THÔNG TƯ
LIÊN TỊCH BỘ QUỐC PHÒNG – BỘ TÀI CHÍNH – BỘ KẾ HOẠCH VÀ
ĐẦU TƯ – BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ Xà HỘI
SỐ 46/2005/TTLT-BQP-BKH&ĐT-BTC-BLĐTB&XH
NGÀY 20 THÁNG 4 NĂM 2005 HƯỚNG DẪN MỘT SỐ ĐIỀU CỦA
NGHỊ ĐỊNH SỐ 184/2004/NĐ-CP CỦA CHÍNH PHỦ
NGÀY 02/11/2004 QUY ĐỊNH CHI TIẾT VIỆC THI HÀNH
PHÁP LỆNH DÂN QUÂN TỰ VỆ
Để thực hiện Nghị định số 184/2004/NĐ-CP ngày 02/11/2004 của Chính phủ quy định Chi tiết việc thi hành Pháp lệnh Dân quân tự vệ (sau đây gọi tắt là Nghị định số 184/2004/NĐ-CP);
Liên Bộ Quốc phòng – Bộ kế hoạch và Đầu tư – Bộ Tài chính – Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số chế độ, chính sách đối với lực lượng dân quân tự vệ, như sau:
I.ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG
1. Xã hội, đơn vị dân quân thường trực sẵn sàng chiến đấu thuộc các xã trọng điểm quốc phòng – an ninh.
2. Cán bộ, chiến sĩ dân quân tự vệ nòng cốt.
3. Dân quân tự vệ thuộc lực lượng rộng rãi được huy động làm nhiệm vụ quốc phòng, quân sự theo mệnh lệnh của cấp có thẩm quyền quy định tại Điều 19 Nghị định số 184/2004/NĐ-CP (sau đây gọi chung là cấp có thẩm quyền).
II. NƠI LÀM VIỆC VÀ TRANG THIẾT BỊ PHỤC VỤ CÔNG TÁC CỦA Xà HỘI; VẬT CHẤT BẢO ĐẢM CHO ĐƠN VỊ DÂN QUÂN THƯỜNG TRỰC SẴN SÀNG CHIẾN ĐẤU
1. Nơi làm việc và trang thiết bị cần thiết phục vụ công tác của Xã hội theo quy định tại Khoản 2 Điều 15 Pháp lệnh Dân quân tự vệ được quy định cụ thể như sau:
1.1. Xã đội, Phường đội, Thị đội thuộc huyện (sau đây gọi chung là Xã đội) có nơi làm việc hoặc trụ sở riêng.
1.2. Các trang thiết bị cần thiết tối thiểu phục vụ công tác của Xã đội gồm: biển hiệu, biển chức danh của Xã đội, bàn ghế, bảng, tủ súng, giấy bút, áo mưa, ủng, đèn pin và các vật dụng cần thiết khác để thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Điều 7 Pháp lệnh Dân quân tự vệ.
2. Nơi nghỉ, vật chất bảo đảm cho đơn vị dân quân thường trực sẵn sàng chiến đấu tại địa bàn trọng điểm theo quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 24 Pháp lệnh Dân quân tự vệ, gồm:
2.1. Nơi nghỉ: Nhà nghỉ, bếp, công trình về sinh, hệ thống điện, nước sinh hoạt.
2.2. Các doanh cụ cần thiết như: Đồ dùng cấp dưỡng, giường, bàn ghế làm việc theo quân số được biên chế, thời gian sử dụng 3 năm.
2.3. Phương tiện nghe nhìn (Đài, Tivi), thời gian sử dụng 3 năm; phương tiện chiếu sáng (điện, đèn, dầu hoả) đủ để bảo đảm sinh hoạt.
3. Căn cứ vào đặc điểm, yêu cầu thực tế của từng địa phương, Tỉnh đội, Thành đội trực thuộc quân khu (sau đây gọi chung là Tỉnh đội) lập kế hoạch bảo đảm nơi làm việc, trang thiết bị phục vụ công tác của Xã đội và vật chất cho dân quân thường trực sẵn sàng chiến đấu, báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) xem xét, quy định.
III. TRANG PHỤC CỦA CÁN BỘ, CHIẾN SỸ
DÂN QUÂN TỰ VỆ NÒNG CỐT
Trang phục của cán bộ, chiến sỹ dân quân tự vệ theo quy định tại Điều 23 Nghị định số 184/2004/NĐ-CP được quy định cụ thể như sau:
1. Tiêu chuẩn:
1.1. Xã đội trưởng, Chính trị viên, xã đội phó, Ban chỉ huy quân sự cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội (sau đây gọi chung là Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức), được cấp trang phục sử dụng trong 5 năm, bao gồm: 2 bộ quần áo, 01 đôi giầy da đen thấp cổ, 01 đôi giầy vải, 02 đôi tất, 01 mũ cứng, 01 mũ mềm, 02 phù hiệu dân quân tự vệ.
1.2. Cán bộ, chiến sỹ dân quân tự vệ cơ động, được cấp trang phục sử dụng trong 5 năm, bao gồm: 02 bộ quần áo, 02 đôi giầy vải, 02 đôi tất, 01 mũ cứng, 01 mũ mềm, 02 phù hiệu dân quân tự vệ.
1.3. Cán bộ, chiến sỹ dân quân tự vệ thường trực sẵn sàng chiến đấu được cấp trang phục và được sử dụng quân trang dùng chung, cụ thể như sau:
1.3.1. Từ đủ 6 tháng đến dưới 9 tháng được cấp 01 bộ quần áo, 01 đôi giày vải, 01 đôi tất, 01 mũ cứng, 01 mũ mềm, 01 phù hiệu dân quân tự vệ.
1.3.2. Từ đủ 9 tháng đến 1 năm được cấp 02 bộ quần áo, 02 đôi giầy vải, 02 đôi tất, 01 mũ cứng, 01 mũ mềm, 01 phù hiệu dân quân tự vệ, 01 mảnh áo mưa nilon.
1.3.3. Quân trang dùng chung, bao gồm: Chăn, màn, áo bông, thời hạn sử dụng 5 năm; chiếu, thời hạn sử dụng 1,5 năm.
1.4. Cán bộ, chiến sỹ dân quân tự vệ nòng cốt khác được cấp trang phục sử dụng trong 5 năm, bao gồm: 01 bộ quần áo, 01 đôi giầy vải, 01 đôi tất, 01 mũ cứng, 01 mũ mềm, 02 phù hiệu dân quân tự vệ. Đối với vùng biên giới, hải đảo do địa hình, thời tiết, môi trường làm việc khắc nghiệt Tỉnh đội lập kế hoạch báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân cấp tỉnh cấp thêm 01 bộ trang phục.
2. Chất lượng quần áo, mũ mềm:
2.1. Quần áo của cán bộ Xã đội, Ban chỉ huy cơ quan, tổ chức được may bằng vải Kaki hoặc bằng vải Gabadin Việt Nam.
2.2. Quần áo của cán bộ, chiến sỹ dân quân tự vệ nòng cốt được may bằng vải Kaki.
2.3. Mũ mềm được may bằng vải Gabadin len Việt Nam.
3. Quân trang dùng chung giao cho cán bộ, chiến sỹ dân quân tự vệ quản lý sử dụng tại nơi làm nhiệm vụ và bàn giao sau khi hết thời gian làm nhiệm vụ, nếu làm mất, làm hỏng phải bồi thường bằng hiện vật hoặc bằng tiền tương đương với giá trị hiện vật tại thời điểm đó.
IV. PHỤ CẤP TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ ĐƠN VỊ
CỦA CÁN BỘ DÂN QUÂN TỰ VỆ
Phụ cấp trách nhiệm quản lý đơn vị của cán bộ chỉ huy dân quân tự vệ (sau đây gọi tắt là phụ cấp trách nhiệm) theo quy định tại Điều 21 Nghị định số 184/2004/NĐ-CP được quy định cụ thể như sau:
1. Điều kiện được hưởng phụ cấp trách nhiệm:
1.1. Có quyết định bổ nhiệm giữ chức vụ chỉ huy đơn vị dân quân tự vệ của cấp có thẩm quyền quy định tại Khoản 1 Điều 15 Nghị định số 184/2004/NĐ-CP;
1.2. Được người chỉ huy cấp trên trực tiếp đánh giá đã hoàn thành nhiệm vụ trách nhiệm quản lý chỉ huy đơn vị được giao.
1.3. Đối với Thôn đội trưởng, Ấp đội trưởng, Khóm đội trưởng, Bản đội trưởng, Buôn đội trưởng, Sóc đội trưởng, Phum đội trưởng, Tổ đội trưởng, Cụm đội trưởng, Khu đội trưởng (sau đây gọi chung là Thôn đội trưởng) kiêm chức vụ tổ trưởng hoặc tiểu đội trưởng hoặc trung đội trưởng dân quân tại chỗ nếu thôn, ấp, khóm, bản, buôn, sóc, phun, tổ dân phố, cụm dân cư, khu phố (sau đây gọi chung là thôn) tổ chức tổ hoặc tiểu đội hoặc trung đội dân quân tại chỗ thì được hưởng phụ cấp trách nhiệm thôn đội trưởng; trường hợp thôn tổ chức trung đội dân quân tại chỗ thì các tiểu đội trưởng thuộc trung đội dân quân tại chỗ được hưởng phụ cấp trách nhiệm tiểu đội trưởng.
2. Mức phụ cấp trách nhiệm thực hiện theo quy định tại Điều 21 Nghị định số 184/2004/NĐ-CP.
3. Thời gian được hưởng phụ cấp trách nhiệm:
3.1. Thời gian hưởng phụ cấp tính từ ngày cán bộ dân quân tự vệ có quyết định bổ nhiệm và thực hiện cho đến ngày thôi giữ chức vụ đó. Nếu giữ chức vụ từ 45 ngày trở lên trong quý thì hưởng phụ cấp cả quý, giữ chức vụ dưới 45 ngày trong quý thì không được hưởng phụ cấp chức vụ của quý đó.
3.2. Cán bộ dân quân tự vệ đang giữ chức vụ chỉ huy đơn vị khi có sự thay đổi chức vụ, nếu giữ chức vụ mới từ 45 ngày trở lên trong quý thì được hưởng phụ cấp chức vụ mới cả quý, nếu giữ chức vụ mới dưới 45 ngày trong quý đó thì được hưởng phụ cấp của chức vụ cũ.
4. Phụ cấp trách nhiệm được trả một lần vào tháng cuối của quý đó, do Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) và cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức) thực hiện theo quyết định của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, các bộ ngành Trung ương.
V. CHẾ ĐỘ TRỢ CẤP ĐỐI VỚI DÂN QUÂN TỰ VỆ
Khi được thực hiện nhiệm vụ dân quân tự vệ được hưởng các chế độ trợ cấp quy định tại Điều 24, 25 Pháp lệnh Dân quân tự vệ, Điều 24 Nghị định số 184/2004/NĐ-CP, được quy định như sau:
1. Đối với dân quân:
1.1. Được trợ cấp ngày công lao động theo mức độ do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng không thấp hơn 0,04 so với lương tối thiểu; nếu làm nhiệm vụ vào ban đêm từ 22 giờ đến 06 giờ sáng thì được tính gấp đôi.
1.2. Khi làm nhiệm vụ cách xa nơi cư trú, không có điều kiện đi về hàng ngày thì được cơ quan quân sự cấp ra quy định huy động bố trí nơi nghỉ, hỗ trợ phương tiện, chi phí đi lại hoặc tiền tàu xe một lần đi, về; được hỗ trợ tiền ăn theo mức do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định.
1.3. Cán bộ, chiến sỹ dân quân trong thời gian thực hiện nhiệm vụ theo mệnh lệnh của cấp có thẩm quyền làm các công việc thuộc danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật tại chỗ áp dụng theo quy định tại Thông tư liên tịch số 10/1999/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 17/3/1999 của Liên Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội – Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại.
2. Đối với tự vệ: Cán bộ chiến sỹ tự vệ trong thời gian huấn luyện và làm nhiệm vụ tại Khoản 1, 2 và 3 Điều 7 Pháp lệnh dân quân tự vệ được cơ quan, tổ chức nơi cán bộ chiến sỹ tự vệ làm việc trả nguyên lương và các khoản phúc lợi, phụ cấp đi đường và tiền tàu xe, bồi dưỡng độc hại theo chế độ hiện hành.
3. Dân quân tự vệ thuộc lực lượng rộng rãi được huy động làm nhiệm vụ quốc phòng, quân sự và tham gia cứu hộ, cứu nạn, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch hoạ nếu vượt quá thời gian thực hiện nghĩa vụ lao động công ích hàng năm thì số thời gian vượt trội được trợ cấp ngày công lao động theo quy định tại điểm 1.1 Khoản 1 Mục V Thông tư này.
4. Cán bộ, chiến sỹ dân quân tự vệ đang làm việc theo hợp đồng lao động tại cơ quan, tổ chức trong thời gian tập trung huấn luyện, làm nhiệm vụ quân sự, được tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động; sau khi hoàn thành nhiệm vụ phải có mặt tại nơi làm việc và người sử dụng lao động có trách nhiệm sắp xếp việc làm cho dân quân tự vệ theo hợp đồng đã giao kết.
VI. CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI DÂN QUÂN TỰ VỆ BỊ ỐM ĐAU, CHẾT
Chế độ đối với dân quân tự vệ bị ốm đau, chết chưa tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 Pháp lệnh dân quân tự vệ được quy định cụ thể như sau:
1. Điều kiện được hưởng: Dân quân tự vệ bị ốm đau, chết trong thời gian thực hiện nhiệm vụ tính từ khi nhận nhiệm vụ cho đến khi hoàn thành nhiệm vụ. Trường hợp vì lý do say rượu hoặc dùng chất ma tuý và các chất kích thích huỷ hoại sức khỏe thì không được hưởng chế độ này.
2. Chế độ được hưởng:
2.1. Trường hợp bị ốm: Được khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở y tế, các bệnh của quân, dân y nơi gần nhất và được thanh toán tiền khám bệnh, chữa bệnh như đối tượng tham gia bảo hiểm y tế; trong thời gian chữa bệnh được trợ cấp tiền ăn, mức trợ cấp do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định. Thời gian được hưởng chi phí chữa bệnh, trợ cấp tiền ăn tối da khôngquá 15 ngày/năm
2.2. Trường hợp bị chết: Gia đình được hỗ trợ tiền mai táng bằng 05tháng lương tối thiểu.
3. Thủ tục, hồ sơ trợ cấp ốm đau do xã hội nơi quản lý cán bộ, chiến sỹ dân quân tự vệ thụ lý, báo cáo Huyện đội, Thị đội, Quận đội, thành đội thuộc tỉnh (sau đây gọi tắt là Huyện đội) đề nghị Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã, quận, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi tắt là cấp huyện) xem xét ra quyết định. Hồ sơ gồm:
3.1. Đơn đề nghị trợ cấp của đối tượng hoặc gia đình đối tượng (nếu bị chết): Nếu là dân quân, đơn đề nghị trợ cấp phải có ý kiến của Xã đội, xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã, báo cáo thẩm định của Huyện đội; nếu là tự vệ, đơn đề nghị trợ cấp phải có ý kiến của Ban chỉ huy quân sự và xác nhận của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, báo cáo thẩm định của cơ quan quân sự cấp trên trực tiếp của Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức.
3.2. Bệnh án, đơn thuốc, giấy xuất viện, hóa đơn thu tiền phiếu xét nghiệm các loại.
3.3. Giấy chứng tử (nếu bị chết) của cơ sở y tế đã điều trị.
4. Uỷ ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức chi trả trợ cấp cho dân quân tự vệ bị ốm đau, chết theo quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện.
VII. CHẾ ĐỘ TRỢ CẤP ĐỐI VỚI DÂN QUÂN TỰ VỆ BỊ TAI NẠN
1. Dân quân tự vệ chưa tham gia bảo hiểm xã hội bị tai nạn theo quy định tại Điều 25 Nghị định số 184/2004/NĐ-CP được quy định như sau:
1.1. Trợ cấp tai nạn do nguyên nhân khách quan trong khi huấn luyện, thực hiện nhiệm vụ (gọi tắt là trợ cấp nguyên nhân khách quan, ký hiệu: TCKQ).
1.1.1. Điều kiện được hưởng
a) Bị tai nạn trong khi huấn luyện, thực hiện nhiệm vụ tại nơi làm việc kể cả ngoài giờ huấn luyện, làm nhiệm vụ theo yêu cầu nhiệm vụ;
b) Bị tai nạn ngoài nơi làm việc khi thực hiện nhiệm vụ theo mệnh lệnh và của người chỉ huy có thẩm quyền;
c) Tai nạn trên tuyến đường từ nơi ở đến nơi huấn luyện, làm nhiệm vụ và từ nơi huấn luyện, làm nhiệm vụ về đến nơi ở
1.1.2. Chế độ được hưởng:
a) Được thanh toán các khoản chi phí y tế trong thời gian vận chuyển, sơ cứu, cấp cứu, điều trị ổn định thương tật cho đến khi xuất viện (kể cả tái phát) và được Huyện đội giới thiệu đi giám định khả năng lao động tại Hội đồng y khoa cấp có thẩm quyền; được trợ cấp tiền ăn, mức trợ cấp do Uỷ ban nhân dân tỉnh quy định, thời gian được hưởng không quá 15 ngày.
b) Bị suy giảm từ 5% đến 10% khả năng lao động, được hưởng trợ cấp một lần, ít nhất bằng 1,5 tháng lương tối thiểu; nếu bị suy giảm từ 10% đến dưới 81% thì cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng lương tối thiểu.
Cách tính trợ cấp: Cách tính trợ cấp một lần theo công thức sau đây hoặc tra Bảng tính mức trợ cấp tai nạn đối với dân quân tự vệ ban hành kèm theo theo Thông tư này (Phụ lục 1)
TCKQ = 1,5 + [(a- 10%) x 0,4]; Trong đó:
– TCKQ: Tiền trợ cấp tai nạn do nguyên nhân khách quan bị suy giảm khả năng lao động từ trên 10% trở lên (đơn vị tính tháng lương tối thiểu);
– 1,5: Mức trợ cấp khi suy giảm khả năng lao động từ 5 đến 10%;
– a: Tỷ lệ (%) suy giảm khả năng lao động của người bị tai nạn;
– 0,4: Hệ số trợ cấp khi suy giảm khả năng lao động tăng 1%
c) Bị suy giảm từ 81% trở lên hoặc chết thì được trợ cấp một lần cho dân quân tự vệ hoặc gia đình dân quân tự vệ, ít nhất bằng 30 tháng lương tối thiểu.
d) Nếu bị chết, ngoài chế độ trợ cấp nói trên, người lo mai táng được nhận tiền mai táng bằng 8 tháng lương tối thiểu, gia đình được trợ cấp 5 tháng lương tối thiểu
1.2. Trợ cấp tai nạn do nguyên nhân chủ quan trong khi huấn luyện làm nhiệm vụ (gọi tắt là trợ cấp nguyên nhân chủ quan, ký hiệu: TCCQ).
1.2.1. Điều kiện được hưởng trợ cấp:
a) Bị tai nạn trong các trường hợp như quy định tại tiết 1.1.1 điểm 1.1 Khoản 1 Mục 7 Thông tư này nhưng do lỗi trực tiếp của dân quân tự vệ theo kết luận của nguyên bản thẩm tra tai nạn.
b) Bị tai nạn trong các trường hợp rỉu ro được gắn liền với việc thực hiện nhiệm vụ hoặc không xác định được nguyên nhân gây ra tai nạn xảy ra tại nơi làm nhiệm vụ.
1.2.2. Chế độ trợ cấp:
a) Được hưởng các chế độ, chính sách quy định tại a tiết 1.1.2 Điểm 1.1 Khoản 1 Mục 7 Thông tư này.
b) Bị suy giảm từ 5% đến 10% khả năng lao động trợ cấp một lần ít nhất bằng 0,6 tháng lương tối thiểu; nếu bị suy giảm từ trên 10% đến dưới 81% mức trợ cấp bằng 0,4 lần mức trợ cấp do nguyên nhân khách quan ứng với tỷ lệ (%) suy giảm khả năng lao động nêu trên.
Cách tính trợ cấp một lần theo công thức sau đây hoặc tra bảng tính mức trợ cấp tai nạn đối với dân quân ban hành kèm theo Thông tư này (Phụ lục 1).
TCCQ = TCKQ x 0,4; trong đó:
– TCCQ: tiền trợ cấp tai nạn do nguyên nhân chủ quan bị suy giảm khả năng lao động từ trên 10% trở lên (đơn vị tính tháng lương tối thiểu);
– TCKQ: tiền trợ cấp tai nạn do nguyên nhân khách quan;
– 0,4: hệ số tỷ lệ mức trợ cấp so với mức trợ cấp tai nạn do nguyên nhân khách quan tương ứng với tỷ lệ (%) suy giảm khả năng lao động.
c) Bị suy giảm từ 81% trở lên hoặc chết thì được trợ cấp một lần cho dân quân tự vệ hoặc gia đình dân quân tự vệ, ít nhất là 12 tháng lương tối thiểu.
d) Nếu bị chết, ngoài chế độ trợ cấp nói trên, người lo mai táng được nhận tiền mai táng bằng 5 tháng lương tối thiểu, gia đình được trợ cấp 3 tháng lương tối thiểu.
1.3. Việc trợ cấp được thực hiện từng lần, tai nạn xảy ra lần nào thì thực hiện trợ cấp lần đó, không cộng dồn các vụ tai nạn xảy ra trước đó.
1.4. Dân quân tự vệ bị tai nạn làm khiếm khuyết một hay nhiều bộ phận cơ thể hoặc chức năng; biểu hiện dưới những dạng tật khác nhau, làm suy giảm khả năng hoạt động, khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp nhiều khó khăn thì được các chế độ ưu đãi theo quyết định tại Nghị định số 55/1999/NĐ-CP của Chính phủ ngày 10/7/1999 quy định chi tiết thi hành một số điều của pháp lệnh về người tàn tật.
1.5. Thủ tục hồ sơ trợ cấp do tai nạn Huyện đội nơi quản lý cán bộ, chiến sỹ dân quân tự vệ thụ lý, báo cáo Tỉnh đội đề nghị Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xem xét ra quyết định. Hồ sơ gồm:
1.5.1. Biên bản điều tra tai nạn: Do Xã đội, Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức lập hoặc cơ quan công an (nếu là tai nạn trên đường đi về); Biên bản phải ghi đầy đủ theo quy định tại Điểm b, Khoản 2 Điều 25 Nghị định số 184/2004/NĐ-CP
1.5.2. Biên bản giám định của Hội đồng giám định y khoa cấp có thẩm quyền.
1.5.3. Giấy chứng tử do Uỷ ban nhân dân huyện cấp (nếu bị chết).
1.5.4. Báo cáo thẩm định của Huyện đội; công văn đề nghị của Tỉnh đội.
1.6. Uỷ ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức, chi trả trợ cấp tai nạn cho dân quân tự vệ, tiền mai táng và tiền trợ cấp cho gia đình dân quân tự vệ theo quyết định của Uỷ ban nhân cấp tỉnh.
2. Tự vệ có tham gia bảo hiểm xã hội khi bị tai nạn thì được hưởng trợ cấp một lần hoặc hàng tháng theo quy định Điều lệ bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26/1/1995 của Chính phủ và do quỹ bảo hiểm chi trả.
VIII. CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI
DÂN QUÂN TỰ VỆ BỊ THƯƠNG, HY SINH
Chế độ chính sách đối với dân quân tự vệ bị thương, hy sinh theo quy định tại Điều 26 Nghị định số 184/2004/NĐ-CP được quy định cụ thể như sau:
1. Đối với dân quân tự vệ bị thương.
1.1. Điều kiện dân quân tự vệ được xét công nhận là người hưởng chính sách như thương binh:
1.1.1. Cán bộ, chiến sỹ dân quân tự vệ có hành động dũng cảm trong chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấu bị thương.
1.1.2. Cán bộ, chiến sĩ dân quân tự vệ có hành động dũng cảm trong khi làm nhiệm vụ theo quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều 7 Pháp lệnh Dân quân tự vệ bị thương.
1.2. Hồ sơ xét công nhận người hưởng chính sách như thương binh:
1.2.1. Giấy chứng nhận bị thương (thẩm quyền cấp như quy định đối với cơ quan, đơn vị cấp giấy báo tử).
1.2.2. Giấy ra viện sau khi điều trị vết thương.
1.2.3. Biên bản giám định thương tật do Hội đồng giám định y khoa cấp có thẩm quyền.
1.2.4. Quyết định trợ cấp, phiếu lập giấy chứng nhận và trợ cấp thương tật.
1.2.5. Quyết định giao nhiệm vụ của cấp có thẩm quyền.
1.2.6. Biên bản xảy ra sự việc nếu bị thương trong trường hợp quy định tại tiết 1.1.2 điểm 1.1 khoản 1 Mục VIII Thông tư này, do xã hội, Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý dân quân tự vệ lập. Trường hợp bị thương do đấu tranh chống các loại tội phạm, ngoài biên bản xảy ra sự việc còn kèm theo bản xác nhận của cơ quan công an thụ lý vụ án.
1.3. Hồ sơ người hưởng chính sách như thương binh do Phòng Nội vụ – Lao động – Thương binh và Xã hội lập, sau đó chuyển lên Sở lao động – Thương binh và Xã hội.
1.4. Giải quyết quyền lợi đối với người hưởng chính sách như thương binh.
1.4.1. Sở Lao động – thương binh và xã hội nhận hồ sơ, tiến hành thẩm định, giải quyết quyền lợi theo chế độ như sau:
a) Người có thương tật từ 20% trở xuống thì Giám đốc Sở lao động – thương binh và xã hội ra quyết định trợ cấp một lần, mức trợ cấp theo quy định tại Điều 31 Nghị định số 28/CP ngày 29/4/1995 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sỹ và gia đình liệt sỹ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng (sau đây gọi tắt là Nghị định 28/CP).
b) Người có thương tật từ 21% trở lên thì Giám đốc Sở lao động – thương binh và xã hội ra quyết định: Cấp giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh; trợ cấp thương tật; cấp phiếu lập trợ cấp thương tật.
1.4.2. Trợ cấp thương tật một lần, thương tật hàng tháng đối với người hưởng chính sách như thương binh, tính từ ngày Hội đồng y khoa cấp có thẩm quyền kết luận thương tật theo quy định tại Điều 29 Nghị định 28/CP.
1.4.3. Sau khi hoàn tất thủ tục giải quyết quyền lợi, Sở lao động – thương binh và xã hội chuyển hồ sơ về Bộ lao động – thương binh và xã hội (Cục thương binh – liệt sỹ và người có công) để đăng ký Số quản lý, đối chiếu bản trích lục để lưu trữ, còn hồ sơ sẽ chuyển về Sở lao động – thương binh và xã hội để quản lý và giải quyết quyền lợi.
2. Chế độ chính sách đối với dân quân tự vệ hy sinh.
2.1. Điều kiện dân quân tự vệ được công nhận là liệt sỹ:
2.1.1. Cán bộ, chiến sỹ dân quân tự vệ có hành động dũng cảm trong chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấu bị hy sinh;
2.1.2. Cán bộ, chiến sỹ dân quân tự vệ có hành động dũng cảm trong khi làm nhiệm vụ theo quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều 7 Pháp lệnh Dân quân tự vệ bị hy sinh.
2.2. Hồ sơ xét công nhận liệt sỹ, gồm:
2.2.1. Giấy báo tử và thẩm quyền ký giấy báo tử
a) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện ký giấy báo tử đối với dân quân tự vệ thuộc phạm vi quản lý của cấp huyện.
b) Thủ trưởng Cục, Vụ, Viện, Tổng công ty, Liên hiệp các xí nghiệp và tương đương ký giấy báo tử đối với tự vệ thuộc phạm vi quản lý cơ quan đoàn thể, xí nghiệp trực thuộc các bộ, ngành ở Trung ương.
c) Thủ trưởng các sở, ban, ngành và tương đương ký giấy báo tử đối với tự vệ thuộc thẩm phạm vi quản lý các cơ quan, đoàn thể cấp tỉnh.
d) Trường hợp dân quân tự vệ phối hợp với bộ đội thì do Thủ trưởng đơn vị cấp đoàn và tương đương trở lên ký giấy báo tử.
2.2.2. Giấy chứng nhận tình hình thân nhân liệt sỹ của Uỷ ban nhân dân cấp xã.
2.2.3. Quyết định trợ cấp, phiếu lập giấy chứng nhận và trợ cấp.
2.2.4. Biên bản xảy ra sự việc, nếu hy sinh trong trường hợp quy định tại tiết 2.1.2 điểm 2.1 khoản 2 Mục VIII Thông tư này do Xã hội, Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức lập.
2.3. Thẩm quyền lập hồ sơ liệt sỹ:
2.3.1. Đối với trường hợp quy định tại a tiết 2.2.1 điểm 2.2 khoản 2 Mục VIII Thông tư này thì Phòng Nội vụ – lao động – Thương binh và xã hội lập hồ sơ, chuyển lên Sở lao động – thương binh và xã hội và Bộ lao động – thương binh và xã hội để giải quyết chính sách theo chế độ hiện hành. Đồng thời đăng ký, quản lý danh sách liệt sỹ và gia đình liệt sỹ; giúp Uỷ ban nhân dân cấp huyện chủ trì và phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể cùng cấp chỉ đạo cấp xã tổ chức lễ báo tử, giải quyết mọi quyền lợi đối với gia đình liệt sỹ.
2.3.2. Đối với những trường hợp quy định tại b, c và d tiết 2.2.1 điểm 2.2 khoản 2 Mục VIII Thông tư này thì cơ quan, đơn vị quản lý dân quân tự vệ lập hồ sơ chuyển đến Sở lao động – thương binh và xã hội và Bộ lao động – thương binh và xã hội để giải quyết chính sách theo chế độ hiện hành.
3. Trợ cấp thương tật một lần, hàng tháng cho người hưởng chính sách như thương binh, tiền tuất cho gia đình liệt sỹ dân quân tự vệ do Uỷ ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức thực hiện theo quyết định của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
IX. NGÂN SÁCH BẢO ĐẢM CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH
1. Ngân sách Nhà nước đảm bảo các chế độ chính sách cho công tác dân quân tự vệ theo phân cấp về nhiệm vụ chi ngân sách quy định tại Điều 28, Điều 29, Điều 30 của Nghị định số 148/2004/NĐ-CP.
Hàng năm, Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức lập dự toán ngân sách cho công tác dân quân tự vệ báo cáo lãnh đạo các Bộ, ngành xem xét, tổng hợp vào dự toán ngân sách của Bộ, ngành mình để báo cáo các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của Luật ngân sách Nhà nước.
Xã đội, Huyện đội, Tỉnh đội lập dự toán ngân sách cho công tác dân quân tự vệ tại địa phương báo cáo cơ quan quân sự cấp trên trực tiếp và Uỷ ban nhân dân cùng cấp xem xét, tổng hợp vào dự toán ngân sách hàng năm của cấp mình để báo cáo các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của Luật ngân sách Nhà nước.
Công tác lập, chấp hành và quyết toán ngân sách thực hiện theo Nghị định số 10/2004/NĐ-CP ngày 07/01/2004 của Chính phủ Quy định về quản lý, sử dụng ngân sách và tài sản của Nhà nước đối với một số hoạt động thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh và Thông tư liên tịch số 23/2004/TTLT-BTC-BQP ngày 26/3/2004 của Liên Bộ tài chính – Quốc phòng hướng dẫn lập, chấp hành, quyết toán ngân sách Nhà nước và quản lý tài sản Nhà nước đối với một số hoạt động thuộc lĩnh vực quốc phòng.
2. Kinh phí đảm bảo công tác tự vệ của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế thuộc chi phí quản lý doanh nghiệp.
X. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng ký Công báo và thay thế Thông tư liên tịch số 473/TTLB ngày 10/3/1997 Liên Bộ Quốc phòng – Bộ tài chính – Bộ lao động – Thương binh và xã hội – Bộ y tế hướng dẫn chế độ chính sách và bảo đảm kinh phí đối với lực lượng dân quân tự vệ. Các chế độ chính sách quy định tại Thông tư này áp dụng từ ngày 01/01/2005.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị các Bộ, ngành, địa phương, các cơ quan, tổ chức phản ảnh kịp thời về liên bộ để giải quyết.
Phụ lục 1:
BẢNG TÍNH
Mức trợ cấp tai nạn đối với dân quân tự vệ
(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 46/TTLT-BQP-BKHĐT-BTC-BLĐTB&XH ngày 20/4/2005 của Liên Bộ Quốc phòng- Bộ Kế hoạch đầu tư – Bộ Tài chính – Bộ Lao động – Thương binh & Xã hội hướng dẫn một số điều Nghị định số 184/2004/NĐ-CP)
TT |
Mức suy giảm khả năng lao động (%) |
Mức trợ cấp ít nhất TCKQ (tháng lương tối thiểu) |
Mức trợ cấp ít nhất TCcq(tháng lương tối thiểu) |
01 |
05- 10 |
1,50 |
0,60 |
02 |
11 |
1,90 |
0,76 |
03 |
12 |
2,30 |
0,92 |
04 |
13 |
2,70 |
1,08 |
05 |
14 |
3,10 |
1,24 |
06 |
15 |
3,50 |
1,40 |
07 |
16 |
3,90 |
1,56 |
08 |
17 |
4,30 |
1,72 |
09 |
18 |
4,70 |
1,88 |
10 |
19 |
5,10 |
2,04 |
11 |
20 |
5,50 |
2,20 |
12 |
21 |
5,90 |
2,36 |
13 |
22 |
6,30 |
2,52 |
14 |
23 |
6,70 |
2,68 |
15 |
24 |
7,10 |
2,84 |
16 |
25 |
7,50 |
3,00 |
17 |
26 |
7,90 |
3,16 |
18 |
27 |
8,30 |
3,32 |
19 |
28 |
8,70 |
3,48 |
20 |
29 |
9,10 |
3,64 |
21 |
30 |
9,50 |
3,80 |
22 |
31 |
9,90 |
3,96 |
23 |
32 |
10,30 |
4,12 |
24 |
33 |
10,70 |
4,28 |
25 |
34 |
11,10 |
4,44 |
26 |
35 |
11,50 |
4,60 |
27 |
36 |
11,90 |
4,76 |
28 |
37 |
12,30 |
4,92 |
29 |
38 |
12,70 |
5,08 |
30 |
39 |
13,10 |
5,24 |
31 |
40 |
13,50 |
5,40 |
32 |
41 |
13,90 |
5,56 |
33 |
42 |
14,30 |
5,72 |
34 |
43 |
14,70 |
5,88 |
35 |
44 |
15,10 |
6,04 |
36 |
45 |
15,50 |
6,20 |
37 |
46 |
15,90 |
6,36 |
38 |
47 |
16,30 |
6,52 |
39 |
48 |
16,70 |
6,68 |
40 |
49 |
17,10 |
6,84 |
41 |
50 |
17,50 |
7,00 |
42 |
51 |
17,90 |
7,16 |
43 |
52 |
18,30 |
7,32 |
44 |
53 |
18,70 |
7,48 |
45 |
54 |
19,10 |
7,64 |
46 |
55 |
19,50 |
7,80 |
47 |
56 |
19,90 |
7,96 |
48 |
57 |
20,30 |
8,12 |
49 |
58 |
20,70 |
8,28 |
50 |
59 |
21,10 |
8,44 |
51 |
60 |
21,50 |
8,60 |
52 |
61 |
21,90 |
8,76 |
53 |
62 |
22,30 |
8,92 |
54 |
63 |
22,70 |
9,08 |
55 |
64 |
23,10 |
9,24 |
56 |
65 |
23,50 |
9,40 |
57 |
66 |
23,90 |
9,56 |
58 |
67 |
24,30 |
9,72 |
59 |
68 |
24,70 |
9,88 |
60 |
69 |
25,10 |
10,04 |
61 |
70 |
25,50 |
10,20 |
62 |
71 |
25,90 |
10,36 |
63 |
72 |
26,30 |
10,52 |
64 |
73 |
26,70 |
10,68 |
65 |
74 |
27,10 |
10,84 |
66 |
75 |
27,50 |
11,00 |
67 |
76 |
27,90 |
11,16 |
68 |
77 |
28,30 |
11,32 |
69 |
78 |
28,70 |
11,48 |
70 |
79 |
29,10 |
11,64 |
71 |
80 |
29,50 |
11,80 |
72 |
81đến tử vong |
30,00 |
12,00 |
Phụ lục 2:
HUYỆN ĐỘI (quận đội….)…. Xà ĐỘI (phường đội…)…. …………………… Số……/……. |
CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc … Ngày…. tháng…. năm…. |
BIÊN BẢN
xảy ra tai nạn, bị thương, hy sinh khi huấn luyện, làm nhiệm vụ quân sự
của Dân quân tự vệ
(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 46/TTLT/BQP- BKHĐT- BTC- BLĐTB&XH ngày 20/4/2005 của Liên Bộ Quốc phòng – Bộ kế hoạch và đầu tư –
Bộ Tài chính – Bộ lao động – thương binh và xã hội)
1. Tên, địa chỉ đơn vị xảy ra tai nạn:………………………………………………….
2. Ngành quản lý:……………………………………………………………………………
3. Địa phương:…………………………………………………………………………………
4. Thành phần lập biên bản (họ tên, chức vụ, địa chỉ của từng người):…….
5. Sơ lược lý lịch của người bị tai nạn:………………………………………………..
– Họ và tên:…………. Nam, Nữ:…….. Tuổi:…………………………………………….
– Nghề nghiệp:………………. Năm công tác:……………………………………………
– Nơi làm việc (nơi ở): ……………………………………………………………………….
– Hoàn cảnh gia đình:…………………………………………………………………………
– Đã huấn luyện KTAT hay chưa:…………………………………………………………
6. Tai nạn xảy ra hồi……… giờ….. phút……. ngày………. tháng……… năm………… Sau khi làm việc được……..giờ, tại…………………………………………………………………
7. Diễn biến của vụ tai nạn:………………………………………………………………….
8. Tình trạng thương tích:…………………………………………………………………….
9. Nguyên nhân gây ra tai nạn:………………………………………………………………
10. Kết luận:………………………………………………………………………………………
ĐẠI DIỆN TẬP THỂ CÁN BỘ CHIẾN SĨ DÂN QUÂN TỰ VỆ (Ký, ghi rõ họ tên) |
Xà ĐỘI (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) |
XÁC NHẬN CỦA UBND CẤP Xà(Hoặc cơ quan, tổ chức)
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
Phụ lục 3:
TỈNH ĐỘI (thành đội….)…. HUYỆN ĐỘI (quận đội…)…. …………………… Số……/……. |
CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc … Ngày…. tháng…. năm…. |
BIÊN BẢN THẨM ĐỊNH
về tai nạn, bị thương, hy sinh của Dân quân tự vệ trong khi
huấn luyện, làm nhiệm vụ quân sự
(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 46/TTLT/BQP- BKHĐT- BTC- BLĐTB&XH ngày 20/4/2005 của Bộ Quốc phòng – Bộ kế hoạch và đầu tư –
Bộ tài chính – Bộ lao động – Thương binh và xã hội)
1. Tên, địa chỉ đơn vị xảy ra tai nạn:……………………………………………………..
2. Ngành quản lý:……………………………………………………………………………….
3. Địa phương:……………………………………………………………………………………
4. Thành phần đoàn kiểm tra (họ tên, chức vụ, cơ quan công tác của từng người):……………………………………………………………………………………………………….
5. Sơ lược lý lịch của người bị tai nạn:
– Họ và tên:………………….. Nam, Nữ:……………………. Tuổi:………………………
– Nghề nghiệp:………………………………… Năm công tác:……………………………
– Nơi làm việc (nơi ở):…………………………………………………………………………
– Hoàn cảnh gia đình:…………………………………………………………………………..
– Đã huấn luyện kiểm tra an toàn hay chưa:…………………………………………….
6. Tai nạn xảy ra hồi……. giờ…….. phút….. ngày….. tháng………. năm…….. Sau khi làm việc được….. giờ, tại:…………………………………………………………………………
7. Diễn biến của vụ tai nạn:……………………………………………………………………
8. Tình trạng thương tích:………………………………………………………………………
9. Nơi điều trị và phương pháp xử trí ban đầu:………………………………………….
10. Nguyên nhân gây ra tai nạn:………………………………………………………………
11. Chi phí và thiệt hại do tai nạn gây ra:………………………………………………….
12. Kết luận:…………………………………………………………………………………………..
HUYỆN ĐỘI TRƯỞNG
(cơ quan quân sự cấp trên trực tiếp
của Ban CHQS cơ quan, tổ chức)
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
Phụ lục 4:
UBND TỈNH (thành phố….) UBND HUYỆN (quận…)…. …………………… Số……/……. |
CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc … Ngày…. tháng…. năm…. |
QUYẾT ĐỊNH TRỢ CẤP TAI NẠN LAO ĐỘNG
……………………………
– Căn cứ vào pháp lệnh Dân quân tự vệ năm 2004.
– Căn cứ Nghị định số 184/2004/NĐ-CP ngày 02/11/2004 của Chính phủ quy định chi tiết việc thi hành pháp lệnh Dân quân tự vệ.
– Căn cứ Thông tư số 46/TTLT-BQP-BKHĐT-BTC-BLĐTB&XH ngày 20/4/2005 Hướng dẫn một số điều Nghị định số 184/2004/NĐ-CP của Chính phủ ngày 02/11/2004.
– Căn cứ biên bản tai nạn số ….. ngày ….. tháng ….. năm …….;
– Căn cứ biên bản thẩm định về tai nạn số… ngày… tháng… năm….;
– Căn cứ biên bản giám định mức độ suy giảm khả năng lao động số….. ngày….. tháng ….. năm…… của Hội đồng giám định y khoa;
Theo đề nghị của Ông, (chức năng, nghiệp vụ)
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ông, Bà ………………………………………………………………………….
– Sinh ngày….. tháng….. năm……………………………………………………………….
– Chức danh, nghề nghiệp, cấp bậc, chức vụ:………………………………………….
– Cơ quan, đơn vị:……………………………………………………………………………….
– Bị tai nạn ngày:…………………………………………………………………………………
– Mức suy giảm khả năng lao động:……………………………………………………….
– Tổng số tiền trợ cấp:…………………………………………………………………. đồng.
– (Số tiền bằng chữ:……………………………………………………………………………..)
– Nơi nhận trợ cấp:……………………………………………………………………………….
Điều 2. Các Ông…….. và ông bà có tên trên chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
T.M UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH
(Thủ trưởng doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị…..)
(Ký tên, đóng dấu)
Reviews
There are no reviews yet.