠNG VII
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 72. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Nghị định này thay thế Nghị định số 20/CP ngày 13 tháng 4 năm 1996 của Chính phủ ban hành Quy chế về cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính, Nghị định số 34/2002/NĐ-CP ngày 28 tháng 3 năm 2002 của Chính phủ quy định về trình tự, thủ tục và chế độ cai nghiện đối với người nghiện ma túy đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc và Quyết định số 167/TTg ngày 08 tháng 4 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số chế độ trợ cấp đối với các đối tượng cứu trợ xã hội. Những quy định trước đây trái với Nghị định này đều bãi bỏ.
Điều 73. Hướng dẫn thi hành
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Bộ Công an, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ, Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính và các Bộ, ngành liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp hướng dẫn chi tiết, kiểm tra việc thực hiện Nghị định này.
Điều 74. Trách nhiệm thi hành
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Thuộc tính văn bản
Nghị định 135/2004/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, tổ chức hoạt động của cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và chế độ áp dụng đối với người thành niên, người tự nguyện vào cơ sở chữa bệnh
Cơ quan ban hành: Chính phủ Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 135/2004/NĐ-CP Ngày đăng công báo: Đã biết
Loại văn bản: Nghị định Người ký: Phan Văn Khải
Ngày ban hành: 10/06/2004 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: An ninh trật tự , Vi phạm hành chính
Tóm tắt văn bản

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 135/2004/NĐ-CP NGÀY 10 THÁNG 6 NĂM 2004

QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ ÁP DỤNG BIỆN PHÁP ĐƯA VÀO CƠ SỞ CHỮA BỆNH, TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ SỞ CHỮA BỆNH THEO PHÁP LỆNH

XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ CHẾ ĐỘ ÁP DỤNG ĐỐI VỚI

NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN, NGƯỜI TỰ NGUYỆN

VÀO CƠ SỞ CHỮA BỆNH

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Phòng, chống ma túy ngày 09 tháng 12 năm 2000;

Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;

Căn cứ Pháp lệnh Phòng, chống mại dâm ngày 17 tháng 3 năm 2003;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội,

NGHỊ ĐỊNH:

CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Nghị định này quy định chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, tổ chức hoạt động của cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và chế độ áp dụng đối với người nghiện ma túy, người bán dâm là người chưa thành niên, người nghiện ma túy, người bán dâm tự nguyện vào cơ sở chữa bệnh để cai nghiện, chữa trị.
2. Cơ sở cai nghiện bắt buộc theo Luật Phòng, chống ma túy và cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính được gọi chung trong Nghị định này là Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội.
Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội là nơi chữa trị, học tập và lao động phục hồi đối với người nghiện ma túy, người bán dâm bị xử lý bằng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh; người nghiện ma túy và người bán dâm là người chưa thành niên và người nghiện ma túy, người bán dâm tự nguyện vào cơ sở chữa bệnh để cai nghiện, chữa trị.
Điều 2. Đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh

Những đối tượng sau đây bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh:

Điều 3. Đối tượng không bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh
Không áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh những đối tượng sau:
Điều 4. Thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp huyện) quyết định việc đưa người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh đối với các đối tượng được quy định tại Điều 2 Nghị định này.
Điều 5. Thời hiệu áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh và thời hiệu thi hành quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh

Điều 6. Nguyên tắc áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh
Việc áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh phải theo đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền quy định tại Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định này.
Nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm thân thể, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của người bị đưa vào cơ sở chữa bệnh.
Điều 7. Khuyến khích đầu tư vào Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội
Điều 8. Kinh phí của Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội

CHƯƠNG II
THỦ TỤC ĐƯA NGƯỜI VÀO TRUNG TÂM
CHỮA BỆNH – GIÁO DỤC – LAO ĐỘNG XÃ HỘI

MỤC I
THỦ TỤC ĐƯA NGƯỜI BỊ ÁP DỤNG BIỆN PHÁP
ĐƯA VÀO CƠ SỞ CHỮA BỆNH

Điều 9. Lập hồ sơ đề nghị đưa vào cơ sở chữa bệnh

Điều 10. Trách nhiệm và thời hạn thẩm tra hồ sơ
Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ quy định tại Điều 9 của Nghị định này, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện giao cho Thủ trưởng cơ quan Lao động – Thương binh và Xã hội cùng cấp.
Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ quy định tại Điều 9 của Nghị định này, Thủ trưởng cơ quan Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với Thủ trưởng cơ quan Công an cùng cấp thẩm tra hồ sơ, thu thập tài liệu, hoàn chỉnh hồ sơ và gửi đến các thành viên của Hội đồng Tư vấn.
Điều 11. Hội đồng Tư vấn về việc đưa vào cơ sở chữa bệnh

Điều 12. Quyết định việc đưa vào cơ sở chữa bệnh

1. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Hội đồng Tư vấn, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định việc đưa vào cơ sở chữa bệnh.
2. Quyết định được gửi cho người bị đưa vào cơ sở chữa bệnh, gia đình người đó, cơ quan Lao động – Thương binh và Xã hội, cơ quan Công an, Hội đồng nhân dân cấp huyện và Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú.
Trường hợp đối tượng là người chưa thành niên thì quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh phải được gửi cho cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó.
Điều 13. Nội dung quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh
Quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh phải ghi rõ ngày, tháng, năm ký quyết định; họ, tên, chức vụ của người ký quyết định; họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, nghề nghiệp, nơi cư trú của người bị đưa vào cơ sở chữa bệnh; nơi cư trú của cha, mẹ hoặc người giám hộ của người bị đưa vào cơ sở chữa bệnh (nếu là chưa thành niên); hành vi vi phạm pháp luật của người đó và điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng; thời hạn và nơi thi hành quyết định; quyền khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh theo quy định của pháp luật.
Điều 14. Quản lý, giám sát người đã có quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh, người được bảo lãnh
Khi nhận được quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã chỉ đạo Công an cùng cấp có kế hoạch quản lý người đã có quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh, đồng thời phối hợp với cơ quan Công an cấp huyện trong việc thi hành quyết định.
Đối với người được bảo lãnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người được bảo lãnh cư trú chỉ đạo Công an cùng cấp có kế hoạch phối hợp với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành niên của Mặt trận Tổ quốc cùng cấp, cha, mẹ hoặc người giám hộ (trong trường hợp là người chưa thành niên) để quản lý, giám sát.
Tổ chức xã hội, cha, mẹ hoặc người giám hộ, người được giao trách nhiệm bảo lãnh có trách nhiệm không để đối tượng tiếp tục vi phạm pháp luật và bảo đảm sự có mặt của đối tượng tại nơi cư trú khi được yêu cầu.
Điều 15. Thi hành quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh

Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày ra quyết định, cơ quan Công an cấp huyện có trách nhiệm đưa người phải chấp hành quyết định vào cơ sở chữa bệnh.
Thời hạn chấp hành quyết định được tính từ ngày đối tượng được đưa vào cơ sở chữa bệnh.

Điều 16. Cưỡng chế thi hành quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh
Người phải chấp hành quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh nếu không tự giác chấp hành quyết định thì cơ quan Công an áp dụng những biện pháp ngăn chặn và cưỡng chế cần thiết theo quy định của pháp luật để buộc người đó phải chấp hành quyết định.
Điều 17. Thủ tục tiếp nhận người bị đưa vào cơ sở chữa bệnh

1. Cơ sở chữa bệnh phải kiểm tra hồ sơ, giấy chứng minh nhân dân (nếu có) hoặc danh chỉ bản của người bị đưa vào cơ sở chữa bệnh và lập biên bản giao nhận khi làm thủ tục tiếp nhận.
2. Hồ sơ của người bị đưa vào cơ sở chữa bệnh được lập thành hai bộ, một bộ do Thường trực Hội đồng Tư vấn quản lý, một bộ do cơ sở chữa bệnh quản lý. Hồ sơ phải được quản lý chặt chẽ theo quy định của pháp luật về văn thư, lưu trữ.
Hồ sơ tiếp nhận người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh gồm:
– Hồ sơ đề nghị đưa vào cơ sở chữa bệnh theo quy định tại khoản 1 Điều 9 của Nghị định này;
– Quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện.
Điều 18. Hoãn hoặc miễn chấp hành quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh

Điều 19. Truy tìm và bắt giữ người đã có quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh bỏ trốn

1. Trường hợp người đã có quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh mà bỏ trốn thì cơ quan Công an cấp huyện nơi lập hồ sơ, thẩm tra hồ sơ ra quyết định truy tìm.
2. Trường hợp người đang chấp hành quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh mà bỏ trốn thì Giám đốc Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội phải lập biên bản, thông báo ngay cho Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú và cơ quan Công an cấp huyện nơi lập hồ sơ, thẩm tra hồ sơ biết. Giám đốc Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội ra quyết định truy tìm người bỏ trốn. Uỷ ban nhân dân cấp huyện nơi Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội đóng trụ sở có trách nhiệm chỉ đạo cơ quan Công an cùng cấp phối hợp với Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội trong việc truy tìm, tổ chức đưa người đó trở lại Trung tâm.
3. Cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức phát hiện người bị đưa vào cơ sở chữa bệnh đang bỏ trốn có trách nhiệm báo cho cơ quan Công an hoặc Uỷ ban nhân dân nơi gần nhất. Cơ quan Công an hoặc Uỷ ban nhân dân phải lập biên bản và đưa họ trở lại Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội nơi họ đang lao động, học tập và chữa bệnh.
Điều 20. Tạm thời đưa người đang chấp hành quyết định ra khỏi Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự

1. Việc tạm thời đưa người đang chấp hành quyết định ra khỏi Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội để phục vụ cho công tác điều tra, xét xử được thực hiện theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền. Giám đốc Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội quyết định việc tạm thời đưa người đang chấp hành quyết định ra khỏi Trung tâm để tham gia tố tụng trong các vụ án có liên quan đến người đó.
2. Cơ quan có yêu cầu đưa người đang chấp hành quyết định ra khỏi Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội chịu trách nhiệm đưa đối tượng đi và trả lại Trung tâm đúng thời hạn đã ghi trong quyết định tạm thời đưa người đang chấp hành quyết định ra khỏi Trung tâm. Khi giao, nhận đối tượng phải lập biên bản theo quy định hiện hành. Thời gian tạm thời đưa ra khỏi Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội được tính vào thời hạn chấp hành quyết định.
Điều 21. Chuyển hồ sơ của đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự
1. Khi xem xét hồ sơ của đối tượng để quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh, nếu xét thấy các hành vi vi phạm của đối tượng có dấu hiệu tội phạm thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện phải chuyển ngay hồ sơ cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền.
2. Trường hợp đã ra quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh, sau đó mới phát hiện hành vi vi phạm của đối tượng có dấu hiệu tội phạm mà chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện phải huỷ quyết định đó; trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày huỷ quyết định phải chuyển hồ sơ của đối tượng cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền.
Trong trường hợp đối tượng bị Toà án xử phạt tù thì thời gian chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh được tính vào thời gian chấp hành hình phạt tù. Hai ngày chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh được tính bằng một ngày chấp hành hình phạt tù.

Điều 22. Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi phạm tội được thực hiện trước hoặc trong thời gian chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh
Trường hợp phát hiện người đang chấp hành quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh thực hiện hành vi phạm tội trước hoặc trong thời gian chấp hành quyết định mà chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, thì cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền yêu cầu Giám đốc Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội ra quyết định tạm đình chỉ thi hành quyết định và chuyển hồ sơ cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự; trường hợp bị Toà án xử phạt tù thì người đó được miễn chấp hành phần thời gian còn lại trong quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh. Toà án nơi đã ra quyết định phải thông báo cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện nơi đã ra quyết định đưa đối tượng vào cơ sở chữa bệnh để ra quyết định miễn chấp hành thời gian còn lại và Giám đốc Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội để thực hiện việc miễn chấp hành; nếu hình phạt được áp dụng không phải là hình phạt tù thì người đó phải tiếp tục chấp hành quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh.
MỤC II
THỦ TỤC ĐƯA NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN NGHIỆN MA TÚY,
NGƯỜI TỰ NGUYỆN VÀO TRUNG TÂM GIÁO DỤC – LAO ĐỘNG XÃ HỘI

Điều 23. Quy định chung
1. Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội được tiếp nhận người chưa thành niên nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi; người nghiện ma túy và người bán dâm tự nguyện xin vào Trung tâm.
2. Người chưa thành niên nghiện ma túy và người nghiện ma túy, người bán dâm tự nguyện xin vào Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội phải chịu sự quản lý, giáo dục, phân công lao động của Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội. Việc người chưa thành niên nghiện ma túy, người nghiện ma túy và người bán dâm tự nguyện xin vào Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội để chữa trị, cai nghiện không bị coi là bị xử lý vi phạm hành chính.
Điều 24. Đối tượng, thẩm quyền đưa người chưa thành niên nghiện ma túy vào cai nghiện bắt buộc tại Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội
1. Những người chưa thành niên nghiện ma túy sau đây bị cai nghiện bắt buộc tại Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội:
a) Người đã được cai nghiện tại gia đình, cộng đồng mà vẫn còn nghiện;
b) Người đã được giáo dục nhiều lần tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện;
c) Người không có nơi cư trú nhất định.
2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định việc đưa người chưa thành niên nghiện ma túy vào Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội để cai nghiện bắt buộc.
Thời hạn cai nghiện, phục hồi áp dụng đối với người chưa thành niên nghiện ma túy tại Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội từ một năm đến hai năm.
Điều 25. Thủ tục lập hồ sơ đối với người chưa thành niên vào cai nghiện bắt buộc tại Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội

Thủ tục lập hồ sơ đưa người chưa thành niên nghiện ma túy vào Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội chữa trị, cai nghiện được thực hiện theo quy định tại các Điều 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16 và 17 Mục I Chương II của Nghị định này.
Căn cứ vào độ tuổi, giới tính, trình độ văn hoá, tính chất, mức độ hành vi vi phạm pháp luật của người chưa thành niên mà Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội chia thành đội, lớp cho phù hợp.

Điều 26. Thủ tục, hồ sơ của người tự nguyện vào Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội

Hồ sơ của người tự nguyện vào Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội gồm:

Điều 27. Thời hạn xét hồ sơ của người tự nguyện xin vào Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội
Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ của người tự nguyện xin vào Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội, Giám đốc Trung tâm xét duyệt hồ sơ và căn cứ vào khả năng tiếp nhận của Trung tâm để ra quyết định tiếp nhận.
Quyết định tiếp nhận được gửi cho người tự nguyện, cha, mẹ, vợ, chồng, anh, chị, em ruột hoặc người giám hộ (nếu là người chưa thành niên) và Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú.
Điều 28. Thủ tục tiếp nhận người tự nguyện vào Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội
Khi tiếp nhận người tự nguyện, Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội phải:
Điều 29. Thời hạn chữa trị, cai nghiện, phục hồi tại Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội đối với người tự nguyện
CHƯƠNG III
CHẾ ĐỘ LAO ĐỘNG, HỌC TẬP, CHỮA TRỊ, CAI NGHIỆN TẠI TRUNG TÂM CHỮA BỆNH – GIÁO DỤC – LAO ĐỘNG XÃ HỘI

MỤC I
CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI NGƯỜI BỊ ÁP DỤNG BIỆN PHÁP
ĐƯA VÀO CƠ SỞ CHỮA BỆNH

Điều 30. Chế độ quản lý

Người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh phải chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà nước và nội quy của Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội, chịu sự quản lý, giáo dục, tuân theo chế độ lao động, học tập và điều trị, chữa bệnh theo quy định.

Điều 31. Chế độ sinh hoạt

Người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh được đem theo đồ dùng sinh hoạt cá nhân thiết yếu; được gặp thân nhân, được gửi thư hoặc nhắn tin cho gia đình; được nhận tiền, chăn màn, quần áo, thuốc chữa bệnh, đồ ăn và các đồ dùng sinh hoạt cá nhân thiết yếu khác do thân nhân gửi tới; được tham gia các hoạt động văn hoá, thể thao, giải trí và các sinh hoạt tập thể khác do Ban Giám đốc Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội tổ chức.

Điều 32. Chế độ lao động

Người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh phải tuân thủ chế độ, thời gian làm việc theo quy định của pháp luật lao động và được trang bị bảo hộ lao động, bảo đảm vệ sinh, an toàn lao động theo quy định.
Người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh được hưởng tiền công lao động theo định mức lao động và kết quả công việc hoàn thành. Tiền công lao động được dùng để cải thiện đời sống và sinh hoạt. Số tiền còn lại được Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội đại diện gửi vào quỹ tiết kiệm. Khi đối tượng chấp hành xong quyết định thì được nhận lại số tiền đã gửi tiết kiệm.

Điều 33. Chế độ hiếu

Trường hợp bố, mẹ (cả bên vợ và bên chồng), vợ hoặc chồng, con, anh, chị, em ruột của người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh bị chết, có đơn đề nghị của gia đình và được Uỷ ban nhân dân cấp xã xác nhận thì Ban Giám đốc Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội có thể xét cho người đó về nhà chịu tang trong thời gian không quá ba ngày (không tính thời gian đi đường), gia đình có trách nhiệm đón và đưa người đó trở lại Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội. Thời gian này được tính vào thời hạn chấp hành quyết định.

Điều 34. Chế độ đối với người bị ốm nặng hoặc mắc bệnh hiểm nghèo
Điều 35. Giải quyết trường hợp người đang chấp hành quyết định bị tai nạn lao động, bị chết
Điều 36. Chế độ trợ cấp, đóng góp
Điều 37. Nghĩa vụ và quyền lợi của người đã chấp hành xong quyết định
Người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh khi đã chấp hành xong quyết định có nghĩa vụ và quyền lợi sau:
Điều 38. Trình báo chấp hành xong quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh
Người đã chấp hành xong quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đã chấp hành xong quyết định, phải trình báo Uỷ ban nhân dân cấp xã và Công an cùng cấp nơi người đó cư trú.
MỤC II
CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN CHỮA TRỊ, CAI NGHIỆN TẠI TRUNG TÂM CHỮA BỆNH – GIÁO DỤC – LAO ĐỘNG XÃ HỘI

Điều 39. Chế độ quản lý, giáo dục, lao động trị liệu, học tập và chữa trị

Người chưa thành niên chữa trị, cai nghiện trong Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội phải chịu sự quản lý, giáo dục, tuân theo chế độ lao động trị liệu, học tập và cai nghiện, chữa trị do Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội quy định, tuân thủ nội quy của Trung tâm và các quy định của pháp luật có liên quan.

Điều 40. Chế độ ở
Người chưa thành niên trong Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội được sắp xếp chỗ ở phù hợp với lứa tuổi, tính chất, mức độ vi phạm và giới tính. Phòng ở phải đảm bảo thoáng mát về mùa hè, kín gió về mùa đông, hợp vệ sinh môi trường. Diện tích nằm tối thiểu cho mỗi người là 2,5 m2.
Điều 41. Chế độ mặc và sinh hoạt
1. Người chưa thành niên trong Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội được nằm riêng giường hoặc mặt sàn bằng gỗ, có chiếu, màn. Các cơ sở ở phía Nam, mỗi người được cấp một tấm đắp. Các cơ sở ở phía Bắc, mỗi người được cấp một chăn bông nặng hai ki lô gam và một áo ấm. Hàng năm, mỗi người được cấp hai chiếc chiếu, hai bộ quần áo dài, một bộ quần áo đồng phục, hai bộ quần áo lót, hai khăn mặt, hai đôi dép nhựa, hai bàn chải đánh răng, một áo mưa ni lông, một chiếc mũ cứng. Hàng quý, mỗi người được cấp một túyp thuốc đánh răng 90 gam và một ki lô gam xà phòng.
2. Người chưa thành niên trong Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội là nữ được cấp tiền vệ sinh phụ nữ hàng tháng theo quy định.
Điều 42. Chế độ học văn hoá
Người chưa thành niên trong Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội được học văn hoá theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Việc học văn hoá đối với người chưa phổ cập giáo dục tiểu học là bắt buộc; đối với những đối tượng khác thì tùy thuộc khả năng và điều kiện thực tế của Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội mà tổ chức học tập theo quy định của pháp luật.
Điều 43. Chế độ thi và cấp văn bằng chứng chỉ
1. Trung tâm phối hợp với cơ quan quản lý giáo dục và đào tạo tại địa phương tổ chức thi học kỳ, kết thúc năm học, chuyển cấp, tuyển chọn học sinh giỏi và cấp văn bằng chứng chỉ học văn hoá, học nghề theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
2. Sổ điểm, học bạ, hồ sơ và các biểu mẫu liên quan đến việc giảng dạy và học tập ở Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội phải theo đúng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Điều 44. Chế độ lao động trị liệu
1. Ngoài giờ học tập, chữa bệnh, người chưa thành niên phải tham gia lao động trị liệu do Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội tổ chức. Trung tâm có trách nhiệm sắp xếp công việc lao động trị liệu phù hợp với lứa tuổi và sức khoẻ của người chưa thành niên để bảo đảm sự phát triển bình thường về thể chất, trí tuệ và đạo đức của người chưa thành niên.
2. Không được sử dụng người chưa thành niên làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành.
3. Thời gian lao động trị liệu của người chưa thành niên không được nhiều hơn thời gian học tập, chữa bệnh. Thời gian lao động và học tập không quá 7 giờ trong một ngày. Người chưa thành niên được nghỉ lao động trong các ngày thứ bảy, chủ nhật, ngày lễ, ngày Tết theo quy định của pháp luật về lao động.
Điều 45. Chế độ khám, chữa bệnh
Người chưa thành niên trong Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội được khám sức khoẻ định kỳ sáu tháng một lần. Trong trường hợp bị ốm nặng hoặc mắc bệnh hiểm nghèo vượt quá khả năng điều trị của Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội thì được chuyển tới bệnh viện của Nhà nước hoặc đưa về gia đình để chữa trị, chăm sóc. Thời gian chữa bệnh được tính vào thời gian chấp hành quyết định. Đối với trường hợp mắc bệnh hiểm nghèo không có khả năng chữa khỏi thì được miễn thi hành phần thời gian còn lại trong quyết định.
Chi phí y tế trong thời gian nằm viện do Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội chi trả từ ngân sách nhà nước. Trong trường hợp người chưa thành niên bị tai nạn lao động hoặc bị chết trong Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội được thực hiện theo quy định tại Điều 35 của Nghị định này
Điều 46. Chế độ trợ cấp, đóng góp
1. Người chưa thành niên bị đưa vào Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội được trợ cấp tiền học văn hoá, tiền học nghề, tiền chữa bệnh, tiền ăn hàng tháng, tiền mua sắm vật dụng sinh hoạt cá nhân cần thiết và các chi phí khác theo quy định trong thời gian chấp hành quyết định.
2. Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế hướng dẫn mức trợ cấp quy định tại khoản 1 Điều này.
MỤC III
CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI NGƯỜI TỰ NGUYỆN CHỮA TRỊ, CAI NGHIỆN TẠI TRUNG TÂM CHỮA BỆNH – GIÁO DỤC – LAO ĐỘNG XÃ HỘI

Điều 47. Chế độ quản lý, giáo dục, lao động, học tập và chữa trị
Người tự nguyện xin vào Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội phải chịu sự quản lý, giáo dục, tuân theo chế độ lao động, học tập và cai nghiện, chữa trị do Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội quy định, tuân thủ nội quy của Trung tâm và các quy định của pháp luật có liên quan.
Điều 48. Hết thời hạn chữa trị, phục hồi
Trước khi hết thời hạn chữa trị, phục hồi mười ngày, người tự nguyện xin vào Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội được Giám đốc Trung tâm thông báo và khi hết thời hạn được Giám đốc Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội cấp Giấy chứng nhận đã chữa trị, cai nghiện, phục hồi. Bản sao Giấy chứng nhận được gửi đến Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú.
Bổ sung
Bổ sung
Điều 49. Chế độ đóng góp chi phí

CHƯƠNG IV
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM
CHỮA BỆNH – GIÁO DỤC – LAO ĐỘNG XÃ HỘI

Điều 50. Thành lập, giải thể Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội
Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội được thành lập theo địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, chịu sự quản lý trực tiếp của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
Căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc thành lập, giải thể Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội. Việc thành lập, giải thể phải báo cáo bằng văn bản về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
Những địa phương có số lượng ít người nghiện ma túy, người bán dâm có thể gửi đối tượng đến Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội của địa phương khác trên cơ sở thoả thuận giữa địa phương nơi gửi và nơi nhận.
Điều 51. Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội
Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội có chức năng, nhiệm vụ:
1. Tiếp nhận, phân loại, tổ chức chữa trị, phục hồi sức khoẻ cho người vào Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội; tổ chức lao động trị liệu, lao động sản xuất cho người vào Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội; tổ chức học tập, giáo dục, dạy nghề; bảo đảm các điều kiện vật chất, sinh hoạt tinh thần cho họ.

2. Nghiên cứu thực nghiệm mô hình, quy trình chữa trị, cai nghiện, phục hồi; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức và nhân viên của Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội.
3. Quản lý và sử dụng các nguồn kinh phí theo quy định; giữ gìn an ninh trật tự an toàn xã hội tại Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội.
4. Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan để tổ chức quản lý, chữa bệnh, giáo dục, lao động, dạy nghề và hướng nghiệp cho người vào Trung tâm.
Điều 52. Phân khu trong Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội
1. Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội tổ chức khu vực dành riêng cho những đối tượng sau:
a) Phụ nữ;
b) Người mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm;
c) Người đã tái phạm nhiều lần hoặc có hành vi gây rối trật tự;
d) Người chưa thành niên.
2. Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội phải có nơi tiếp nhận đối tượng, nơi khám, chữa bệnh, học tập, dạy nghề, lao động, nơi ăn ở, sinh hoạt văn hoá thể thao đảm bảo vệ sinh, an toàn cho người bị đưa vào Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội.
3. Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội có phòng kỷ luật để giáo dục những đối tượng có hành vi chống đối người thi hành công vụ và các hành vi vi phạm nghiêm trọng khác.
Điều 53. Cơ cấu tổ chức của Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội
Cơ cấu tổ chức của Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội bao gồm:
1. Ban giám đốc gồm có:
– Giám đốc;
– Các Phó giám đốc.
2. Tùy theo quy mô tổ chức, số lượng, đặc điểm, tính chất của người bị đưa vào Trung tâm và đặc thù của từng địa phương, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cơ cấu tổ chức bộ máy và biên chế cần thiết.
Điều 54. Phối hợp, hỗ trợ trong việc bảo đảm an ninh trật tự và chữa trị tại Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội

1. Khi có tình hình phức tạp về y tế, an ninh trật tự, thì Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đề nghị Giám đốc Sở Y tế, Giám đốc Công an cấp tỉnh có trách nhiệm cử cán bộ, chiến sĩ của ngành mình tăng cường, hỗ trợ, phối hợp.
2. Trong thời gian công tác tại Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội các cán bộ, nhân viên, chiến sĩ của ngành Y tế, Công an làm việc theo sự phân công và chỉ đạo điều hành của Giám đốc Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội.
3. Cán bộ, nhân viên, chiến sĩ của ngành Y tế, Công an trong thời gian công tác tại Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội được hưởng chế độ phụ cấp đặc thù nghề nghiệp, phụ cấp độc hại, phụ cấp nguy hiểm, phụ cấp trách nhiệm và các chế độ phụ cấp khác theo quy định của pháp luật.
Điều 55. Giám đốc, các Phó giám đốc Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội
Giám đốc Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và ý kiến thẩm định của Giám đốc Sở Nội vụ.
Phó giám đốc Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội do Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội.
Điều 56. Thẩm quyền của Giám đốc, các Phó giám đốc Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội
Giám đốc Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội chịu trách nhiệm toàn bộ về các hoạt động của Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội theo quy định của pháp luật.
Các Phó giám đốc thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Giám đốc.
Điều 57. Thẩm quyền của Giám đốc Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội trong việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế

1. Giám đốc Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội được quyết định áp dụng các biện pháp cưỡng chế đối với người đang chữa trị, cai nghiện, phục hồi tại Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội trong các trường hợp :
Không chấp hành các quy định về giáo dục, lao động, chữa trị cai nghiện, phục hồi của Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội; có hành vi làm mất an ninh trật tự, chống lại người thi hành công vụ, xâm hại sức khoẻ và xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác hoặc xâm hại tài sản của Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội.
2. Bộ Công an phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế đối với các đối tượng có hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Khi có tình hình phức tạp về an ninh trật tự thì Giám đốc Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội có quyền yêu cầu chính quyền địa phương sở tại, lực lượng vũ trang nhân dân hỗ trợ. Chính quyền địa phương, lực lượng vũ trang nhân dân có trách nhiệm đáp ứng yêu cầu và có biện pháp phối hợp hỗ trợ kịp thời để bảo vệ Trung tâm.
4. Khi Giám đốc vắng mặt thì uỷ quyền bằng văn bản cho một Phó Giám đốc.
Điều 58. Trang bị, sử dụng vũ khí và công cụ hỗ trợ
Cán bộ bảo vệ Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội được trang bị, sử dụng công cụ hỗ trợ. Việc trang bị, sử dụng công cụ hỗ trợ phải theo đúng quy định của pháp luật. Trong trường hợp cần sử dụng vũ khí thì phải được phép của cơ quan có thẩm quyền.
Điều 59. Khám sức khoẻ ban đầu cho người bị đưa vào Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội
Y tế của Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội có trách nhiệm khám sức khoẻ cho người mới vào Trung tâm để xác định tình trạng sức khoẻ, bệnh tật và lập hồ sơ bệnh án phục vụ cho việc chữa bệnh, dạy nghề và phân công lao động. Giám đốc Sở Y tế có trách nhiệm chỉ đạo các bệnh viện, trung tâm y tế thuộc quyền quản lý phối hợp tổ chức điều trị cho những người bị đưa vào Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội.
Điều 60. Tổ chức lao động, học văn hoá, học nghề cho người bị đưa vào Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội
Giám đốc Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội căn cứ vào điều kiện sức khoẻ, nghề nghiệp, giới tính của người bị đưa vào Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội và tình hình công việc của Trung tâm để sắp xếp công việc phù hợp. Nếu người bị đưa vào Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội chưa có nghề nghiệp hoặc có nghề nghiệp nhưng không phù hợp thì có thể được học nghề.
Giám đốc Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội có trách nhiệm tổ chức các lớp học xoá mù chữ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tổ chức học nghề, giáo dục pháp luật cho những người bị đưa vào Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội.
Điều 61. Giảm thời hạn, tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại tại Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội
Hàng tháng, Ban Giám đốc Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội nhận xét, đánh giá kết quả lao động, học tập và chữa bệnh của người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh để theo dõi quá trình rèn luyện, tu dưỡng và chữa trị.
Điều 62. Hết hạn chấp hành quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh
Trong thời gian mười ngày trước khi hết thời hạn chấp hành quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh, Giám đốc Trung tâm phải thông báo cho người đó biết. Khi hết hạn chấp hành quyết định, Giám đốc Trung tâm cấp Giấy chứng nhận đã chấp hành xong quyết định cho người đó và gửi bản sao giấy chứng nhận đến Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, cơ quan Lao động – Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện nơi đã ra quyết định, Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú và gia đình người đó để tiếp tục quản lý, giáo dục.
CHƯƠNG V
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC TRONG QUẢN LÝ TRUNG TÂM CHỮA BỆNH – GIÁO DỤC – LAO ĐỘNG XÃ HỘI
Điều 63. Trách nhiệm của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm:
1. Thực hiện hoạt động quản lý nhà nước đối với các Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội.
2. Hướng dẫn, chỉ đạo các địa phương lập quy hoạch, kế hoạch và phát triển Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội; thành lập, giải thể các Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội; tổ chức tiếp nhận người bị bắt buộc và người tự nguyện vào Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội.
3. Chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng ban hành các quy phạm, tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật về xây dựng cho các Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội; phối hợp với Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, chức danh tiêu chuẩn cán bộ Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội và trách nhiệm, quyền hạn của Giám đốc; phối hợp với Bộ Y tế hướng dẫn quy trình chữa trị cho người nghiện ma túy, người bán dâm tại các Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội; phối hợp với Bộ Tài chính quy định chế độ tài chính của Trung tâm theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước
4. Kiểm tra, thanh tra tổ chức hoạt động của các Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội.
5. Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực cai nghiện và chữa bệnh xã hội.
Điều 64. Trách nhiệm của Bộ Y tế
Bộ Y tế có trách nhiệm:
1. Quy định danh mục các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
2. Nghiên cứu, xác định các loại thuốc và phương pháp chữa bệnh cho người nghiện ma túy, người bán dâm.
3. Chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn, chỉ đạo việc điều trị cai nghiện ma túy, chữa bệnh xã hội trong các Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội; quy định chế độ điều trị, cai nghiện ma túy, chữa bệnh xã hội cho người bị đưa vào Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội.
Điều 65. Trách nhiệm của Bộ Công an
Bộ Công an có trách nhiệm:
1. Hướng dẫn, chỉ đạo cơ quan Công an các cấp chủ trì, phối hợp với cơ quan Lao động – Thương binh và Xã hội, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức đoàn thể xã hội có liên quan giúp Uỷ ban nhân dân cùng cấp trong việc thu thập tài liệu, lập hồ sơ, thẩm tra hồ sơ người nghiện ma túy, người bán dâm để đề nghị đưa vào Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội.
2. Hướng dẫn việc tổ chức đưa người phải chấp hành quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh; cử cán bộ, chiến sĩ của ngành tham gia bảo vệ các Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội theo đề nghị của ngành Lao động – Thương binh và Xã hội; phối hợp kiểm tra việc tổ chức bảo vệ các Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội.
3. Tổ chức đào tạo, hướng dẫn việc sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ và nghiệp vụ cho lực lượng bảo vệ của các Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội.
Điều 66. Trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm:
1. Chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội xây dựng chương trình học tập, giảng dạy cho đối tượng trong Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội; hướng dẫn, chỉ đạo, phối hợp kiểm tra việc học tập, tổ chức thi, cấp bằng, chứng chỉ cho những đối tựơng học văn hoá và hỗ trợ đội ngũ giáo viên cho Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội.
2. Hướng dẫn, chỉ đạo ngành Giáo dục và Đào tạo địa phương tạo điều kiện cho đối tượng được tiếp tục học tập sau khi chấp hành xong thời hạn chữa trị, cai nghiện ở Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội.
Điều 67. Trách nhiệm của Bộ Tài chính
Bộ Tài chính có trách nhiệm:
Điều 68. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân các cấp
1. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:
a) Chỉ đạo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với các cơ quan liên quan lập kế hoạch tổ chức chữa trị, cai nghiện và phòng, chống tái phạm tại địa phương; chủ trì, phối hợp với cơ quan Công an, Y tế, Giáo dục và Đào tạo cùng cấp và các cơ quan, tổ chức có liên quan tổ chức chữa trị, cai nghiện, quản lý, giáo dục người nghiện ma túy, người bán dâm và người đã được chữa trị, cai nghiện;
b) Phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và các Bộ, ngành có liên quan trong việc tổ chức và quản lý các Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội tại địa phương mình.
2. Uỷ ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm:
a) Xây dựng kế hoạch chữa trị, cai nghiện, phục hồi cho người nghiện ma túy, người bán dâm vào Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội hàng năm;
b) Chỉ đạo cơ quan Lao động – Thương binh và Xã hội, Công an và các ngành có liên quan trong việc quản lý và tổ chức đưa người phải chấp hành quyết định vào Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội;
c) Hướng dẫn, chỉ đạo Uỷ ban nhân dân cấp xã tạo điều kiện cho những người đã chấp hành xong quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh tìm việc làm, tái hoà nhập cộng đồng.
3. Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm :
a) Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người đã chấp hành xong quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh có trách nhiệm phối hợp với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên tiếp tục quản lý, giáo dục, tạo điều kiện để người đó có việc làm và ổn định cuộc sống, tái hoà nhập cộng đồng.
b) Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội đóng trên địa bàn có trách nhiệm phối hợp, tạo điều kiện để Trung tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ, bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn thuộc thẩm quyền.
CHƯƠNG VI
KHIẾU NẠI, TỐ CÁO, KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 69. Quyền kiến nghị, khiếu nại, tố cáo và khởi kiện hành chính
1. Người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người đó có quyền kiến nghị về việc quản lý, lao động, học tập và chữa bệnh tại Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội với Ban Giám đốc Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội; khiếu nại hoặc khởi kiện hành chính về quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh.
2. Mọi công dân có quyền tố cáo hành vi trái pháp luật trong việc đưa người vào Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội.
3. Thẩm quyền, thủ tục, thời hạn giải quyết khiếu nại, khởi kiện hành chính được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và theo quy định của pháp luật về thủ tục giải quyết các vụ án hành chính.
Điều 70. Khen thưởng – kỷ luật
1. Cá nhân, tổ chức có thành tích trong việc tổ chức thực hiện biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh được khen thưởng theo chế độ chung của Nhà nước.
2. Trong thời gian chấp hành quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh, người đang chấp hành có tiến bộ hoặc có thành tích xuất sắc thì được khen thưởng với các hình thức sau:
a) Biểu dương khen thưởng;
b) Đề nghị giảm hoặc miễn thời hạn chấp hành quyết định;
c) Các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
3. Trong thời gian chữa trị, cai nghiện tại Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội, người đang chữa trị, cai nghiện vi phạm nội quy của Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội, không chịu tham gia lao động, học tập thì Giám đốc Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội xét và quyết định kỷ luật bằng các hình thức sau:

a) Phê bình;
b) Cảnh cáo;
c) Giáo dục tại phòng kỷ luật.
Giám đốc Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội ra quyết định kỷ luật bằng hình thức giáo dục tại phòng kỷ luật tối đa là bảy ngày cho một lần quyết định.
Đối tượng bị đưa vào phòng kỷ luật phải làm bản kiểm điểm và tự kiểm điểm trước toàn đơn vị trực tiếp quản lý đối tượng.
4. Trường hợp đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại vật chất thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm thân thể, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của người đang chấp hành kỷ luật trong Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội.
5. Các quyết định khen thưởng và kỷ luật phải bằng văn bản và lưu vào hồ sơ của đối tượng.
Điều 71. Xử lý vi phạm đối với người có thẩm quyền trong việc thi hành biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh
Người có thẩm quyền trong việc thi hành biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh mà dung túng, bao che cho hành vi trái pháp luật; xâm phạm sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của người vào Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội hoặc vi phạm các quy định khác của pháp luật thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại vật chất thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
CHƯƠNG VII
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 72. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Nghị định này thay thế Nghị định số 20/CP ngày 13 tháng 4 năm 1996 của Chính phủ ban hành Quy chế về cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính, Nghị định số 34/2002/NĐ-CP ngày 28 tháng 3 năm 2002 của Chính phủ quy định về trình tự, thủ tục và chế độ cai nghiện đối với người nghiện ma túy đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc và Quyết định số 167/TTg ngày 08 tháng 4 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số chế độ trợ cấp đối với các đối tượng cứu trợ xã hội. Những quy định trước đây trái với Nghị định này đều bãi bỏ.
Điều 73. Hướng dẫn thi hành
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Bộ Công an, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ, Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính và các Bộ, ngành liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp hướng dẫn chi tiết, kiểm tra việc thực hiện Nghị định này.
Điều 74. Trách nhiệm thi hành
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Nghị định 135/2004/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, tổ chức hoạt động của cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và chế độ áp dụng đối với người thành niên, người tự nguyện vào cơ sở chữa bệnh”