Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Quyết định 76/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Viện Khoa học xã hội Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 76/2005/QĐ-TTG
NGÀY 11 THÁNG 4 NĂM 2005 PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI VIỆT NAM
ĐẾN NĂM 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Nghị định số 26/2004/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2004 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện Khoa học xã hội Việt Nam;

Theo đề nghị của Chủ tịch Viện Khoa học xã hội Việt Nam,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Viện Khoa học xã hội Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 với những nội dung chính sau:

I. QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO

1. Vận dụng một cách sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đồng thời tiếp thu tinh hoa văn hoá của nhân loại, tri thức và kinh nghiệm của thế giới, dựa trên cơ sở tổng kết một cách toàn diện, sâu sắc và có hệ thống thực tiễn sinh động của đất nước trong quá trình phát triển để nghiên cứu và góp phần luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan tới sự phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững của đất nước, con người và xã hội Việt Nam trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

2. Phát triển Viện Khoa học xã hội Việt Nam gắn với phát triển toàn ngành khoa học và công nghệ nói chung, với phát triển lĩnh vực khoa học xã hội nói riêng trong phạm vi cả nước. Từng bước nâng cao năng lực, trình độ nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu tổng hợp liên ngành, đa ngành của khoa học xã hội, giữa khoa học xã hội với các lĩnh vực khoa học và công nghệ khác, gắn kết chặt chẽ nghiên cứu với đào tạo và tư vấn chính sách phục vụ sự phát triển của đất nước, vùng và các địa phương.

3. Bảo đảm dân chủ, phát huy tự do sáng tạo trong nghiên cứu, đồng thời tăng cường trách nhiệm và quyền hạn của tổ chức và cá nhân nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động khoa học xã hội của Viện.


II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Từ nay đến năm 2020, xây dựng Viện Khoa học xã hội Việt Nam thành một trung tâm nghiên cứu khoa học và đào tạo quốc gia mạnh, có uy tín cao trong nước và quốc tế, góp phần xây dựng và phát triển nền khoa học xã hội Việt Nam có khả năng phát hiện, dự báo những xu hướng phát triển của Việt Nam và thế giới; luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển bền vững theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam để đến năm 2020, đưa Việt Nam về cơ bản trở thành nước công nghiệp hiện đại.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Nâng cao chất lượng nghiên cứu và đào tạo, phục vụ thiết thực công cuộc phát triển nhanh và bền vững đất nước, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá,phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

b) Tiếp tục kiện toàn, phát triển tổ chức theo Nghị định số 26/2004/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2004 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện Khoa học xã hội Việt Nam; tập trung ưu tiên phát triển nguồn nhân lực của Viện Khoa học xã hội Việt Nam đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, hợp lý về cơ cấu ngành nghề, bảo đảm về phẩm chất chính trị, trình độ và năng lực chuyên môn cao; đồng thời góp phần đáp ứng những yêu cầu mới về nguồn nhân lực trong sự phát triển của đất nước và của nền khoa học xã hội Việt Nam.

c) Từng bước hiện đại hoá cơ sở vật chất – kỹ thuật. Phấn đấu đến năm 2020, cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật của Viện Khoa học xã hội Việt Nam đạt trình độ của những nước tiên tiến trong khu vực.

III. PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ CỦA QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI VIỆT NAM
ĐẾN NĂM 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

A. VỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

1. Tiếp tục làm rõ con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

2. Nghiên cứu và dự báo xu hướng phát triển chủ yếu của thế giới và khu vực, những tác động nhiều mặt của quá trình toàn cầu hoá; nghiên cứu về chiến lược và chính sách của các nước lớn trong bối cảnh toàn cầu hoá và sự tác động đến nước ta; định rõ vị thế, bước đi và chính sách chủ động hội nhập của Việt Nam vào các thể chế kinh tế toàn cầu và khu vực. Nghiên cứu các lý thuyết và kinh nghiệm phát triển trên thế giới để tìm ra con đường phát triển phù hợp với điều kiện của đất nước, con người và xã hội Việt Nam.

3. Nghiên cứu bản chất, đặc điểm, nội dung của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ hiện đại và sự phát triển của kinh tế tri thức trong thế kỷ XXI và sự tác động của chúng đến tiến trình phát triển kinh tế – xã hội Việt Nam. Kết hợp và phát huy sức mạnh tổng hợp của khoa học xã hội với khoa học tự nhiên và công nghệ trong điều kiện của cuộc cách mạng khoa học, công nghệ hiện đại, góp phần thực hiện thành công Chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Việt Nam.

4. Nghiên cứu bản chất, đặc điểm của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và việc tạo lập đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam; nghiên cứu sự biến đổi của cơ cấu xã hội và quản lý sự phát triển xã hội ở Việt Nam trong điều kiện của nền kinh tế thị trường nhằm mục tiêu vừa tăng trưởng kinh tế, vừa đảm bảo công bằng, thực hiện chính sách xã hội, tạo cơ hội phát triển cho mỗi thành viên và cho cả cộng đồng.

5. Nghiên cứu về đổi mới hệ thống chính trị, thực hiện và phát huy dân chủ, củng cố và nâng cao vai trò và vị trí cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam; đổi mới phương thức và nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân; xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho việc tạo lập và phát triển đồng bộ thể chế kinh tế thị trường và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.

6. Nghiên cứu những vấn đề cơ bản và cấp bách về xã hội, dân tộc, tôn giáo, lịch sử, văn hoá, … nhằm đề xuất giải pháp cho việc bảo vệ và phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc, làm thất bại âm mưu diễn biến hoà bình, bảo đảm ổn định xã hội và an ninh chính trị, tạo điều kiện phát triển toàn diện và bền vững cho mỗi dân tộc trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam trên nguyên tắc bình đẳng và tôn trọng sự đa dạng văn hoá của các dân tộc.

7. Nghiên cứu cơ bản về phát triển toàn diện con người Việt Nam mang đậm tính nhân văn và các giá trị văn hoá tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa của văn hoá – văn minh nhân loại, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

8. Tiến hành điều tra cơ bản, tổng hợp liên ngành về khoa học xã hội; chú trọng những lĩnh vực kinh tế – xã hội chủ yếu, những ngành, vùng kinh tế trọng điểm của đất nước nhằm tổng kết thực tiễn, làm cơ sở cho công tác nghiên cứu lý luận; phát hiện những tiềm năng, nguồn lực và mô hình mới nẩy sinh trong thực tiễn phục vụ cho Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của cả nước và các ngành, vùng trọng điểm.

9. Nghiên cứu cơ bản, toàn diện, có hệ thống những vấn đề lý thuyết của khoa học xã hội và tư duy phát triển của Việt Nam dưới tác động của toàn cầu hoá và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế phục vụ cho sự phát triển của đất nước và nền khoa học xã hội nước nhà.

10. Nghiên cứu, biên soạnnhững bộ sách lớn tiêu biểu cho tinh hoa của trí tuệ Việt Nam và thế giới phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy và truyền bá tri thức về khoa học xã hội. Hoàn thành việc biên soạn và công bố những công trình khoa học trọng điểm cấp nhà nước: lịch sử Việt Nam (thông sử); lịch sử văn hoá Việt Nam; lịch sử văn học Việt Nam; từ điển tiếng Việt (cỡ lớn); địa chí các tỉnh và thành phố trong cả nước; khai thác di sản Hán – Nôm; kho tàng văn hoá dân gian Việt Nam.

B. VỀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC, ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN
NGUỒN NHÂN LỰC

1. Kiện toàn và phát triển hệ thống tổ chức

a) Từ năm 2005 đến năm 2010, tiếp tục kiện toàn và phát triển cơ cấu tổ chức của Viện Khoa học xã hội Việt Nam theo Nghị định số 26/2004/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2004 của Chính phủ, trong đó cần tập trung ưu tiên đối với những viện nghiên cứu mới được thành lập, thí điểm tổ chức đào tạo và cấp bằng thạc sĩ.

b) Từ năm 2010 đến năm 2020, tập trung đầu tư chiều sâu, nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; nghiên cứu đề xuất đề án thành lập một số viện khoa học xã hội vùng mới.

2. Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

a) Từ năm 2005 đến năm 2010, xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học xã hội đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu lĩnh vực, ngành nghề, có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khoẻ tốt, có tỷ lệ học vị, học hàm cao, có đủ năng lực nghiên cứu giải đáp những vấn đề lý luận và thực tiễn của đất nước. Từ năm 2010 đến năm 2020, tập trung xây dựng một số viện nghiên cứu trọng điểm thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Namthành Viện quốc gia đầu ngành, hội nhập tốt với khu vực và quốc tế.

b) Ưu tiên tăng cường và phát triển nguồn nhân lực cho những viện mới thành lập; những viện nghiên cứu trọng điểm có liên quan trực tiếp đến những vấn đề phát triển kinh tế – xã hội; những viện khoa học xã hội vùng và một số viện nghiên cứu có tính chất đặc thù.

c) Vừa tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học chuyên ngành, vừa chú trọng đào tạo cán bộ làm công tác phục vụ nghiên cứu, nhất là đội ngũ kỹ thuật viên giỏi, có tay nghề cao, trực tiếp vận hành những trang thiết bị kỹ thuật hiện đại của các phòng thực nghiệm hoặc các trang thiết bị chuyên dụng phục vụ cho hoạt động nghiên cứu.

d) Làm tốt công tác quy hoạch cán bộ và tổ chức sắp xếp cán bộ nghiên cứu cho những viện khoa học xã hội vùng theo hướng huy động tối đa sự tham gia của cán bộ nghiên cứu và giảng dạy tại địa phương; xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học xã hội là người địa phương và các dân tộc thiểu số làm việc trong các viện khoa học xã hội vùng.

C. VỀ XÂY DỰNG CƠ SỞ VẬT CHẤT, TRANG THIẾT BỊ
KỸ THUẬT PHỤC VỤ CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU

Tăng cường đầu tư, từng bước hiện đại hoá cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật. Viện Khoa học xã hội Việt Nam phải xây dựng kế hoạch, phân kỳ đầu tư cho từng giai đoạnnăm năm và hàng năm, trong đó tập trung vào các nội dung sau:

1. Ưu tiên đầu tư xây dựng các dự án trọng điểm

a) Xây dựng và đưa vào sử dụng thư viện tổng hợp và thư viện điện tử khoa học xã hộitại Đầm Sen, phường Cống Vị, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội (giai đoạn II của Tổ hợp công trình “Viện Thông tin khoa học xã hội – Thư viện tổng hợp– Viện Khoa học xã hội Việt Nam”).

b) Hoàn thành việc mở rộng Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam (giai đoạn II) tại phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.

c) Xây dựng mới cơ sở làm việc của Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ tại số49 đường Nguyễn Thị Minh Khai, quận I, thành phốHồ Chí Minh.

d) Xây dựng mới cơ sở làm việc của Viện Khoa học xã hội vùng Trung Bộ và Tây Nguyên tại thành phố Đà Nẵng.

đ) Dự án đào tạo bồi dưỡng sau đại học nguồn nhân lực chất lượng cao.

2. Cải tạo nâng cấp các cơ sở nghiên cứu

Cải tạo, nâng cấp một số cơ sở nghiên cứu tại Hà Nội, như: cơ sở nghiên cứu liên viện tại khu vực số 27 phố Trần Xuân Soạn, Viện nghiên cứu Hán Nôm, Viện Kinh tế và Chính trị thế giới, Viện Khảo cổ học.

3. Phát triển và hoàn thiện hạ tầng thông tin; hiện đại hoá công tác nghiên cứu và phục vụ nghiên cứu của Viện Khoa học xã hội Việt Nam

a) Phát triển và hoàn thiện hạ tầng thông tin; hiện đại hoá công tác nghiên cứu và phục vụ nghiên cứu của các viện nghiên cứu.

b) Hiện đại hoá Viện Thông tin Khoa học xã hội tại số 1, đường Liễu Giai, thành phố Hà Nội.

c) Hiện đại hoá Nhà xuất bản Khoa học xã hội tại số 36, phố Hàng Chuối, thành phố Hà Nội.

d) Xây dựng Trung tâm hội thảo, hội nghị tại hồ Đại Lải, huyện Mê Linh, tỉnh VĩnhPhúc.

4. Xây dựng và hoàn chỉnh các phòng thực nghiệm chuyên ngành trọng điểm

a) Trung tâm thí nghiệm và thực nghiệm khảo cổ học bằng các phương pháp khoa học tự nhiên và kỹ thuật (phântích niên đại tuyệt đối C14, nghiên cứu kỹ thuật cổ, phân tích quang phổ, phân tích kim tướng học, nghiên cứu thạch học, dấu vết lao động…) và đầu tư trang thiết bị phục vụ việc nghiên cứu khảo cổ học dưới nước.

b) Trung tâm Ngôn ngữ học thực nghiệm (Center for experimental linguistics).

c) Phòng trắc nghiệm tâm lý.

d)Phòng thực nghiệm nhân chủng học tộc người.

đ) Phòng kỹ thuật bản đồ và hệ thống thông tin phát triển bền vững cho Viện Nghiên cứu môi trường và Phát triển bền vững.

e) Phòng kỹ thuật Studio nghe nhìn về văn hoá dân gian.

g) Trung tâm Thực nghiệm bảo quản, phục chế khai thác các văn bản cổ Hán Nôm.

IV. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH

1. Kiện toàn và phát triển tổ chức của Viện

a) Kiện toàn và phát triển các tổ chức hiện có, nhất là các tổ chức mới được thành lập theo Nghị định số 26/2004/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2004 của Chính phủ.

b) Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ sở nghiên cứu và đào tạo sau đại học.

2. Tăng cường và phát triển nguồn nhân lực

a) Tiêu chuẩn hoá đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; xây dựng cơ cấu nguồn nhân lực đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và yêu cầu phát triển của Viện Khoa học xã hội Việt Nam đến năm 2020.

b) Xây dựng và thực hiện chiến lược đào tạo, bồi dưỡng cán bộ khoa học xã hội phù hợp với trình độ và yêu cầu phát triển mới của đất nước, của cuộc cách mạng khoa học, công nghệ hiện đại. Cải tiến hình thức và nâng cao chất lượng đào tạo, kết hợp đào tạo trong nước và nước ngoài, đặc biệt chú trọng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nghiên cứu trẻ và đội ngũ chuyên gia trong từng lĩnh vực khoa học xã hội.

c) Đổi mới và tăng cường mối quan hệ giữa đào tạo và nghiên cứu khoa học; chủ động phối hợp với các trường đại học, cao đẳng và các địa phương để cán bộ nghiên cứu của Viện kiêm nhiệm giảng dạy ở các trường đại học và cao đẳng, đồng thời huy động cán bộ giảng dạy ở các trường đại học kiêm nhiệm công tác nghiên cứu khoa học tại các viện nghiên cứu của Viện Khoa học xã hội Việt Nam.

3. Mở rộng hợp tác quốc tế

a) Xây dựng và thực hiện Chiến lược hợp tác quốc tế về khoa học xã hội bao gồm hợp tác nghiên cứu, đào tạo cán bộ, trao đổi thông tin.

b) Đẩy mạnh và chủ động hợp tác khoa học với các nước, các tổ chức khoa học khu vực và quốc tế, các nhà khoa học nước ngoài, với người Việt Nam ở nước ngoài.

c)Đa dạng hoá các hình thức hợp tác quốc tế về khoa học xã hội đi đôi với đa dạng hoá các nguồn vốn cho hoạt động hợp tác quốc tế. Kết hợp vốn đầu tư của ngân sách nhà nước với vốn tài trợ, viện trợ của tư nhân, doanh nghiệp, các tổ chức trong nước và nước ngoài. Đẩy mạnh việc khai thác, thu hút nguồn tài trợ quốc tế, nhằm trang bị, hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ nghiên cứu thu hút các chuyên gia, nhà khoa học nước ngoài cùng tham giacác chương trình nghiên cứu, đào tạo.

4. Đổi mới cơ chế và nâng cao hiệu quả công tác quản lý

a) Xây dựng và thực hiện đề án đổi mới cơ chế quản lý hoạt động khoa học của Viện.

b) Rà soát, bổ sung và hoàn thiện các quy chế, quy định hiện có và xây dựng các quy chế, quy định mới theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả mọi mặt hoạt động của Viện Khoa học xã hội Việt Nam.

5. Huy động các nguồn vốn để thực hiện quy hoạch

Vốn đầu tư để thực hiện quy hoạch chủ yếu được cấp từ ngân sách nhà nước. Đồng thời, Viện Khoa học xã hội Việt Nam phải chủ động khai thác các nguồn vốn ODA và tranh thủ sự hợp tác với các nước, các tổ chức quốc tế và cá nhân, các doanh nghiệp dưới nhiều hình thức.

Điều 2. Căn cứ vào nội dung của Quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và khả năng phân bổ, huy động vốn, Viện Khoa học xã hội Việt Nam cụ thể hoá những định hướng nghiên cứu tổng hợp liên ngành đã nêu thành các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể của Viện trong giai đoạn từ 2005 đến năm 2010 và giai đoạn tiếp theo từ 2010 đến năm 2020; chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương có liên quan xây dựng các đề án, dự án thực hiệnphương hướng, nhiệm vụ về tổ chức – cán bộ, về đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ nghiên cứu giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2010 và giai đoạn tiếp theo đến năm 2020.

Viện Khoa học xã hội Việt Nam thực hiện các giải pháp đổi mới tổ chức quản lý, huy động các nguồn vốn khác ngoài nguồn vốn ngân sách nhà nước, phát huy các yếu tố và tiềm năng nội lực để thực hiện có hiệu quả mục tiêu, nhiệm vụ của Quy hoạch đã được phê duyệt; định kỳ hàng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình, tiến độ thực hiện và những vấn đề phát sinh.

Điều 3.Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Chủ tịch Viện Khoa học xã hội Việt Nam, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Thuộc tính văn bản
Quyết định 76/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Viện Khoa học xã hội Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 76/2005/QĐ-TTg Ngày đăng công báo: Đã biết
Loại văn bản: Quyết định Người ký: Phạm Gia Khiêm
Ngày ban hành: 11/04/2005 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Chính sách
Tóm tắt văn bản

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 76/2005/QĐ-TTG
NGÀY 11 THÁNG 4 NĂM 2005 PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI VIỆT NAM
ĐẾN NĂM 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Nghị định số 26/2004/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2004 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện Khoa học xã hội Việt Nam;

Theo đề nghị của Chủ tịch Viện Khoa học xã hội Việt Nam,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Viện Khoa học xã hội Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 với những nội dung chính sau:

I. QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO

1. Vận dụng một cách sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đồng thời tiếp thu tinh hoa văn hoá của nhân loại, tri thức và kinh nghiệm của thế giới, dựa trên cơ sở tổng kết một cách toàn diện, sâu sắc và có hệ thống thực tiễn sinh động của đất nước trong quá trình phát triển để nghiên cứu và góp phần luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan tới sự phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững của đất nước, con người và xã hội Việt Nam trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

2. Phát triển Viện Khoa học xã hội Việt Nam gắn với phát triển toàn ngành khoa học và công nghệ nói chung, với phát triển lĩnh vực khoa học xã hội nói riêng trong phạm vi cả nước. Từng bước nâng cao năng lực, trình độ nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu tổng hợp liên ngành, đa ngành của khoa học xã hội, giữa khoa học xã hội với các lĩnh vực khoa học và công nghệ khác, gắn kết chặt chẽ nghiên cứu với đào tạo và tư vấn chính sách phục vụ sự phát triển của đất nước, vùng và các địa phương.

3. Bảo đảm dân chủ, phát huy tự do sáng tạo trong nghiên cứu, đồng thời tăng cường trách nhiệm và quyền hạn của tổ chức và cá nhân nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động khoa học xã hội của Viện.


II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Từ nay đến năm 2020, xây dựng Viện Khoa học xã hội Việt Nam thành một trung tâm nghiên cứu khoa học và đào tạo quốc gia mạnh, có uy tín cao trong nước và quốc tế, góp phần xây dựng và phát triển nền khoa học xã hội Việt Nam có khả năng phát hiện, dự báo những xu hướng phát triển của Việt Nam và thế giới; luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển bền vững theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam để đến năm 2020, đưa Việt Nam về cơ bản trở thành nước công nghiệp hiện đại.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Nâng cao chất lượng nghiên cứu và đào tạo, phục vụ thiết thực công cuộc phát triển nhanh và bền vững đất nước, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá,phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

b) Tiếp tục kiện toàn, phát triển tổ chức theo Nghị định số 26/2004/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2004 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện Khoa học xã hội Việt Nam; tập trung ưu tiên phát triển nguồn nhân lực của Viện Khoa học xã hội Việt Nam đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, hợp lý về cơ cấu ngành nghề, bảo đảm về phẩm chất chính trị, trình độ và năng lực chuyên môn cao; đồng thời góp phần đáp ứng những yêu cầu mới về nguồn nhân lực trong sự phát triển của đất nước và của nền khoa học xã hội Việt Nam.

c) Từng bước hiện đại hoá cơ sở vật chất – kỹ thuật. Phấn đấu đến năm 2020, cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật của Viện Khoa học xã hội Việt Nam đạt trình độ của những nước tiên tiến trong khu vực.

III. PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ CỦA QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI VIỆT NAM
ĐẾN NĂM 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

A. VỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

1. Tiếp tục làm rõ con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

2. Nghiên cứu và dự báo xu hướng phát triển chủ yếu của thế giới và khu vực, những tác động nhiều mặt của quá trình toàn cầu hoá; nghiên cứu về chiến lược và chính sách của các nước lớn trong bối cảnh toàn cầu hoá và sự tác động đến nước ta; định rõ vị thế, bước đi và chính sách chủ động hội nhập của Việt Nam vào các thể chế kinh tế toàn cầu và khu vực. Nghiên cứu các lý thuyết và kinh nghiệm phát triển trên thế giới để tìm ra con đường phát triển phù hợp với điều kiện của đất nước, con người và xã hội Việt Nam.

3. Nghiên cứu bản chất, đặc điểm, nội dung của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ hiện đại và sự phát triển của kinh tế tri thức trong thế kỷ XXI và sự tác động của chúng đến tiến trình phát triển kinh tế – xã hội Việt Nam. Kết hợp và phát huy sức mạnh tổng hợp của khoa học xã hội với khoa học tự nhiên và công nghệ trong điều kiện của cuộc cách mạng khoa học, công nghệ hiện đại, góp phần thực hiện thành công Chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Việt Nam.

4. Nghiên cứu bản chất, đặc điểm của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và việc tạo lập đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam; nghiên cứu sự biến đổi của cơ cấu xã hội và quản lý sự phát triển xã hội ở Việt Nam trong điều kiện của nền kinh tế thị trường nhằm mục tiêu vừa tăng trưởng kinh tế, vừa đảm bảo công bằng, thực hiện chính sách xã hội, tạo cơ hội phát triển cho mỗi thành viên và cho cả cộng đồng.

5. Nghiên cứu về đổi mới hệ thống chính trị, thực hiện và phát huy dân chủ, củng cố và nâng cao vai trò và vị trí cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam; đổi mới phương thức và nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân; xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho việc tạo lập và phát triển đồng bộ thể chế kinh tế thị trường và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.

6. Nghiên cứu những vấn đề cơ bản và cấp bách về xã hội, dân tộc, tôn giáo, lịch sử, văn hoá, … nhằm đề xuất giải pháp cho việc bảo vệ và phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc, làm thất bại âm mưu diễn biến hoà bình, bảo đảm ổn định xã hội và an ninh chính trị, tạo điều kiện phát triển toàn diện và bền vững cho mỗi dân tộc trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam trên nguyên tắc bình đẳng và tôn trọng sự đa dạng văn hoá của các dân tộc.

7. Nghiên cứu cơ bản về phát triển toàn diện con người Việt Nam mang đậm tính nhân văn và các giá trị văn hoá tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa của văn hoá – văn minh nhân loại, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

8. Tiến hành điều tra cơ bản, tổng hợp liên ngành về khoa học xã hội; chú trọng những lĩnh vực kinh tế – xã hội chủ yếu, những ngành, vùng kinh tế trọng điểm của đất nước nhằm tổng kết thực tiễn, làm cơ sở cho công tác nghiên cứu lý luận; phát hiện những tiềm năng, nguồn lực và mô hình mới nẩy sinh trong thực tiễn phục vụ cho Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của cả nước và các ngành, vùng trọng điểm.

9. Nghiên cứu cơ bản, toàn diện, có hệ thống những vấn đề lý thuyết của khoa học xã hội và tư duy phát triển của Việt Nam dưới tác động của toàn cầu hoá và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế phục vụ cho sự phát triển của đất nước và nền khoa học xã hội nước nhà.

10. Nghiên cứu, biên soạnnhững bộ sách lớn tiêu biểu cho tinh hoa của trí tuệ Việt Nam và thế giới phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy và truyền bá tri thức về khoa học xã hội. Hoàn thành việc biên soạn và công bố những công trình khoa học trọng điểm cấp nhà nước: lịch sử Việt Nam (thông sử); lịch sử văn hoá Việt Nam; lịch sử văn học Việt Nam; từ điển tiếng Việt (cỡ lớn); địa chí các tỉnh và thành phố trong cả nước; khai thác di sản Hán – Nôm; kho tàng văn hoá dân gian Việt Nam.

B. VỀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC, ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN
NGUỒN NHÂN LỰC

1. Kiện toàn và phát triển hệ thống tổ chức

a) Từ năm 2005 đến năm 2010, tiếp tục kiện toàn và phát triển cơ cấu tổ chức của Viện Khoa học xã hội Việt Nam theo Nghị định số 26/2004/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2004 của Chính phủ, trong đó cần tập trung ưu tiên đối với những viện nghiên cứu mới được thành lập, thí điểm tổ chức đào tạo và cấp bằng thạc sĩ.

b) Từ năm 2010 đến năm 2020, tập trung đầu tư chiều sâu, nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; nghiên cứu đề xuất đề án thành lập một số viện khoa học xã hội vùng mới.

2. Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

a) Từ năm 2005 đến năm 2010, xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học xã hội đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu lĩnh vực, ngành nghề, có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khoẻ tốt, có tỷ lệ học vị, học hàm cao, có đủ năng lực nghiên cứu giải đáp những vấn đề lý luận và thực tiễn của đất nước. Từ năm 2010 đến năm 2020, tập trung xây dựng một số viện nghiên cứu trọng điểm thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Namthành Viện quốc gia đầu ngành, hội nhập tốt với khu vực và quốc tế.

b) Ưu tiên tăng cường và phát triển nguồn nhân lực cho những viện mới thành lập; những viện nghiên cứu trọng điểm có liên quan trực tiếp đến những vấn đề phát triển kinh tế – xã hội; những viện khoa học xã hội vùng và một số viện nghiên cứu có tính chất đặc thù.

c) Vừa tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học chuyên ngành, vừa chú trọng đào tạo cán bộ làm công tác phục vụ nghiên cứu, nhất là đội ngũ kỹ thuật viên giỏi, có tay nghề cao, trực tiếp vận hành những trang thiết bị kỹ thuật hiện đại của các phòng thực nghiệm hoặc các trang thiết bị chuyên dụng phục vụ cho hoạt động nghiên cứu.

d) Làm tốt công tác quy hoạch cán bộ và tổ chức sắp xếp cán bộ nghiên cứu cho những viện khoa học xã hội vùng theo hướng huy động tối đa sự tham gia của cán bộ nghiên cứu và giảng dạy tại địa phương; xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học xã hội là người địa phương và các dân tộc thiểu số làm việc trong các viện khoa học xã hội vùng.

C. VỀ XÂY DỰNG CƠ SỞ VẬT CHẤT, TRANG THIẾT BỊ
KỸ THUẬT PHỤC VỤ CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU

Tăng cường đầu tư, từng bước hiện đại hoá cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật. Viện Khoa học xã hội Việt Nam phải xây dựng kế hoạch, phân kỳ đầu tư cho từng giai đoạnnăm năm và hàng năm, trong đó tập trung vào các nội dung sau:

1. Ưu tiên đầu tư xây dựng các dự án trọng điểm

a) Xây dựng và đưa vào sử dụng thư viện tổng hợp và thư viện điện tử khoa học xã hộitại Đầm Sen, phường Cống Vị, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội (giai đoạn II của Tổ hợp công trình “Viện Thông tin khoa học xã hội – Thư viện tổng hợp– Viện Khoa học xã hội Việt Nam”).

b) Hoàn thành việc mở rộng Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam (giai đoạn II) tại phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.

c) Xây dựng mới cơ sở làm việc của Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ tại số49 đường Nguyễn Thị Minh Khai, quận I, thành phốHồ Chí Minh.

d) Xây dựng mới cơ sở làm việc của Viện Khoa học xã hội vùng Trung Bộ và Tây Nguyên tại thành phố Đà Nẵng.

đ) Dự án đào tạo bồi dưỡng sau đại học nguồn nhân lực chất lượng cao.

2. Cải tạo nâng cấp các cơ sở nghiên cứu

Cải tạo, nâng cấp một số cơ sở nghiên cứu tại Hà Nội, như: cơ sở nghiên cứu liên viện tại khu vực số 27 phố Trần Xuân Soạn, Viện nghiên cứu Hán Nôm, Viện Kinh tế và Chính trị thế giới, Viện Khảo cổ học.

3. Phát triển và hoàn thiện hạ tầng thông tin; hiện đại hoá công tác nghiên cứu và phục vụ nghiên cứu của Viện Khoa học xã hội Việt Nam

a) Phát triển và hoàn thiện hạ tầng thông tin; hiện đại hoá công tác nghiên cứu và phục vụ nghiên cứu của các viện nghiên cứu.

b) Hiện đại hoá Viện Thông tin Khoa học xã hội tại số 1, đường Liễu Giai, thành phố Hà Nội.

c) Hiện đại hoá Nhà xuất bản Khoa học xã hội tại số 36, phố Hàng Chuối, thành phố Hà Nội.

d) Xây dựng Trung tâm hội thảo, hội nghị tại hồ Đại Lải, huyện Mê Linh, tỉnh VĩnhPhúc.

4. Xây dựng và hoàn chỉnh các phòng thực nghiệm chuyên ngành trọng điểm

a) Trung tâm thí nghiệm và thực nghiệm khảo cổ học bằng các phương pháp khoa học tự nhiên và kỹ thuật (phântích niên đại tuyệt đối C14, nghiên cứu kỹ thuật cổ, phân tích quang phổ, phân tích kim tướng học, nghiên cứu thạch học, dấu vết lao động…) và đầu tư trang thiết bị phục vụ việc nghiên cứu khảo cổ học dưới nước.

b) Trung tâm Ngôn ngữ học thực nghiệm (Center for experimental linguistics).

c) Phòng trắc nghiệm tâm lý.

d)Phòng thực nghiệm nhân chủng học tộc người.

đ) Phòng kỹ thuật bản đồ và hệ thống thông tin phát triển bền vững cho Viện Nghiên cứu môi trường và Phát triển bền vững.

e) Phòng kỹ thuật Studio nghe nhìn về văn hoá dân gian.

g) Trung tâm Thực nghiệm bảo quản, phục chế khai thác các văn bản cổ Hán Nôm.

IV. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH

1. Kiện toàn và phát triển tổ chức của Viện

a) Kiện toàn và phát triển các tổ chức hiện có, nhất là các tổ chức mới được thành lập theo Nghị định số 26/2004/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2004 của Chính phủ.

b) Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ sở nghiên cứu và đào tạo sau đại học.

2. Tăng cường và phát triển nguồn nhân lực

a) Tiêu chuẩn hoá đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; xây dựng cơ cấu nguồn nhân lực đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và yêu cầu phát triển của Viện Khoa học xã hội Việt Nam đến năm 2020.

b) Xây dựng và thực hiện chiến lược đào tạo, bồi dưỡng cán bộ khoa học xã hội phù hợp với trình độ và yêu cầu phát triển mới của đất nước, của cuộc cách mạng khoa học, công nghệ hiện đại. Cải tiến hình thức và nâng cao chất lượng đào tạo, kết hợp đào tạo trong nước và nước ngoài, đặc biệt chú trọng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nghiên cứu trẻ và đội ngũ chuyên gia trong từng lĩnh vực khoa học xã hội.

c) Đổi mới và tăng cường mối quan hệ giữa đào tạo và nghiên cứu khoa học; chủ động phối hợp với các trường đại học, cao đẳng và các địa phương để cán bộ nghiên cứu của Viện kiêm nhiệm giảng dạy ở các trường đại học và cao đẳng, đồng thời huy động cán bộ giảng dạy ở các trường đại học kiêm nhiệm công tác nghiên cứu khoa học tại các viện nghiên cứu của Viện Khoa học xã hội Việt Nam.

3. Mở rộng hợp tác quốc tế

a) Xây dựng và thực hiện Chiến lược hợp tác quốc tế về khoa học xã hội bao gồm hợp tác nghiên cứu, đào tạo cán bộ, trao đổi thông tin.

b) Đẩy mạnh và chủ động hợp tác khoa học với các nước, các tổ chức khoa học khu vực và quốc tế, các nhà khoa học nước ngoài, với người Việt Nam ở nước ngoài.

c)Đa dạng hoá các hình thức hợp tác quốc tế về khoa học xã hội đi đôi với đa dạng hoá các nguồn vốn cho hoạt động hợp tác quốc tế. Kết hợp vốn đầu tư của ngân sách nhà nước với vốn tài trợ, viện trợ của tư nhân, doanh nghiệp, các tổ chức trong nước và nước ngoài. Đẩy mạnh việc khai thác, thu hút nguồn tài trợ quốc tế, nhằm trang bị, hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ nghiên cứu thu hút các chuyên gia, nhà khoa học nước ngoài cùng tham giacác chương trình nghiên cứu, đào tạo.

4. Đổi mới cơ chế và nâng cao hiệu quả công tác quản lý

a) Xây dựng và thực hiện đề án đổi mới cơ chế quản lý hoạt động khoa học của Viện.

b) Rà soát, bổ sung và hoàn thiện các quy chế, quy định hiện có và xây dựng các quy chế, quy định mới theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả mọi mặt hoạt động của Viện Khoa học xã hội Việt Nam.

5. Huy động các nguồn vốn để thực hiện quy hoạch

Vốn đầu tư để thực hiện quy hoạch chủ yếu được cấp từ ngân sách nhà nước. Đồng thời, Viện Khoa học xã hội Việt Nam phải chủ động khai thác các nguồn vốn ODA và tranh thủ sự hợp tác với các nước, các tổ chức quốc tế và cá nhân, các doanh nghiệp dưới nhiều hình thức.

Điều 2. Căn cứ vào nội dung của Quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và khả năng phân bổ, huy động vốn, Viện Khoa học xã hội Việt Nam cụ thể hoá những định hướng nghiên cứu tổng hợp liên ngành đã nêu thành các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể của Viện trong giai đoạn từ 2005 đến năm 2010 và giai đoạn tiếp theo từ 2010 đến năm 2020; chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương có liên quan xây dựng các đề án, dự án thực hiệnphương hướng, nhiệm vụ về tổ chức – cán bộ, về đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ nghiên cứu giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2010 và giai đoạn tiếp theo đến năm 2020.

Viện Khoa học xã hội Việt Nam thực hiện các giải pháp đổi mới tổ chức quản lý, huy động các nguồn vốn khác ngoài nguồn vốn ngân sách nhà nước, phát huy các yếu tố và tiềm năng nội lực để thực hiện có hiệu quả mục tiêu, nhiệm vụ của Quy hoạch đã được phê duyệt; định kỳ hàng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình, tiến độ thực hiện và những vấn đề phát sinh.

Điều 3.Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Chủ tịch Viện Khoa học xã hội Việt Nam, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Quyết định 76/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Viện Khoa học xã hội Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”