QUYẾT ĐỊNH
CỦA BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ Xà HỘI
SỐ 199/2005/QĐ-BLĐTBXH NGÀY 07 THÁNG 3 NĂM 2005
CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ Xà HỘI
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ TẠM THỜI HOẠT ĐỘNG THANH TRA NHÀ NƯỚC VỀ LAO ĐỘNG THEO PHƯƠNG THỨC
THANH TRA VIÊN PHỤ TRÁCH VÙNG
BỘ TRƯỞNG
BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ Xà HỘI
Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 23 tháng 6 năm 1994 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động ngày 12 tháng 4 năm 2002;
Căn cứ Luật Thanh tra ngày 15 tháng 6 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 29/2003/NĐ-CP của Chính phủ ngày 31 tháng 3 năm 2003 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Quyết định số 101/QĐ-BLĐTBXH ngày 31 tháng 01 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và xã hội về việc phê duyệt đề án đổi mới cơ chế hoạt động thanh tra nhà nước về lao động;
Xét đề nghị của Chánh Thanh tra Bộ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy chế tạm thời hoạt động thanh tra nhà nước về lao động theo phương thức thanh tra viên phụ trách”
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
QUY CHẾ
TẠM THỜI HOẠT ĐỘNG THANH TRA NHÀ NƯỚC VỀ LAO ĐỘNG
THEO PHƯƠNG THỨC THANH TRA VIÊN PHỤ TRÁCH VÙNG
(kèm theo Quyết định số 199/2005/QĐ-BLĐTBXH ngày 07 tháng 3 năm 2005
của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội)
CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chế này quy định nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra viên lao động phụ trách vùng; tổ chức và cơ chế hoạt động thanh tra viên lao động phụ trách vùng; mối quan hệ cộng tác của thanh tra viên lao động phụ trách vùng, các cơ quan thanh tra lao động thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Sở Lao đông – Thương binh và Xã hội, cơ quan, tổ chức khác có liên quan đến hoạt động thanh tra lao động.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Quy chế này được áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân sau:
1. Thanh tra Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (sau đây gọi tắt là Thanh tra Bộ), Chánh Thanh tra Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (sau đây gọi tắt là Chánh Thanh tra Bộ);
2. Giám đốc Sở Lao động thương binh và Xã hội (sau đây gọi tắt là Giám đốc Sở) Thanh tra Sở Lao động – Phương binh và Xã hội (sau đây gọi tắt là thanh tra Sở), Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (sau đây gọi tắt là Chánh Thanh tra Sở);
3 . Thanh tra viên được phân công phụ trách vùng;
4. Các đối tượng quy định tại Điều 2, Điều 3 của Bộ luật Lao động.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Quy chế ấy, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hoạt động thanh tra nhà nước về lao động theo phương thức thanh tra viên phụ trách vùng là quá trìmh thanh tra viên thuộc thanh tra nhà nước về lao động tiến hành thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật lao động và những công việc có liên quan đến công tác thanh tra lao động trên địa bàn vùng được giao phụ trách.
2. Vùng được hiểu là lãnh thổ quốc gia được chia theo địa giới hành chính gồm một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương……
3. Thanh tra viên phụ trách vùng là thanh tra viên thuộc Thanh tra Bộ được phân công theo dõi, quản lý và thực hiện công tác thanh tra lao động tại một vùng.
CHƯƠNG II
NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA
THANH TRA VIÊN PHỤ TRÁCH VÙNG
Điều 4. Nhiệm vụ, quyền hạn
Thanh tra viên phụ trách vùng ngoài các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 186 và Điều 187 của Bộ luật Lao động; Điều 49 và Điều 50 của Luật Thanh tra còn có các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
1. Theo dõi tình hình thực hiện pháp luật lao động tại các doanh nghiệp theo các loại hình trên vùng được giao phụ trách, đặc biệt là các doanh nghiệp thường xuyên có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động; doanh nghiệp có nhiều ngành nghề nặng nhọc, độc hại,. nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, từ đó đề xuất kế hoạch, phương pháp thanh tra thích hợp trình Chánh thanh tra Bộ xem xét, quyết định.
2. Theo dõi, phối hợp điều tra tai nạn lao động tại vùng được giao phụ trách và báo cáo về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội theo quy định của pháp luật lao động.
3. Hướng dẫn các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh ghi Phiếu tự kiểm tra thực hiện pháp luật lao động; tập hợp phân tích, đánh giá Phiếu tự kiểm tra thực hiện pháp luật lao động, trên cơ sở đó yêu cầu các doanh nghiệp có biện pháp khắc phục những thiếu sót, tồn tại hoặc xử lý, kiến nghị xử lý các hành vi vi phạm pháp luật.
4. Tư vấn, giúp đỡ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có sử dụng lao động theo hợp đồng lao động về việc chấp hành các quy định của pháp luật lao động, tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động đến người lao động, hướng dẫn các biện pháp nhằm ngăn chặn việc vi phạm pháp luật lao động, giảm thiểu tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.
Điều 5. Trách nhiệm
Thanh tra viên lao động phụ trách vùng chịu trách nhiệm trước Chánh Thanh tra Bộ về thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật lao động tại các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có sử dụng lao động theo hợp đồng lao động
Hướng dẫn, theo dõi, giám sát và xử lý những phát sinh trong việc thực hiện Quy chế tạm thời sử dụng phiếu tự kiểm tra thực hiện pháp luật lao động.
CHƯƠNG III
TỔ CHỨC VÀ CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG THANH TRA VIÊN
PHỤ TRÁCH VÙNG
Điều 6. Tổ chức thanh tra viên phụ trách vùng
Thanh tra viên thuộc Thanh tra Bộ phụ trách vùng do Chánh Thanh tra Bộ cử phụ trách vùng gồm một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Số lượng tỉnh, thành nhố trực thuộc Trung ương trong một vùng do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quyết định.
Điều 7. Hoạt động của Chánh Thanh tra Bộ
1. Xây dựng chương trình, kế hoạch, nhiệm vụ hàng năm, năm năm về công tác thanh tra lao động theo vùng trong phạm vi toàn quốc trình Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phê duyệt; Tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch đã được phê duyệt; Tổng kết, báo cáo Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về công tác thanh tra viên phụ trách vùng.
2. Quản lý, phân vùng thanh tra trong phạm vi toàn quốc trình Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phê duyệt. Định kỳ hàng quý, 6 tháng và hàng năm báo cáo Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về kết quả tổng hợp và xử lý kiến nghị thanh tra, kiểm tra.
3. Chỉ đạo, hướng dẫn Thanh tra Sở thực hiện hoạt động thanh tra, kiểm tra tại địa phương; xử lý kịp thời bến nghị của thanh tra viên phụ trách vùng; theo dõi việc thực hiện các kết luận, kiến nghị thanh tra, quyết định xử lý của thanh tra viên phụ trách vùng. Khi cần thiết, bổ sung, đình chỉ việc thi hành nhiệm vụ hoặc thay đổi thanh tra viên phụ trách vùng.
4. Xây dựng chương trình và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức nhằm nâng cao năng lực thanh tra cho thanh tra viên phụ trách vùng trong toàn quốc.
5. Kiến nghị việc sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật lao động.
6. Giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến thanh tra viên phụ trách vùng theo quy định của pháp luật.
Điều 8. Hoạt động của Chánh Thanh tra Sở
1. Xây dựng chương trình, kế hoạch, nhiệm vụ hàng năm về công tác thanh tra lao động tại địa phương trình Giám đốc Sở phê duyệt. Tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch đã được phê duyệt. Tổng kết, báo cáo công tác thanh tra lao động tại địa phương.
2. Quản lý, chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra trên địa bàn tỉnh sau khi xin ý kiến của Giám đốc Sở và cử thanh tra viên theo dõi doanh nghiệp.
3. Giải quyết kịp thời các để nghị của thanh tra viên; theo dõi việc thực hiện các kiến nghị thanh tra, quyết định xử lý của thanh tra viên.
4. Cử thanh tra viên tham gia các chương trình đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, nâng cao năng lực thanh tra viên do Thanh tra Bộ tổ chức.
5. Kiến nghị việc sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật lao động.
6. Hướng dẫn, tư vấn các doanh nghiệp thực hiện pháp luật lao động, xây dựng các biện pháp an toàn nhằm giảm thiểu tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
7. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về lao động theo quy định của pháp luật.
Điều 9. Hoạt động của Thanh tra viên phụ trách vùng
1. Xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra trong vùng được giao phụ trách trình Chánh Thanh tra bộ để xây dựng kế hoạch chung trình Bộ trưởng phê duyệt.
2. Căn cứ vào kế hoạch thanh tra lao động hàng năm, năm năm của Thanh tra Bộ đã được phê duyệt, phối hợp với Chánh Thanh tra Sở, thanh tra viên thuộc Thanh tra Sở hoặc theo thẩm quyền thực hiện thanh tra theo vùng được giao phụ trách.
3. Báo cáo kết quả thanh tra, kiểm tra với Chánh thanh tra Bộ.
4. Theo dõi và báo cáo tình hình thực hiện pháp luật lao động tại vùng được giao phụ trách với Chánh Thanh tra Bộ; Kiến nghị sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật.
5. Phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan trên địa bàn vùng phụ trách trong việc thanh tra, kiểm tra thực hiện pháp luật lao động.
6. Kiến nghị với Giám đốc Sở thuộc vùng được giao phụ trách trong việc chỉ đạo thực hiện pháp luật lao động tại địa phương.
7. Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ cho thanh tra viên thuộc vùng được giao phụ trách.
8. Hướng dẫn, tư vấn các doanh nghiệp trong vùng thực hiện pháp luật lao động và các biện pháp đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động.
9. Tổ chức tuyên truyền pháp luật lao động cho người lao động, người sử dụng lao động.
10. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về lao động theo thẩm quyền thuộc vùng được giao phụ trách.
11. Thanh tra viên phụ trách vùng trong 3 năm sẽ thực hiện luân chuyển giữa các vùng để đảm bảo tính ổn định tương đối, đồng thời đảm bảo tính công bằng, công khai trong thanh tra theo vùng.
Điều 10. Hoạt động của Thanh tra viên do Sở quản lý
1. Theo dõi các doanh nghiệp được giao phụ trách; xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra, kiểm tra trình Chánh Thanh tra Sở để xây dựng kế hoạch chung trình Lãnh đạo Sở phê duyệt phù hợp với hướng dẫn công tác thanh tra của Thanh tra Bộ.
2. Căn cứ kế hoạch thanh tra hàng năm của Thanh tra Sở đã được phê duyệt phối hợp với thanh tra viên phụ trách vùng do Bộ quản lý hoặc theo thẩm quyền thực hiện thanh tra các doanh nghiệm được giao phụ trách.
3. Báo cáo kết quả thanh tra, kiểm tra với Chánh Thanh tra Sở.
4. Theo dõi và báo cáo tình hình thực hiện pháp luật lao động tại các doanh nghiệp được giao phụ trách với Chánh Thanh tra Sở và Thanh tra viên phụ trách vùng tại địa phương. Kiến nghị sửa đổi bổ sung chính sách, pháp luật lao động.
5. Phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật lao động.
6. Kiến nghị với Giám đốc Sở trong việc chỉ đạo thực hiện pháp luật lao động tại địa phương.
7. Hướng dẫn, tư vấn các doanh nghiệp thực hiện pháp luật lao động và các biện pháp đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh lao động.
8. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về lao động theo thẩm quyền
CHƯƠNG IV
MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC
Điều 11. Chánh Thanh tra Bộ
Phối hợp với Giám đốc Sở để thống nhất mục tiêu quản lý, xây dựng chương trình, kế hoạch công tác; tổ chức và giám sát việc thực hiện kế hoạch thanh tra theo vùng hàng năm, 5 năm; thống nhất đánh giá tình hình thực hiện pháp luật lao động trong vùng
Điều 12. Giám đốc Sở
Phối hợp với Chánh Thanh tra Bộ để thống nhất mục tiêu quản lý, xây dựng chương trình, kế hoạch công tác; tổ chức và giám sát việc thực hiện kế hoạch hàng năm của Thanh tra Sở.
Báo cáo Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về hoạt động thanh tra tại địa phương.
Chỉ đạo Chánh Thanh tra Sở thực hiện chương trình, kế hoạch thanh tra đã được phê duyệt.
Điều 13. Chánh Thanh tra Sở
Phối hệ với Thanh tra viên phụ trách vùng về xây dựng chương trình, kế hoạch công tác thanh tra, kiểm tra để thống nhất tổ chức thực hiện và giám sát việc thực hiện kế hoạch thanh tra hàng năm trên địa bàn tỉnh.
Chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra tại địa phương theo kế hoạch đã được phê duyệt.
Chịu trách nhiệm và báo cáo Giám đốc Sở, Chánh Thanh tra Bộ (qua thanh tra viên phụ trách vùng) về tình hình thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra tại địa phương thuộc thẩm quyền quản lý
Điều 14. Thanh tra viên phụ trách vùng
Trực tiếp quản lý, theo dõi hoạt động thanh tra thuộc vùng được giao phụ trách và thực hiện thanh tra, kiểm tra theo chương trình kế hoạch hoặc đột xuất khi cần thiết.
Phối hợp với Chánh Thanh tra Sở thuộc phạm vi vùng được giao phụ trách trong công tác đánh giá kết quả thực hiện pháp luật lao động của các doanh nghiệp tại địa phương.
Tiếp nhận các thông tin, báo cáo từ các vùng được phân công phụ trách và tổng hợp, báo cáo Chánh Thanh tra Bộ.
Điều 15. Thanh tra viên do Sở quản lý
Thực hiện thanh tra, kiểm tra theo chương trình, kế hoạch đã được duyệt hoặc đột xuất khi cần thiết.
Tiếp nhận các thông tin, báo cáo từ doanh nghiệp và tổng hợp, báo cáo Chánh Thanh tra Sở.
Điều 16. Các cơ quan liên quan
Các cơ quan liên quan có trách nhiệm phối hợp và cử người tham gia công tác thanh tra lao động khi có yêu cầu của tổ chức thanh tra hoặc thanh tra viên phụ trách vùng theo quy định của pháp luật.
CHƯƠNG V
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều l7. Phổ biến, hướng dẫn và tổ chức thực hiện
Chánh Thanh tra Bộ, Giám đốc Sở, Thanh tra viên chủ trách vùng có trách nhiệm phổ biến, hướng dẫn, triển khai và tổ chức thực hiện Quy chế này. Chánh Thanh tra bộ, Giám đốc Sở Thanh tra viên phụ trách vùng có trách nhiệm phổ biến, hướng dẫn, triển khai và tổ chức thực hiện Quy chế này. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc hoặc vấn đề mới phát sinh, đề xuất kiến nghị với Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội để sửa đổi, bổ sung Quy chế này cho phù hợp với thực tế và quy định của pháp luật hiện hành.
Reviews
There are no reviews yet.