Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Thông tư liên tịch 05/2004/TTLT-BTM-BTC-BGTVT-BNN-BYT-NHNN của Bộ Thương mại, Bộ Tài chính, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế và Ngân hàng Nhà nước về việc hướng dẫn thực hiện Quyết định số 252/2003/QĐ-TTg ngày 24/11/2003 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý buôn bán hàng hoá qua biên giới với các nước có chung biên giới

THÔNG TƯ

LIÊN TỊCH BỘ THƯƠNG MẠI – BỘ TÀI CHÍNH – BỘ GIAO THÔNG
VẬN TẢI – BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN – BỘ Y TẾ-
BỘ THỦY SẢN – NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
SỐ 05/2004/TTLT-BTM-BTC-BGTVT-BNN&PTNT-BYT-BTS-NHNN
NGÀY 17 THÁNG 8 NĂM 2004 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH
SỐ 252/2003/QĐ-TTG NGÀY 24 THÁNG 11 NĂM 2003 CỦA
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ QUẢN LÝ BUÔN BÁN HÀNG HOÁ
QUA BIÊN GIỚI VỚI CÁC NƯỚC CÓ CHUNG BIÊN GIỚI

Căn cứ Quyết định số 252/2003/QĐ-TTg ngày 24 tháng 11 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý buôn bán hàng hoá qua biên giới với các nước có chung biên giới,

Liên tịch Bộ Thương mại, Bộ Tài chính, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Y tế, Bộ Thuỷ sản và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn thực hiện Quyết định số 252/2003/QĐ-TTg ngày 24 tháng 11 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý buôn bán hàng hoá qua biên giới với các nước có chung biên giới như sau:


I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

1. Phạm vi điều chỉnh

Hoạt động buôn bán hàng hoá qua biên giới quy định tại Thông tư này gồm:

1.1. Hoạt động mua bán, trao đổi hàng hoá của cư dân biên giới là những hoạt động dành riêng cho cư dân biên giới phù hợp với các quy định tại Điều 2, Điều 5.2 và Điều 6 của Quyết định số 252/2003/QĐ-TTg ngày 24 tháng 11 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý buôn bán hàng hoá qua biên giới với các nước có chung biên giới.

1.2. Buôn bán tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu và chợ trong khu kinh tế cửa khẩu.

1.3. Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá qua biên giới được các chủ thể quy định tại Điều 6 và Điều 8 của Thông tư này tiến hành theo các phương thức không theo thông lệ thông thường quốc tế (có thể có hợp đồng hoặc không có hợp đồng, có thể theo nhiều hình thức thanh toán khác nhau).

2. Hàng hoá buôn bán qua biên giới

Tất cả các hàng hoá, trừ hàng hoá cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, hàng hoá kinh doanh có điều kiện phải thực hiện theo những quy định tại Quyết định số 46/2001/QĐ-TTg ngày 04 tháng 4 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thời kỳ 2001 – 2005, các Quyết định có liên quan khác của Thủ tướng Chính phủ và văn bản hướng dẫn của Bộ Thương mại và các Bộ, cơ quan quản lý chuyên ngành, các hàng hoá khác được tự do trao đổi, buôn bán và xuất khẩu nhập khẩu qua biên giới.

3. Chất lượng hàng hoá buôn bán qua biên giới

3.1. Về kiểm dịch y tế biên giới:

3.1.1. Tất cả các loại hàng hoá buôn bán qua biên giới đều phải được kiểm dịch theo quy định của Điều lệ kiểm dịch y tế biên giới ban hành kèm theo Nghị định số 41/1998/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 1998 của Chính phủ và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn hiện hành.

3.1.2. Bộ Y tế là cơ quan giúp Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kiểm dịch y tế biên giới. Cục y tế dự phòng và phòng chống HIV/AIDS là cơ quan kiểm dịch y tế biên giới, trực thuộc Bộ Y tế, chịu trách nhiệm triển khai các hoạt động kiểm dịch y tế biên giới trên địa bàn cả nước. Hệ thống tổ chức cơ quan kiểm dịch y tế biên giới Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ quy định.

3.1.3. Trong Thông tư liên tịch này:

a. “Kiểm dịch y tế biên giới” là kiểm tra y tế để phát hiện các bệnh phải kiểm dịch và để giám sát các bệnh truyền nhiễm đối với người, các phương tiện vận tải khi nhập cảnh, xuất cảnh, những hành lý, hàng hoá, thùng chứa, bưu phẩm, bưu kiện khi nhập khẩu, xuất khẩu phù hợp với các quy định của Điều lệ kiểm dịch y tế biên giới ban hành kèm theo Nghị định số 41/1998/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 1998 của Chính phủ và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn hiện hành.

b. “Cơ quan kiểm dịch y tế biên giới” là cơ quan y tế trực tiếp chịu trách nhiệm thực hiện các biện pháp y tế do Điều lệ kiểm dịch y tế biên giới quy định tại khu vực phụ trách.

c. “Khu vực kiểm dịch y tế” là khu vực quy định cho người, phương tiện vận tải nhập cảnh, xuất cảnh dừng lại để kiểm dịch tại cửa khẩu biên giới.

d. “Kiểm dịch viên y tế” là người được giao nhiệm vụ trực tiếp chịu trách nhiệm thực hiện các biện pháp y tế trong khu vực phụ trách theo quy định của Điều lệ kiểm dịch y tế biên giới.

e. “Kiểm tra y tế” là việc thực hiện các biện pháp nghiệp vụ y tế đối với người, phương tiện vận tải và các đối tượng kiểm dịch khác trước khi nhập cảnh, xuất cảnh, nhập khẩu, xuất khẩu.

g. “Giám sát bệnh truyền nhiễm” là điều tra, giám sát dịch tễ, huyết thanh, căn nguyên, triệu chứng lâm sàng và đánh giá khả năng phát triển, lây lan trở thành dịch của một bệnh truyền nhiễm.

h. “Điều tra hồi cứu” là dùng phương pháp dịch tễ, xét nghiệm vi sinh vật, huyết thanh để xác định một bệnh phải kiểm dịch, hoặc một bệnh truyền nhiễm đã xảy ra và các nguyên nhân gây bệnh đó.

i. “Véc tơ” là côn trùng y học, động vật gặm nhấm (bao gồm các loài chuột…) mang các tác nhân gây bệnh phải kiểm dịch, bệnh truyền nhiễm cho người.

k. “Biện pháp xử lý y tế” gồm các biện pháp tiêm chủng, cách ly, lưu nghiệm, giám sát, kiểm tra sức khoẻ và các biện pháp vệ sinh như tẩy uế, diệt khuẩn, diệt véc tơ.

l. “Các bệnh phải kiểm dịch”: bệnh dịch hạch, bệnh tả, bệnh sốt vàng và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác mới phát sinh theo quy định của Bộ Y tế.

m. “Bệnh truyền nhiễm” là bệnh do tác nhân gây nhiễm khuẩn hoặc độc tố của chúng gây nên có thể lan truyền cho người trực tiếp hoặc gián tiếp qua vật chủ trung gian, qua véc tơ hoặc môi trường.

n. “Người phụ trách cửa khẩu”: là thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước tại cửa khẩu mà cơ quan đó được chỉ định trực tiếp phụ trách, điều phối hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước khác tại cửa khẩu, tuỳ theo từng cửa khẩu cơ quan đó là hải quan hay bộ đội biên phòng.

p.”Cơ quan quản lý nhà nước tại cửa khẩu” là cơ quan có chức năng quản lý nhà nước về các mặt tại cửa khẩu, bao gồm hải quan, bộ đội biên phòng, kiểm dịch động vật, thực vật, kiểm dịch y tế,… và các cơ quan khác theo quy định của nhà nước.

3.1.4. Đối tượng và địa điểm kiểm dịch y tế

3.1.4.1. Mọi người, mọi phương tiện vận tải và những vật thể có khả năng mang bệnh, truyền bệnh từ vùng đang có hoặc lưu hành bệnh phải kiểm dịch, bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khi nhập cảnh, xuất cảnh, nhập khẩu, xuất khẩu đều phải chịu sự giám sát của cơ quan kiểm dịch y tế biên giới tại cửa khẩu nơi nhập cảnh, xuất cảnh, nhập khẩu, xuất khẩu. Trong trường hợp bị cơ quan kiểm dịch y tế phát hiện đang nhiễm hoặc mang véc tơ làm lây truyền bệnh phải kiểm dịch, bệnh truyền nhiễm nguy hiểm theo quy định tại Điều lệ kiểm dịch y tế biên giới nói trên thì phải chịu sự kiểm dịch tại khu vực kiểm dịch.

Trước khi làm thủ tục, cơ quan kiểm dịch y tế thông báo kịp thời cho các cơ quan kiểm dịch động, thực vật ở tại cửa khẩu biên giới phối hợp cùng tiến hành các thủ tục kiểm dịch của mỗi cơ quan để không làm ảnh hưởng đến nội dung kiểm dịch của từng ngành.

Khi phương tiện vận tải phải kiểm dịch thì mọi người trên phương tiện vận tải và những vật thể có khả năng mang bệnh, truyền bệnh có trên phương tiện vận tải đó đều phải được kiểm dịch.

Trình tự và thể thức kiểm dịch y tế biên giới do Bộ Y tế quy định.

3.1.4.2 Tuy nhiên, nếu đối tượng có khả năng truyền bệnh cũng thuộc đối tượng phải kiểm dịch động, thực vật (ví dụ trâu, bò, lợn, gà…) thì chỉ phải kiểm tra ở một khâu hoặc kiểm dịch y tế như quy định trong mục 3.1 hoặc kiểm dịch động thực vật như quy định trong mục 3.2.

3.1.5. Việc vận chuyển thi hài, hài cốt qua biên giới phải được cơ quan kiểm dịch y tế biên giới kiểm tra y tế và cấp giấy chứng nhận.

Trình tự và thể thức kiểm tra y tế do Bộ Y tế quy định.

3.1.6. Các sản phẩm đặc biệt như vi khuẩn y học, vi rút y học, các sản phẩm sinh y học, các mô, các tổ chức của cơ thể người, máu và các thành phần của máu người phải được cơ quan kiểm dịch y tế biên giới kiểm tra và cấp giấy chứng nhận kiểm dịch mới được nhập khẩu, xuất khẩu.

Trình tự và thể thức kiểm tra y tế do Bộ Y tế quy định.

3.1.7. Khu vực kiểm dịch y tế tại cửa khẩu biên giới do cơ quan quản lý cửa khẩu biên giới phối hợp với cơ quan kiểm dịch y tế biên giới thống nhất quy định.

3.1.8. Kiểm dịch viên y tế trong khi thi hành nhiệm vụ kiểm dịch phải mang thẻ kiểm dịch và trang phục có phù hiệu theo quy định của Bộ Y tế.

3.1.9. Kiểm dịch đối với các đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự và các đối tượng đặc biệt khác thực hiện theo hướng dẫn của liên bộ Y tế và Ngoại giao.

3.2. Kiểm dịch động vật, kiểm dịch thực vật, kiểm dịch thuỷ sản:

3.2.1. Chỉ những hàng hoá thuộc danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện kiểm dịch động vật, kiểm dịch thực vật do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công bố, thuộc diện kiểm dịch thuỷ sản do Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản công bố, mới phải làm thủ tục kiểm dịch.

3.2.2. Danh mục hàng hoá (vật thể) thuộc diện kiểm dịch thực vật nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập và quá cảnh được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công bố trong từng thời kỳ và ban hành kèm theo Thông tư số 73/2003/TT-BNN-BVTV ngày 01 tháng 7 năm 2003 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hướng dẫn việc thực hiện công tác kiểm dịch thực vật nội địa.

3.2.3. Danh mục hàng hoá (động vật) thuộc diện kiểm dịch động vật xuất khẩu, nhập khẩu được thực hiện theo Quyết định số 607 NN-TY/QĐ ngày 09 tháng 06 năm 1994 của Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn).

3.2.4. Danh mục đối tượng kiểm dịch đối với động vật và sản phẩm động vật thuỷ sản xuất khẩu, nhập khẩu được thực hiện theo Thông tư số 02/TS-TT ngày 25 tháng 6 năm 1994 của Bộ Thuỷ sản.

3.2.5. Các đơn vị có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận kiểm dịch, xác nhận giấy đăng ký kiểm dịch cho hàng hoá quy định tại điểm 3.2.1 nêu trên (dưới đây gọi chung là cơ quan kiểm dịch) là những đơn vị được giao nhiệm vụ theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản (Danh sách các cơ quan kiểm dịch được ghi trong Thông tư liên tịch số 17/2003/TTLT-BTC-NN& PTNT-BTS ngày 14 tháng 3 năm 2003 hướng dẫn việc kiểm tra, giám sát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện kiểm dịch động vật, kiểm dịch thực vật, kiểm dịch thuỷ sản và Quyết định số 05/2003/QĐ-BTS ngày 29 tháng 4 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản sửa đổi Phụ lục 1 (Phần thuỷ sản) của Thông tư liên tịch nêu trên).

3.2.6. Đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu phi mậu dịch (không nhằm mục đích kinh doanh) phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng, sinh hoạt của hành khách xuất cảnh, nhập cảnh, của các cơ quan đại diện ngoại giao, các tổ chức quốc tế, hàng hoá mua bán, trao đổi của cư dân biên giới thì cơ quan hải quan giải quyết thông quan không yêu cầu phải nộp Giấy đăng ký kiểm dịch hoặc Giấy chứng nhận kiểm dịch, trừ trường hợp cơ quan kiểm dịch thông báo phải kiểm dịch đối với từng mặt hàng cụ thể, ở từng thời điểm cụ thể.

3.2.7 Việc kiểm dịch đối với hàng hoá nhập khẩu thực hiện theo phương thức đăng ký trước, kiểm tra sau, cụ thể là:

– Trước khi làm thủ tục hải quan, chủ hàng phải đăng ký kiểm dịch với cơ quan kiểm dịch.

– Cơ quan kiểm dịch có thể kiểm dịch cùng lúc cơ quan hải quan kiểm tra hàng hoá hoặc kiểm dịch sau khi hàng hoá đã hoàn thành thủ tục hải quan theo thời gian và địa điểm được xác định trong giấy đăng ký kiểm dịch (theo mẫu tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư liên tịch số 17/2003/TTLT-BTC-NN&PTNT-BTS ngày 14 tháng 3 năm 2003 hướng dẫn việc kiểm tra, giám sát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện kiểm dịch động vật, kiểm dịch thực vật, kiểm dịch thuỷ sản).

3.2.8. Trách nhiệm của chủ hàng:

3.2.8.1. Đối với hàng hoá xuất khẩu:

Trước khi xuất khẩu hàng hoá, chủ hàng phải đăng ký và khai báo với cơ quan kiểm dịch làm thủ tục kiểm tra, cấp giấy chứng nhận kiểm dịch đối với hàng hoá phải kiểm dịch theo quy định của pháp luật hoặc theo yêu cầu của người mua.

3.2.8.2. Đối với hàng hoá nhập khẩu:

Trước khi làm thủ tục hải quan, chủ hàng phải đăng ký kiểm dịch (kê khai 3 bản theo mẫu tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư liên tịch số 17/2003/TTLT/BTC-NN&PTNT-BTS ngày 14 tháng 3 năm 2003 hướng dẫn việc kiểm tra, giám sát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện kiểm dịch động vật, kiểm dịch thực vật, kiểm dịch thuỷ sản) với cơ quan kiểm dịch.

3.2.8.2.1. Khi làm thủ tục hải quan, ngoài bộ hồ sơ theo quy định của cơ quan hải quan, phải nộp giấy đăng ký kiểm dịch do cơ quan kiểm dịch xác nhận.

3.2.8.2.2. Sau khi đăng ký kiểm dịch nhưng không nhập khẩu hàng hoá nữa thì phải nộp lại cơ quan kiểm dịch (nơi xác nhận) 2 bản Giấy đăng ký kiểm dịch. Trường hợp khi làm thủ tục nhập khẩu, cơ quan hải quan xác định là hàng hoá không được nhập khẩu vào Việt Nam, chủ hàng phải nộp lại cho cơ quan kiểm dịch (nơi xác nhận) Giấy đăng ký kiểm dịch (bản của chủ hàng) có xác nhận lý do không được nhập khẩu của cơ quan hải quan.

3.2.8.2.3. Đối với hàng hoá làm thủ tục kiểm dịch sau khi hoàn thành thủ tục hải quan:

– Phải đưa nguyên trạng hàng hoá đã được làm thủ tục hải quan về đúng địa điểm, đúng thời gian đã đăng ký trong giấy đăng ký kiểm dịch.

– Trong trường hợp bất khả kháng không thể đưa hàng hoá về đúng địa điểm, đúng thời gian đã đăng ký để kiểm dịch thì phải giải trình với cơ quan kiểm dịch.

3.2.8.2.4. Phải thực hiện nghiêm chỉnh các nghĩa vụ:

– Chỉ được đưa hàng hoá lưu thông sau khi cơ quan kiểm dịch cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch.

– Chấp hành quyết định xử lý của cơ quan kiểm dịch (nếu có) đối với lô hàng.

– Đối với lô hàng sau khi kiểm dịch không đủ điều kiện nhập khẩu, bị buộc tái xuất, khi làm thủ tục xuất khẩu phải xuất trình hồ sơ hải quan nhập khẩu, quyết định bị buộc tái xuất của cơ quan kiểm dịch và hàng hoá cho cơ quan hải quan nơi đã làm thủ tục nhập khẩu lô hàng.

3.2.9. Trách nhiệm của cơ quan kiểm dịch:

3.2.9.1. Trách nhiệm đối với việc đăng ký, xác nhận vào bản Giấy đăng ký kiểm dịch, trả lại chủ hàng 02 bản, lưu 01 bản.

3.2.9.2. Sau khi xác nhận Giấy đăng ký kiểm dịch, theo dõi, kiểm dịch, cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch hoặc xử lý theo quy định.

3.2.9.3. Đối với lô hàng đã hoàn thành thủ tục hải quan, trước khi tiến hành kiểm dịch, phải đối chiếu hàng hoá với khai báo của chủ hàng, với bộ hồ sơ hải quan. Nếu có sự sai khác thì lập biên bản, xử lý theo quy định của pháp luật.

3.2.9.4. Sau khi kiểm dịch, nếu là hàng hoá phải tiêu huỷ thì tổ chức tiêu huỷ theo đúng quy định của pháp luật; nếu hàng hoá buộc phải tái xuất thì ra quyết định buộc tái xuất, ghi rõ thời gian phải thực hiện tái xuất, giao chủ hàng 01 bản để thực hiện 01 bản để gửi cho cơ quan hải quan (nơi làm thủ tục nhập khẩu lô hàng) để phối hợp thực hiện; theo dõi lô hàng đến khi thực tái xuất; xử lý vi phạm đối với chủ hàng không thực hiện nghiêm túc quyết định buộc tái xuất.

3.2.9.5. Thông báo kịp thời cho cục hải quan tỉnh, thành phố những tổ chức, cá nhân không thực hiện đúng cam kết và kiểm dịch đã đăng ký, đề nghị cưỡng chế thủ tục hải quan các lô hàng tiếp theo.

3.2.9.6. Khi tổ chức, cá nhân đã thực hiện quyết định xử lý thì cơ quan kiểm dịch (nơi đề nghị cưỡng chế thủ tục hải quan) cấp văn bản xác nhận để trình với cơ quan hải quan xoá cưỡng chế làm thủ tục, trong đó nêu rõ doanh nghiệp bị cưỡng chế theo thông báo nào (số, ngày tháng, hành vi vi phạm, hình thức xử lý).

3.2.10. Trách nhiệm của cơ quan hải quan:

3.2.10.1. Đối với hàng hoá xuất khẩu:

Cơ quan hải quan chỉ yêu cầu nộp Giấy chứng nhận kiểm dịch đối với hàng hoá phải kiểm dịch theo quy định của pháp luật.

3.2.10.2. Đối với hàng hoá nhập khẩu:

3.2.10.2.1. Khi tiếp nhận đăng ký hồ sơ hải quan, yêu cầu chủ hàng nộp 01 giấy đăng ký kiểm dịch (bản chính) đã được cơ quan kiểm dịch xác nhận; làm thủ tục theo quy định.

3.2.10.2.2. Đối với hàng hoá nhập khẩu đã hoàn thành thủ tục hải quan bị buộc tái xuất theo quyết định của cơ quan kiểm dịch, hải quan cửa khẩu (nơi đã làm thủ tục nhập khẩu lô hàng) đối chiếu hồ sơ nhập khẩu của lô hàng với thực tế hàng hoá, nếu phù hợp thì làm thủ tục tái xuất, nếu không phù hợp thì lập biên bản, thông báo cho cơ quan kiểm dịch (nơi ra quyết định buộc tái xuất) để xử lý theo quy định của pháp luật.

3.2.10.2.3. Đối với những lô hàng nhập khẩu đã đăng ký kiểm dịch nhưng không được nhập khẩu do có vi phạm về chính sách quản lý xuất nhập khẩu thì Hải quan nơi làm thủ tục xác nhận, ghi rõ lý do vào Giấy đăng ký kiểm dịch.

3.2.10.2.4. Cưỡng chế thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của tổ chức, cá nhân theo đề nghị của cơ quan kiểm dịch do vi phạm pháp luật kiểm dịch đối với hàng hoá nhập khẩu đã đăng ký kiểm dịch.

3.2.10.2.5. Xoá bỏ cưỡng chế khi có tổ chức, cá nhân nộp bản sao và xuất trình bản chính văn bản của cơ quan kiểm dịch (nơi đề nghị cưỡng chế) xác nhận đã thực hiện quyết định xử lý. Bản sao của tổ chức thì phải xác nhận, ký tên, đóng dấu, bản sao của cá nhân là bản photocopy.

3.2.11. Quan hệ phối hợp:

3.2.11.1. Trong trường hợp cơ quan kiểm dịch có yêu cầu kiểm dịch xong lô hàng trước khi hoàn thành thủ tục hải quan thì 2 cơ quan liên quan phải phối hợp chặt chẽ với nhau và cơ quan hải quan chỉ quyết định thông quan sau khi có kết luận của cơ quan kiểm dịch.

3.2.11.2. Hàng năm, các Chi cục Hải quan chủ trì họp với các cơ quan kiểm dịch có liên quan để rút kinh nghiệm về việc phối hợp kiểm tra, giám sát hàng hoá thuộc diện phải kiểm dịch. Trong trường hợp cần thiết có thể tổ chức họp đột xuất theo đề nghị của cơ quan hải quan hoặc cơ quan kiểm dịch.

3.3. Về kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm:

3.3.1. Thực phẩm xuất, nhập khẩu theo đường chính ngạch, tiểu ngạch, doanh nghiệp phải xuất trình tiêu chuẩn cơ sở (đã công bố chất lượng với cơ quan y tế có thẩm quyền) và kết quả kiểm nghiệm đối với lô hàng của một cơ quan kiểm tra nhà nước về chất lượng đã được Bộ Y tế chỉ định. Những đối tượng không đủ hồ sơ kể trên thì phải qua kiểm tra chất lượng hàng hoá trước khi lưu thông.

3.3.2. Khi có dịch thì việc kiểm dịch là cần thiết và liên tục (nhất là khi có chỉ định dịch tễ về bệnh có thể lây cho người hoặc động, thực vật) theo quy định của bộ chủ quản

3.3.3. Khi không có dịch, việc kiểm tra, giám sát vệ sinh thực phẩm phải được cơ quan chức năng tiến hành một cách ngẫu nhiên hoặc định kỳ.

3.4. Về kiểm soát chất lượng:

3.4.1. Hàng hoá, hành lý, thiết bị của các đối tượng sau đây không phải kiểm tra nhà nước về chất lượng:

– Hàng hoá mua bán, trao đổi của cư dân biên giới; hàng hoá đưa vào chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu;

– Hành lý cá nhân, hàng ngoại giao, hàng mẫu, hàng triển lãm, hội chợ, quà biếu;

– Vật tư, thiết bị, máy móc của các liên doanh đầu tư không trực tiếp lưu thông trên thị trường, chỉ phục vụ cho nhu cầu sản xuất hàng hoá của cơ sở;

– Hàng hoá, vật tư thiết bị tạm nhập tái xuất;

– Hàng quá cảnh, chuyển khẩu;

– Hàng gửi kho ngoại quan;

– Hàng doanh nghiệp Việt Nam gia công cho thương nhân nước ngoài ;

3.4.2. Hàng hoá xuất nhập khẩu qua biên giới phải được kiểm tra nhà nước về chất lượng trên cơ sở đảm bảo yêu cầu kiểm tra nhà nước về chất lượng đối với hàng hoá xuất nhập khẩu thuộc danh mục hàng hoá phải kiểm tra nhà nước về chất lượng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tuyên bố.

3.4.3. Việc kiểm tra nhà nước về chất lượng quy định tại Thông tư này thực hiện theo phương thức đăng ký trước, kiểm tra sau:

– Đăng ký trước là việc chủ hàng đăng ký kiểm tra với cơ quan kiểm tra nhà nước về chất lượng (sau đây gọi tắt là cơ quan kiểm tra) trước khi làm thủ tục hải quan để nhập khẩu.

– Kiểm tra sau là việc cơ quan kiểm tra tiến hành kiểm tra chất lượng sau khi hàng hoá đã được thông quan.

3.4.4. Những hàng hoá sau đây cơ quan kiểm tra không xác nhận Giấy đăng ký kiểm tra và hàng hoá chỉ được hải quan thông quan sau khi cơ quan kiểm tra thông báo đạt yêu cầu chất lượng:

– Cơ quan kiểm tra có bằng chứng khách quan về việc lô hàng nhập khẩu xin đăng ký kiểm tra không đáp ứng các yêu cầu quy định về chất lượng;

– Cơ quan kiểm tra phát hiện lô hàng hoá cùng loại nhập khẩu trước đó của cùng chủ hàng không đáp ứng các yêu cầu quy định về chất lượng.

3.4.5. Việc kiểm tra chất lượng đối với hàng hoá Việt Nam xuất khẩu thực hiện theo thoả thuận song phương hoặc đa phương giữa Việt Nam với các nước, tổ chức quốc tế liên quan.

3.4.6. Hàng hoá nhập khẩu của chủ hàng sẽ được cơ quan kiểm tra cấp thông báo miễn kiểm tra trong các trường hợp sau:

– Hàng hoá nhập khẩu mang dấu phù hợp tiêu chuẩn của nước xuất khẩu đã được Tổng cục Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng (thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ) thừa nhận và công bố trong từng thời kỳ;

– Các lô hàng cùng chủng loại, cùng nhà sản xuất, cùng nhà cung cấp (người xuất khẩu nước ngoài) mà chủ hàng đã nhập khẩu trước đó đã được kiểm tra đảm bảo yêu cầu về chất lượng (trong vòng 6 tháng kể từ lần nhập khẩu gần nhất);

– Hàng hoá thoả mãn điều kiện để được miễn kiểm tra theo quy định của bộ quản lý chuyên ngành.

3.4.7. Các mặt hàng vừa thuộc danh mục hàng hoá phải kiểm tra nhà nước về chất lượng vừa phải thực hiện yêu cầu kiểm tra khác (xác định chất lượng còn lại của hàng hoá đã qua sử dụng) thì các yêu cầu kiểm tra này đều do cơ quan kiểm tra nhà nước về chất lượng thực hiện (ví dụ: phương tiện cơ giới đường bộ đã qua sử dụng chỉ phải thực hiện kiểm tra nhà nước tại Cục Đăng kiểm Việt Nam), không phải giám định để xác nhận sự phù hợp chất lượng của thiết bị đã qua sử dụng theo quy định tại Quyết định số 46/2001/QĐ-TTg ngày 04 tháng 4 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thời kỳ 2001-2005.

3.4.8. Trách nhiệm của chủ hàng:

Chủ hàng phải chịu trách nhiệm thực pháp luật về việc nhập khẩu hàng hoá đảm bảo chất lượng quy định và phải thực hiện các yêu cầu sau đây khi nhập khẩu hàng hoá thuộc danh mục hàng hoá phải kiểm tra nhà nước về chất lượng:

– Trước khi hàng về đến cửa khẩu, chủ hàng phải đăng ký kiểm tra chất lượng với cơ quan kiểm tra. Giấy đăng ký kiểm tra do cơ quan kiểm tra quy định.

– Trong thời gian 01 ngày làm việc kể từ khi hàng hoá được thông quan, chủ hàng phải xuất trình nguyên trạng hàng hoá cùng bộ hồ sơ hải quan đã làm thủ tục hải quan và hồ sơ, tài liệu khác theo quy định để cơ quan kiểm tra thực hiện việc kiểm tra chất lượng tại đúng địa điểm mà chủ hàng đã đăng ký với cơ quan kiểm tra.

– Chỉ được phép đưa hàng hóa nhập khẩu vào sử dụng khi đã được cơ quan kiểm tra cấp Thông báo đạt yêu cầu chất lượng nhập khẩu.

– Phải thực hiện quyết định xử lý của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành nếu có vi phạm quy định về kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu.

– Trường hợp hàng hóa buộc phải tái xuất thì chủ hàng phải tái xuất trong thời hạn quy định tại quyết định buộc tái xuất của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành. Khi tái xuất, chủ hàng phải xuất trình hàng hóa, hồ sơ hải quan và quyết định buộc tái xuất để hải quan cửa khẩu làm thủ tục tái xuất.

3.4.9. Trách nhiệm của cơ quan kiểm tra:

3.4.9.1. Thực hiện việc kiểm tra và cấp thông báo kết quả kiểm tra nhà nước chất lượng hàng hóa nhập khẩu hoặc Thông báo miễn kiểm tra theo quy định tại điểm. 3.4.6 Thông tư này.

3.4.9.2. Trong thời gian 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn đề nghị của chủ hàng, cơ quan kiểm tra hàng hóa phải xác nhận Giấy đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng nhập khẩu hoặc ra thông báo miễn kiểm tra để chủ hàng nộp cho cơ quan hải quan khi làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa.

– Đối với hàng hóa thuộc điểm 3.4.4. Thông tư này thì cơ quan kiểm tra không xác nhận Giấy đăng ký kiểm tra nhà nước; trường hợp này hàng hóa chỉ được thông quan khi có Thông báo đạt yêu cầu chất lượng nhập khẩu.

– Theo dõi, yêu cầu chủ hàng xuất trình hàng hóa kèm bộ hồ sơ hàng nhập khẩu đã hoàn thành thủ tục hải quan để kiểm tra. Trước khi kiểm tra chất lượng hàng hóa phải đối chiếu, xem xét, nếu hàng hóa còn nguyên trạng và hoàn toàn phù hợp với hồ sơ hải quan về tên hàng, chủng loại thì cơ quan kiểm tra tiến hành kiểm tra theo quy định; trường hợp hàng hóa không còn nguyên trạng và không phù hợp với hồ sơ hải quan thì cơ quan kiểm tra lập biên bản, báo cáo cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành để xử lý theo quy định.

– Chậm nhất 05 ngày kể từ khi chủ hàng xuất trình hàng hóa và cung cấp đủ hồ sơ liên quan đến hàng hóa theo quy định để kiểm tra, cơ quan kiểm tra phải thông báo kết quả kiểm tra. Đối với những loại hàng hóa đặc thù, thời gian thông báo kết quả kiểm tra do bộ quản lý chuyên ngành quy định.

– Trường hợp hàng hóa không đạt chất lượng nhập khẩu buộc phải tái xuất thì cơ quan kiểm tra phải niêm phong toàn bộ số hàng phải tái xuất, báo cáo cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành để xử lý và ra quyết định buộc tái xuất, thông báo cho cơ quan hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu lô hàng. Quyết định buộc tái xuất của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành được gửi cho cơ quan hải quan nơi làm thủ tục tái xuất. Thời hạn tái xuất khỏi Việt Nam được quy định tại quyết định buộc tái xuất.

3.4.10. Trách nhiệm của cơ quan hải quan:

3.4.10.1. Đối với hàng hóa xuất khẩu: Hải quan không yêu cầu nộp hoặc xuất trình Giấy chứng nhận chất lượng.

3.4.10.2. Đối với hàng hóa nhập khẩu: ngoài bộ hồ sơ hải quan theo quy định, khi làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa, chủ hàng phải nộp 01 Giấy đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu có xác nhận của cơ quan kiểm tra hoặc Thông báo miễn kiểm tra. Căn cứ bộ hồ sơ và hàng hóa hợp lệ, cơ quan hải quan làm thủ tục thông quan cho lô hàng theo quy định. Cơ quan hải quan không chịu trách nhiệm về chất lượng đối với hàng hóa nhập khẩu sau khi đã được thông quan.

– Riêng hàng hóa là phương tiện cơ giới đường bộ thuộc Danh mục hàng hoá phải kiểm tra nhà nước về chất lượng, sau khi cơ quan kiểm tra (Cục Đăng kiểm Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải) cấp Giấy chứng nhận chất lượng xe ô tô nhập khẩu, cơ quan hải quan căn cứ nội dung chứng nhận, nếu phù hợp quy định hiện hành mới xác nhận Tờ khai nguồn gốc xe ô tô nhập khẩu, nếu không phù hợp, hải quan lập biên bản xử lý theo quy định của pháp luật.

Khi nhận được quyết định của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành buộc tái xuất đối với hàng hoá nhập khẩu không đạt chất lượng, hải quan cửa khẩu nơi làm thủ tục nhập khẩu cho lô hàng có trách nhiệm đối chiếu bộ hồ sơ lưu của lô hàng đã được thông quan trước đó với thực tế lô hàng do chủ hàng xuất trình và quyết định buộc tái xuất, nếu phù hợp thì làm thủ tục tái xuất. Trường hợp lô hàng theo quyết định buộc tái xuất không phù hợp với bộ hồ sơ hải quan đang lưu giữ thì cơ quan hải quan chuyển trả lại cho cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành xử lý tiếp theo quy định của pháp luật.

3.4.11. Các tổ chức thực hiện kiểm tra nhà nước về chất lượng.

– Các cơ quan kiểm tra hàng hoá xuất nhập khẩu thuộc các Bộ quản lý chuyên ngành;

– Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giám định, đủ điều kiện được Bộ Khoa học và Công nghệ công nhận, chỉ định kiểm tra mặt hàng cụ thể sau khi đã thoả thuận với các bộ quản lý chuyên ngành.

– Tên hàng hoá phải kiểm tra và tên cơ quan kiểm tra được quy định tại Danh mục kiểm tra hàng hoá phải kiểm tra nhà nước.

3.5. Về công tác kiểm lâm: Thực hiện theo Nghị định số 1l/2002/NĐ-CP ngày 22 tháng 1 năm 2002 của Chính phủ về quản lý xuất nhập khẩu và quá cảnh các loài động vật, thực vật hoang dã và Thông tư số 123/2003/TT-BNN ngày 14 tháng 11 năm 2003 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hướng dẫn thực hiện Nghị định này.

3.6. Các cơ quan hải quan, kiểm tra, kiểm dịch phải phối hợp chặt chẽ về thủ tục, thời gian và phương pháp khoa học, hợp lý để đảm bảo mọi hàng hoá trao đổi qua biên giới đều phải được kiểm tra, kiểm dịch nhưng vẫn tạo được sự thông thoáng không gây ách tắc, phiền hà, không bị chồng chéo trong kiểm tra.

4. Thanh toán tiền hàng

4.1. Thanh toán trong mua bán, trao đổi hàng hoá của cư dân biên giới, thanh toán trong mua bán hàng hoá tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu và thanh toán xuất nhập khẩu hàng hoá qua biên giới theo các phương thức khống theo thông lệ quốc tế được thực hiện bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi, Việt Nam đồng (VNĐ) hoặc đồng tiền của nước có chung biên giới Nhân dân tệ (RMB), Kíp (LAK), Riên (KHR).

4.2. Phương thức thanh toán bằng tiền mặt hoặc không dùng tiền mặt do các bên mua bán thoả thuận phù hợp với quy định về quản lý ngoại hối của Việt Nam và các nước có chung biên giới.

4.3. Việc mang tiền Việt Nam đồng và tiền mặt của nước có chung biên giới qua cửa khẩu biên giới để thực hiện thanh toán theo các nội dung quy định tại điểm 4.1 nói trên phải tuân thủ các quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về mang ngoại tệ tiền mặt và đồng Việt Nam bằng tiền mặt khi xuất nhập khẩu.

4.4. Các bên mua bán, trao đổi xuất nhập khẩu hàng hoá qua biên giới được lựa chọn các hình thức thanh toán phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trên cơ sở hiệp định thanh toán được ký kết giữa Việt Nam và các nước có chung biên giới, khuyến khích các chủ thể kinh doanh thực hiện thanh toán qua ngân hàng các hình thức sau:

4.4.1. Thanh toán qua các ngân hàng của hai nước bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi theo thông lệ quốc tế (bao gồm các ngân hàng đặt trụ sở ở trong hoặc ngoài tỉnh biên giới);

4.4.2. Thanh toán bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi hoặc Việt Nam đồng thông qua tài khoản mở tại các ngân hàng Việt Nam phù hợp với các quy định hiện hành về quản lý ngoại hối;

4.4.3. Thanh toán bằng Việt Nam đồng hoặc đồng tiền của nước có chung biên giới thông qua các ngân hàng hoạt động ngoại hối tại tỉnh biên giới của Việt Nam và ngân hàng của nước có chung biên giới theo sự thoả thuận về quan hệ đại lý thanh toán giữa hai bên;

4.4.4. Thanh toán theo hình thức hàng đổi hàng phù hợp với các quy định hiện hành của pháp luật mỗi nước về quản lý hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. Đồng tiền sử dụng để hoặc thanh toán chênh lệch trong giao dịch hàng đổi hàng là ngoại tệ tự do chuyển đổi, Việt Nam đồng hoặc đồng tiền của nước có chung biên giới.

4.5. Trên cơ sở các hiệp định song phương về thanh toán đã được ký kết giữa Việt Nam và các nước có chung biên giới và căn cứ đặc thù quan hệ mua bán, trao đổi, xuất nhập khẩu hàng hoá của từng vùng biên giới, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ có các quy chế riêng hướng dẫn cụ thể việc thanh toán.

5. Chính sách thuế và lệ phí

5.1. Đối với hàng hoá buôn bán qua biên giới: Phải nộp thuế và lệ phí (nếu có) theo quy định của pháp luật.

5.2. Đối với hàng hoá trao đổi, mua bán của cư dân biên giới:

5.2.1. Chỉ được miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hoá do cư dân nước có chung biên giới sản xuất với định mức nêu tại điểm 5.2.2 dưới đây.

5.2.2. Định mức miễn thuế nhập khẩu: không quá 500.000VNĐ/1người/1ngày.

Hàng hoá là sản phẩm không thể cắt rời, nếu giá trị một đơn vị sản phẩm vượt định mức này, thì phải nộp thuế phần vượt (kể cả vật nguyên con, nguyên chiếc, nguyên cái, nguyên bộ).

5.2.3. Hàng hoá không do cư dân nước có chung biên giới sản xuất không được hưởng định mức miễn thuế nhập khẩu nêu tại điểm 5.2.2 trên đây.

5.2.4. Hàng hoá do các đối tượng không phải là cư dân biên giới mua bán, trao đổi không được hưởng định mức miễn thuế nhập khẩu nêu tại điểm 5.2.2 trên đây.

II. MUA BÁN, TRAO ĐỔI HÀNG HÓA CỦA CƯ DÂN BIÊN GIỚI

6. Chủ thể được mua bán, trao đổi hàng hoá của cư dân biên giới

Công dân có hộ khẩu thường trú tại các huyện tiếp giáp biên giới với các nước có chung biên giới được mua bán, trao đổi các mặt hàng phù hợp với quy định về hàng hoá buôn bán qua biên giới được quy định tại Điều 2 của Thông tư này.

7. Cửa khẩu, địa điểm mua bán trao đổi hàng hoá của cư dân biên giới

7.1. Cửa khẩu được Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước có chung biên giới thoả thuận mở.

7.2. Cửa khẩu và các điểm thông quan khác thuộc các khu kinh tế cửa khẩu do Chính phủ Việt Nam cho phép thành lập.

7.3. Cửa khẩu do các tỉnh tiếp giáp biên giới của Việt Nam và tỉnh tiếp giáp biên giới của nước có chung biên giới thoả thuận mở và được Bộ Thương mại cho phép tiến hành làm thủ tục thông quan hàng hoá xuất nhập khẩu.

7.4. Đường mòn được chính quyền địa phương cấp tỉnh vùng biên giới hai nước hiệp thương xác định theo luật pháp hiện hành và quy định có liên quan của Chính phủ hai nước.

8. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá mua bán, trao đổi của cư dân biên giới

8.1. Hồ sơ hải quan:

8.1.1. Hàng hoá trao đổi, mua bán của cư dân nước có chung biên giới không yêu cầu phải khai trên tờ khai hải quan.

8.1.2. Chủ hàng xuất trình chứng minh thư biên giới hoặc giấy thông hành biên giới do cơ quan có thẩm quyền của nước có chung biên giới cấp để được hưởng định mức miễn thuế.

8.1.3. Hàng hoá mua bán, trao đổi của cư dân nước có chung biên giới nếu vượt định mức quy định, thì cơ quan hải quan tính thuế trực tiếp trên Biên lai thu thuế.

8.1.4. Hàng hoá mua bán, trao đổi của cư dân nước có chung biên giới không phải nộp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá (C/O). Việc xác định xuất xứ hàng hoá đối với trường hợp này căn cứ vào việc kiểm tra thực tế hàng hoá.

8.2. Kiểm tra thực tế hàng hoá:

8.2.1. Chỉ kiểm tra đối với trường hợp qua giám sát thấy có khả năng vượt định lượng miễn thuế, có hàng lậu.

8.2.2. Về theo dõi số lần trong ngày: Chủ yếu qua công tác giám sát để phát hiện đối tượng lợi dụng để buôn bán, không phải mở sổ theo dõi.

III. XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ QUA BIÊN GIỚI

9. Chủ thể Việt Nam được xuất nhập khẩu hàng hoá qua biên giới

9.1. Doanh nghiệp, đơn vị thuộc các thành phần kinh tế đăng ký, thành lập theo luật pháp Việt Nam.

9.2. Hộ kinh doanh thuộc các tỉnh giáp biên giới đăng ký theo quy định tại Nghị định số l09/2004/NĐ-CP ngày 02 tháng 04 năm 2004 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh.

10. Cửa khẩu xuất nhập khẩu hàng hoá qua biên giới

10.1. Cửa khẩu được Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước có chung biên giới thoả thuận mở.

10.2. Cửa khẩu và các điểm thông quan khác thuộc các khu kinh tế cửa khẩu do Chính phủ Việt Nam cho phép thành lập.

10.3. Cửa khẩu do các tỉnh giáp biên giới của Việt Nam và tỉnh giáp biên giới của nước có chung biên giới thoả thuận mở và được Bộ Thương mại cho phép tiến hành làm thủ tục thông quan hàng hoá xuất nhập khẩu.

11. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu qua biên giới

11.1. Hồ sơ hải quan:

11.1.1. Tờ khai hải quan: Sử dụng tờ khai hàng hoá nhập khẩu (ký hiệu HQ/2002-NK ban hành kèm theo Quyết định số 1257/2001/QĐ-TCHQ ngày 04 tháng 12 năm 2001 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan): 02 bản chính;

11.2. Các chứng từ khác thực hiện theo quy định về hồ sơ hải quan, quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo hợp đồng mua bán ban hành kèm theo Quyết định số 56/2003/QĐ-BTC ngày 16 tháng 4 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, trừ vận đơn.

Riêng hộ kinh doanh thuộc các tỉnh Việt Nam giáp biên giới và của các nước có chung biên giới kinh doanh tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu, thì không yêu cầu phải có các chứng từ nêu trên; trừ 02 loại chứng từ sau: Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hoá hoặc thông báo miễn kiểm tra chất lượng hàng hoá do cơ quan kiểm tra nhà nước về chất lượng cấp (đối với hàng hoá phải kiểm tra chất lượng).

Giấy đăng ký kiểm dịch do cơ quan kiểm dịch cấp (đối với hàng hoá thuộc diện kiểm dịch).

11.1.3. Hàng hoá nhập khẩu qua biên giới được hưởng các ưu đãi về thuế nhập khẩu theo thoả thuận song phương giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước có chung biên giới nếu có Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá (C/O).

11.2. Kiểm tra thực tế.

Không áp dụng biện pháp miễn kiểm tra thực tế hàng hoá đối với hàng hoá nhập khẩu qua biên giới và hàng hoá đưa vào chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu.

12. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu qua biên giới

12.1. Hồ sơ hải quan:

12.1.1. Tờ khai hải quan:

a. Trường hợp hàng hoá xuất khẩu theo hợp đồng mua bán: Sử dụng tờ khai hàng hoá xuất khẩu (ký hiệu HQ/2002-XK ban hành kèm theo Quyết định số 1257/2001/QĐ-TCHQ ngày 04 tháng 12 năm 2001 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải Quan): 02 bản chính;

b. Trường hợp hàng hoá xuất khẩu không có hợp đồng mua bán: Sử dụng tờ khai hàng hoá xuất khẩu biên giới (ký hiệu HQ/2002-XKBG ban hành kèm theo Quyết định số 1473/2002/QĐ-TCHQ ngày 24 tháng 5 năm 2002 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan; Quyết định số 24/2004/QĐ-BTC ngày 5/3/2004 của Bộ Tài chính): 02 bản chính;

12.1.2. Các chứng từ khác thực hiện theo quy định về hồ sơ hải quan, quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo hợp đồng mua bán ban hành kèm theo Quyết định số 56/2003/QĐ-BTC ngày 16 tháng 4 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, phù hợp với từng loại hình.

12.1.3. Đối với động vật trên cạn và các sản phẩm của chúng, phải có giấy chứng nhận kiểm dịch xuất khẩu của cơ quan kiểm dịch động vật Việt Nam theo yêu cầu của nước nhập khẩu hoặc theo yêu cầu của chủ hàng.

12.2. Hàng hoá xuất khẩu qua biên giới được hưởng các ưu đãi về thuế xuất khẩu theo thoả thuận song phương giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước có chung biên giới.

12.3. Kiểm tra thực tế hàng hoá.

Hàng hoá xuất khẩu qua biên giới áp dụng các hình thức kiểm tra theo quy định của Luật Hải quan.

IV. MUA BÁN HÀNG HOÁ TẠI CHỢ BIÊN GIỚI,
CHỢ CỬA KHẨU, CHỢ TRONG KHU KINH TẾ CỬA KHẨU

13. Chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu

13.1. Chợ biên giới trên đất liền là chợ trong khu vực cách đường biên không quá 01 km đã hình thành từ nhiều năm qua và những khu vực theo nhu cầu cần thiết của cư dân phải tổ chức chợ biên giới.

13.2. Chợ cửa khẩu là chợ được lập ra trong khu vực biên giới trên đất liền gắn với các cửa khẩu xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá nhưng không thuộc khu kinh tế cửa khẩu

13.3. Chợ trong khu kinh tế cửa khẩu là chợ được lập ra trong khu kinh tế cửa khẩu theo Quyết định số 53/2001/QĐ-TTg ngày 19 tháng 4 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đối với khu kinh tế cửa khẩu biên giới

14. Chủ thể kinh doanh tại chợ

14.1. Doanh nghiệp, hộ kinh doanh Việt Nam có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước cấp, được phép tổ chức kinh doanh tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu.

Riêng các doanh nghiệp, hộ kinh doanh thuốc phải thực hiện theo quy định của Thông tư số 01/2004/TT-BYT ngày 06 tháng 01 năm 2004 của Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện Pháp lệnh Hành nghề y, dược tư nhân và các quy định hiện hành có liên quan, những cơ sở kinh doanh mặt hàng có nguồn gốc từ thực vật, động vật, khoáng vật, v.v… dùng làm nguyên liệu cho ngành y tế thì cơ sở kinh doanh phải có giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn, điều kiện kinh doanh do Sở Y tế tỉnh giáp biên giới cấp.

14.2. Doanh nghiệp, hộ kinh doanh của nước có chung biên giới phải tuân thủ các quy định tại Nghị định số 34/2000/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2000 của Chính phủ về Quy chế biên giới trên đất liền nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các quy định có liên quan đến việc đi lại, cư trú và kinh doanh trong khu vực biên giới:

14.2.1. Được phép kinh doanh tại chợ cửa khẩu và chợ biên giới khi được Sở Thương mại – du lịch tỉnh giáp biên giới cấp giấy phép kinh doanh.

14.2.2. Được phép tổ chức, kinh doanh tại chợ trong khu kinh tế cửa khẩu khi được ban quản lý khu kinh tế cửa khẩu cấp giấy phép kinh doanh.

14.3. Công dân của nước có chung biên giới khi được phép kinh doanh tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu và có giấy phép kinh doanh tại các chợ nói trên còn trong thời hạn hiệu lực nếu có nhu cầu tạm trú ở Việt Nam sẽ được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam xem xét cấp chứng nhận tạm trú hoặc thẻ tạm trú theo hướng dẫn của Bộ Công an, Việt Nam.

15. Quản lý chợ

15.1. Việc quyết định thành lập (hoặc giải thể) và quy định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan quản lý chợ đối với chợ biên giới, chợ cửa khẩu thực hiện theo phân cấp đối với từng loại chợ quy định tại Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2003 của Chính phủ về phát triển, quản lý chợ, Thông tư số 06/2003/TT-BTM ngày 15 tháng 8 năm 2003 của Bộ Thương mại hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của ban quản lý chợ, Quyết định số

0772/2003/QĐ-BTM của Bộ trưởng Bộ Thương mại về việc ban hành Nội quy mẫu về chợ, văn bản số 2730/TM-CSTTTN Của Bộ Thương mại ngày 24 tháng 6 năm 2003 hướng dẫn báo cáo hoạt động kinh doanh chợ, Thông tư số 07/2003/TT-BKH ngày 11 tháng 9 năm 2003 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn lập các dự án quy hoạch phát triển và đầu tư xây dựng chợ, Thông tư số 67/2003/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế tài chính áp dụng cho ban quản lý, doanh nghiệp kinh doanh, khai thác và quản lý chợ.

15.2 Chợ trong khu kinh tế cửa khẩu do Trưởng Ban quản lý khu kinh tế cửa khẩu quyết định thành lập (hoặc giải thể) và quy định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan quản lý chợ theo quy định ở Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2003 của Chính phủ về phát triển, quản lý chợ, Thông tư số 06/2003/Tr-BTM ngày 1 5 tháng 8 năm 2003 của Bộ Thương mại hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của ban quản lý chợ, Quyết định số 0772/2003/QĐ-BTM của Bộ trưởng Bộ Thương mại về việc ban hành Nội quy mẫu về chợ, văn bản số 2730/TM-CSTTTNcủa Bộ Thương mại ngày 24 tháng 6 năm 2003 hướng dẫn báo cáo hoạt động kinh doanh chợ, Thông tư số 07/2003/TT-BKH ngày 11 tháng 9 năm 2003 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn lập các dự án quy hoạch phát triển và đầu tư xây dựng chợ, Thông tư số 67/2003/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế tài chính áp dụng cho ban quản lý, doanh nghiệp kinh doanh, khai thác và quản lý chợ.

15.3. Các nội dung khác liên quan đến chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu không nêu trong Thông tư này thực hiện theo các quy định tại Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2003 của Chính phủ về phát triển, quản lý chợ, Thông tư số 06/2003/TT-BTM ngày 15 tháng 8 năm 2003 của Bộ Thương mại hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của ban quản lý chợ, Quyết định số 0772/2003/QĐ-BTM của Bộ trưởng Bộ Thương mại về việc ban hành Nội quy mẫu về chợ, văn bản số 2730/TM-CSTTTN của Bộ Thương mại ngày 24 tháng 6 năm 2003 hướng dẫn báo cáo hoạt động kinh doanh chợ, Thông tư số 07/2003/TT-BKH ngày 11 tháng 9 năm 2003 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn lập các dự án quy hoạch phát triển và đầu tư xây dựng chợ, Thông tư số 67/2003/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế tài chính áp dụng cho ban quản lý, doanh nghiệp kinh doanh, khai thác và quản lý chợ.

15.4. Các quy định về chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu nêu trong Thông tư này nếu có sự khác biệt so với các thoả thuận song phương giữa Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước có chung biên giới thì thực hiện theo các thoả thuận song phương đã được ký kết giữa hai Chính phủ.

16. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá được mua bán, trao đổi tại chợ hiên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu

Thủ tục hải quan đối với hàng hoá được mua bán, trao đổi tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu chợ trong khu kinh tế cửa khẩu được qui định như thủ tục hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu qua biên giới nêu tại Điểm 11 của Thông tư này.

V. XUẤT NHẬP CẢNH NGƯỜI VÀ PHƯƠNG TIỆN LIÊN QUAN
TỚI XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ QUA BIÊN GIỚI

17. Người và phương tiện của Việt Nam

17.1. Chủ hàng, người điều khiển phương tiện vận tải hàng hoá, các nhân viên phục vụ trên xe, tàu, thuyền phải có hộ chiếu, sổ danh bạ thuyền viên hoặc sổ thuyền viên tương ứng, chứng minh thư biên giới, giấy thông hành biên giới và phải xuất trình cho các nhà chức trách tại cửa khẩu.

17.2. Chủ phương tiện, người điều khiển phương tiện vận tải hàng hoá khi vào các địa điểm tại khu vực biên giới phải xuất trình hoặc nộp các giấy tờ theo quy định.

17.3. Khi các phương tiện vào các địa điểm khác ngoài khu vực biên giới: thực hiện theo các hiệp định, nghị định thư, thoả thuận song phương mà Việt Nam đã ký kết với các nước có chung biên giới: xuất trình giấy phép liên vận hoặc giấy phép theo thoả thuận giữa hai tỉnh có chung biên giới.

17.4. Người điều khiển phương tiện ra vào chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu được miễn thị thực và chịu sự kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cửa khẩu; nếu vào sâu nội địa phải tiến hành thủ tục xuất, nhập cảnh.

17.5. Kiểm dịch y tế nhập cảnh, xuất cảnh:

17.5.1. Trước giờ khởi hành đối với tàu hoả, ôtô, chủ sở hữu phương tiện hoặc người đại diện cho chủ sở hữu phải thông báo cho cơ quan kiểm dịch y tế biên giới những tài liệu, thông tin sau:

Tên, quốc tịch, lịch trình của phương tiện vận tải;

Số hành khách, thành viên trên phương tiện vận tải;

Bản khai y tế theo mẫu quy định (đối với người trên phương tiện vận tải).

17.5.2. Người phụ trách cửa khẩu, chủ các phương tiện vận tải đỗ tại cửa khẩu hoặc người đại diện, nếu phát hiện có bệnh phải kiểm dịch, bệnh truyền nhiễm nguy hiểm thì phải thông báo ngay với cơ quan kiểm dịch y tế biên giới hoặc cơ quan y tế cảng vụ bằng các phương tiện nhanh nhất sau đó phải báo cáo chính thức bằng văn bản.

17.5.3. Những phương tiện vận tải nhập cảnh vì hư hỏng hoặc vì lý do khác không thể đến khu vực kiểm dịch y tế quy định thì chủ phương tiện vận tải hoặc người đại diện phải báo ngay cho cơ quan kiểm dịch y tế biên giới biết.

17.5.4. Trong khi tiến hành kiểm dịch nhập cảnh, xuất cảnh, kiểm dịch viên y tế yêu cầu chủ phương tiện phục vụ trên phương tiện vận tải hoặc người đại diện xuất trình những giấy tờ cần thiết và bản khai sức khoẻ của nhân viên phục vụ trên phương tiện vận tải và của hành khách theo mẫu quy định của cơ quan kiểm dịch y tế biên giới.

17.5.5. Căn cứ vào kết quả kiểm dịch, cơ quan kiểm dịch y tế biên giới cấp giấy chứng nhận kiểm dịch cho người và phương tiện vận tải nhập cảnh đã kiểm dịch. Giấy chứng nhận kiểm dịch ghi rõ những biện pháp xử lý đối với người và phương tiện vận tải đó.

17.5. 6. Khi phương tiện vận tải được kiểm dịch thì chủ phương tiện vận tải hoặc người đại diện phải thực hiện đầy đủ các quy định về kiểm dịch và tạo điều kiện thuận lợi cho kiểm dịch viên thực hiện công tác kiểm dịch trên phương tiện vận tải của mình.

17.5.7. Biện pháp xử lý y tế.

17.5.7.1. Khi phát hiện đối tượng nhập cảnh, xuất cảnh đang bị nhiễm hoặc mang véc tơ làm lây truyền bệnh phải kiểm dịch, hoặc bị bệnh truyền nhiễm nguy hiểm thì cơ quan kiểm dịch y tế biên giới bắt buộc lưu nghiệm hoặc buộc phải thi hành những biện pháp xử lý y tế cần thiết đối với các đối tượng đó.

17.5.7.2. Trong trường hợp phát hiện trên phương tiện vận tải mang véc tơ làm lây truyền bệnh phải kiểm dịch, bệnh truyền nhiễm nguy hiểm thì cơ quan kiểm dịch y tế biên giới buộc chủ phương tiện vận tải hoặc người đại diện và chủ hàng hoá hay người đại diện của chủ hàng hoá đó phải thi hành những biện pháp xử lý y tế, đồng thời báo cho thủ trưởng cơ quan quản lý cửa khẩu nơi đó biết. Sau khi phương tiện vận tải thực hiện đầy đủ những biện pháp xử lý đã quy định thì cơ quan kiểm dịch y tế cấp giấy chứng nhận kiểm dịch.

17.5.7.3. Khi phương tiện vận tải nước ngoài tới cửa khẩu Việt Nam mà chủ phương tiện vận tải hoặc người đại diện không thi hành những biện pháp xử lý y tế thì cơ quan kiểm dịch y tế từ chối thực hiện các thủ tục y tế nhập cảnh và đề nghị các cơ quan có thẩm quyền yêu cầu phương tiện vận tải đó rời ngay khỏi cửa khẩu của Việt Nam, không được đỗ lại tại bất cứ nơi nào thuộc lãnh thổ Việt Nam. Trong trường hợp đặc biệt chưa rời ngay được thì phải thi hành những biện pháp y tế do cơ quan kiểm dịch y tế biên giới quy định.

17.5.7.4. Khi tiến hành những biện pháp xử lý y tế, người có trách nhiệm xử lý y tế phải bảo đảm các yêu cầu sau:

a. Không gây tổn hại đến sức khoẻ của người hoặc làm hại đến súc vật có trên phương tiện vận tải;

b. Không làm hại đến các bộ phận máy móc và kiến trúc của phương tiện vận tải;

c. Không gây ra hỏa hoạn;

d. Không làm hư hỏng hành lý, hàng hoá, biến dạng bao bì, thay đổi màu sắc nhãn mác hàng hoá.

Khi thi hành biện pháp xử lý y tế mà gây thiệt hại cho người và phương tiện thì cơ quan kiểm dịch y tế biên giới phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

17.5.7.5. Những bưu kiện, báo chí, sách vở và những vật phẩm ấn loát khác gửi bằng bưu kiện thì không phải xử lý y tế trừ trường hợp những bưu kiện đó bị cơ quan kiểm dịch y tế biên giới nghi là nguồn truyền bệnh.

17.5.7.6. Mọi đồ vật đã sử dụng, đồ vật phế thải có hiện tượng rõ ràng chứng tỏ có thể làm lây truyền bệnh phải kiểm dịch, bệnh truyền nhiễm đều phải xử lý y tế trước khi nhập khẩu, xuất khẩu.

17.5.7.7. Cơ quan kiểm dịch y tế biên giới không cần thi hành các biện pháp xử lý y tế đối với những phương tiện vận tải đã được xử lý y tế ở cửa khẩu trước đó, các phương tiện vận tải quá cảnh Việt Nam mà không thay đổi người, hàng hoá trên lãnh thổ Việt Nam, trừ các trường hợp sau đây:

a. Bất ngờ phát hiện có dấu hiệu nhiễm bệnh phải kiểm dịch, bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên phương tiện vận tải hoặc tại cửa khẩu;

b. Những biện pháp xử lý y tế tại cửa khẩu trước đó không có kết quả.

17.5.7.8. Cơ quan kiểm dịch y tế biên giới sẽ thi hành những biện pháp xử lý y tế với bất kỳ phương tiện vận tải nào khi nhập cảnh, xuất cảnh nếu phương tiện đó:

a. Đến từ khu vực có bệnh phải kiểm dịch, bệnh truyền nhiễm nguy hiểm:

b. Có người nhiễm bệnh phải kiểm dịch, bệnh truyền nhiễm nguy hiểm;

c. Có véc tơ vượt quá giới hạn cho phép;

Bộ Y tế quy định cụ thể giới hạn véc tơ cho phép đối với từng bệnh phải kiểm dịch, bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.

17.5.7.9. Đối với người đang mắc bệnh hoặc nghi mắc bệnh phải kiểm dịch, cơ quan kiểm dịch y tế biên giới phải thi hành những biện pháp sau:

a. Cách ly, điều trị người đang mắc bệnh tại địa điểm quy định cho đến khi khỏi bệnh hoặc không còn khả năng lây lan bệnh;

b. Lưu nghiệm những người nghi mắc bệnh phải kiểm dịch, thời gian lưu nghiệm không vượt quá thời gian ủ bệnh của bệnh đó. Khi phát hiện có bệnh phải kiểm dịch trong số những người lưu nghiệm thì những người mắc bệnh phải được cách ly và điều trị.

17.5.7.10. Người trên phương tiện vận tải mà phương tiện vận tải đó có bệnh, hoặc nghi có bệnh phải kiểm dịch, hoặc đi từ vùng có bệnh phải kiểm dịch, bệnh truyền nhiễm nguy hiểm tới, phải đến kiểm tra sức khoẻ tại cơ quan y tế nơi cư trú theo kỳ hạn ghi trong giấy theo dõi sức khoẻ do cơ quan kiểm dịch y tế biên giới cấp; đồng thời cơ quan kiểm dịch y tế biên giới có trách nhiệm thông báo kịp thời cho cơ quan y tế nơi người đó đến cư trú.

17.6.Người điều khiển phương tiện xuất trình hoặc nộp các giấy tờ phục vụ việc kiểm tra, kiểm soát, giám sát phương tiện, hàng hoá theo quy định, bao gồm: Giấy chứng nhận đăng ký xe, tàu hoặc Giấy chứng nhận đăng ký tạm thời phương tiện;

Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với phương tiện;

Giấy phép điều khiển phương tiện;

Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm của chủ phương tiện đối với người thứ ba.

Vận đơn hoặc chứng từ vận tải kèm theo giấy phép cần thiết có liên quan đến hàng hoá;

Tờ khai phương tiện tạm nhập tái xuất hoặc tạm xuất tái nhập;

Danh sách hành khách;

Tờ khai hành lý;

Tờ khai phương tiện tạm nhập tái xuất hoặc tạm xuất tái nhập có thời hạn;

Giấy phép tạm nhập tái xuất hoặc tạm xuất tái nhập có thời hạn phương tiện;

Giấy phép liên vận;

Bản khai y tế theo mẫu quy định (đối với người trên phương tiện vận tải).

17.7. Thủ tục hải quan đối với phương tiện vận tải xuất nhập khẩu, quá cảnh qua cửa khẩu đường bộ:

17.7.1. Tại điểm kiểm soát giáp biên giới:

17.7.1.1. Đối với xe nhập cảnh:

17.7.1.1.1. Trách nhiệm của lái xe:

– Dừng xe đúng nơi quy định tại cửa khẩu, xuất trình giấy tờ và xe để cơ quan hải quan kiểm tra, vào sổ theo dõi.

– Ký xác nhận vào sổ theo dõi của cơ quan hải quan.

17.7.1.1.2. Trách nhiệm của cơ quan hải quan:

– Kiểm tra xe và giấy tờ về xe do lái xe xuất trình và vào sổ theo dõi.

– Giám sát xe nhập cảnh.

17.7.1.2. Đối với xe xuất cảnh:

17.7.1.2.1. Trách nhiệm của lái xe: Xuất trình tờ khai xe ô tô xuất cảnh, tờ khai hàng xuất khẩu (nếu xe chở hàng xuất khẩu) đã làm thủ tục hải quan.

17.7.1.2.2. Trách nhiệm của cơ quan hải quan:

– Tiếp nhận, kiểm tra xe và các giấy tờ do lái xe xuất trình và vào sổ theo dõi.

– Thông qua công tác giám sát, công tác thu thập, tiếp nhận thông tin khác liên quan đến lô hàng xuất khẩu, nếu có căn cứ khẳng định là hàng lậu hoặc trốn thuế thì báo cáo lãnh đạo chi cục hải quan chỉ đạo kiểm tra lại để phát hiện vi phạm và xử lý theo quy định.

– Thực hiện việc giám sát xe và hàng hoá cho đến khi thực xuất qua biên giới.

17.7.2. Tại trụ sở làm thủ tục hải quan cửa khẩu:

Thủ tục hải quan cho xe xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh như sau:

17.7.2.1. Lái xe có trách nhiệm khai và nộp cho cơ quan hải quan những giấy tờ sau:

17.7.2.1.1. Đối với xe ô tô vận tải hàng hoá xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh: Tờ khai xe ô tô xuất nhập cảnh qua cửa khẩu biên giới đường bộ (ký hiệu HQ/2002/01- TVT ban hành kèm theo Quyết định số 1473/2002/QĐ-TCHQ ngày 24 tháng 5 năm 2002 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan): 02 bản chính;

Tờ khai hành lý xuất khẩu, nhập khẩu của lái xe (nếu ô tô lưu hành ngoài khu vực cửa khẩu): 01 bản chính;

Danh sách hành khách (nếu có chuyên chở hành khách): 01 bản chính;

Xuất trình giấy phép (nếu có theo quy định của Hiệp định vận tải đường bộ ký kết giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ các nước có chung biên giới).

17.7.2.1.2. Đối với xe ô tô nước ngoài vào khu vực cửa khẩu Việt Nam để giao hàng nhập khẩu hoặc nhận hàng xuất khẩu sau đó quay về nước ngay trong ngày và xe ô tô Việt Nam đi qua biên giới để giao hàng xuất khẩu, nhận hàng nhập khẩu ngay tại khu vực cửa khẩu sau đó quay trở lại Việt Nam ngay trong ngày, thì không yêu cầu khai và nộp các giấy tờ theo quy định trên.

17.7.2.1.3. Đối với phương tiện vận tải tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập có thời hạn quy định tại Điều 52 Nghị định số 101/2001/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Chính phủ và điểm 1, Phần 1, Thông tư số 11/2003/TT-BCA (C11 ngày 03 tháng 7 năm 2003 của Bộ Công an bao gồm: xe ô tô du lịch (xe ô tô con, xe ô tô chở hành khách, xe vừa chở người vừa chở hàng), xe gắn máy, thuyền, xuồng có gắn máy hoặc không gắn máy, ngoài việc nộp và xuất trình các giấy tờ quy định tại điểm 17.7.2.1.1 trên đây, lái xe còn phải nộp cho cơ quan hải quan một trong những giấy sau:

Giấy phép tạm nhập để lưu hành do cơ quan công an cấp: 01 bản chính;

Giấy phép của Cục Hải quan tỉnh, thành phố giáp biên giới cấp (đối với xe tạm xuất tái nhập không cùng cửa khẩu): 01 bản chính.

17.7.2.2. Cơ quan hải quan có trách nhiệm:

– Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ do lái xe nộp.

– Đối chiếu tờ khai với thực tế xe và kiểm tra xe nếu có căn cứ nhận định trên xe có hàng nhập khẩu không khai báo hải quan.

– Lãnh đạo Chi cục Hải quan cửa khẩu quyết định cho phép xe được nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh vào tờ khai xe ô tô xuất nhập cảnh HQ/2002/01-PTVT.

– Trả lái xe 01 bản chính tờ khai xe ô tô xuất nhập cảnh HQ/2002/01-PTVT để làm chứng từ đi đường.

– Vào sổ theo dõi, lưu hồ sơ hải quan theo quy định.

17.7.2.3. Việc cấp giấy phép cho xe Việt Nam tạm xuất tái nhập có thời hạn thực hiện như sau:

– Trường hợp xe tạm xuất tái nhập qua cùng một cửa khẩu thì Chi cục trưởng Hải quan cửa khẩu cho phép bằng cách ghi trực tiếp lên tờ khai nhập xuất cảnh Việt Nam của lái xe.

– Trường hợp xe tạm xuất tái nhập không cùng một cửa khẩu thì chủ xe hoặc lái xe phải có văn bản đề nghị (nội dung gồm: tên chủ xe, tên lái xe, loại xe, nhãn hiệu xe, số khung, số máy, biển kiểm soát, cửa khẩu tạm xuất, cửa khẩu tái nhập, thời gian tạm xuất, thời gian tái nhập) gửi Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi có cửa khẩu xe tạm xuất để được cấp phép.

Giấy phép (ký hiệu GP/2002/02-PTVT ban hành kèm theo Quyết định số 1473/2002/QĐ-TCHQ ngày 24 tháng 5 năm 2002 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan) gồm 03 bản: Giao cho chủ xe hoặc lái xe 02 bản để nộp cho Hải quan cửa khẩu tạm xuất, cửa khẩu tái nhập mỗi nơi 01 bản, lưu Hải quan cáp giấy phép 01 bản. Giấy phép này có giá trị thực hiện ở cả cửa khẩu tạm xuất và cửa khẩu tái nhập.

18. Người và phương tiện của nước ngoài có chung biên giới

18.1. Cho phép phương tiện vận tải hàng hoá của nước ngoài có chung biên giới đi qua các cửa khẩu quy định tại các điểm 10.1, 10.2, 10.3 của Thông tư này để vào các điểm giao, nhận hàng hoá do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam quy định tại khu vực biên giới.

18.2. Chỉ cho phép phương tiện vận chuyển sản phẩm động vật qua cửa khẩu biên giới sau khi đã được khử trùng tiêu độc theo quy định.

18.3. Công dân người nước ngoài có chung biên giới là chủ hàng hoặc người được chủ hàng uỷ quyền, người điều khiển phương tiện và nhân viên phục vụ trên phương tiện vận tải hàng hoá nước có chung biên giới được theo phương tiện vận tải hàng hoá đi qua các cửa khẩu quy định tại các điểm 10.1, 10.2, 10.3 của Thông tư này để vào các điểm giao, nhận hàng hoá bằng hộ chiếu, sổ thuyền viên, chứng minh thư biên giới hoặc giấy thông hành biên giới do cơ quan có thẩm quyền của nước láng giềng cấp.

18.4. Trường hợp phương tiện vận tải hàng hoá và các đối tượng quy định tại các điểm 17.1, 17.2 và 17.3 của Thông tư này có nhu cầu vào các địa điểm khác ngoài khu vực biên giới và khu kinh tế cửa khẩu để giao, nhận hàng hoá thì phải thực hiện theo các quy định của hiệp định, nghị định thư và văn bản thoả thuận khác đã ký kết giữa Việt Nam và các nước có chung biên giới về xuất nhập cảnh và vận tải đường bộ.

18.5. Phương tiện và công dân người nước ngoài có chung biên giới là người điều khiển phương tiện vận tải hàng hoá của chủ thể kinh doanh của nước có chung biên giới khi ra vào chợ biên giới, chợ cửa khẩu và chợ trong khu kinh tế cửa khẩu để vận chuyển hàng hoá được miễn thị thực nhập cảnh, xuất cảnh Việt Nam và chịu sự kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cửa khẩu; khi có nhu cầu đi ra khỏi phạm vi chợ biên giới, chợ cửa khẩu và chợ trong Khu kinh tế cửa khẩu để vào sâu trong nội địa Việt Nam thì phải thực hiện các thủ tục về xuất cảnh, nhập cảnh cho người và phương tiện theo các quy định của luật pháp Việt Nam. Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh (Bộ Công an) sẽ xét cấp thị thực ngay tại khu kinh tế cửa khẩu.

18.6. Kiểm dịch đối với người nước ngoài:

Người nhập cảnh vào Việt Nam từ vùng có bệnh phải kiểm dịch, bệnh truyền nhiễm nguy hiểm phải khai báo sức khoẻ với cơ quan kiểm dịch y tế biên giới. Bộ Y tế quy định cụ thể nội dung và thủ tục khai báo sức khỏe.

Khi có bệnh phải kiểm dịch hoặc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm lan tràn ở cửa khẩu Việt Nam, cơ quan kiểm dịch y tế biên giới phải tiêm chủng phòng bệnh cho người nước ngoài khi họ yêu cầu

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

19. Xử lý vi phạm

Vi phạm trong hoạt động buôn bán hàng hoá qua biên giới sẽ bị xử lý căn cứ theo các quy định Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại của Chính phủ và các văn bản pháp quy có liên quan khác của luật pháp Việt Nam.

20. Trách nhiệm của Bộ Thương mại

20.1. Bộ Thương mại chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan, Uỷ ban nhân dân các tỉnh giáp biên giới căn cứ Quyết định số 252/2003/QĐ-TTg ngày 24 tháng 11 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư liên tịch này và các văn bản pháp quy khác có liên quan của Việt Nam hướng dẫn, chỉ đạo việc quản lý và điều hành hoạt động buôn bán hàng hoá qua biên giới.

20.2. Bộ Thương mại thành lập Ban chỉ đạo hoạt động buôn bán hàng hoá qua biên giới thuộc Bộ Thương mại, có các thành viên là đại diện của các bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân các tỉnh giáp biên giới.

Ban chỉ đạo hoạt động buôn bán hàng hoá qua biên giới sẽ giúp Bộ trưởng Bộ Thương mại thực hiện cơ chế phối hợp liên ngành và chỉ đạo, điều hành hoạt động buôn bán qua biên giới theo quy định tại Quyết định số 252/2003/QĐ-TTg ngày 24 tháng 11 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư hướng dẫn này.

Bộ Thương mại và các cơ quan hữu quan chủ động, phối hợp xử lý các vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện, báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vấn đề vượt thẩm quyền.

21. Trách nhiệm của các bộ, ngành có liên quan

21.1. Thủ trưởng các bộ, ngành có liên quan thực hiện nghiêm túc Quyết định 252/2003/QĐ-TTg ngày 24 tháng 11 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ và quy định hướng dẫn của Thông tư này.

21.2. Các bộ, ngành có trách nhiệm cử đại diện tham gia Ban chỉ đạo hoạt động buôn bán hàng hoá qua biên giới thuộc Bộ Thương mại.

21.3. Các bộ, ngành có liên quan thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Quyết định 252/2003/QĐ-TTg ngày 24 tháng 11 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư hướng dẫn này và phối hợp chặt chẽ với Bộ Thương mại và bộ, ngành liên quan khác trong việc xử lý các vấn đề phát sinh có liên quan tới nhiều bộ, ngành.

22. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân các tỉnh giáp biên giới

22.1. Uỷ ban nhân dân các tỉnh giáp biên giới chịu trách nhiệm tổ chức quản lý điều hành mọi hoạt động buôn bán hàng hoá qua biên giới trên khu vực biên giới thuộc địa phương mình quản lý; thực hiện tốt cơ chế phối hợp liên ngành về quản lý, điều hành hoạt động buôn bán qua biên giới.

22.2. Uỷ ban nhân dân các tỉnh giáp biên giới giao Sở Thương mại/Thương mại – Du lịch là cơ quan đầu mối giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh về quản lý buôn bán hàng hoá qua biên giới.

22.3. Chịu sự chỉ đạo về quản lý buôn bán hàng hoá qua biên giới của Ban chỉ đạo hoạt động buôn bán hàng hoá qua biên giới và các bộ, ngành liên quan.

23. Bãi bỏ Thông tư số 47/2004/TT-BTC ngày 31/5/2004 của Bộ Tài chính và tất cả các qui định do các bộ/ngành và các địa phương ban hành trái với qui định của Quyết định số 252/2003/QĐ-TTg ngày 24/11/2003 của Thủ tướng Chính phủ và qui định của Thông tư này.

24. Bổ sung, sửa đổi Thông tư

Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có nội dung cần bổ sung hoặc sửa đổi liên quan đến Bộ nào thì Bộ đó chịu trách nhiệm bổ sung hoặc sửa đổi

VII. HIỆU LỰC THI HÀNH

Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Thuộc tính văn bản
Thông tư liên tịch 05/2004/TTLT-BTM-BTC-BGTVT-BNN-BYT-NHNN của Bộ Thương mại, Bộ Tài chính, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế và Ngân hàng Nhà nước về việc hướng dẫn thực hiện Quyết định số 252/2003/QĐ-TTg ngày 24/11/2003 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý buôn bán hàng hoá qua biên giới với các nước có chung biên giới
Cơ quan ban hành: Bộ Giao thông Vận tải; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Tài chính; Bộ Thương mại; Bộ Thủy sản; Bộ Y tế; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 05/2004/TTLT-BTM-BTC-BGTVT-BNN-BYT-NHNN Ngày đăng công báo: Đã biết
Loại văn bản: Thông tư liên tịch Người ký: Bùi Bá Bổng; Lê Ngọc Trọng; Nguyễn Thị Hồng Minh; Nguyễn Tiến Sâm; Phan Thế Ruệ; Phùng Khắc Kế; Trương Chí Trung
Ngày ban hành: 17/08/2004 Ngày hết hiệu lực: Đã biết
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Xuất nhập khẩu , Thương mại-Quảng cáo
Tóm tắt văn bản

THÔNG TƯ

LIÊN TỊCH BỘ THƯƠNG MẠI – BỘ TÀI CHÍNH – BỘ GIAO THÔNG
VẬN TẢI – BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN – BỘ Y TẾ-
BỘ THỦY SẢN – NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
SỐ 05/2004/TTLT-BTM-BTC-BGTVT-BNN&PTNT-BYT-BTS-NHNN
NGÀY 17 THÁNG 8 NĂM 2004 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH
SỐ 252/2003/QĐ-TTG NGÀY 24 THÁNG 11 NĂM 2003 CỦA
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ QUẢN LÝ BUÔN BÁN HÀNG HOÁ
QUA BIÊN GIỚI VỚI CÁC NƯỚC CÓ CHUNG BIÊN GIỚI

Căn cứ Quyết định số 252/2003/QĐ-TTg ngày 24 tháng 11 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý buôn bán hàng hoá qua biên giới với các nước có chung biên giới,

Liên tịch Bộ Thương mại, Bộ Tài chính, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Y tế, Bộ Thuỷ sản và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn thực hiện Quyết định số 252/2003/QĐ-TTg ngày 24 tháng 11 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý buôn bán hàng hoá qua biên giới với các nước có chung biên giới như sau:


I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

1. Phạm vi điều chỉnh

Hoạt động buôn bán hàng hoá qua biên giới quy định tại Thông tư này gồm:

1.1. Hoạt động mua bán, trao đổi hàng hoá của cư dân biên giới là những hoạt động dành riêng cho cư dân biên giới phù hợp với các quy định tại Điều 2, Điều 5.2 và Điều 6 của Quyết định số 252/2003/QĐ-TTg ngày 24 tháng 11 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý buôn bán hàng hoá qua biên giới với các nước có chung biên giới.

1.2. Buôn bán tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu và chợ trong khu kinh tế cửa khẩu.

1.3. Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá qua biên giới được các chủ thể quy định tại Điều 6 và Điều 8 của Thông tư này tiến hành theo các phương thức không theo thông lệ thông thường quốc tế (có thể có hợp đồng hoặc không có hợp đồng, có thể theo nhiều hình thức thanh toán khác nhau).

2. Hàng hoá buôn bán qua biên giới

Tất cả các hàng hoá, trừ hàng hoá cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, hàng hoá kinh doanh có điều kiện phải thực hiện theo những quy định tại Quyết định số 46/2001/QĐ-TTg ngày 04 tháng 4 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thời kỳ 2001 – 2005, các Quyết định có liên quan khác của Thủ tướng Chính phủ và văn bản hướng dẫn của Bộ Thương mại và các Bộ, cơ quan quản lý chuyên ngành, các hàng hoá khác được tự do trao đổi, buôn bán và xuất khẩu nhập khẩu qua biên giới.

3. Chất lượng hàng hoá buôn bán qua biên giới

3.1. Về kiểm dịch y tế biên giới:

3.1.1. Tất cả các loại hàng hoá buôn bán qua biên giới đều phải được kiểm dịch theo quy định của Điều lệ kiểm dịch y tế biên giới ban hành kèm theo Nghị định số 41/1998/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 1998 của Chính phủ và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn hiện hành.

3.1.2. Bộ Y tế là cơ quan giúp Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kiểm dịch y tế biên giới. Cục y tế dự phòng và phòng chống HIV/AIDS là cơ quan kiểm dịch y tế biên giới, trực thuộc Bộ Y tế, chịu trách nhiệm triển khai các hoạt động kiểm dịch y tế biên giới trên địa bàn cả nước. Hệ thống tổ chức cơ quan kiểm dịch y tế biên giới Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ quy định.

3.1.3. Trong Thông tư liên tịch này:

a. “Kiểm dịch y tế biên giới” là kiểm tra y tế để phát hiện các bệnh phải kiểm dịch và để giám sát các bệnh truyền nhiễm đối với người, các phương tiện vận tải khi nhập cảnh, xuất cảnh, những hành lý, hàng hoá, thùng chứa, bưu phẩm, bưu kiện khi nhập khẩu, xuất khẩu phù hợp với các quy định của Điều lệ kiểm dịch y tế biên giới ban hành kèm theo Nghị định số 41/1998/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 1998 của Chính phủ và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn hiện hành.

b. “Cơ quan kiểm dịch y tế biên giới” là cơ quan y tế trực tiếp chịu trách nhiệm thực hiện các biện pháp y tế do Điều lệ kiểm dịch y tế biên giới quy định tại khu vực phụ trách.

c. “Khu vực kiểm dịch y tế” là khu vực quy định cho người, phương tiện vận tải nhập cảnh, xuất cảnh dừng lại để kiểm dịch tại cửa khẩu biên giới.

d. “Kiểm dịch viên y tế” là người được giao nhiệm vụ trực tiếp chịu trách nhiệm thực hiện các biện pháp y tế trong khu vực phụ trách theo quy định của Điều lệ kiểm dịch y tế biên giới.

e. “Kiểm tra y tế” là việc thực hiện các biện pháp nghiệp vụ y tế đối với người, phương tiện vận tải và các đối tượng kiểm dịch khác trước khi nhập cảnh, xuất cảnh, nhập khẩu, xuất khẩu.

g. “Giám sát bệnh truyền nhiễm” là điều tra, giám sát dịch tễ, huyết thanh, căn nguyên, triệu chứng lâm sàng và đánh giá khả năng phát triển, lây lan trở thành dịch của một bệnh truyền nhiễm.

h. “Điều tra hồi cứu” là dùng phương pháp dịch tễ, xét nghiệm vi sinh vật, huyết thanh để xác định một bệnh phải kiểm dịch, hoặc một bệnh truyền nhiễm đã xảy ra và các nguyên nhân gây bệnh đó.

i. “Véc tơ” là côn trùng y học, động vật gặm nhấm (bao gồm các loài chuột…) mang các tác nhân gây bệnh phải kiểm dịch, bệnh truyền nhiễm cho người.

k. “Biện pháp xử lý y tế” gồm các biện pháp tiêm chủng, cách ly, lưu nghiệm, giám sát, kiểm tra sức khoẻ và các biện pháp vệ sinh như tẩy uế, diệt khuẩn, diệt véc tơ.

l. “Các bệnh phải kiểm dịch”: bệnh dịch hạch, bệnh tả, bệnh sốt vàng và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác mới phát sinh theo quy định của Bộ Y tế.

m. “Bệnh truyền nhiễm” là bệnh do tác nhân gây nhiễm khuẩn hoặc độc tố của chúng gây nên có thể lan truyền cho người trực tiếp hoặc gián tiếp qua vật chủ trung gian, qua véc tơ hoặc môi trường.

n. “Người phụ trách cửa khẩu”: là thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước tại cửa khẩu mà cơ quan đó được chỉ định trực tiếp phụ trách, điều phối hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước khác tại cửa khẩu, tuỳ theo từng cửa khẩu cơ quan đó là hải quan hay bộ đội biên phòng.

p.”Cơ quan quản lý nhà nước tại cửa khẩu” là cơ quan có chức năng quản lý nhà nước về các mặt tại cửa khẩu, bao gồm hải quan, bộ đội biên phòng, kiểm dịch động vật, thực vật, kiểm dịch y tế,… và các cơ quan khác theo quy định của nhà nước.

3.1.4. Đối tượng và địa điểm kiểm dịch y tế

3.1.4.1. Mọi người, mọi phương tiện vận tải và những vật thể có khả năng mang bệnh, truyền bệnh từ vùng đang có hoặc lưu hành bệnh phải kiểm dịch, bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khi nhập cảnh, xuất cảnh, nhập khẩu, xuất khẩu đều phải chịu sự giám sát của cơ quan kiểm dịch y tế biên giới tại cửa khẩu nơi nhập cảnh, xuất cảnh, nhập khẩu, xuất khẩu. Trong trường hợp bị cơ quan kiểm dịch y tế phát hiện đang nhiễm hoặc mang véc tơ làm lây truyền bệnh phải kiểm dịch, bệnh truyền nhiễm nguy hiểm theo quy định tại Điều lệ kiểm dịch y tế biên giới nói trên thì phải chịu sự kiểm dịch tại khu vực kiểm dịch.

Trước khi làm thủ tục, cơ quan kiểm dịch y tế thông báo kịp thời cho các cơ quan kiểm dịch động, thực vật ở tại cửa khẩu biên giới phối hợp cùng tiến hành các thủ tục kiểm dịch của mỗi cơ quan để không làm ảnh hưởng đến nội dung kiểm dịch của từng ngành.

Khi phương tiện vận tải phải kiểm dịch thì mọi người trên phương tiện vận tải và những vật thể có khả năng mang bệnh, truyền bệnh có trên phương tiện vận tải đó đều phải được kiểm dịch.

Trình tự và thể thức kiểm dịch y tế biên giới do Bộ Y tế quy định.

3.1.4.2 Tuy nhiên, nếu đối tượng có khả năng truyền bệnh cũng thuộc đối tượng phải kiểm dịch động, thực vật (ví dụ trâu, bò, lợn, gà…) thì chỉ phải kiểm tra ở một khâu hoặc kiểm dịch y tế như quy định trong mục 3.1 hoặc kiểm dịch động thực vật như quy định trong mục 3.2.

3.1.5. Việc vận chuyển thi hài, hài cốt qua biên giới phải được cơ quan kiểm dịch y tế biên giới kiểm tra y tế và cấp giấy chứng nhận.

Trình tự và thể thức kiểm tra y tế do Bộ Y tế quy định.

3.1.6. Các sản phẩm đặc biệt như vi khuẩn y học, vi rút y học, các sản phẩm sinh y học, các mô, các tổ chức của cơ thể người, máu và các thành phần của máu người phải được cơ quan kiểm dịch y tế biên giới kiểm tra và cấp giấy chứng nhận kiểm dịch mới được nhập khẩu, xuất khẩu.

Trình tự và thể thức kiểm tra y tế do Bộ Y tế quy định.

3.1.7. Khu vực kiểm dịch y tế tại cửa khẩu biên giới do cơ quan quản lý cửa khẩu biên giới phối hợp với cơ quan kiểm dịch y tế biên giới thống nhất quy định.

3.1.8. Kiểm dịch viên y tế trong khi thi hành nhiệm vụ kiểm dịch phải mang thẻ kiểm dịch và trang phục có phù hiệu theo quy định của Bộ Y tế.

3.1.9. Kiểm dịch đối với các đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự và các đối tượng đặc biệt khác thực hiện theo hướng dẫn của liên bộ Y tế và Ngoại giao.

3.2. Kiểm dịch động vật, kiểm dịch thực vật, kiểm dịch thuỷ sản:

3.2.1. Chỉ những hàng hoá thuộc danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện kiểm dịch động vật, kiểm dịch thực vật do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công bố, thuộc diện kiểm dịch thuỷ sản do Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản công bố, mới phải làm thủ tục kiểm dịch.

3.2.2. Danh mục hàng hoá (vật thể) thuộc diện kiểm dịch thực vật nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập và quá cảnh được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công bố trong từng thời kỳ và ban hành kèm theo Thông tư số 73/2003/TT-BNN-BVTV ngày 01 tháng 7 năm 2003 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hướng dẫn việc thực hiện công tác kiểm dịch thực vật nội địa.

3.2.3. Danh mục hàng hoá (động vật) thuộc diện kiểm dịch động vật xuất khẩu, nhập khẩu được thực hiện theo Quyết định số 607 NN-TY/QĐ ngày 09 tháng 06 năm 1994 của Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn).

3.2.4. Danh mục đối tượng kiểm dịch đối với động vật và sản phẩm động vật thuỷ sản xuất khẩu, nhập khẩu được thực hiện theo Thông tư số 02/TS-TT ngày 25 tháng 6 năm 1994 của Bộ Thuỷ sản.

3.2.5. Các đơn vị có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận kiểm dịch, xác nhận giấy đăng ký kiểm dịch cho hàng hoá quy định tại điểm 3.2.1 nêu trên (dưới đây gọi chung là cơ quan kiểm dịch) là những đơn vị được giao nhiệm vụ theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản (Danh sách các cơ quan kiểm dịch được ghi trong Thông tư liên tịch số 17/2003/TTLT-BTC-NN& PTNT-BTS ngày 14 tháng 3 năm 2003 hướng dẫn việc kiểm tra, giám sát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện kiểm dịch động vật, kiểm dịch thực vật, kiểm dịch thuỷ sản và Quyết định số 05/2003/QĐ-BTS ngày 29 tháng 4 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản sửa đổi Phụ lục 1 (Phần thuỷ sản) của Thông tư liên tịch nêu trên).

3.2.6. Đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu phi mậu dịch (không nhằm mục đích kinh doanh) phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng, sinh hoạt của hành khách xuất cảnh, nhập cảnh, của các cơ quan đại diện ngoại giao, các tổ chức quốc tế, hàng hoá mua bán, trao đổi của cư dân biên giới thì cơ quan hải quan giải quyết thông quan không yêu cầu phải nộp Giấy đăng ký kiểm dịch hoặc Giấy chứng nhận kiểm dịch, trừ trường hợp cơ quan kiểm dịch thông báo phải kiểm dịch đối với từng mặt hàng cụ thể, ở từng thời điểm cụ thể.

3.2.7 Việc kiểm dịch đối với hàng hoá nhập khẩu thực hiện theo phương thức đăng ký trước, kiểm tra sau, cụ thể là:

– Trước khi làm thủ tục hải quan, chủ hàng phải đăng ký kiểm dịch với cơ quan kiểm dịch.

– Cơ quan kiểm dịch có thể kiểm dịch cùng lúc cơ quan hải quan kiểm tra hàng hoá hoặc kiểm dịch sau khi hàng hoá đã hoàn thành thủ tục hải quan theo thời gian và địa điểm được xác định trong giấy đăng ký kiểm dịch (theo mẫu tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư liên tịch số 17/2003/TTLT-BTC-NN&PTNT-BTS ngày 14 tháng 3 năm 2003 hướng dẫn việc kiểm tra, giám sát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện kiểm dịch động vật, kiểm dịch thực vật, kiểm dịch thuỷ sản).

3.2.8. Trách nhiệm của chủ hàng:

3.2.8.1. Đối với hàng hoá xuất khẩu:

Trước khi xuất khẩu hàng hoá, chủ hàng phải đăng ký và khai báo với cơ quan kiểm dịch làm thủ tục kiểm tra, cấp giấy chứng nhận kiểm dịch đối với hàng hoá phải kiểm dịch theo quy định của pháp luật hoặc theo yêu cầu của người mua.

3.2.8.2. Đối với hàng hoá nhập khẩu:

Trước khi làm thủ tục hải quan, chủ hàng phải đăng ký kiểm dịch (kê khai 3 bản theo mẫu tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư liên tịch số 17/2003/TTLT/BTC-NN&PTNT-BTS ngày 14 tháng 3 năm 2003 hướng dẫn việc kiểm tra, giám sát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện kiểm dịch động vật, kiểm dịch thực vật, kiểm dịch thuỷ sản) với cơ quan kiểm dịch.

3.2.8.2.1. Khi làm thủ tục hải quan, ngoài bộ hồ sơ theo quy định của cơ quan hải quan, phải nộp giấy đăng ký kiểm dịch do cơ quan kiểm dịch xác nhận.

3.2.8.2.2. Sau khi đăng ký kiểm dịch nhưng không nhập khẩu hàng hoá nữa thì phải nộp lại cơ quan kiểm dịch (nơi xác nhận) 2 bản Giấy đăng ký kiểm dịch. Trường hợp khi làm thủ tục nhập khẩu, cơ quan hải quan xác định là hàng hoá không được nhập khẩu vào Việt Nam, chủ hàng phải nộp lại cho cơ quan kiểm dịch (nơi xác nhận) Giấy đăng ký kiểm dịch (bản của chủ hàng) có xác nhận lý do không được nhập khẩu của cơ quan hải quan.

3.2.8.2.3. Đối với hàng hoá làm thủ tục kiểm dịch sau khi hoàn thành thủ tục hải quan:

– Phải đưa nguyên trạng hàng hoá đã được làm thủ tục hải quan về đúng địa điểm, đúng thời gian đã đăng ký trong giấy đăng ký kiểm dịch.

– Trong trường hợp bất khả kháng không thể đưa hàng hoá về đúng địa điểm, đúng thời gian đã đăng ký để kiểm dịch thì phải giải trình với cơ quan kiểm dịch.

3.2.8.2.4. Phải thực hiện nghiêm chỉnh các nghĩa vụ:

– Chỉ được đưa hàng hoá lưu thông sau khi cơ quan kiểm dịch cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch.

– Chấp hành quyết định xử lý của cơ quan kiểm dịch (nếu có) đối với lô hàng.

– Đối với lô hàng sau khi kiểm dịch không đủ điều kiện nhập khẩu, bị buộc tái xuất, khi làm thủ tục xuất khẩu phải xuất trình hồ sơ hải quan nhập khẩu, quyết định bị buộc tái xuất của cơ quan kiểm dịch và hàng hoá cho cơ quan hải quan nơi đã làm thủ tục nhập khẩu lô hàng.

3.2.9. Trách nhiệm của cơ quan kiểm dịch:

3.2.9.1. Trách nhiệm đối với việc đăng ký, xác nhận vào bản Giấy đăng ký kiểm dịch, trả lại chủ hàng 02 bản, lưu 01 bản.

3.2.9.2. Sau khi xác nhận Giấy đăng ký kiểm dịch, theo dõi, kiểm dịch, cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch hoặc xử lý theo quy định.

3.2.9.3. Đối với lô hàng đã hoàn thành thủ tục hải quan, trước khi tiến hành kiểm dịch, phải đối chiếu hàng hoá với khai báo của chủ hàng, với bộ hồ sơ hải quan. Nếu có sự sai khác thì lập biên bản, xử lý theo quy định của pháp luật.

3.2.9.4. Sau khi kiểm dịch, nếu là hàng hoá phải tiêu huỷ thì tổ chức tiêu huỷ theo đúng quy định của pháp luật; nếu hàng hoá buộc phải tái xuất thì ra quyết định buộc tái xuất, ghi rõ thời gian phải thực hiện tái xuất, giao chủ hàng 01 bản để thực hiện 01 bản để gửi cho cơ quan hải quan (nơi làm thủ tục nhập khẩu lô hàng) để phối hợp thực hiện; theo dõi lô hàng đến khi thực tái xuất; xử lý vi phạm đối với chủ hàng không thực hiện nghiêm túc quyết định buộc tái xuất.

3.2.9.5. Thông báo kịp thời cho cục hải quan tỉnh, thành phố những tổ chức, cá nhân không thực hiện đúng cam kết và kiểm dịch đã đăng ký, đề nghị cưỡng chế thủ tục hải quan các lô hàng tiếp theo.

3.2.9.6. Khi tổ chức, cá nhân đã thực hiện quyết định xử lý thì cơ quan kiểm dịch (nơi đề nghị cưỡng chế thủ tục hải quan) cấp văn bản xác nhận để trình với cơ quan hải quan xoá cưỡng chế làm thủ tục, trong đó nêu rõ doanh nghiệp bị cưỡng chế theo thông báo nào (số, ngày tháng, hành vi vi phạm, hình thức xử lý).

3.2.10. Trách nhiệm của cơ quan hải quan:

3.2.10.1. Đối với hàng hoá xuất khẩu:

Cơ quan hải quan chỉ yêu cầu nộp Giấy chứng nhận kiểm dịch đối với hàng hoá phải kiểm dịch theo quy định của pháp luật.

3.2.10.2. Đối với hàng hoá nhập khẩu:

3.2.10.2.1. Khi tiếp nhận đăng ký hồ sơ hải quan, yêu cầu chủ hàng nộp 01 giấy đăng ký kiểm dịch (bản chính) đã được cơ quan kiểm dịch xác nhận; làm thủ tục theo quy định.

3.2.10.2.2. Đối với hàng hoá nhập khẩu đã hoàn thành thủ tục hải quan bị buộc tái xuất theo quyết định của cơ quan kiểm dịch, hải quan cửa khẩu (nơi đã làm thủ tục nhập khẩu lô hàng) đối chiếu hồ sơ nhập khẩu của lô hàng với thực tế hàng hoá, nếu phù hợp thì làm thủ tục tái xuất, nếu không phù hợp thì lập biên bản, thông báo cho cơ quan kiểm dịch (nơi ra quyết định buộc tái xuất) để xử lý theo quy định của pháp luật.

3.2.10.2.3. Đối với những lô hàng nhập khẩu đã đăng ký kiểm dịch nhưng không được nhập khẩu do có vi phạm về chính sách quản lý xuất nhập khẩu thì Hải quan nơi làm thủ tục xác nhận, ghi rõ lý do vào Giấy đăng ký kiểm dịch.

3.2.10.2.4. Cưỡng chế thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của tổ chức, cá nhân theo đề nghị của cơ quan kiểm dịch do vi phạm pháp luật kiểm dịch đối với hàng hoá nhập khẩu đã đăng ký kiểm dịch.

3.2.10.2.5. Xoá bỏ cưỡng chế khi có tổ chức, cá nhân nộp bản sao và xuất trình bản chính văn bản của cơ quan kiểm dịch (nơi đề nghị cưỡng chế) xác nhận đã thực hiện quyết định xử lý. Bản sao của tổ chức thì phải xác nhận, ký tên, đóng dấu, bản sao của cá nhân là bản photocopy.

3.2.11. Quan hệ phối hợp:

3.2.11.1. Trong trường hợp cơ quan kiểm dịch có yêu cầu kiểm dịch xong lô hàng trước khi hoàn thành thủ tục hải quan thì 2 cơ quan liên quan phải phối hợp chặt chẽ với nhau và cơ quan hải quan chỉ quyết định thông quan sau khi có kết luận của cơ quan kiểm dịch.

3.2.11.2. Hàng năm, các Chi cục Hải quan chủ trì họp với các cơ quan kiểm dịch có liên quan để rút kinh nghiệm về việc phối hợp kiểm tra, giám sát hàng hoá thuộc diện phải kiểm dịch. Trong trường hợp cần thiết có thể tổ chức họp đột xuất theo đề nghị của cơ quan hải quan hoặc cơ quan kiểm dịch.

3.3. Về kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm:

3.3.1. Thực phẩm xuất, nhập khẩu theo đường chính ngạch, tiểu ngạch, doanh nghiệp phải xuất trình tiêu chuẩn cơ sở (đã công bố chất lượng với cơ quan y tế có thẩm quyền) và kết quả kiểm nghiệm đối với lô hàng của một cơ quan kiểm tra nhà nước về chất lượng đã được Bộ Y tế chỉ định. Những đối tượng không đủ hồ sơ kể trên thì phải qua kiểm tra chất lượng hàng hoá trước khi lưu thông.

3.3.2. Khi có dịch thì việc kiểm dịch là cần thiết và liên tục (nhất là khi có chỉ định dịch tễ về bệnh có thể lây cho người hoặc động, thực vật) theo quy định của bộ chủ quản

3.3.3. Khi không có dịch, việc kiểm tra, giám sát vệ sinh thực phẩm phải được cơ quan chức năng tiến hành một cách ngẫu nhiên hoặc định kỳ.

3.4. Về kiểm soát chất lượng:

3.4.1. Hàng hoá, hành lý, thiết bị của các đối tượng sau đây không phải kiểm tra nhà nước về chất lượng:

– Hàng hoá mua bán, trao đổi của cư dân biên giới; hàng hoá đưa vào chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu;

– Hành lý cá nhân, hàng ngoại giao, hàng mẫu, hàng triển lãm, hội chợ, quà biếu;

– Vật tư, thiết bị, máy móc của các liên doanh đầu tư không trực tiếp lưu thông trên thị trường, chỉ phục vụ cho nhu cầu sản xuất hàng hoá của cơ sở;

– Hàng hoá, vật tư thiết bị tạm nhập tái xuất;

– Hàng quá cảnh, chuyển khẩu;

– Hàng gửi kho ngoại quan;

– Hàng doanh nghiệp Việt Nam gia công cho thương nhân nước ngoài ;

3.4.2. Hàng hoá xuất nhập khẩu qua biên giới phải được kiểm tra nhà nước về chất lượng trên cơ sở đảm bảo yêu cầu kiểm tra nhà nước về chất lượng đối với hàng hoá xuất nhập khẩu thuộc danh mục hàng hoá phải kiểm tra nhà nước về chất lượng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tuyên bố.

3.4.3. Việc kiểm tra nhà nước về chất lượng quy định tại Thông tư này thực hiện theo phương thức đăng ký trước, kiểm tra sau:

– Đăng ký trước là việc chủ hàng đăng ký kiểm tra với cơ quan kiểm tra nhà nước về chất lượng (sau đây gọi tắt là cơ quan kiểm tra) trước khi làm thủ tục hải quan để nhập khẩu.

– Kiểm tra sau là việc cơ quan kiểm tra tiến hành kiểm tra chất lượng sau khi hàng hoá đã được thông quan.

3.4.4. Những hàng hoá sau đây cơ quan kiểm tra không xác nhận Giấy đăng ký kiểm tra và hàng hoá chỉ được hải quan thông quan sau khi cơ quan kiểm tra thông báo đạt yêu cầu chất lượng:

– Cơ quan kiểm tra có bằng chứng khách quan về việc lô hàng nhập khẩu xin đăng ký kiểm tra không đáp ứng các yêu cầu quy định về chất lượng;

– Cơ quan kiểm tra phát hiện lô hàng hoá cùng loại nhập khẩu trước đó của cùng chủ hàng không đáp ứng các yêu cầu quy định về chất lượng.

3.4.5. Việc kiểm tra chất lượng đối với hàng hoá Việt Nam xuất khẩu thực hiện theo thoả thuận song phương hoặc đa phương giữa Việt Nam với các nước, tổ chức quốc tế liên quan.

3.4.6. Hàng hoá nhập khẩu của chủ hàng sẽ được cơ quan kiểm tra cấp thông báo miễn kiểm tra trong các trường hợp sau:

– Hàng hoá nhập khẩu mang dấu phù hợp tiêu chuẩn của nước xuất khẩu đã được Tổng cục Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng (thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ) thừa nhận và công bố trong từng thời kỳ;

– Các lô hàng cùng chủng loại, cùng nhà sản xuất, cùng nhà cung cấp (người xuất khẩu nước ngoài) mà chủ hàng đã nhập khẩu trước đó đã được kiểm tra đảm bảo yêu cầu về chất lượng (trong vòng 6 tháng kể từ lần nhập khẩu gần nhất);

– Hàng hoá thoả mãn điều kiện để được miễn kiểm tra theo quy định của bộ quản lý chuyên ngành.

3.4.7. Các mặt hàng vừa thuộc danh mục hàng hoá phải kiểm tra nhà nước về chất lượng vừa phải thực hiện yêu cầu kiểm tra khác (xác định chất lượng còn lại của hàng hoá đã qua sử dụng) thì các yêu cầu kiểm tra này đều do cơ quan kiểm tra nhà nước về chất lượng thực hiện (ví dụ: phương tiện cơ giới đường bộ đã qua sử dụng chỉ phải thực hiện kiểm tra nhà nước tại Cục Đăng kiểm Việt Nam), không phải giám định để xác nhận sự phù hợp chất lượng của thiết bị đã qua sử dụng theo quy định tại Quyết định số 46/2001/QĐ-TTg ngày 04 tháng 4 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thời kỳ 2001-2005.

3.4.8. Trách nhiệm của chủ hàng:

Chủ hàng phải chịu trách nhiệm thực pháp luật về việc nhập khẩu hàng hoá đảm bảo chất lượng quy định và phải thực hiện các yêu cầu sau đây khi nhập khẩu hàng hoá thuộc danh mục hàng hoá phải kiểm tra nhà nước về chất lượng:

– Trước khi hàng về đến cửa khẩu, chủ hàng phải đăng ký kiểm tra chất lượng với cơ quan kiểm tra. Giấy đăng ký kiểm tra do cơ quan kiểm tra quy định.

– Trong thời gian 01 ngày làm việc kể từ khi hàng hoá được thông quan, chủ hàng phải xuất trình nguyên trạng hàng hoá cùng bộ hồ sơ hải quan đã làm thủ tục hải quan và hồ sơ, tài liệu khác theo quy định để cơ quan kiểm tra thực hiện việc kiểm tra chất lượng tại đúng địa điểm mà chủ hàng đã đăng ký với cơ quan kiểm tra.

– Chỉ được phép đưa hàng hóa nhập khẩu vào sử dụng khi đã được cơ quan kiểm tra cấp Thông báo đạt yêu cầu chất lượng nhập khẩu.

– Phải thực hiện quyết định xử lý của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành nếu có vi phạm quy định về kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu.

– Trường hợp hàng hóa buộc phải tái xuất thì chủ hàng phải tái xuất trong thời hạn quy định tại quyết định buộc tái xuất của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành. Khi tái xuất, chủ hàng phải xuất trình hàng hóa, hồ sơ hải quan và quyết định buộc tái xuất để hải quan cửa khẩu làm thủ tục tái xuất.

3.4.9. Trách nhiệm của cơ quan kiểm tra:

3.4.9.1. Thực hiện việc kiểm tra và cấp thông báo kết quả kiểm tra nhà nước chất lượng hàng hóa nhập khẩu hoặc Thông báo miễn kiểm tra theo quy định tại điểm. 3.4.6 Thông tư này.

3.4.9.2. Trong thời gian 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn đề nghị của chủ hàng, cơ quan kiểm tra hàng hóa phải xác nhận Giấy đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng nhập khẩu hoặc ra thông báo miễn kiểm tra để chủ hàng nộp cho cơ quan hải quan khi làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa.

– Đối với hàng hóa thuộc điểm 3.4.4. Thông tư này thì cơ quan kiểm tra không xác nhận Giấy đăng ký kiểm tra nhà nước; trường hợp này hàng hóa chỉ được thông quan khi có Thông báo đạt yêu cầu chất lượng nhập khẩu.

– Theo dõi, yêu cầu chủ hàng xuất trình hàng hóa kèm bộ hồ sơ hàng nhập khẩu đã hoàn thành thủ tục hải quan để kiểm tra. Trước khi kiểm tra chất lượng hàng hóa phải đối chiếu, xem xét, nếu hàng hóa còn nguyên trạng và hoàn toàn phù hợp với hồ sơ hải quan về tên hàng, chủng loại thì cơ quan kiểm tra tiến hành kiểm tra theo quy định; trường hợp hàng hóa không còn nguyên trạng và không phù hợp với hồ sơ hải quan thì cơ quan kiểm tra lập biên bản, báo cáo cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành để xử lý theo quy định.

– Chậm nhất 05 ngày kể từ khi chủ hàng xuất trình hàng hóa và cung cấp đủ hồ sơ liên quan đến hàng hóa theo quy định để kiểm tra, cơ quan kiểm tra phải thông báo kết quả kiểm tra. Đối với những loại hàng hóa đặc thù, thời gian thông báo kết quả kiểm tra do bộ quản lý chuyên ngành quy định.

– Trường hợp hàng hóa không đạt chất lượng nhập khẩu buộc phải tái xuất thì cơ quan kiểm tra phải niêm phong toàn bộ số hàng phải tái xuất, báo cáo cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành để xử lý và ra quyết định buộc tái xuất, thông báo cho cơ quan hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu lô hàng. Quyết định buộc tái xuất của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành được gửi cho cơ quan hải quan nơi làm thủ tục tái xuất. Thời hạn tái xuất khỏi Việt Nam được quy định tại quyết định buộc tái xuất.

3.4.10. Trách nhiệm của cơ quan hải quan:

3.4.10.1. Đối với hàng hóa xuất khẩu: Hải quan không yêu cầu nộp hoặc xuất trình Giấy chứng nhận chất lượng.

3.4.10.2. Đối với hàng hóa nhập khẩu: ngoài bộ hồ sơ hải quan theo quy định, khi làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa, chủ hàng phải nộp 01 Giấy đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu có xác nhận của cơ quan kiểm tra hoặc Thông báo miễn kiểm tra. Căn cứ bộ hồ sơ và hàng hóa hợp lệ, cơ quan hải quan làm thủ tục thông quan cho lô hàng theo quy định. Cơ quan hải quan không chịu trách nhiệm về chất lượng đối với hàng hóa nhập khẩu sau khi đã được thông quan.

– Riêng hàng hóa là phương tiện cơ giới đường bộ thuộc Danh mục hàng hoá phải kiểm tra nhà nước về chất lượng, sau khi cơ quan kiểm tra (Cục Đăng kiểm Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải) cấp Giấy chứng nhận chất lượng xe ô tô nhập khẩu, cơ quan hải quan căn cứ nội dung chứng nhận, nếu phù hợp quy định hiện hành mới xác nhận Tờ khai nguồn gốc xe ô tô nhập khẩu, nếu không phù hợp, hải quan lập biên bản xử lý theo quy định của pháp luật.

Khi nhận được quyết định của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành buộc tái xuất đối với hàng hoá nhập khẩu không đạt chất lượng, hải quan cửa khẩu nơi làm thủ tục nhập khẩu cho lô hàng có trách nhiệm đối chiếu bộ hồ sơ lưu của lô hàng đã được thông quan trước đó với thực tế lô hàng do chủ hàng xuất trình và quyết định buộc tái xuất, nếu phù hợp thì làm thủ tục tái xuất. Trường hợp lô hàng theo quyết định buộc tái xuất không phù hợp với bộ hồ sơ hải quan đang lưu giữ thì cơ quan hải quan chuyển trả lại cho cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành xử lý tiếp theo quy định của pháp luật.

3.4.11. Các tổ chức thực hiện kiểm tra nhà nước về chất lượng.

– Các cơ quan kiểm tra hàng hoá xuất nhập khẩu thuộc các Bộ quản lý chuyên ngành;

– Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giám định, đủ điều kiện được Bộ Khoa học và Công nghệ công nhận, chỉ định kiểm tra mặt hàng cụ thể sau khi đã thoả thuận với các bộ quản lý chuyên ngành.

– Tên hàng hoá phải kiểm tra và tên cơ quan kiểm tra được quy định tại Danh mục kiểm tra hàng hoá phải kiểm tra nhà nước.

3.5. Về công tác kiểm lâm: Thực hiện theo Nghị định số 1l/2002/NĐ-CP ngày 22 tháng 1 năm 2002 của Chính phủ về quản lý xuất nhập khẩu và quá cảnh các loài động vật, thực vật hoang dã và Thông tư số 123/2003/TT-BNN ngày 14 tháng 11 năm 2003 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hướng dẫn thực hiện Nghị định này.

3.6. Các cơ quan hải quan, kiểm tra, kiểm dịch phải phối hợp chặt chẽ về thủ tục, thời gian và phương pháp khoa học, hợp lý để đảm bảo mọi hàng hoá trao đổi qua biên giới đều phải được kiểm tra, kiểm dịch nhưng vẫn tạo được sự thông thoáng không gây ách tắc, phiền hà, không bị chồng chéo trong kiểm tra.

4. Thanh toán tiền hàng

4.1. Thanh toán trong mua bán, trao đổi hàng hoá của cư dân biên giới, thanh toán trong mua bán hàng hoá tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu và thanh toán xuất nhập khẩu hàng hoá qua biên giới theo các phương thức khống theo thông lệ quốc tế được thực hiện bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi, Việt Nam đồng (VNĐ) hoặc đồng tiền của nước có chung biên giới Nhân dân tệ (RMB), Kíp (LAK), Riên (KHR).

4.2. Phương thức thanh toán bằng tiền mặt hoặc không dùng tiền mặt do các bên mua bán thoả thuận phù hợp với quy định về quản lý ngoại hối của Việt Nam và các nước có chung biên giới.

4.3. Việc mang tiền Việt Nam đồng và tiền mặt của nước có chung biên giới qua cửa khẩu biên giới để thực hiện thanh toán theo các nội dung quy định tại điểm 4.1 nói trên phải tuân thủ các quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về mang ngoại tệ tiền mặt và đồng Việt Nam bằng tiền mặt khi xuất nhập khẩu.

4.4. Các bên mua bán, trao đổi xuất nhập khẩu hàng hoá qua biên giới được lựa chọn các hình thức thanh toán phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trên cơ sở hiệp định thanh toán được ký kết giữa Việt Nam và các nước có chung biên giới, khuyến khích các chủ thể kinh doanh thực hiện thanh toán qua ngân hàng các hình thức sau:

4.4.1. Thanh toán qua các ngân hàng của hai nước bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi theo thông lệ quốc tế (bao gồm các ngân hàng đặt trụ sở ở trong hoặc ngoài tỉnh biên giới);

4.4.2. Thanh toán bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi hoặc Việt Nam đồng thông qua tài khoản mở tại các ngân hàng Việt Nam phù hợp với các quy định hiện hành về quản lý ngoại hối;

4.4.3. Thanh toán bằng Việt Nam đồng hoặc đồng tiền của nước có chung biên giới thông qua các ngân hàng hoạt động ngoại hối tại tỉnh biên giới của Việt Nam và ngân hàng của nước có chung biên giới theo sự thoả thuận về quan hệ đại lý thanh toán giữa hai bên;

4.4.4. Thanh toán theo hình thức hàng đổi hàng phù hợp với các quy định hiện hành của pháp luật mỗi nước về quản lý hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. Đồng tiền sử dụng để hoặc thanh toán chênh lệch trong giao dịch hàng đổi hàng là ngoại tệ tự do chuyển đổi, Việt Nam đồng hoặc đồng tiền của nước có chung biên giới.

4.5. Trên cơ sở các hiệp định song phương về thanh toán đã được ký kết giữa Việt Nam và các nước có chung biên giới và căn cứ đặc thù quan hệ mua bán, trao đổi, xuất nhập khẩu hàng hoá của từng vùng biên giới, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ có các quy chế riêng hướng dẫn cụ thể việc thanh toán.

5. Chính sách thuế và lệ phí

5.1. Đối với hàng hoá buôn bán qua biên giới: Phải nộp thuế và lệ phí (nếu có) theo quy định của pháp luật.

5.2. Đối với hàng hoá trao đổi, mua bán của cư dân biên giới:

5.2.1. Chỉ được miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hoá do cư dân nước có chung biên giới sản xuất với định mức nêu tại điểm 5.2.2 dưới đây.

5.2.2. Định mức miễn thuế nhập khẩu: không quá 500.000VNĐ/1người/1ngày.

Hàng hoá là sản phẩm không thể cắt rời, nếu giá trị một đơn vị sản phẩm vượt định mức này, thì phải nộp thuế phần vượt (kể cả vật nguyên con, nguyên chiếc, nguyên cái, nguyên bộ).

5.2.3. Hàng hoá không do cư dân nước có chung biên giới sản xuất không được hưởng định mức miễn thuế nhập khẩu nêu tại điểm 5.2.2 trên đây.

5.2.4. Hàng hoá do các đối tượng không phải là cư dân biên giới mua bán, trao đổi không được hưởng định mức miễn thuế nhập khẩu nêu tại điểm 5.2.2 trên đây.

II. MUA BÁN, TRAO ĐỔI HÀNG HÓA CỦA CƯ DÂN BIÊN GIỚI

6. Chủ thể được mua bán, trao đổi hàng hoá của cư dân biên giới

Công dân có hộ khẩu thường trú tại các huyện tiếp giáp biên giới với các nước có chung biên giới được mua bán, trao đổi các mặt hàng phù hợp với quy định về hàng hoá buôn bán qua biên giới được quy định tại Điều 2 của Thông tư này.

7. Cửa khẩu, địa điểm mua bán trao đổi hàng hoá của cư dân biên giới

7.1. Cửa khẩu được Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước có chung biên giới thoả thuận mở.

7.2. Cửa khẩu và các điểm thông quan khác thuộc các khu kinh tế cửa khẩu do Chính phủ Việt Nam cho phép thành lập.

7.3. Cửa khẩu do các tỉnh tiếp giáp biên giới của Việt Nam và tỉnh tiếp giáp biên giới của nước có chung biên giới thoả thuận mở và được Bộ Thương mại cho phép tiến hành làm thủ tục thông quan hàng hoá xuất nhập khẩu.

7.4. Đường mòn được chính quyền địa phương cấp tỉnh vùng biên giới hai nước hiệp thương xác định theo luật pháp hiện hành và quy định có liên quan của Chính phủ hai nước.

8. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá mua bán, trao đổi của cư dân biên giới

8.1. Hồ sơ hải quan:

8.1.1. Hàng hoá trao đổi, mua bán của cư dân nước có chung biên giới không yêu cầu phải khai trên tờ khai hải quan.

8.1.2. Chủ hàng xuất trình chứng minh thư biên giới hoặc giấy thông hành biên giới do cơ quan có thẩm quyền của nước có chung biên giới cấp để được hưởng định mức miễn thuế.

8.1.3. Hàng hoá mua bán, trao đổi của cư dân nước có chung biên giới nếu vượt định mức quy định, thì cơ quan hải quan tính thuế trực tiếp trên Biên lai thu thuế.

8.1.4. Hàng hoá mua bán, trao đổi của cư dân nước có chung biên giới không phải nộp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá (C/O). Việc xác định xuất xứ hàng hoá đối với trường hợp này căn cứ vào việc kiểm tra thực tế hàng hoá.

8.2. Kiểm tra thực tế hàng hoá:

8.2.1. Chỉ kiểm tra đối với trường hợp qua giám sát thấy có khả năng vượt định lượng miễn thuế, có hàng lậu.

8.2.2. Về theo dõi số lần trong ngày: Chủ yếu qua công tác giám sát để phát hiện đối tượng lợi dụng để buôn bán, không phải mở sổ theo dõi.

III. XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ QUA BIÊN GIỚI

9. Chủ thể Việt Nam được xuất nhập khẩu hàng hoá qua biên giới

9.1. Doanh nghiệp, đơn vị thuộc các thành phần kinh tế đăng ký, thành lập theo luật pháp Việt Nam.

9.2. Hộ kinh doanh thuộc các tỉnh giáp biên giới đăng ký theo quy định tại Nghị định số l09/2004/NĐ-CP ngày 02 tháng 04 năm 2004 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh.

10. Cửa khẩu xuất nhập khẩu hàng hoá qua biên giới

10.1. Cửa khẩu được Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước có chung biên giới thoả thuận mở.

10.2. Cửa khẩu và các điểm thông quan khác thuộc các khu kinh tế cửa khẩu do Chính phủ Việt Nam cho phép thành lập.

10.3. Cửa khẩu do các tỉnh giáp biên giới của Việt Nam và tỉnh giáp biên giới của nước có chung biên giới thoả thuận mở và được Bộ Thương mại cho phép tiến hành làm thủ tục thông quan hàng hoá xuất nhập khẩu.

11. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu qua biên giới

11.1. Hồ sơ hải quan:

11.1.1. Tờ khai hải quan: Sử dụng tờ khai hàng hoá nhập khẩu (ký hiệu HQ/2002-NK ban hành kèm theo Quyết định số 1257/2001/QĐ-TCHQ ngày 04 tháng 12 năm 2001 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan): 02 bản chính;

11.2. Các chứng từ khác thực hiện theo quy định về hồ sơ hải quan, quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo hợp đồng mua bán ban hành kèm theo Quyết định số 56/2003/QĐ-BTC ngày 16 tháng 4 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, trừ vận đơn.

Riêng hộ kinh doanh thuộc các tỉnh Việt Nam giáp biên giới và của các nước có chung biên giới kinh doanh tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu, thì không yêu cầu phải có các chứng từ nêu trên; trừ 02 loại chứng từ sau: Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hoá hoặc thông báo miễn kiểm tra chất lượng hàng hoá do cơ quan kiểm tra nhà nước về chất lượng cấp (đối với hàng hoá phải kiểm tra chất lượng).

Giấy đăng ký kiểm dịch do cơ quan kiểm dịch cấp (đối với hàng hoá thuộc diện kiểm dịch).

11.1.3. Hàng hoá nhập khẩu qua biên giới được hưởng các ưu đãi về thuế nhập khẩu theo thoả thuận song phương giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước có chung biên giới nếu có Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá (C/O).

11.2. Kiểm tra thực tế.

Không áp dụng biện pháp miễn kiểm tra thực tế hàng hoá đối với hàng hoá nhập khẩu qua biên giới và hàng hoá đưa vào chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu.

12. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu qua biên giới

12.1. Hồ sơ hải quan:

12.1.1. Tờ khai hải quan:

a. Trường hợp hàng hoá xuất khẩu theo hợp đồng mua bán: Sử dụng tờ khai hàng hoá xuất khẩu (ký hiệu HQ/2002-XK ban hành kèm theo Quyết định số 1257/2001/QĐ-TCHQ ngày 04 tháng 12 năm 2001 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải Quan): 02 bản chính;

b. Trường hợp hàng hoá xuất khẩu không có hợp đồng mua bán: Sử dụng tờ khai hàng hoá xuất khẩu biên giới (ký hiệu HQ/2002-XKBG ban hành kèm theo Quyết định số 1473/2002/QĐ-TCHQ ngày 24 tháng 5 năm 2002 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan; Quyết định số 24/2004/QĐ-BTC ngày 5/3/2004 của Bộ Tài chính): 02 bản chính;

12.1.2. Các chứng từ khác thực hiện theo quy định về hồ sơ hải quan, quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo hợp đồng mua bán ban hành kèm theo Quyết định số 56/2003/QĐ-BTC ngày 16 tháng 4 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, phù hợp với từng loại hình.

12.1.3. Đối với động vật trên cạn và các sản phẩm của chúng, phải có giấy chứng nhận kiểm dịch xuất khẩu của cơ quan kiểm dịch động vật Việt Nam theo yêu cầu của nước nhập khẩu hoặc theo yêu cầu của chủ hàng.

12.2. Hàng hoá xuất khẩu qua biên giới được hưởng các ưu đãi về thuế xuất khẩu theo thoả thuận song phương giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước có chung biên giới.

12.3. Kiểm tra thực tế hàng hoá.

Hàng hoá xuất khẩu qua biên giới áp dụng các hình thức kiểm tra theo quy định của Luật Hải quan.

IV. MUA BÁN HÀNG HOÁ TẠI CHỢ BIÊN GIỚI,
CHỢ CỬA KHẨU, CHỢ TRONG KHU KINH TẾ CỬA KHẨU

13. Chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu

13.1. Chợ biên giới trên đất liền là chợ trong khu vực cách đường biên không quá 01 km đã hình thành từ nhiều năm qua và những khu vực theo nhu cầu cần thiết của cư dân phải tổ chức chợ biên giới.

13.2. Chợ cửa khẩu là chợ được lập ra trong khu vực biên giới trên đất liền gắn với các cửa khẩu xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá nhưng không thuộc khu kinh tế cửa khẩu

13.3. Chợ trong khu kinh tế cửa khẩu là chợ được lập ra trong khu kinh tế cửa khẩu theo Quyết định số 53/2001/QĐ-TTg ngày 19 tháng 4 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đối với khu kinh tế cửa khẩu biên giới

14. Chủ thể kinh doanh tại chợ

14.1. Doanh nghiệp, hộ kinh doanh Việt Nam có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước cấp, được phép tổ chức kinh doanh tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu.

Riêng các doanh nghiệp, hộ kinh doanh thuốc phải thực hiện theo quy định của Thông tư số 01/2004/TT-BYT ngày 06 tháng 01 năm 2004 của Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện Pháp lệnh Hành nghề y, dược tư nhân và các quy định hiện hành có liên quan, những cơ sở kinh doanh mặt hàng có nguồn gốc từ thực vật, động vật, khoáng vật, v.v… dùng làm nguyên liệu cho ngành y tế thì cơ sở kinh doanh phải có giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn, điều kiện kinh doanh do Sở Y tế tỉnh giáp biên giới cấp.

14.2. Doanh nghiệp, hộ kinh doanh của nước có chung biên giới phải tuân thủ các quy định tại Nghị định số 34/2000/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2000 của Chính phủ về Quy chế biên giới trên đất liền nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các quy định có liên quan đến việc đi lại, cư trú và kinh doanh trong khu vực biên giới:

14.2.1. Được phép kinh doanh tại chợ cửa khẩu và chợ biên giới khi được Sở Thương mại – du lịch tỉnh giáp biên giới cấp giấy phép kinh doanh.

14.2.2. Được phép tổ chức, kinh doanh tại chợ trong khu kinh tế cửa khẩu khi được ban quản lý khu kinh tế cửa khẩu cấp giấy phép kinh doanh.

14.3. Công dân của nước có chung biên giới khi được phép kinh doanh tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu và có giấy phép kinh doanh tại các chợ nói trên còn trong thời hạn hiệu lực nếu có nhu cầu tạm trú ở Việt Nam sẽ được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam xem xét cấp chứng nhận tạm trú hoặc thẻ tạm trú theo hướng dẫn của Bộ Công an, Việt Nam.

15. Quản lý chợ

15.1. Việc quyết định thành lập (hoặc giải thể) và quy định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan quản lý chợ đối với chợ biên giới, chợ cửa khẩu thực hiện theo phân cấp đối với từng loại chợ quy định tại Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2003 của Chính phủ về phát triển, quản lý chợ, Thông tư số 06/2003/TT-BTM ngày 15 tháng 8 năm 2003 của Bộ Thương mại hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của ban quản lý chợ, Quyết định số

0772/2003/QĐ-BTM của Bộ trưởng Bộ Thương mại về việc ban hành Nội quy mẫu về chợ, văn bản số 2730/TM-CSTTTN Của Bộ Thương mại ngày 24 tháng 6 năm 2003 hướng dẫn báo cáo hoạt động kinh doanh chợ, Thông tư số 07/2003/TT-BKH ngày 11 tháng 9 năm 2003 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn lập các dự án quy hoạch phát triển và đầu tư xây dựng chợ, Thông tư số 67/2003/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế tài chính áp dụng cho ban quản lý, doanh nghiệp kinh doanh, khai thác và quản lý chợ.

15.2 Chợ trong khu kinh tế cửa khẩu do Trưởng Ban quản lý khu kinh tế cửa khẩu quyết định thành lập (hoặc giải thể) và quy định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan quản lý chợ theo quy định ở Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2003 của Chính phủ về phát triển, quản lý chợ, Thông tư số 06/2003/Tr-BTM ngày 1 5 tháng 8 năm 2003 của Bộ Thương mại hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của ban quản lý chợ, Quyết định số 0772/2003/QĐ-BTM của Bộ trưởng Bộ Thương mại về việc ban hành Nội quy mẫu về chợ, văn bản số 2730/TM-CSTTTNcủa Bộ Thương mại ngày 24 tháng 6 năm 2003 hướng dẫn báo cáo hoạt động kinh doanh chợ, Thông tư số 07/2003/TT-BKH ngày 11 tháng 9 năm 2003 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn lập các dự án quy hoạch phát triển và đầu tư xây dựng chợ, Thông tư số 67/2003/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế tài chính áp dụng cho ban quản lý, doanh nghiệp kinh doanh, khai thác và quản lý chợ.

15.3. Các nội dung khác liên quan đến chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu không nêu trong Thông tư này thực hiện theo các quy định tại Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2003 của Chính phủ về phát triển, quản lý chợ, Thông tư số 06/2003/TT-BTM ngày 15 tháng 8 năm 2003 của Bộ Thương mại hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của ban quản lý chợ, Quyết định số 0772/2003/QĐ-BTM của Bộ trưởng Bộ Thương mại về việc ban hành Nội quy mẫu về chợ, văn bản số 2730/TM-CSTTTN của Bộ Thương mại ngày 24 tháng 6 năm 2003 hướng dẫn báo cáo hoạt động kinh doanh chợ, Thông tư số 07/2003/TT-BKH ngày 11 tháng 9 năm 2003 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn lập các dự án quy hoạch phát triển và đầu tư xây dựng chợ, Thông tư số 67/2003/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế tài chính áp dụng cho ban quản lý, doanh nghiệp kinh doanh, khai thác và quản lý chợ.

15.4. Các quy định về chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu nêu trong Thông tư này nếu có sự khác biệt so với các thoả thuận song phương giữa Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước có chung biên giới thì thực hiện theo các thoả thuận song phương đã được ký kết giữa hai Chính phủ.

16. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá được mua bán, trao đổi tại chợ hiên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu

Thủ tục hải quan đối với hàng hoá được mua bán, trao đổi tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu chợ trong khu kinh tế cửa khẩu được qui định như thủ tục hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu qua biên giới nêu tại Điểm 11 của Thông tư này.

V. XUẤT NHẬP CẢNH NGƯỜI VÀ PHƯƠNG TIỆN LIÊN QUAN
TỚI XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ QUA BIÊN GIỚI

17. Người và phương tiện của Việt Nam

17.1. Chủ hàng, người điều khiển phương tiện vận tải hàng hoá, các nhân viên phục vụ trên xe, tàu, thuyền phải có hộ chiếu, sổ danh bạ thuyền viên hoặc sổ thuyền viên tương ứng, chứng minh thư biên giới, giấy thông hành biên giới và phải xuất trình cho các nhà chức trách tại cửa khẩu.

17.2. Chủ phương tiện, người điều khiển phương tiện vận tải hàng hoá khi vào các địa điểm tại khu vực biên giới phải xuất trình hoặc nộp các giấy tờ theo quy định.

17.3. Khi các phương tiện vào các địa điểm khác ngoài khu vực biên giới: thực hiện theo các hiệp định, nghị định thư, thoả thuận song phương mà Việt Nam đã ký kết với các nước có chung biên giới: xuất trình giấy phép liên vận hoặc giấy phép theo thoả thuận giữa hai tỉnh có chung biên giới.

17.4. Người điều khiển phương tiện ra vào chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu được miễn thị thực và chịu sự kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cửa khẩu; nếu vào sâu nội địa phải tiến hành thủ tục xuất, nhập cảnh.

17.5. Kiểm dịch y tế nhập cảnh, xuất cảnh:

17.5.1. Trước giờ khởi hành đối với tàu hoả, ôtô, chủ sở hữu phương tiện hoặc người đại diện cho chủ sở hữu phải thông báo cho cơ quan kiểm dịch y tế biên giới những tài liệu, thông tin sau:

Tên, quốc tịch, lịch trình của phương tiện vận tải;

Số hành khách, thành viên trên phương tiện vận tải;

Bản khai y tế theo mẫu quy định (đối với người trên phương tiện vận tải).

17.5.2. Người phụ trách cửa khẩu, chủ các phương tiện vận tải đỗ tại cửa khẩu hoặc người đại diện, nếu phát hiện có bệnh phải kiểm dịch, bệnh truyền nhiễm nguy hiểm thì phải thông báo ngay với cơ quan kiểm dịch y tế biên giới hoặc cơ quan y tế cảng vụ bằng các phương tiện nhanh nhất sau đó phải báo cáo chính thức bằng văn bản.

17.5.3. Những phương tiện vận tải nhập cảnh vì hư hỏng hoặc vì lý do khác không thể đến khu vực kiểm dịch y tế quy định thì chủ phương tiện vận tải hoặc người đại diện phải báo ngay cho cơ quan kiểm dịch y tế biên giới biết.

17.5.4. Trong khi tiến hành kiểm dịch nhập cảnh, xuất cảnh, kiểm dịch viên y tế yêu cầu chủ phương tiện phục vụ trên phương tiện vận tải hoặc người đại diện xuất trình những giấy tờ cần thiết và bản khai sức khoẻ của nhân viên phục vụ trên phương tiện vận tải và của hành khách theo mẫu quy định của cơ quan kiểm dịch y tế biên giới.

17.5.5. Căn cứ vào kết quả kiểm dịch, cơ quan kiểm dịch y tế biên giới cấp giấy chứng nhận kiểm dịch cho người và phương tiện vận tải nhập cảnh đã kiểm dịch. Giấy chứng nhận kiểm dịch ghi rõ những biện pháp xử lý đối với người và phương tiện vận tải đó.

17.5. 6. Khi phương tiện vận tải được kiểm dịch thì chủ phương tiện vận tải hoặc người đại diện phải thực hiện đầy đủ các quy định về kiểm dịch và tạo điều kiện thuận lợi cho kiểm dịch viên thực hiện công tác kiểm dịch trên phương tiện vận tải của mình.

17.5.7. Biện pháp xử lý y tế.

17.5.7.1. Khi phát hiện đối tượng nhập cảnh, xuất cảnh đang bị nhiễm hoặc mang véc tơ làm lây truyền bệnh phải kiểm dịch, hoặc bị bệnh truyền nhiễm nguy hiểm thì cơ quan kiểm dịch y tế biên giới bắt buộc lưu nghiệm hoặc buộc phải thi hành những biện pháp xử lý y tế cần thiết đối với các đối tượng đó.

17.5.7.2. Trong trường hợp phát hiện trên phương tiện vận tải mang véc tơ làm lây truyền bệnh phải kiểm dịch, bệnh truyền nhiễm nguy hiểm thì cơ quan kiểm dịch y tế biên giới buộc chủ phương tiện vận tải hoặc người đại diện và chủ hàng hoá hay người đại diện của chủ hàng hoá đó phải thi hành những biện pháp xử lý y tế, đồng thời báo cho thủ trưởng cơ quan quản lý cửa khẩu nơi đó biết. Sau khi phương tiện vận tải thực hiện đầy đủ những biện pháp xử lý đã quy định thì cơ quan kiểm dịch y tế cấp giấy chứng nhận kiểm dịch.

17.5.7.3. Khi phương tiện vận tải nước ngoài tới cửa khẩu Việt Nam mà chủ phương tiện vận tải hoặc người đại diện không thi hành những biện pháp xử lý y tế thì cơ quan kiểm dịch y tế từ chối thực hiện các thủ tục y tế nhập cảnh và đề nghị các cơ quan có thẩm quyền yêu cầu phương tiện vận tải đó rời ngay khỏi cửa khẩu của Việt Nam, không được đỗ lại tại bất cứ nơi nào thuộc lãnh thổ Việt Nam. Trong trường hợp đặc biệt chưa rời ngay được thì phải thi hành những biện pháp y tế do cơ quan kiểm dịch y tế biên giới quy định.

17.5.7.4. Khi tiến hành những biện pháp xử lý y tế, người có trách nhiệm xử lý y tế phải bảo đảm các yêu cầu sau:

a. Không gây tổn hại đến sức khoẻ của người hoặc làm hại đến súc vật có trên phương tiện vận tải;

b. Không làm hại đến các bộ phận máy móc và kiến trúc của phương tiện vận tải;

c. Không gây ra hỏa hoạn;

d. Không làm hư hỏng hành lý, hàng hoá, biến dạng bao bì, thay đổi màu sắc nhãn mác hàng hoá.

Khi thi hành biện pháp xử lý y tế mà gây thiệt hại cho người và phương tiện thì cơ quan kiểm dịch y tế biên giới phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

17.5.7.5. Những bưu kiện, báo chí, sách vở và những vật phẩm ấn loát khác gửi bằng bưu kiện thì không phải xử lý y tế trừ trường hợp những bưu kiện đó bị cơ quan kiểm dịch y tế biên giới nghi là nguồn truyền bệnh.

17.5.7.6. Mọi đồ vật đã sử dụng, đồ vật phế thải có hiện tượng rõ ràng chứng tỏ có thể làm lây truyền bệnh phải kiểm dịch, bệnh truyền nhiễm đều phải xử lý y tế trước khi nhập khẩu, xuất khẩu.

17.5.7.7. Cơ quan kiểm dịch y tế biên giới không cần thi hành các biện pháp xử lý y tế đối với những phương tiện vận tải đã được xử lý y tế ở cửa khẩu trước đó, các phương tiện vận tải quá cảnh Việt Nam mà không thay đổi người, hàng hoá trên lãnh thổ Việt Nam, trừ các trường hợp sau đây:

a. Bất ngờ phát hiện có dấu hiệu nhiễm bệnh phải kiểm dịch, bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên phương tiện vận tải hoặc tại cửa khẩu;

b. Những biện pháp xử lý y tế tại cửa khẩu trước đó không có kết quả.

17.5.7.8. Cơ quan kiểm dịch y tế biên giới sẽ thi hành những biện pháp xử lý y tế với bất kỳ phương tiện vận tải nào khi nhập cảnh, xuất cảnh nếu phương tiện đó:

a. Đến từ khu vực có bệnh phải kiểm dịch, bệnh truyền nhiễm nguy hiểm:

b. Có người nhiễm bệnh phải kiểm dịch, bệnh truyền nhiễm nguy hiểm;

c. Có véc tơ vượt quá giới hạn cho phép;

Bộ Y tế quy định cụ thể giới hạn véc tơ cho phép đối với từng bệnh phải kiểm dịch, bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.

17.5.7.9. Đối với người đang mắc bệnh hoặc nghi mắc bệnh phải kiểm dịch, cơ quan kiểm dịch y tế biên giới phải thi hành những biện pháp sau:

a. Cách ly, điều trị người đang mắc bệnh tại địa điểm quy định cho đến khi khỏi bệnh hoặc không còn khả năng lây lan bệnh;

b. Lưu nghiệm những người nghi mắc bệnh phải kiểm dịch, thời gian lưu nghiệm không vượt quá thời gian ủ bệnh của bệnh đó. Khi phát hiện có bệnh phải kiểm dịch trong số những người lưu nghiệm thì những người mắc bệnh phải được cách ly và điều trị.

17.5.7.10. Người trên phương tiện vận tải mà phương tiện vận tải đó có bệnh, hoặc nghi có bệnh phải kiểm dịch, hoặc đi từ vùng có bệnh phải kiểm dịch, bệnh truyền nhiễm nguy hiểm tới, phải đến kiểm tra sức khoẻ tại cơ quan y tế nơi cư trú theo kỳ hạn ghi trong giấy theo dõi sức khoẻ do cơ quan kiểm dịch y tế biên giới cấp; đồng thời cơ quan kiểm dịch y tế biên giới có trách nhiệm thông báo kịp thời cho cơ quan y tế nơi người đó đến cư trú.

17.6.Người điều khiển phương tiện xuất trình hoặc nộp các giấy tờ phục vụ việc kiểm tra, kiểm soát, giám sát phương tiện, hàng hoá theo quy định, bao gồm: Giấy chứng nhận đăng ký xe, tàu hoặc Giấy chứng nhận đăng ký tạm thời phương tiện;

Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với phương tiện;

Giấy phép điều khiển phương tiện;

Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm của chủ phương tiện đối với người thứ ba.

Vận đơn hoặc chứng từ vận tải kèm theo giấy phép cần thiết có liên quan đến hàng hoá;

Tờ khai phương tiện tạm nhập tái xuất hoặc tạm xuất tái nhập;

Danh sách hành khách;

Tờ khai hành lý;

Tờ khai phương tiện tạm nhập tái xuất hoặc tạm xuất tái nhập có thời hạn;

Giấy phép tạm nhập tái xuất hoặc tạm xuất tái nhập có thời hạn phương tiện;

Giấy phép liên vận;

Bản khai y tế theo mẫu quy định (đối với người trên phương tiện vận tải).

17.7. Thủ tục hải quan đối với phương tiện vận tải xuất nhập khẩu, quá cảnh qua cửa khẩu đường bộ:

17.7.1. Tại điểm kiểm soát giáp biên giới:

17.7.1.1. Đối với xe nhập cảnh:

17.7.1.1.1. Trách nhiệm của lái xe:

– Dừng xe đúng nơi quy định tại cửa khẩu, xuất trình giấy tờ và xe để cơ quan hải quan kiểm tra, vào sổ theo dõi.

– Ký xác nhận vào sổ theo dõi của cơ quan hải quan.

17.7.1.1.2. Trách nhiệm của cơ quan hải quan:

– Kiểm tra xe và giấy tờ về xe do lái xe xuất trình và vào sổ theo dõi.

– Giám sát xe nhập cảnh.

17.7.1.2. Đối với xe xuất cảnh:

17.7.1.2.1. Trách nhiệm của lái xe: Xuất trình tờ khai xe ô tô xuất cảnh, tờ khai hàng xuất khẩu (nếu xe chở hàng xuất khẩu) đã làm thủ tục hải quan.

17.7.1.2.2. Trách nhiệm của cơ quan hải quan:

– Tiếp nhận, kiểm tra xe và các giấy tờ do lái xe xuất trình và vào sổ theo dõi.

– Thông qua công tác giám sát, công tác thu thập, tiếp nhận thông tin khác liên quan đến lô hàng xuất khẩu, nếu có căn cứ khẳng định là hàng lậu hoặc trốn thuế thì báo cáo lãnh đạo chi cục hải quan chỉ đạo kiểm tra lại để phát hiện vi phạm và xử lý theo quy định.

– Thực hiện việc giám sát xe và hàng hoá cho đến khi thực xuất qua biên giới.

17.7.2. Tại trụ sở làm thủ tục hải quan cửa khẩu:

Thủ tục hải quan cho xe xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh như sau:

17.7.2.1. Lái xe có trách nhiệm khai và nộp cho cơ quan hải quan những giấy tờ sau:

17.7.2.1.1. Đối với xe ô tô vận tải hàng hoá xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh: Tờ khai xe ô tô xuất nhập cảnh qua cửa khẩu biên giới đường bộ (ký hiệu HQ/2002/01- TVT ban hành kèm theo Quyết định số 1473/2002/QĐ-TCHQ ngày 24 tháng 5 năm 2002 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan): 02 bản chính;

Tờ khai hành lý xuất khẩu, nhập khẩu của lái xe (nếu ô tô lưu hành ngoài khu vực cửa khẩu): 01 bản chính;

Danh sách hành khách (nếu có chuyên chở hành khách): 01 bản chính;

Xuất trình giấy phép (nếu có theo quy định của Hiệp định vận tải đường bộ ký kết giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ các nước có chung biên giới).

17.7.2.1.2. Đối với xe ô tô nước ngoài vào khu vực cửa khẩu Việt Nam để giao hàng nhập khẩu hoặc nhận hàng xuất khẩu sau đó quay về nước ngay trong ngày và xe ô tô Việt Nam đi qua biên giới để giao hàng xuất khẩu, nhận hàng nhập khẩu ngay tại khu vực cửa khẩu sau đó quay trở lại Việt Nam ngay trong ngày, thì không yêu cầu khai và nộp các giấy tờ theo quy định trên.

17.7.2.1.3. Đối với phương tiện vận tải tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập có thời hạn quy định tại Điều 52 Nghị định số 101/2001/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Chính phủ và điểm 1, Phần 1, Thông tư số 11/2003/TT-BCA (C11 ngày 03 tháng 7 năm 2003 của Bộ Công an bao gồm: xe ô tô du lịch (xe ô tô con, xe ô tô chở hành khách, xe vừa chở người vừa chở hàng), xe gắn máy, thuyền, xuồng có gắn máy hoặc không gắn máy, ngoài việc nộp và xuất trình các giấy tờ quy định tại điểm 17.7.2.1.1 trên đây, lái xe còn phải nộp cho cơ quan hải quan một trong những giấy sau:

Giấy phép tạm nhập để lưu hành do cơ quan công an cấp: 01 bản chính;

Giấy phép của Cục Hải quan tỉnh, thành phố giáp biên giới cấp (đối với xe tạm xuất tái nhập không cùng cửa khẩu): 01 bản chính.

17.7.2.2. Cơ quan hải quan có trách nhiệm:

– Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ do lái xe nộp.

– Đối chiếu tờ khai với thực tế xe và kiểm tra xe nếu có căn cứ nhận định trên xe có hàng nhập khẩu không khai báo hải quan.

– Lãnh đạo Chi cục Hải quan cửa khẩu quyết định cho phép xe được nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh vào tờ khai xe ô tô xuất nhập cảnh HQ/2002/01-PTVT.

– Trả lái xe 01 bản chính tờ khai xe ô tô xuất nhập cảnh HQ/2002/01-PTVT để làm chứng từ đi đường.

– Vào sổ theo dõi, lưu hồ sơ hải quan theo quy định.

17.7.2.3. Việc cấp giấy phép cho xe Việt Nam tạm xuất tái nhập có thời hạn thực hiện như sau:

– Trường hợp xe tạm xuất tái nhập qua cùng một cửa khẩu thì Chi cục trưởng Hải quan cửa khẩu cho phép bằng cách ghi trực tiếp lên tờ khai nhập xuất cảnh Việt Nam của lái xe.

– Trường hợp xe tạm xuất tái nhập không cùng một cửa khẩu thì chủ xe hoặc lái xe phải có văn bản đề nghị (nội dung gồm: tên chủ xe, tên lái xe, loại xe, nhãn hiệu xe, số khung, số máy, biển kiểm soát, cửa khẩu tạm xuất, cửa khẩu tái nhập, thời gian tạm xuất, thời gian tái nhập) gửi Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi có cửa khẩu xe tạm xuất để được cấp phép.

Giấy phép (ký hiệu GP/2002/02-PTVT ban hành kèm theo Quyết định số 1473/2002/QĐ-TCHQ ngày 24 tháng 5 năm 2002 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan) gồm 03 bản: Giao cho chủ xe hoặc lái xe 02 bản để nộp cho Hải quan cửa khẩu tạm xuất, cửa khẩu tái nhập mỗi nơi 01 bản, lưu Hải quan cáp giấy phép 01 bản. Giấy phép này có giá trị thực hiện ở cả cửa khẩu tạm xuất và cửa khẩu tái nhập.

18. Người và phương tiện của nước ngoài có chung biên giới

18.1. Cho phép phương tiện vận tải hàng hoá của nước ngoài có chung biên giới đi qua các cửa khẩu quy định tại các điểm 10.1, 10.2, 10.3 của Thông tư này để vào các điểm giao, nhận hàng hoá do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam quy định tại khu vực biên giới.

18.2. Chỉ cho phép phương tiện vận chuyển sản phẩm động vật qua cửa khẩu biên giới sau khi đã được khử trùng tiêu độc theo quy định.

18.3. Công dân người nước ngoài có chung biên giới là chủ hàng hoặc người được chủ hàng uỷ quyền, người điều khiển phương tiện và nhân viên phục vụ trên phương tiện vận tải hàng hoá nước có chung biên giới được theo phương tiện vận tải hàng hoá đi qua các cửa khẩu quy định tại các điểm 10.1, 10.2, 10.3 của Thông tư này để vào các điểm giao, nhận hàng hoá bằng hộ chiếu, sổ thuyền viên, chứng minh thư biên giới hoặc giấy thông hành biên giới do cơ quan có thẩm quyền của nước láng giềng cấp.

18.4. Trường hợp phương tiện vận tải hàng hoá và các đối tượng quy định tại các điểm 17.1, 17.2 và 17.3 của Thông tư này có nhu cầu vào các địa điểm khác ngoài khu vực biên giới và khu kinh tế cửa khẩu để giao, nhận hàng hoá thì phải thực hiện theo các quy định của hiệp định, nghị định thư và văn bản thoả thuận khác đã ký kết giữa Việt Nam và các nước có chung biên giới về xuất nhập cảnh và vận tải đường bộ.

18.5. Phương tiện và công dân người nước ngoài có chung biên giới là người điều khiển phương tiện vận tải hàng hoá của chủ thể kinh doanh của nước có chung biên giới khi ra vào chợ biên giới, chợ cửa khẩu và chợ trong khu kinh tế cửa khẩu để vận chuyển hàng hoá được miễn thị thực nhập cảnh, xuất cảnh Việt Nam và chịu sự kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cửa khẩu; khi có nhu cầu đi ra khỏi phạm vi chợ biên giới, chợ cửa khẩu và chợ trong Khu kinh tế cửa khẩu để vào sâu trong nội địa Việt Nam thì phải thực hiện các thủ tục về xuất cảnh, nhập cảnh cho người và phương tiện theo các quy định của luật pháp Việt Nam. Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh (Bộ Công an) sẽ xét cấp thị thực ngay tại khu kinh tế cửa khẩu.

18.6. Kiểm dịch đối với người nước ngoài:

Người nhập cảnh vào Việt Nam từ vùng có bệnh phải kiểm dịch, bệnh truyền nhiễm nguy hiểm phải khai báo sức khoẻ với cơ quan kiểm dịch y tế biên giới. Bộ Y tế quy định cụ thể nội dung và thủ tục khai báo sức khỏe.

Khi có bệnh phải kiểm dịch hoặc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm lan tràn ở cửa khẩu Việt Nam, cơ quan kiểm dịch y tế biên giới phải tiêm chủng phòng bệnh cho người nước ngoài khi họ yêu cầu

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

19. Xử lý vi phạm

Vi phạm trong hoạt động buôn bán hàng hoá qua biên giới sẽ bị xử lý căn cứ theo các quy định Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại của Chính phủ và các văn bản pháp quy có liên quan khác của luật pháp Việt Nam.

20. Trách nhiệm của Bộ Thương mại

20.1. Bộ Thương mại chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan, Uỷ ban nhân dân các tỉnh giáp biên giới căn cứ Quyết định số 252/2003/QĐ-TTg ngày 24 tháng 11 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư liên tịch này và các văn bản pháp quy khác có liên quan của Việt Nam hướng dẫn, chỉ đạo việc quản lý và điều hành hoạt động buôn bán hàng hoá qua biên giới.

20.2. Bộ Thương mại thành lập Ban chỉ đạo hoạt động buôn bán hàng hoá qua biên giới thuộc Bộ Thương mại, có các thành viên là đại diện của các bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân các tỉnh giáp biên giới.

Ban chỉ đạo hoạt động buôn bán hàng hoá qua biên giới sẽ giúp Bộ trưởng Bộ Thương mại thực hiện cơ chế phối hợp liên ngành và chỉ đạo, điều hành hoạt động buôn bán qua biên giới theo quy định tại Quyết định số 252/2003/QĐ-TTg ngày 24 tháng 11 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư hướng dẫn này.

Bộ Thương mại và các cơ quan hữu quan chủ động, phối hợp xử lý các vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện, báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vấn đề vượt thẩm quyền.

21. Trách nhiệm của các bộ, ngành có liên quan

21.1. Thủ trưởng các bộ, ngành có liên quan thực hiện nghiêm túc Quyết định 252/2003/QĐ-TTg ngày 24 tháng 11 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ và quy định hướng dẫn của Thông tư này.

21.2. Các bộ, ngành có trách nhiệm cử đại diện tham gia Ban chỉ đạo hoạt động buôn bán hàng hoá qua biên giới thuộc Bộ Thương mại.

21.3. Các bộ, ngành có liên quan thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Quyết định 252/2003/QĐ-TTg ngày 24 tháng 11 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư hướng dẫn này và phối hợp chặt chẽ với Bộ Thương mại và bộ, ngành liên quan khác trong việc xử lý các vấn đề phát sinh có liên quan tới nhiều bộ, ngành.

22. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân các tỉnh giáp biên giới

22.1. Uỷ ban nhân dân các tỉnh giáp biên giới chịu trách nhiệm tổ chức quản lý điều hành mọi hoạt động buôn bán hàng hoá qua biên giới trên khu vực biên giới thuộc địa phương mình quản lý; thực hiện tốt cơ chế phối hợp liên ngành về quản lý, điều hành hoạt động buôn bán qua biên giới.

22.2. Uỷ ban nhân dân các tỉnh giáp biên giới giao Sở Thương mại/Thương mại – Du lịch là cơ quan đầu mối giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh về quản lý buôn bán hàng hoá qua biên giới.

22.3. Chịu sự chỉ đạo về quản lý buôn bán hàng hoá qua biên giới của Ban chỉ đạo hoạt động buôn bán hàng hoá qua biên giới và các bộ, ngành liên quan.

23. Bãi bỏ Thông tư số 47/2004/TT-BTC ngày 31/5/2004 của Bộ Tài chính và tất cả các qui định do các bộ/ngành và các địa phương ban hành trái với qui định của Quyết định số 252/2003/QĐ-TTg ngày 24/11/2003 của Thủ tướng Chính phủ và qui định của Thông tư này.

24. Bổ sung, sửa đổi Thông tư

Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có nội dung cần bổ sung hoặc sửa đổi liên quan đến Bộ nào thì Bộ đó chịu trách nhiệm bổ sung hoặc sửa đổi

VII. HIỆU LỰC THI HÀNH

Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Thông tư liên tịch 05/2004/TTLT-BTM-BTC-BGTVT-BNN-BYT-NHNN của Bộ Thương mại, Bộ Tài chính, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế và Ngân hàng Nhà nước về việc hướng dẫn thực hiện Quyết định số 252/2003/QĐ-TTg ngày 24/11/2003 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý buôn bán hàng hoá qua biên giới với các nước có chung biên giới”