Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Thông tư liên tịch 01/2005/TTLT-BNV-BTC của Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện chuyển xếp lương cũ sang lương mới đối với cán bộ, công chức, viên chức

Thi hành Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (sau đây viết tắt là Nghị định số 204/2004/NĐ-CP); sau khi trao đổi ý kiến với các Bộ, ngành liên quan, liên tịch Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chuyển xếp lương cũ sang lương mới đối với cán bộ, công chức, viên chức như sau:
I. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG
Cán bộ, công chức, viên chức quy định tại Điều 2 Nghị định số 204/2004/NĐ-CP được chuyển xếp lương cũ sang lương mới bao gồm:
1. Cán bộ, công chức trong biên chế hưởng lương từ ngân sách nhà nước làm việc trong các cơ quan nhà nước ở Trung ương; ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, gồm:
a. Cán bộ, công chức giữ chức danh lãnh đạo do bầu cử, bổ nhiệm.
b. Chuyên gia cao cấp.
c. Cán bộ, công chức chuyên môn, nghiệp vụ (bao gồm cả các chức danh chuyên môn, nghiệp vụ ngành Tòa án, ngành Kiểm sát) và nhân viên thừa hành, phục vụ làm việc trong các cơ quan nhà nước.
2. Cán bộ chuyên trách và công chức ở xã, phường, thị trấn.
3. Viên chức giữ chức danh lãnh đạo, viên chức chuyên môn, nghiệp vụ và nhân viên thừa hành, phục vụ trong biên chế hưởng lương từ ngân sách nhà nước và các nguồn thu sự nghiệp theo quy định của pháp luật làm việc trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước.
4. Cán bộ, công chức, viên chức thuộc biên chế nhà nước và hưởng lương theo bảng lương do Nhà nước quy định được cử đến làm việc tại các hội, các tổ chức phi Chính phủ, các dự án và các cơ quan, tổ chức quốc tế đặt tại Việt Nam.
II. CHUYỂN XẾP LƯƠNG CŨ SANG LƯƠNG MỚI
nhayMục II Thông tư liên tịch 01/2005/TTLT-BNV-BTC được bổ sung bởi điểm 1, điểm 2, điểm 3, điểm 4 mục I Thông tư 82/2005/TTLT-BNV-BTC. Các điểm này bị bãi bỏ bởi Khoản 4 Điều 12 Thông tư liên tịch 03/2010/TTLT-BNV-BTC-BLĐTB&XH

nhay

1. Đối với các chức danh lãnh đạo thuộc diện xếp lương mới theo bảng lương chức vụ (Bộ trưởng và tương đương trở lên và cán bộ chuyên trách ở xã, phường, thị trấn):
a. Nguyên tắc:
Hiện đang xếp lương theo chức danh lãnh đạo nào thì chuyển xếp lương cũ sang lương mới theo chức danh lãnh đạo đó và thôi hưởng phụ cấp thâm niên chức vụ bầu cử theo nhiệm kỳ (sau đây gọi là phụ cấp tái cử, nếu có);
Những chức danh lãnh đạo quy định hai bậc lương, nếu chưa hưởng phụ cấp tái cử thì chuyển xếp lương cũ sang lương mới vào bậc 1 của chức danh lãnh đạo hiện đảm nhiệm; nếu đang hưởng phụ cấp tái cử (từ 5% trở lên) thì chuyển xếp lương cũ sang lương mới vào bậc 2 của chức danh lãnh đạo hiện đảm nhiệm và thôi hưởng phụ cấp tái cử.
b. Cách chuyển xếp lương cũ sang lương mới:
Căn cứ vào hệ số lương cũ và phụ cấp tái cử (nếu có) của chức danh lãnh đạo hiện đảm nhiệm, chuyển xếp vào hệ số lương mới của chức danh lãnh đạo đó theo bảng chuyển xếp số 1 và số 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
Ví dụ 1. Ông Nguyễn Văn A, Bộ trưởng Bộ B đã xếp lương cũ hệ số 8,20 theo bảng lương chức vụ dân cử, ông A được chuyển xếp lương cũ sang lương mới từ ngày 01 tháng 10 năm 2004 như sau:
Nếu ông A chưa hưởng phụ cấp tái cử thì được chuyển xếp sang lương mới vào bậc 1, hệ số lương 9,70 trong bảng lương chức vụ của chức danh Bộ trưởng; nếu ông A đang hưởng phụ cấp tái cử (5% hoặc 10% trở lên) thì được chuyển xếp sang lương mới vào bậc 2, hệ số lương 10,30 trong bảng lương chức vụ của chức danh Bộ trưởng và thôi hưởng phụ cấp tái cử.
Ví dụ 2. Bà Trần Thị B, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã C đã xếp lương cũ hệ số 1,90 (quy định tại Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ), bà B được chuyển xếp lương cũ sang lương mới từ ngày 01 tháng 10 năm 2004 như sau:
Nếu bà B chưa hưởng phụ cấp tái cử thì được chuyển xếp sang lương mới vào bậc 1, hệ số lương 2,15 trong bảng lương cán bộ chuyên trách ở xã, phường, thị trấn của chức danh Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã; nếu bà B đang hưởng phụ cấp tái cử 5% thì được chuyển xếp sang lương mới vào bậc 2, hệ số lương 2,65 trong bảng lương cán bộ chuyên trách ở xã, phường, thị trấn của chức danh Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã và thôi hưởng phụ cấp tái cử.
2. Đối với các chức danh do bầu cử thuộc diện xếp lương mới theo ngạch, bậc công chức hành chính và hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo:
a. Nguyên tắc:
Hiện đang xếp lương theo chức danh bầu cử nào thì căn cứ vào hệ số lương cũ (không gồm phụ cấp tái cử, nếu có) để chuyển xếp vào ngạch, bậc lương mới của công chức hành chính và hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo quy định đối với chức danh bầu cử hiện đảm nhiệm;
Thời gian giữ hệ số lương cũ theo chức vụ bầu cử hiện đảm nhiệm được tính để xếp vào bậc lương mới hoặc tính hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) trong ngạch công chức hành chính theo chế độ nâng bậc lương thường xuyên và chế độ phụ cấp thâm niên vượt khung đối với công chức hành chính và thôi hưởng phụ cấp tái cử (nếu có);
Trong thời gian giữ hệ số số lương cũ, nếu có năm không hoàn thành nhiệm vụ được giao hoặc bị kỷ luật (một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo) thì cứ mỗi năm không hoàn thành nhiệm vụ được giao hoặc bị kỷ luật, bị kéo dài thêm 1 năm (đủ 12 tháng) thời gian tính xếp lên bậc lương cao hơn trong ngạch hoặc thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
b. Cách chuyển xếp lương cũ sang lương mới:
Căn cứ vào hệ số lương cũ và thời gian giữ hệ số lương cũ của chức danh lãnh đạo hiện đảm nhiệm, chuyển xếp sang lương mới vào ngạch, bậc công chức hành chính theo bảng chuyển xếp số 3 ban hành kèm theo Thông tư này và hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo của chức danh bầu cử hiện đảm nhiệm.
Ví dụ 3. Ông Trần Đăng C, hiện giữ chức danh Trưởng ban chuyên trách Hội đồng nhân dân huyện D, đã xếp lương cũ hệ số 3,40 theo bảng lương chức vụ dân cử từ ngày 01 tháng 12 năm 1999 và đang hưởng 5% phụ cấp tái cử (nhiệm kỳ thứ hai 2004 – 2009), ông C được chuyển xếp lương cũ sang lương mới từ ngày 01 tháng 10 năm 2004 theo ngạch, bậc công chức hành chính và hưởng phụ cấp chức vụ Trưởng ban chuyên trách Hội đồng nhân dân huyện như sau:
Hệ số lương cũ 3,40 của ông C được chuyển xếp vào hệ số lương mới 4,32, bậc 7 ngạch chuyên viên. Thời gian giữ hệ số lương cũ (3,40) của ông C từ ngày 01 tháng 12 năm 1999 đến ngày 01 tháng 12 năm 2002 (đủ 3 năm và trong thời gian này ông C hoàn thành nhiệm vụ được giao hàng năm và không bị kỷ luật), ông C được xếp lên 1 bậc vào bậc 8, hệ số lương mới 4,65 ngạch chuyên viên và hưởng phụ cấp chức vụ Trưởng ban chuyên trách Hội đồng nhân dân huyện có hệ số phụ cấp là 0,30. Thời gian nâng bậc lương lần sau của ông C được tính kể từ ngày ngày 01 tháng 12 năm 2002 và ông C thôi hưởng phụ cấp tái cử 5% (cũ).
3. Đối với cán bộ, công chức, viên chức đang giữ chức danh lãnh đạo, đã xếp lương cũ theo ngạch, bậc công chức, viên chức hoặc chức danh chuyên môn, nghiệp vụ ngành Tòa án, ngành Kiểm sát và hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo:
Thực hiện nguyên tắc và cách chuyển xếp lương cũ sang lương mới như đối với cán bộ, công chức, viên chức chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ theo hướng dẫn tại điểm 5 mục II Thông tư này và hưởng phụ cấp chức vụ quy định đối với chức danh lãnh đạo hiện đảm nhiệm.
Ví dụ 4. Bà Vũ Thị D, Trưởng phòng Nội vụ – Lao động huyện E, đã xếp lương cũ hệ số 3,31, bậc 7, ngạch chuyên viên từ ngày 01 tháng 6 năm 2002 và hưởng phụ cấp chức vụ trưởng phòng huyện có hệ số phụ cấp cũ là 0,20, bà D được chuyển xếp lương cũ sang lương mới từ ngày 01 tháng 10 năm 2004 như sau:
Hệ số lương cũ 3,31, bậc 7, ngạch chuyên viên của bà D được chuyển xếp sáng hệ số lương mới là 4,32 (thời gian nâng bậc lương lần sau của bà D được tính kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2002) và bà D được hưởng phụ cấp chức vụ Trưởng phòng huyện có hệ số phụ cấp mới là 0,30.
4. Đối với chuyên gia cao cấp:
Thực hiện nguyên tắc chuyển ngang bậc lương cũ sang bậc lương mới theo bảng chuyển xếp số 4 ban hành kèm theo Thông tư này.
Ví dụ 5. Ông Lê Văn E đã xếp lương chuyên gia cao cấp bậc 2, hệ số lương cũ là 8,00 từ ngày 01 tháng 5 năm 2003, ông E được chuyển ngang sang bậc 2, hệ số lương mới từ ngày 01 tháng 10 năm 2004 là 9,40 của chuyên gia cao cấp; thời gian nâng bậc lương lần sau của ông E được tính kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2003.
5. Đối với cán bộ, công chức (kể cả công chức cấp xã), viên chức chuyên môn, nghiệp vụ từ ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương trở xuống và nhân viên thừa hành, phục vụ (đối tượng không giữ chức danh lãnh đạo):
a. Nguyên tắc:
Hiện đang xếp lương ở ngạch công chức, viên chức nào (sau đây viết tắt là ngạch) hoặc chức danh chuyên môn, nghiệp vụ nào thuộc ngành Tòa án, ngành Kiểm sát (sau đây viết tắt là chức danh) thì căn cứ vào hệ số lương cũ để chuyển xếp sang hệ số lương mới theo ngạch hoặc chức danh đó;
Nếu đã được chuyển xếp vào bậc lương mới cuối cùng trong ngạch hoặc chức danh thì tùy thuộc vào thời gian đã giữ bậc lương cũ để tính hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung theo quy định; trong thời gian giữ bậc lương cũ này, nếu có năm không hoàn thành nhiệm vụ được giao hoặc bị kỷ luật (một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, cách chức) thì cứ mỗi năm không hoàn thành nhiệm vụ được giao hoặc bị kỷ luật, bị kéo dài thêm 1 năm (đủ 12 tháng) thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung;
Chuyển xếp lương cũ sang lương mới không kết hợp với việc nâng ngạch công chức, viên chức. Những người đã xếp lương cũ không đúng ngạch hoặc chức danh theo yêu cầu của công việc hiện đảm nhiệm (trừ trường hợp đã có quyết định của cơ quan có thẩm quyền cho bảo lưu ngạch hoặc chức danh cũ khi thay đổi công việc) thì phải chuyển xếp lại lương theo đúng ngạch hoặc chức danh quy định đối với công việc đó. Ngạch hoặc chức danh theo yêu cầu của công việc hiện đảm nhiệm và ngạch hoặc chức danh được bảo lưu khi thay đổi công việc sau đây gọi là ngạch hoặc chức danh hiện giữ.
b. Cách chuyển xếp lương cũ sang lương mới:
Căn cứ vào hệ số lương cũ và thời gian giữ bậc lương cũ, chuyển xếp sang lương mới vào ngạch hoặc chức danh hiện giữ và hưởng phụ cấp thâm nhiên vượt khung (nếu có) theo bảng chuyển xếp số 5 ban hành kèm theo Thông tư này.
Ví dụ 6. Bà Đinh Thị H, chuyên viên thuộc Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh K đã xếp lương cũ hệ số 4,06, bậc 10 (bậc lương cũ cuối cùng trong ngạch chuyên viên) từ ngày 01 tháng 9 năm 1998, bà H được chuyển xếp lương cũ sang lương mới từ ngày 01 tháng 10 năm 2004 như sau:
Do chế độ tiền lương mới quy định ngạch chuyên viên có 9 bậc, nên bà H được chuyển xếp sang lương mới vào bậc 9, hệ số lương mới là 4,98, ngạch chuyên viên và hưởng 5% phụ cấp thâm niên vượt khung (bậc 10 cũ ở ngạch chuyên viên được tính hưởng 5% phụ cấp thâm niên vượt khung). Thời gian giữ bậc 10 (cũ) trong ngạch chuyên viên của bà H từ ngày 01 tháng 9 năm 1998 đến ngày 01 tháng 9 năm 2004 (đủ 6 năm và trong thời gian này bà H hoàn thành nhiệm vụ được giao hàng năm và không bị kỷ luật), bà H được tính hưởng thêm 6% phụ cấp thâm niên vượt khung (1%/1 năm). Như vậy, bà H được chuyển xếp sang lương mới từ ngày 01 tháng 10 năm 2004 vào hệ số lương 4,98, bậc 9, ngạch chuyên viên và hưởng 11% (5% + 6%) phụ cấp thâm niên vượt khung so với hệ số lương mới 4,98 (bậc lương mới cuối cùng trong ngạch chuyên viên); thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung lần sau của bà H được tính kể từ ngày 01 tháng 9 năm 2004.
Ví dụ 7. Ông Đào Văn K, cán sự thuộc Văn phòng Uỷ ban nhân dân huyện M đã xếp lương cũ hệ số 3,07, bậc 14, ngạch cán sự từ ngày 01 tháng 4 năm 2003, ông K được chuyển xếp lương cũ sang lương mới từ ngày 01 tháng 10 năm 2004 như sau:
Do chế độ tiền lương mới quy định ngạch cán sự có 12 bậc, nên ông K được chuyển xếp sang lương mới vào bậc 12, hệ số lương mới là 4,06 ngạch cán sự và hưởng 7% phụ cấp thâm niên vượt khung (bậc 13 cũ ở ngạch cán sự được tính hưởng 5% phụ cấp thâm niên vượt khung; bậc 14 cũ ở ngạch cán sự được tính hưởng thêm 2% phụ cấp thâm niên vượt khung). Thời gian giữ bậc 14 (cũ) trong ngạch cán sự của ông K từ ngày 01 tháng 4 năm 2003 đến ngày 01 tháng 4 năm 2004 (đủ 1 năm và trong thời gian này ông K hoàn thành nhiệm vụ được giao và không bị kỷ luật), ông K được tính hưởng thêm 1% phụ cấp thâm niên vượt khung. Như vậy, ông K được chuyển xếp sang lương mới từ ngày 01 tháng 10 năm 2004 vào hệ số lương 4,06, bậc 12, ngạch cán sự và hưởng 8% (7% + 1%) phụ cấp thâm niên vượt khung so với hệ số lương mới 4,06 (bậc lương mới cuối cùng trong ngạch cán sự); thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung lần sau của ông K được tính kể từ ngày 01 tháng 4 năm 2004.

6. Các trường hợp khác:
a.
Cán bộ, công chức, viên chức, nếu đã có quyết định của cơ quan có thẩm quyền cho bảo lưu mức lương chức vụ hoặc mức lương theo ngạch hoặc chức danh cũ khi thay đổi công việc, thì được căn cứ vào hệ số lương cũ đã được bảo lưu để chuyển xếp sang lương mới từ ngày 01 tháng 10 năm 2004 theo hướng dẫn tại Thông tư này và thôi hưởng hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có).
Ví dụ 8. Ông Vũ Văn M, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện N, nguyên Trưởng ban chuyên trách Hội đồng nhân dân tỉnh P (đã xếp lương cũ hệ số 5,20 từ ngày 01 tháng 5 năm 2002). Nếu theo quy định tại Nghị định số 25/CP ngày 23 tháng 5 năm 1993 thì ông M xếp lương cũ của chức danh Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện hệ số 4,90, nhưng ông M đã có quyết định của cơ quan có thẩm quyền cho hưởng hệ số chênh lệch bảo lưu 0,30 để bằng mức lương cũ (4,90 + 0,30 = 5,20), ông M được chuyển xếp lương cũ sang lương mới và thôi hưởng hệ số chênh lệch bảo lưu 0,30 kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2004 như sau:
Hệ số lương cũ đã được bảo lưu 5,20 của ông M được chuyển xếp vào hệ số lương mới 5,76, bậc 5, ngạch chuyên viên chính (thời gian nâng bậc lương lần sau được tính kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2002) và hưởng phụ cấp chức vụ Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện có hệ số phụ cấp mới là 0,70.
Ví dụ 9. Bà Nguyễn Thị N, nguyên Chánh văn phòng huyện P, đã xếp lương cũ hệ số 2,82, bậc 5, ngạch chuyên viên từ ngày 01 tháng 11 năm 2003 và hưởng phụ cấp chức vụ Chánh văn phòng huyện có hệ số phụ cấp cũ là 0,20. Theo yêu cầu nhiệm vụ, bà B được luân chuyển về giữ chức danh Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã Q và đã có quyết định của cơ quan có thẩm quyền cho bảo lưu mức lương ở ngạch chuyên viên và phụ cấp chức vụ cũ, bà B được chuyển xếp lương cũ sang lương mới từ ngày 01 tháng 10 năm 2004 như sau:
Hệ số lương cũ 2,82, bậc 5, ngạch chuyên viên được chuyển xếp sang hệ số lương mới là 3,66 (thời gian nâng bậc lương lần sau được tính kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2003) và hưởng bảo lưu phụ cấp chức vụ của Chánh văn phòng huyện có hệ số phụ cấp mới là 0,30.
Ví dụ 10. Ông Nguyễn Xuân P, nguyên Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, đã xếp lương cũ hệ số 5,36, bậc 2 từ ngày 01 tháng 9 năm 2002. Theo yêu cầu nhiệm vụ, ông P được luân chuyển về làm Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh T và đã có quyết định của cơ quan có thẩm quyền cho bảo lưu mức lương ở chức danh Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao và hưởng phụ cấp chức vụ Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh có hệ số phụ cấp cũ là 0,80. Ông P được chuyển xếp lương cũ sang lương mới từ ngày 01 tháng 10 năm 2004 như sau:
Hệ số lương cũ 5,36, bậc 2 được chuyển xếp sang hệ số lương mới trong chức danh Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao là 6,56 (thời gian nâng bậc lương lần sau được tính kể từ ngày 01 tháng 9 năm 2002) và hưởng phụ cấp chức vụ Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh có hệ số phụ cấp mới là 0,95.
b. Cán bộ, công chức, viên chức nguyên là sĩ quan quân đội nhân dân đang hưởng hệ số chênh lệch bảo lưu lương, thì được tính lại hệ số chênh lệch bảo lưu theo hệ số lương mới. Trong thời gian được bảo lưu lương theo quy định, hệ số chênh lệch bảo lưu sẽ giảm tương ứng bằng hệ số tiền lương được tăng thêm do nâng bậc lương hoặc do hưởng phụ cấp thâm nhiên vượt khung (nếu có).
Ví dụ 11. Ông Nguyễn Văn Q, nguyên Đại úy quân đội nhân dân (hệ số lương cũ là 4,15 được xếp từ ngày 01 tháng 4 năm 2002) được chuyển ngành đến làm việc và được bổ nhiệm chức vụ Phó trưởng phòng thuộc Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh T từ ngày 01 tháng 8 năm 2004. Căn cứ tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch công chức mà ông Q đảm nhiệm, ông Q được bổ nhiệm và xếp lương vào ngạch chuyên viên, xếp bậc 6, hệ số lương cũ là 3,06 (thời gian nâng bậc lương lần sau được tính từ ngày 01 tháng 4 năm 2002) và hưởng phụ cấp chức vụ Phó trưởng phòng thuộc Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh có hệ số phụ cấp cũ là 0,20, tổng hệ số lương cũ (kể cả phụ cấp chức vụ) của ông Q là 3,26 (3,06 + 0,20). Theo quy định của Luật sĩ quan quân đội nhân dân, ông Q được hưởng hệ số chệnh lệch bảo lưu từ ngày 01 tháng 8 năm 2004 (ngày chuyển công tác) là 0,89 (4,15-3,26). Hệ số chênh lệch bảo lưu 0,89 (cũ) của ông Q được tính lại theo lương mới từ ngày 01 tháng 10 năm 2004 như sau:
Cấp bậc quân hàm đại úy được chuyển xếp sang hệ số lương mới là 5,40.
Hệ số lương cũ 3,06, bậc 6, ngạch chuyên viên được chuyển xếp sang hệ số lương mới là 3,99; phụ cấp chức vụ Phó trưởng phòng thuộc Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh có hệ số phụ cấp mới là 0,30, tổng hệ số lương mới (kể cả phụ cấp chức vụ) của ông Q là 4,29 (3,99 + 0,30). Như vậy ông Q sẽ được hưởng hệ số chênh lệch bảo lưu theo lương mới từ ngày 01 tháng 10 năm 2004 là 1,11 (5,40 – 4,29). Đến ngày 01 tháng 4 năm 2005 (sau đủ 3 năm giữ bậc và trong thời gian này ông Q hoàn thành nhiệm vụ được giao hàng năm và không bị kỷ luật), ông Q được nâng lên bậc 7, hệ số lương mới là 4,32 (tăng thêm 0,33 so với bậc 6) thì hệ số chênh lệch bảo lưu của ông Q giảm tương ứng từ 1,11 xuống còn 0,78 (1,11 – 0,33).
Bổ sung
Bổ sung
Bổ sung
c) Các chức danh Trưởng đoàn, Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, Trưởng ban, Phó trưởng ban thuộc Uỷ ban thường vụ Quốc hội, thực hiện chuyển xếp lương cũ sang lương mới theo quy định của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.
d) Chức danh Uỷ viên thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (cấp tỉnh), quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (cấp huyện), thực hiện chuyển xếp lương cũ sang lương mới vào ngạch, bậc công chức hành chính và hưởng phụ cấp chức vụ của chức danh hiện đảm nhiệm. Căn cứ vào tương quan vị trí chức vụ của chức danh Uỷ viên thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện quy định tại Nghị định số 730/2004/NQ-UBTVQH11 ngày 20 tháng 9 năm 2004 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về việc phê chuẩn bảng lương chức vụ, bảng phụ cấp chức vụ đối với cán bộ lãnh đạo của Nhà nước; bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ ngành Tòa án, ngành kiểm sát để thực hiện chuyển xếp lương cũ sang lương mới vào ngạch, bậc công chức hành chính và hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo theo bảng chuyển xếp số 6 (6a và 6b) ban hành kèm theo Thông tư này.
đ) Các ngạch công chức, viên chức hoặc các chức danh chuyên môn, nghiệp vụ ngành Tòa án, ngành Kiểm soát mới được bổ sung hoặc có thay đổi về phân loại cán bộ, công chức, viên chức và các trường hợp chưa đạt chuẩn theo yêu cầu trình độ đào tạo quy định đối với ngạch hoặc chức danh, các Bộ, ngành quản lý ngạch hoặc chức danh chuyên ngành xây dựng phương án chuyển xếp lương cũ sang lương mới đề nghị Liên Bộ Nội vụ – Tài chính thỏa thuận áp dụng và được truy lĩnh tiền lương mới theo hiệu lực thi hành của Thông tư này.

Bổ sung
Bổ sung
Bổ sung
Bổ sung
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Thực hiện chế độ tiền lương mới trong năm 2004 và các năm tiếp theo là tiếp tục quá trình cải cách chính sách tiền lương theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ bảy khóa VIII, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX và kết luận của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ tám khóa IX. Vì vậy, các Bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị cần quán triệt các văn bản về chính sách tiền lương mới của Đảng và Nhà nước đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương, làm cho mọi người hiểu rõ việc cải cách chính sách tiền lương phải có quá trình trong nhiều năm; phải trên cơ sở tăng năng suất lao động, tăng thu nhập quốc dân và sự phát triển của nền kinh tế; đồng thời cải cách chính sách tiền lương lần này có chú trọng nâng thêm mức lương cho các đối tượng hưởng lương trung bình và mức lương thấp; khắc phục một bước sự trùng lặp, phức tạp trong các bảng lương, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xếp lương khi điều động, luân chuyển cán bộ, công chức trong hệ thống chính trị; tách rõ bảng lương công chức, bảng lương viên chức, thang lương và bảng lương trong các công ty nhà nước; góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, thúc đẩy cải cách hành chính.
Để thực hiện tốt việc chuyển xếp lương cũ sang lương mới, bảo đảm sự thống nhất trong cả nước, động viên được cán bộ, công chức, viên chức nâng cao hiểu quả công tác, các Bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị cần thực hiện:
1. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý cán bộ, công chức, viên chức (cấp cơ sở) có trách nhiệm trao đổi với cấp ủy và Ban chấp hành công đoàn cùng cấp thực hiện:
a) Rà soát, sắp xếp biên chế của cơ quan, đơn vị, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ và khối lượng công việc của từng bộ phận, trên cơ sở đó bố trí cán bộ, công chức, viên chức phù hợp với yêu cầu của công việc.
b) Căn cứ hướng dẫn tại Thông tư này, lập báo cáo kết quả chuyển xếp lương cũ sang lương mới đối với từng cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý theo mẫu số 1a và mẫu số 1b (đối với cơ quan nhà nước), mẫu số 2 (đối với đơn vị sự nghiệp) ban hành kèm theo Thông tư này; đồng thời tổng hợp các trường hợp vướng mắc gửi cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp để kiểm tra, tổng hợp.
2. Thủ trưởng cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp của cấp cơ sở có trách nhiệm:
Kiểm tra, lập báo cáo (theo mẫu số 1a, mẫu số 1b và mẫu số 2) và tổng hợp các trường hợp vướng mắc ở các cơ quan, đơn vị cơ sở trực thuộc gửi Bộ, ngành (nếu thuộc Trung ương quản lý) hoặc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (nếu thuộc địa phương quản lý) để phê duyệt, giải quyết.
3. Bộ trưởng, Thủ tưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao (sau đây gọi chung là Thủ trưởng Bộ, ngành Trung ương), Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:
a) Thành lập Ban chỉ đạo triển khai thực hiện chế độ tiền lương mới (sau đây gọi tắt là Ban chỉ đạo).
a1) Thành phần Ban chỉ đạo có từ 05 đến 07 thành viên như sau:
ở Trung ương:
Trưởng Ban chỉ đạo là Thủ tưởng hoặc Phó Thủ trưởng Bộ, ngành Trung ương;
Phó trưởng Ban chỉ đạo là Vụ trưởng (hoặc Trưởng ban) Vụ (hoặc Ban) Tổ chức cán bộ, lao động, tiền lương cơ quan Bộ, ngành Trung ương;
Các thành viên Ban chỉ đạo là người phụ trách bộ phận tài chính, đại diện công đoàn cùng cấp và một số thành viên khác do Trưởng Ban chỉ đạo đề nghị.
ở địa phương:
Trưởng Ban chỉ đạo là Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Phó trưởng ban chỉ đạo là Giám đốc Sở Nội vụ;
Các thành viên Ban chỉ đạo là Giám đốc Sở Tài chính, đại diện Liên đoàn lao động tỉnh và một số thành viên khác do Trưởng ban chỉ đạo đề nghị.
a2) Ban chỉ đạo có nhiệm vụ giúp Thủ trưởng Bộ, ngành Trung ương và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện:
Chỉ đạo các đơn vị thuộc phạm vi quản lý thực hiện chuyển xếp lương cũ sang lương mới theo hướng dẫn tại Thông tư này; xét duyệt, tổng hợp kết quả chuyển xếp lương cũ sang lương mới; giải quyết theo thẩm quyền những vướng mắc trong quá trình chuyển xếp lương cũ sang lương mới và đề nghị Liên Bộ Nội vụ – Tài chính xem xét, quyết định những vấn đề vượt thẩm quyền;
Xác định nhu cầu quỹ tiền lương tăng thêm và nguồn kinh phí để thực hiện chế độ tiền lương mới theo hướng dẫn của Bộ Tài chính đối với các đơn vị thuộc phạm vi quản lý.
b) Căn cứ kết quả xét duyệt chuyển xếp lương cũ sang lương mới do Ban chỉ đạo đề nghị, người có thẩm quyền ở Bộ, ngành Trung ương và ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ra quyết định hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền theo phân cấp hiện hành ra quyết định chuyển xếp lương cũ sang lương mới đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc biên chế trả lương của Bộ, ngành, địa phương.
c) Đối với Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân và Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, cán bộ, công chức, viên chức ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương (trừ Chủ tịch Hồi đồng nhân dân và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thứ trưởng và các chức danh lãnh đạo tương đương) thuộc biên chế trả lương của các Bộ, ngành, địa phương, thì thủ trưởng Bộ, ngành Trung ương, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có văn bản đề nghị (kèm theo bản sao quyết định xếp lương cũ gần nhất) gửi về Bộ Nội vụ xem xét, quyết định chuyển xếp lương cũ sang lương mới. Trong thời gian chưa có quyết định chuyển xếp lương cũ sang lương mới của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, được tạm chi lương mới theo hướng dẫn chuyển xếp tại Thông tư này.
Quyết định của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về chuyển xếp lương cũ sang lương mới đối với các chức danh nêu trên là căn cứ để Thủ trưởng Bộ, ngành Trung ương, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định nâng bậc lương đối với các chức danh nêu trên.
4. Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam chỉ đạo Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện thu bảo hiểm xã hội theo mức tiền lương mới của cán bộ, công chức, viên chức. Nếu phát hiện việc chuyển xếp lương cũ sang lương mới không đúng quy định thì Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có văn bản đề nghị người có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức, viên chức chuyển xếp lại lương theo đúng quy định của Nhà nước (đồng gửi Bộ Nội vụ 01 bản để theo dõi và kiểm tra).
5. Bộ Nội vụ chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính giải quyết những vướng mắc trong quá trình chuyển xếp lương cũ sang lương mới ở các Bộ, ngành, địa phương; báo cáo Ban chỉ đạo nghiên cứu cải cách chính sách tiền lương Nhà nước, Chính phủ, Uỷ ban thường vụ Quốc hội những vấn đề vượt thẩm quyền.
IV. HIỆU LỰC THI HÀNH
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Bãi bỏ các văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định số 25/CP ngày 23 tháng 5 năm 1993 của Chính phủ về việc chuyển xếp lương và phụ cấp thâm niên chức vụ bầu cử theo nhiệm kỳ đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước.
2. Hệ số lương cũ, phụ cấp tái cử, phụ cấp chức vụ và hệ số chênh lệch bảo lưu cũ (nếu có) được dùng để chuyển xếp sang lương mới theo hướng dẫn tại Thông tư này là mức hiện hưởng tại thời điểm ngày 01 tháng 10 năm 2004 và được truy lĩnh tiền lương và truy nộp bảo hiểm xã hội phần chênh lệch giữa lương mới (gồm cả phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung và hệ số chênh lệch bảo lưu, nếu có) so với lương cũ từ ngày 01 tháng 10 năm 2004.
a) Trường hợp sau ngày 01 tháng 10 năm 2004 có sự thay đổi hệ số lương cũ thì thực hiện chuyển xếp lương cũ sang lương mới như sau:
Từ ngày 01 tháng 10 năm 2004 đến thời điểm có thay đổi hệ số lương cũ, được chuyển xếp hệ số lương cũ trước khi thay đổi sang hệ số lương mới theo hướng dẫn tại Thông tư này để làm căn cứ truy lĩnh tiền lương và truy nộp bảo hiểm xã hội kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2004 cho đến thời điểm có thay đổi hệ số lương cũ;
Từ thời điểm có thay đổi hệ số lương cũ cho đến ngày chuyển xếp lương cũ sang lương mới, được chuyển xếp theo hệ số lương cũ đã thay đổi (hệ số lương hiện giữ) sang hệ số lương mới và được tính hưởng lương mới kể từ ngày có thay đổi hệ số lương cũ.
Quyết định chuyển xếp lương cũ sang lương mới phải thể hiện rõ sự thay đổi lương cũ sau ngày 01 tháng 10 năm 2004 nêu trên.
b) Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức đã đủ điều kiện thời gian và tiêu chuẩn nâng bậc lương theo quy định trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 10 năm 2004 đến ngày chuyển xếp lương cũ sang lương mới nhưng chưa có quyết định nâng bậc lương cũ của cơ quan có thẩm quyền, thì cũng thực hiện chuyển xếp lương cũ sang lương mới như trường hợp có sự thay đổi hệ số lương cũ sau ngày 01 tháng 10 năm 2004 nêu trên.
3. Các đối tượng sau đây được áp dụng chuyển xếp lương cũ sang lương mới kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2004 theo hướng dẫn tại Thông tư này để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội và giải quyết các chế độ liên quan đến tiền lương theo quy định của pháp luật:
a) Các trường hợp đi học, thực tập, công tác, điều trị, điều dưỡng ở trong nước và ở nước ngoài thuộc biên chế trả lương của cơ quan, đơn vị.
b) Công chức dự bị, những người đang trong thời gian tập sự trong các cơ quan nhà nước (kể cả tập sự công chức cấp xã) và những người đang trong thời gian thử việc trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước.
c) Các trường hợp đang bị đình chỉ công tác, đang bị tạm giữ, tạm giam.
d. Các đối tượng ký kết hợp đồng lao động đã được xếp lương cũ theo bảng lương hành chính, sự nghiệp ban hành kèm theo Nghị định số 25/CP ngày 23 tháng 5 năm 1993 của Chính phủ quy định tạm thời chế độ tiền lương mới của công chức, viên chức hành chính, sự nghiệp và lực lượng vũ trang.
4. Các trường hợp tuyển dụng, bầu cử, điều động, luân chuyển, chuyển công tác vào làm việc trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước sau ngày chuyển xếp lương cũ sang lương mới, thì thực hiện nguyên tắc xếp lương và phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) quy định tại Điều 3 Nghị định số 204/2004/NĐ-CP.
5. Các đối tượng thuộc lực lượng vũ trang, người làm việc trong tổ chức cơ yếu hưởng lương từ ngân sách nhà nước có hướng dẫn riêng.
6. Cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Mặt trận và các đoàn thể, thực hiện chuyển xếp lương cũ sang lương mới theo hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, các Bộ, ngành, địa phương phản ánh về liên Bộ Nội vụ – Tài chính để nghiên cứu, giải quyết.

MẪU SỐ 1A

Bộ, ngành hoặc UBND tỉnh, thành phố:

Cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp:

Cơ quan nhà nước:

KẾT QUẢ CHUYỂN XẾP LƯƠNG CŨ SANG LƯƠNG MỚI

ĐỐI VỚI CÁN BỘ LÃNH ĐẠO THUỘC DIỆN XẾP LƯƠNG MỚI THEO BẢNG LƯƠNG CHỨC VỤ

(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 01/2005/TTLT-BNV-BTC ngày 05/01/2005)

STT

Họ và tên

Ngày sinh

Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ được đào tạo

Chức danh lãnh đạo hiện đảm nhiệm

Lương cũ

Lương mới

Nam

Nữ

Hệ số lương cũ

% phụ cấp tái cử (nếu có)

Hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có)

Hệ số lương mới

Bậc trong chức danh hiện đảm nhiệm

Hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

I

Các chức danh lãnh đạo của Nhà nước từ Bộ trưởng và tương đương trở lên

1

2

II

Cán bộ chuyên trách ở xã, phường, thị trấn

1

2

……, ngày……. tháng……. năm…

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN

(Ký tên, đóng dấu)

Hướng dẫn ghi nội dung mẫu số 1a:

(1) Cán bộ chuyên trách ở xã, phường, thị trấn: Do Chủ tịch UBND xã tổng hợp và lập báo cáo theo quy định.

Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức luân chuyển về làm cán bộ chuyên trách ở xã, phường, thị trấn được chuyển xếp lương cũ sang lương mới theo ngạch, bậc và phụ cấp chức vụ cũ (nếu có) thì ghi tổng số hệ số lương ngạch, bậc và phụ cấp chức vụ (nếu có) vào cột 7 (lương cũ) và cột 10 (lương mới); đồng thời có bản giải trình từng trường hợp kèm theo bản tổng hợp này về hệ số, ngạch, bậc lương và phụ cấp chức vụ cũ (nếu có) và kết quả chuyển xếp sang lương mới theo hướng dẫn tại Thông tư này (ví dụ 9).

2. Cột 7 ghi hệ số lương cũ đã được xếp theo bảng lương chức vụ dân cử quy định tại Nghị quyết số 35 NQ/UBTVQHK9 ngày 17/5/1993 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21/10/2003 của Chính phủ.

3. Cột 10 ghi hệ số lương mới được chuyển xếp theo bảng lương chức vụ quy định tại Nghị quyết số 730/2004/NQ/UBTVQHK11 ngày 30/9/2004 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ.

4. Cột 11 ghi bậc lương mới được xếp đối với các chức danh lãnh đạo có 2 bậc lương chức vụ.

MẪU SỐ 1B

Bộ, ngành hoặc UBND tỉnh, thành phố:

Cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp:

Cơ quan nhà nước:

KẾT QUẢ CHUYỂN XẾP LƯƠNG CŨ SANG LƯƠNG MỚI THEO NGẠCH, BẬC, CHỨC DANH CHUYÊN MÔN, NGHIỆP VỤ ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRONG CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC

(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 01/2005/TTLT-BNV-BTC ngày 05/01/2005)

STT

Họ và tên

Ngày sinh

Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ được đào tạo

Lương cũ

Lương mới

Nam

Nữ

Mã số ngạch, chức danh

Bậc trong ngạch, chức danh

Hệ số lương cũ

Thời điểm xếp hệ số lương cũ

Phụ cấp chức vụ (nếu có)

Hệ số chênh lệch bảo lưu
(nếu có)

Mã số ngạch, chức danh

Bậc trong ngạch, chức danh

Hệ số lương mới

% phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)

Thời điểm tính nâng bậc lương hoặc phụ cấp thâm niên vượt khung lần sau

Phụ cấp chức vụ (nếu có)

Hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

(13)

(14)

(15)

(16)

(17)

(18)

I

Cán bộ, công chức giữ chức danh lãnh đạo do bầu cử và bổ nhiệm thuộc diện xếp lương mới theo ngạch, bậc công chức, viên chức hoặc theo chức danh chuyên môn, nghiệp vụ ngành Tòa án, ngành Kiểm sát và hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo

1

2

II

Cán bộ, công chức chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ (bao gồm cả chức danh chuyên gia cao cấp; chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc ngành Tòa án, ngành Kiểm sát; công chức cấp xã; công chức dự bị; nhân viên thừa hành, phục vụ và những người trong thời gian tập sự trong các cơ quan nhà nước)

1

2

III.

Lao động hợp đồng đã được xếp lương cũ theo Nghị định số 25/CP ngày 23/5/1993 của Chính phủ làm việc trong cơ quan nhà nước

1

2

……, ngày……. tháng……. năm…

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN

(Ký tên, đóng dấu)

Hướng dẫn nội dung ghi mẫu số 1b:

1) Cột 6 và cột 12 ghi mã số ngạch công chức; chức danh chuyên môn, nghiệp vụ ngành Tòa án, ngành Kiểm sát hoặc chức danh bầu cử hiện giữ.

2) Cột 7 và cột 13 ghi bậc lương cũ (cột 7) và bậc lương mới (cột 13) trong ngạch hoặc chức danh hiện giữ (riêng cán bộ bầu cử lương cũ xếp theo bảng lương chức vụ dân cử thì không ghi ở cột 7, lương mới xếp theo ngạch, bậc công chức hành chính và hưởng phụ cấp chức vụ thì có ghi ở cột 13).

3. Cột 8 ghi hệ số lương cũ đã được xếp trong ngạch, trong chức danh hoặc hệ số lương chức vụ bầu cử hiện giữ theo Nghị quyết số 35 NQ/UBTVQHK9 ngày 17/5/1993, số 52/NQ/UBTVQHK9 ngày 7/12/1993 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và Nghị định số 25/CP ngày 23/5/1993 của Chính phủ.

4. Cột 10 và cột 17 ghi hệ số phụ cấp chức vụ theo chức danh lãnh đạo hiện đảm nhiệm (riêng cán bộ bầu cử lương cũ xếp theo bảng lương chức vụ dân cử thì không ghi ở cột 10, lương mới thì có ghi ở cột 17). Trường hợp trong Nghị định quy định khung phụ cấp mới mà chưa có hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền thì tạm thời ghi ở cột 17 theo mức phụ cấp cũ (như cột 10). Khi có hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền thì điều chỉnh mức phụ cấp mới theo quy định.

5. Cột 14 ghi hệ số lương mới được chuyển xếp theo ngạch, bậc công chức hoặc theo chức danh chuyên môn nghiệp vụ ngành Tòa án, ngành Kiểm sát quy định tại Nghị quyết số 730/2004/NQ-UBTVQH11 ngày 30/9/2004 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ.

6. Lao động hợp đồng đã được xếp lương cũ theo Nghị định 25/CP ngày 23/5/1993 của Chính phủ có bản giải trình kèm theo báo cáo này như sau:

+ Lao động hợp đồng trong chỉ tiêu biên chế của cơ quan.

+ Lao động hợp động ngoài chỉ tiêu biên chế của cơ quan do cơ quan tự trả lương.

+ Lao động hợp đồng theo quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ.

MẪU SỐ 2

Bộ, ngành hoặc UBND tỉnh, thành phố:

Cơ quan, đơn vị quản lý cấp trên trực tiếp:

Đơn vị sự nghiệp:

KẾT QUẢ CHUYỂN XẾP LƯƠNG CŨ SANG LƯƠNG MỚI THEO NGẠCH, BẬC, ĐỐI VỚI VIÊN CHỨC

TRONG CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CỦA NHÀ NƯỚC

(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 01/2005/TTLT-BNV-BTC ngày 05/01/2005)

STT

Họ và tên

Ngày sinh

Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ được đào tạo

Lương cũ

Lương mới

Nam

Nữ

Mã số ngạch

Bậc trong ngạch

Hệ số lương cũ

Thời điểm xếp hệ số lương cũ

Phụ cấp chức vụ (nếu có)

Hệ số chênh lệch bảo lưu
(nếu có)

Mã số ngạch

Bậc trong ngạch

Hệ số lương mới

% phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)

Thời điểm tính nâng bậc lương hoặc phụ cấp thâm niên vượt khung lần sau

Phụ cấp chức vụ (nếu có)

Hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

(13)

(14)

(15)

(16)

(17)

(18)

I

Cán bộ, viên chức giữ chức danh lãnh đạo do bổ nhiệm

1

2

II

Cán bộ, viên chức chuyên môn, nghiệp vụ, nhân viên thừa hành, phục vụ và những người trong thời gian thử việc trong các đơn vị sự nghiệp của nhà nước

1

2

III.

Lao động hợp đồng đã được xếp lương cũ theo Nghị định số 25/CP ngày 23/5/1993 của Chính phủ làm việc trong đơn vị sự nghiệp của nhà nước

1

2

……, ngày……. tháng……. năm…

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN

(Ký tên, đóng dấu)

Hướng dẫn nội dung ghi mẫu số 2:

1) Cột 6 và cột 12 ghi mã số ngạch viên chức hiện giữ.

2) Cột 7 và cột 13 ghi bậc lương cũ (cột 7) và bậc lương mới (cột 13) trong ngạch viên chức.

3. Cột 8 ghi hệ số lương cũ đã được xếp theo ngạch, bậc viên chức quy định tại Nghị định số 25/CP ngày 23/5/1993 của Chính phủ.

4. Cột 10 và cột 17 ghi hệ số phụ cấp chức vụ theo chức danh lãnh đạo hiện đảm nhiệm. Trường hợp trong Nghị định quy định khung phụ cấp mới mà chưa có hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền thì tạm thời ghi ở cột 17 theo mức phụ cấp cũ (như cột 10). Khi có hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền thì điều chỉnh mức phụ cấp mới theo quy định.

5. Cột 14 ghi hệ số lương mới được chuyển xếp theo ngạch, bậc viên chức quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ.

6. Lao động hợp đồng đã được xếp lương cũ theo Nghị định 25/CP ngày 23/5/1993 của Chính phủ có bản giải trình kèm theo báo cáo này như sau:

+ Lao động hợp đồng trong chỉ tiêu biên chế của đơn vị.

+ Lao động hợp động ngoài chỉ tiêu biên chế của cơ quan do đơn vị tự trả lương.

+ Lao động hợp đồng theo quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ.

Bảng chuyển xếp số 1:

BẢNG CHUYỂN XẾP LƯƠNG CŨ SANG LƯƠNG MỚI ĐỐI VỚI CÁC CHỨC DANH LÃNH ĐẠO CỦA NHÀ NƯỚC TỪ BỘ TRƯỞNG VÀ TƯƠNG ĐƯƠNG TRỞ LÊN

(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 01/2005/TTLT-BNV-BTC ngày 05/01/2005)

I. Các chức danh lãnh đạo quy định một mức lương:

STT

Chức danh

Hệ số lương cũ + % tái cử

Hệ số lương mới

1

Chủ tịch nước

10,00 + % tái cử (nếu có)

13,00

2

3

Chủ tịch Quốc hội

Thủ tướng Chính phủ

9,96 + % tái cử (nếu có)

12,50

II. Các chức danh lãnh đạo quy định tại hai bậc lương:

STT

Chức danh

Bậc 1

Bậc 2

Hệ số lương cũ

Hệ số lương mới

Hệ số lương cũ + % tái cử (nếu có)

Hệ số lương mới

1

Phó Chủ tịch nước

9,50

11,10

9,50 + % tái cử

11,70

2

3

4

5

Phó Chủ tịch Quốc hội

Phó Thủ tướng Chính phủ

Chánh án Tòa án nhân dân tối cao

Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao

8,78

10,40

8,78 + % tái cử

11,00

6

Uỷ viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội

8,40

9,80

8,40 + % tái cử

10,40

7

8

9

10

11

12

13

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội

8,50

9,70

8,50 + % tái cử

10,30

Chủ nhiệm Uỷ ban của Quốc hội

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ

Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước

Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội

Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh

8,20

9,70

8,20 + % tái cử

10,30

Bảng chuyển xếp số 2:

BẢNG CHUYỂN XẾP LƯƠNG CŨ SANG LƯƠNG MỚI ĐỐI VỚI CÁN BỘ CHUYÊN TRÁCH Ở XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN

(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 01/2005/TTLT-BNV-BTC ngày 05/01/2005)

STT

Chức danh

Bậc 1

Bậc 2

Hệ số lương cũ

Hệ số lương mới

Hệ số lương cũ + % tái cử (nếu có)

Hệ số lương mới

1

Bí thư Đảng ủy

2,00

2,35

2,00 + % tái cử

2,85

2

Phó Bí thư Đảng ủy

Chủ tịch Hội đồng nhân dân

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân

1,90

2,15

1,90 + % tái cử

2,65

3

Thường trực Đảng ủy

Chủ tịch Mặt trận tổ quốc Việt Nam

Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân

Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân

1,80

1,95

1,80 + % tái cử

2,45

4

Trưởng các đoàn thể

Uỷ viên Uỷ ban nhân dân

1,70

1,75

1,70 + % tái cử

2,25

Ghi chú: Chế độ tiền lương đối với cán bộ xã đội quy định tại Điều 22 Nghị định số 184/2004/NĐ-CP ngày 02/11/2004 của Chính phủ được tính lại mức lương mới để hưởng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2005 theo mức lương mới của cán bộ chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tại bảng chuyển xếp này (riêng hệ số lương 1,46 của xã đội phó quy định tại khoản 3 Điều 22 Nghị định số 184/2004/NĐ-CP được chuyển xếp sang hệ số lương mới là 1,86).

Bảng chuyển xếp số 3:

BẢNG CHUYỂN XẾP LƯƠNG CŨ SANG LƯƠNG MỚI ĐỐI VỚI CÁC CHỨC DANH

DO BẦU CỬ CỦA NHÀ NƯỚC THUỘC DIỆN XẾP LƯƠNG MỚI THEO NGẠCH, BẬC CÔNG CHỨC

HÀNH CHÍNH VÀ HƯỞNG PHỤ CẤP CHỨC VỤ LÃNH ĐẠO

(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 01/2005/TTLT-BNV-BTC ngày 05/01/2005)

1. ở Trung ương

Số TT

Chức danh

Hệ số lương cũ theo bảng lương chưc vụ
dân cử

Hệ số lương mới và hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo

Ngạch (mã số)

Bậc trong ngạch

Hệ số lương mới + Hệ số phụ cấp chức vụ

Hệ số
lương mới

Hệ số phụ cấp
chức vụ

Tổng hệ số lương và phụ cấp chức vụ

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8=6+7)

1

Phó Chủ tịch Hội đồng dân tộc của Quốc hội

7,8

Chuyên viên cao cấp

(01.001)

Bậc 6

8,00

1,30

9,30

2

Phó Chủ nhiệm Uỷ ban của Quốc hội

7,5

Chuyên viên cao cấp

(01.001)

Bậc 5

7,64

1,30

8,94

II. ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (cấp tỉnh)

Số TT

Chức danh

Hệ số lương cũ theo bảng lương chức vụ
dân cử

Hệ số lương mới và hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo

Ngạch (mã số)

Bậc trong ngạch

Hệ số lương mới + Hệ số phụ cấp chức vụ

Hệ số lương mới

Hệ số phụ cấp chức vụ

Tổng hệ số lương và phụ cấp chức vụ

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8=6+7)

1

Đô thị loại đặc biệt, thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh (gọi tắt là thành phố)

1.1

Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố

7,1

Chuyên viên cao cấp

(01.001)

Bậc 4

7,28

1,20

8,48

1.2

Trưởng bản chuyên trách Hội đồng nhân dân thành phố

5,8

Chuyên viên chính

(01.002)

Bậc 7

6,44

1,00

7,44

1.3

Phó trưởng ban chuyên trách Hội đồng nhân dân thành phố

5,2

Chuyên viên chính

(01.002)

Bậc 5

5,76

0,80

6,56

2

Đô thị loại I, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương còn lại (gọi tắt là tỉnh)

2.1

Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh

7,3

Chuyên viên cao cấp

(01.001)

Bậc 5

7,64

1,25

8,89

2.2

Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh

6,2

Chuyên viên cao cấp

(01.001)

Bậc 2

6,56

1,05

7,61

2.3

Trưởng ban chuyên trách Hội đồng nhân dân tỉnh

5,2

Chuyên viên chính

(01.002)

Bậc 5

5,76

0,90

6,66

2.4

Phó trưởng ban chuyên trách Hội đồng nhân dân tỉnh

4,6

Chuyên viên chính

(01.002)

Bậc 3

5,08

0,70

5,78

III. ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (cấp huyện)

Số TT

Chức danh

Hệ số lương cũ theo bảng lương chưc vụ dân cử

Hệ số lương mới và hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo

Ngạch (mã số)

Bậc trong ngạch

Hệ số lương mới + Hệ số phụ cấp chức vụ

Hệ số lương mới

Hệ số phụ cấp
chức vụ

Tổng hệ số lương và phụ cấp chức vụ

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8=6+7)

1

Thành phố thuộc tỉnh là đô thị loại II (gọi tắt là đô thị loại II)

1.1

Chủ tịch Hội đồng nhân dân đô thị loại II, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân đô thị loại II

5,9

Chuyển viên chính

(01.002)

Bậc 7

6,44

0,90

7,34

1.2

Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân đô thị loại II, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân đô thị loại II

5,0

Chuyển viên chính

(01.002)

Bậc 5

5,76

0,70

6,46

1.3

Trưởng ban chuyên trách Hội đồng nhân dân đô thị loại II

4,0

Chuyển viên

(01.003)

Bậc 8

4,65

0,50

5,15

1.4

Phó trưởng ban chuyên trách Hội đồng nhân dân đô thị loại II

3,5

Chuyển viên

(01.003)

Bậc 7

4,32

0,30

4,62

2

Thành phố thuộc tỉnh là đô thị loại III, quận thuộc Hà Nội, quận thuộc thành phố Hồ Chí Minh (gọi tắt là đô thị loại III)

2.1

Chủ tịch Hội đồng nhân dân đô thị loại III, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân đô thị loại III

5,2

Chuyên viên chính

(01.002)

Bậc 5

5,76

0,80

6,56

2.2

Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân đô thị loại III, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân đô thị loại III

4,3

Chuyên viên chính

(01.002)

Bậc 3

5,08

0,65

5,73

2.3

Trưởng ban chuyên trách Hội đồng nhân dân đô thị loại III

3,6

Chuyên viên

(01.003)

Bậc 7

4,32

0,40

4,72

2.4

Phó trưởng ban chuyên trách Hội đồng nhân dân đô thị loại III

3,2

Chuyên viên

(01.003)

Bậc 6

3,99

0,25

4,24

3

Huyện, thị xã và các quận còn lại (gọi tắt là huỵện)

3.1

Chủ tịch Hội đồng nhân dân huyện, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện

4,9

Chuyên viên chính

(01.002)

Bậc 4

5,42

0,70

6,12

3.2

Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân huyện, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện

4,0

Chuyên viên chính

(01.002)

Bậc 3

4,74

0,60

5,34

3.3

Trưởng ban chuyên trách Hội đồng nhân dân huyện

3,4

Chuyên viên

(01.003)

Bậc 7

4,32

0,30

4,62

3.4

Phó trưởng ban chuyên trách Hội đồng nhân dân huyện

3,0

Chuyên viên

(01.003)

Bậc 5

3,66

0,20

3,86

Ghi chú bảng chuyển xếp số 3:

Bảng chuyển xếp số 3 này chỉ có giá trị dùng để chuyển xếp lương cũ sang lương mới tại thời điểm ngày 01 tháng 10 năm 2004 đối với các chức danh bầu cử nêu trên. Các trường hợp giữ chức vụ bầu cử sau ngày chuyển xếp lương cũ sang lương mới thực hiện xếp lương theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ.

Bảng chuyển xếp số 4:

BẢNG CHUYỂN XẾP LƯƠNG CŨ SANG LƯƠNG MỚI ĐỐI VỚI CHỨC DANH CHUYÊN GIA CAO CẤP

(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 01/2005/TTLT-BNV-BTC ngày 05/01/2005)

Bậc 1

Bậc 2

Bậc 3

Hệ số lương mới:

Hệ số lương cũ:

8,80

7,50

9,40

8,00

10,0

8,50

Bảng chuyển xếp số 5:

BẢNG CHUYỂN XẾP LƯƠNG CŨ SANG LƯƠNG MỚI ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC TRONG CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC VÀ TRONG CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CỦA NHÀ NƯỚC

(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 01/2005/TTLT-BNV-BTC ngày 05/01/2005)

I. Đối với cán bộ, công chức chuyên môn, nghiệp vụ trong các cơ quan nhà nước thuộc đối tượng áp dụng bảng lương công chức (bảng 2) và bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ ngành Tòa án, ngành Kiểm sát (sau đây gọi chung là công chức):

1. Công chức loại A3:

Số TT

Nhóm ngạch, chức danh

Mã số ngạch

Bậc 1

Bậc 2

Bậc 3

Bậc 4

Bậc 5

Bậc 6

VK

a/ Nhóm 1 (A3.1)

Hệ số lương mới

6,20

6,56

6,92

7,28

7,64

8,00

VK 5%

Hệ số lương cũ gồm:

1

Các chức danh, ngạch có cùng hệ số lương cũ:

– Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

– Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân tối cao

– Điều tra viên cao cấp

5,02

5,36

5,70

6,05

6,40

6,75

7,10

2

Các chức danh, ngạch có cùng hệ số lương cũ:

– Chuyên viên cao cấp

– Kiểm tra viên cao cấp

– Thanh tra viên cao cấp

– Kiểm toán viên cao cấp

– Kiểm tra viên cao cấp hải quan

01.001

04.023

06.041

08.049

4,92

5,23

5,54

5,85

6,26

6,67

7,10

3

Các chức danh, ngạch có cùng hệ số lương cũ:

– Thẩm tra viên cao cấp

– Kiểm soát viên cao cấp thuế

– Kiểm soát viên cao cấp ngân hàng

– Thẩm kế viên cao cấp

– Kiểm soát viên cao cấp thị trường

06.036

07.044

12.084

21.187

4,92

5,21

5,50

5,79

6,08

6,37

6,67

b/ Nhóm 2 (A3.2)

Hệ số lương mới

5,75

6,11

6,47

6,83

7,19

7,55

VK 5%

Hệ số lương cũ gồm:

1

Kế toán viên cao cấp

06.029

4,57

4,86

5,15

5,44

5,73

6,02

6,32

2

Kiểm dịch viên cao cấp động – thực vật

09.066

4,37

4,66

4,95

5,24

5,53

5,82

6,12

Ghi chú bảng số 5:

1/ Cột mã số ngạch: Đối với các chức danh chuyên môn, nghiệp vụ ngành Tòa án, ngành Kiểm sát, do không quy định mã số của chức danh nên không ghi ở cột mã số ngạch.

2. Các ngạch hoặc chức danh đánh dấu (*) là các ngạch hoặc chức danh mới được bổ sung hoặc có thay đổi về phân loại cán bộ, công chức, viên chức, các Bộ, ngành quản lý ngạch hoặc chức danh chuyên ngành xây dựng phương án chuyển xếp lương cũ sang lương mới đề nghị Liên Bộ Nội vụ – Tài chính thỏa thuận trước khi thực hiện.

2. Công chức loại A2:

Số TT

Nhóm ngạch, chức danh

Mã số ngạch

Bậc 1

Bậc 2

Bậc 3

Bậc 4

Bậc 5

Bậc 6

Bậc 7

Bậc 8

VK

a/ Nhóm 1 (A2.1)

Hệ số lương mới

4,40

4,74

5,08

5,42

5,76

6,10

6,44

6,78

VK 5%

Hệ số lương cũ gồm:

1

Các chức danh, ngạch có cùng hệ số lương cũ:

– Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh

– Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân cấp tỉnh

– Điều tra viên trung cấp

– Chấp hành viên cấp tỉnh


03.017

3,62

3,88

4,14

4,40

4,66

4,92

5,18

5,44

5,70

2

Các chức danh, ngạch có cùng hệ số lương cũ:

– Thẩm tra viên chính

– Thanh tra viên chính

– Kiểm toán viên chính

– Kiểm tra viên chính hải quan

04.024

06.042

08.050

3,45

3,73

4,01

4,29

4,57

4,85

5,13

5,41

5,70

3

Các chức danh, ngạch có cùng hệ số lương cũ:

– Chuyên viên chính

– Kiểm tra viên chính

– Kiểm soát viên chính thuế

– Kiểm soát viên chính ngân hàng

– Kiểm soát viên chính thị trường

01.002

06.037

07.045

21.188

3,35

3,63

3,91

4,19

4,47

4,75

5,03

5,31

5,60

4

Thẩm kế viên chính

12.085

3,26

3,54

3,82

4,10

4,38

4,66

4,94

5,22

5,51

b/Nhóm 2 (A2.2)

Hệ số lương mới

Hệ số lương cũ gồm:

4,00

4,34

4,68

5,02

5,36

5,70

6,04

6,38

VK 5%

1

Các chức danh, ngạch có cùng hệ số lương cũ:

– Kế toán viên chính

– Kiểm dịch viên chính động – thực vật

06.030

09.067

3,26

3,54

3,82

4,1

4,38

4,66

4,94

5,22

5,51

2

Kiểm soát viên chính đê điều (*)

11.081

3. Công chức loại A1:

Số TT

Nhóm ngạch, chức danh

Mã số ngạch

Bậc 1

Bậc 2

Bậc 3

Bậc 4

Bậc 5

Bậc 6

Bậc 7

Bậc 8

Bậc 9

VK

VK

Hệ số lương mới

2.34

2,67

3,00

3,33

3,66

3,99

4,32

4,65

4,98

VK 5%

VK8%

Hệ số lương cũ gồm:

1

Kiểm lâm viên chính

10.078

1,97

2,15

2,30

2,52

2,74

2,96

3,18

3,41

3,64

3,87

4,10

2

Các chức danh, ngạch có cùng hệ số lương cũ:

– Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp huyện

– Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân cấp huyện

– Điều tra viên sơ cấp

– Chấp hành viên cấp huyện

03.018

2,16

2,39

2,62

2,85

3,08

3,31

3,54

3,77

4,01

4,25

3

Các chức danh, ngạch có cùng hệ số lương cũ:

– Thẩm tra viên

– Thanh tra viên

– Kiểm toán viên

– Kiểm tra viên hải quan

04.025

06.043

08.051

2,01

2,25

2,49

2,73

2,97

3,21

3,46

3,71

3,96

4,21

4

Các chức danh, ngạch có cùng hệ số lương cũ:

– Chuyên viên

– Kiểm tra viên

– Công chứng viên

– Kiểm soát viên thuế

– Kiểm soát viên ngân hàng

– Kiểm soát viên thị trường

01.003

03.019

06.038

07.046

21.189

1,86

2,10

2,34

2,58

2,82

3,06

3,31

3,56

3,81

4,06

5

Các chức danh, ngạch có cùng hệ số lương cũ:

– Kế toán viên

– Kiểm dịch viên động – thực vật

– Thẩm kế viên

06.031

09.068

12.086

1,78

2,02

2,26

2,50

2,74

2,98

3,23

3,48

3,73

3,98

6

Thư ký Tòa án (*)

7

Kiểm soát viên đê điều (*)

11.082

Ngạch kiểm lâm viên chính: Những trường hợp tốt nghiệp đại học, được cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng vào ngạch kiểm lâm viên chính, nhưng xếp lương cũ ở ngạch kiểm lâm viên bậc 2 (hệ số lương cũ là 1,97) và bậc 3 (hệ số lương cũ là 2,15) được chuyển xếp sang lương mới vào công chức loại A1 tương ứng vào bậc 1 mới (hệ số lương mới 2,34) và bậc 2 mới (hệ số lương mới 2,67) ngạch kiểm lâm viên chính.

4. Công chức loại B:

Số TT

Nhóm ngạch, chức danh

Mã số ngạch

Bậc 1

Bậc 2

Bậc 3

Bậc 4

Bậc 5

Bậc 6

Bậc 7

Bậc 8

Bậc 9

Bậc 10

Bậc 11

Bậc 12

VK

VK

VK

VK

VK

+ Hệ số lương mới

1,86

2,06

2,26

2,46

2,66

2,86

3,06

3,26

3,46

3,66

3,86

4,06

VK 5%

VK 7%

VK 9%

VK 11%

VK 13%

+ Hệ số lương cũ

1

Kiểm lâm viên

10.079

1,63

1,79

1,97

2,15

2,33

2,51

2,69

2,87

3,06

3,25

3,44

2

Kiểm tra viên trung cấp hải quan

08.052

1,70

1,82

1,94

2,06

2,18

2,30

2,42

2,54

2,66

2,79

2,92

3,05

3,18

3,31

3,44

3,57

3

Kỹ thuật viên kiểm nghiệm bảo quản

19.183

1,63

1,74

1,85

1,96

2,07

2,18

2,29

2,40

2,51

2,62

2,73

2,85

2,97

3,09

3,21

3,33

4

Kiểm thu viên thuế

06.039

1,57

1,69

1,81

1,93

2,05

2,17

2,29

2,41

2,53

2,66

2,79

2,92

3,05

3,18

3,31

3,44

5

Kiểm soát viên trung cấp đê điều

11.083

1,57

1,66

1,75

1,84

1,93

2,02

2,11

2,20

2,29

2,38

2,47

2,56

2,65

2,74

2,83

2,93

6

Thủ kho tiền, vàng bạc, đá quý

07.048

1,47

1,59

1,71

1,83

1,95

2,07

2,19

2,31

2,43

2,56

2,69

2,82

2,95

3,08

3,21

3,34

7

Các ngạch có cùng hệ số lương cũ:

– Cán sự

– Kế toán viên trung cấp

– Kỹ thuật viên kiểm dịch động thực vật

– Kiểm soát viên trung cấp thị trường

01.004

06.032

09.069

21.190

1,46

1,58

1,70

1,82

1,94

2,06

2,18

2,30

2,42

2,55

2,68

2,81

2,94

3,07

3,20

3,33

Ngạch kiểm lâm viên: Những trường hợp tốt nghiệp trình độ trung cấp, được cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng vào ngạch kiểm lâm viên, nhưng xếp lương cũ ở ngạch kiểm lâm viên sơ cấp bậc 1 (hệ số lương cũ là 1,63), thì được chuyển xếp sang lương mới vào công chức loại B tương ứng vào bậc 2 mới (hệ số lương mới là 2,06) ngạch kiểm lâm viên.

5. Công chức loại C:

Số TT

Nhóm ngạch, chức danh

Mã số ngạch

Bậc 1

Bậc 2

Bậc 3

Bậc 4

Bậc 5

Bậc 6

Bậc 7

Bậc 8

Bậc 9

Bậc 10

Bậc 11

Bậc 12

VK

VK

VK

VK

VK

VK

a/ Nhóm 1 (C1)

+ Hệ số lương mới:

1,65

1,83

2,01

2,19

2,37

2,55

2,73

2,91

3,09

3,27

3,45

3,63

VK 5%

VK 7%

VK 9%

VK 11%

VK 13%

VK 15%

Hệ số lương cũ gồm:

1

Kiểm lâm viên sơ cấp

10.080

1,63

1,74

1,85

1,96

2,07

2,18

2,29

2,40

2,51

2,62

2,73

2,85

2,97

3,09

3,21

3,33

2

Nhân viên hải quan

08.053

1,57

1,66

1,75

1,84

1,93

2,02

2,11

2,20

2,29

2,38

2,47

2,56

2,65

2,74

2,83

2,93

3

Thủ kho bảo quản nhóm I

19.184

1,57

1,69

1,81

1,93

2,05

2,17

2,29

2,41

2,53

2,66

2,79

2,92

3,05

3,18

3,31

3,44

4

Các ngạch có cùng hệ số lương cũ:

– Thủ kho bảo quản nhóm II

– Bảo vệ, tuần tra canh gác

19.185

19.186

1,47

1,59

1,71

1,83

1,95

2,07

2,19

2,31

2,43

2,56

2,69

2,82

2,95

3,08

3,21

3,34

5

Các ngạch có cùng hệ số lương cũ:

– Thủ quỹ kho bạc, ngân hàng

– Kiểm ngân viên

06.034

07.047

1,40

1,49

1,58

1,67

1,76

1,85

1,94

2,03

2,12

2,21

2,30

2,39

2,48

2,57

2,66

2,76

b/ Nhóm 2 (C2)

Hệ số lương mới:

1,50

1,68

1,86

2,04

2,22

2,40

2,58

2,76

2,94

3,12

3,30

3,48

VK 5%

VK 7%

VK 9%

VK 11%

Các ngạch có cùng hệ số lương cũ:

– Thủ quỹ cơ quan, đơn vị

– Nhân viên thuế

06.035

06.040

1,34

1,43

1,52

1,61

1,70

1,79

1,88

1,97

2,06

2,15

2,24

2,33

2,42

2,51

2,60

2,70

C/ Nhóm 3 (C3)

Kế toán viên sơ cấp

06.033

Hệ số lương mới:

1,35

1,53

1,71

1,89

2,07

2,25

2,43

2,61

2,79

2,97

3,15

3,33

VK 5%

VK 7%

VK 9%

VK 11%

Hệ số lương cũ:

1,22

1,31

1,40

1,49

1,58

1,67

1,76

1,85

1,94

2,03

2,12

2,21

2,30

2,39

2,48

2,58

II. Đối với cán bộ, viên chức chuyên môn, nghiệp vụ trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước thuộc đối tượng áp dụng bảng 3 – bảng lương viên chức (sau đây gọi chung là viên chức)

1. Viên chức loại A3:

Số

TT

Nhóm ngạch

Mã số ngạch

Bậc 1

Bậc 2

Bậc 3

Bậc 4

Bậc 5

Bậc 6

Bậc VK

a/ Nhóm 1 (A3.1)

Hệ số lương mới

6,20

6,56

6,92

7,28

7,64

8,00

VK 5%

Hệ số lương cũ gồm:

1

Các ngạch có cùng hệ số lương cũ:

– Nghiên cứu viên cao cấp

– Giáo sư, giảng viên cao cấp

– Bác sĩ cao cấp

– Dược sĩ cao cấp

– Biên tập, biên kịch, biên dịch viên cao cấp

– Phóng viên, bình luận viên cao cấp

– Đạo diễn cao cấp

– Diễn viên hạng 1

– Huấn luyện viên cao cấp

13.090

15.109

16.116

16.132

17.139

17.142

17.154

17.157

18.179

4,92

5,23

5,54

5,85

6,26

6,67

7,10

2

Các ngạch có cùng hệ số lương cũ:

– Kiến trúc sư cao cấp

– Kỹ sư cao cấp

– Định chuẩn viên cao cấp

– Giám định viên cao cấp

– Dự báo viên cao cấp (khí tượng thủy văn)

– Họa sĩ cao cấp

12.087

13.093

13.097

13.100

14.103

17.160

4,92

5,21

5,50

5,79

6,08

6,37

6,67

b/ Nhóm 2 (A3.2)

Hệ số lương mới:

5,75

6,11

6,47

6,83

7,19

7,55

VK 5%

Hệ số lương cũ gồm:

1

Phát thanh viên cao cấp

17.145

4,68

4,97

5,26

5,55

5,84

6,13

6,43

2

Các ngạch có cùng hệ số lương cũ:

– Lưu trữ viên cao cấp

– Bảo tàng viên cao cấp

– Thư viên viên cao cấp

02.012

17.164

17.168

4,57

4,86

5,15

5,44

5,73

6,02

6,32

3

Các ngạch có cùng hệ số lương cũ:

– Chẩn đoán viên cao cấp bệnh động vật

– Dự báo viên cao cấp bảo vệ thực vật

– Giám định viên cao cấp thuốc bảo vệ thực vật – thú y

– Kiểm nghiệm viên cao cấp giống cây trồng

09.054

09.058

09.062

09.070

4,37

4,66

4,95

5,24

5,53

5,82

6,12

4

Quay phim viên cao cấp *

17.148

5

Phương pháp viên cao cấp *

17.172

6

Âm thanh viên cao cấp *

17a.191

7

Thư mục viên cao cấp *

17a.194

2. Viên chức loại A2

Số

TT

Nhóm ngạch

Mã số ngạch

Bậc 1

Bậc 2

Bậc 3

Bậc 4

Bậc 5

Bậc 6

Bậc 7

Bậc 8

VK

VK

VK

a/ Nhóm 1 (A2.1)

Hệ số lương mới:

4,40

4,74

5,08

5,42

5,76

6,10

6,44

6,78

VK 5%

Hệ số lương cũ gồm:

1

Các ngạch có cùng hệ số lương cũ:

– Nghiên cứu viên chính

– Phó giáo sư, giảng viên chính

– Bác sĩ chính

– Dược sĩ chính

13.091

15.110

16.117

16.133

3,35

3,63

3,91

4,19

4,47

4,75

5,03

5,31

5,60

2

Dự báo viên chính (khí tượng thủy văn)

14.104

3,35

3,63

3,91

4,19

4,47

4,75

5,03

5,32

3

Các ngạch có cùng hệ số lương cũ:

– Kiến trúc sư chính

– Kỹ sư chính

– Định chuẩn viên chính

– Giám định viên chính

– Biên tập, biên kịch, biên dịch viên chính

– Phóng viên, bình luận viên chính

– Đạo diễn chính

– Họa sĩ chính

– Huấn luyện viên chính

12.088

13.094

13.098

13.101

17.140

17.143

17.155

17.161

18.180

3,26

3,54

3,82

4,10

4,38

4,66

4,94

5,22

5,51

b/ Nhóm 2 (A2..2)

Hệ số lương mới:

4,00

4,34

4,68

5,02

5,36

5,70

6,04

6,38

VK 5%

VK 8%

VK 11%

Hệ số lương cũ gồm:

1

Các ngạch có cùng hệ số lương cũ:

– Chuẩn đoán viên chính bệnh động vật

– Dự báo viên chính bảo vệ thực vật

– Giám định viên chính thuộc bảo vệ thực vật Thú y

– Kiểm nghiệm viên chính giống cây trồng

09.055

09.059

09.063

09.071

3,26

3,54

3,82

4,10

4,38

4,66

4,94

5,22

5,51

2

Giáo viên trung học cao cấp

15.112

3,07

3,29

3,51

3,73

3,95

4,17

4,39

4,62

4,85

5,08

5,31

3

Các ngạch có cùng hệ số lương cũ:

– Lưu trữ viên chính

– Phát thanh viên chính

– Dựng phim viên cao cấp

– Diễn viên hạng II

– Bảo tàng viên chính

– Thư viên viên chính

02.013

17.146

17.151

17.158

17.165

17.169

3,07

3,29

3,51

3,73

3,95

4,18

4,41

4,64

4,87

4

Quay phim viên chính *

17.149

5

Phương pháp viên chính *

17.173

6

Âm thanh viên chính *

17a.192

7

Thư mục viên chính *

17a.195

3. Viên chức loại A1:

Số

TT

Nhóm ngạch

Mã số ngạch

Bậc 1

Bậc 2

Bậc 3

Bậc 4

Bậc 5

Bậc 6

Bậc 7

Bậc 8

VK

VK

VK

Hệ số lương mới

2,34

2,67

3,00

3,33

3,66

3,99

4,32

4,65

4,98

VK 5%

VK 8%

Hệ số lương cũ gồm:

1

Các ngạch có cùng hệ số lương cũ:

– Dự báo viên (khí tượng thủy văn)

– Quan trắc viên chính

14.105

14.106

2,45

2,67

2,89

3,11

3,33

3,56

3,79

4,02

4,25

2

Các ngạch có cùng hệ số lương cũ:

– Giảng viên

– Bác sĩ

15.111

16.118

1,92

2,16

2,40

2,64

2,88

3,12

3,37

3,62

3,87

4,12

3

Các ngạch có cùng hệ số lương cũ:

– Nghiên cứu viên

– Dược sĩ

– Phóng viên, bình luận viên

13.092

16.134

17.144

1,86

2,10

2,34

2,58

2,82

3,06

3,31

3,56

3,81

4,06

4

Các ngạch có cùng hệ số lương cũ:

– Lưu trữ viên

– Chuẩn đoán viên bệnh động vật

– Dự báo viên bảo vệ thực vật

– Giám định viên thuốc bảo vệ thực vật – thú y

– Kiểm nghiệm viên giống cây trồng

– Kiến trúc sư

– Kỹ sư

– Định chuẩn viên

– Giám định viên

– Y tá cao cấp

– Nữ hộ sinh cao cấp

– Kỹ thuật viên cao cấp y

– Biên tập, biên kịch, biên dịch viên

– Dựng phim viên chính

– Đạo diễn

– Họa sĩ

– Bảo tàng viên

– Thư viện viên

– Hướng dẫn viên chính

– Tuyên truyền viên chính

– Huấn luyện viên

02.014

09.056

09.060

09.064

09.072

12.089

13.095

13.099

13.102

16.120

16.123

16.126

17.141

17.152

17.156

17.162

17.166

17.170

17.175

17.177

18.181

1,78

2,02

2,26

2,50

2,74

2,98

3,23

3,48

3,73

3,98

5

Giáo viên trung học

15.113

1,78

1,86

2,14

2,42

2,70

2,98

3,26

3,54

3,83

4,12

6

Quay phim viên *

17.150

7

Phương pháp viên *

17.174

8

Âm thanh viên *

17a.193

9

Thư mục viên *

17a.196

4. Viên chức loại A0 (yêu cầu trình độ chuẩn là cao đẳng):

STT

Nhóm ngạch

Mã số ngạch

Bậc 1

Bậc 2

Bậc 3

Bậc 4

Bậc 5

Bậc 6

Bậc 7

Bậc 8

Bậc 9

Bậc 10

Hệ số lương mới:

2,10

2,41

2,72

3,03

3,34

3,65

3,96

4,27

4,58

4,89

Hệ số lương cũ gồm:

1

Giáo viên trung học cơ sở cấp 2 (*)

15.113

2

Phát thanh viên (*)

17.147

Các ngạch khác yêu cầu trình độ chuẩn là cao đẳng (hoặc cử nhân cao đẳng) đang xếp lương cũ ở viên chức loại B hoặc viên chức loại A1, tùy từng trường hợp cụ thể, các Bộ, ngành có văn bản đề nghị Bộ Nội vụ thỏa thuận chuyển xếp lương cũ sang lương mới vào viên chức loại A0 cho phù hợp.

5. Công chức loại B:

Số

TT

Nhóm ngạch

Mã số ngạch

Bậc 1

Bậc 2

Bậc 3

Bậc 4

Bậc 5

Bậc 6

Bậc 7

Bậc 8

Bậc 9

Bậc 10

Bậc 11

Bậc 12

VK

VK

VK

VK

Hệ số lương mới:

1,86

2,06

2,26

2,46

2,66

2,86

3,06

3,26

3,46

3,66

3,86

4,06

VK5%

VK7%

VK9%

VK11%

Hệ số lương cũ gồm:

1

Quan trắc viên

14.107

1,65

1,79

1,97

2,15

2,33

2,51

2,69

2,87

3,06

3,25

3,44

2

Diễn viên hạng III

17.159

1,70

1,85

2,00

2,15

2,30

2,45

2,60

2,75

2,90

3,05

3,20

3,35

3,50

3,65

3,80

3

Giáo viên tiểu học

15.114

1,57

1,74

1,91

2,08

2,25

2,42

2,59

2,76

2,93

3,10

3,27

3,44

3,61

3,78

3,95

4,12

4

Các ngạch có cùng hệ số lương cũ:

– Y sỹ

– Y tá chính

– Nữ hộ sinh chính

– Kỹ thuật viên chính y

– Hướng dẫn viên (thể dục thể thao)

16.119

16.121

16.124

16.127

18.182

1,57

1,69

1,81

1,93

2,05

2,17

2,29

2,41

2,53

2,66

2,79

2,92

3,05

3,18

3,31

3,44

5

Các ngạch có cùng hệ số lương cũ:

– Lưu trữ viên trung cấp

– Kỹ thuật viên lưu trữ

– Kỹ thuật viên chuẩn đoán bệnh động vật

– Kỹ thuật viên dự báo bảo vệ thực vật

– Kỹ thuật viên giám định thuốc bảo vệ thực vật – thú y

– Kỹ thuật viên kiểm nghiệm giống cây trồng

– Kỹ thuật viên

– Dược sỹ trung cấp

– Kỹ thuật viên chính dược

– Dựng phim viên

– Họa sỹ trung cấp

– Kỹ thuật viên bảo tồn, bảo tàng

– Thư viện viên trung cấp

– Hướng dẫn viên (văn hóa thông tin)

– Tuyên truyền viên

02.015

02.016

09.057
09.061

09.065

09.073

13.096

16.135

16.137

17.153

17.163

17.167

17.171

17.176

17.178

1,46

1,58

1,70

1,82

1,94

2,06

2,18

2,30

2,42

2,55

2,68

2,81

2,94

3,07

3,20

3,33

6

Giáo viên mầm non (*)

15.115

Ngạch quan trắc viên: Những trường hợp tốt nghiệp trình độ trung cấp, được cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng vào ngạch quan trắc viên, nhưng xếp lương cũ ở ngạch quan trắc viên sơ cấp, bậc 3 cũ (hệ số lương cũ là 1,65) thì được chuyển xếp sang lương mới vào bậc 2 mới (hệ số lương mới 2,06) ngạch quan trắc viên.

6. Viên chức loại C:

Số

TT

Nhóm ngạch

Mã số ngạch

Bậc 1

Bậc 2

Bậc 3

Bậc 4

Bậc 5

Bậc 6

Bậc 7

Bậc 8

Bậc 9

Bậc 10

Bậc 11

Bậc 12

VK

VK

VK

VK

a/ Nhóm 1 (C1)

Hệ số lương mới:

1,65

1,83

2,01

2,19

2,37

2,55

2,73

2,91

3,09

3,27

3,45

3,63

VK5%

VK7%

VK9%

VK11%

Hệ số lương cũ gồm:

1

Quan trắc viên sơ cấp

14.108

1,47

1,56

1,65

1,74

1,83

1,92

2,01

2,10

2,19

2,28

2,37

2,46

2,55

2,64

2,73

2,83

2

Các ngạch có cùng hệ số lương cũ:

– Y tá

– Nữ hộ sinh

– Kỹ thuật viên y

16.122

16.125

16.128

1,40

1,52

1,64

1,76

1,88

2,00

2,12

2,24

2,36

2,49

2,62

2,75

2,88

3,01

3,14

3,27

3

Hộ lý

16.130

1,40

1,49

1,58

1,67

1,76

1,85

1,94

2,03

2,12

2,21

2,30

2,39

2,48

2,57

2,66

2,76

4

Các ngạch có cùng hệ số lương cũ:

– Dược tá

– Kỹ thuật viên dược

16.136

16.138

1,34

1,43

1,52

1,61

1,70

1,79

1,88

1,97

2,06

2,15

2,24

2,33

2,42

2,51

2,60

2,70

b/ Nhóm 2 (C2)

– Nhân viên nhà xác

Hệ số lương mới:

Hệ số lương cũ:

16.131

2,00

1,70

2,18

1,79

2,36

1,88

2,54

1,97

2,72

2,06

2,90

2,15

3,08

2,24

3,26

2,33

3,44

2,42

3,62

2,51

3,80

2,60

3,98

2,69

VK5%

2,78

VK7%

2,87

VK9%

2,96

VK11%

3,06

c/ Nhóm 3 (C3)

– Y công

Hệ số lương mới:

Hệ số lương cũ:

16.129

1,50

1,28

1,68

1,37

1,86

1,46

2,04

1,55

2,22

1,64

2,40

1,73

2,58

1,82

2,76

1,91

2,94

2,00

3,12

2,09

3,30

2,18

3,48

2,27

VK5%

2,36

VK7%

2,45

VK9%

2,54

VK11%

2,64

III. Đối với nhân viên thừa hành, phục vụ trong các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước (áp dụng bảng 4):

Số

TT

Nhóm ngạch

Mã số ngạch

Bậc 1

Bậc 2

Bậc 3

Bậc 4

Bậc 5

Bậc 6

Bậc 7

Bậc 8

Bậc 9

Bậc 10

Bậc 11

Bậc 12

VK

VK

VK

VK

1

Lái xe cơ quan

Kỹ thuật viên đánh máy

Hệ số lương mới:

01.010

01.005

2,05

2,23

2,41

2,59

2,77

2,95

3,13

3,31

3,49

3,67

3,85

4,03

VK5%

VK7%

VK9%

VK11%

Hệ số lương cũ:

– Lái xe cơ quan,

– Kỹ thuật viên đánh máy

1,70

1,70

1,81

1,82

1,92

1,94

2,03

2,06

2,14

2,18

2,25

2,30

2,36

2,42

2,47

2,55

2,58

2,68

2,69

2,81

2,80

2,94

2,91

3,07

3,02

3,20

3,13

3,33

3,24

3,35

2

Nhân viên kỹ thuật

Hệ số lương mới:

Hệ số lương cũ:

01.007

1,65

1,40

1,83

1,52

2,01

1,64

2,19

1,76

2,37

1,88

2,55

2,00

2,73

2,12

2,91

2,24

3,09

2,36

3,27

2,49

3,45

2,62

3,63

2,75

VK5%

2,88

VK7%

3,01

VK9%

3,14

VK11%

3,27

3

Nhân viên đánh máy

Nhân viên bảo vệ

Hệ số lương mới:

Hệ số lương cũ:

01.006

01.011

1,50

1,35

1,68

1,44

1,86

1,53

2,04

1,62

2,22

1,71

2,40

1,80

2,58

1,89

2,76

1,98

2,94

2,07

3,12

2,16

3,30

2,25

3,48

2,34

VK5%

2,43

VK7%

2,52

VK9%

2,61

VK11%

2,71

4

Nhân viên văn thư

Hệ số lương mới:

Hệ số lương cũ:

01.008

1,35

1,22

1,53

1,31

1,71

1,40

1,89

1,49

2,07

1,58

2,25

1,67

2,43

1,76

2,61

1,85

2,79

1,94

2,97

2,03

3,15

2,12

3,33

2,21

VK5%

2,30

VK7%

2,39

VK9%

2,48

VK11%

2,58

5

Nhân viên phục vụ

Hệ số lương mới:

Hệ số lương cũ:

01.009

1,00

1,00

1,18

1,09

1,36

1,18

1,54

1,27

1,72

1,36

1,90

1,45

2,08

1,54

2,26

1,63

2,44

1,72

2,62

1,81

2,80

1,90

2,98

1,99

VK5%

2,08

VK7%

2,17

VK9%

2,26

VK11%

2,36

Bảng chuyển xếp số 6:

BẢNG CHUYỂN XẾP LƯƠNG CŨ SANG LƯƠNG MỚI

đối với Uỷ viên thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc

Trung ương (cấp tỉnh), huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (cấp huyện)

(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 01/2005/TTLT-BNV-BTC

ngày 05/01/2005)

1. Trường hợp tại thời điểm ngày 01 tháng 10 năm 2004 có tổng hệ số lương cũ (lương ngạch, bậc, chức vụ, cấp hàm cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo, nếu có) thấp hơn hệ số lương quy định ở cột 2 bảng 6a dưới đây, thì được truy lĩnh tiền lương và truy nộp bảo hiểm xã hội phần chênh lệch giữa hệ số lương quy định ở cột 2 của bảng 6a này so với tổng hệ số lương cũ từ ngày giữ chức vụ Uỷ viên thường trực Hội đồng nhân dân đến trước ngày 01 tháng 10 năm 2004.

Từ ngày 01 tháng 10 năm 2004 được chuyển xếp sang lương mới như sau:

BẢNG 6A

Chức danh

Hệ số lương cũ dùng để chuyển xếp sang lương mới

Hệ số lương mới và hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo

Ngạch (mã số)

Bậc trong ngạch

Hệ số lương mới + hệ số phụ cấp chức vụ

Hệ số lương mới

Hệ số phụ cấp chức vụ

Tổng hệ số lương và phụ cấp chức vụ

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7 = 5 + 6)

1. Uỷ viên thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh

a. Đô thị loại đặc biệt, Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh

6,10

Chuyên viên chính

(01.002)

Bậc 7

6,44

1,10

7,54

b. Đô thị loại I, các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương còn lại

5,50

Chuyên viên chính

(01.002)

Bậc 6

6,10

1,00

7,10

2. Uỷ viên thường trực Hội đồng nhân dân cấp huyện:

a. Thành phố thuộc tỉnh là đô thị loại II

4,20

Chuyên viên

(01.003)

Bậc 9

4,98

0,55

5,53

b. Thành phố thuộc tỉnh là đô thị loại III, quận thuộc Hà Nội và quận thuộc thành phố Hồ Chí Minh

3,80

Chuyên viên

(01.003)

Bậc 8

4,65

0,50

5,15

c. Huyện, thị xã và các quận còn lại

3,50

Chuyên viên

(01.003)

Bậc 7

4,32

0,45

4,77

Thời điểm nâng bậc lương lần sau được tính thống nhất kể từ ngày giữ chức vụ Uỷ viên thường trực Hội đồng nhân dân.

2. Trường hợp tại thời điểm ngày 01 tháng 10 năm 2004 có tổng hệ số lương cũ (lương ngạch, bậc, chức vụ, cấp hàm cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo, nếu có) lớn hơn hệ số lương quy định ở cột 2 bảng 6a nêu trên, thì giữ nguyên tổng hệ số lương cũ để làm căn cứ chuyển xếp sang lương mới từ ngày 01 tháng 10 năm 2004 như sau:

a. Nếu đang xếp lương cũ theo chức danh do bầu cử (từ cấp huyện trở lên) thì thực hiện nguyên tắc và cách chuyển lương cũ sang lương mới vào ngạch, bậc công chức hành chính như quy định tại điểm 2 mục II Thông tư này (xếp lương mới theo bảng chuyển xếp số 3).

b. Nếu đang xếp lương cũ theo ngạch, bậc công chức hành chính thì chuyển xếp sang lương mới như đối với công chức hành chính; nếu đang xếp lương cũ theo ngạch, bậc công chức khác thì căn cứ vào hệ số lương cũ chuyển vào hệ số lương cũ cao hơn gần nhất trong ngạch công chức hành chính tương đương với ngạch hiện giữ, sau đó chuyển xếp lương mới như quy định tại điểm 5 mục II Thông tư này (xếp lương mới theo bảng chuyển xếp số 5).

c. Nếu đang xếp lương cũ theo chức danh Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng công ty nhà nước hoặc theo cấp bậc quân hàm sĩ quan quân đội nhân dân, sĩ quan công an nhân dân, thì chuyển xếp lương cũ sang lương mới vào ngạch, bậc công chức hành chính theo bảng 6b dưới đây:

BẢNG 6B:

Hệ số lương cũ

Hệ số lương mới

Ngạch công chức hành chính

Bậc trong ngạch

Hệ số lương mới

(1)

(2)

(3)

(4)

1. Các hệ số lương cũ của Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng công ty nhà nước:

3,66

01.003

7

4,32

3,94

01.003

8

4,65

4,32

01.002

2

4,74

4,60

01.002

3

5,08

4,98

01.002

4

5,42

5,26

01.002

5

5,76

5,72

01.002

6

6,10

6,03

01.002

7

6,44

6,34

01.001

2

6,56

6,72

01.001

3

6,92

7,06

01.001

4

7,28

2. Các hệ số lương cũ của sĩ quan:

3,80

01.003

4

3,33

4,15

01.003

6

3,99

4,80

01.002

2

4,74

5,30

01.002

4

5,42

5,90

01.001

1

6,20

6,50

01.001

3

6,92

Ghi chú bảng 6b:

1. Ngoài hệ số lương mới theo bảng 6b này, Uỷ viên thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện được hưởng hệ số phụ cấp chức vụ quy định tại Nghị quyết số 730/2004/NQ-UBTVQH11 ngày 30 tháng 9 năm 2004 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.

2. Thời điểm nâng bậc lương lần sau được tính kể từ ngày xếp hệ số lương cũ (cột 1).

3. Bảng chuyển xếp 6b này chỉ có giá trị dùng để chuyển xếp lương cũ sang lương mới tại thời điểm ngày 01 tháng 10 năm 2004 đối với Uỷ viên thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện. Các trường hợp sau ngày chuyển xếp lương cũ sang lương mới là sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương và các đối tượng thuộc công ty nhà nước chuyển vào làm việc trong các cơ quan nhà nước (bao gồm cả trường hợp giữ chức vụ Uỷ viên thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện) và trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước thực hiện xếp lương theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ.

Thuộc tính văn bản
Thông tư liên tịch 01/2005/TTLT-BNV-BTC của Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện chuyển xếp lương cũ sang lương mới đối với cán bộ, công chức, viên chức
Cơ quan ban hành: Bộ Nội vụ; Bộ Tài chính Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 01/2005/TTLT-BNV-BTC Ngày đăng công báo: Đã biết
Loại văn bản: Thông tư liên tịch Người ký: Đỗ Quang Trung; Nguyễn Sinh Hùng
Ngày ban hành: 05/01/2005 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Lao động-Tiền lương
Tóm tắt văn bản

Thi hành Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (sau đây viết tắt là Nghị định số 204/2004/NĐ-CP); sau khi trao đổi ý kiến với các Bộ, ngành liên quan, liên tịch Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chuyển xếp lương cũ sang lương mới đối với cán bộ, công chức, viên chức như sau:
I. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG
Cán bộ, công chức, viên chức quy định tại Điều 2 Nghị định số 204/2004/NĐ-CP được chuyển xếp lương cũ sang lương mới bao gồm:
1. Cán bộ, công chức trong biên chế hưởng lương từ ngân sách nhà nước làm việc trong các cơ quan nhà nước ở Trung ương; ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, gồm:
a. Cán bộ, công chức giữ chức danh lãnh đạo do bầu cử, bổ nhiệm.
b. Chuyên gia cao cấp.
c. Cán bộ, công chức chuyên môn, nghiệp vụ (bao gồm cả các chức danh chuyên môn, nghiệp vụ ngành Tòa án, ngành Kiểm sát) và nhân viên thừa hành, phục vụ làm việc trong các cơ quan nhà nước.
2. Cán bộ chuyên trách và công chức ở xã, phường, thị trấn.
3. Viên chức giữ chức danh lãnh đạo, viên chức chuyên môn, nghiệp vụ và nhân viên thừa hành, phục vụ trong biên chế hưởng lương từ ngân sách nhà nước và các nguồn thu sự nghiệp theo quy định của pháp luật làm việc trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước.
4. Cán bộ, công chức, viên chức thuộc biên chế nhà nước và hưởng lương theo bảng lương do Nhà nước quy định được cử đến làm việc tại các hội, các tổ chức phi Chính phủ, các dự án và các cơ quan, tổ chức quốc tế đặt tại Việt Nam.
II. CHUYỂN XẾP LƯƠNG CŨ SANG LƯƠNG MỚI
nhayMục II Thông tư liên tịch 01/2005/TTLT-BNV-BTC được bổ sung bởi điểm 1, điểm 2, điểm 3, điểm 4 mục I Thông tư 82/2005/TTLT-BNV-BTC. Các điểm này bị bãi bỏ bởi Khoản 4 Điều 12 Thông tư liên tịch 03/2010/TTLT-BNV-BTC-BLĐTB&XH

nhay

1. Đối với các chức danh lãnh đạo thuộc diện xếp lương mới theo bảng lương chức vụ (Bộ trưởng và tương đương trở lên và cán bộ chuyên trách ở xã, phường, thị trấn):
a. Nguyên tắc:
Hiện đang xếp lương theo chức danh lãnh đạo nào thì chuyển xếp lương cũ sang lương mới theo chức danh lãnh đạo đó và thôi hưởng phụ cấp thâm niên chức vụ bầu cử theo nhiệm kỳ (sau đây gọi là phụ cấp tái cử, nếu có);
Những chức danh lãnh đạo quy định hai bậc lương, nếu chưa hưởng phụ cấp tái cử thì chuyển xếp lương cũ sang lương mới vào bậc 1 của chức danh lãnh đạo hiện đảm nhiệm; nếu đang hưởng phụ cấp tái cử (từ 5% trở lên) thì chuyển xếp lương cũ sang lương mới vào bậc 2 của chức danh lãnh đạo hiện đảm nhiệm và thôi hưởng phụ cấp tái cử.
b. Cách chuyển xếp lương cũ sang lương mới:
Căn cứ vào hệ số lương cũ và phụ cấp tái cử (nếu có) của chức danh lãnh đạo hiện đảm nhiệm, chuyển xếp vào hệ số lương mới của chức danh lãnh đạo đó theo bảng chuyển xếp số 1 và số 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
Ví dụ 1. Ông Nguyễn Văn A, Bộ trưởng Bộ B đã xếp lương cũ hệ số 8,20 theo bảng lương chức vụ dân cử, ông A được chuyển xếp lương cũ sang lương mới từ ngày 01 tháng 10 năm 2004 như sau:
Nếu ông A chưa hưởng phụ cấp tái cử thì được chuyển xếp sang lương mới vào bậc 1, hệ số lương 9,70 trong bảng lương chức vụ của chức danh Bộ trưởng; nếu ông A đang hưởng phụ cấp tái cử (5% hoặc 10% trở lên) thì được chuyển xếp sang lương mới vào bậc 2, hệ số lương 10,30 trong bảng lương chức vụ của chức danh Bộ trưởng và thôi hưởng phụ cấp tái cử.
Ví dụ 2. Bà Trần Thị B, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã C đã xếp lương cũ hệ số 1,90 (quy định tại Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ), bà B được chuyển xếp lương cũ sang lương mới từ ngày 01 tháng 10 năm 2004 như sau:
Nếu bà B chưa hưởng phụ cấp tái cử thì được chuyển xếp sang lương mới vào bậc 1, hệ số lương 2,15 trong bảng lương cán bộ chuyên trách ở xã, phường, thị trấn của chức danh Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã; nếu bà B đang hưởng phụ cấp tái cử 5% thì được chuyển xếp sang lương mới vào bậc 2, hệ số lương 2,65 trong bảng lương cán bộ chuyên trách ở xã, phường, thị trấn của chức danh Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã và thôi hưởng phụ cấp tái cử.
2. Đối với các chức danh do bầu cử thuộc diện xếp lương mới theo ngạch, bậc công chức hành chính và hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo:
a. Nguyên tắc:
Hiện đang xếp lương theo chức danh bầu cử nào thì căn cứ vào hệ số lương cũ (không gồm phụ cấp tái cử, nếu có) để chuyển xếp vào ngạch, bậc lương mới của công chức hành chính và hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo quy định đối với chức danh bầu cử hiện đảm nhiệm;
Thời gian giữ hệ số lương cũ theo chức vụ bầu cử hiện đảm nhiệm được tính để xếp vào bậc lương mới hoặc tính hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) trong ngạch công chức hành chính theo chế độ nâng bậc lương thường xuyên và chế độ phụ cấp thâm niên vượt khung đối với công chức hành chính và thôi hưởng phụ cấp tái cử (nếu có);
Trong thời gian giữ hệ số số lương cũ, nếu có năm không hoàn thành nhiệm vụ được giao hoặc bị kỷ luật (một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo) thì cứ mỗi năm không hoàn thành nhiệm vụ được giao hoặc bị kỷ luật, bị kéo dài thêm 1 năm (đủ 12 tháng) thời gian tính xếp lên bậc lương cao hơn trong ngạch hoặc thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
b. Cách chuyển xếp lương cũ sang lương mới:
Căn cứ vào hệ số lương cũ và thời gian giữ hệ số lương cũ của chức danh lãnh đạo hiện đảm nhiệm, chuyển xếp sang lương mới vào ngạch, bậc công chức hành chính theo bảng chuyển xếp số 3 ban hành kèm theo Thông tư này và hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo của chức danh bầu cử hiện đảm nhiệm.
Ví dụ 3. Ông Trần Đăng C, hiện giữ chức danh Trưởng ban chuyên trách Hội đồng nhân dân huyện D, đã xếp lương cũ hệ số 3,40 theo bảng lương chức vụ dân cử từ ngày 01 tháng 12 năm 1999 và đang hưởng 5% phụ cấp tái cử (nhiệm kỳ thứ hai 2004 – 2009), ông C được chuyển xếp lương cũ sang lương mới từ ngày 01 tháng 10 năm 2004 theo ngạch, bậc công chức hành chính và hưởng phụ cấp chức vụ Trưởng ban chuyên trách Hội đồng nhân dân huyện như sau:
Hệ số lương cũ 3,40 của ông C được chuyển xếp vào hệ số lương mới 4,32, bậc 7 ngạch chuyên viên. Thời gian giữ hệ số lương cũ (3,40) của ông C từ ngày 01 tháng 12 năm 1999 đến ngày 01 tháng 12 năm 2002 (đủ 3 năm và trong thời gian này ông C hoàn thành nhiệm vụ được giao hàng năm và không bị kỷ luật), ông C được xếp lên 1 bậc vào bậc 8, hệ số lương mới 4,65 ngạch chuyên viên và hưởng phụ cấp chức vụ Trưởng ban chuyên trách Hội đồng nhân dân huyện có hệ số phụ cấp là 0,30. Thời gian nâng bậc lương lần sau của ông C được tính kể từ ngày ngày 01 tháng 12 năm 2002 và ông C thôi hưởng phụ cấp tái cử 5% (cũ).
3. Đối với cán bộ, công chức, viên chức đang giữ chức danh lãnh đạo, đã xếp lương cũ theo ngạch, bậc công chức, viên chức hoặc chức danh chuyên môn, nghiệp vụ ngành Tòa án, ngành Kiểm sát và hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo:
Thực hiện nguyên tắc và cách chuyển xếp lương cũ sang lương mới như đối với cán bộ, công chức, viên chức chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ theo hướng dẫn tại điểm 5 mục II Thông tư này và hưởng phụ cấp chức vụ quy định đối với chức danh lãnh đạo hiện đảm nhiệm.
Ví dụ 4. Bà Vũ Thị D, Trưởng phòng Nội vụ – Lao động huyện E, đã xếp lương cũ hệ số 3,31, bậc 7, ngạch chuyên viên từ ngày 01 tháng 6 năm 2002 và hưởng phụ cấp chức vụ trưởng phòng huyện có hệ số phụ cấp cũ là 0,20, bà D được chuyển xếp lương cũ sang lương mới từ ngày 01 tháng 10 năm 2004 như sau:
Hệ số lương cũ 3,31, bậc 7, ngạch chuyên viên của bà D được chuyển xếp sáng hệ số lương mới là 4,32 (thời gian nâng bậc lương lần sau của bà D được tính kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2002) và bà D được hưởng phụ cấp chức vụ Trưởng phòng huyện có hệ số phụ cấp mới là 0,30.
4. Đối với chuyên gia cao cấp:
Thực hiện nguyên tắc chuyển ngang bậc lương cũ sang bậc lương mới theo bảng chuyển xếp số 4 ban hành kèm theo Thông tư này.
Ví dụ 5. Ông Lê Văn E đã xếp lương chuyên gia cao cấp bậc 2, hệ số lương cũ là 8,00 từ ngày 01 tháng 5 năm 2003, ông E được chuyển ngang sang bậc 2, hệ số lương mới từ ngày 01 tháng 10 năm 2004 là 9,40 của chuyên gia cao cấp; thời gian nâng bậc lương lần sau của ông E được tính kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2003.
5. Đối với cán bộ, công chức (kể cả công chức cấp xã), viên chức chuyên môn, nghiệp vụ từ ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương trở xuống và nhân viên thừa hành, phục vụ (đối tượng không giữ chức danh lãnh đạo):
a. Nguyên tắc:
Hiện đang xếp lương ở ngạch công chức, viên chức nào (sau đây viết tắt là ngạch) hoặc chức danh chuyên môn, nghiệp vụ nào thuộc ngành Tòa án, ngành Kiểm sát (sau đây viết tắt là chức danh) thì căn cứ vào hệ số lương cũ để chuyển xếp sang hệ số lương mới theo ngạch hoặc chức danh đó;
Nếu đã được chuyển xếp vào bậc lương mới cuối cùng trong ngạch hoặc chức danh thì tùy thuộc vào thời gian đã giữ bậc lương cũ để tính hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung theo quy định; trong thời gian giữ bậc lương cũ này, nếu có năm không hoàn thành nhiệm vụ được giao hoặc bị kỷ luật (một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, cách chức) thì cứ mỗi năm không hoàn thành nhiệm vụ được giao hoặc bị kỷ luật, bị kéo dài thêm 1 năm (đủ 12 tháng) thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung;
Chuyển xếp lương cũ sang lương mới không kết hợp với việc nâng ngạch công chức, viên chức. Những người đã xếp lương cũ không đúng ngạch hoặc chức danh theo yêu cầu của công việc hiện đảm nhiệm (trừ trường hợp đã có quyết định của cơ quan có thẩm quyền cho bảo lưu ngạch hoặc chức danh cũ khi thay đổi công việc) thì phải chuyển xếp lại lương theo đúng ngạch hoặc chức danh quy định đối với công việc đó. Ngạch hoặc chức danh theo yêu cầu của công việc hiện đảm nhiệm và ngạch hoặc chức danh được bảo lưu khi thay đổi công việc sau đây gọi là ngạch hoặc chức danh hiện giữ.
b. Cách chuyển xếp lương cũ sang lương mới:
Căn cứ vào hệ số lương cũ và thời gian giữ bậc lương cũ, chuyển xếp sang lương mới vào ngạch hoặc chức danh hiện giữ và hưởng phụ cấp thâm nhiên vượt khung (nếu có) theo bảng chuyển xếp số 5 ban hành kèm theo Thông tư này.
Ví dụ 6. Bà Đinh Thị H, chuyên viên thuộc Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh K đã xếp lương cũ hệ số 4,06, bậc 10 (bậc lương cũ cuối cùng trong ngạch chuyên viên) từ ngày 01 tháng 9 năm 1998, bà H được chuyển xếp lương cũ sang lương mới từ ngày 01 tháng 10 năm 2004 như sau:
Do chế độ tiền lương mới quy định ngạch chuyên viên có 9 bậc, nên bà H được chuyển xếp sang lương mới vào bậc 9, hệ số lương mới là 4,98, ngạch chuyên viên và hưởng 5% phụ cấp thâm niên vượt khung (bậc 10 cũ ở ngạch chuyên viên được tính hưởng 5% phụ cấp thâm niên vượt khung). Thời gian giữ bậc 10 (cũ) trong ngạch chuyên viên của bà H từ ngày 01 tháng 9 năm 1998 đến ngày 01 tháng 9 năm 2004 (đủ 6 năm và trong thời gian này bà H hoàn thành nhiệm vụ được giao hàng năm và không bị kỷ luật), bà H được tính hưởng thêm 6% phụ cấp thâm niên vượt khung (1%/1 năm). Như vậy, bà H được chuyển xếp sang lương mới từ ngày 01 tháng 10 năm 2004 vào hệ số lương 4,98, bậc 9, ngạch chuyên viên và hưởng 11% (5% + 6%) phụ cấp thâm niên vượt khung so với hệ số lương mới 4,98 (bậc lương mới cuối cùng trong ngạch chuyên viên); thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung lần sau của bà H được tính kể từ ngày 01 tháng 9 năm 2004.
Ví dụ 7. Ông Đào Văn K, cán sự thuộc Văn phòng Uỷ ban nhân dân huyện M đã xếp lương cũ hệ số 3,07, bậc 14, ngạch cán sự từ ngày 01 tháng 4 năm 2003, ông K được chuyển xếp lương cũ sang lương mới từ ngày 01 tháng 10 năm 2004 như sau:
Do chế độ tiền lương mới quy định ngạch cán sự có 12 bậc, nên ông K được chuyển xếp sang lương mới vào bậc 12, hệ số lương mới là 4,06 ngạch cán sự và hưởng 7% phụ cấp thâm niên vượt khung (bậc 13 cũ ở ngạch cán sự được tính hưởng 5% phụ cấp thâm niên vượt khung; bậc 14 cũ ở ngạch cán sự được tính hưởng thêm 2% phụ cấp thâm niên vượt khung). Thời gian giữ bậc 14 (cũ) trong ngạch cán sự của ông K từ ngày 01 tháng 4 năm 2003 đến ngày 01 tháng 4 năm 2004 (đủ 1 năm và trong thời gian này ông K hoàn thành nhiệm vụ được giao và không bị kỷ luật), ông K được tính hưởng thêm 1% phụ cấp thâm niên vượt khung. Như vậy, ông K được chuyển xếp sang lương mới từ ngày 01 tháng 10 năm 2004 vào hệ số lương 4,06, bậc 12, ngạch cán sự và hưởng 8% (7% + 1%) phụ cấp thâm niên vượt khung so với hệ số lương mới 4,06 (bậc lương mới cuối cùng trong ngạch cán sự); thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung lần sau của ông K được tính kể từ ngày 01 tháng 4 năm 2004.

6. Các trường hợp khác:
a.
Cán bộ, công chức, viên chức, nếu đã có quyết định của cơ quan có thẩm quyền cho bảo lưu mức lương chức vụ hoặc mức lương theo ngạch hoặc chức danh cũ khi thay đổi công việc, thì được căn cứ vào hệ số lương cũ đã được bảo lưu để chuyển xếp sang lương mới từ ngày 01 tháng 10 năm 2004 theo hướng dẫn tại Thông tư này và thôi hưởng hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có).
Ví dụ 8. Ông Vũ Văn M, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện N, nguyên Trưởng ban chuyên trách Hội đồng nhân dân tỉnh P (đã xếp lương cũ hệ số 5,20 từ ngày 01 tháng 5 năm 2002). Nếu theo quy định tại Nghị định số 25/CP ngày 23 tháng 5 năm 1993 thì ông M xếp lương cũ của chức danh Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện hệ số 4,90, nhưng ông M đã có quyết định của cơ quan có thẩm quyền cho hưởng hệ số chênh lệch bảo lưu 0,30 để bằng mức lương cũ (4,90 + 0,30 = 5,20), ông M được chuyển xếp lương cũ sang lương mới và thôi hưởng hệ số chênh lệch bảo lưu 0,30 kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2004 như sau:
Hệ số lương cũ đã được bảo lưu 5,20 của ông M được chuyển xếp vào hệ số lương mới 5,76, bậc 5, ngạch chuyên viên chính (thời gian nâng bậc lương lần sau được tính kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2002) và hưởng phụ cấp chức vụ Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện có hệ số phụ cấp mới là 0,70.
Ví dụ 9. Bà Nguyễn Thị N, nguyên Chánh văn phòng huyện P, đã xếp lương cũ hệ số 2,82, bậc 5, ngạch chuyên viên từ ngày 01 tháng 11 năm 2003 và hưởng phụ cấp chức vụ Chánh văn phòng huyện có hệ số phụ cấp cũ là 0,20. Theo yêu cầu nhiệm vụ, bà B được luân chuyển về giữ chức danh Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã Q và đã có quyết định của cơ quan có thẩm quyền cho bảo lưu mức lương ở ngạch chuyên viên và phụ cấp chức vụ cũ, bà B được chuyển xếp lương cũ sang lương mới từ ngày 01 tháng 10 năm 2004 như sau:
Hệ số lương cũ 2,82, bậc 5, ngạch chuyên viên được chuyển xếp sang hệ số lương mới là 3,66 (thời gian nâng bậc lương lần sau được tính kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2003) và hưởng bảo lưu phụ cấp chức vụ của Chánh văn phòng huyện có hệ số phụ cấp mới là 0,30.
Ví dụ 10. Ông Nguyễn Xuân P, nguyên Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, đã xếp lương cũ hệ số 5,36, bậc 2 từ ngày 01 tháng 9 năm 2002. Theo yêu cầu nhiệm vụ, ông P được luân chuyển về làm Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh T và đã có quyết định của cơ quan có thẩm quyền cho bảo lưu mức lương ở chức danh Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao và hưởng phụ cấp chức vụ Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh có hệ số phụ cấp cũ là 0,80. Ông P được chuyển xếp lương cũ sang lương mới từ ngày 01 tháng 10 năm 2004 như sau:
Hệ số lương cũ 5,36, bậc 2 được chuyển xếp sang hệ số lương mới trong chức danh Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao là 6,56 (thời gian nâng bậc lương lần sau được tính kể từ ngày 01 tháng 9 năm 2002) và hưởng phụ cấp chức vụ Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh có hệ số phụ cấp mới là 0,95.
b. Cán bộ, công chức, viên chức nguyên là sĩ quan quân đội nhân dân đang hưởng hệ số chênh lệch bảo lưu lương, thì được tính lại hệ số chênh lệch bảo lưu theo hệ số lương mới. Trong thời gian được bảo lưu lương theo quy định, hệ số chênh lệch bảo lưu sẽ giảm tương ứng bằng hệ số tiền lương được tăng thêm do nâng bậc lương hoặc do hưởng phụ cấp thâm nhiên vượt khung (nếu có).
Ví dụ 11. Ông Nguyễn Văn Q, nguyên Đại úy quân đội nhân dân (hệ số lương cũ là 4,15 được xếp từ ngày 01 tháng 4 năm 2002) được chuyển ngành đến làm việc và được bổ nhiệm chức vụ Phó trưởng phòng thuộc Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh T từ ngày 01 tháng 8 năm 2004. Căn cứ tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch công chức mà ông Q đảm nhiệm, ông Q được bổ nhiệm và xếp lương vào ngạch chuyên viên, xếp bậc 6, hệ số lương cũ là 3,06 (thời gian nâng bậc lương lần sau được tính từ ngày 01 tháng 4 năm 2002) và hưởng phụ cấp chức vụ Phó trưởng phòng thuộc Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh có hệ số phụ cấp cũ là 0,20, tổng hệ số lương cũ (kể cả phụ cấp chức vụ) của ông Q là 3,26 (3,06 + 0,20). Theo quy định của Luật sĩ quan quân đội nhân dân, ông Q được hưởng hệ số chệnh lệch bảo lưu từ ngày 01 tháng 8 năm 2004 (ngày chuyển công tác) là 0,89 (4,15-3,26). Hệ số chênh lệch bảo lưu 0,89 (cũ) của ông Q được tính lại theo lương mới từ ngày 01 tháng 10 năm 2004 như sau:
Cấp bậc quân hàm đại úy được chuyển xếp sang hệ số lương mới là 5,40.
Hệ số lương cũ 3,06, bậc 6, ngạch chuyên viên được chuyển xếp sang hệ số lương mới là 3,99; phụ cấp chức vụ Phó trưởng phòng thuộc Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh có hệ số phụ cấp mới là 0,30, tổng hệ số lương mới (kể cả phụ cấp chức vụ) của ông Q là 4,29 (3,99 + 0,30). Như vậy ông Q sẽ được hưởng hệ số chênh lệch bảo lưu theo lương mới từ ngày 01 tháng 10 năm 2004 là 1,11 (5,40 – 4,29). Đến ngày 01 tháng 4 năm 2005 (sau đủ 3 năm giữ bậc và trong thời gian này ông Q hoàn thành nhiệm vụ được giao hàng năm và không bị kỷ luật), ông Q được nâng lên bậc 7, hệ số lương mới là 4,32 (tăng thêm 0,33 so với bậc 6) thì hệ số chênh lệch bảo lưu của ông Q giảm tương ứng từ 1,11 xuống còn 0,78 (1,11 – 0,33).
Bổ sung
Bổ sung
Bổ sung
c) Các chức danh Trưởng đoàn, Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, Trưởng ban, Phó trưởng ban thuộc Uỷ ban thường vụ Quốc hội, thực hiện chuyển xếp lương cũ sang lương mới theo quy định của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.
d) Chức danh Uỷ viên thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (cấp tỉnh), quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (cấp huyện), thực hiện chuyển xếp lương cũ sang lương mới vào ngạch, bậc công chức hành chính và hưởng phụ cấp chức vụ của chức danh hiện đảm nhiệm. Căn cứ vào tương quan vị trí chức vụ của chức danh Uỷ viên thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện quy định tại Nghị định số 730/2004/NQ-UBTVQH11 ngày 20 tháng 9 năm 2004 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về việc phê chuẩn bảng lương chức vụ, bảng phụ cấp chức vụ đối với cán bộ lãnh đạo của Nhà nước; bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ ngành Tòa án, ngành kiểm sát để thực hiện chuyển xếp lương cũ sang lương mới vào ngạch, bậc công chức hành chính và hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo theo bảng chuyển xếp số 6 (6a và 6b) ban hành kèm theo Thông tư này.
đ) Các ngạch công chức, viên chức hoặc các chức danh chuyên môn, nghiệp vụ ngành Tòa án, ngành Kiểm soát mới được bổ sung hoặc có thay đổi về phân loại cán bộ, công chức, viên chức và các trường hợp chưa đạt chuẩn theo yêu cầu trình độ đào tạo quy định đối với ngạch hoặc chức danh, các Bộ, ngành quản lý ngạch hoặc chức danh chuyên ngành xây dựng phương án chuyển xếp lương cũ sang lương mới đề nghị Liên Bộ Nội vụ – Tài chính thỏa thuận áp dụng và được truy lĩnh tiền lương mới theo hiệu lực thi hành của Thông tư này.

Bổ sung
Bổ sung
Bổ sung
Bổ sung
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Thực hiện chế độ tiền lương mới trong năm 2004 và các năm tiếp theo là tiếp tục quá trình cải cách chính sách tiền lương theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ bảy khóa VIII, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX và kết luận của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ tám khóa IX. Vì vậy, các Bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị cần quán triệt các văn bản về chính sách tiền lương mới của Đảng và Nhà nước đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương, làm cho mọi người hiểu rõ việc cải cách chính sách tiền lương phải có quá trình trong nhiều năm; phải trên cơ sở tăng năng suất lao động, tăng thu nhập quốc dân và sự phát triển của nền kinh tế; đồng thời cải cách chính sách tiền lương lần này có chú trọng nâng thêm mức lương cho các đối tượng hưởng lương trung bình và mức lương thấp; khắc phục một bước sự trùng lặp, phức tạp trong các bảng lương, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xếp lương khi điều động, luân chuyển cán bộ, công chức trong hệ thống chính trị; tách rõ bảng lương công chức, bảng lương viên chức, thang lương và bảng lương trong các công ty nhà nước; góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, thúc đẩy cải cách hành chính.
Để thực hiện tốt việc chuyển xếp lương cũ sang lương mới, bảo đảm sự thống nhất trong cả nước, động viên được cán bộ, công chức, viên chức nâng cao hiểu quả công tác, các Bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị cần thực hiện:
1. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý cán bộ, công chức, viên chức (cấp cơ sở) có trách nhiệm trao đổi với cấp ủy và Ban chấp hành công đoàn cùng cấp thực hiện:
a) Rà soát, sắp xếp biên chế của cơ quan, đơn vị, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ và khối lượng công việc của từng bộ phận, trên cơ sở đó bố trí cán bộ, công chức, viên chức phù hợp với yêu cầu của công việc.
b) Căn cứ hướng dẫn tại Thông tư này, lập báo cáo kết quả chuyển xếp lương cũ sang lương mới đối với từng cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý theo mẫu số 1a và mẫu số 1b (đối với cơ quan nhà nước), mẫu số 2 (đối với đơn vị sự nghiệp) ban hành kèm theo Thông tư này; đồng thời tổng hợp các trường hợp vướng mắc gửi cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp để kiểm tra, tổng hợp.
2. Thủ trưởng cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp của cấp cơ sở có trách nhiệm:
Kiểm tra, lập báo cáo (theo mẫu số 1a, mẫu số 1b và mẫu số 2) và tổng hợp các trường hợp vướng mắc ở các cơ quan, đơn vị cơ sở trực thuộc gửi Bộ, ngành (nếu thuộc Trung ương quản lý) hoặc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (nếu thuộc địa phương quản lý) để phê duyệt, giải quyết.
3. Bộ trưởng, Thủ tưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao (sau đây gọi chung là Thủ trưởng Bộ, ngành Trung ương), Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:
a) Thành lập Ban chỉ đạo triển khai thực hiện chế độ tiền lương mới (sau đây gọi tắt là Ban chỉ đạo).
a1) Thành phần Ban chỉ đạo có từ 05 đến 07 thành viên như sau:
ở Trung ương:
Trưởng Ban chỉ đạo là Thủ tưởng hoặc Phó Thủ trưởng Bộ, ngành Trung ương;
Phó trưởng Ban chỉ đạo là Vụ trưởng (hoặc Trưởng ban) Vụ (hoặc Ban) Tổ chức cán bộ, lao động, tiền lương cơ quan Bộ, ngành Trung ương;
Các thành viên Ban chỉ đạo là người phụ trách bộ phận tài chính, đại diện công đoàn cùng cấp và một số thành viên khác do Trưởng Ban chỉ đạo đề nghị.
ở địa phương:
Trưởng Ban chỉ đạo là Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Phó trưởng ban chỉ đạo là Giám đốc Sở Nội vụ;
Các thành viên Ban chỉ đạo là Giám đốc Sở Tài chính, đại diện Liên đoàn lao động tỉnh và một số thành viên khác do Trưởng ban chỉ đạo đề nghị.
a2) Ban chỉ đạo có nhiệm vụ giúp Thủ trưởng Bộ, ngành Trung ương và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện:
Chỉ đạo các đơn vị thuộc phạm vi quản lý thực hiện chuyển xếp lương cũ sang lương mới theo hướng dẫn tại Thông tư này; xét duyệt, tổng hợp kết quả chuyển xếp lương cũ sang lương mới; giải quyết theo thẩm quyền những vướng mắc trong quá trình chuyển xếp lương cũ sang lương mới và đề nghị Liên Bộ Nội vụ – Tài chính xem xét, quyết định những vấn đề vượt thẩm quyền;
Xác định nhu cầu quỹ tiền lương tăng thêm và nguồn kinh phí để thực hiện chế độ tiền lương mới theo hướng dẫn của Bộ Tài chính đối với các đơn vị thuộc phạm vi quản lý.
b) Căn cứ kết quả xét duyệt chuyển xếp lương cũ sang lương mới do Ban chỉ đạo đề nghị, người có thẩm quyền ở Bộ, ngành Trung ương và ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ra quyết định hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền theo phân cấp hiện hành ra quyết định chuyển xếp lương cũ sang lương mới đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc biên chế trả lương của Bộ, ngành, địa phương.
c) Đối với Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân và Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, cán bộ, công chức, viên chức ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương (trừ Chủ tịch Hồi đồng nhân dân và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thứ trưởng và các chức danh lãnh đạo tương đương) thuộc biên chế trả lương của các Bộ, ngành, địa phương, thì thủ trưởng Bộ, ngành Trung ương, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có văn bản đề nghị (kèm theo bản sao quyết định xếp lương cũ gần nhất) gửi về Bộ Nội vụ xem xét, quyết định chuyển xếp lương cũ sang lương mới. Trong thời gian chưa có quyết định chuyển xếp lương cũ sang lương mới của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, được tạm chi lương mới theo hướng dẫn chuyển xếp tại Thông tư này.
Quyết định của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về chuyển xếp lương cũ sang lương mới đối với các chức danh nêu trên là căn cứ để Thủ trưởng Bộ, ngành Trung ương, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định nâng bậc lương đối với các chức danh nêu trên.
4. Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam chỉ đạo Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện thu bảo hiểm xã hội theo mức tiền lương mới của cán bộ, công chức, viên chức. Nếu phát hiện việc chuyển xếp lương cũ sang lương mới không đúng quy định thì Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có văn bản đề nghị người có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức, viên chức chuyển xếp lại lương theo đúng quy định của Nhà nước (đồng gửi Bộ Nội vụ 01 bản để theo dõi và kiểm tra).
5. Bộ Nội vụ chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính giải quyết những vướng mắc trong quá trình chuyển xếp lương cũ sang lương mới ở các Bộ, ngành, địa phương; báo cáo Ban chỉ đạo nghiên cứu cải cách chính sách tiền lương Nhà nước, Chính phủ, Uỷ ban thường vụ Quốc hội những vấn đề vượt thẩm quyền.
IV. HIỆU LỰC THI HÀNH
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Bãi bỏ các văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định số 25/CP ngày 23 tháng 5 năm 1993 của Chính phủ về việc chuyển xếp lương và phụ cấp thâm niên chức vụ bầu cử theo nhiệm kỳ đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước.
2. Hệ số lương cũ, phụ cấp tái cử, phụ cấp chức vụ và hệ số chênh lệch bảo lưu cũ (nếu có) được dùng để chuyển xếp sang lương mới theo hướng dẫn tại Thông tư này là mức hiện hưởng tại thời điểm ngày 01 tháng 10 năm 2004 và được truy lĩnh tiền lương và truy nộp bảo hiểm xã hội phần chênh lệch giữa lương mới (gồm cả phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung và hệ số chênh lệch bảo lưu, nếu có) so với lương cũ từ ngày 01 tháng 10 năm 2004.
a) Trường hợp sau ngày 01 tháng 10 năm 2004 có sự thay đổi hệ số lương cũ thì thực hiện chuyển xếp lương cũ sang lương mới như sau:
Từ ngày 01 tháng 10 năm 2004 đến thời điểm có thay đổi hệ số lương cũ, được chuyển xếp hệ số lương cũ trước khi thay đổi sang hệ số lương mới theo hướng dẫn tại Thông tư này để làm căn cứ truy lĩnh tiền lương và truy nộp bảo hiểm xã hội kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2004 cho đến thời điểm có thay đổi hệ số lương cũ;
Từ thời điểm có thay đổi hệ số lương cũ cho đến ngày chuyển xếp lương cũ sang lương mới, được chuyển xếp theo hệ số lương cũ đã thay đổi (hệ số lương hiện giữ) sang hệ số lương mới và được tính hưởng lương mới kể từ ngày có thay đổi hệ số lương cũ.
Quyết định chuyển xếp lương cũ sang lương mới phải thể hiện rõ sự thay đổi lương cũ sau ngày 01 tháng 10 năm 2004 nêu trên.
b) Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức đã đủ điều kiện thời gian và tiêu chuẩn nâng bậc lương theo quy định trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 10 năm 2004 đến ngày chuyển xếp lương cũ sang lương mới nhưng chưa có quyết định nâng bậc lương cũ của cơ quan có thẩm quyền, thì cũng thực hiện chuyển xếp lương cũ sang lương mới như trường hợp có sự thay đổi hệ số lương cũ sau ngày 01 tháng 10 năm 2004 nêu trên.
3. Các đối tượng sau đây được áp dụng chuyển xếp lương cũ sang lương mới kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2004 theo hướng dẫn tại Thông tư này để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội và giải quyết các chế độ liên quan đến tiền lương theo quy định của pháp luật:
a) Các trường hợp đi học, thực tập, công tác, điều trị, điều dưỡng ở trong nước và ở nước ngoài thuộc biên chế trả lương của cơ quan, đơn vị.
b) Công chức dự bị, những người đang trong thời gian tập sự trong các cơ quan nhà nước (kể cả tập sự công chức cấp xã) và những người đang trong thời gian thử việc trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước.
c) Các trường hợp đang bị đình chỉ công tác, đang bị tạm giữ, tạm giam.
d. Các đối tượng ký kết hợp đồng lao động đã được xếp lương cũ theo bảng lương hành chính, sự nghiệp ban hành kèm theo Nghị định số 25/CP ngày 23 tháng 5 năm 1993 của Chính phủ quy định tạm thời chế độ tiền lương mới của công chức, viên chức hành chính, sự nghiệp và lực lượng vũ trang.
4. Các trường hợp tuyển dụng, bầu cử, điều động, luân chuyển, chuyển công tác vào làm việc trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước sau ngày chuyển xếp lương cũ sang lương mới, thì thực hiện nguyên tắc xếp lương và phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) quy định tại Điều 3 Nghị định số 204/2004/NĐ-CP.
5. Các đối tượng thuộc lực lượng vũ trang, người làm việc trong tổ chức cơ yếu hưởng lương từ ngân sách nhà nước có hướng dẫn riêng.
6. Cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Mặt trận và các đoàn thể, thực hiện chuyển xếp lương cũ sang lương mới theo hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, các Bộ, ngành, địa phương phản ánh về liên Bộ Nội vụ – Tài chính để nghiên cứu, giải quyết.

MẪU SỐ 1A

Bộ, ngành hoặc UBND tỉnh, thành phố:

Cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp:

Cơ quan nhà nước:

KẾT QUẢ CHUYỂN XẾP LƯƠNG CŨ SANG LƯƠNG MỚI

ĐỐI VỚI CÁN BỘ LÃNH ĐẠO THUỘC DIỆN XẾP LƯƠNG MỚI THEO BẢNG LƯƠNG CHỨC VỤ

(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 01/2005/TTLT-BNV-BTC ngày 05/01/2005)

STT

Họ và tên

Ngày sinh

Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ được đào tạo

Chức danh lãnh đạo hiện đảm nhiệm

Lương cũ

Lương mới

Nam

Nữ

Hệ số lương cũ

% phụ cấp tái cử (nếu có)

Hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có)

Hệ số lương mới

Bậc trong chức danh hiện đảm nhiệm

Hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

I

Các chức danh lãnh đạo của Nhà nước từ Bộ trưởng và tương đương trở lên

1

2

II

Cán bộ chuyên trách ở xã, phường, thị trấn

1

2

……, ngày……. tháng……. năm…

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN

(Ký tên, đóng dấu)

Hướng dẫn ghi nội dung mẫu số 1a:

(1) Cán bộ chuyên trách ở xã, phường, thị trấn: Do Chủ tịch UBND xã tổng hợp và lập báo cáo theo quy định.

Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức luân chuyển về làm cán bộ chuyên trách ở xã, phường, thị trấn được chuyển xếp lương cũ sang lương mới theo ngạch, bậc và phụ cấp chức vụ cũ (nếu có) thì ghi tổng số hệ số lương ngạch, bậc và phụ cấp chức vụ (nếu có) vào cột 7 (lương cũ) và cột 10 (lương mới); đồng thời có bản giải trình từng trường hợp kèm theo bản tổng hợp này về hệ số, ngạch, bậc lương và phụ cấp chức vụ cũ (nếu có) và kết quả chuyển xếp sang lương mới theo hướng dẫn tại Thông tư này (ví dụ 9).

2. Cột 7 ghi hệ số lương cũ đã được xếp theo bảng lương chức vụ dân cử quy định tại Nghị quyết số 35 NQ/UBTVQHK9 ngày 17/5/1993 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21/10/2003 của Chính phủ.

3. Cột 10 ghi hệ số lương mới được chuyển xếp theo bảng lương chức vụ quy định tại Nghị quyết số 730/2004/NQ/UBTVQHK11 ngày 30/9/2004 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ.

4. Cột 11 ghi bậc lương mới được xếp đối với các chức danh lãnh đạo có 2 bậc lương chức vụ.

MẪU SỐ 1B

Bộ, ngành hoặc UBND tỉnh, thành phố:

Cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp:

Cơ quan nhà nước:

KẾT QUẢ CHUYỂN XẾP LƯƠNG CŨ SANG LƯƠNG MỚI THEO NGẠCH, BẬC, CHỨC DANH CHUYÊN MÔN, NGHIỆP VỤ ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRONG CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC

(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 01/2005/TTLT-BNV-BTC ngày 05/01/2005)

STT

Họ và tên

Ngày sinh

Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ được đào tạo

Lương cũ

Lương mới

Nam

Nữ

Mã số ngạch, chức danh

Bậc trong ngạch, chức danh

Hệ số lương cũ

Thời điểm xếp hệ số lương cũ

Phụ cấp chức vụ (nếu có)

Hệ số chênh lệch bảo lưu
(nếu có)

Mã số ngạch, chức danh

Bậc trong ngạch, chức danh

Hệ số lương mới

% phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)

Thời điểm tính nâng bậc lương hoặc phụ cấp thâm niên vượt khung lần sau

Phụ cấp chức vụ (nếu có)

Hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

(13)

(14)

(15)

(16)

(17)

(18)

I

Cán bộ, công chức giữ chức danh lãnh đạo do bầu cử và bổ nhiệm thuộc diện xếp lương mới theo ngạch, bậc công chức, viên chức hoặc theo chức danh chuyên môn, nghiệp vụ ngành Tòa án, ngành Kiểm sát và hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo

1

2

II

Cán bộ, công chức chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ (bao gồm cả chức danh chuyên gia cao cấp; chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc ngành Tòa án, ngành Kiểm sát; công chức cấp xã; công chức dự bị; nhân viên thừa hành, phục vụ và những người trong thời gian tập sự trong các cơ quan nhà nước)

1

2

III.

Lao động hợp đồng đã được xếp lương cũ theo Nghị định số 25/CP ngày 23/5/1993 của Chính phủ làm việc trong cơ quan nhà nước

1

2

……, ngày……. tháng……. năm…

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN

(Ký tên, đóng dấu)

Hướng dẫn nội dung ghi mẫu số 1b:

1) Cột 6 và cột 12 ghi mã số ngạch công chức; chức danh chuyên môn, nghiệp vụ ngành Tòa án, ngành Kiểm sát hoặc chức danh bầu cử hiện giữ.

2) Cột 7 và cột 13 ghi bậc lương cũ (cột 7) và bậc lương mới (cột 13) trong ngạch hoặc chức danh hiện giữ (riêng cán bộ bầu cử lương cũ xếp theo bảng lương chức vụ dân cử thì không ghi ở cột 7, lương mới xếp theo ngạch, bậc công chức hành chính và hưởng phụ cấp chức vụ thì có ghi ở cột 13).

3. Cột 8 ghi hệ số lương cũ đã được xếp trong ngạch, trong chức danh hoặc hệ số lương chức vụ bầu cử hiện giữ theo Nghị quyết số 35 NQ/UBTVQHK9 ngày 17/5/1993, số 52/NQ/UBTVQHK9 ngày 7/12/1993 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và Nghị định số 25/CP ngày 23/5/1993 của Chính phủ.

4. Cột 10 và cột 17 ghi hệ số phụ cấp chức vụ theo chức danh lãnh đạo hiện đảm nhiệm (riêng cán bộ bầu cử lương cũ xếp theo bảng lương chức vụ dân cử thì không ghi ở cột 10, lương mới thì có ghi ở cột 17). Trường hợp trong Nghị định quy định khung phụ cấp mới mà chưa có hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền thì tạm thời ghi ở cột 17 theo mức phụ cấp cũ (như cột 10). Khi có hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền thì điều chỉnh mức phụ cấp mới theo quy định.

5. Cột 14 ghi hệ số lương mới được chuyển xếp theo ngạch, bậc công chức hoặc theo chức danh chuyên môn nghiệp vụ ngành Tòa án, ngành Kiểm sát quy định tại Nghị quyết số 730/2004/NQ-UBTVQH11 ngày 30/9/2004 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ.

6. Lao động hợp đồng đã được xếp lương cũ theo Nghị định 25/CP ngày 23/5/1993 của Chính phủ có bản giải trình kèm theo báo cáo này như sau:

+ Lao động hợp đồng trong chỉ tiêu biên chế của cơ quan.

+ Lao động hợp động ngoài chỉ tiêu biên chế của cơ quan do cơ quan tự trả lương.

+ Lao động hợp đồng theo quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ.

MẪU SỐ 2

Bộ, ngành hoặc UBND tỉnh, thành phố:

Cơ quan, đơn vị quản lý cấp trên trực tiếp:

Đơn vị sự nghiệp:

KẾT QUẢ CHUYỂN XẾP LƯƠNG CŨ SANG LƯƠNG MỚI THEO NGẠCH, BẬC, ĐỐI VỚI VIÊN CHỨC

TRONG CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CỦA NHÀ NƯỚC

(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 01/2005/TTLT-BNV-BTC ngày 05/01/2005)

STT

Họ và tên

Ngày sinh

Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ được đào tạo

Lương cũ

Lương mới

Nam

Nữ

Mã số ngạch

Bậc trong ngạch

Hệ số lương cũ

Thời điểm xếp hệ số lương cũ

Phụ cấp chức vụ (nếu có)

Hệ số chênh lệch bảo lưu
(nếu có)

Mã số ngạch

Bậc trong ngạch

Hệ số lương mới

% phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)

Thời điểm tính nâng bậc lương hoặc phụ cấp thâm niên vượt khung lần sau

Phụ cấp chức vụ (nếu có)

Hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

(13)

(14)

(15)

(16)

(17)

(18)

I

Cán bộ, viên chức giữ chức danh lãnh đạo do bổ nhiệm

1

2

II

Cán bộ, viên chức chuyên môn, nghiệp vụ, nhân viên thừa hành, phục vụ và những người trong thời gian thử việc trong các đơn vị sự nghiệp của nhà nước

1

2

III.

Lao động hợp đồng đã được xếp lương cũ theo Nghị định số 25/CP ngày 23/5/1993 của Chính phủ làm việc trong đơn vị sự nghiệp của nhà nước

1

2

……, ngày……. tháng……. năm…

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN

(Ký tên, đóng dấu)

Hướng dẫn nội dung ghi mẫu số 2:

1) Cột 6 và cột 12 ghi mã số ngạch viên chức hiện giữ.

2) Cột 7 và cột 13 ghi bậc lương cũ (cột 7) và bậc lương mới (cột 13) trong ngạch viên chức.

3. Cột 8 ghi hệ số lương cũ đã được xếp theo ngạch, bậc viên chức quy định tại Nghị định số 25/CP ngày 23/5/1993 của Chính phủ.

4. Cột 10 và cột 17 ghi hệ số phụ cấp chức vụ theo chức danh lãnh đạo hiện đảm nhiệm. Trường hợp trong Nghị định quy định khung phụ cấp mới mà chưa có hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền thì tạm thời ghi ở cột 17 theo mức phụ cấp cũ (như cột 10). Khi có hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền thì điều chỉnh mức phụ cấp mới theo quy định.

5. Cột 14 ghi hệ số lương mới được chuyển xếp theo ngạch, bậc viên chức quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ.

6. Lao động hợp đồng đã được xếp lương cũ theo Nghị định 25/CP ngày 23/5/1993 của Chính phủ có bản giải trình kèm theo báo cáo này như sau:

+ Lao động hợp đồng trong chỉ tiêu biên chế của đơn vị.

+ Lao động hợp động ngoài chỉ tiêu biên chế của cơ quan do đơn vị tự trả lương.

+ Lao động hợp đồng theo quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ.

Bảng chuyển xếp số 1:

BẢNG CHUYỂN XẾP LƯƠNG CŨ SANG LƯƠNG MỚI ĐỐI VỚI CÁC CHỨC DANH LÃNH ĐẠO CỦA NHÀ NƯỚC TỪ BỘ TRƯỞNG VÀ TƯƠNG ĐƯƠNG TRỞ LÊN

(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 01/2005/TTLT-BNV-BTC ngày 05/01/2005)

I. Các chức danh lãnh đạo quy định một mức lương:

STT

Chức danh

Hệ số lương cũ + % tái cử

Hệ số lương mới

1

Chủ tịch nước

10,00 + % tái cử (nếu có)

13,00

2

3

Chủ tịch Quốc hội

Thủ tướng Chính phủ

9,96 + % tái cử (nếu có)

12,50

II. Các chức danh lãnh đạo quy định tại hai bậc lương:

STT

Chức danh

Bậc 1

Bậc 2

Hệ số lương cũ

Hệ số lương mới

Hệ số lương cũ + % tái cử (nếu có)

Hệ số lương mới

1

Phó Chủ tịch nước

9,50

11,10

9,50 + % tái cử

11,70

2

3

4

5

Phó Chủ tịch Quốc hội

Phó Thủ tướng Chính phủ

Chánh án Tòa án nhân dân tối cao

Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao

8,78

10,40

8,78 + % tái cử

11,00

6

Uỷ viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội

8,40

9,80

8,40 + % tái cử

10,40

7

8

9

10

11

12

13

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội

8,50

9,70

8,50 + % tái cử

10,30

Chủ nhiệm Uỷ ban của Quốc hội

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ

Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước

Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội

Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh

8,20

9,70

8,20 + % tái cử

10,30

Bảng chuyển xếp số 2:

BẢNG CHUYỂN XẾP LƯƠNG CŨ SANG LƯƠNG MỚI ĐỐI VỚI CÁN BỘ CHUYÊN TRÁCH Ở XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN

(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 01/2005/TTLT-BNV-BTC ngày 05/01/2005)

STT

Chức danh

Bậc 1

Bậc 2

Hệ số lương cũ

Hệ số lương mới

Hệ số lương cũ + % tái cử (nếu có)

Hệ số lương mới

1

Bí thư Đảng ủy

2,00

2,35

2,00 + % tái cử

2,85

2

Phó Bí thư Đảng ủy

Chủ tịch Hội đồng nhân dân

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân

1,90

2,15

1,90 + % tái cử

2,65

3

Thường trực Đảng ủy

Chủ tịch Mặt trận tổ quốc Việt Nam

Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân

Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân

1,80

1,95

1,80 + % tái cử

2,45

4

Trưởng các đoàn thể

Uỷ viên Uỷ ban nhân dân

1,70

1,75

1,70 + % tái cử

2,25

Ghi chú: Chế độ tiền lương đối với cán bộ xã đội quy định tại Điều 22 Nghị định số 184/2004/NĐ-CP ngày 02/11/2004 của Chính phủ được tính lại mức lương mới để hưởng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2005 theo mức lương mới của cán bộ chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tại bảng chuyển xếp này (riêng hệ số lương 1,46 của xã đội phó quy định tại khoản 3 Điều 22 Nghị định số 184/2004/NĐ-CP được chuyển xếp sang hệ số lương mới là 1,86).

Bảng chuyển xếp số 3:

BẢNG CHUYỂN XẾP LƯƠNG CŨ SANG LƯƠNG MỚI ĐỐI VỚI CÁC CHỨC DANH

DO BẦU CỬ CỦA NHÀ NƯỚC THUỘC DIỆN XẾP LƯƠNG MỚI THEO NGẠCH, BẬC CÔNG CHỨC

HÀNH CHÍNH VÀ HƯỞNG PHỤ CẤP CHỨC VỤ LÃNH ĐẠO

(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 01/2005/TTLT-BNV-BTC ngày 05/01/2005)

1. ở Trung ương

Số TT

Chức danh

Hệ số lương cũ theo bảng lương chưc vụ
dân cử

Hệ số lương mới và hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo

Ngạch (mã số)

Bậc trong ngạch

Hệ số lương mới + Hệ số phụ cấp chức vụ

Hệ số
lương mới

Hệ số phụ cấp
chức vụ

Tổng hệ số lương và phụ cấp chức vụ

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8=6+7)

1

Phó Chủ tịch Hội đồng dân tộc của Quốc hội

7,8

Chuyên viên cao cấp

(01.001)

Bậc 6

8,00

1,30

9,30

2

Phó Chủ nhiệm Uỷ ban của Quốc hội

7,5

Chuyên viên cao cấp

(01.001)

Bậc 5

7,64

1,30

8,94

II. ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (cấp tỉnh)

Số TT

Chức danh

Hệ số lương cũ theo bảng lương chức vụ
dân cử

Hệ số lương mới và hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo

Ngạch (mã số)

Bậc trong ngạch

Hệ số lương mới + Hệ số phụ cấp chức vụ

Hệ số lương mới

Hệ số phụ cấp chức vụ

Tổng hệ số lương và phụ cấp chức vụ

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8=6+7)

1

Đô thị loại đặc biệt, thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh (gọi tắt là thành phố)

1.1

Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố

7,1

Chuyên viên cao cấp

(01.001)

Bậc 4

7,28

1,20

8,48

1.2

Trưởng bản chuyên trách Hội đồng nhân dân thành phố

5,8

Chuyên viên chính

(01.002)

Bậc 7

6,44

1,00

7,44

1.3

Phó trưởng ban chuyên trách Hội đồng nhân dân thành phố

5,2

Chuyên viên chính

(01.002)

Bậc 5

5,76

0,80

6,56

2

Đô thị loại I, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương còn lại (gọi tắt là tỉnh)

2.1

Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh

7,3

Chuyên viên cao cấp

(01.001)

Bậc 5

7,64

1,25

8,89

2.2

Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh

6,2

Chuyên viên cao cấp

(01.001)

Bậc 2

6,56

1,05

7,61

2.3

Trưởng ban chuyên trách Hội đồng nhân dân tỉnh

5,2

Chuyên viên chính

(01.002)

Bậc 5

5,76

0,90

6,66

2.4

Phó trưởng ban chuyên trách Hội đồng nhân dân tỉnh

4,6

Chuyên viên chính

(01.002)

Bậc 3

5,08

0,70

5,78

III. ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (cấp huyện)

Số TT

Chức danh

Hệ số lương cũ theo bảng lương chưc vụ dân cử

Hệ số lương mới và hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo

Ngạch (mã số)

Bậc trong ngạch

Hệ số lương mới + Hệ số phụ cấp chức vụ

Hệ số lương mới

Hệ số phụ cấp
chức vụ

Tổng hệ số lương và phụ cấp chức vụ

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8=6+7)

1

Thành phố thuộc tỉnh là đô thị loại II (gọi tắt là đô thị loại II)

1.1

Chủ tịch Hội đồng nhân dân đô thị loại II, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân đô thị loại II

5,9

Chuyển viên chính

(01.002)

Bậc 7

6,44

0,90

7,34

1.2

Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân đô thị loại II, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân đô thị loại II

5,0

Chuyển viên chính

(01.002)

Bậc 5

5,76

0,70

6,46

1.3

Trưởng ban chuyên trách Hội đồng nhân dân đô thị loại II

4,0

Chuyển viên

(01.003)

Bậc 8

4,65

0,50

5,15

1.4

Phó trưởng ban chuyên trách Hội đồng nhân dân đô thị loại II

3,5

Chuyển viên

(01.003)

Bậc 7

4,32

0,30

4,62

2

Thành phố thuộc tỉnh là đô thị loại III, quận thuộc Hà Nội, quận thuộc thành phố Hồ Chí Minh (gọi tắt là đô thị loại III)

2.1

Chủ tịch Hội đồng nhân dân đô thị loại III, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân đô thị loại III

5,2

Chuyên viên chính

(01.002)

Bậc 5

5,76

0,80

6,56

2.2

Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân đô thị loại III, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân đô thị loại III

4,3

Chuyên viên chính

(01.002)

Bậc 3

5,08

0,65

5,73

2.3

Trưởng ban chuyên trách Hội đồng nhân dân đô thị loại III

3,6

Chuyên viên

(01.003)

Bậc 7

4,32

0,40

4,72

2.4

Phó trưởng ban chuyên trách Hội đồng nhân dân đô thị loại III

3,2

Chuyên viên

(01.003)

Bậc 6

3,99

0,25

4,24

3

Huyện, thị xã và các quận còn lại (gọi tắt là huỵện)

3.1

Chủ tịch Hội đồng nhân dân huyện, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện

4,9

Chuyên viên chính

(01.002)

Bậc 4

5,42

0,70

6,12

3.2

Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân huyện, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện

4,0

Chuyên viên chính

(01.002)

Bậc 3

4,74

0,60

5,34

3.3

Trưởng ban chuyên trách Hội đồng nhân dân huyện

3,4

Chuyên viên

(01.003)

Bậc 7

4,32

0,30

4,62

3.4

Phó trưởng ban chuyên trách Hội đồng nhân dân huyện

3,0

Chuyên viên

(01.003)

Bậc 5

3,66

0,20

3,86

Ghi chú bảng chuyển xếp số 3:

Bảng chuyển xếp số 3 này chỉ có giá trị dùng để chuyển xếp lương cũ sang lương mới tại thời điểm ngày 01 tháng 10 năm 2004 đối với các chức danh bầu cử nêu trên. Các trường hợp giữ chức vụ bầu cử sau ngày chuyển xếp lương cũ sang lương mới thực hiện xếp lương theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ.

Bảng chuyển xếp số 4:

BẢNG CHUYỂN XẾP LƯƠNG CŨ SANG LƯƠNG MỚI ĐỐI VỚI CHỨC DANH CHUYÊN GIA CAO CẤP

(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 01/2005/TTLT-BNV-BTC ngày 05/01/2005)

Bậc 1

Bậc 2

Bậc 3

Hệ số lương mới:

Hệ số lương cũ:

8,80

7,50

9,40

8,00

10,0

8,50

Bảng chuyển xếp số 5:

BẢNG CHUYỂN XẾP LƯƠNG CŨ SANG LƯƠNG MỚI ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC TRONG CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC VÀ TRONG CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CỦA NHÀ NƯỚC

(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 01/2005/TTLT-BNV-BTC ngày 05/01/2005)

I. Đối với cán bộ, công chức chuyên môn, nghiệp vụ trong các cơ quan nhà nước thuộc đối tượng áp dụng bảng lương công chức (bảng 2) và bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ ngành Tòa án, ngành Kiểm sát (sau đây gọi chung là công chức):

1. Công chức loại A3:

Số TT

Nhóm ngạch, chức danh

Mã số ngạch

Bậc 1

Bậc 2

Bậc 3

Bậc 4

Bậc 5

Bậc 6

VK

a/ Nhóm 1 (A3.1)

Hệ số lương mới

6,20

6,56

6,92

7,28

7,64

8,00

VK 5%

Hệ số lương cũ gồm:

1

Các chức danh, ngạch có cùng hệ số lương cũ:

– Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

– Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân tối cao

– Điều tra viên cao cấp

5,02

5,36

5,70

6,05

6,40

6,75

7,10

2

Các chức danh, ngạch có cùng hệ số lương cũ:

– Chuyên viên cao cấp

– Kiểm tra viên cao cấp

– Thanh tra viên cao cấp

– Kiểm toán viên cao cấp

– Kiểm tra viên cao cấp hải quan

01.001

04.023

06.041

08.049

4,92

5,23

5,54

5,85

6,26

6,67

7,10

3

Các chức danh, ngạch có cùng hệ số lương cũ:

– Thẩm tra viên cao cấp

– Kiểm soát viên cao cấp thuế

– Kiểm soát viên cao cấp ngân hàng

– Thẩm kế viên cao cấp

– Kiểm soát viên cao cấp thị trường

06.036

07.044

12.084

21.187

4,92

5,21

5,50

5,79

6,08

6,37

6,67

b/ Nhóm 2 (A3.2)

Hệ số lương mới

5,75

6,11

6,47

6,83

7,19

7,55

VK 5%

Hệ số lương cũ gồm:

1

Kế toán viên cao cấp

06.029

4,57

4,86

5,15

5,44

5,73

6,02

6,32

2

Kiểm dịch viên cao cấp động – thực vật

09.066

4,37

4,66

4,95

5,24

5,53

5,82

6,12

Ghi chú bảng số 5:

1/ Cột mã số ngạch: Đối với các chức danh chuyên môn, nghiệp vụ ngành Tòa án, ngành Kiểm sát, do không quy định mã số của chức danh nên không ghi ở cột mã số ngạch.

2. Các ngạch hoặc chức danh đánh dấu (*) là các ngạch hoặc chức danh mới được bổ sung hoặc có thay đổi về phân loại cán bộ, công chức, viên chức, các Bộ, ngành quản lý ngạch hoặc chức danh chuyên ngành xây dựng phương án chuyển xếp lương cũ sang lương mới đề nghị Liên Bộ Nội vụ – Tài chính thỏa thuận trước khi thực hiện.

2. Công chức loại A2:

Số TT

Nhóm ngạch, chức danh

Mã số ngạch

Bậc 1

Bậc 2

Bậc 3

Bậc 4

Bậc 5

Bậc 6

Bậc 7

Bậc 8

VK

a/ Nhóm 1 (A2.1)

Hệ số lương mới

4,40

4,74

5,08

5,42

5,76

6,10

6,44

6,78

VK 5%

Hệ số lương cũ gồm:

1

Các chức danh, ngạch có cùng hệ số lương cũ:

– Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh

– Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân cấp tỉnh

– Điều tra viên trung cấp

– Chấp hành viên cấp tỉnh


03.017

3,62

3,88

4,14

4,40

4,66

4,92

5,18

5,44

5,70

2

Các chức danh, ngạch có cùng hệ số lương cũ:

– Thẩm tra viên chính

– Thanh tra viên chính

– Kiểm toán viên chính

– Kiểm tra viên chính hải quan

04.024

06.042

08.050

3,45

3,73

4,01

4,29

4,57

4,85

5,13

5,41

5,70

3

Các chức danh, ngạch có cùng hệ số lương cũ:

– Chuyên viên chính

– Kiểm tra viên chính

– Kiểm soát viên chính thuế

– Kiểm soát viên chính ngân hàng

– Kiểm soát viên chính thị trường

01.002

06.037

07.045

21.188

3,35

3,63

3,91

4,19

4,47

4,75

5,03

5,31

5,60

4

Thẩm kế viên chính

12.085

3,26

3,54

3,82

4,10

4,38

4,66

4,94

5,22

5,51

b/Nhóm 2 (A2.2)

Hệ số lương mới

Hệ số lương cũ gồm:

4,00

4,34

4,68

5,02

5,36

5,70

6,04

6,38

VK 5%

1

Các chức danh, ngạch có cùng hệ số lương cũ:

– Kế toán viên chính

– Kiểm dịch viên chính động – thực vật

06.030

09.067

3,26

3,54

3,82

4,1

4,38

4,66

4,94

5,22

5,51

2

Kiểm soát viên chính đê điều (*)

11.081

3. Công chức loại A1:

Số TT

Nhóm ngạch, chức danh

Mã số ngạch

Bậc 1

Bậc 2

Bậc 3

Bậc 4

Bậc 5

Bậc 6

Bậc 7

Bậc 8

Bậc 9

VK

VK

Hệ số lương mới

2.34

2,67

3,00

3,33

3,66

3,99

4,32

4,65

4,98

VK 5%

VK8%

Hệ số lương cũ gồm:

1

Kiểm lâm viên chính

10.078

1,97

2,15

2,30

2,52

2,74

2,96

3,18

3,41

3,64

3,87

4,10

2

Các chức danh, ngạch có cùng hệ số lương cũ:

– Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp huyện

– Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân cấp huyện

– Điều tra viên sơ cấp

– Chấp hành viên cấp huyện

03.018

2,16

2,39

2,62

2,85

3,08

3,31

3,54

3,77

4,01

4,25

3

Các chức danh, ngạch có cùng hệ số lương cũ:

– Thẩm tra viên

– Thanh tra viên

– Kiểm toán viên

– Kiểm tra viên hải quan

04.025

06.043

08.051

2,01

2,25

2,49

2,73

2,97

3,21

3,46

3,71

3,96

4,21

4

Các chức danh, ngạch có cùng hệ số lương cũ:

– Chuyên viên

– Kiểm tra viên

– Công chứng viên

– Kiểm soát viên thuế

– Kiểm soát viên ngân hàng

– Kiểm soát viên thị trường

01.003

03.019

06.038

07.046

21.189

1,86

2,10

2,34

2,58

2,82

3,06

3,31

3,56

3,81

4,06

5

Các chức danh, ngạch có cùng hệ số lương cũ:

– Kế toán viên

– Kiểm dịch viên động – thực vật

– Thẩm kế viên

06.031

09.068

12.086

1,78

2,02

2,26

2,50

2,74

2,98

3,23

3,48

3,73

3,98

6

Thư ký Tòa án (*)

7

Kiểm soát viên đê điều (*)

11.082

Ngạch kiểm lâm viên chính: Những trường hợp tốt nghiệp đại học, được cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng vào ngạch kiểm lâm viên chính, nhưng xếp lương cũ ở ngạch kiểm lâm viên bậc 2 (hệ số lương cũ là 1,97) và bậc 3 (hệ số lương cũ là 2,15) được chuyển xếp sang lương mới vào công chức loại A1 tương ứng vào bậc 1 mới (hệ số lương mới 2,34) và bậc 2 mới (hệ số lương mới 2,67) ngạch kiểm lâm viên chính.

4. Công chức loại B:

Số TT

Nhóm ngạch, chức danh

Mã số ngạch

Bậc 1

Bậc 2

Bậc 3

Bậc 4

Bậc 5

Bậc 6

Bậc 7

Bậc 8

Bậc 9

Bậc 10

Bậc 11

Bậc 12

VK

VK

VK

VK

VK

+ Hệ số lương mới

1,86

2,06

2,26

2,46

2,66

2,86

3,06

3,26

3,46

3,66

3,86

4,06

VK 5%

VK 7%

VK 9%

VK 11%

VK 13%

+ Hệ số lương cũ

1

Kiểm lâm viên

10.079

1,63

1,79

1,97

2,15

2,33

2,51

2,69

2,87

3,06

3,25

3,44

2

Kiểm tra viên trung cấp hải quan

08.052

1,70

1,82

1,94

2,06

2,18

2,30

2,42

2,54

2,66

2,79

2,92

3,05

3,18

3,31

3,44

3,57

3

Kỹ thuật viên kiểm nghiệm bảo quản

19.183

1,63

1,74

1,85

1,96

2,07

2,18

2,29

2,40

2,51

2,62

2,73

2,85

2,97

3,09

3,21

3,33

4

Kiểm thu viên thuế

06.039

1,57

1,69

1,81

1,93

2,05

2,17

2,29

2,41

2,53

2,66

2,79

2,92

3,05

3,18

3,31

3,44

5

Kiểm soát viên trung cấp đê điều

11.083

1,57

1,66

1,75

1,84

1,93

2,02

2,11

2,20

2,29

2,38

2,47

2,56

2,65

2,74

2,83

2,93

6

Thủ kho tiền, vàng bạc, đá quý

07.048

1,47

1,59

1,71

1,83

1,95

2,07

2,19

2,31

2,43

2,56

2,69

2,82

2,95

3,08

3,21

3,34

7

Các ngạch có cùng hệ số lương cũ:

– Cán sự

– Kế toán viên trung cấp

– Kỹ thuật viên kiểm dịch động thực vật

– Kiểm soát viên trung cấp thị trường

01.004

06.032

09.069

21.190

1,46

1,58

1,70

1,82

1,94

2,06

2,18

2,30

2,42

2,55

2,68

2,81

2,94

3,07

3,20

3,33

Ngạch kiểm lâm viên: Những trường hợp tốt nghiệp trình độ trung cấp, được cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng vào ngạch kiểm lâm viên, nhưng xếp lương cũ ở ngạch kiểm lâm viên sơ cấp bậc 1 (hệ số lương cũ là 1,63), thì được chuyển xếp sang lương mới vào công chức loại B tương ứng vào bậc 2 mới (hệ số lương mới là 2,06) ngạch kiểm lâm viên.

5. Công chức loại C:

Số TT

Nhóm ngạch, chức danh

Mã số ngạch

Bậc 1

Bậc 2

Bậc 3

Bậc 4

Bậc 5

Bậc 6

Bậc 7

Bậc 8

Bậc 9

Bậc 10

Bậc 11

Bậc 12

VK

VK

VK

VK

VK

VK

a/ Nhóm 1 (C1)

+ Hệ số lương mới:

1,65

1,83

2,01

2,19

2,37

2,55

2,73

2,91

3,09

3,27

3,45

3,63

VK 5%

VK 7%

VK 9%

VK 11%

VK 13%

VK 15%

Hệ số lương cũ gồm:

1

Kiểm lâm viên sơ cấp

10.080

1,63

1,74

1,85

1,96

2,07

2,18

2,29

2,40

2,51

2,62

2,73

2,85

2,97

3,09

3,21

3,33

2

Nhân viên hải quan

08.053

1,57

1,66

1,75

1,84

1,93

2,02

2,11

2,20

2,29

2,38

2,47

2,56

2,65

2,74

2,83

2,93

3

Thủ kho bảo quản nhóm I

19.184

1,57

1,69

1,81

1,93

2,05

2,17

2,29

2,41

2,53

2,66

2,79

2,92

3,05

3,18

3,31

3,44

4

Các ngạch có cùng hệ số lương cũ:

– Thủ kho bảo quản nhóm II

– Bảo vệ, tuần tra canh gác

19.185

19.186

1,47

1,59

1,71

1,83

1,95

2,07

2,19

2,31

2,43

2,56

2,69

2,82

2,95

3,08

3,21

3,34

5

Các ngạch có cùng hệ số lương cũ:

– Thủ quỹ kho bạc, ngân hàng

– Kiểm ngân viên

06.034

07.047

1,40

1,49

1,58

1,67

1,76

1,85

1,94

2,03

2,12

2,21

2,30

2,39

2,48

2,57

2,66

2,76

b/ Nhóm 2 (C2)

Hệ số lương mới:

1,50

1,68

1,86

2,04

2,22

2,40

2,58

2,76

2,94

3,12

3,30

3,48

VK 5%

VK 7%

VK 9%

VK 11%

Các ngạch có cùng hệ số lương cũ:

– Thủ quỹ cơ quan, đơn vị

– Nhân viên thuế

06.035

06.040

1,34

1,43

1,52

1,61

1,70

1,79

1,88

1,97

2,06

2,15

2,24

2,33

2,42

2,51

2,60

2,70

C/ Nhóm 3 (C3)

Kế toán viên sơ cấp

06.033

Hệ số lương mới:

1,35

1,53

1,71

1,89

2,07

2,25

2,43

2,61

2,79

2,97

3,15

3,33

VK 5%

VK 7%

VK 9%

VK 11%

Hệ số lương cũ:

1,22

1,31

1,40

1,49

1,58

1,67

1,76

1,85

1,94

2,03

2,12

2,21

2,30

2,39

2,48

2,58

II. Đối với cán bộ, viên chức chuyên môn, nghiệp vụ trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước thuộc đối tượng áp dụng bảng 3 – bảng lương viên chức (sau đây gọi chung là viên chức)

1. Viên chức loại A3:

Số

TT

Nhóm ngạch

Mã số ngạch

Bậc 1

Bậc 2

Bậc 3

Bậc 4

Bậc 5

Bậc 6

Bậc VK

a/ Nhóm 1 (A3.1)

Hệ số lương mới

6,20

6,56

6,92

7,28

7,64

8,00

VK 5%

Hệ số lương cũ gồm:

1

Các ngạch có cùng hệ số lương cũ:

– Nghiên cứu viên cao cấp

– Giáo sư, giảng viên cao cấp

– Bác sĩ cao cấp

– Dược sĩ cao cấp

– Biên tập, biên kịch, biên dịch viên cao cấp

– Phóng viên, bình luận viên cao cấp

– Đạo diễn cao cấp

– Diễn viên hạng 1

– Huấn luyện viên cao cấp

13.090

15.109

16.116

16.132

17.139

17.142

17.154

17.157

18.179

4,92

5,23

5,54

5,85

6,26

6,67

7,10

2

Các ngạch có cùng hệ số lương cũ:

– Kiến trúc sư cao cấp

– Kỹ sư cao cấp

– Định chuẩn viên cao cấp

– Giám định viên cao cấp

– Dự báo viên cao cấp (khí tượng thủy văn)

– Họa sĩ cao cấp

12.087

13.093

13.097

13.100

14.103

17.160

4,92

5,21

5,50

5,79

6,08

6,37

6,67

b/ Nhóm 2 (A3.2)

Hệ số lương mới:

5,75

6,11

6,47

6,83

7,19

7,55

VK 5%

Hệ số lương cũ gồm:

1

Phát thanh viên cao cấp

17.145

4,68

4,97

5,26

5,55

5,84

6,13

6,43

2

Các ngạch có cùng hệ số lương cũ:

– Lưu trữ viên cao cấp

– Bảo tàng viên cao cấp

– Thư viên viên cao cấp

02.012

17.164

17.168

4,57

4,86

5,15

5,44

5,73

6,02

6,32

3

Các ngạch có cùng hệ số lương cũ:

– Chẩn đoán viên cao cấp bệnh động vật

– Dự báo viên cao cấp bảo vệ thực vật

– Giám định viên cao cấp thuốc bảo vệ thực vật – thú y

– Kiểm nghiệm viên cao cấp giống cây trồng

09.054

09.058

09.062

09.070

4,37

4,66

4,95

5,24

5,53

5,82

6,12

4

Quay phim viên cao cấp *

17.148

5

Phương pháp viên cao cấp *

17.172

6

Âm thanh viên cao cấp *

17a.191

7

Thư mục viên cao cấp *

17a.194

2. Viên chức loại A2

Số

TT

Nhóm ngạch

Mã số ngạch

Bậc 1

Bậc 2

Bậc 3

Bậc 4

Bậc 5

Bậc 6

Bậc 7

Bậc 8

VK

VK

VK

a/ Nhóm 1 (A2.1)

Hệ số lương mới:

4,40

4,74

5,08

5,42

5,76

6,10

6,44

6,78

VK 5%

Hệ số lương cũ gồm:

1

Các ngạch có cùng hệ số lương cũ:

– Nghiên cứu viên chính

– Phó giáo sư, giảng viên chính

– Bác sĩ chính

– Dược sĩ chính

13.091

15.110

16.117

16.133

3,35

3,63

3,91

4,19

4,47

4,75

5,03

5,31

5,60

2

Dự báo viên chính (khí tượng thủy văn)

14.104

3,35

3,63

3,91

4,19

4,47

4,75

5,03

5,32

3

Các ngạch có cùng hệ số lương cũ:

– Kiến trúc sư chính

– Kỹ sư chính

– Định chuẩn viên chính

– Giám định viên chính

– Biên tập, biên kịch, biên dịch viên chính

– Phóng viên, bình luận viên chính

– Đạo diễn chính

– Họa sĩ chính

– Huấn luyện viên chính

12.088

13.094

13.098

13.101

17.140

17.143

17.155

17.161

18.180

3,26

3,54

3,82

4,10

4,38

4,66

4,94

5,22

5,51

b/ Nhóm 2 (A2..2)

Hệ số lương mới:

4,00

4,34

4,68

5,02

5,36

5,70

6,04

6,38

VK 5%

VK 8%

VK 11%

Hệ số lương cũ gồm:

1

Các ngạch có cùng hệ số lương cũ:

– Chuẩn đoán viên chính bệnh động vật

– Dự báo viên chính bảo vệ thực vật

– Giám định viên chính thuộc bảo vệ thực vật Thú y

– Kiểm nghiệm viên chính giống cây trồng

09.055

09.059

09.063

09.071

3,26

3,54

3,82

4,10

4,38

4,66

4,94

5,22

5,51

2

Giáo viên trung học cao cấp

15.112

3,07

3,29

3,51

3,73

3,95

4,17

4,39

4,62

4,85

5,08

5,31

3

Các ngạch có cùng hệ số lương cũ:

– Lưu trữ viên chính

– Phát thanh viên chính

– Dựng phim viên cao cấp

– Diễn viên hạng II

– Bảo tàng viên chính

– Thư viên viên chính

02.013

17.146

17.151

17.158

17.165

17.169

3,07

3,29

3,51

3,73

3,95

4,18

4,41

4,64

4,87

4

Quay phim viên chính *

17.149

5

Phương pháp viên chính *

17.173

6

Âm thanh viên chính *

17a.192

7

Thư mục viên chính *

17a.195

3. Viên chức loại A1:

Số

TT

Nhóm ngạch

Mã số ngạch

Bậc 1

Bậc 2

Bậc 3

Bậc 4

Bậc 5

Bậc 6

Bậc 7

Bậc 8

VK

VK

VK

Hệ số lương mới

2,34

2,67

3,00

3,33

3,66

3,99

4,32

4,65

4,98

VK 5%

VK 8%

Hệ số lương cũ gồm:

1

Các ngạch có cùng hệ số lương cũ:

– Dự báo viên (khí tượng thủy văn)

– Quan trắc viên chính

14.105

14.106

2,45

2,67

2,89

3,11

3,33

3,56

3,79

4,02

4,25

2

Các ngạch có cùng hệ số lương cũ:

– Giảng viên

– Bác sĩ

15.111

16.118

1,92

2,16

2,40

2,64

2,88

3,12

3,37

3,62

3,87

4,12

3

Các ngạch có cùng hệ số lương cũ:

– Nghiên cứu viên

– Dược sĩ

– Phóng viên, bình luận viên

13.092

16.134

17.144

1,86

2,10

2,34

2,58

2,82

3,06

3,31

3,56

3,81

4,06

4

Các ngạch có cùng hệ số lương cũ:

– Lưu trữ viên

– Chuẩn đoán viên bệnh động vật

– Dự báo viên bảo vệ thực vật

– Giám định viên thuốc bảo vệ thực vật – thú y

– Kiểm nghiệm viên giống cây trồng

– Kiến trúc sư

– Kỹ sư

– Định chuẩn viên

– Giám định viên

– Y tá cao cấp

– Nữ hộ sinh cao cấp

– Kỹ thuật viên cao cấp y

– Biên tập, biên kịch, biên dịch viên

– Dựng phim viên chính

– Đạo diễn

– Họa sĩ

– Bảo tàng viên

– Thư viện viên

– Hướng dẫn viên chính

– Tuyên truyền viên chính

– Huấn luyện viên

02.014

09.056

09.060

09.064

09.072

12.089

13.095

13.099

13.102

16.120

16.123

16.126

17.141

17.152

17.156

17.162

17.166

17.170

17.175

17.177

18.181

1,78

2,02

2,26

2,50

2,74

2,98

3,23

3,48

3,73

3,98

5

Giáo viên trung học

15.113

1,78

1,86

2,14

2,42

2,70

2,98

3,26

3,54

3,83

4,12

6

Quay phim viên *

17.150

7

Phương pháp viên *

17.174

8

Âm thanh viên *

17a.193

9

Thư mục viên *

17a.196

4. Viên chức loại A0 (yêu cầu trình độ chuẩn là cao đẳng):

STT

Nhóm ngạch

Mã số ngạch

Bậc 1

Bậc 2

Bậc 3

Bậc 4

Bậc 5

Bậc 6

Bậc 7

Bậc 8

Bậc 9

Bậc 10

Hệ số lương mới:

2,10

2,41

2,72

3,03

3,34

3,65

3,96

4,27

4,58

4,89

Hệ số lương cũ gồm:

1

Giáo viên trung học cơ sở cấp 2 (*)

15.113

2

Phát thanh viên (*)

17.147

Các ngạch khác yêu cầu trình độ chuẩn là cao đẳng (hoặc cử nhân cao đẳng) đang xếp lương cũ ở viên chức loại B hoặc viên chức loại A1, tùy từng trường hợp cụ thể, các Bộ, ngành có văn bản đề nghị Bộ Nội vụ thỏa thuận chuyển xếp lương cũ sang lương mới vào viên chức loại A0 cho phù hợp.

5. Công chức loại B:

Số

TT

Nhóm ngạch

Mã số ngạch

Bậc 1

Bậc 2

Bậc 3

Bậc 4

Bậc 5

Bậc 6

Bậc 7

Bậc 8

Bậc 9

Bậc 10

Bậc 11

Bậc 12

VK

VK

VK

VK

Hệ số lương mới:

1,86

2,06

2,26

2,46

2,66

2,86

3,06

3,26

3,46

3,66

3,86

4,06

VK5%

VK7%

VK9%

VK11%

Hệ số lương cũ gồm:

1

Quan trắc viên

14.107

1,65

1,79

1,97

2,15

2,33

2,51

2,69

2,87

3,06

3,25

3,44

2

Diễn viên hạng III

17.159

1,70

1,85

2,00

2,15

2,30

2,45

2,60

2,75

2,90

3,05

3,20

3,35

3,50

3,65

3,80

3

Giáo viên tiểu học

15.114

1,57

1,74

1,91

2,08

2,25

2,42

2,59

2,76

2,93

3,10

3,27

3,44

3,61

3,78

3,95

4,12

4

Các ngạch có cùng hệ số lương cũ:

– Y sỹ

– Y tá chính

– Nữ hộ sinh chính

– Kỹ thuật viên chính y

– Hướng dẫn viên (thể dục thể thao)

16.119

16.121

16.124

16.127

18.182

1,57

1,69

1,81

1,93

2,05

2,17

2,29

2,41

2,53

2,66

2,79

2,92

3,05

3,18

3,31

3,44

5

Các ngạch có cùng hệ số lương cũ:

– Lưu trữ viên trung cấp

– Kỹ thuật viên lưu trữ

– Kỹ thuật viên chuẩn đoán bệnh động vật

– Kỹ thuật viên dự báo bảo vệ thực vật

– Kỹ thuật viên giám định thuốc bảo vệ thực vật – thú y

– Kỹ thuật viên kiểm nghiệm giống cây trồng

– Kỹ thuật viên

– Dược sỹ trung cấp

– Kỹ thuật viên chính dược

– Dựng phim viên

– Họa sỹ trung cấp

– Kỹ thuật viên bảo tồn, bảo tàng

– Thư viện viên trung cấp

– Hướng dẫn viên (văn hóa thông tin)

– Tuyên truyền viên

02.015

02.016

09.057
09.061

09.065

09.073

13.096

16.135

16.137

17.153

17.163

17.167

17.171

17.176

17.178

1,46

1,58

1,70

1,82

1,94

2,06

2,18

2,30

2,42

2,55

2,68

2,81

2,94

3,07

3,20

3,33

6

Giáo viên mầm non (*)

15.115

Ngạch quan trắc viên: Những trường hợp tốt nghiệp trình độ trung cấp, được cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng vào ngạch quan trắc viên, nhưng xếp lương cũ ở ngạch quan trắc viên sơ cấp, bậc 3 cũ (hệ số lương cũ là 1,65) thì được chuyển xếp sang lương mới vào bậc 2 mới (hệ số lương mới 2,06) ngạch quan trắc viên.

6. Viên chức loại C:

Số

TT

Nhóm ngạch

Mã số ngạch

Bậc 1

Bậc 2

Bậc 3

Bậc 4

Bậc 5

Bậc 6

Bậc 7

Bậc 8

Bậc 9

Bậc 10

Bậc 11

Bậc 12

VK

VK

VK

VK

a/ Nhóm 1 (C1)

Hệ số lương mới:

1,65

1,83

2,01

2,19

2,37

2,55

2,73

2,91

3,09

3,27

3,45

3,63

VK5%

VK7%

VK9%

VK11%

Hệ số lương cũ gồm:

1

Quan trắc viên sơ cấp

14.108

1,47

1,56

1,65

1,74

1,83

1,92

2,01

2,10

2,19

2,28

2,37

2,46

2,55

2,64

2,73

2,83

2

Các ngạch có cùng hệ số lương cũ:

– Y tá

– Nữ hộ sinh

– Kỹ thuật viên y

16.122

16.125

16.128

1,40

1,52

1,64

1,76

1,88

2,00

2,12

2,24

2,36

2,49

2,62

2,75

2,88

3,01

3,14

3,27

3

Hộ lý

16.130

1,40

1,49

1,58

1,67

1,76

1,85

1,94

2,03

2,12

2,21

2,30

2,39

2,48

2,57

2,66

2,76

4

Các ngạch có cùng hệ số lương cũ:

– Dược tá

– Kỹ thuật viên dược

16.136

16.138

1,34

1,43

1,52

1,61

1,70

1,79

1,88

1,97

2,06

2,15

2,24

2,33

2,42

2,51

2,60

2,70

b/ Nhóm 2 (C2)

– Nhân viên nhà xác

Hệ số lương mới:

Hệ số lương cũ:

16.131

2,00

1,70

2,18

1,79

2,36

1,88

2,54

1,97

2,72

2,06

2,90

2,15

3,08

2,24

3,26

2,33

3,44

2,42

3,62

2,51

3,80

2,60

3,98

2,69

VK5%

2,78

VK7%

2,87

VK9%

2,96

VK11%

3,06

c/ Nhóm 3 (C3)

– Y công

Hệ số lương mới:

Hệ số lương cũ:

16.129

1,50

1,28

1,68

1,37

1,86

1,46

2,04

1,55

2,22

1,64

2,40

1,73

2,58

1,82

2,76

1,91

2,94

2,00

3,12

2,09

3,30

2,18

3,48

2,27

VK5%

2,36

VK7%

2,45

VK9%

2,54

VK11%

2,64

III. Đối với nhân viên thừa hành, phục vụ trong các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước (áp dụng bảng 4):

Số

TT

Nhóm ngạch

Mã số ngạch

Bậc 1

Bậc 2

Bậc 3

Bậc 4

Bậc 5

Bậc 6

Bậc 7

Bậc 8

Bậc 9

Bậc 10

Bậc 11

Bậc 12

VK

VK

VK

VK

1

Lái xe cơ quan

Kỹ thuật viên đánh máy

Hệ số lương mới:

01.010

01.005

2,05

2,23

2,41

2,59

2,77

2,95

3,13

3,31

3,49

3,67

3,85

4,03

VK5%

VK7%

VK9%

VK11%

Hệ số lương cũ:

– Lái xe cơ quan,

– Kỹ thuật viên đánh máy

1,70

1,70

1,81

1,82

1,92

1,94

2,03

2,06

2,14

2,18

2,25

2,30

2,36

2,42

2,47

2,55

2,58

2,68

2,69

2,81

2,80

2,94

2,91

3,07

3,02

3,20

3,13

3,33

3,24

3,35

2

Nhân viên kỹ thuật

Hệ số lương mới:

Hệ số lương cũ:

01.007

1,65

1,40

1,83

1,52

2,01

1,64

2,19

1,76

2,37

1,88

2,55

2,00

2,73

2,12

2,91

2,24

3,09

2,36

3,27

2,49

3,45

2,62

3,63

2,75

VK5%

2,88

VK7%

3,01

VK9%

3,14

VK11%

3,27

3

Nhân viên đánh máy

Nhân viên bảo vệ

Hệ số lương mới:

Hệ số lương cũ:

01.006

01.011

1,50

1,35

1,68

1,44

1,86

1,53

2,04

1,62

2,22

1,71

2,40

1,80

2,58

1,89

2,76

1,98

2,94

2,07

3,12

2,16

3,30

2,25

3,48

2,34

VK5%

2,43

VK7%

2,52

VK9%

2,61

VK11%

2,71

4

Nhân viên văn thư

Hệ số lương mới:

Hệ số lương cũ:

01.008

1,35

1,22

1,53

1,31

1,71

1,40

1,89

1,49

2,07

1,58

2,25

1,67

2,43

1,76

2,61

1,85

2,79

1,94

2,97

2,03

3,15

2,12

3,33

2,21

VK5%

2,30

VK7%

2,39

VK9%

2,48

VK11%

2,58

5

Nhân viên phục vụ

Hệ số lương mới:

Hệ số lương cũ:

01.009

1,00

1,00

1,18

1,09

1,36

1,18

1,54

1,27

1,72

1,36

1,90

1,45

2,08

1,54

2,26

1,63

2,44

1,72

2,62

1,81

2,80

1,90

2,98

1,99

VK5%

2,08

VK7%

2,17

VK9%

2,26

VK11%

2,36

Bảng chuyển xếp số 6:

BẢNG CHUYỂN XẾP LƯƠNG CŨ SANG LƯƠNG MỚI

đối với Uỷ viên thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc

Trung ương (cấp tỉnh), huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (cấp huyện)

(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 01/2005/TTLT-BNV-BTC

ngày 05/01/2005)

1. Trường hợp tại thời điểm ngày 01 tháng 10 năm 2004 có tổng hệ số lương cũ (lương ngạch, bậc, chức vụ, cấp hàm cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo, nếu có) thấp hơn hệ số lương quy định ở cột 2 bảng 6a dưới đây, thì được truy lĩnh tiền lương và truy nộp bảo hiểm xã hội phần chênh lệch giữa hệ số lương quy định ở cột 2 của bảng 6a này so với tổng hệ số lương cũ từ ngày giữ chức vụ Uỷ viên thường trực Hội đồng nhân dân đến trước ngày 01 tháng 10 năm 2004.

Từ ngày 01 tháng 10 năm 2004 được chuyển xếp sang lương mới như sau:

BẢNG 6A

Chức danh

Hệ số lương cũ dùng để chuyển xếp sang lương mới

Hệ số lương mới và hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo

Ngạch (mã số)

Bậc trong ngạch

Hệ số lương mới + hệ số phụ cấp chức vụ

Hệ số lương mới

Hệ số phụ cấp chức vụ

Tổng hệ số lương và phụ cấp chức vụ

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7 = 5 + 6)

1. Uỷ viên thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh

a. Đô thị loại đặc biệt, Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh

6,10

Chuyên viên chính

(01.002)

Bậc 7

6,44

1,10

7,54

b. Đô thị loại I, các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương còn lại

5,50

Chuyên viên chính

(01.002)

Bậc 6

6,10

1,00

7,10

2. Uỷ viên thường trực Hội đồng nhân dân cấp huyện:

a. Thành phố thuộc tỉnh là đô thị loại II

4,20

Chuyên viên

(01.003)

Bậc 9

4,98

0,55

5,53

b. Thành phố thuộc tỉnh là đô thị loại III, quận thuộc Hà Nội và quận thuộc thành phố Hồ Chí Minh

3,80

Chuyên viên

(01.003)

Bậc 8

4,65

0,50

5,15

c. Huyện, thị xã và các quận còn lại

3,50

Chuyên viên

(01.003)

Bậc 7

4,32

0,45

4,77

Thời điểm nâng bậc lương lần sau được tính thống nhất kể từ ngày giữ chức vụ Uỷ viên thường trực Hội đồng nhân dân.

2. Trường hợp tại thời điểm ngày 01 tháng 10 năm 2004 có tổng hệ số lương cũ (lương ngạch, bậc, chức vụ, cấp hàm cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo, nếu có) lớn hơn hệ số lương quy định ở cột 2 bảng 6a nêu trên, thì giữ nguyên tổng hệ số lương cũ để làm căn cứ chuyển xếp sang lương mới từ ngày 01 tháng 10 năm 2004 như sau:

a. Nếu đang xếp lương cũ theo chức danh do bầu cử (từ cấp huyện trở lên) thì thực hiện nguyên tắc và cách chuyển lương cũ sang lương mới vào ngạch, bậc công chức hành chính như quy định tại điểm 2 mục II Thông tư này (xếp lương mới theo bảng chuyển xếp số 3).

b. Nếu đang xếp lương cũ theo ngạch, bậc công chức hành chính thì chuyển xếp sang lương mới như đối với công chức hành chính; nếu đang xếp lương cũ theo ngạch, bậc công chức khác thì căn cứ vào hệ số lương cũ chuyển vào hệ số lương cũ cao hơn gần nhất trong ngạch công chức hành chính tương đương với ngạch hiện giữ, sau đó chuyển xếp lương mới như quy định tại điểm 5 mục II Thông tư này (xếp lương mới theo bảng chuyển xếp số 5).

c. Nếu đang xếp lương cũ theo chức danh Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng công ty nhà nước hoặc theo cấp bậc quân hàm sĩ quan quân đội nhân dân, sĩ quan công an nhân dân, thì chuyển xếp lương cũ sang lương mới vào ngạch, bậc công chức hành chính theo bảng 6b dưới đây:

BẢNG 6B:

Hệ số lương cũ

Hệ số lương mới

Ngạch công chức hành chính

Bậc trong ngạch

Hệ số lương mới

(1)

(2)

(3)

(4)

1. Các hệ số lương cũ của Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng công ty nhà nước:

3,66

01.003

7

4,32

3,94

01.003

8

4,65

4,32

01.002

2

4,74

4,60

01.002

3

5,08

4,98

01.002

4

5,42

5,26

01.002

5

5,76

5,72

01.002

6

6,10

6,03

01.002

7

6,44

6,34

01.001

2

6,56

6,72

01.001

3

6,92

7,06

01.001

4

7,28

2. Các hệ số lương cũ của sĩ quan:

3,80

01.003

4

3,33

4,15

01.003

6

3,99

4,80

01.002

2

4,74

5,30

01.002

4

5,42

5,90

01.001

1

6,20

6,50

01.001

3

6,92

Ghi chú bảng 6b:

1. Ngoài hệ số lương mới theo bảng 6b này, Uỷ viên thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện được hưởng hệ số phụ cấp chức vụ quy định tại Nghị quyết số 730/2004/NQ-UBTVQH11 ngày 30 tháng 9 năm 2004 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.

2. Thời điểm nâng bậc lương lần sau được tính kể từ ngày xếp hệ số lương cũ (cột 1).

3. Bảng chuyển xếp 6b này chỉ có giá trị dùng để chuyển xếp lương cũ sang lương mới tại thời điểm ngày 01 tháng 10 năm 2004 đối với Uỷ viên thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện. Các trường hợp sau ngày chuyển xếp lương cũ sang lương mới là sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương và các đối tượng thuộc công ty nhà nước chuyển vào làm việc trong các cơ quan nhà nước (bao gồm cả trường hợp giữ chức vụ Uỷ viên thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện) và trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước thực hiện xếp lương theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ.

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Thông tư liên tịch 01/2005/TTLT-BNV-BTC của Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện chuyển xếp lương cũ sang lương mới đối với cán bộ, công chức, viên chức”